DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
VIỆT NAM (VAE) 5
1 Quá trình hình thành và phát tri n c a Công ty VAE.ể ủ 5
2 T ch c b máy qu n lý c a Công ty VAEổ ứ ộ ả ủ 6
2.1 c thù v t ch c b máy qu n lý t i Công ty. Đặ ề ổ ứ ộ ả ạ 6
2.2 Ch c n ng nhi m v các phòng ban trong Công ty VAEứ ă ệ ụ 8
3 K t qu kinh doanh và tình hình tài chính c a Công ty VAEế ả ủ 9
4 c i m quy trình ki m toán chung c a công ty.Đặ đ ể ể ủ 11
4.1 L p k ho ch ki m toán.ậ ế ạ ể 11
4.2 Th c hi n ki m toán.ự ệ ể 14
4.3 K t thúc ki m toán.ế ể 14
5 Các lo i hình d ch v và chi n l c phát tri n c a Công tyạ ị ụ ế ượ ể ủ 14
5.1 M c tiêu kinh doanh và các l nh v c kinh doanh c a Công tyụ ĩ ự ủ 14
5.2 Th tr ng khách hàng c a công ty VAE. ị ườ ủ 16
Ki m tra s d ti n m t và ti n g i ngân hàngể ố ư ề ă ề ử 37
Ki m tra tài kho n ti n ang chuy nể ả ề đ ể 38
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 5
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
VIỆT NAM (VAE) 5
1 Quá trình hình thành và phát tri n c a Công ty VAE.ể ủ 5
2 T ch c b máy qu n lý c a Công ty VAEổ ứ ộ ả ủ 6
2.1 c thù v t ch c b máy qu n lý t i Công ty. Đặ ề ổ ứ ộ ả ạ 6
2.2 Ch c n ng nhi m v các phòng ban trong Công ty VAEứ ă ệ ụ 8
3 K t qu kinh doanh và tình hình tài chính c a Công ty VAEế ả ủ 9
4 c i m quy trình ki m toán chung c a công ty.Đặ đ ể ể ủ 11
4.1 L p k ho ch ki m toán.ậ ế ạ ể 11
4.2 Th c hi n ki m toán.ự ệ ể 14
4.3 K t thúc ki m toán.ế ể 14
5 Các lo i hình d ch v và chi n l c phát tri n c a Công tyạ ị ụ ế ượ ể ủ 14
5.1 M c tiêu kinh doanh và các l nh v c kinh doanh c a Công tyụ ĩ ự ủ 14
5.2 Th tr ng khách hàng c a công ty VAE. ị ườ ủ 16
Ki m tra s d ti n m t và ti n g i ngân hàngể ố ư ề ă ề ử 37
Ki m tra tài kho n ti n ang chuy nể ả ề đ ể 38
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, kiểm toán đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt
động kiểm toán, mặc dù rất mới nhưng đã có một vị trí không thể thiếu trong
nền kinh tế và tất yếu sẽ xuất hiện nhiều loại hình kiểm toán khác nhau. Ở
Việt Nam, dịch vụ kiểm toán rất phát triển, nó được coi là một dịch vụ mang
tính chuyên nghiệp cao, có ý nghĩa lớn trong việc tạo lập môi trường kinh
doanh minh bạch và hiệu quả. Tuy hoạt động kiểm toán chỉ mới được phát
triển ở nước ta mấy năm từ khi cơ chế đổi mới, nhưng đã có một vị trí không
thể thiếu được trong nền kinh tế nhất là kiểm toán tài chính. Vì kiểm toán tài
chính là hoạt động cơ bản, nó xác định tính trung thực, hợp lý và bày tỏ ý kiến
về các bản khai tài chính của các thực thể kinh tế do kiểm toán viên có trình
độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận dựa trên hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Hoạt động kiểm toán độc lập hình thành và phát triển cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, và đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt
động kinh doanh và nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp. Từ khi
Nghị định số 105 ngày 30/3/2004 của Chính phủ ra đời, đã mở ra một thị
trường to lớn cho các công ty kiểm toán và cũng sau Nghị định này ra đời do
nhu cầu về kiểm toán độc lập của các doanh nghiệp nên đã tạo điều kiện các
công ty kiểm toán ngày càng phát triển. Tuy nhiên, kiểm toán tài chính vẫn
được xem là một dịch vụ quan trọng và có triển vọng phát triển trong nền
kinh tế thi trường, vì đối tượng của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài
chính, bộ phận quan trọng của bản khai này là các báo cáo tài chính do các
nhà doanh nghiệp lập ra và được quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau để
đưa ra các quyết định phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, cũng như trong
công tác quản lý.
3
Là sinh viên chuyên ngành kiểm toán, được trang bị những kiến thức
cơ bản về kiểm toán và hiểu sâu hơn về loại hình hoạt động kiểm toán độc
lập, trong lĩnh vực tư vấn kiểm toán, dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam, em đã
từng bước tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty, tìm hiểu về chương
trình kiểm toán chung và quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán và công
tác kế toán của công ty. Các vấn đề em tìm hiểu về công ty được trình bày
trong chuyên đề thực tập tổng hợp bao gồm các nội dung sau:
Chương I : Tổng quan chung về Công ty TNHH Kiểm toán và Định
giá Việt Nam
Chương II : Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Kiểm toán
và Định giá Việt Nam
Chương III: Khái quát quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động
của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.
Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tổng hợp này, em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo Th.s, KTV Trần Mạnh Dũng và các cô chú, anh chị tại Công
ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt nam đã tận tình hướng dẫn. Do còn hạn
chế về năng lực và trình độ chuyên môn nên trong bài còn nhiều sai sót. Vì
vậy, em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giúp đỡ
em hoàn thiện bài viết của mình hơn.
4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty VAE.
Tên công ty : Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Tên tiếng Ạnh : Vietnam Auditing and Evaluation limited company
Tên giao dịch : VAE
Văn phòng chính tại Hà Nội : Tầng 11, toà nhà Sông Đà, 165 Cầu
Giấy, Hà Nội
Tel : 844.2670492
844.2670491
Email : vae
Công ty được thành lập dựa trên cơ sở giấy chúng nhận kinh doanh số
0103000692 ngày 21/12/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp. Qua 5
năm hoạt động công ty đã thay đổi tên nhiều lần và có thể chia ra làm ba giai
đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn đầu: được tính từ ngày 21/12/2001 đến đầu năm 2004. Công ty
VAE là công ty cổ phần và thuộc quyền sở hữu của các cổ đông và có trụ sở
tại: 466 Nguyễn Trí Thanh quận Đống Đa Thành Phố Hà Nội. Với vốn điều lệ
là một tỷ đồng, Công ty có khoảng 10 nhân viên, cơ sở vật chất của công ty
chưa có nhiều nên công ty còn gặp nhiều khó khăn. Từ khi thành lập đến nay
công ty đã thay đổi 6 lần giấy phép kinh doanh do tăng các loại hình dịch vụ
cung cấp, do thay đổi trụ sở chính, thay đổi vốn điều lệ. Trong thời gian này
công ty quản lý theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau như kiểm toán tài
chính, tư vấn và định giá, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản.
5
Năm 2002, để thuận lợi cho việc hoạt động và mở rộng quy mô, công
ty chuyển trụ sở đến số nhà 5 dãy D số 142 Đường Đội Cấn, phường Đội Cấn,
Quận Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, tuy nhiên đây vẫn là trụ sở đi thuê. Năm
2003 công ty từng bước ổn định và kinh doanh mở rộng hơn.
Giai đoạn sau: 30/03/2004 Chính Phủ ban hành nghị định số 105 đã tạo
điều kiện thuận lợi về thị trường cho các công ty kiểm toán, để đáp ứng nhu
cầu của thị trường cũng như để tạo môi trường làm việc ổn định cho cán bộ
công nhân viên với mục đích lâu dài, công ty đã mua trụ sở tai tầng 11 Toà
nhà Sông Đà, số 165 Đường Cầu Giấy, Hà Nội, đây là trụ sở chính của công
ty. Cũng trong thời gian này, để phục vụ cho việc mở rộng thị trường công ty
tăng vốn điều lệ lên 2 tỷ đồng, và công ty cũng thay đổi tổ chức quản lý đó là
thực hiện khoán doanh thu, khoán các khoản chi phí chi điện thoại, khoán quỹ
lương về các phòng nghiệp vụ. Điều này làm tăng hiệu quả công việc và nâng
cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên.
Đến 01/10/2006, Công ty chuyển sang Công ty TNHH nhiều thành
viên, cơ cấu tổ chức theo Luật doanh nghiệp, nhưng chức năng các phòng
nghiệp vụ vẫn giữ như cũ. Công ty đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong
nước: Thành Phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hà Giang. Hiện nay vốn điều lệ của
Công ty là khoảng 3 tỷ đồng và Công ty nằm trong 12 công ty kiểm toán có
khả năng được thẩm định giá trị của một doanh nghiệp.
2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty VAE
2.1 Đặc thù về tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Để tạo điều kiện phát triển công ty ngày càng lớn mạnh trong những
năm tới, công ty đã dần thay đổi và hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng
mới, với nguyên tắc tổ chức của Công ty VAE tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật.
6
+ Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Hội đồng thành viên. Ban
kiểm soát được lập từ thành viên của Hội đồng.
+ Tổng giám đốc công ty do Hội đồng thành viên bầu và miễn nhiệm
và là người điều hành kinh doanh của công ty. Các Phó giám đốc và kế toán
trưởng do Tổng giám đốc chỉ định và được phê chuẩn bởi Hội đồng thành
viên.Sau đây là Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty
CÁC VĂN PHÒNG
ĐẠI DIỆN
TP HỒ
CHÍ
MINH
HỘI ĐỒNG THÀNH
VIÊN
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC
HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ I
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ II
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ III
SƠN LAHÀ
GIANG
PHÒNG
TỔNG
HỢP
7
2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong Công ty VAE
◊ Hội đồng thành viên: gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao
nhất của Công ty, có quyền quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch phát
triển hàng năm của công ty, quyết định các mức lương thưởng và lợi ích khác
đối với Chủ tịch hội đồng thành viên, có quyển bầu, bãi nhiệm Chủ tịch hội
đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của hội
đồng thành viên là hai năm.
◊ Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc do hội đồng thành viên bầu chọn, là
người trực tiếp điều hành các hoạt động hằng ngày, phụ trách tài chính, tổ
chức phòng nghiệp vụ II, tổng hợp điều hành công ty theo đúng nghị quyết
của Hội đồng thành viên và của Ban Giám đốc.
◊ Các Phó tổng giám đốc: là người phụ trách từng phòng ban nghiệp
vụ, các văn phòng đại diện của công ty. Các Phó Tổng giám đốc sẽ thay mặt
Tổng Giám đốc, giải quyết một số công việc khi Tổng Giám dốc vắng mặt.
Hai Phó Tổng Giám đốc, mỗi người chịu một lĩnh vực tài chính và xây dựng.
◊ Hội đồng khoa học: Bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc
tham mưu cho Hội đồng thành viên và Ban giám đốc công ty trong việc đưa
ra những quyết định kinh doanh. Hội đồng khoa học còn tham gia vào việc cải
tiến và hoàn thiện quy trình kiểm toán, tham gia đào tạo các cán bộ công nhân
viên của công ty.
◊ Các phòng nghiệp vụ của công ty: Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện
các hợp đồng kinh doanh, trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và
tạo lợi nhuận cho công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc.
Tại mỗi phòng nghiệp tổ chức theo phương thức bổ ngang tức là trong một
phòng đều cung cấp các dịch vụ kiểm toán tài chính, kiểm toán quyết toán
vốn đầu tư, tư vấn…
8
◊ Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp bao gồm bộ phận kế toán và bộ
phận hành chính. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc quản lý
mọi hoạt động tài chính của công ty, kiểm tra việc thực hiện các chỉ têu tài
chính, bộ phận kế toán theo dõi và quản lý tài sản của công ty, các nguồn lực
của công ty…Bộ phận hành chính làm nhiệm lễ tân, tiếp khách hàng, kiểm
tra, quản lý các giấy tờ công văn được chuyển đến công ty và thông báo cho
những người có liên quan
Các văn phòng đại diện của công ty tại các tỉnh và thành phố, có nhiệm vụ
giao dịch và khai thác khách hàng, ký kết hợp đồng. Khi các hợp đồng đã
được ký kết công ty sẽ phân công các nhân viên phù hợp tại trụ sở để tiến
hành công việc.
3 Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty VAE
Từ khi được thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển cả
về quy mô và chất lượng dịch vụ, nhất là từ khi chuyển sang công ty TNHH
nhiều thành viên doanh thu cũng như uy tín của công ty ngày càng lớn và đã
có một vị thế trong các công ty kiểm toán độc lập. Thể hiện trước hết là doanh
thu của công ty không ngừng tăng lên nhanh chóng, có năm tăng đột biến cụ
thể ta có bảng cơ cấu doanh thu của công ty:
(Đơn vị : 1.000 đồng )
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
4.115.687 12.000.445 13.000.000
2.Giá vốn hàng bán 2.150.315 8.900.540 9.190.000
3.Thuế TNDN 290.000 560.050 450.150
4.Lợi nhuận sau thuế 1.189.424 2.150.860 2.225.370
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt của công ty
(số liệu lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
9
Qua số liệu ta thấy doanh thu của công ty tăng khá nhanh trong năm
2005 so với năm 2004 là hơn 7 tỷ đồng, tương đương với tăng 291%, nguyên
nhân tăng nhanh trong năm 2005 là do thị trường của công ty mở rộng, hiệu
quả của quản lý theo cơ chế mới. Mặt khác Chính phủ ban hành Quyết Định
105 cũng ảnh hưởng lớn đến các công ty kiểm toán, về mặt mở rộng thị
trường cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán.Một ảnh
hưởng không nhỏ tới doanh thu của công ty là: hiện nay các công ty Nhà
Nước đang trong quá trình cổ phần hoá vì thế dịch vụ định giá phát triển, làm
cho doanh thu của công ty trong lĩnh vực này tăng lên, hơn nữa nhu cầu về
thay đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp trên thị trường cũng làm cho dịch vụ
định giá tài sản tăng lên, dịch vụ định giá được xem như thế mạnh của công
ty. Thêm vào đó là do sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh
nghiệp không ngừng cải thiện chất lượng quản lý nên dịch vụ về tư vấn cũng
tăng, góp phần làm tối đa hoá lợi ích của nhà nước và của doanh nghiệp.
Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của công ty, trong năm mới hoạt động do
còn mới tiếp xúc với thi trường, nên khách hàng chưa nhiều ảnh hưỡng đến
doanh thu và đời sống công nhân viên tại công ty. Tuy nhiên, gần đây công ty
đã hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích không nhỏ cho công nhân viên ở
công ty. Từ năm 2003 mức lương của nhân viên liên tục tăng cụ thể ta có
bảng sau:
(đơn vị: VND)
chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Mức lương trung bình 2.800.000 4.200.000 4.500.000
Bảng 1.2: mức lương trung bình của công ty
(số liệu được lấy từ báo cáo tổng kết các năm)
Hàng năm, đội ngũ công nhân viên của công ty tăng khoảng 20 người,
công ty có đội ngũ công nhân viên lớn mạnh, có chuyên môn cao và thường
10
xuyên được đào tạo để tiếp thu những quy định, chính sách mới của Nhà nước
và các cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay trong công ty dao động trong khoảng
100 người, năm 2005 có 10 người có chứng chỉ quốc gia, trong năm 2006 số
chứng chỉ được tăng lên là 12 người, cùng với nhân viên nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực kiểm toán và các nhân viên được đào tạo chứng chỉ về định
giá. Ngoài ra, công ty còn luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên tạo điều
kiện cho học tập thêm, nghiên cứu thêm về nghiệp vụ của bản thân không
ngừng nâng cao trình độ, để tư vấn hoặc chuyên gia cho khách hàng đúng
mục đích và năng lực, chuyên môn.
4 Đặc điểm quy trình kiểm toán chung của công ty.
Trong mỗi công ty sẽ có quy trình kiểm toán của riêng mình, một quy
trình khoa học và chất lượng sẽ tạo thành công bước đầu cho cuộc kiểm toán.
Do vậy, công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã có chương trình
kiểm toán chung cụ thể, khoa học, hiệu quả và phù hợp với công ty.
Quy trình kiểm toán công ty gồm các bước sau:
4.1 Lập kế hoạch kiểm toán.
Bước đầu một cuộc kiểm toán được đánh dấu của việc ký kết hợp đồng
kiểm toán, bên khách hàng sẽ gửi Thư mời kiểm toán và được chấp thuận của
công ty kiểm toán. Sau đó, tiến hành ký kết cung cấp dịch vụ cho khách hàng
và để ký một hợp đồng với khách hàng công ty phải căn cứ vào khả năng của
mình và nhu cầu của khách hàng, đồng thời công ty phải xem xét uy tín, danh
tiếng của công ty thực hiện hợp đồng đó. Trước khi ký kết hợp đồng kiểm
toán với khách hàng, công ty kiểm toán sẽ xem xét mục đích của cuộc kiểm
toán của khách hàng để có định hướng sơ bộ ban đầu cho hợp lý. Nếu công ty
thấy có thể chấp nhận được hợp đồng, công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm
toán.
11
Kế hoạch kiểm toán đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể được các chủ
nhiệm kiểm toán lập khi đã tiến hành khảo sát sơ bộ về khách hàng, kế hoạch
này được lập căn cứ vào chương trình kiểm toán chung của công ty.
Bước đánh giá rủi ro kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm toán đánh giá chủ
yếu thông qua kinh nghiệm của họ và căn cứ vào cuộc kiểm toán đối với các
công ty hoạt động cùng lĩnh vực với khách hàng mà công ty đã kiểm toán
trước đó. Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán xem xét đến tính hoạt động liê tục của
công ty khách hàng dể đưa ra ý kiến cho phù hợp, làm giảm rủi ro kiểm toán
cho công ty. Cũng trong giai đoạn này, các chủ nhiệm kiểm toán phân công
các kiểm toán viên thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn của từng
người.
Từng khoản mục sẽ được công ty xây dựng kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Khi bắt đầu kiểm toán một khoản mục công ty đưa ra một số lưu ý đối với
kiểm toán viên được phân công thực hiện khoản mục đó, đồng thời xem xét
các mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này, các công việc mà kiểm toán
viên cần thực hiện đối với khoản mục cần kiểm toán:
+ Một là: Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng
đối với các khoản mục đang kiểm toán đối với từng khoản mục cụ thể. Do
khách hàng là da dạng, nên kiểm toán viên phải vận dụng linh hoạt chương
trình kiểm toán đã xây dựng để đạt được hiệu quả cao nhất cho cuộc kiểm
toán. Trong bước đánh giá này công ty thường xem xét việc thực hiện các
chính sách, các quy chế quản lý đối với các khoản mục, xem xét việc ghi chép
kế toán có tuân thủ chế độ kế toán và các quy định có liên quan đang có hiệu
lực hay không. Ngoài ra kiểm toán viên có thể xem xét các dấu hiệu của sự
phê duyệt của các nhà quản lý công ty khách hàng.
12
+ Hai là: Phân tích soát xét.
So sánh số dư các khoản mục trong năm tài chính đang đựơc kiểm toán
với tổng số dồn tích phát sinh trong kỳ, hoắc với số dư cùng kỳ năm trước.
Kiểm toán viên có thể so sánh thêm các chỉ tiêu các khoản mục với
tổng số các khoản mục, hoặc tính toán phân tích các tỷ suất trong một số
khoản mục đặc biệt như tài sản, doanh thu, phải thu, phải trả…, phân tích xem
xét tính phù hợp các khoản mục, và so với tình hình chung qua các năm sự
biến động bất thường của khoản mục nghi vấn.
+ Ba là: Kiểm tra chi tiết.
Trong bước công việc này kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết dối
với các khoản mục cụ thể để tìm và soát xét sai phạm. Đây là công việc chủ
yếu của một cuộc kiểm toán và chiếm tỷ trọng lớn trong thời gian để thực
hiện một cuộc kiểm toán cụ thể:
Kiểm toán viên tiến hành đối chiếu các số liệu trên các sổ sách kế toán
của khách hàng với nhau để kiểm tra. Xem xét. Nếu số lượng quá lớn, kiểm
toán viên có thể thực hiện chọ mẫu để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ và hợp
lý của việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh. Đối với các khoản mục cụ thể,
công ty đều xây dựng thủ tục rà soát đối ứng để tìm và kiểm tra các đối ứng
bất thường. Khi thực hiện kiểm tra chi tiết các kiểm toán viên yeu cầu khách
hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ càn thiết cho công việc của mình và mọi
phát hiện của kiểm toán viên đều phải được ghi chép đầy đủ, đây sẽ là cơ sở
để đưa ra ý kiến kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán chung có hướng
dẫn chi tiết, cụ thể. Thông qua việc kiểm tra chi tiết này để kiểm toán viên
cũng có thẻ đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng.
Các thủ tục kiểm toán bổ sung cũng được công ty xây dựng cho từng
khoản mục, để kiểm toán viên khi thấy cần thiết sẽ áp dụng kinh hoạt thr tục
13
này, chánh việc kiểm toán viên tự ý đưa ra những thủ tục bổ sung không cần
thiết.
4.2 Thực hiện kiểm toán.
Công ty tiến hành thực hiện cuộc kiểm toán trên cơ sở kế hoạch kiểm
toán đã được xây dựng trước. Các kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các
bước công việc trong kế hoạch kiểm toán đã lập. Khi thực hiện các kiểm toán
viên không được tự ý thay đổi kế hoạch đã xây dựng trừ một số trưòng hợp
đặc biệt nhưng phải có sự phê chuẩn của chủ nhiệm kiểm toán, sau khi đã
thoả thuận với khách hàng. Đối với các sự kiện phát sinh trong quá trình thực
hiện kiểm toán mà không có trong kế hoạch kiểm toánthì đều phải được báo
cáo cho chủ nhiệm kiểm toán để có hướng giả quyết phù hợp, và phải có căn
cứ ghi chép đầy đủ.
4.3 Kết thúc kiểm toán.
Qua các bước trên, kiểm toán viên căn cứ vào bằng chứng kiểm toán
thu được, Sau khi thực hiện các công việc, kiểm toán viên đưa ra kết luận của
mình cho từng khoản mục kiểm toán, các chủ nhiệm kiểm toán tập hợp các ý
kiến của kiểm toán viên trong từng phần hành và lập báo cáo kiểm toán. Các
kết luận mà kiểm toán viên đưa ra, phải dựa trên khía cạnh trọng yếu của các
khoản mục. Ngoài ra, công ty còn lập các thư quản lý cho khách hàng nhằm
hoàn thiện công tác kế toán và quản lý cho khách hàng, cung cấp đầy đủ
những yêu cầu của khách hàng.
5 Các loại hình dịch vụ và chiến lược phát triển của Công ty
5.1 Mục tiêu kinh doanh và các lĩnh vực kinh doanh của Công ty
∗ Mục tiêu hoạt động của công ty được xây dựng nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ tốt nhất, chiếm được sự hài lòng của khách hàng:
• Góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả,
giúp cho các đơn vị kinh tế có được BCTC đúng đắn.
14
•Tăng cường tích luỹ phát triển kinh doanh
•Không ngừng nâng cao lợi ích của các thành viên
•Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước
∗ Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Xuất phát từ mục tiêu chiến lược của công ty, nên phần cung cấp dịch
vụ cho khách hàng cũng mang những nét đặc trưng riêng của mình, cụ thể
Công ty kiểm toán và định giá Việt nam chuyên cung cấp một số dịch vụ sau:
• Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuế: kiểm toán độc lập báo cáo tài
chính, kiểm toán xác nhận báo cáo số lượng, tỷ lệ nội địa hoá chất sản phẩm,
xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ…
• Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản: kiểm toán báo cáo quyết toán
vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành của các dự án, kiểm toán xác định giá
tri quyết toán công trình, kiểm toán báo cáo tài chính hành năm của Ban quản
lý dự án, kiểm toán xác định giá trị quyết toán vốn đầu tư.
• Dịch vụ kiểm toán dự án: kiểm toán độc lập, soát xét hệ thống kiểm
soát nội bộ, kiểm soát tuân thủ của dự án, đánh giá khả năng thực hiện dự án
và hướng dẫn quản lý dự án…
• Dịch vụ đánh giá lại tài sản: định gái tài sản, vốn góp kinh doanh, sát
nhập, giải thể doanh nghiệp, định giá tài sản thế chấp, chuyển nhượng, mua,
thuê tài sản.
• Dịch vụ tư vấn kinh doanh: tư vấn về chính sách kinh tế hiện hành; tư
vấn quản lý sản xuất; phân tích kế hoạch kinh doanh; xem xét hoạt động thoả
thuận kinh doanh; giúp thành lập văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam; giúp
đàm phán ký kết hợp đồng; lập kế hoạch chiến lược, dào tạo và hội thảo.
• Dịch vụ tư vấn đầu tư: tư vấn tìm hiểu đánh giá thị trường, định
hướng đầu tư, tư vấn tổng dự toán; tư vấn hồ sơ mời thầu; tư vấn quá trình
đấu thầu…
15
• Dịch vụ tư vấn chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế
(phục vụ cho hợp nhất báo cáo với công ty mẹ).
5.2 Thị trường khách hàng của công ty VAE.
Khách hàng tại công ty rất đa dạng và số lượng tương đối lớn như:
+ Các doanh nghiệp Nhà Nước: điển hình là các đơn vị thành viên của
tổng công ty Bưu chính Việt Nam, tổng công ty Than Việt Nam, tổng công ty
Dệt may Việt Nam, tổng công ty Hoá chất Việt Nam…
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty khí Công
nghiệp Bắc Việt Nam, Công ty Glass Tech Internationnal INC (100% vốn
nước ngoài)…
+ Các dự án do chính phủ của các tổ chức quốc tế tài trợ: Dự án hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMITH- STIFFING – CHLB Đức…
Với chiến lược phát triển khách hàng của công ty bằng việc mở rộng
thêm chi nhánh ở các tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam, các chi nhánh này có
nhiệm vụ giao dịch và ký kết hợp đồng, tại mỗi trụ sở đều có nhân viên quản
lý và phụ trách khai thác khách hàng. Đây là một đặc điểm cung cấp dịch vụ
khách hàng đem lại hiệu quả không nhỏ cho công ty, tính đến năm 2006 thì
khách hàng tăng lên nhanh chóng, có một số dữ liệu về khách hàng về công ty
như sau:
Loại hình doanh nghiệp số lượng khách hàng
( con số tương đối)
Doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị thành
viên
65
16
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 18
Doanh nghiệp liên doanh 15
Các dư án 9
Các công trình xây dựng 26
Các công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp 35
Bảng 1.3: Bảng phân loại khách hàng của công ty năm
Công ty luôn có phương trâm hoạt động là:” chất lượng phải đi kèm
với số lượng”. Do vậy, ngoài việc tăng số lượng các dịch vụ cung cấp công ty
còn không ngừng phát triển năng lực phù hợp với công việc.
Để khách hàng tìm hiểu thông tin về công ty được kịp thời, công ty
thựuc hiện việc phát triển khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Đối với khách hàng mới: công ty giới thiệu năng lực và giới thiệu các
loại hình dịch vụ, mà công ty có khả năng cung cấp qua hồ sơ chào bán, qua
đó khách hàng có thể tìm hiểu dịch vụ mình đang cần một cách nhanh chóng.
+ Đối với khách hàng cũ: công ty không ngừng tạo niềm tin cho khách
hàng, thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán
trước, và các ưu đãi riêng với từng đối tượng.
+ Các khách hàng do quen biết, công ty sẽ đi sâu nghiên cứu xem
khách hàng cần dịch vụ gì để tư vấn, giới thiệu các năng lực của công ty.
+ Phối hợp các công ty tài chính khác để giới thiệu khách hàng cho
nhau: giới thiệu cho các công ty tài chính các dịch vụ mà công ty không có,
đồng thời được các công ty khác giới thiệu cho khách hàng cần dịch vụ của
mình.
Từ những cố gắng của lãnh đạo và nhân viên trong công ty, nên số
lượng khách hàng của công ty qua các năm đều tăng, cụ thể ta có bảng khách
hàng năm 2006 như sau:
17
Các loại dịch vụ cung cấp Số lượng khách hàng
năm 2006
Kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư
xây dựng cơ bản
172
Kiểm toán báo cáo tài chính 84
Dịch vụ tư vấn 5
Dịch vụ định giá 41
Dịch vụ nội địa hoá 3
Bảng 1.4: Bảng phân loại khách hàng năm 2006
( số liệu lấy từ báo cáo tổng kết năm)
Như vậy, công ty đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng của mình: từ chất lượng đến khả năng phục vụ khách hàng nhằm
tăng số lượng khách hàng. Đây là, một cố gắng rất lớn từ phía người lãnh đạo
cũng như nhân viên của Công ty.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY VAE
1 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho toàn bộ Công ty VAE
18
1.1 Các quy định chung của Công ty VAE về kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán
Để chất lượng hoạt động kiểm toán được thoả mãn ở mức cao nhất,
công ty VAE đã xây dựng cho mình một hệ thống qui định về CLHĐKT. Hệ
thống qui định phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực
kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận liên quan đến tính độc lập của
KTV, lưu trữ hồ sơ, trình bày Báo cáo kiểm toán, hay lập kế hoạch kiểm
toán…Đồng thời các qui đinh này được dựa trên các qui định của Bộ Tài
Chính về KSCL HĐKT. Nội dung của các qui định đã được Công ty xây
dựng tập trung vào các vấn đề sau: tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề
nghiệp của các nhân viên trong Công ty; kiểm soát khách hàng và ký kết hợp
đồng; công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên; quy trình và kỹ thuật kiểm
toán và hồ sơ kiểm toán; sử dụng ý kiến chuyên gia.
Qui định thứ nhất: Tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của các
nhân viên trong Công ty
Tính tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp được qui định rõ trong
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220” kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán” như sau: cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán
phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, gồm: độc lập,
chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tư
cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn”. Do đây là phần nội
dung mang tính trừu tượng nên có thể áp dụng cao đối với các công ty kiểm
toán, nên Công ty đã cụ thể hoá thành các qui định về quyền sử dụng thông
tin, quy định về đánh giá kiểm toán viên, quy định về cung cấp dịch vụ, quy
định về kiểm soát.
Quy định về quyền sử dụng thông tin: Theo quy định thì các văn bản
của công ty được đăng tải dưới một hình thức chung và nhanh chóng, để toàn
19
bộ nhân viên có thể đọc và cập nhật một cách sớm nhất về tính độc lập với
khách hàng mình đang phụ trách.
Quy định về đánh giá kiểm toán viên: Định kỳ công ty thực hiện các
lớp đào tạo về tính độc lập của KTV. Sau mỗi khoá học, công ty tổng hợp kết
quả làm việc của KTV về việc thực hiện đúng nguyên tắc dân chủ, khách
quan, bí mật về khách hàng mà KTV thực hiện, ngoài ra còn đánh giá sai sót
về nghiệp vụ trong quá trình hoạt dộng của họ.
Quy định về cung cấp dịch vụ: công ty không được phép cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ ngoài kiểm toán có thể gây ảnh hưởng tới đảm bảo
tính độc lập của KTV, và có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn nếu các dịch vụ
đảm bảo tính độc lập đối với KTV và Công ty (ví dụ như làm công tác kế toán
cho chính khách hàng đang thực hiện kiểm toán). Các dịch vụ mới khi cung
cấp cho khách hàng phải đảm bảo được kiểm soát và đánh giá kỹ theo các quy
định về tính độc lập hiện có tại Công ty.
Quy định về kiểm soát: Công ty thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để
đảm bảo hệ thống kiểm soát về tính độc lập và hệ thống kiểm soát khác hoạt
động tốt. Nếu các thành viên trong Công ty thực hiện đầu tư, bảo hiểm, hay
uỷ thác tín dụng thì thành viên phải đảm bảo các hoạt động bảo hiểm, đầu tư,
uỷ thác tín dụng của mình không liên quan đến khách hàng mà mình đang
kiểm toán.
Các quy định trên, được giám sát bởi các bộ phận phụ trách về Tính
tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp của KTV mà Ban giám đốc chỉ định. Việc
đánh giá chất lượng HĐKT mà Công ty đã quy định trên đây cũng đã góp
phần làm tăng hiệu quả của các cuộc kiểm toán.
Quy định thứ hai: Kiểm soát khách hàng và ký kết hợp đồng
Việc đánh giá khách hàng, đánh giá RR thực hiện hợp đồng kiểm toán
là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo CLKT. Do vậy trước khi chấp nhận
20
một hợp đồng kiểm toán, các chủ nhiệm kiểm toán tiến hành đánh giá khách
hàng và đánh giá RR, tính tuân thủ đạo đức của KTV.
Đánh giá khách hàng là việc thực hiện các phương pháp nhằm đưa ra
các tài liệu phục vụ cho việc chấp nhận và thực hiện hợp đồng với khách
hàng. Số lượng các tài liệu cần thu thập phụ thuộc vào quy mô hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng kiểm toán.
Nội dung đánh giá khách hàng tập chung vào những phần như:
+ Tính độc lập của KTV
+ Khả năng hoạt động liên tục
+ Khả năng tranh chấp lợi ích giữa khách hàng và công ty
Kết quả đánh giá được trình bày rõ trong biên bản đánh giá về khách hàng
có chữ ký của các chủ nhiệm kiểm toán có liên quan. Biên bản đánh giá nhằm
đảm bảo Công ty tránh tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ giữa khách hàng
và Công ty, góp phần đánh giá RR, đảm bảo chất lượng kiểm toán.
Công tác đánh giá RR được tiến hành song song với thực hiện kiểm
toán để đưa ra các mức độ rủi ro gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát từ đó
xác định rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được khi ký kết hợp đồng kiểm
toán với khách hàng. Công việc đánh giá RR được ghi chép trên giấy tờ làm
việc mục số 100 trong hồ sơ kiểm toán. Nhiệm vụ của KTV phần này là thu
thập bằng chứng phục vụ cho đánh giá rủi ro.
Hệ thống 20 câu hỏi đánh giá rủi rokiểm toán, môi trường kiểm soát là
giấy tờ làm việc chủ yếu để kiểm toán viên thu thập các thông tin và đánh giá
RR. Đánh giá rủi ro là cơ sở để xây dựng chương trình kiểm toán và phạm vi
công việc các KTV tiến hành trong các bước tiếp theo.
ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ MÔI TRƯỜNG
KIỂM SOÁT
21
Thông qua thu thập bằng chứng và hiểu biết về môi trờng kiểm soát, KTV
phải tìm ra đợc các yếu tố rủi ro mà khách hàng phải gánh chịu dới đây, các
giải pháp khắc phục của khách hàng, từ đó xem xét mức độ ảnh hởng của
những yếu tố rủi ro và giải pháp khắc phục đó đến việc lập Báo cáo tài chính
và tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính, đến từng khoản mục của Báo
cáo tài chính:
Nội dung Có/Khô
ng
Mức độ ảnh hởng:đến
tính trung thực và hợp
lý của BCTC
Tha
m
chiế
u
Cao TBìn
h
Thấp
1. Các lĩnh vực có thể có rủi ro:
+ Rủi ro về thơng mại (hoa hồng, giảm giá )
+ Rủi ro về quản lý nhân viên
+ Rủi ro về đầu t, tài chính, công nghệ, nguồn
tài trợ
+ Rủi ro về các vấn đề xã hội.
+ Rủi ro vi phạm pháp luật
+ Sức ép về thực hiện kế hoạch lợi nhuận đối
với ban giám đốc
+ Sức ép về thời hạn lập xong báo cáo tài
chính (tháng, quý, năm)
+ Năng lực của ngời quản lý
+ Chênh lệch đáng kể giữa kế hoạch và thực
hiện
+ Khác
2. Đánh giá rủi ro:
+ Đánh giá rủi ro số d và mức độ sai sót tiềm
tàng
Căn cứ vào sự phân tích HTKSNB và Báo cáo
tài chính để xác định xem những tài khoản
nào phải gánh chịu những rủi ro cụ thể và đòi
hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc triển khai kế
hoạch kiểm toán của chúng ta.
+ Những rủi ro đã chỉ rõ bởi kinh nghiệm trớc
với khách hàng.
+ Tác động của rủi ro đối với những tài khoản
cụ thể.
22
+ Những rủi ro phát sinh do quy trình hạch
toán thiếu tin cậy.
+ Phơng pháp hạch toán các ớc tính kế toán,
hàng tồn kho, tài sản cố định
+ Những rủi ro khác đợc xác định trong quá
trình lập kế hoạch sơ bộ.
+ Những rủi ro gắn liền với các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh không đợc sử lý một cách có
hệ thống: những điều chỉnh cuối kỳ, chu kỳ
mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền
trong điều kiện kinh doanh bình thờng.
+ Những rủi ro gắn liền với các nghiệp vụ
kinh tế bất thờng (đến quyền lợi của BGĐ
mà số tiền không bình thờng)
+ Thanh lý nhợng bán tài sản, vật t mất mát
thiếu hụt khi kiểm kê, tiền phạt
Sau khi phân tích và đánh giá HTKSNB, hệ thống kế toán và các rủi ro KTV
có thể tin rằng rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào đánh giá của KTV
về rủi ro trong kiểm soát
Cao Trung bình
Sự đánh
giá của
KTV về
rủi ro
tiềm tàng
Cao Thấp Thấp Trung
bình
Trung binh
Thấp Trung bình
Cao
Thấp
Trung bình
Cao Cao
Bng 2.1: ỏnh giỏ ri ro kim toỏn v mụi trung kim soỏt
Vic chp nhn cung cp dch v kim toỏn c lp cho khỏch hng
c ỏnh giỏ bng Hp ng kim toỏn. hp ng kim toỏn l vn bn th
hin cam kt ca Cụng ty v quyn li v ngha v vi khỏch hng, liờn quan
n dch v kim toỏn c cung cp. Mt hp ng kim toỏn ti thiu phi
bao gm cỏc ni dung sau:
Xỏc nh v Cụng ty VAE
Xỏc nh v khỏch hng
Phm vi cụng vic
Hỡnh thc ra bỏo cỏo
23
Lịch trình công việc
Trách nhiệm của khách hàng
Phí kiểm toán và các điều khoản thanh toán
Giới hạn trách nhiệm khi có xảy ra tranh chấp
Luật pháp và các quy định pháp lý, kiện tụng
Khả năng có thể thay đổi điều khoản trong hợp đồng
Chữ ký của khách hàng và Công ty
Quá trình đánh giá và ký kết hợp đồng, được tiến hành chặt chẽ và tuân
thủ nghiêm túc để đảm bảo không có bất kỳ yếu tố nào dẫn đến rủi ro, hoặc
ảnh hưởng đến CLHĐKT.
Quy định thứ ba: Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên góp phần bảo đảm đội ngũ
KTV đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, đạo đức, kinh nghiệm bản
thân khi cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho khách hàng. Công ty quy
định công tác tuyển dụng và đầo tạo gồm các phần việc sau: Tiếp nhận nhân
viên, phát triển nghề nghiệp, bồi dưỡng và khen thưởng, luân chuyến cán bộ
và trao đổi nhân viên.
Hàng năm, Công ty tổ chức thi tuyển nhân viên gồm tuyển dụng KTV
và trợ lý kiểm toán, tất cả các nhân viên được tuyển vào Công ty phải trải qua
cuộc thi tuyển một chương trình dự thi bao gồm có hồ sơ kiểm tra về chuyên
môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính, tiếng anh. Sau khi các nhân viên
trải qua vòng một sẽ được chọn vào vòng hai: phỏng vấn trực tiếp. Về nội
dung thi loại theo vòng, sẽ đảm bảo cho Công ty có thể tuyển được những
nhân viên có đủ năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu về kiểm toán. Kết quả
thi tuyển được lập thành báo cáo gửi lên cho Tổng giám đốc phê duyệt.
Về tiêu chuẩn nhân viên chuyên nghiệp: Công ty cũng đặt ra những tiêu
chuẩn nhất định đối với nhân viên, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến CLKT
24
của Công ty. Cụ thể Công ty quy định nhân viên phải đạt những tiêu chuẩn
sau:
Đạt trình độ chuyên môn nhất định, tốt nghiệp từ Đại học trở lên
Tư cách đạo đức tốt, trung thực, độc lập, tháo vát, thận trọng, hiểu biết,
ham muốn nghề kiểm toán và tư vấn
Chấp nhận điều kiện làm việc lưu động, cường độ làm việc thêm giờ
nhiều
Ưu tiên người có kinh nghiệm thực tế phù hợp chuyên môn về kế toán
kiểm toán, tư vấn thuế và dịch vụ kế toán
Về đào tạo chuyên môn nghiệp vụ: để nâng cao uy tín và chất lượng
kiểm toán, Công ty nhận thức một cách rõ ràng mức độ quan trọng của trình
độ của nhân viên, và nó góp phần phát triển khách hàng của Công ty ngày
một nhiều hơn. Do vậy mà công ty cũng đã có những quy định về đào tạo
nhân viên theo hai phương thức như: Đào tạo lớp lý thuyết kết hợp với thực
tế; Đào tạo theo cách làm việc thực tế (thường áp dụng đối với nhân viên đã
có nhiều năm kinh nghiệm).
Nội dung kế hoạch đào tạo nội bộ Công ty theo cách lý thuyết kết hợp
với thực tế gồm:
o Hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục kiểm toán cơ bản đối với từng
Tài khoản kế toán
o Hướng dẫn cách thức lập và tham chiếu giấy tờ làm việc
o Hướng dẫn cách đọc và cập nhật văn bản pháp quy liên quan đến công
việc kiểm toán
o Hướng dẫn các thủ tục và công việc hành chính khác
o Giải thích các vướng mắc của nhân viên và các từ riêng của công ty
chuyên dụng
25