Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Anh (chị) hãy phân tích lý do đi du lịch của con người lựa chọn một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích và đánh giá các loại hình du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
HỌC KỲ I; NĂM HỌC 2021-2022
Đề bài tập lớn: Anh (chị) hãy phân tích lý do đi du lịch của con người. Lựa
chọn một điểm đến du lịch cụ thể, phân tích và đánh giá các loại hình du lịch
theo mục đích chuyến đi tại điểm đến du lịch đó.
Họ và tên sinh viên: Đỗ Mạnh Cường
Mã sinh viên: 20111140084
Lớp: DH10QTDL1
Tên học phần: Tổng quan du lịch
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hằng

Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2021 .

0


MỤC LỤC

A) PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................... 2
B) NỘI DUNG .............................................................................. 3
Chương 1.Cơ sở lý thuyết ......................................................... 3
1. Lý do du lịch ....................................................................... 3
2. Các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi.............. 4
Chương 2. Liên hệ thực tiễn ..................................................... 6
1. Giới thiệu chung ................................................................. 6
2. Thực trạng .......................................................................... 7
3. Giải pháp ........................................................................... 10
C) KẾT LUẬN ........................................................................... 12


D) TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 13

1


A) PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhung
vai trị của nó thì khơng thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không
khỏi” mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho
hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra tồn thế giới. Nhận thức
được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn.
Qua các thời kỳ khác nhau, du lịch dần thay đổi về hình thức và ngày càng trở nên
đa dạng, nhiều loại hình du lịch đã xuất hiện đáp ứng cho mọi nhu cầu xã hội như:
Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch nghĩ dưỡng...Du lịch
đã và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, nhiều quốc
gia, các công ty đã tổ chức hoạt động kinh doanh và nhiều hình thức khác nhau đáp
ứng nhu cầu du lịch của con người trong những điều kiện tốt nhất.
Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy
đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa giúp du lịch Việt Nam đạt được những
thành tựu mới, khắc phục được hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với
tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.
Do trình độ và thời gian có hạn, trong q trình nghiên cứu đề tài chắc chắn cịn
nhiều thiếu sót
Em xin chân thành cảm ơn!

2


B) NỘI DUNG

Chương 1.Cơ sở lý thuyết
1. Lý do du lịch
Con người đi du lịch với nhiều lý do rất khác nhau. Có người đi du lịch là
thuần tuy nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả; có người lấy việc
tham gia các hoạt động ở nơi đến làm mục đích của chuyến đi; một bộ phận
khác tìm nơi để thư giãn hoặc học tập, nghiên cứu, khám phá v,v... Những lý
do của người đi du lịch có thể chia thành bốn nhóm sau:
Tự khám phá (Self exploration): con người đi du lịch nhằm mục đích khám
phẩ những điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn chiêm nghiệm thực tế
những điều họ dã được nghe, đọc ở sách báo, phim ảnh v.v;..
Giao lưu xã hội (Social interaction): Nhu cầu giao tiếp với xã hội là một
phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đối với những người
đi du lịch với lý do này họ thường đi theo gia đình, nhóm bạn bè đồng nghiệp.
Hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội là những môi trường thuận lợi để
giao tiếp xã hội.
Sự hứng thú (Exciterment): Một trong những nhu cầu khá phổ biến của
khách du lịch là tìm kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống
đơn điệu, quen thuộc hàng ngày. Thơng qủa chuyến du lịch họ có thêm nhiều
hưng phấn khi quay trở về vái thực tại.
Tăng cường bản ngã (Ego enhancenment) hay còn gọi là “Nâng cao
thương hiệu cá nhân”: Đối vói nhiều khách du lịch uy tín các nhân tố thường
ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chuyến đi.

3


2. Các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi
Mục đích chuyến đi là động lực thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
du lịch của con người. Do đó, cách phân loại này cịn được gọi là căn cứ vào
động cơ hoặc căn cứ vào nhu cầu. Có 10 loại hình du lịch phổ biến theo cách

phân chia này:
Du lịch thiên nhiên: là loại hình du lịch thu hút những người thích tận hưởng
bầu khơng khí ngồi trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động
thực vật hoang dã. Những người đi du lịch trong nhóm này muốn tìm đến vẻ
đẹp và đời sống hoang sơ, hùng vĩ của rừng, núi, làng xóm...
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch hấp dẫn những người mà mối quan tâm
chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ
thuật... của nơi đến. Những du khách đi với mục đích này sẽ viếng thăm các
viện bảo tàng, nghỉ tại các quán trọ đồng quê, tham dự các lễ hội truyền thống
và các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian của địa phương. Đây là hình thức
du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với
những người khác là quan trọng. Đối với một số người, khi được đồng hành
cùng với các thành viên của một nhóm xã hội trong các chương trình du lịch
cũng làm họ thỏa mãn, hài lòng. Một số người khác tìm kiếm cơ hội được hịa
nhập với cư dân bản xứ của nơi đến. Thăm gia đình cũng có thể được bao hàm
trong loại hình này.
Du lịch hoạt động: thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định
trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ. Một
số du khách muốn thực hành và hồn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi du

4


lịch nước ngoài. Một số khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của
một khu vực nào đó..
Du lịch giải trí: được nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi
thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người
mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ

nghỉ. Họ thường đến bờ biển đẹp, tắm dưới ánh mặt trời, tham gia vào các hoạt
động như cắm trại, các trị chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.
Du lịch dân tộc học: là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu quay trở về nơi
quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dịng dõi gia đình;
hoặc tìm kiếm khơi phục các truyền thống văn hóa bản địa
Du lịch chuyên đề: là loại hình du lịch liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người
đi du lịch cùng với một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của
riêng họ. Những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở
nước ngồi hoặc một nhóm sinh viên đi một tour du lịch thực tập, nghiên cứu…
là những ví dụ cho loại hình du lịch này.
Du lịch thể thao: thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất,
sức khỏe. Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp
tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm
năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… (chủ động) và các cổ
động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động).
Du lịch tơn giáo: là loại hình thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí
tơn giáo được tơn kính. Ngồi ra cịn có những đối tượng khơng thuộc thành
phần tơn giáo, nhưng họ lại có xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt
động mang tính tơn giáo. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ
biến đến ngày nay

5


Du lịch sức khỏe: là loại hình du lịch hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội
cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi
cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước khống hoặc nước nóng… là nơi điển
hình tạo ra thể loại du lịch này
Sự phát triển nhanh chóng của du lịch cùng với cố gắng của nhiều nhà nghiên

cứu, hiện nay, có thêm nhiều loại hình du lịch khác được giới thiệu cũng căn
cứ vào mục đích chuyến đi như: du lịch học tập, du lịch đi công việc, du lịch
hội nghị hội thảo... Trong một chừng mực nhất định, những loại hình du lịch
khác này đã phần nào đã được bao hàm trong 10 loại nói trên hoặc là sự phát
triển của mục đích chi tiết và cụ thể hơn từ các loại hình sẵn có. Mặc dù mỗi
thể hiện nguyên một dạng mà có thể kết hợp một vài loại hình du lịch với nhau
trong cùng một chuyến đi.
Chương 2. Liên hệ thực tiễn
1. Giới thiệu chung
Ngược dịng sơng Lơ lịch sử hoặc theo quốc lộ 2 lên phía Bắc cách Hà Nội
165 km du khách đến với vùng đất giàu bản sắc văn hóa. Thành phố Tuyên
Quang là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Tun Quang,
có diện tích tự nhiên là 11.917,45 ha, dân số 110.119 người với 22 dân tộc cùng
sinh sống. Tuyên Quang là vùng đất có bề dày truyền thống, lịch sử cách mạng.
Mỗi tên làng, tên phố, di tích lịch sử, văn hóa đều gắn với sự hình thành, phát
triển của đất và người thành Tuyên.
Tuyên Quang là tỉnh hội tụ đủ các thế mạnh để phát triển các loại hình du
lịch: Lịch sử, tâm linh, sinh thái, văn hố. Với hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa
trên địa bàn, tỉnh Tun Quang được ví như một bảo tàng cách mạng của cả
nước. Bên cạnh đó, tỉnh cịn là nơi khởi phát, hội tụ, giao thoa của văn hoá các
dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc với nhiều lễ hội đặc sắc, những truyền
6


thuyết, những làn điệu dân ca thắm đượm tình người, là nơi được thiên nhiên
ban tặng nhiều cảnh đẹp nên thơ. Con người nơi đây từ lâu đã có tiếng khơng
chỉ ở vẻ đẹp bên ngồi mà cịn ẩn chứa vẻ đẹp tâm hồn nhân hậu, đằm thắm và
hiếu khách. Tuyên Quang hứa hẹn là một điểm đến hấp dẫn với khách du lịch.
2. Thực trạng
Du lịch thiên nhiên : Tại Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái với cảnh sắc

hữu tình, non nước như tranh thủy mặc của hồ sinh thái Na Hang, Lâm bình.
Chính vì thế, họ đã quay lại nhiều lần để tiếp tục được khám phá và “đắm chìm”
trong khung cảnh nên thơ của những núi non hùng vĩ Tuyên Quang còn được
biết đến với nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ: Danh thắng lòng hồ Thủy điện
Tuyên Quang, thác Pắc Ban -Thác Mơ, Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản
Bung (Na Hang), thác Bản Ba, xã Trung Hà (Huyện Chiêm Hóa); Quần thể
Động Tiên (huyện Hàm Yên).
Du lịch văn hóa: Tuyên Quang mảnh đất cổ tồn tại từ lâu đời với nhiều di chỉ
khảo cổ: hang Phia Muồn (Na Hang); Hang Thẩm Choóng, bản Không Mây,
xã Năng Khả (Na Hang); hang Phia Vài ở lòng hồ Thủy điện Tuyên Quang, Đá
Đen xã Yên Phú, Hàm Yên; chùa Lang Đạo, huyện Sơn Dương, thành nhà Mạc
(xây dựng năm 1592), … tấm bia chùa Bảo Ninh - Sùng Phúc (Bảo vật quốc
gia: cao 1,45 m, rộng 0,8m). Tuyên Quang được ví như một Bảo tàng cách
mạng,với các di tích lịch sử, cách mạng rất phong phú, như : Khu Di tích lịch
sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương, Thủ đô của khu giải
phóng, Thủ đơ kháng, Khu di tích Kim Bình thuộc huyện Chiêm Hóa với 23 di
tích là nơi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II của Đảng từ ngày 11 đến
19-2-1951.
Du lịch xã hội: Đến nay, tồn tỉnh đã có 2 làng văn hóa du lịch thu hút một
lượng khách khá lớn. Đó là làng văn hóa du lịch thơn Nà Tơng, xã Thượng Lâm
7


(Lâm Bình) và làng văn hóa du lịch thơn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương).
Điểm mạnh của 2 làng văn hóa du lịch này là nằm ở trung tâm các khu du lịch
của huyện, tỉnh. Làng văn hóa du lịch thôn Tân Lập nằm ngay sát quần thể Khu
di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, cịn làng văn hóa du lịch thơn Nà Tơng nằm
trong quần thể danh thắng Thượng Lâm, Cọc Vài thuộc vùng lòng Hồ sinh thái
Na Hang. Hai làng văn hóa du lịch đều có điểm chung là có đơng đồng bào Tày
sinh sống với những mái nhà sàn truyền thống, phong tục, tập quán được bảo

tồn. Đây là những điểm được du khách yêu thích bởi khơng gian văn hóa cịn
mang đậm bản sắc dân tộc mà trong đó lễ hội truyền thống và ẩm thực là điểm
nhẫn ấn tượng, là cầu nối để thực khách cảm nhận hơn về cuộc sống, con người
nơi đây.
Du lịch hoạt động: Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình nằm giữa
những cánh rừng đại ngàn dọc đơi bờ sơng Gâm và sơng Năng có hệ sinh thái
đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, nhiều hang động kỳ th ú như.
Động Song Long có chiều cao khoảng 40m, chiều rộng khoảng 50m, chiều sâu
trên 200m. Vượt qua những bậc đá cheo leo từ thềm sông tới cửa động, du
khách sẽ bắt gặp một không gian rộng mở. Ngay cửa vào động, sừng sững một
cây cột nhũ đá cao khoảng 7m, đường kính khoảng 1m nối liền nền động với
vòm cửa hang. Và Hang Khuổi Pín là một hang đá tự nhiên, nằm trên lưng
chừng ngọn núi đá vôi Nặm Mèo trong khu vực rừng nguyên sinh đang được
bảo vệ rất nghiêm ngặt, ngay sát khu vực lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, thuộc
địa phận xã Khuôn Hà. Đứng trước cửa hang, du khách có thể phóng tầm mắt
về phía trước, thoả sức ngắm nhìn những dãy núi trùng điệp.
Du lịch giải trí: Lễ hội thành Tuyên được tổ chức vào dịp Trung thu hàng
năm đã trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, sáng tạo. Lễ hội được tổ chức
thường niên gắn với các sự kiện văn hóa cấp quốc gia và khu vực, thu hút đông
đảo nhân dân và du khách tham dự và đã được Kỷ lục Guiness Việt Nam xác
8


nhận Lễ hội có nhiều mơ hình đèn trung thu độc đáo, hấp dẫn, lớn nhất Việt
Nam. Càng sát đêm trung thu, lễ hội càng trở nên đông vui và hoành tráng hơn
khi đèn của hầu hết các khu phố bắt đầu xuất hiện, tại thời điểm đó, mọi ngả
đường ở trung tâm thành phố đều đông nghẹt người. Mỗi khi có những chiền
lồng đèn lớn, lạ đi qua, khách du lịch và người dân vơ cùng phấn khích. Có thể
khẳng định đây là lễ hội không giống với bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam và
đang tạo thành một lễ hội riêng, vô cùng đặc sắc tại thành phố Tuyên Quang.

Du lịch dân tộc học: Tuyên Quang có 22 dân tộc cùng cư trú với những nét
văn hóa đặc trưng độc đáo của mỗi dân tộc. Tuyên Quang cịn lưu giữ được giá
trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số như làn điệu Then, Cọi, Quan
làng của dân tộc Tày; Páo dung của dân tộc Dao; Sình ca của dân tộc Cao Lan;
Soọng cơ của dân tộc Sán Dìu...
Du lịch chuyên đề : Hiện nay ở Tuyên Quang có 1 số chùa có du lịch và trải
nghiệm các khóa tu tại chùa trong vịng từ 1 tuần đến 1 tháng như chùa Hương
Nghiêm Tự, chùa An Vinh, và chùa Nghiêm Sơn… khách du lịch sẽ được trải
nghiệm những nét độc đáo về cuộc sống của những nhà sư.
Du lịch thể thao: Huyện Lâm Bình, Câu lạc bộ thuyền Kayak Hà Nội phối
hợp đưa loại hình du lịch bằng thuyền Kayak trên hồ sinh thái Na Hang vào
khai thác đã thu hút được khá nhiều du khách đến với Lâm Bình du lịch trải
nghiệm. Tuyến du lịch bằng thuyền Kayak có chiều dài gần 2 km, bắt đầu từ
khu vực Bến Thủy đến khu vực Cọc Vài, xã Thượng Lâm. Để đáp ứng nhu cầu
khám phá của du khách, trong thời gian đầu, Phòng Văn hóa và Thơng tin huyện
vận động một số cá nhân trên địa bàn huyện đưa 20 chiếc thuyền vào hoạt động,
đồng thời phối hợp với Câu lạc bộ Kayak Hà Nội trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật,
đảm bảo an toàn cho du khách trong suốt hành trình trải nghiệm, khám phá
vùng lòng hồ. Mỗi chiếc thuyền được đầu tư 11 triệu đồng, có trang bị kèm sẵn

9


2 áo phao. Giá thuê thuyền tại đây là 70.000 đồng cho 1 giờ đầu và giảm dần
cho các giờ tiếp theo.
Du lịch tôn giáo: Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện có 18 đền, chùa
xưa nay được cho là nổi tiếng linh thiêng trong đó có 12 ngơi đền thờ Mẫu thần,
cùng với đó là các hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với các thiết chế
trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Như nghi lễ chầu, văn (hầu đồng) Tín ngưỡng thờ
mẫu ở Tun Quang có từ rất sớm được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XVII

phát triển mạnh vào thế kỷ XVIII, nơi đây còn được cho là nơi phát tích của
mẫu đệ tam (Mẫu Thoải), vị thần cai quản vùng sông nước. Một minh chứng
cho thấy các ngôi đền thờ mẫu ở thành phố Tuyên Quang đều được xây dựng
có niên đại cách nay đã vài trăm năm trước (đền Hạ 1738, đền Mẫu Ỷ La 1743,
đền Thượng 1801...) cũng chính bởi hệ thống các đền thờ mẫu khá dầy mà
Tuyên Quang còn được coi như vùng đất mẫu.
Du lịch sức khỏe: Khu du lịch suối khoáng Mỹ. Đây là một trong những
khu du lịch trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang được . Nước khống thiên nhiên
Mỹ Lâm rất trong và nóng, ln ổn định ở mức 67 độ C (mức nhiệt tự nhiên
khá cao so với nhiều suối nước nóng khác ở trong nước) được lấy trực tiếp từ
mạch nước ngầm sâu hơn 150m vì vậy hồn tồn có thể uống được trực tiếp.
Trong nước khoáng Mỹ Lâm chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc
nghỉ dưỡng, điều trị, phục hồi sức khỏe, chữa các bệnh về ngoài da như: vẩy
nến, chàm, ghẻ, dị ứng, mề đay, tổ đỉa; kích thích tiêu hóa, chữa các bệnh về
đau cột sống, cơ xương khớp... Với hàm lượng sulfuahydro trong nước khá cao,
chiếm đến 5mg /lít, nên suối khống Mỹ Lâm cịn được gọi là “suối khoáng
sulfua”. Nơi đây được đánh giá là một trong số ít những mỏ nước khống tốt
nhất tại miền Bắc nước ta.
3. Giải pháp

10


Đẩy mạnh công tác thông tin, xúc tiến, quảng bá tiềm năng, thế mạnh phát
triển du lịch của tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. Chú trọng tổ chức,
đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch cấp quốc gia và khu vực;
các chương trình khảo sát, xây dựng tua, tuyến, điểm du lịch cho các doanh
nghiệp lữ hành, các cơ quan thơng tấn, báo chí có uy tín trong và ngồi nước
quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh. Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh,
thành phố trọng điểm về du lịch, các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các

chương trình kết nối tua, tuyến du lịch, góp phần nâng cao vị thế, sức cạnh
tranh của du lịch Tuyên Quang, gắn điểm đến Tuyên Quang vào chuỗi giá trị
du lịch liên tỉnh, liên vùng.
Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật ngành du lịch, ưu tiên các khu du lịch trọng điểm, động lực như:
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào; Danh lam thắng cảnh quốc gia
đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang -Lâm Bình; thành phố Tuyên Quang
và vùng phụ cận. Từng bước xây dựng Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm trở
thành khu nghỉ dưỡng, sinh thái cao cấp của khu vực. Tăng cường thực hiện
quy hoạch và đầu tư xây dựng các điểm du lịch trên địa bàn huyện, thành phố
để tạo sự kết nối phát triển.
Gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn, nhất là bảo tồn và phát
huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và bản sắc văn
hóa các dân tộc. Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, tiếp tục
xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có khả năng cạnh tranh cao
dựa trên thế mạnh về tài nguyên và vị trí, từng bước khẳng định thương hiệu
du lịch Tuyên Quang trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.
Chú trọng xây dựng, sản xuất các sản phẩm, quà tặng, hàng lưu niệm du lịch,
ẩm thực truyền thống mang thương hiệu đặc trưng của Tuyên Quang; xây dựng

11


và triển khai kế hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề và nghề truyền thống, xây dựng các trang trại, gia trại nông
nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch.
Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch.
Tiếp tục mời gọi, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực đầu tư vào khai thác
hoạt động du lịch, dịch vụ tại tỉnh. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp
lữ hành. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch; hỗ

trợ người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch. Khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp huy động
nguồn quỹ và nâng cao hiệu quả Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh, tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí thực hiện các
chương trình, dự án phát triển du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả
về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch, đặc biệt
là nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng lao
động ngành du lịch; chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng dân
cư tại các bản làng, các điểm du lịch.

C) KẾT LUẬN
Du lịch ngày càng trở nên đa dạng, nhiều loại hình du lịch đã xuất hiện đáp
ứng cho mọi nhu cầu xã hội như: Du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch
khám phá, du lịch nghĩ dưỡng... chúng ta cần phải có một cái nhìn đầy đủ, chính
xác về du lịch. Điều này sẽ giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu
mới, khắc phục được hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm
năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới.
Bài tiểu luận trên đây là thành quả sau q trình tìm tịi, nghiên cứu cũng như
tiếp thu những kiến thức giảng dạy của giảng viên bộ môn về lý do đi du lịch

12


của con người và các loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi. Trong khn
khổ hạn hẹp của bài tiểu luận. Bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót bởi kinh nghiệm
của một sinh viên như em còn nhiều hạn chế. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2021
Đỗ Mạnh Cường – Lớp: DH10QTDL1 - Khoa kinh tế tài nguyên môi trường


D) TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Mai (2013), Tổng quan du lịch, Nxb Lao động xã hội
2. Võ Văn Thành (2015), Tổng quan du lịch, Nxb Văn hóa-Văn nghệ.
2. Các địa điểm du lịch ở Tuyên Quang, o/cac-dia-diemdu-lich-o-tuyen-quang-post24145.cp ngày 12/12/2021
3. Thế Linh, Du lịch hè 2019: khám phá,
, ngày 12/12/2021
4. Báo Tuyên Quang, Phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa,
ngày
12/12/2021
5. Hải Nguyễn, Khám phá những hang động kỳ thú tại Khu Bảo tồn thiên
nhiênnNanHangnLâmnBình,n />16/25/16/Kham-pha-nhung-hang-dong-ky-thu-tai--Khu-Bao-ton-thien-nhienNa-Hang---Lam-Binh.html, ngày 12/12/2021
6.BáonTuyênnQuang,n />5/16/Kham-pha-ho-sinh-thai-Na-Hang-bang-thuyen-Kayak.html , Khám phá
hồ sinh thái Na Hang bằng thuyền Kayak. ,ngày 12/12/2021
7. Hấp dẫn homestay xứ Tuyên,
ngày 12/12/2021
13


8. Kiều Anh, Suối khoáng Mỹ Lâm, điểm đến lý tưởng trong những ngày hè,
ngày 12/12/2021

14



×