Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

các giải pháp cho sự phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.25 KB, 30 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự
tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên".( Theo điều 1, luật bảo vệ môi
trường của Việt Nam.)Không thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường đối
với cuộc sống của con người. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã biết khai thác
thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Dần dần, con người muốn thỏa
mãn nhiều hơn nên cũng tác động mạnh mẽ hơn tới môi trường. Ngược lại, môi
trường cũng có những tác động lớn tới cuộc sống của con người. Những tác động
qua lại giữa môi trường và con người đang diễn ra từng ngày từng giờ và làm
thay đổi hay biến đổi đời sống của nhân loại.
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn: dân số, lương
thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên
quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có
nguy cơ suy giảm. Mặt khác môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề
cũng là một phần nguyên nhân gây nên 5 cuộc khủng hoảng trên. Có thể nói thế
giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng
hoảng môi trường. Mà nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng này chính là
con người, tuy nhiên cũng chỉ có con người mới có thể khắc phục được tình trạng
này. Khắc phục khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển
cuộc sống của con người.
Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài mối quan hệ giữa con người,xã
hội và tự nhiên, môi trường để viết tiểu luận. Dù đã cố gắng nhưng chắc chắn vẫn
mắc phải một số khuyết điểm khi viết, vì vậy kính mong thầy xem xét kỹ lưỡng
và sửa chữa những sai sót không mong muốn ấy. Em xin chân thành cảm ơn thầy.


Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường

1


Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung
I.Khái quát chung về môi trường
1.Khái niệm
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè,
nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã
hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy
định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và
các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.
2.Phân loại
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
• Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở,
đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các
loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú.
• Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau
như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan,
làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,

Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn
khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm
cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
• Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên
nhân tạo
3.Chức năng của môi trường
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
• Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
• Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.
• Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
• Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
• Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương
thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết
cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm
cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
II. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên
Tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Quá
trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa,
trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật.

Sự ra đời của con người không chỉ là kết quả của các quy luật sinh học mà
quan trọng hơn là kết quả của các quá trình lao động. Đây là quá trình con người
tác động vào giới tự nhiên, khai thác và cải biến giới tự nhiên để đáp ứng nhu cầu
tồn tại của mình. Chính trong quá trình lao động, cấu tạo cơ thể của con người
ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính trong quá trình lao động, nhu cầu trao
đổi, hợp tác đã làm ngôn ngữ xuất hiện. Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích
thích chủ yếu của sự chuyển biến bộ não của con người, tâm lý động vật thành ý
thức.
Sự hình thành con người gắn liền với sự hình thành các quan hệ giữa người
với người, quá trình chuyển biến từ động vật thành người cũng là quá trình
chuyển biến từ cộng đồng mang tính bầy đàn, hành động theo bản năng thành
một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi là xã hội. Đây cũng là quá trình
chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.

3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vậy xã hội là hình thái vận động cao nhất của thế giới vật chất. Hình thái vận
động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền
tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá
nhân, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Như vậy, xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên.
Tính đặc thù của bộ phận này thể hiện: phần còn lại của tự nhiên chỉ có
những nhân tố vô ý thức và mù quáng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân
tố hoạt động là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi
những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra
chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
III. Mối quan hệ con người, xã hội và môi trường, tự nhiên
1. Triết lý tổng quát
Môi trường là toàn bộ những điều kiện mà trong đó con người sinh sống.
Khái niệm môi trường bao hàm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy môi trường

và con người chính là những thành phần cơ bản trong hệ thống tự nhiên - xã hội,
một chỉnh thể trong đó những yếu tố tự nhiên và những yếu tố xã hội tác động
qua lại lẫn nhau, quy định sự tồn tại và phát triển của nhau.
1.1. Sự tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và xã hội, con người
a. Mối quan hệ môi trường và sự tồn tại, phát triển của con người:
Trong quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy
luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động
vật. Ở trình độ mông muội, khi con người chỉ biết chủ yếu hái lượm những sản
phẩm có sẵn trong tự nhiên thì hầu như con người bị giới tự nhiên hoàn toàn
thống trị. Cuộc sống của con người phụ thuộc chủ yếu vào môi trường tự nhiên.
Ở trình độ văn minh cao hơn, nhất là khi khoa học - kỹ thuật phát triển thì con
người đã từng bước chế ngự được tự nhiên, biết khai thác tự nhiên phục vụ cho
lợi ích, nhu cầu của mình. Nhiều ngành nghề được hình thành từ những điều kiện
có sẵn của môi trường tự nhiên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các
ngành khai thác, Song nhìn chung, môi trường tự nhiên vẫn giữ vai trò to lớn
trong việc tổ chức, phân công lao động, phân bố lực lượng sản xuất và tạo điều
kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến
năng suất lao động, đến tốc độ phát triển của xã hội.
Con người tồn tại và phát triển cũng chỉ nhằm mục đích cuối cùng là thỏa
mãn những nhu cầu của bản thân, muốn đạt được mục đích ấy thì phải thông qua
lao động. Về lao động sản xuất, C.Mac viết: "lao động, trước hết là một quá trình
diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của
chính mình, con người làm trung gian điều tiết, kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ

4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
và tự nhiên. Bản thân con người đối diện với thực thể của tự nhiên với tư cách là
một lực lượng của tự nhiên". Qua định nghĩa này về lao động sản xuất và tự nhiên
ở một ý nghĩa nào đó, là hai lực lượng tự nhiên quan hệ với nhau, tác động đến
nhau. Lao động không chỉ đơn thuần là một hành vi tự nhiên mà còn là một hành

vi xã hội, hành vi có ý thức của con người. C.Mac đã chỉ ra rằng: "chúng ta giả
định lao động dưới một hình thái mà chỉ con người mới có được mà thôi. Con
nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây
nên những ngăn tổ sáp của mình, con ong còn làm cho một số nhà kiến trúc phải
hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi
nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây
dựng chúng ở trong đầu mình rồi". Như vậy, lao động là hoạt động có ý thức của
con người tác động vào thiên nhiên nhằm cải biến những đối tượng trong tự nhiên
thành những giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình. Ở đây, lao động là
hoạt động sản xuất riêng của con người , của xã hội loài người. Hoạt động này tạo
ra một phương thức tuần hoàn vật chất đặc thù không có trong tự nhiên: quá trình
khai thác, cải biến tự nhiên, chuyển hóa tự nhiên thành những giá trị sử dụng cho
con người, sự tuần hoàn có tính chất sản xuất. Bên cạnh đó, con người không chỉ
tồn tại trong môi trường xã hội mà còn tồn tại trong môi trường tự nhiên, do vậy,
hoạt động của con người không chỉ tuân theo những quy luật xã hội mà còn phụ
thuộc vào những quy luật của tự nhiên. Quy luật xã hội và quy luật tự nhiên gắn
bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động của con người, họat động lao động sản xuất
cũng không phải ngoại lệ. Để đạt được sự phát triển lâu bền của xã hội, một mặt,
con người phải tôn trọng và tuân theo những quy luật của tự nhiên, có như vậy
mới đảm bảo được những cơ sở tự nhiên cho sự tồn tại của xã hội. Theo Mác, con
người không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế
giới hữu hình bên ngoài. Sự tồn tại và phát triển của con người ngay từ khi mới
xuất hiện đã phụ thuộc vào tự nhiên. Chính vì vậy, khi con người bất chấp quy
luật, phạm vi, những nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững, biến khai
thác thành chiếm đoạt tự nhiên thì môi trường tự nhiên không phải chỉ gây khó
khăn cho quá trình sản xuất mà còn đe dọa đến sự sống còn của toàn xã hội.
b. Môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội?
Quá trình lao động của con người cũng nhằm mục đích phát triển kinh tế xã
hội. Vậy môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào?
Trước hết, phải hiểu, phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện

sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất,
cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung
của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự
phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng

5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi
trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu
thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng
lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các
thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn
đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.Tác động
của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi
trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây
ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên
đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy
thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra
thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Trong quá trình lao động, con người cải thiện đời sống của mình và cũng
đồng thời phát triển xã hội. Hay nói cách khác, trong thời đại ngày nay, con
người trở thành trung tâm của sự phát triển. Sự phát triển bắt nguồn từ con người
là sự phát triển bền vững nhất .Tuy nhiên, hiện nay con người đang làm gì để
phát triển chính mình? Rõ ràng, sự khác biệt giữa con người với những sinh vật
khác là con người có ý thức, do đó sự tác động một cách nhân tạo đến tiến trình
phát triển, tức là hoạt động có ý thức, là quan trọng nhất. Nhưng đôi lúc hoạt
động có ý thức lại hạn chế con người. Vậy thì, đối với sự phát triển của con
người, ý thức quan trọng hơn hay phần sinh học của con người quan trọng hơn?
Thực ra chưa ai đặt ra câu hỏi này, ai cũng xem phát triển là một tiến trình tự

nhiên mà không xem ý thức là một yếu tố tham gia vào quá trình phát triển của
con người. Thậm chí, người ta chỉ mới xem ý thức như là một dấu hiệu để chứng
tỏ mình là con người. Càng ngày đối diện với sự xuất hiện của các khái niệm như
nền kinh tế tri thức, khoa học công nghệ, vấn đề tư tưởng người ta càng thấy
rằng các sản phẩm của ý thức đã tham gia một cách nhộn nhịp hơn vào tiến trình
phát triển. Cần phải phân định tỷ lệ - hay vai trò của những yếu tố tự nhiên và
những yếu tố sinh học phát triển tự nhiên của con người với sự tham gia của ý
thức. Chúng ta không có năng lực để đo đạc một cách chính xác nhưng chúng ta
hoàn toàn có thể dự báo được con người phải nhận ra giới hạn hay nhận ra sự rủi
ro mà hoạt động ý thức mang lại. Phải nói rằng, do các hoạt động mang chất
lượng ý thức cải tạo thiên nhiên để phát triển mà con người đang phá vỡ sự cân
bằng sinh thái và tiêu diệt các nguồn sống của mình.


6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
Có nhiều yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, trong đó
quan trọng nhất là trình độ phát triển của xã hội và việc nhân thức, vận dụng quy
luật tự nhiên, quy luật xã hội vào hoạt động thực tiễn của con người.
a. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục lịch sử của tự nhiên. Chỉ có quan hệ với nhau
con người mới làm nên lịch sử của mình. Nhưng chính quá trình quan hệ với giới
tự nhiên con người đã cải biến giới tự nhiên. Thông qua hoạt động của mình, con
người làm cho lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên gắn bó và quy định lẫn nhau. Sự
gắn bó và uy định lẫn nhau ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội mà
tiêu chí để đánh giá nó là phương thức sản xuất - cách thức sản xuất ra của cải vật
chất trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định của con người. Sự ra đời của phương
thức sản xuất mới cao hơn những phương thức sản xuất trước đó đã quyết định

những chuyển biến về chất của xã hội loài người, đưa xã hội loài người từ mông
muội, dã man sang xã hội văn minh. Cũng chính phương thức sản xuất quy định
tính chất của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên vì mỗi phương thức sản xuất
khác nhau sẽ có những công cụ lao động khác nhau để khai thác giới tự nhiên, sẽ
có những mục đích tiến hành sản xuất khác nhau. Khi công cụ lao động thay đổi,
khi mục đích sản xuất của mỗi chế độ xã hội thay đổi thì tính chất của mối quan
hệ giữa xã hội và giới tự nhiên cũng thay đổi.
b. Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và
vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên được thể hiện qua hoạt động của con
người. Song "tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải
thông qua đầu óc họ"; bởi vậy mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, ngoài việc
phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội còn phụ thuộc vào trình độ nhận
thức, trước hết là nhận thức các quy luật và việc vận dụng nó trong hoạt động
thực tiễn.
Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất của con người là hoạt động chinh phục
giới tự nhiên. Hoạt động này có thể làm giới tự nhiên biến đổi theo hai hướng.
Nếu con người tác động vào giới tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì con
người đã tạo ra thiên nhiên thứ hai hài hòa đối với sự phát triển của xã hội.
Ngược lại, nếu con người bất chấp quy luật, chỉ khai thác, chiếm đoạt những cái
có sẵn trong giới tự nhiên thì sự nghèo nàn đi của giới tự nhiên và việc phá vỡ
cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội là không tránh khỏi. Con người tàn phá giới
tự nhiên bao nhiêu thì con người sẽ phải gánh chịu hậu quả của nó bấy nhiêu.
Đấy là lúc tự nhiên "trả thù" lại con người. Anghen đã dạy: "Sự việc nhắc nhở

7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chúng ta từng giờ từng phút rằng chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự
nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên
ngoài tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc

của chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và
tất cả sự thống trị của chúng ta đối với tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác với tất cả
các sinh vật khác, là chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể
sử dụng được những quy luật đó một cách chính xác".
Việc nhận thức quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật đó một
cách có hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng hệ thống tự nhiên - xã hội không tách
khỏi việc nhận thức quy luật của xã hội và sử dụng những quy luật xã hội. Đây
vừa là tiền đề, vừa là từng bước thực hiện việc điều khiển một cách có ý thức mối
quan hệ giữa xã hội và tự nhiên. Chỉ có nắm vững các quy luật của xã hội và triệt
để vận dụng nó,con người mới xác định được đúng đắn mục đích của quá trình
sản xuất và mới có ý thức tự giác lựa chọn những công cụ, phương tiện hợp lý để
thực hiện mục đích, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trong
mối quan hệ hài hòa tự nhiên - xã hội.
2. Thực tiễn
2.1.Tiến trình phát triển của xã hội loài người và mối quan hệ giữa xã hội
loài người với môi trường
a.Xã hội nguyên thủy
Xã hội nguyên thủy được đặc trưng bởi cuộc sống bầy đàn. Công cụ sản xuất
thô sơ và nền sản xuất chưa hình thành. Xã hội cộng sản nguyên thủy dựa trên
nền kinh tế hái lượm, săn bắn. Với phương thức kinh tế này, con người chưa tách
khỏi tự nhiên, họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. sự hiểu biết của người
nguyên thủy, những hoạt động của họ chưa làm thay đổi thế giới tự nhiên, sự lưu
thông vật chất giữa người và tự nhiên chưa có sự khác biệt so với bản thân sự
tuần hoàn vật chất của chính bản thân lưu thông vật chất của giới tự nhiên. Nó
dựa chính ngay trên sự tuần hoàn của giới tự nhiên để sinh tồn. Nói khác đi, nó
chưa tạo ra nền sản xuất của mình, do vậy chưa hình thành một sự tuần hoàn vật
chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên. Chính điều này khiến cho con người và xã
hội loài người nguyên thủy tồn tại trong một thể hòa hợp đồng nhất với giới tự
nhiên. Cố nhiên với trạng thái đồng nhất này, vấn đề môi trường chưa xuất hiện.
b.Làn sóng văn minh nông nghiệp

Loài người bước vào đời sống kinh tế của mình bằng việc phát minh ra nông
nghiệp và bằng nông nghiệp, loài người đã tạo ra nền sản xuất của chính mình.
Nền sản xuất này có đặc điểm cơ bản: Sản xuất nông nghiệp có đối tượng của
mình là cây trồng và vật nuôi. Con người tác động vào cây trồng vật nuôi để sản

8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
xuất ra lương thực thực phẩm duy trì sự sinh tồn của mình. Nó dựa vào quy luật
trao đổi chất của bản thân giới tự nhiên để sản xuất ra của cải cho mình. Sản xuất
ở đây là quá trình con người tác động vào cây trồng, thuần hóa và nuôi dưỡng súc
vật, qua đó thu về cho mình những sản phẩm cần thiết để nuôi sống mình. Hái
lượm và săn bắn là chiếm hữu trực tiếp từ tự nhiên cũng chính những nguồn
lương thực, thực phẩm tồn tại trong tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp là con người
chủ động điều khiển và kiểm soát quá trình sinh sản của sinh vật để thu được
những sản phẩm cần cho sự sống của mình. Tóm lại, nền kinh tế của làn sóng
nông nghiệp là nền kinh tế sinh thái. Nó tiến triển, tiến hóa trong sự cân bằng và
bao dung của giới tự nhiên, con người, xã hội hòa hợp với giới tự nhiên.
c.Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn minh công nghiệp
Nhân loại chuyển vào thời đại phát triển bằng cuộc cách mạng công nghiệp
thiết lập hệ phát triển thị trường - công nghiệp và tạo ra làn sóng công nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bản chất nền kinh tế tự nhiên sinh
tồn, tự cung tự cấp, thành nền kinh tế thị trường theo đuổi mục tiêu sản xuất ra
giá trị thặng dư và chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công
nghiệp. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã làm thay
đổi mối quan hệ giữa con người, xã hội với giới tự nhiên, với môi trường như thế
nào?
Thứ nhất, làn sóng công nghiệp được diễn ra trong hệ kinh tế thị trường và
được thúc đẩy bởi các quy luật của kinh tế thị trường. Nếu trong làn sóng nông
nghiệp kinh tế là kinh tế sinh tồn thì trong làn sóng công nghiệp, hoạt động kinh
tế là nhằm vào việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Ở đây quy luật giá trị thặng dư là

quy luật kinh tế cơ bản. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư, sức sản
xuất có một sự bành trướng không giưới hạn. Đến lượt mình, chính quy luật giá
trị thặng dư trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với việc khai thác thiên nhiên.
Thứ hai, kỹ thuật máy móc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội một phương tiện
mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động lên vượt khỏi những giới hạn tự
nhiên của con người. Bằng cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại đã mở ra một
thời đại khai thác đại quy mô giới tự nhiên.Có thể nói, cách mạng công nghiệp
tạo ra bộ máy sản xuất công nghiệp với kỹ thuật và máy móc mạnh để khai thác,
chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ ba, nếu trong làn sóng nông nghiệp, con người dùng hệ sinh thái và quy
luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của
mình, thì làn sóng công nghiệp lại tạo ra bộ máy công nghiệp khai thác và chế
biến các vật chất tự nhiên thành những hàng hóa trong quá trình theo đuổi giá trị
thặng dư. Trong mối quan hệ này, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng ít phụ thuộc
vào nông nghiệp và ngày càng tăng sự phụ thuộc vào sự thăng tiến, phát triển của

9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
bộ máy công nghiệp. Sự phát triển của nền công nghiệp là tỷ lệ thuận, hơn nữa, tỷ
lệ cấp số nhân với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói,
cách mạng công nghiệp tạo ra làn sóng công nghiệp, tạo ra công nghiệp máy móc
là tạo ra thời đại công nghiệp khai thác. Chỉ số phát triển kinh tế do vậy được đo
bằng quy mô và sức sản xuất điệ, than, dầu khí, sắt thép, xi măng và máy móc.
Một nền công nghiệp phát triển và hùng mạnh do vậy được đo bằng lượng máy
móc, điện, than, sắt, xi măng sản xuất ra trong một năm và mức sản cuất thực ra
là mức khai thác tài nguyên tính trên đầu người.
Thứ tư, cùng với bộ máy công nghiệp dựa trên ký thuật máy móc, làn sóng
công nghiệp là làn sóng trong đó kinh tế phát triển dựa vào việc cơ khí hóa, tăng
cường sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và sản phẩm được sản xuất dựa trên
tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng. Do vậy, nền kinh tế là bộ máy công nghiệp

chế biến tài nguyên và nền kinh tế của làn sóng công nghiệp là nền kinh tế tài
nguyên.
Thứ năm, cùng với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình đô thị
hóa phát triển mạnh, hình thành những trung tâm dân cư rộng lớn, từ đây hình
thành nền văn minh đô thị công nghiệp hóa - một kiểu tổ chức xã hội và một
không gian, một lối sống công nghiệp đô thị mới được xác lập khác hẳn với tổ
chức xã hội trong làn sóng nông nghiệp.
Thứ sáu, kèm theo với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình
tăng cường mạnh mẽ mức phát thải công nghiệp và rác thải tăng lên một cách
đáng kể.
Có thể nói, cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra một
mối quan hệ mới giữa con người và giới tự nhiên. Mối quan hệ này đã phá vỡ sự
hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Vì mục tiêu phát triển và những
lợi ích khác nhau của bộ máy kinh tế thị trường công nghiệp, và bằng bộ máy
công nghiệp, con người và xã hội công nghiệp đã mở ra một thời đại phát triển,
đồng thời cũng tạo ra một phương thức phát triển dựa trên việc tăng cường mạnh
mẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên trở thành
mục tiêu tấn công của bộ máy công nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị
thặng dư và với bộ máy công nghiệp khỏe mạnh nền kinh tế như một cơ thể đói
khát, bằng mọi cách, mọi phương tiện nó tìm kiếm các nguồn tài nguyên và khai
thác một cách mạnh mẽ những nguồn tài nguyên không tái tạo được. Có thể nói,
cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất,
hình thành một lực lượng sản xuất khổng lồ cho nhân loại, đồng thời tạo ra một
lực lượng theo tỉ lệ thuận năng lực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng với quá
trình công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, bộ máy công nghiệp
và xã hội công nghiệp đã đụng chạm đến tất cà các chức năng của môi trường.

10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Không chỉ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và dẫn đến cạn kiệt, bị suy thoái

mà cả sinh quyển, sinh thái, không gian sống và nơi chứa phế thải cũng bắt đầu bị
tổn thương.
Trên đây ta đã thấy, giới tự nhiên là cái nôi của loài người, đồng thời là nền
tảng trên đó con người tổ chức cuộc sống với mọi hoạt động xã hội và kinh tế.
Tuy nhiên, sự phát triển của làn sóng công nghiệp hãy còn nawmg trong phạm vi
mức chịu đựng của môi trường tự nhiên của trái đất. Những tổn thương cục bộ do
sự phát triển của làn sóng công nghiệp chưa dẫn tới mức trầm trọng gây nguy cơ
sụp đổ sự cân bằng giữa giới tự nhiên và con người ở phạm vi toàn cầu.
d. Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu
hóa - Làn sóng hậu công nghiệp. Sự phát triển hiện đại.
C.Mac viết: " Công nghiệp hiện đại không bao giờ xét và coi hình thức hiện
có của quá trình sản xuất là hình thức dứt khoát . Vì vậy cơ sở kỹ thuật của nó là
có tính chất cách mạng, còn cơ sở của tất cả các phương thức sản xuất trước kia
về căn bản là bao thủ. Nhờ dùng máy móc, nhờ cá qua trình hóa học và các
phương pháp khác nền công nghiệp hiện đại không ngừng đảo lộn những cơ sở
kỹ thuật của nền sản xuất…". Như vậy làn sóng công nghiệp không chỉ dừng ở
cuộc cách mạng công nghiệp. Trong tiến trình kinh tế thị trường - công nghiệp,
quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích lũy tư bản, đã đặt kỹ thuật sản xuất tồn
tại trong một tiến trình đổi mới, tiến bộ phát triển không ngừng.
Đến lượt mình sự phát triển của kỹ thuật đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với sự
phát triển khoa học. Mặt khác, chính sự tiến bộ của kỹ thuật và của sự phát triển
của kinh tế đã tạo ra cơ sở kinh tế và kỹ thuật chắc chắn cho khoa học phát triển.
Thặng dư kinh tế không chỉ là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa
học kỹ thuật. Chính thặng dư được tích lũy lại và chuyển thành tư bản là cơ sở
kinh tế cho việc phát triển của khoa học và kỹ thuật. Ph.Ănghen đã từng chỉ ra ,
nền văn minh nhân loại được xây dựng, phát triển trên nguồn thặng dư do chính
nhân loại tạo ra. Có thể nói bộ máy kinh tế thị trường - công nghiệp, đồng thời là
bộ máy tự tiến hóa, phát triển lực lượng sản xuất, mà trọng tâm là khoa học kỹ
thuật.
Sự phát triển từ lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Vào giữa thế kỷ XX, lại

một cuộc đại cách mạng trong lực lượng sản xuất của xã hội xảy ra.
* Đó là cách mạng khoa học - công nghệ. Gọi là cách mạng khoa học công
nghệ vì ở đây diễn ra 2 cuộc cách mạng nằm trong một tiến trình chung của cuộc
cách mạng lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học đã đem lại sự đảo lộn
trong khoa học và cuộc cách mạng này đã đem lại một cơ sở mới cho con người
giải quyết mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Nó không chỉ là những
nhận thức chung về thế giới, mà còn đi sâu vào những nhận thức mới về quy luật

11
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
vận động của thế giới vậy chất, một bức tranh mới về thế giới vật chất được hình
thành. Điều quan trọng hơn, những khám phá khoa học về thế giới vật chất đã
trực tiếp dẫn tới một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất. Đặc trưng của
cách mạng khoa học công nghệ là thông qua công nghệ và quản lý, khoa học trở
thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Từ đặc trưng này ta thấy, phương thức sản
xuất của xã hội đã được nâng cao, thay đổi về chất. Xã hội không chỉ dừng ở bộ
máy chế biến tài nguyên thành những giá trị sử dụng cần thiết cho mình. Bằng
những khám phá về quy luật vận động của thế giới vật chất và bằng những phát
minh công nghệ mới con người đã tạo ra những lực lượng sản xuất bằng con
đường hoàn toàn mới, sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới. Công
nghệ điện tử, công nghệ di truyền là trọng tâm và đột phá của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ. Với công nghệ này đã mở ra một thời đại mới - làn sóng
hậu công nghiệp, làn sóng của khoa học công nghệ. Công nghệ đã làm thay đổi
hoàn toàn xu hướng của làn sóng công nghiệp. Nếu bộ máy công nghiệp là bộ
máy chế biến tài nguyên thì làn sóng khoa học công nghệ hiện đại - công nghệ
điện tử hướng sự phát triển vào quá trình làm chủ các bí mật của thế giới vật chất
và bằng công nghệ chuyển thành những lực lượng mạnh mẽ khổng lồ của thế giới
vật chất thành của cải cho xã hội loài người. Nếu máy móc nối dài cánh tay của
con người, giải phóng lao động cơ bắp, là sự thắng lợi của con người đối với tự
nhiên thì khoa học công nghệ hiện đại là sự giải phóng những lực lượng vật chất

tiềm ẩn trong những quy luật vận động vật chất và biến chúng thành những lực
lượng sản xuất cho con người. Năng lượng nguyên tử, công nghệ điện tử, công
nghệ sinh học… là những thành tựu của con người chỉ ra một phương thức sản
xuất hoàn toàn mới. Đó là một cuộc đại nhảy vọt dựa trên sự giải phóng sức sản
xuất từ sự khám phá những quy luật của thế giới vật chất và công nghệ chuyển
những lực lượng vật chất đó thành lực lượng sản xuất cho nhân loại.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi phương thức lưu thông
giữa con người và tự nhiên. Nó làm thay đổi phương thức lưu thông vật chất giữa
con người và giới tự nhiên. Phương thức này đem lại một sự nhảy vọt trong năng
suất, hiệu quả, đồng thời tránh được những tổn thương môi trường. Mặt khác,
cũng chính sự phát triển của khoa học công nghệ mới và nội dung của sự phát
triển, kinh tế đã cung cấp cho xã hội cơ sở khoa học công nghệ và cơ sở kinh tế
để giải quyết những hiệu ứng xấu trong quá trình sản xuất và trong quá trình sống
của xã hội hậu công nghiệp.
Có thể nói, cách mạng khoa học công nghệ là một bước nhảy vọt trong lực
lượng sản xuất, làm thay đổi quan hệ giữa con người và tự nhiên, xã hội và tự
nhiên. Cách mạng khoa học công nghệ đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh
chóng, đồng thời, hình thành một kiểu quan hệ mới giữa con người, xã hội và tự
nhiên theo hướng tái lập sự hòa hợp, sự cân bằng giữa con người và tự nhiên.

12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Trong những năm qua, cách mạng khoa học công nghệ đã đẩy nền kinh tế của
thế giới vào một thời đại mới: thời đại phát triển hiện đại. Thời đại phát triển hiện
đại được tạo lập trên 3 cơ sở: cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường
hiện đại và toàn cầu hóa. Kinh tế thị trường hiện đại là một hệ thống kinh tế mới,
trong đó nền kinh tế trở thành kinh tế vĩ mô với các quy luật kinh tế vi mô làm
nền tảng. Chính những quan hệ vi mô này làm cho nền kinh tế trở thành một cơ
cấu chung. Trong kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước không đơn thuần là một
bộ máy hành chính, một bộ máy chính trị. Nó trở thành một nhân tố quyết định

của sự phát triển với chức năng mới - chức năng phát triển. Đây là chức năng đặc
biệt và cơ bản của nhà nước hiện đại. Nó là người điều tiết thị trường và duy trì
cho sự ổn định và bền vững. Với vai tò này, nhà nước có ý nghĩa đặc biệt đối với
việc giải quyết vấn đề môi trường.
Toàn cầu hóa là xu thế đặc trưng của thời đại phát triển hiện đại. Toàn cầu
hóa được thúc đẩy bởi lực lượng sản xuất to lớn và thể hiện một trình độ phát
triển cao của xã hội hóa. Ta biết rằng, trong làn sóng công nghiệp, nhiều khu vực
của trái đất còn nằm ngoài sự tác độn, khai thác và kiểm soát của con người. Đó
là những kho dự trữ to lớn, giàu có cho một quá trình phát triển trong tương lai,
những dự trữ của trái đất còn hơn sức khai thác của con người. Toàn cầu hóa,
cũng tức là con người đã mở rộng phạm vi tác động, khai thác và kiểm soát của
mình trên toàn bộ môi trường của trái đất. Nó đã mở đến những cái kho dự trữ
cuối cùng của giới tự nhiên.
Trên đây ta thấy, làn sóng công nghiệp đã lâm vào mặt mâu thuẫn của sự
phát triển: dường như trong khi thúc đẩy sự phát triển thì sự phát triển đó lại tấn
công, làm tổn thương đến chính ngay nền tảng trên đó xã hội tổ chức toàn bộ sự
phát triển của mình. Ở đây, một viễn cảnh không mấy tốt đẹp hiện ra: một ngày
nào đó mọi nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt và môi trường trở nên tồi tệ trong đó con
người không thể sống được nữa và thế là thế giới sụp đổ. Trước viễn cảnh này,
con đường sống của nhân loại tất yếu là vãn hồi sự cân bằng, hòa hợp giữa con
người, xã hội và giới tự nhiên, đồng thời, để thực hiền yêu cầu này, cơ hồ con
đường phải quay trở lại điểm xuất phát, quay trở lại thời đại của làn sóng nông
nghiệp. Quay lại làn sóng nông nghiệp tức là thụt lùi, phản phát triển. Thực ra hệ
kinh tế thị trường - công nghiệp đã đặt tiến trình kinh tế của nhân loại vào một
tiến trình phát triển không ngừng, bất khả kháng không có gì có thể cản được,
thành một quy luật thép. Thực tế phát triển của loài người đã bác bỏ ý tưởng ngớ
ngẩn, quay trở lại làn sóng nông nghiệp để vãn hồi sự cân bằng quan hệ giữa con
người, xã hội, sự phát triển và môi trường. Chính trong nội sinh của hệ kinh tế thị
trường công nghiệp, lực lượng sản xuất tất yếu được phát triển và những cuộc
cách mạng trong phương thức sản xuất sẽ nổ ra. Cũng chính các cuộc cách mạng

này sẽ tạo ra phương thức và những cơ sở tất yếu để giải quyết thỏa đáng mối

13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, môi trường, hình thành một nền
tảng mới cho sự phát triển ở cấp độ cao hơn. C.Mac đã từng chỉ ra: "Nhân loại
bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được,
vì khi xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng, nảm thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy
sinh khi những điều kiện vật chất giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng
đang ở trong quá trình hình thành."
Hiện nay, ở đầu thế kỉ XXI, khi cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị
trường hiện đại, toàn cầu hóa đã đạt tới những trình độ phát triển cao thì cũng
chính từ đây vấn đề khủng hoảng môi trường lại phát sinh. Đương nhiên, môi
trường tổn thương nghiêm trọng xảy ra trong làn sóng hậu công nghiệp, thì để
cho ta một ý niệm hiển nhiên là môi trường bị tổn thương nghiêm trọng, xung đột
môi trường gay gắt đó là hậu quả của làn sóng hậu công nghiệp, của cách mạng
khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường hiện đại và của toàn cầu hóa. Điều
này có nghĩa là, làn sóng hậu công nghiệp, sự phát triển hiện đại rốt cuộc là làm
trầm trọng thêm vấn đề môi trường, nó không dẫn việc giải quyết mối quan hệ
giữa con người, xã hội và tự nhiên vốn có đã có nguy cơ tổn thương trầm trọng từ
trong làn sóng công nghiệp.
Trên đây, ta đã thấy cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện
đại và toàn cầu hóa đã tạo ra một cách thức sản xuất mới cho sự phát triển và do
vậy, nó tạo ra kiểu quan hệ mới giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, do vậy
đó chính là thời đại con người, xã hội và tự nhiên có thể hòa hợp môi trường. Vậy
lý do gây xung đột một trường là ở đâu?
Cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện đại là sự nối tiếp
tất yếu của làn sóng công nghiệp, do vậy, quê hương, nơi xuất phát của cách
mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại lại là ở các nước công
nghiệp phát triển, nơi xuất phát của cách mạng khoa học công nghiệp và làn sóng

công nghiệp trước đây. Điều này cũng có nghĩa là khi bộ phận phát triển nhất của
thế giới chuyển sang thời đại hậu công nghiệp, thì đại bộ phận thế giới vẫn đang
ở trong làn sóng nông nghiệp hoặc chuyển từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng
công nghiệp. Ta biết rằng, chuyển sang làn sóng công nghiệp, xác lập bộ máy
công nghiệp, đồng thời là xác lập nền kinh tế tài nguyên, xác lập trào lưu tấn
công vào thế giới tự nhiên.
Trên kia ta đã phân tích mối quan hệ giữa làn sóng công nghiệp và giới tự
nhiên, và thấy rằng, làn sóng công nghiệp là giai đoạn phát triển của con người
tạo ra một sự mất cân bằng giữa xã hội và giới tự nhiên, có nguy cơ làm tổn
thương trầm trọng môi trường, gây xung đột môi trường. Trong điều kiện giờ
đây, khi làn sóng công nghiệp lan rộng đang còn hiện hữu và phát huy hiệu lực ở
cả một khu vực rộng lớn là khu vực thế giới thứ 3, thế giới đang phát triển. Mặt

14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
khác, vấn đề khủng hoảng môi trường giờ đây mang tính toàn cầu song khả năng
giải quyết vấn đề chỉ ở chỗ có phương tiện, có cơ sở, để giải quyết xung đột môi
trường, vấn đề quyết định chính là ở chỗ, các quốc gia phát triển hiện đại có tham
gia quyết định vào việc bảo vệ môi trường hay không. Ta biết rằng, sự phát triển
hiện đại là phát triển dựa trên cách mạng khoa học - công nghệ, nhờ đó có thể
tránh được việc tấn công mạnh vào tài nguyên thiên nhiên nhưng thay vì lượng
phát thải của nền kinh tế tri thức này vào môi trường chất độc hại và phế thải gây
tổn thất nặng nề môi trường, việc phá vỡ tầng oozon, làm nhiệt độ trái đất tăng
lên, mực nước biển tăng lên,…, có sự tham gia đáng kể của hoạt động kinh tế xã
hội của các nước phát triển hiện đại. Nhưng những ngoại ứng xấu của hoạt động
kinh tế xã hội của các nước phát triển hiện đại lại chưa thể kiểm soát và chưa có
được những thể chế hữu hiệu, buộc những nước này giảm mức phát thải, xử lý
những phát thải gây ô nhiễm tổn thất môi trường của các nước phát triển.
Có thể nói làn sóng công nghiệp đã trở thành lỗi thời song còn hiệu lực mạnh
và vẫn đang tiếp tục thúc đẩy một bộ phận lớn thế giới phát triển, còn làn sóng

hậu công nghiệp, làn sóng phát triển hiện đại đang hình thành song chưa có thể
chế tương thích khiến cho việc giảm thiểu sự suy thoái môi trường thành một tất
yếu trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra một sự cộng hưởng làm bùng nổ sự
xung đột môi trường. Sự phát triển trong điều kiện đan xen các làn sóng chậm
phát triển, làn sóng công nghiệp và hậu công nghiệp làm cho trái đất với cái kho
tài nguyên cổ truyền của nó trở nên chật hẹp, nhỏ bé và ít ỏi. Nói cách khác, sự
phát triển của nhân loại đã vượt quá khuôn khổ cho phép của môi trường. Trái đất
đã không chịu đựng nổi sức tấn công của con người. Mối quan hệ giữa con người,
xã hội và giới tự nhiên, môi trường thông qua sự phát triển đã lâm vào trạng thái
mất cân bằng, hài hòa giữa con người, xã hội, và giới tự nhiên, môi trường.
e. Phát triển bền vững - yêu cầu tất yếu của việc tái lập sự cân bằng giữa con
người, xã hội, phát triển và môi trường
Nhân loại đã tạo ra một cỗ máy phát triển, mà sự vận hành của nó là một sự
vận động không ngừng tiến lên. Nhưng cỗ máy phát triển công nghiệp này dưới
sự thúc đẩy của hệ kinh tế thị trường và cơ sở kỹ thuật công nghiệp, nó có một
sức bành trướng không có giới hạn. Đồng thời nó đặt môi trường Trái đất - một
giới tự nhiên hữu hạn, trong một giới hạn chật hẹp, tức sự bành trướng to lớn của
nó. Ở một ý nghĩ nhất định, phương thức sản xuất của cỗ máy công nghiệp chứa
đựng sự xung đột gay gắt giữa sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất với tính có
hạn của môi trường. Bởi vậy, vấn đề cố nhiên phải phát triển và mặt khác lại phải
duy trì được trạng thái hài hòa, cân bằng giữa con người, xã hội và tự nhiên.
Trước yêu cầu này, đã phát sinh khái niệm về phát triển bền vững. Khái niệm
phát triển bền vững được ủy ban môi trường và phát triển thế giới nêu ra vào năm
1987: "Những thế hệ hiện đại vần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không

15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ".
Từ khái niệm phát triển bền vững này ta nhận thấy, sự phát triển của làn sóng
công nghiệp, làn sóng phát triển được dựa trên hệ kinh tế thị trường cổ điển và bộ

máy công nghiệp, tấn công vào tài nguyên, hệ sinh thái, xét cho cùng là có ý
nghĩa: một sự phát triển vay mượn ở tương lai tấn công vào tương lai. Sự phát
triển của làn sóng công nghiệp trong khi đẩy mạnh sức sản xuất thì đồng thời nó
tấn công ngay vào nền tảng của sự phát triển lâu dài, là môi trường. Có thể nói
khủng hoảng của môi trường là khủng hoảng của sự phát triển. Mà đã là khủng
hoảng của sư phát triển thì vấn đề, một mặt, không phải chúng sẽ xảy ra ở tương
lai, ở những thế hệ mai sau, mà ở ngay thời điểm đang diễn ra sự phát triển của
loài người và mặt khác phải giải quyết vấn đề khủng hoảng môi trường ngay
trong quá trình phát triển ở trong phương thức sản xuất. Bởi vậy, đứng ở khía
cạnh phát triển và ở mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, cần phải
định nghĩa sự phát triển bền vững là quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng
nền kinh tế, xã hội trên cơ sở một phương thức sản xuất hiện đại trong khi đáp
ứng được yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội hiện đại, đồng thời bảo vệ
được môi trường nhằm duy trì mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người và
giới tự nhiên, duy trì nền tảng của sự phát triển lâu dài.
Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ môi trường nhằm duy trì
mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người, xã hội và giới tự nhiên chính là
bảo tồn nền tảng vĩnh cửu của sự tồn tại và phát triển của loài người. Khi sức sản
xuất của nhân loại ở giới hạn mấp mé với khả năng chịu đựng của trái đất thì việc
bảo vệ môi trường trở thành một nội dung hoạt động cần thiết và hệ trọng mang
tính sinh tử đối với toàn bộ sự hiện đại và phát triển của nhân loại. Hai mục tiêu,
tái sản xuất mở rộng nền kinh tế hay tăng trưởng không ngừng kinh tế và bảo vệ
môi trường chính là hai yếu tố của sự phát triển bền vững.
Thế giới đã đưa ra nhiều mô hình phát triển bền vững, chẳng hạn mô hình của
Jacols và Sadler, của WCED (hội đồng về môi trường và phát triển bền vững thế
giới), cảu Willen, và của ngân hàng thế giới. Những mô hình này chủ yếu nhấn
mạnh mục tiêu hài hòa của ba hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, hoặc nếu có đề
cập đến phương thức đạt tới mục tiêu phát triển bền vững thì cũng chỉ nhấn mạnh
vào mô hình sinh thái. Bản chất và nội dung phát triển bền vững mà chúng ta đưa
ra ở đây là trên nền tảng của phát triển hiện đại, sự phát triển bền vững đó không

chỉ là yêu cầu, mục tiêu mà đời sống hiện đại đòi hỏi, điều quyết định cần nhấn
mạnh ở đây là con đường nào để đạt tới những mục tiêu và giải quyết những nhu
cầu cân bằng, hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Con đường này tất
yếu là nằm ngay trong tiến trình phát triển hiện đại. Chính sự phát triển hiện đại
cung cấp phương thức và những cơ sở để thực hiện sự phát triển bền vững, có
điều nhân loại phải nhận thức và tự tổ chức thành một xã hội với văn hóa môi

16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trường trong mối quan hệ với việc giải quyết môi trường ở cấp vĩ mô, trong cộng
đồng, trong quốc gia cho tới phạm vi toàn cầu.
2.2. Thực trạng môi trường trên thế giới hiện nay
Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn: dân số, lương
thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên
quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có
nguy cơ suy giảm. Mặt khác môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề
cũng là một phần nguyên nhân gây nên 5 cuộc khủng hoảng trên. Có thể nói thế
giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng
hoảng môi trường.
Ở các khu vực mà vấn đề an toàn lương thực và xoá đói giảm nghèo đặt lên
hàng đầu như Châu Phi, Tây Á, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh
thì các vấn đề quỹ đất sử dụng, làm giảm nhẹ việc suy thoái đất và quản lý tài
nguyên đất và nước có hiệu quả hơn cần phải chú trọng trước tiên.
Việc giới hạn của quỹ đất trồng trọt và việc mất đất do sự bành trướng của
các đô thị đặc biệt quan trọng đối với các quốc đảo và khu vực Tây Á. Sự suy
thoái của các vùng đất khô là một nguy cơ cấp bách trên bình diện toàn cầu mà 1
tỉ người thuộc 110 quốc gia (chủ yếu là các nước đang phát triển) phải đương
đầu. Ở các nước công nghiệp, cải thiện các vùng đất bị ô nhiễm và đương đầu với
mưa acid là vấn đề hàng đầu.
Các áp lực của các hoạt động phát triển lên rừng và tính đa dạng sinh học chủ

yếu ở khu vực đang phát triển vì vấn đề này đã được quan tâm đúng mức ở các
nước phát triển. Trong thập kỷ 1980 -1990 diện tích rừng và các khu vực trồng
cây lấy gỗ đã giảm 2%; trong đó diện tích rừng ở các nước công nghiệp hầu như
không đổi, ở các nước đang phát triển tốc độ mất rừng tự nhiên là 8%.
Ở Châu Âu, ô nhiễm không khí (kể cả mưa acid), côn trùng, bệnh và cháy
rừng là nguyên nhân chính làm suy giảm rừng.
Vấn đề đa dạng sinh học được quan tâm hàng đầu ở Châu Mỹ La Tinh,
Caribbean, Châu Á và Thái Bình Dương vì các khu vực này là nơi sinh sống của
khoảng 80% các loài sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, chưa có một thống kê,
đánh giá về tính đa dạng sinh học ở các khu vực này và chỉ có 13% của khoảng
13 triệu loài trên Trái đất được các nhà sinh vật học mô tả và phân loại. Nơi cư
ngụ, hành lang an toàn cho các sinh vật bị mất dần và sự suy giảm đa dạng sinh
học ở ngoài khu vực bảo vệ cũng góp phần lớn trong việc suy giảm đa dạng sinh
học toàn cầu.
Tất cả các khu vực trên thế giới sẽ phải đương đầu với các vấn đề liên quan
đến nước mặt hoặc nước ngầm hoặc cả hai. Hàng ngày, 25000 người chết do

17
Ô nhiễm và khói bụi
tại Bắc Kinh, Trung
Quốc. Ảnh: Reuters
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nước uống không đạt chất lượng và các bệnh có liên quan đến nguồn nước.
Khoảng 1,7 tỉ người (hơn 1/3 dân số thế giới) không được cung cấp nước sạch và
an toàn. Thêm vào đó, khoảng 1/4 dân số thế giới sẽ lâm vào tình trạng thiếu
nước kéo dài vào đầu thế kỷ tới. Ở Tây Á, Châu Phi, khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương vấn đề quản lý hữu hiệu và phát triển các nguồn nước phải đặt lên hàng
đầu.
Việc cung cấp nước ở các quốc gia có thành phố lớn (megacity) phải đặc biệt
quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn vào hệ thống cấp

nước ngọt và sụp đất. Hiện nay có khoảng 1,5 tỉ người sử dụng nước ngầm để
làm nước uống. Các vấn đề quan trọng có qui mô toàn cầu khác là: vấn đề chia xẻ
công bằng nguồn nước ở các quốc gia nằm trên cùng lưu vực của một con sông,
các ô nhiễm không có điểm (non - point source pollution), và các ảnh hưởng do
việc xây đập và chẻ nhánh sông. Nước sẽ trở thành trở ngại chính cho sự phát
triển của một số khu vực.
Khoảng 60% dân số thế giới sống trong khoảng 100 km ven biển và hơn 3 tỉ
người phụ thuộc vào khu vực bờ biển để sản xuất, giao thông, giải trí và thải các
chất thải. Khoảng 1/3 khu vực bờ biển trên thế giới có nguy cơ suy thoái nghiêm
trọng do ô nhiễm và việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Bờ biển của Châu Âu bị ảnh
hưởng lớn nhất, khoảng 80% đang có nguy cơ suy thoái, ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương tỉ lệ này là 70%. Ở Châu Mỹ La Tinh khoảng 50% rừng ngập mặn
đang bị ảnh hưởng bởi lâm nghiệp và các hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Vấn đề tràn dầu là nguy cơ đặc biệt ở khu vực Tây Á và Caribbean. Trong
khi đó vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ công nghệ du lịch đang gây áp
lực mạnh cho bờ biển các quốc đảo. Việc đánh bắt quá độ dẫn đến suy giảm các
loài cá thương mại đang ở mức báo động ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương,
Bắc Mỹ, Châu Âu và Tây Á. Trên bình diện toàn cầu 60% ngư trường đang bị
khai thác quá độ.
Hầu hết các thành phố trên thế giới đang chịu
ảnh hưởng về chất lượng không khí. Ở Đông Âu,
chất lượng không khí là vấn đề môi trường nghiêm
trọng nhất. Mưa acid và ô nhiễm không khí xuyên
biên giới trước đây chỉ xảy ra ở châu Âu và một
phần Bắc Mỹ nay đã xuất hiện ở Châu Á - Thái
Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh. Nhiều khu vực
rộng lớn đang gặp nguy hiểm do việc thay đổi khí
hậu và mưa acid. Bất kể những hợp tác hành động
trên toàn cầu, tầng ozone tiếp tục suy giảm nhanh
hơn mong đợi và trong vòng 10 năm tới sẽ rất dễ bị


18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tổn thương. Việc sử dụng và mua bán trái phép các hợp chất gây suy giảm tầng
ozone gần đây nổi lên và trở thành vấn đề đáng quan tâm. Sự gia tăng nhanh của
nhu cầu về năng lượng đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tăng 100%
trong giai đoạn 1990 - 2010), ở Châu Mỹ La Tinh (50 - 70%) đang gây áp lực lớn
cho việc giải quyết vấn đề nóng dần lên của toàn cầu, biến động về khí hậu và
thay đổi mực nước biển.
Các ảnh hưởng của kiểu sản xuất, tiêu thụ hiện nay và việc sản sinh ra chất
thải lên sức khoẻ con người là vấn đề hàng đầu ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Việc tích tụ
của chất thải phóng xạ và ảnh hưởng của lượng phóng xạ bị rò rỉ trong thời gian
qua vẫn là mối lo ngại đặc biệt của Đông Âu.
Những vấn đề trên liên quan đến tốc độ đô thị hoá quá nhanh và gia tăng
khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.Mặc dầu nạn nghèo đói và gia tăng
dân số được xem là yếu tố chính của việc suy giảm tài nguyên trên thế giới, các
yếu tố khác như việc sử dụng không hiệu quả các tài nguyên, ô nhiễm do chất
thải công nghiệp, và việc tiêu thụ hoang phí cũng góp phần quan trọng.
Mức quan trọng tương đối của vấn đề môi trường ở các khu vực khác nhau
Vấn đề môi trường Châu
Phi
Châu Á -
Thái Bình
Dương
Châu
Âu và
USSR
Châu Mỹ La
Tinh và
Caribbean

Bắc
Mỹ
Tây Á Vùng
Cực
Đất: suy thoái
RQT RQT QT RQT QT RQT IQT
Rừng: mất rừng, suy thoái
RQT RQT QT RQT IQT IQT KQT
Đa dạng sinh học: mất nơi
cư ngụ của sinh vật
QT RQT RQT QT QT QT QT
Nước ngọt: trữ lượng, ô
nhiễm
RQT RQT RQT QT RQT RQT IQT
Biển và bờ biển: suy thoái
QT RQT RQT QT QT RQT IQT
Khí quyển: ô nhiễm
QT RQT RQT RQT RQT QT KQT

19
Nhà sàn trên kênh Lò Gốm
đang trở thành ổ chứa mầm
bệnh. Ảnh: B.TRUNG
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đô thị và công nghiệp: ô
nhiễm, chất thải
QT RQT RQT RQT RQT RQT QT
RQT: rất quan trọng; QT: quan trọng;
IQT: ít quan trọng; KQT: không quan trọng
KHUYNH HƯỚNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC

Vấn đề môi trường Châu
Phi
Châu Á -
Thái
Bình
Dương
Châu
Âu và
USSR
Châu Mỹ La
Tinh và
Caribbean
Bắc
Mỹ
Tây
Á
Vùng
Cực
Đất: suy thoái
T T GN T G T GN
Rừng: mất rừng, suy thoái
T T GN T GN T KB
Đa dạng sinh học: mất nơi
cư ngụ của sinh vật
T T T T GN T GN
Nước ngọt: trữ lượng, ô
nhiễm
T T GN T GN T GN
Biển và bờ biển: suy thoái
GN T T T GN T GN

Khí quyển: ô nhiễm
GN T GN T GN GN GN
Đô thị và công nghiệp: ô
nhiễm, chất thải
GN T GN T GN T KB
T: tăng; GN: giữ nguyên; G: giảm; KB: không biết

2.3. Thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay
a. Môi trường nước
Môi trường nước ở Việt Nam đang bị ô nhiễm
nặng nề. Trong các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…hệ thống các ao,

20
Một nhà máy xi măng thải khí gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở Đà Nẵng
(Ảnh: Minh Đức)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hồ, hênh, rạch là nơi tiếp nhận và vận chuyển nước thải của các khu công nghiệp
và dân cư. Hiện nay hệ thống này đều ở tình trạng ô nhiễm trầm trọng vượt quá
mức cho phép 5-10 lần ( theo tiêu chuẩn nguồn nước mặt loại B TCVN 2005).
Các hồ trong nội thành phần lớn ở tình trạng phú dưỡng, hóa đột biến và tái
nhiễm bẩn hữu cơ.
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, là
nguyên nhân gây nên một loạt các bệnh như: tiêu chảy, thương hàn, giun,
sán,viêm gan A, các bệnh thiếu máu, còi xương, tử vong, đặc biệt là ở trẻ em. Có
đến 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh môi
trường kém.
Không chỉ ô nhiễm nguồn nước lục địa mà môi trường nước biển cũng bị ô
nhiễm nặng nề. Việc gia tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các hoạt động đánh
bắt, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch…đã thải ra sông biển hàng loạt các

chất thải. Các rác thải này làm ô nhiễm nguồn nước, phá hủy sự cân bằng trong
môi trường sống của các sinh vật biển. Bên cạnh đó, sự cố tràn dầu gây nên ô
nhiễm trầm trọng và khó khắc phục. Ô nhiễm biển đặc biệt là ô nhiễm kim loại
nặng, hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển. Ô nhiễm nước
biển ở các bãi tắm, các điểm du lịch và sự xuống cấp của cảnh quan thiên nhiên
đã đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch ở Việt Nam.
b.Môi trường không khí
Không khí cũng như
nước, có ý nghĩa sống còn
đối với Trái Đất, tuy nhiên,
khác với nước, không khí
không có ranh giới, không
thuộc về riêng ai,…Ô nhiễm
môi trường không khí là
một vấn đề nghiêm trọng
đối với các đô thị, thành phố
lớn và một số làng nghề ở
nước ta. Ở các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,…
lượng bụi ở trong không khí
luôn vươt mức cho phép 2-3
lần, ở các nút giao thông là
2-5 lần, còn ở các công

21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trường lên tới 5-10 lần. Không khí ở các vùng nông thông ở nước ta còn tốt trừ ở
một số làng nghề, bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ các lò sử dụng than, củi, …
c. Đa dạng sinh học

Việt Nam được đánh giá là
một trong các quốc gia có tính đa
dạng sinh học cao nhất trên thế
giới. Các hệ sinh thái của Việt
Nam đa dạng với nhiều kiểu
rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san
hô, các loài động thực vật quý
hiếm…Tuy nhiên hiện nay, sự đa
dạng sinh học đó đang bị đe dọa
trầm trọng với nạn chặt phá rừng
bừa bãi, săn bắt động thưc vật
quý hiếm trái phép. Theo báo cáo
môi trường quốc gia về đa dạng
sinh học, Việt Nam hiện nay có
gần 700 loài bị đe dọa tuyệt
chủng ở cấp quốc gia, 300 loài bị
đe dọa tuyệt chủng ở cấp đọ toàn cầu. trong đó có 49 loài ở cấp độ cực kỳ nguy
cấp. Săn bắt là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các khu bảo tồn.
Năm 2002, buôn bán động thực vật hoang dã nội địa và kiên biên giới ở Việt
Nam lên tới khoảng 3050 tấn, trị giá khoảng 66 triệu đô la Mỹ. Những nguy cơ
khác gồm có các phương pháp đánh bắt thủy hải sản có tính hủy diệt, như dùng
chất nổ, chất độc, và sốc điện gây hịa cho hơn 80% rạn san hô ở Việt Nam. Nạn
khai thác gỗ trái phép diễn ra tại những nơi không được bảo vệ chặt chẽ. Từ 0.5
đến 2 triệu m
3
gỗ bị khai thác trái phép hàng năm từ tất cả các loại rừng, gồm cả
rừng đặc dụng. Tỉ lệ khai thác đã vượt mức bền vững 70%.
3.Các giải pháp cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam
Các giải pháp phải được tiến hành trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã
hội, và phải được thực hiện một cách rộng khắp.

3.1.Chính sách dân số
Để tránh xảy ra việc bùng nổ dân số trở lại và để giảm sức ép của dân số lên
môi trường, cần triển khai đồng bộ các chính sách, đặc biệt cần có các chính sách
để kiểm soát được việc di dân tự do. di dân từ nông thông vào thành thị, giảm
sinh con thứ ba.

22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
3.2.Bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp, xây dựng, năng lượng và
giao thông vận tải
Nhằm giải quyết các vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp, xây dựng,
nặng lượng và giao thông vận tải gây ra, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
- Lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với quy hoạch phát triển
công nghiệp, nặng lượng, khu công nghiệp, giao thông.
- Đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, sử dụng
hợp lý, chọn lựa phù hợp trong sản xuất.
- Nâng cao chất lượng của các phương tiện giao thông, đảm bảo chỉ tiêu của
môi trường.
- Xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp.
3.3.Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản.
- Áp dụng các kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật.
- Quy hoạch quy mô các phương thức nuôi trồng thủy sản.
- Ngăn chặn việc chặt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. Kinh nghiệm
từ cơn bão số 7 năm 2005 cho thấy những đoạn đê biển có rừng ngập mặn bảo vệ
đều không bị vỡ. Vì vật, bảo vệ rừng ngập mặn là bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản và còn bảo vệ đê điều.
- Tuyên truyền để nhân dân tuân thủ các quy định của Nhà Nước trong việc
đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

3.4. Bảo vệ môi trường trong du lịch
- Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách, ưu tiên các dự án du
lịch có các giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, phát triển hợp
lý khai thác tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Quy hoạch và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đối với các khu du lịch,
nghỉ dưỡng.
3.5.Bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị
- Lồng ghép triển khai đồng bộ công tác bảo vệ môi trường gắn với thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, triển khai đánh giá tác động
môi trường cho các dự án quy hoạch đô thị, tăng cường công tác quản lý quy
hoạch xây dựng, đẩy mạnh công tác xây dựng, quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật đô thị.

23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,
huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý, vận hành
cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị, xóa bỏ bao cấp, tính độc quyền, sự manh
mún, khép kín theo địa giới hành chính.
3.6.Kiện toàn hệ thống quản lý môi trường các cấp
Hình thành và phát triển hệ thống quản lý môi trường ở địa phương theo
hướng kết hợp quản lý tài nguyên với quản lý môi trường. Tiếp tục kiện toàn các
sở tài nguyên và môi trường, trong đó có các đơn vị quản lý môi trường đủ mạnh
ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hình thành bộ phận quản lý môi
trường ở cấp huyện, có cán bộ chuyên trách về môi trường ở cấp xã.
3.7.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường
Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trương theo hướng quy định
rõ quyền lợi nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức,
các chế tài cụ thể cho việc vi phạm, xây dựng các quy định về bồi thường thiệt

hại trong lĩnh vực môi trường, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh
tra, kiểm tra triển khai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm
thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo về môi trường.
3.8.Tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường
Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết số 41-NQ/TW của bộ
chính trị về công tác bảo vệ môi trường trong đó có việc triển khai xây dựng đề
án chi cho hoạt động sự việc môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng
năm, bộ tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với bộ tài chính và bộ kế
hoạch và đầu tư khẩn trương tiến hành điều tra, đách giá tình hình đầu tư cho
công tác quản lý và bảo về môi trường thời gian vừa qua, trên cơ sở đó xác định
rõ mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi chi cho sự nghiệp môi trường
- Quản lý chất thải, hạn chế, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn mức độ gia tăng ô
nhiễm và suy thoái môi trường, từng bước xử lý các khu vực, điểm nóng về môi
trường, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường
- Xây dựng, quản lý, vận hành và phát triển hệ thống quan trắc và phân tích
môi trường quốc gia( bao gồm các trạm của các bộ ngành và các địa phương),
xây dựng thông tin và cơ sở dữ liệu về môi trường.
- Tăng cường công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trước mắt tập
trung cho các vườn quốc gia, khu bảo tồn.
-Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao công tác truyền thông
giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường

24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Hỗ trợ và thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển cấc
hình dịch vụ môi trường…
3.9.Mở rộng hợp tác quốc tế
Luật bảo vệ môi trường đã tạo thuận lợi để hội nhập quốc tế, đồng thời quy
định các biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.Tuy nhiên, để
thúc đẩy hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh môi trường, chúng ta cần có cơ chế để

các doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách cũng như các yêu cầu về môi
trường của các thị trường tiềm năng và các bạn hàng thường xuyên của Việt
Nam, thúc đẩy việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 và các
mô hình quản lý môi trường, hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế khác.
Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế như: chương trình phất triển của Liên
Hợp Quốc, chương trình môi truường LHQ, ngân hàng thế giới, ngân hàng phát
triển châu Á, quỹ môi trường toàn cầu, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
nhằm tranh thủ sự hỗ trợ dưới mọi hình thức để sử dụng hiệu quả cho công tác
bảo vệ môi trường
3.10. Nâng cao giáo dục nhận thức bảo về môi trường
- Nâng cao giáo dục nhận thức bảo về môi trường thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền
hình để truyền tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người
công dân, phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo
vệ môi trường, cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường.
- Nâng cao giáo dục nhận thức bảo về môi trường thông qua các lớp học, tập
huấn, nâng cao nhận thức về môi trường và các hoạt động cộng đồng khác.
3.11. Xã hội hóa bảo vệ môi trường
Nội dung của việc xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là huy động ở mức
cao nhất sự tham gia của xã hội vào công tác bảo vệ môi trường, đề cao vai trò
của mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong
công tác bảo vệ môi trường, đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của
khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của cá tổ chức này trong công
tác bảo vệ môi trường.



25

×