MỤC LỤC
Lời mở đầu................................................................................................4
Chương 1. Thực trang thị trường chứng khoán Việt Nam................. 5
1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khốn Việt Nam.................................5
1.1.1. Q trình chuẩn bị.............................................................................5
1.1.2. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam.............................6
1.2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam..............7
1.2.1. Các phiên giao dịch...........................................................................7
1.2.2. Quy mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam................................8
1.2.3. Các chủ thể tham gia........................................................................11
1.3. Đánh giá chung về thị trường chứng khốn Việt Nam.......................13
1.3.1. Những thành cơng............................................................................13
1.3.2. Những hạn chế ................................................................................15
Chương 2. Giải pháp cho sự phát triển thị trường CK Việt Nam ..............17
2.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam.................17
2.1.1. u cầu hồn thiện và phát triển.....................................................17
2.1.2. Những định hướng cơ bản..............................................................19
2.2. Một số giải pháp cho sự phát triển của
thi trường chứng khốn Việt Nam.............................................................21
2.2.1. Hồn chỉnh khn khổ pháp lý cho thị trường................................21
2.2.2. Tạo hàng hố có chất lượng cho thị trường chứng khoán...............22
2.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các tổ chức tài chính trung gian…24
2.2.4. Xây dựng hệ thống giao dịch mới đáp ứng yêu cầu
phát triển của thị trường.............................................................................25
2.2.5. Tăng cường công tác quản lý và giám sát........................................26
2.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ............................27
Kết luận......................................................................................................28
Tài liệu tham khảo.....................................................................................29
LỜI NĨI ĐẦU
Thị trường chứng khốn ra đời cách đây hàng mấy thế kỷ và giữ vai trò
rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước có lực lượng sản xuất phát
triển nhất hiện nay như Mỹ, Nhật Bản..v.v. Ở Việt Nam, việc xây dựng thị
trường chứng khoán là rất cần thiết trong công cuộc đổi mới kinh tế.
Cùng với sự hình thành của các thị trường khác, sự hình thành thị trường
chứng khốn Việt Nam đã làm cho bộ khung của nền kinh tế nước ta trở nên
đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường chứng khốn mới xuất hiện chưa lâu và
cịn lạ lẫm với nhiều người. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn
đề, em chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho sự phát triển của thị
trường chứng khoán Việt Nam “ làm đề tàI tiểu luận. Đề tài tiểu luận về
thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 2 năm hoạt động và
đưa ra một số giải pháp cho sự hoàn thiện và phát triển của thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Em xin được chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Th.S Trần
Trọng Kim đã giúp em hoàn thành bài nghiên cứu này. Trong q trình
nghiên cứu khơng thể tránh khỏi những sai sót, em mong có được sự góp ý,
hướng dẫn của các thầy cô giáo để bài nghiên cứu sau được tốt hơn.
2
Chương 1
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khốn Việt Nam
1.1.1. Q trình chuẩn bị
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu thị trường chứng khốn là gì? Có nhiều
khái niệm về thị trường chứng khốn khác nhau, nhưng nhìn chung có thể dẫn
ra một khái niệm có tính phổ biến.
Thị trường chứng khốn là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán,
chuyển nhượng, trao đổi chứng khốn nhằm mục đích kiếm lời.
Thị trường chứng khốn có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế của
các Quốc gia. Vì vậy trước yêu cầu của nền kinh tế nước ta, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã ra đời.
Ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí
Minh chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong q trình xây dựng đồng bộ và hồn thiện thị trường tài chính ở Việt
Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế nước ta vì nó
đã mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống
ngân hàng. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tác dụng
tích cực tới tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cũng tái
khẳng định việc phát triển thị trường chứng khoán gắn với tiến trình đổi mới
quản lý doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng
và Nhà nước ta.
Sự chuẩn bị cho ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam được bắt đầu từ
năm 1992. Nó được đánh dấu bằng văn bản pháp lý về vấn đề cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước.
3
Về mặt tổ chức, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập vào
ngày 28/11/1996 theo nghị định 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc
Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán
và thị trường
chứng khoán.Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con
dấu hình quốc huy, có tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp.
Biên chế của uỷ ban thuộc biên chế quản lý Nhà nước, có trụ sở tại Hà Nội và
cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt pháp lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/NĐ-CP về thị
trường chứng khoán, đây là văn bản pháp lý cao nhất về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
Về hàng hố, Nhà nước ta đã tiến hành phát hành cơng trái và trái phiếu.
Về các lực lượng tham gia, đã ra đời các trung gian tài chính, hình thành
hệ thống ngân hàng hai cấp, các cơng ty tài chính đã ra đời
1.1.2. Sự ra đời của thị trường
Ngày 20/7/2000, trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí
minh đã chính thức khai trương hoạt động.
Phiên giao dịch đầu tiên diễn ra vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu ngày
khai sinh thị trường chứng khoán Việt Nam. Ở phiên giao dịch đầu tiên, thị
trường ban đầu chỉ có 4 loại cổ phiếu với tổng giá trị vốn cổ phần vào khoảng
hơn 300 tỷ đồng và 2 loại trái phiếu chính phủ. Đơn vị đầu tiên huy động vốn
qua thị trường chứng khốn là cơng ty cổ phần giấy Hải Phịng với mã chứng
khoán là Hapaco.
Sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã đánh
dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hồn thiện
thị trường tài chính.
4
Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một
kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng, khẳng
định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam
1.2.1. Các phiên giao dịch
Kể từ phiên giao dịch đầu tiên bắt đầu vào ngày 28/7/2000 đến hết năm
2002 đã có tổng cộng 453 phiên giao dịch được thực hiện.
Từ phiên giao dịch đầu tiên đến hết năm 2000 có 66 phiên giao dịch.
Năm 2001 có 152 phiên giao dịch và năm 2002 con số phiên giao dịch là 218
phiên.
Ban đầu trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ tiến hành giao dịch 3 phiên
1 tuần. Từ ngày 1/3/2002 đã nâng lên thành 5 phiên một tuần. Thời gian giao
dịch trong các phiên từ 9 đến 10 giờ các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng
tuần. Việc tăng phiên giao dịch này đã có tác dụng tích cực tới việc giao dịch
và niêm yết các chứng khốn trên thị trường.
1.2.2. Quy mơ của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam ban đầu chỉ có 4 loại cổ phiếu với
tổng giá trị cổ phần vào khoảng hơn 300 tỷ đồng và 2 loại trái phiếu Chính
phủ.Tính đến hết năm 2002 số lượng cổ phiếu đã lên tới con số 20. Các nhà
đầu tư đã có thể tiếp cận với 41 loại trái phiếu, trong đó có 39 loại trái phiếu
Chính phủ và 2 loại trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái phiếu niêm
yết trên thị trường chứng khốn đạt 4.276.338 tỷ đồng. Hiện nay có 9 cơng ty
chứng khốn hoạt động trên thị trường, trong đó có 3 công ty cổ phần và 6
công ty trách nhiệm hữu hạn.
Có 20 cơng ty niêm yết trên thị trường với các mã chứng khoán như sau:
REE, SAM, HAP, TMS, LAF, SGH, CAN, DPC, BBC, TRI, GIL, BTC,
BPC, BT6, GMD, AGF, SAV, TS4, KHA, HAS.
5
Tuy nhiên quy mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam còn nhỏ bé so
với tổng giá trị thị trường, chưa đạt được 0,5% GDP.
- Khối lượng giao dịch trong năm 2001 và năm 2002:
Năm
Tổng khối lượng
giao dịch
Giao dịch
khớp lệnh
Giao dịch
thoả thuận
2001
19.721.930
17.811.430
1.910.500
Tỷ trọng(%)
100
90,31
9,69
2002
36.818.849
29.558.290
7.260.559
Tỷ trọng(%)
100
80,28
19,72
Bảng 1: Khối lượng giao dịch năm 2001 và 2002
Nguồn: Tổng cục thống kê
- Giá trị giao dịch trong năm 2001 và năm 2002: giao dị giao dịch trong năm 2001 và năm 2002:ch trong năm 2001 và năm 2002:m 2001 và năm 2002: năm 2001 và năm 2002:m 2002:
Năm
Tổng giá trị giao
dịch (1000đ)
Giao dịch khớp
lệnh (1000đ)
Giao dịch thoả
thuận (1000đ)
2001
1.034.721.064
931.151.629
103.569.435
Tỷ trọng(%)
100
89, 99
10,01
2002
2.076.731.706
785.397.325
291.334.471
Tỷ trọng(%)
100
72,94
27,06
Bảng 2: Giá trị giao dịch năm 2001 và 2002
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đó là tình hình giao dịch của thị trường chứng khốn Việt Nam trong các
năm 2001 và 2002. Ta sẽ thấy được sự chênh lệch về quy mơ giữa thị trường
chứng khốn Việt Nam và một số thị trường chứng khoán khác. Trong khi
quy mơ của thị trường chứng khốn Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tổng giá
trị thị trường, chưa đạt được 0,5% GDP thì theo số liệu từ năm 1994, các thị
trường chứng khoán của các quốc gia khác đã đạt được quy mô rất lớn. Dưới
6
đây là bảng tổng hợp các chỉ số chủ yếu của các thị trường chứng khoán quan
trọng của thế giới năm 1994.
Các chỉ số chủ yếu của thị trường chứng khoán
một số nước năm 1994
(đơn vị tỷ USD)
Nước và
khu vực
China
Hongkong
Indonesia
Korea
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Germany
Japan
UK
USA
Thị trường cổ phiếu
USD
GDP%
Thị trường trái phiếu
USD
GDP%
44
270
47
192
199
56
135
132
471
3720
1210
5082
33
11
9
161
40
25
45
14
1719
3443
366
7429
9
205
30
51
283
87
217
94
25
80
116
75
7
9
6
43
56
39
72
10
90
74
35
110
Bảng 3: Các chỉ số chủ yếu của thị trường chứng khoán một số Quốc gia
Nguồn: The emerging Bond Market 6/1995/ của WB
Ta thấy so với thị trường chứng khoán của các Quốc gia phát triển trên thế
giới thì thị trường chứng khốn Việt Nam còn quá nhỏ bé so với tổng giá trị
thị trường, chưa có một vị thế xứng đáng trong hệ thống tài chính với tư cách
là kênh huy động vốn trực tiếp cho nền kinh tế. Song đây mới chỉ là sự khởi
đầu, không thể trong một thời gian ngắn lại đáp ứng ngay mục tiêu huy động
vốn. Vấn đề là ở chỗ phải xác định, xây dựng được chiến lược phát triển thị
trường chứng khoán đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế.
1.2.3. Các chủ thể tham gia
7
Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán gồm có: Trung tâm
giao dịch chứng khốn, Các cơng ty niêm yết, các cơng ty chứng khốn, các
nhà quản lý, các nhà đầu tư…
Trung tâm giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
chứng khoán.
Để thị trường chứng khốn có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và an
tồn , khơng thể thiếu các tổ chức tài chính trung gian, trong đó có các cơng
ty chứng khốn, nhờ các cơng ty chứng khốn mà các cổ phiếu, trái phiếu
lưu thơng tấp nập trên thị trường, qua đó một lượng vốn nhàn rỗi được đưa
vào đầu tư cho phát triển kinh tế từ những nguồn vốn lẻ tẻ trong cơng chúng.
Các cơng ty chứng khốn là một tổ chức kinh doanh chứng khốn, có tư cách
pháp nhân, có vốn riêng hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, hoạt động
theo giấy phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp. Các cơng ty chứng
khốn có chức năng của người môi giới, người chuyên viên và bảo lãnh
chứng khốn. Để có thể hoạt động, các cơng ty chứng khoán phải hội đủ các
điều kiện do luật định và phải đăng ký kinh doanh. Theo quy chế dự thảo về
chức năng cơng ty chứng khốn Việt Nam có thể bao gồm như sau:
- Cơng ty chứng khốn là người mơi giới chứng khốn cho khách hàng
để hưởng hoa hồng. Cơng ty là người trung gian mua bán chứng khốn nợ,
chứng khoán vốn, chứng quyền, bảo chứng phiếu và hợp đồng quyền lựa
chọn. Cơng ty chứng khốn thực hiện các lệnh mua bán chứng khốn tại sàn
giao dịch. Các cơng ty chứng khoán nắm giữ một khối lượng tiền bạc và
chứng khoán của khách hàng.
- Chức năng thứ hai của cơng ty chứng khốn là tự doanh, có nghĩa là
kinh doanh mua bán cho mình theo nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng trước
rồi đến mình sau. Tuyệt đối cấm những giao dịch của cơng ty chứng khốn
mà thanh tốn bằng tiền của khách hàng.
- Chức băng thứ ba của cơng ty chứng khốn làbảo lãnh phát hành. Nhờ
vào chức năng trung gian của mình mà cơng ty chứng khốn có mối quan hệ
8
rộng rãi với khách hàng, nhất là các nhà đầu tư để triển khai hoạt động bảo
lãnh chứng khoán mới phát hành.
- Chức năng thứ tư của công ty chứng khoán là cung cấp dịch vụ tư vấn
đầu tư chứng khốn cho khách hàng. Hoạt động tư vấn địi hỏi có nhiều kiến
thức chun mơn mà khơng cần có nhiều vốn.
Hiện nay ở Việt Nam có 9 cơng ty chứng khốn hoạt động trên thị
trường, trong đó có 3 cơng ty cổ phần và 6 công ty trách nhiệm hữu hạn.
Một trong những thành viên không thể thiếu được của thị trường chứng
khốn đó là các cơng ty niêm yết chứng khốn. Các cơng ty niêm yết có
nhiệm vụ phát hành chứng khốn và cơng bố thơng tin. Cũng như các cơng
ty chứng khốn, các cơng ty niêm yết muốn hoạt động cũng phải hội đủ các
điều kiện về pháp lý cũng như về tài chính. Tính đến hết năm 2002, ở Việt
Nam có 20 cơng ty niêm yết chứng khốn.
Các nhà quản lý ở đây chính là Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, thực
hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường
chứng khốn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán.
Một trong các thành viên tham gia thị trường chứng khốn đó là các nhà
đầu tư, bao gồm các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là một lực lượng
rất quan trọng và không thể thiếu được.
1.3. Đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt Nam
1.3.1. Những thành cơng
Thị trường chứng khốn Việt Nam đã đạt được sự hoạt động ổn định và
tạo ra xu thế thuận lợi cho sự tiếp tục phát triển. Thị trường chứng khoán
Việt Nam đã được dựa trên căn bản một môi trường kinh tế và đầu tư của đất
nước ngày càng được cải thiện, đồng thời là sự chỉ đạo sát sao của Đảng và
Chính phủ trong chủ trương quyết tâm và kiên trì xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những chỗ dựa vững chắc đó, Uỷ
9
ban chứng khoán Nhà nước phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan đã xây
dựng và trình Chính phủ ban hành được một hệ thống văn bản pháp luật và
hướng dẫn hoạt động, quản lý thị trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho sự
vận hành ban đầu một thị trường còn mới mẻ của Việt Nam.
Trải qua thời gian, hoạt động quản lý vận hành của Uỷ ban chứng khoán
Nhà nước, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày
càng sâu sát và từng bước hồn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động
thực tiễn. Trong quá trình quản lý loại hình thị trường chứng khoán mới mẻ
và phức tạp này, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước đã đề ra những biện pháp,
chính sách thích hợp, kịp thời, nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động ổn
định, công khai, công bằng và hiệu quả , không để xảy ra những hậu quả bất
ổn đáng tiếc.
Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán như trung tâm giao dịch,
công ty niêm yết, công ty chứng khoán, các nhà quản lý, các nhà đầu tư…
trải qua những bước đầu làm quen nay đã trưởng thành một bước và tham gia
thị trường với vai trò ngày càng tích cực hơn.
Các cơng ty niêm yết đã bắt đầu có chuyển biến trong việc hiểu biết, tiếp
cận và sử dụng Thị trường chứng khoán để huy động và lưu thông vốn, hiểu
được sự cần thiết và lợi thế của việc công khai thông tin công ty và cải tiến
cơ chế quản lý và quản trị công ty theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc
tế để nâng cao chất lượng và uy tín. Việc cơng bố thơng tin của công ty niêm
yết ngày càng đi vào nề nếp.
Các công ty chứng khốn đều đã hoạt động có lãi sớm hơn dự tính và
hầy hết đã tăng vốn hoạt động, mở rộng phạm vi hoạt động, mở thêm nhiều
chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Tp Hồ Chí
Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Trung tâm giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và
vận hành thị trường ổn định. So với thời gian đầu khá khiêm tốn, sau hơn hai
năm hoạt động đến nay thị trường đã từng bước phát triển một cách khá chắc
10
chắn. Trên nền tảng của những bước phát triển đó, nhằm xây dựng một thị
trường chứng khốn Việt Nam hồn thiện, theo quyết định và chỉ đạo của
Chính phủ, chúng ta đang triển khai thị trường giao dịch cổ phiếu cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công tác đào tạo nhân lực và kiến thức ngành chứng khốn như cơng tác
thơng tin, tuyên truyền luôn được chú trọng và triển khai thường xuyên, đã
đóng góp đáng kể trong việc phát triển thị trường về mọi mặt.
1.3.2.Những hạn chế
Bên cạnh những mặt được cơ bản nói trên, hoạt động của thị trường
chứng khoán trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Một là, khuôn khổ pháp ký hiện nay chưa đầy đủ và đồng bộ. Nghị định
48/1998/ NĐ-CP là văn bản pháp luật cao nhất về chứng khoán và thị trường
chứng khoán. Nghị định này được nghiên cứu và ban hành vào thời điểm mà
nước ta cịn chưa có thị trường chứng khốn, vì vậy khi triển khai có những
hạn chế nhất định như: chưa phân định rõ về phát hành chứng khốn ra cơng
chúng và niêm yết chứng khoán, chưa thể hiện rõ nguyên tắc và cơ chế giao
dịch, chưa phân định cụ thể vai trò của trung tâm giao dịch chứng khoán và
của uỷ ban chứng khoán Nhà nước trong việc quản lý, giám sát thị trường.
Mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khốn và cơng ty quản
ký quỹ chưa phân định rõ ràng và thiếu tính hiện thực. Một số chính sách về
quản lý tà chính và hạch tốn kế tốn đối với công ty cổ phần chưa được ban
hành đồng bộ, quy định về chính sách thuế và quản lý ngoại hối đối với các
nhà đầu tư nước ngoài chưa được ban hành.
Hai là, số lượng và chủng loại hàng hố trên thị trường cịn ít. Tiến trình
cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước cịn khó khăn, phần lớn là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó điều kiện niêm yết khá cao; bên cạnh đó
nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu huy động vốn do thiếu dự án đầu tư hoặc
khơng thấy hết được việc niêm yết; chính vì vậy chỉ một số ít các cơng ty
11
tham gia niêm yết trên thị trường. Số lượng hàng hố ít, quan hệ cung cầu mất
cân đối, từ đó làm cho hoạt động thị trường chưa thực sự ổn định.
Ba là, hệ thống giao dịch thị trường còn hạn chế. Hệ thống giao dịch hiện
nay là đấu lệnh tập trung, khớp lệnh định kỳ. Hệ thống này chỉ hợp với giai
đoạn đầu của thị trường chứng khoán. Mặt khác, hệ thống này chưa có các
chức năng cảnh báo, giám sát, vì vậy phần nào cũng có hạn chế trong việc
quản lý.
Bốn là, các tổ chức trung gian cịn ít và hoạt động đơn điệu. Các cơng ty
chứng khốn hiện nay mới chỉ tập trung vào nghiệp vụ môi giới trong phạm
vi các địa bàn nơi cơng ty đóng trụ sở. Các nghiệp vụ khác như bảo lãnh phát
hành, quản lý danh mục đầu tư chưa được triển khai đồng bộ. Cho đến nay
chưa có một quỹ đầu tư chứng khốn nào được thành lập; các cơng ty quản lý
quỹ đầu tư, cơng ty xếp hạng tín nhiệm chưa được hình thành.
Năm là, vai trị quản lý và điều hành của Nhà nước cần được xem xét và
phân định rõ. Phải nói rằng trong thời gian qua, Nhà nước có vai trò quam
trọng trong việc xây dựng và vận hành thị trường chứng khoán. Tuy nhiên về
lâu dài, cần xác định rõ hơn vai trò của Nhà nước đối với hoạt động thị
trường. Nếu như Nhà nước can thiệp quá sâu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát
triển và mất đi khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Hoạt động giao dịch
chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường tự do khơng có văn bản pháp lý
điều chỉnh, trong khi đây là đối tượng quan trọng, bởi vì có rất nhiều cổ phiếu
của các công ty cổ phần không đủ điều kiện niêm yết đang giao dịch trên thị
trường này. Với vai trò định hướng, hướng dấn , Nhà nước cần phải có chính
sách thích hợp.
Có thể nói qua hơn 2 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam
đã đạt được một số thành cơng rất đáng khích lệ. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại
những hạn chế. Để thị trường có được sự phát triển và ổn định lâu dài, cần
phải có các giải pháp khắc phục.
12
Chương 2
GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM
2.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam
2.1.1. u cầu hồn thiện và phát triển
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9 đã xác định “Tiếp tục tạo
lập đồng bộ các yếu tố thị trường bao gồm thị trường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường lao động, thị trường tiền tệ…., kể cả trong nước và ngồi nước”
Trên cơ sở đó, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần xây dựng chiến lược
phát triển với mục tiêu tổng quát là: “củng cố, phát triển thị trường chứng
khoán Việt nam, bao gồm cả thị trường tập trung và thị trường phi tập trung,
hồn chỉnh mơi trường pháp lý, môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút các
nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố góp
phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, góp phần điều hồ lưu thơng tiền tệ”.
Mục tiêu phát triển thị trường trong những năm tới là: tiếp tục củng cố,
ổn định hoạt động thị trường, nâng cấp, hiện đại hố thị trường nhằm bảo vệ
người đầu tư có hiệu quả, tạo kênh huy động vốn dài hạn, phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước.
Mục tiêu trước mắt là củng cố, nâng cấp hiện đại hoá hệ thống của trung
tâm giao dịch chứng khoán, nâng cấp hệ thống giao dịch tiến tới khớp lệnh
liên tục. Hiện đại hố hệ thống cơng bố thơng tin, hệ thống giám sát thị
trường, xây dựng hệ thống giám sát tự động kế nối với các hệ thống giao dịch,
công bố thơng tin, lưu ký thanh tốn. Chuẩn bị các điều kiện để hoạt động tài
chính. Xây dựng trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phục vụ cho trung
tâm giao dịch vừa và nhỏ.
13
Đầu tư xây dựng trung tâm lưu ký, phục vụ cho cả hai trung tâm giao
dịch chứng khoán tiến tới sau năm 2005 có thể thành lập một trung tâm chứng
khoán thống nhất, gọi là sở giao dịch chứng khoán.
Mục tiêu căn bản của thị trường chứng khoán là huy động vốn dài hạn
cho nền kinh tế. Quy mô của giá trị thị trường phải đạt 6,4 % GDP vào năm
2005 và 20 – 25 % GDP vào năm 2010 mới thực sự đáp ứng được nhu cầu
của nền kinh tế. Có thể hình dung thị trường chứng khốn Việt Nam làm hai
mảng, gồm thị trường cho các doanh nghiệp lớn có uy tín và thị trường cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức
cũng có ý nghĩa là xây dựng thị trường huy động vốn cho các công ty mạo
hiểm.
Đa chủng loại hàng hố, ngồi cổ phiếu phổ thơng sẽ đưa thêm các loại
cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu vào giao dịch. Đối với trái phiếu, ngồi
trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng đầu tư sẽ đưa thêm trái phiếu cơng
trình, trái phiếu doanh nghiệp vào niêm yết. Thúc đẩy hình thành các quỹ đầu
tư chứng khốn.
Khuyến khích các cơng ty phát hành chứng khốn ra cơng chúng của các
doanh nghiệp cổ phần hố và các cơng ty tư nhân, cơng ty liên doanh với
nước ngồi như: chính sách ưu đãi thuế, chính sách ưu đãi cho vay thương
mại.
Củng cố và phát triển các cơng ty chứng khốn. Nâng cấp quy mô vốn và
mở rộng hoạt động hoạt động nghiệp vụ của các cơng ty chứng khốn.
Khuyến khích các cơng ty chứng khốn mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh phát
hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khốn. Mở
rộng mạng lưới dịch vụ chi nhánh, đại lý nhận lệnh của các cơng ty chứng
khốn. Hiện đại, hố cơ sở vật chất kỹ thuật thơng tin nối mạng giữa cơng ty
chứng khốn với trung tâm giao dịch chứng khoán và người đầu tư.
14
Tăng cường các hoạt động giám sát thị trường nói chung tăng cường việc
giám sát thị trường thông qua việc tăng cường tổ chức các hoạt động theo dõi,
kiểm tra, thanh tra các hoạt động trên thị trường để kịp thời ban hành chính
sách điều chỉnh phù hợp và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Thành lập hiệp hội chứng khoán, xây dựng hiệp hội chứng khoán với sự
tham gia chủ yếu là của các công ty chứng khốn, hoạt động như một tổ chức
tự quản, có vai trò và chức năng tự quản, tự giám sát đảm bảo hoạt động ổn
định của các cơng ty chứng khốn, phát triển thị trường, thúc đẩy sự phát triển
công ty chứng khoán.
2.1.2. Những định hướng cơ bản:
Giai đoạn 2003-2005 : Củng cố thị trường chứng khốn, và hồn thiện
xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho thị trường, từng bước phát triển quy mô,
phạm vi hoạt động thị trường chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn
này là hoàn thiện khung pháp luật cho hoạt động thị trường chứng khốn, tăng
cung hàng hố, hồn thiện cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật của thị trường, xây
dựng và phát triển các chế định trên thị trường.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
Phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đạt tới mức 2-3 % GDP xây dựng
thị trường giao dịch chứng khoán ban đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tại Hà Nội.
Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giao dịch tự động tại thành phố Hồ Chí
Minh để thay thế hệ thống giao dịch ban đầu phát triển các cơng ty niêm yết,
cơng ty chứng khốn thành lập một số công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư
chứng khoán.
Giai đoạn 2006 – 2010:
Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ
của thị trường chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu là mở rộng và tăng cường
15
năng lực của thị trường, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kinh tế, dịch vụ, khuyến
khích tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
Một số chỉ tiêu cụ thể:
Tổng giá trị thị trường đạt 10-15% GDP
Nâng cấp trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành
sở giao dịch chứng khốn, hệ thống giao dịch, giám sát thị trường, thông tin
thị trường tự động hố hồn tồn.
Nâng cấp trung tâm giao dịch thị trường chứng khoán Hà Nội và chuẩn bị
điều kiện đến năm sau: 2010 đưa trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội trở
thành trung tâm phi tập trung.
Thành lập một trung tâm lưu ký độc lập, cung cấp đồng thời các dịch vụ
thanh toán, lưu ký, đăng ký chứng khoán tập trung.
Thành lập thí điểm một số cơng ty định mức tín nhiệm
Với những mục tiêu trên cần nghĩ đến những vấn đề mấu chốt để xây
dựng thành công ty thị trường này.
Thứ nhất, phải có sự nỗ lực của uỷ ban chứng khoán nhà nước trong việc
thực thi chiến lựơc phát triển thị trường, phải xây dựng lòng tin của cơng
chúng đầu tư, các cơng ty chứng khốn phải nhập cuộc, thơng qua hiệp hội
chứng khốn để hiệp sức lại thúc đẩy việc tạo hàng cho thị trường, đồng thời
tạo ra mơi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng.
Thứ hai, phải có được cơ chế cho thị trường, trước hết Uỷ ban Chứng
khốn Nhà nước nên đóng vai trị là người quản lý Nhà nước vì trên một số
phương diện, thị trường chứng khoán phải được chủ động trong việc xây
dựng và giám sát. Bộ máy Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng phải được tổ
chức là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động độc lập, đáp ứng
yêu cầu quản lý linh hoạt, nhạy bén với thị trường chứng khoán.
16
2.2. Một số giải pháp cho sự phát triển của thị trường chứng khốn tại
Việt Nam
2.2.1. Hồn chỉnh khn khổ pháp lý cho thị trường
Về lâu dài cần phải xây dựng luật chứng khốn. Trước mắt, nghiên cứu
trình Chính phủ ban hành nghị định mới về chứng khoán và thị trường chứng
khoán để thay thế Nghị định 48/1998/NĐ - CP . Nghị định này cần bổ sung
vào những nội dung hoạt động giao dịch Bảng 2 theo đề án đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và bổ sung sửa đổi những vấn đề khác có liên
quan. Vấn đề quan trọng là phân định rõ tiêu chuẩn niêm yết trên Bảng 1 và
Bảng 2, cụ thể như sau:
Những cổ phiếu của các cơng ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên, hoạt động
kinh doanh có lãi 2 năm liên tục, có ít nhất 20% số cổ phiếu bán cho trên 100
nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp, sẽ được niêm yết và giao dịch trên Bảng 1
Những cổ phiếu của các cơng ty có vốn điều lệ từ 5 tỷ trở lên đến dưới,
hoạt động kinh doanh có lãi ít nhất một năm, có khả năng phát triển tốt, có ít
nhất 1 năm, có khả năng phát triển tốt, có ít nhất 10% cổ phiếu được phát
hành ra cơng chúng, thì được niêm yết ở Bảng 2
Các chứng khốn có đủ tiêu chuẩn niêm yết tại Bảng 1 khơng được đăng
ký giao dịch tại Bảng 2: chứng khoán ở Bảng 2 sau một thời gian nếu đủ điều
kiện thì được chuyển lên Bảng 1.
Có nội khác như phát hành chứng khốn ra cơng chúng, niêm yết, giao
dịch, thanh tốn bù trừ, đăng ký lưu ký, giám sát thanh tra…. được bổ sung
sửa đổi phù hợp và áp dụng cho cả hai bảng giao dịch
Các văn bản pháp lý khác bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luật tổ chức tín
dụng, Luật thương mại, Luật thuế, Luật kế tốn…. cần có sự đồng bộ và
thống nhất với Luật chứng khoán. Trước mắt cần bổ sung và hoàn chỉnh các
quy định về quản lý tài chính doanh nghiệp, kế tốn, chính sách thuế và quản
lý ngoại hối (liên quan đến đầu tư của bên nước).
17
2.2.2.Tạo hàng hố có chất lượng cho thị trường chứng khốn.
Thị trường chứng khốn địi hỏi có những doanh nghiệp lớn, làm ăn có
hiệu quả đưa cổ phiếu của mình lên niêm yết và giao dịch trên trung tâm giao
dịch chứng khốn, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững cho thị trường, tạo lòng
tin cho các nhà đầu tư. Để thực hiện được điều đó địi hỏi các Bộ, ngành cần
phải có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc phối kết hợp giữa tiến trình cổ
phần hóa với sự phát triển thị trường chứng khoán cụ thể như sau:
Bộ tài chính trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 44/1998/NĐ - CP về cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm khắc phục những trở ngại về cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.
Lựa chọn những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả đê cổ phần
hố gắn với việc đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cải tiến lại cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp, cải tiến phương thức
bán cổ phần theo hướng giành một tỷ lệ nhất định để bán ra công chúng thông
qua đấu thầu hoặc bảo lãnh phát hành.
Thống nhất tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngồi được
mua cổ phiếu khi cổ phần hố và tỷ lệ nắm giữ khi đầu tư trên thị trường
chứng khoán.
Thống nhất mẫu cổ phiếu, từng bước thực hiện phi vật chất hoá cổ phiếu
và quy định về đại lý chuyển nhượng cổ phiếu đối với công ty cổ phần
Tăng cường công tác quản trị công ty, nhất là quản trị công ty cổ phần
niêm yết cần được quan tâm hơn. Chính phủ cần ban hành Nghị định về quản
trị cơng ty, trên cơ sở đó, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước hướng dẫn thơng lệ
tốt nhất về quản trị công ty cho các tổ chức phát hành và niêm yết.
Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khốn
cần xem xét hồn chỉnh quy trình xét duyệt hồ sơ phát hành, đăng ký niêm yết
để vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ, vừa đảm bảo thuận tiện cho các doanh
18
nghiệp giảm bớt thư tục hành chính. Đối với các cổ phiếu niêm yết trên Bảng
1 thực hiện chế độ niem yết. Đối với cổ phiếu niêm yết trên Bảng 2 thực hiện
chế độ đăng ký giao dịch với các thủ tục đơn giản hơn, nhưng vẫn phải đảm
bảo yêu cầu quản lý.
2.2.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng các tổ chức tài chính trung gian
Thị trường chứng khốn phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào
các tổ chức tài chính trung gian, vì ngun tắc hoạt động của thị trường chứng
khoán là thực hiện qua các tổ chức tài chính trung gian. Để phát triển hệ
thống này cần phải:
Mở rộng phạm vi hoạt động của các cơng ty chứng khốn cho phép thành
lập thêm cơng ty chứng khoán mới và cho phép mở chi nhánh ở các tỉnh,
thành phố lớn.
Các cơng ty chứng khốn vừa và nhỏ là thành viên giao dịch Bảng 1 vừa
là thành viên thị trường Bảng 2.
Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơng ty chứng khốn, tập trung chủ
yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ hành nghề chứng
khốn. Đội ngũ này cần phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo
đức nghề nghiệp cao.
Thành lập thêm các tổ chức tài chính trung gian khác như các công ty
quản lý quỹ, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cho phép các cơng ty kiểm tốn
nước ngồi được tham gia kiểm tốn các tổ chức phát hành niêm yết và kiểm
toán các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán. Cần xem xét lại điều kiện
thành lập và mơ hình tổ chức hoạt động của cơng ty quản lý quỹ cũng như
quỹ đầu tư chứng khoán theo hai hình thức là đầu tư tập thể và đầu tư chứng
khốn theo hai hình thức là đầu tư tập thể và đầu tư tư nhân.
19
Hồn chỉnh chế độ quản lý tài chính, kế tốn đối với các tổ chức tài chính
trung gian và nghiên cứu khả năng khả năng tiếp tục thực hiện chinh sách ưu
đãi về thuế phí cho các đối tượng này. Cơ chế dự phịng giảm giá chứng
khốn là một nội dung đáng được quan tâm đối với các nhà đầu tư chứng
khoán trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
2.2.4. Xây dựng hệ thống giao dịch mới đáp ứng yêu cầu phát triển của
thị trường.
Hệ thống giao dịch có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức vận hành
thị trường. Hệ thống này phải đáp ứng được yêu cầu giao dịch Bảng 1 và giao
dịch ở Bảng 2; đồng thời tăng cường các chức năng khác của hệ thống giao
dịch như: cơng bố thơng tin, thanh tốn bù trừ, lưư ký giám sát giao dịch.
Trung tâm giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh, hiện đang triển khai dự
án đầu tư xây dựng hệ thống giao dịch mới, cần đẩy nhanh tiến độ để đưa hệ
thống này vào sử dụng trong thời gian sớm nhất. Trung tâm giao dịch chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống giao
dịch Bảng 1, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cần sắp xếp lại tổ
chức bộ máy, làm rõ chức năng nhiệm vụ theo hướng trực tiếp quản lý và vận
hành hệ giao dịch Bảng 2. Hai hệ thống này được xây dựng trên một nền tảng
thống nhất và kết nối với nhau, tạo thành hệ thống giao dịch chứng khốn
hồn chỉnh trong cả nước. Trên cơ sở thống nhất hoạt động của thị trường,
từng bước nâng cao vai trò độc lập của trung tâm giao dịch chứng khoán để
nâng cấp thành Sở giao dịch chứng khoán khi hội đủ điều kiện. Từ việc xác
định mơ hình hố giao dịch của hai Trung tâm cần suy nghĩ đến khả năng
thành lập một trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ thống nhất.
20