V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI –
MÔ HÌNH HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Võ Thy Trang
*
Trường Đại học Kinh tế và Quả n trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Khu công nghiệ p sinh thá i (KCNST) là mô hình tạo thành hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên, là
chiến lƣợc có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ
công nghiệp theo hƣớng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả
năng tái sinh - tái sử dụng nguyên liệu và năng lƣợng. Phƣơng pháp luận xây dựng mô hình khu
công nghiệp không chất thải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và công nghệ của Việt Nam
đƣợc đề xuất xây dựng theo bốn bƣớc cơ bản: Xác định thành phần và khối lƣợng chất thải; Đánh
giá và lựa chọn phƣơng án tái sinh và tái sử dụng chất thải; Đánh giá và lựa chọn giải pháp xử lý
cuối đƣờng ống và thải bỏ hợp vệ sinh; Tổng hợp các giải pháp để lựa chọn phƣơng án tối ƣu.
Từ khóa: Khu công nghiệp, Khu công nghiệ p sinh thá i, Phát trin bn vng khu công nghiệp sinh
thái, Qun l môi trường, Phát trin bn vng.
KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP SINH THÁI (KCNST)
Khu công nghiệp đóng một vai trò vô cùng
quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt
Nam. Các KCN phát triển nhanh chóng đem
lại lợi ích về kinh tế rất lớn. Hiện cả nƣớc có
khoảng 219 khu công nghiệp với tổng diện
tích sử dụng hơn 61.470 ha thuộc 54 tỉnh,
thành phố. Theo số liệu thống kê năm 2008,
mỗi ngày trung bình hệ thống sông tiếp nhận
tới 1,530 triệu m
3
nƣớc thải công nghiệp
(chƣa tính khí thải). Trong đó, có khoảng 671
tấn cặn lơ lửng, 100 tấn nitơ, 13 tấn photpho
và kim loại nặng Lƣợng chất thải này gây ô
nhiễ m tr ầm trọng môi trƣờng nƣớc của các
con sông vốn là nguồn cung cấp nƣớc sinh
hoạt cho một địa bàn dân cƣ rộng lớn và gây
ô nhiễm luôn địa bàn. Một thực tế là không
quản lý nổi vấn đề môi trƣờng tại các KCN.
Hiện nay, chỉ có 30% lƣợng nƣớc thải tại các
KCN đƣợc xử lý trƣớc khi thải vào hệ thống
sông. Ngoài ra, phần lớn các KCN đều không
đạt chỉ tiêu đối với nƣớc thải [1]. Song việc
phát triển các khu công nghiệp còn thiếu bền
vững, chƣa đi đôi với bảo vệ môi trƣờng.
Nhiều dự án ở các khu công nghiệp chƣa xử
lý tốt các chất thải rắn, chất thải lỏng và khí
thải gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng,
Tel: 0915259889, Email:
ảnh hƣởng đến an sinh xã hội. Sự tập trung
công nghiệp trong một khu vực nhất định
cũng làm tăng thêm các tác động xấu của
công nghiệp tới môi trƣờng. Cái giá phải trả
cho vấn đề môi trƣờng của sự phát triển này
là rất lớn. KCNST đã trở thành một mô hình
mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và
xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền
vững toàn cầu.
KCNST là một “cộng đồng” các doanh
nghiệp sn xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật
thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một
hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi
trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác
trong việc qun lý các vấn đ v môi trường
và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp
tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST
sẽ đạt được một hiệu qu tổng th lớn hơn
nhiu so với tổng hiệu qu mà từng DN hoạt
động riêng lẻ gộp lại.[4]
Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ
tầng công nghiệp đƣợc thiết kế có thể tạo
thành một chuỗi hệ sinh thái hòa hợp với hệ
sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. KCNST đƣợc
hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử
nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay
nhƣ: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch;
quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững;
tiết kiện năng lƣợng; hợp tác doanh nghiệp.
Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lƣu
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và
dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc
của phát triển bền vững.
MỤC TIÊU CỦA KCNST
Mục tiêu của KCNST là tăng cƣờng hiệu quả
của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi
trƣờng: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên
nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác
động xấu môi trƣờng, duy trì hệ sinh thái tự
nhiên của khu vực,
Tiêu chuẩn một khu công nghiệp sinh thái:
• Một mạng lƣới hay một nhóm các DN sử
dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau.
• Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.
• Một tập hợp các công ty có công nghệ sản
xuất bảo vệ môi trƣờng.
• Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm
“sạch”.
• KCN đƣợc thiết kế theo một chủ đề môi
trƣờng nhất định
• KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công
trình xây dựng bảo vệ môi trƣờng.
• Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp,
thƣơng mại, nhà ở,…).
MỘT SỐ LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC CỦA KCNST
TT
Lợi ích của KCNST
Khó khăn và thách thức
1
Đối với nn công nghiệp
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế công
nghiệp bền vững: gia tăng GTSXCN, dịch vụ, thu
hút đầu tƣ, việc làm
- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công
nghiệp nhỏ địa phƣơng.
- Thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ mới.
- KCNST đòi hỏi một chi phí ban đầu cao hơn, thời
gian thu hồi vốn và thu lợi nhuận dài hơn các KCN
thông thƣờng. Các chi phí có thể phát sinh từ thiết kế,
chuẩn bị địa điểm, quá trình xây dựng và từ nhiều vấn
đề khác. Các chủ đầu tƣ đều tìm cách trì hoãn, hoặc cắt
giảm các hạng mục về bảo vệ môi trƣờng để giảm tỷ
suất đầu tƣ.
2
Đối với các DN và chủ đầu tư
- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách:
tiết kiệm, tái chế nguyên vậ t liệ u và năng lƣợng; tái
chế và tái sử dụng các chất thải.
- Chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung nhƣ: quản
lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ
thống thông tin môi trƣờng cùng các dịch vụ hỗ trợ
khác.
- Giúp DN nhỏ và vƣ̀ a vƣợt qua các rào cản và
nhận đƣợc các nguồn đầu tƣ để phát triển.
- Làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho
chủ đầu tƣ.
- Chủ đầu tƣ cần phải có sự bảo đảm cung cấp tài chính
cho dự án với thời gian dài hơn. Các nhà đầu tƣ cần
lƣờng trƣớc vấn đề phát sinh này, đặc biệt là đối với
các chủ đầu tƣ.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tận dụng các
dịch vụ môi trƣờng chung nhƣng họ lại rất khó có thể
đạt đƣợc các công nghệ mới cần thiết để cải thiện hoạt
động môi trƣờng. Vì vậy cần phải có dịch vụ hỗ trợ tài
chính trong KCNST.
- Các doanh nghiệp trong KCNST cần phải liên kết mật
thiết với nhau và không ngừng hợp tác nâng cao hiệu
quả hoạt động trên mọi lĩnh vực. Bất cứ sự đình trệ,
yếu kém tại bất cứ khâu nào trong hệ thống cũng làm
giảm hiệu quả hoạt động của KCNST.
3
Đối với môi trường tự nhiên
- Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng, thông
qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch,
quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phƣơng
pháp quản lý môi trƣờng và công nghệ mới khác.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái: Quá trình hình thành
và phát triển của KCNST đều phù hợp các điều
kiện thực tế và đặc điểm sinh thái.
- Rất nhiều chính sách về môi trƣờng đang phát triển
tập trung vào việc xử lý đầu ra hơn là các giải pháp hạn
chế ô nhiễm môi trƣờng.
- Việc trồng cây xanh không phải là mục tiêu hàng đầu,
chỉ sau khi hoàn thành thu hút đầu tƣ, hoặc do các chủ
đầu tƣ thứ cấp đi vào hoạt động mới trồng cây cảnh
quanh khuôn viên doanh nghiệp.
4
Đối với môi trường xã hội
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế xã hội
bền vững.
- Tạo động lực và hỗ trợ các dự án phát triển mở
rộng địa phƣơng nhƣ: đào tạo nhân lực, cải tạo và
phát triển nhà ở …
- Các yêu cầu mới trong việc phát triển KCNST có thể
không đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chấp thuận
hay chậm thông qua, đặc biệt là đối với các nƣớc đang
phát triển có bộ máy hành chính cồng kềnh.
- An sinh xã hội chƣa nhƣ mong muốn: Thực tế cho
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
- KCNST chính là một trung tâm tự nhiên của
mạng lƣới sinh thái công nghiệp. Các lợi ích về
kinh tế và môi trƣờng do KCNST đem lại sẽ tạo ra
một môi trƣờng trong sạch.
- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan Nhà
nƣớc trong việc thiết lập các chính sách, phát luật về
môi trƣờng và kinh doanh ngày càng thích hợp hơn.
thấy, rất ít hộ dân bị thu hồi đất tìm đƣợc việc làm ngay
tại KCN xây dựng trên chính mảnh đất của gia đình họ
trƣớc đây, do không đáp ứng yêu cầu về tay nghề, độ
tuổi, trình độ văn hóa….
KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC CÓ NỀN
CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
Đan Mạch: KCNST Lalundborg: Thành phần
chính trong KCNST là nhà máy điện Asnaes
công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát
điện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, hiệu suất
cực đại để chuyển hoá năng lƣợng từ quá
trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%,
còn lại 60% năng lƣợng bị thải ra môi trƣờng
bên ngoài dƣới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng
hơi nƣớc và khí Ethane và Methane, nhiệt
thừa, dung môi, thạch cao, xỉ than, bùn thải,
tro bụi, Những năng lƣợng dƣ thừa và chất
thải đƣợc sử dụng có hiệu quả cho các nhà
máy trong cùng KCN, tránh thải bỏ vào môi
trƣờng tự nhiên. Kinh nghiệm này có nhiều
khả năng áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện
trong các KCN.
Thái Lan: Đó là các KCNST: Amata Nakorn
I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong,
Amata City I.E, Thái Lan đứng thứ hai trên
thế giới về số lƣợng KCNST (29) chỉ sau Mỹ
(40). Thành công của mô hình KCNST Thái
Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho
phát triển bền vững.
Trải qua kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực
xử lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng, với
điều kiện kinh tế phát triển và công nghệ
tiên tiến sẵn có, hiện nay, tại hầu hết các
nƣớc đã phát triển trên thế giới, chiến lƣợc
bảo vệ môi trƣờng và quản lý chất thải đều
theo thứ tự ƣu tiên (1) ngăn ngừa và giảm
thiểu phát sinh chất thải tại nguồn (bằng
cách áp dụng các giải pháp sản xuất sạch
hơn), (2) tái sinh và tái sử dụng chất thải
(trao đổi chất thải), (3) xử lý hợp lý phần
chất thải còn lại (không thể tái sinh, tái sử
dụng) trƣớc khi thải ra môi trƣờng và (4)
thải bỏ hoặc chôn lấp các chất thải đã xử lý
một cách hợp vệ sinh. [2]
Hình 1. Thứ tự ƣu tiên trong chiến lƣợc quản lý
chất thải
Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn
phát sinh là chiến lƣợc đƣợc ƣa chuộng nhất,
vì không có chất thải có nghĩa là không có ô
nhiễm và không tốn chi phí xử lý và quản lý.
Những nhà sản xuất có thể loại trừ hoặc
ngăn chặn phát sinh chất thải từ quy trình
sản xuất bằng cách: quản lý tốt quy trình sản
xuất, thay đổi nguyên liệu ban đầu, áp dụng
công nghệ sản xuất mới, thay đổi đặc tính,
thành phần sản phẩm,…
PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG MÔ
HÌNH KCNST HƢỚNG TỚI PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG
Cơ sở khoa học của phƣơng pháp luận
KCNST là một mô hình để bảo vệ môi trƣờng
và phát triển bền vững. KCNST đƣợc phát
triển trên cơ sở những nghiên cứu và ứng
dụng mới nhất trong các lĩnh vực sinh thái
học công nghiệp, kinh tế bền vững, quy hoạch
đô thị bền vững, kiến trúc và xây dựng bền
vững. Sinh thái học công nghiệp (STHCN) và
các công nghệ về Sản xuất sạch (SXS) là định
hƣớng cơ bản cho việc phát triển KCNST.
SXS và STHCN là vấn đề đang đƣợc các
quốc gia quan tâm hàng đầu cho một nền
công nghiệp phát triển bền vững. Trong đó
SXS là giải pháp ứng dụng các nguyên tắc
bảo vệ môi trƣờng một cách tổng thể cho quá
trình sản xuất, sản phẩm và các dịch vụ để
tăng hiệu quả sản xuất và giảm ảnh hƣởng
xấu tới con ngƣời và môi trƣờng. STHCN là
một khoa học nghiên cứu việc quản lý các
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất
công nghiệp của con ngƣời trên cơ sở bền
vững bằng cách: Tìm kiếm sự hòa hợp thiết
yếu của con ngƣời với hệ tự nhiên; Giảm
thiểu việc sử dụng năng lƣợng và nguyên vật
liệu; Giảm thiểu những tác động sinh thái do
hoạt động con ngƣời để cân bằng hệ tự nhiên
và bền vững. Các nguyên tắc của STHCN:
• Kết nối các doanh nghiệp độc lập: Thiết lập
chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế; tăng
tối đa hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu; giảm
thiểu các chất thải; xác định các loại chất thải
và tìm thị trƣờng cho chúng.
• Cân bằng đầu ra và đầu vào với khả năng
của hệ sinh thái tự nhiên: Giảm các tác động
xấu tới môi trƣờng trong quá trình thải các
năng lƣợng và nguyên liệu vào tự nhiên; thiết
lập các giao diện giữa công nghiệp và tự
nhiên; hạn chế việc tạo ra hay vận chuyển các
chất thải độc hại.
Hình 2. Chu trình xử lý hạn chế chất thải
• Tìm ra các giải pháp mới cho việc sử dụng
năng lƣợng và nguyên vật liệu trong công
nghiệp: Tái thiết quá trình sản xuất ; thiết kế
sản phẩm và công nghệ thay thế các chất
không thể tái sử dụng ; tận dụng tố i đa nguồn
tài nguyên.
• Thiết kế hệ công nghiệp hòa nhập với sự
phát triển kinh tế và xã hội địa phƣơng: Tăng
cƣờng các cơ hội phát triển kinh doanh và
việc làm; hạn chế các tác động của công
nghiệp tới sự phát triển chung.
PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG MÔ
HÌNH KCNST
Mô hình kỹ thuật xây dựng hệ sinh thái KCN
không chất thải (hay gọi tắt KCNST) gồm có
bốn bƣớc chính. Bƣớc thứ nhất là phân tích
dòng vật liệu và năng lƣợng liên quan đến
KCN nghiên cứu. Bƣớc thứ hai tập trung vào
việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn.
Bƣớc thứ ba chủ yếu xác định, phân tích và
thiết kế các phƣơng án thu hồi, tái sinh và tái
sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp
dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn. Những
chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại
nguồn sẽ đƣợc tái sinh tái sử dụng ở những
nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài
KCN. Bƣớc cuối cùng đòi hỏi xác định phần
chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trƣớc khi
thải vào môi trƣờng xung quanh. Công nghệ
xử lý cuối đƣờng ống rất hữu dụng trong việc
xử lý hoàn toàn các chất ô nhiễm còn lại này.
Trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ
hiện có của nƣớc ta, với nhận thức về vấn đề
bảo vệ môi trƣờng hiện tại của các nhà sản
xuất cũng nhƣ thực tế khó khăn và hạn chế về
tài chánh, việc áp dụng các giải pháp ngăn
ngừa và xử lý chất thải theo thứ tự ƣu tiên nói
trên sẽ ít khả thi. Hiển nhiên để đạt đƣợc mục
tiêu phát triển bền vững, chiến lƣợc quản lý
chất thải và bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ta
cuối cùng sẽ phải tiến tới mô hình nói trên.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại, để khắc
phục và hạn chế quá trình hủy hoại môi
trƣờng đang diễn ra hàng ngày hàng giờ do
chất thải công nghiệp đã và đang phát sinh,
giải pháp áp dụng nên theo thứ tự ƣu tiên:
(1) Tái sinh và tái sử dụng chất thải.
(2) Xử lý cuối đƣờng ống.
(3) Thực hiện ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải
tại nguồn khi nhận thức về vấn đề bảo vệ môi
trƣờng của các nhà sản xuất đƣợc nâng cao
cũng nhƣ công nghệ sản xuất đƣợc cải tiến.
Phƣơng pháp luận xây dựng mô hình khu
công nghiệp không chất thải phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội và công nghệ hiện tại của
Việt Nam đƣợc đề xuất xây dựng theo các
bƣớc cơ bản nhƣ sau:
Bước1: Nghiên cứu quy trình và đánh giá năng
lực công nghệ của các nhà máy trong KCN
Trong khu công nghiệp sẽ có nhiều các loại
hình doanh nghiệp, sản xuất các sản phẩm và
quy mô các doanh nghiệp sẽ khác nhau. Do đó
cần nghiên cứu kỹ quy trình công nghệ của
từng nhà máy để đánh giá năng lực công nghệ
của doanh nghiệp qua một số các chỉ tiêu nhƣ:
+ Chỉ số thiết bị hiện đại (Ihđ) của các
doanh nghiệp;
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
+ Chỉ tiêu lao động làm việc trên thiết bị cơ
khí và tự động hoá;
+ Chi phí năng lƣợng cho một đơn vị sản
phẩm tính theo giá trị;
+ Trình độ và năng lực công nghệ của doanh
nghiệp mới ở các giai đoạn nào (thích nghi
công nghệ đƣợc chuyển giao hoặc lặp lại quy
trình công nghệ đƣợc chuyển giao; những
thay đổi, cải tiến nhỏ về quy trình công nghệ;
hay nghiên cứu - triển khai để có các sản
phẩm hoàn toàn mới). Từ đó xem xét nghiên
cứu quá trình xả chất thải của các nhà máy
đó và khả năng liên kết của các nhà máy trong
khu công nghiệp.
Bước 2: Xác định khối lượng và mức độ
chất thi
Đây là một bƣớc quan trọng, là cơ sở cho các
bƣớc tiếp theo. Xác định các thành phần và
khối lƣợng chất thải của tất cả các nhà máy
thuộc khu công nghiệp, các phƣơng pháp xử
lý và quản lý hiện tại, các tác động của chúng
đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, nguyên liệu và
năng lƣợng cần thiết cho dây chuyền sản xuất
của các nhà máy cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc đánh giá khả năng tái sử dụng chất
thải từ nhà máy để thay thế một phần nguyên
liệu của các nhà máy khác trong cùng khu
công nghiệp. Các số liệu thu thập là cơ sở cho
việc đề xuất các biện pháp khắc phục trong
các bƣớc tiếp theo. [3]
Bước 3:Lựa chọn phương án tối ưu v tái
sinh và tái sử dụng chất thi
Việc tái sinh, tái sử dụng chất thải của một
nhà máy này cho các nhà máy khác có thể
phân thành hai dạng chính:
-Tái sử dụng trực tiếp trong quy trình sản xuất
của các nhà máy khác .
- Xử lý hoặc tái chế thành nguyên liệu mới
trƣớc khi tái sử dụng.
Điều quan trọng cần xác định là phân loại và
lƣợng chất thải cần xử lý và nhu cầu cần thiết
của các cơ sở có khả năng tiếp nhận các chất
thải này làm nguyên liệu sản xuất. Một cách
cụ thể, để xây dựng mạng lƣới tái sinh – tái sử
dụng chất thải giữa các nhà máy trong KCN,
những thông tin sau đây cần thu thập:
- Nguyên vật liệu và năng lƣợng cần thiết
cũng nhƣ sản phẩm và chất thải tạo ra của tất
cả các nhà máy trong khu công nghiệp (bao
gồm cả các nhà máy phát sinh chất thải và các
nhà máy có thể sử dụng chất thải làm nguyên
liệu sản xuất). Trong đó:
+ Thành phần và đặc tính của dòng chất thải,
vật liệu và năng lƣợng có khả năng tái chế
+ Lƣợng vật liệu và năng lƣợng thải
+ Sự phân bố của các dòng vật liệu và năng
lƣợng thải theo thời gian.
- Các cơ sở (bao gồm cả nhà máy công
nghiệp, khu trồng trọt, nguồn nƣớc mặt,…) có
khả năng tái sử dụng vật liệu và năng lƣợng
thải. Những thông tin sau đây cần xác định:
+ Tiềm năng tái sinh, tái sử dụng vật liệu và
năng lƣợng thải
+ Công nghệ xử lý sơ bộ hay chế biến cần
thiết để chuyển chất thải thành nguyên liệu
theo yêu cầu của cơ sở tái chế
+ Nhu cầu về vật liệu và năng lƣợng thải của
các cơ sở hiện có trong KCN
Bước 4: Đánh giá và lựa chọn gii pháp tối ưu
v xử lý cuối đường ống và thi bỏ hợp vệ sinh
Đối với các chất thải còn lại (không có khả
năng tái sinh, tái sử dụng), công nghệ xử lý
cuối đƣờng ống sẽ là giải pháp chính để bảo
đảm loại trừ hoàn toàn tác động của chất thải
phát sinh đến môi trƣờng và tiến tới mô hình
khu công nghiệp không chất thải. Để lựa chọn
công nghệ xử lý hợp lý, những nội dung sau
cần đƣợc xem xét: Đặc tính và khối lƣợng
chất thải; Tiêu chuẩn môi trƣờng về giảm
thiểu ô nhiễm; Công nghệ xử lý sẵn có; Yếu
tố môi trƣờng đối với công nghệ xử lý; Hiệu
quả kinh tế…
Mô hình đƣợc áp dụng để phân tích mối liên
hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung
cấp nguyên vật liệu và ngƣời tiêu thụ sản
phẩm; (ii) với các hệ công nghiệp khác sản
xuất cùng mặt hàng; (iii) với các cơ quan tài
chính khác (nhƣ thuế, ngân hàng, bảo
hiểm,…) và các viện nghiên cứu, trƣờng đại
học,… và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác
trong khu vực.
Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công
cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu
chuẩn,…) và các cơ quan chức năng chịu
trách nhiệm đƣa mô hình kỹ thuật KCNST
vào thực tế ứng dụng. Từ đó chúng ta mới có
thể xác định những yếu tố cản trở việc áp
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
dụng mô hình đã xây dựng vào thực tế và từ
đó đề xuất các giải pháp phù hợp vào điều
kiện từng địa phƣơng, khu vực.
Ngoài ra cần phải hoàn thiện các văn bản
quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý và
bảo vệ môi trƣờng ở khu công nghiệp; lồng
ghép vấn đề quy hoạch khu công nghiệp với
quy hoạch môi trƣờng; áp dụng công nghệ
sạch, ít tiêu thụ năng lƣợng, ít chất thải, tái
chế, tái sử dụng tối đa; áp dụng ISO 14000
cho tất cả các doanh nghiệp; bắt buộc các
doanh nghiệp phải xử lý 100% nƣớc thải, khí
thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại trƣớc
khi thải ra môi trƣờng. [4]
Hình 3. Sơ đồ quản lý môi trƣờng theo ISO 14000
KẾT LUẬN
Mô hình khu công nghiệp sinh thái đã phổ
biến trên thế giới từ đầu những năm 1990
nhƣng ở nƣớc ta vẫn là vấn đề khá mới mẻ.
KCNST là một hƣớng mới tiến đến đạt đƣợc
sự phát triển bền vững bằng cách tối ƣu hóa
mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng
lƣợng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất
thải. Tất cả những vấn đề trên đã cho thấy,
thực tế quản lý, vận hành, phát triển các
KCN tại Việt Nam đang cần có sự thay đổi
về chất, mà điểm xuất phát đầu tiên là KCN
cần đƣợc nhìn nhận nhƣ một thành phần của
xã hội. Nó cần sự thay đổi triệt để về quan
niệm phát triển mô hình KCN. Có thể thấy
đây là con đƣờng tất yếu để phát triển công
nghiệp bền vững. Tác giả đã dựa trên những
nguyên lý cơ bản và kinh nghiệm của các
nƣớc đi trƣớc để xây dựng phƣơng pháp
luận mô hình KCNST ứng dụng vào điều
kiện của Việt Nam.Vấn đề là vận dụng mô
hình lý thuyết vào thực tế là một chặng
đƣờng dài khó khăn
.
V Thy Trang Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 68(6): 25 - 31
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Niên giám thống kê năm 2008.
[2]. Tạp chí Nghiên cứu phát trin bn vng, số tháng 2/2008.
[3]. Lê Thế Giới. Phát trin bn vng các khu công nghiệp Việt Nam.
[4]. Tài liệu Hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14000.
SUMMARY
ECOLOGICAL INDUSTRIAL PARKS – A MODEL FOR THE SUSTAINABLE
DEVELOPMENT IN VIETNAM
Vo Thy Trang
College of Economics and Business Administration - TNU
Eco-industrial parks model formed the industrial system of conservation resources, the strategic nature of
innovation to develop sustainable industrial design by the industrial system is to reduce to a minimum
generation of waste and increase the maximum capacity for regeneration - re-use materials and energy.
Methodology to build models of the industrial waste in accordance with the socio-economic conditions and
technology in Vietnam was proposed construction of four basic steps: Identify the composition and volume
of waste; Evaluation and selection plans for recycling and reuse of waste; Evaluation and solution selection
process last pipe and hygienic disposal; Synthesis of solutions to plan for optimum selection.
Từ khóa: Industrial Park, Eco-industrial parks, Sustainable Development ecological industrial parks,
Environmental Management, Sustainable Development.
Tel: 0915259889, Email: