Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH NN 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.39 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI
CÔNG TY TNHH NN 1 THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI.
I. Mục tiêu định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.
1. Mục tiêu của Công ty.
- Mục tiêu tổng quát: Đó là mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí
năng động-hiệu quả, phát triển hàng đầu tại Việt Nam. Để thực hiện được mục
tiêu tông quát này thì Công ty đã đưa ra các mục tiêu cụ thể đó là: Tổ chức bộ
máy quản lý-điều hành khoa học và hiệu quả. Thực hiện các nhóm sản phẩm
trọng điểm đã xác định: Thiết bị thủy điện, máy nghiền xi măng, máy công cụ
vạn năng và CNC và các thiết bị công nghiệp khác…; triển khai tốt các chương
trình thiết bị thủy điện và thiết bị giấy theo sự phân giao của Tổng Công ty Máy
& TBCN; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định chất lượng và tăng kim
ngạch đúc xuất khẩu, phấn đấu doanh thu từ sản phẩm đúc đạt 2 triệu USD/ năm,
phát triển đội ngũ kỹ thuật, phấn đấu thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn- thiết
kế cho khách hàng, đẩy mạnh kinh doanh thương mại, đặc biệt là kinh doanh
xuất nhập khẩu và các ngành nghề khác theo giấy phép kinh doanh, đầu tư khai
thác hiệu quả cơ sở hạ tầng Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà
Nội.
- Mục tiêu cụ thể của Công ty trong năm 2006 như sau:
+Doanh thu bán hàng:
- Doanh thu SXCN:
- Doanh thu thương mại:
300 tỷ đồng tăng 20% so với 2005.
150 tỷ đồng tăng 27.5% so với 2005.
150 tỷ đồng tăng 13.4% so với 2005.
+Thu nhập bình quân đầu người : 150 tỷ đồng tăng 13.34% so với 2005
2. Định hướng phát triển của Công ty.
Với mục tiêu trở thành một doanh nghiệp cơ khí năng động-hiệu quả, phát triển
hàng đầu tại Việt Nam, Lãnh đạo công ty đã có những định hướng phát triển như
sau :
1


-Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu
cầu của khách hàng.
-Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng
khách đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách
hàng.
-Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân
viên hiểu rõ chất lượng là sự sống còn của Công ty, lao động có chất lượng là
nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người.
-Thường xuyên cải tiến sản phẩm, thực hiện chiến lược đầu tư đổi mới
công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên đáp ứng mọi yêu
cầu phát triển của công ty.
-Xây dựng duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng theo mô hình Tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001-2000.
II. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Cơ khí Hà Nội tôi xin đề xuất một số
giải pháp sau nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
trong thời gian tới.
1. Phân công lại nhiệm vụ trong ban lãnh đạo
- Sản phẩm đúc hiện nay là một trong những sản phẩm có ưu thế của công
ty chính vì vậy mà Tổng giám đốc nên thiết lập một Phó tổng giám đốc chuyên
phụ trách về chất lượng và tiến độ của sản phẩm đúc. Khi có một Phó tổng giám
đốc phụ trách về chất lượng và tiến độ của sản phẩm đúc thì sẽ đảm bảo được
tiến độ cũng như chất lượng của sản phẩm đúc. Điều này không những giúp
Công ty hoàn thành đúng các yêu cầu về hợp đồng mà còn đảm bảo được yêu
cầu về chất lượng của khách hàng. Nó sẽ giúp Công ty giữ được uy tín và hình
ảnh đối với khách hàng.
- Sản phẩm máy công cụ và phụ tùng cũng là sản phẩm chủ yếu của Công
ty. Nhưng do quy trình công nghệ khác so với sản phẩm đúc. Do vậy cũng nên có
2
một Phó tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ về sản phẩm máy công

cụ và phụ tùng.
- Điều này đồng nghĩa với việc là ta nên bỏ chức danh Phó tổng giám đốc
phụ trách điều hành sản xuất và Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, khoa học
công nghệ, chất lượng sản phẩm đi và thay vào là hai Phó tổng giám đốc mới
phụ trách điều hành trực tiếp sản phẩm đúc và sản phẩm máy công cụ phụ tùng.
- Chức danh Phó tổng giám đốc phụ trách đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ
bản cũng nên được bãi bỏ. Việc quản lý đời sống, bảo vệ, xây dựng cơ bản, y tế
sẽ được giao trực tiếp cho các phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng quản trị đời sống
và Trung tâm xây dựng cơ bản. Các phòng ban này sẽ chịu sự lãnh đạo trực tiếp
của Phó tổng giám đốc phụ trách về chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc. Điều
này là hoàn toàn phù hợp vì khi đó trách nhiệm sẽ giao trực tiếp cho các Trưởng
phòng, các trưởng phòng sẽ chịu trách nhiệm trước Phó tổng giám đốc.
- Một Phó giám đốc phụ trách sản xuất chung sẽ được thiết lập để phụ trách
các phòng : Phòng quản lý sản xuất, phòng quản lý chất lượng sản phẩm, phòng
cung ứng vật tư, tổng kho, trung tâm thiết kế tự động hóa, bộ phận kinh doanh.
2. Sắp xếp lại từng bộ phận cho phù hợp với nhiệm vụ và đặc điểm của sản xuất
kinh doanh.
- Để phù hợp và thích nghi với điều kiện mới và luôn hoàn thành các nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh đề ra thì Công ty cần phải hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ
chức quản lý để làm cho cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh hoạt.
- Tổ chức bộ máy quản lý phải phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
Công ty, phù hợp với quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh mà Công ty vận
hành ứng dụng. Mục tiêu cuối cùng của công việc là có được một cơ cấu tổ chức
gọn nhẹ có hiệu lực, luôn đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới tức là các chức
năng nhiệm vụ của các phòng ban không bị chồng chéo, thông tin được truyền
một cách nhanh chóng, đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tuy nhiên việc sắp xếp lại các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý phải luôn đáp ứng các yêu cầu sau:
3
+ Phải đảm bảo hoàn thành những nhiệm vụ của doanh nghiệp, phải thực hiện

đầy đủ, toàn diện các chức năng quản lý doanh nghiệp.
+ Phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, chế độ trách
nhiệm cá nhận trên cơ sở bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao
động trong doanh nghiệp.
+ Phải phù hợp với quy mô sản xuất, thích ứng với những đặc điểm kinh tế và
kỹ thuật của doanh nghiệp.
+ Phải đảm bảo yêu cầu vừa tinh giản, vừa vững mạnh trong bộ máy quản lý.
-Hiện nay như ta thấy bộ máy tổ chức quản lý của Công ty còn quá cồng
kềnh, còn quá nhiều phân xưởng mà đáng lẽ phải sát nhập vào nhau để tạo ra sự
thuận tiện trong việc sản xuất vì các phân xưởng này có đặc điểm kinh tế kỹ
thuật gần giống nhau. Cụ thể như sau:
- Bộ phận kinh doanh và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nên chuyển
thành một phòng riêng biệt có thể lấy tên là bộ phận Kinh doanh. Điều này sẽ tạo
ra sự tập trung hơn trong việc tung ra các chiến lược về sản phẩm, các nghiên
cứu thị trường và các chương trình về tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Không
những thế mà còn làm gọn nhẹ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
- Các trợ lý giúp việc của Tổng giám đốc thì ta vẫn nên duy trì bởi vì họ là
đội ngũ chuyên gia giúp ích rất nhiều cho Tổng giám đốc trong việc tham mưu
các vấn đề có liên quan đến việc ra quyết định.
- Kho vật tư hiện nay đã được Công ty đổi tên thành : Tổng kho.
- Bộ phận nghiên cứu đầu tư và quản lý dự án đổi thành ban quản lý dự án.
4
Chủ tịch Công ty kiêm tổng giám đốc
Phòng quản lý sản xuất
Phòng quản lý chất lượng sản phẩm
Phòng vật tư
Tổng kho
TT. thiết kế tự động hóa
Phòng bảo vệ
P. Quản trị đời sống

TT. Xây dựng cơ bản
XN Đúc
Phó TGĐ phụ trách về CL và TĐ sản phẩm Đúc
PTGĐ phụ trách về CL và TĐ máy CC và PT
Trợ lý giúp việc
XN lắp đặt sửa chữa thiết bị
XN cơ khí chính xác
XN chế tạo thiết bị toàn bộ
XN chế tạo máy công cụ và phụ tùng
P. Tổ chức nhân sự
P. Kế toán TK-TC
Ban quản lý dự án
Văn phòng công ty
Trường THCNCTM
Tr. Mầm non Hoa sen
Phòng y tế
Bộ phận kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách sản xuất chung
5
Sơ đồ 11: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý mới:

×