Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

hiện trạng môi trường và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.34 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Hòe Khoa: Viện Khoa học & Công nghệ Môi Trường
Ngành: Công nghệ môi trường
Khóa : 49 – QN
1. Đầu đề thiết kế:
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI.
2. Các số liệu ban đầu:
Các số liệu khảo sát thực tế tại nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :
Tổng quan về ngành tinh bột sắn và những vấn đề môi trường
Hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà tinh bột sắn Quảng Ngãi
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu chất thải và phương án xử lý nước thải nhà máy tinh
bột sắn Quảng Ngãi
Tính toán một số thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải
4. Các bản vẽ ( ghi rõ các loại bản vẽ và kíc thước bản vẽ ):
Bản vẽ các thiết bị chính đã tính toán ( khổ A4)
5. Cán bộ hướng dẫn:
TS. Đặng Minh Hằng
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: Ngày… tháng……năm 2009
7. Ngày hoàn thành: Ngày… tháng……năm 2009
Ngày… tháng……năm 2009
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp
Ngày tháng năm 2009
Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 3 tháng tìm tòi, đến nay đồ án của em đã được hoàn thành đúng tiến độ
học tập của Viện khoa học & Công nghệ môi trường – Trường đai học Bách Khoa.
Trong quá trình làm đồ án, em nhận được sự giúp đỡ của cô giáo Đặng Minh Hằng cùng
với sự giúp đỡ của giám đốc và các anh chị công nhân trong nhà máy tinh bột sắn Quảng
Ngãi.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu trên.
Với quỹ thời gian không nhiều, khối lượng công lượng công việc cũng khá lớn,
vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đồ án của em không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa em
xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Xuân Hòe
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
N.máy Nhà máy
TP Thành phố
EU Châu Âu
BOD Nhu cầu ôxy hóa sinh học
COD Nhu cầu ôxy hóa hóa học
DO Độ oxy hòa tan
TS Tổng hàm lượng chất rắn
SS Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Pt – Co Đơn vị đo độ màu Platin - Coban
NXB Nhà xuất bản
QĐ Quyết định
BYT Bộ Y tế
MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nước ta
đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các miền. Bộ mặt kinh tế và xã hội của đất nước có
nhiều thay đổi, mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt 8,0% , tỷ trong GDP
công nghiệp và xây dựng tăng 38,5% năm 2003 lên 41,3% năm 2007. Tuy nhiên kèm
theo đó là vấn đề môi trường ngày càng trở nên gay gắt và luôn là một vấn đề bức xúc
cần phải giải quyết kịp thời.
Là một trong những ngành kinh tế đang được đánh giá là quan trọng của đất nước,
song song với sự phát triển thì công nghiệp tinh bột sắn cũng tác động phần lớn đến ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước thải, chất thải của ngành tinh bột sắn được
đánh giá là gây ô nhiễm lớn đến nguồn nước tự nhiên. Do các công nghệ sử dụng hầu hết
đã lạc hậu, thiết bị cũ và không đồng bộ, định mức nước cho một đơn vị sản phẩm còn
lớn, hiệu suất tận chiết bột còn kém, và do các nhà máy thường tập trung gần nội thành,
gần khu dân cư nên ô nhiễm của ngành tinh bột sắn lại càng trở lên nghiêm trọng. Do
vậy, việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm nước thải ngành tinh bột
sắn đang là một yêu cầu cấp bách cần được giải quyết nhằm đảm bảo phát triển một cách
bền vững.
Mục tiêu đề tài: Thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cho một cơ sở sản xuất có
quy mô vừa. Nước thải dòng ra đáp ứng TCVN 5945-2005 loại B (cột F, Q<50m
3
/s).
Phạm vi : Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường; thiết kế hệ thống xử lý
nước thải – nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi, thôn Thế Long, xã Tịnh Phong,
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung :
+ Tổng quan về hiện trạng sản xuất và môi trường ngành tinh bột sắn Việt Nam.
+ Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.
+ Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải – nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi.
+ Tính toán các thiết bị chính trong hệ thống xử lý nước thải đã lựa chọn.
+ Ước tính chi phí của hệ thống xử lý nước thải.
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH TINH BỘT SẮN
I.1. Giới thiệu về ngành tinh bột sắn
Lương thực luôn có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc sống
của mỗi con người. Trong đó, tinh bột sắn là một loại lương thực không thể thiếu. Xã
hội càng phát triển, nhu cầu ấy càng cao hơn, không chỉ dừng lại ở “ăn đủ” mà đã
nâng lên thành “ăn ngon, ăn chất lượng”. Ngày nay tinh bột sắn còn được sử dụng
rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như: dệt, giấy, dược phẩm, thực phẩm, keo
dán, mì chính…. Đứng trước những cơ hội và thách thức, nghành công nghiệp tinh
bột sắn đã ra đời và đang từng bước ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng tối đa và
tốt nhất nhu cầu cuộc sống .
Sắn là cây lương thực quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, hiện nay sắn được trồng
ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với diện tích khoảng 18,96 triệu ha, sắn chủ yếu được
dùng để sản xuất tinh bột xuất khẩu sang các nước khác. Sản lượng sắn trên thế giới
được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sản lượng sắn trên thế giới năm 2001
STT Quốc gia Sản lượng(triệu tấn/ha)
1 Nigeria 33,85
2 Brazin 24,50
3 Thái Lan 18,23
4 Indonexia 15,96
5 Congo 15,80
6 Ghana 7,85
7 Ấn Độ 5,76
8 Tanzania 5,80
9 Mozambique 5,36
10 Trung Quốc 3,75
11 Các nước khác 38,73
Tổng 18,96
Từ xưa đến nay Việt Nam là đất nước trồng nhiều sắn nhờ vào đặc điểm đất đai,
khí hậu thuận lợi. Ngày nay, cùng với sự phát triển cây sắn đang dần hội nhập và trở

thành cây công nghiệp. Ngành sản xuất tinh bột sắn là một ngành đang được chú trọng
và thu hút đầu tư của nhiều nhà sản xuất. Cùng với ưu thế đất đai, khí hậu thuận lợi Việt
Nam đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn lớn thứ 3 trên thế giới, sau Thái Lan và
Inđonexia. Sản phẩm tinh bột sắn của nước ta chủ yếu là dành cho xuất khẩu sang các
nước như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, Châu Á Thái Bình
Dương…tinh bột sắn đã trở thành một trong 7 mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng
được chính phủ quan tâm. Sự phát triển của ngành tinh bột sắn đã góp phần giải quyết
việc làm cho nhiều người dân lao động, đặc biệt là người nông dân. Sự phát triển của
ngành tinh bột sắn sẽ góp phần giúp nước ta hội nhập với khu vực và thế giới một cách
hiệu quả hơn bởi chính đặc điểm “toàn cầu” của nó.
Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành công nghiệp mới ra đời và đang nhanh
chóng được mở rộng. Cả nước hiện có 64 nhà máy sản xuất tinh bột sắn và dự kiến sẽ
xây dựng thêm một số nhà máy tại miền Trung, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ…
I. 2. Vai trò và vị trí của ngành tinh bột sắn trong nền kinh tế quốc dân
Ngành tinh bột sắn được coi là một trong các ngành có lợi thế nhất nước ta bởi
điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp để trồng và phát triển cây sắn, hơn nữa nước ta là
một nước đông nông dân vốn có nghề truyền thống trồng sắn, số vốn đầu tư không lớn
và có vị trí ngày càng quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của nước ta .Sự phát triển
của ngành tinh bột sắn Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút nhiều lao động,
trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành tinh bột sắn đã tạo việc làm cho gần 7
nghìn lao động nữ ( chiếm 20% ). Sự phát triển của ngành tinh bột sắn sẽ góp phần thúc
đẩy nền kinh tế nước ta một cách hiệu quả và giúp nước ta hội nhập kinh tế với khu vực
và thế giới một cách dễ dàng hơn.
Ngành tinh bột sắn là một trong các ngành công nghiệp tuy chỉ mới ra đời nhưng
đã nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi doanh thu hằng
năm là không nhỏ .Trong những năm qua ngành tinh bột sắn Việt Nam đã đạt được
những kết quả khá ấn tượng : giá trị sản xuất công nghiệp tinh bột sắn tăng trưởng bình
quân hàng năm được thể hiện trong bảng 1.2 .
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành
tinh bột sắn qua một số năm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị trung
bình
Giá trị sản xuất
công nghiệp của
ngành tinh bột sắn
(tỷ USD)
1.26 1.54 2.0 2.34 3.0 1.628
Tỷ lệ tăng(%) - 22.22 22.87 17 28.2 22.57
Ngành tinh bột sắn có kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước (bảng
1.3) và chiếm một vị trí nhất định trong các ngành xuất khẩu . Thị trường xuất khẩu
tinh bột sắn ngày càng được mở rộng , thu hút nhiều lao động và vốn đầu tư nước
ngoài. Năm 2008 là một năm thành công đối với ngành tinh bột sắn Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu đạt 2,6 tỷ USD, đặc biệt là thị trường Châu Âu tuy bị áp đặt mức
thuế và sự cạnh tranh khốc liệt nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 2,6 triệu EUR và
vươn lên trong tốp 2 nhà cung cấp tinh bột sắn lớn cho EU sau Thái Lan.
Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn việt nam
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(tỷ USD)
Tỷ lệ tăng kim ngạch XK
(%)
2005 1,34 -
2006 1,6 19,4
2007 2,1 31,25
2008 2,6 23,8
Tuy là một ngành công nghiệp mới ra đời nhưng những kết quả mà ngành tinh bột
sắn đạt được đáng để chúng ta hy vọng về một ngành tinh bột sắn phát triển trong tương
lai. Đứng trước những cơ hội và thách thức, mục tiêu chiến lược phát triển ngành tinh
bột sắn đến năm 2020 là “ phát triển ngành tinh bột sắn trở thành ngành xuất khẩu quan
trọng, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, tạo nhiều việc làm cho người lao

động, nâng cao khả năng cạnh tranh , hội nhập vững chắc với khu vực và thế giới”.
I.3. Đặc điểm của ngành tinh bột sắn Việt Nam:
Hiện nay cả nước có gần 70 doanh nghiệp tinh bột sắn lớn nhỏ có vốn đầu tư
trong nước ( chưa tính các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và công ty liên
doanh với nước ngoài ). Ngành tinh bột sắn nước ta có sự đa dạng về quy mô sản xuất từ
các nhà máy có quy mô sản xuất lớn ( Nhà máy tinh bột sắn Đắc Lắc có gần 1000 lao
động, trên 400 thiết bị, công suất 500 tấn sản phẩm /ngày, thị trường xuất khẩu: Trung
Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU; Nhà máy tinh bột sắn Hoài Hảo: 700 lao động, công
suất 800 tấn củ / ngày, thị trường xuất khẩu: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan ) đến các cơ sở sản xuất vừa ( Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi : 06 máy mài,08
máy phân ly, 02 phòng sấy, gần 200 lao động, kim ngạch xuất khẩu 20 triệu USD năm
2007 ) đến các doanh nghiệp nhỏ hơn ( Nhà máy tinh bột sắn Ngọc Thạch có công suất
100 tấn củ / ngày, nhà máy tinh bột sắn Earbia với công suất 100 – 150 tấn củ / ngày,
nhà máy tinh bột sắn Yên Bình công suất 160 tấn củ / ngày), và nhỏ hơn nữa là các hộ
gia đình làm thủ công….Ngành công nghiệp tinh bột sắn hầu như phát triển trên toàn bộ
lãnh thổ Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành tinh bột sắn vẫn còn tồn tại một số
vấn đề cơ bản, đó là tốc độ phát triển còn chậm, chưa ổn định, mặt khác là do thiếu
nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, công nghệ và nguyên liệu cho sản xuất. Công nghệ và
thiết bị vẫn còn sử dụng thiết bị của thập niên 70, 80 thậm chí có những thiết bị được
sản xuất từ những năm 1960. Sự đầu tư trang thiết bị mới chỉ dừng lại ở mức độ chắp vá,
không đồng bộ, thiết bị mới nằm xen kẽ thiết bị cũ nên hiệu suất sản xuất chưa cao, hiệu
quả việc đầu tư còn hạn chế. Ngành tinh bột sắn Việt Nam mới chỉ cung cấp được
khoảng 20% nhu cầu tinh bột trong nước và chỉ chiếm một phần nhỏ nhu cầu của thị
trường xuất khẩu.
Thực tế này đòi hỏi ngành tinh bột sắn phải được đổi mới công nghệ, trang thiết
bị và cần có sự quan tâm, đầu tư đúng mức hơn nữa. Đó là con đường để nghành tinh bột
sắn phát triển.
Trong tương lai ngành tinh bột sắn sẽ phát triển theo hướng hoàn thiện các công
nghệ cổ điển, rút ngắn các khâu bằng các tổ hợp thiết bị đa năng, tự động hoá các quy

trình kỹ thuật và hệ thống điều khiển, hạn chế hoá chất, giảm định mức nước và nâng
cao hiệu suất thu hồi tinh bột, nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm năng lượng và hoá chất sử dụng, tạo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ môi
trường sống.
I.4. Hiện trạng môi trường của ngành tinh bột sắn
I.4.1. Quy trình công nghệ và chất thải phát sinh
Ngành tinh bột sắn cũng là nghành công nhiệp có quy trình sản suất gồm nhiều
công đoạn, áp dụng nhiều loại hình công nghệ khác nhau. Sơ đồ nguyên lý công nghệ
chế biến tinh bột sắn được thể hiện trên hình 1.1.

Nguyên liệu đầu
Nước thải
Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý công nghệ chế biến tinh bột sắn có kèm theo dòng thải
Bóc vỏ, tách tạp chất
Sàng và đóng bao
Rửa củ
Băm nhỏ
Nghiền nhỏ
Tách ly, tách xơ
Phân ly tách
dịch bào
Ly tâm tách H
2
O
Sấy khô
chất thải rắn
(bã vỏ, tạp chất)
Nước thải
( vỏ, đất, cát)
nước

H
2
SO
4
H
2
SO
4
Khí nóng
Bụi bột
Khí thải ( khí lò
hơi)
chất thải rắn
(bã sắn)
nước
nước
Dịch bột
loãng
Sản phẩm
( H
2
SO
4
,tinh bột, các chất hữu
cơ)
Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn, một số công đoạn phát sinh chất thải ở các
dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong đó nước thải là dạng gây ô nhiễm lớn
nhất do:
Nước thải phát sinh trong công đoạn rửa củ và chiết bột, trong đó lượng nước thải
chủ yếu do quá trình phân ly chiết bột diễn ra liên tục. Nhu cầu sử dụng nước trong nhà

máy tinh bột sắn là rất lớn và thay đổi theo mùa vụ nguyên liệu. Nhu cầu sử dụng nước
cho 1 tấn sản phẩm bột khoảng 25-40m
3
và thải ra khoảng từ 20-38m
3
.
Mặt khác do có một lượng tinh bột đáng kể thoát ra nên nước thải càng có độ ô
nhiễm cao. Mỗi ngày các nhà máy sử dụng hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu sắn để sản
xuất, độ tận trích tinh bột nằm trong khoảng 80-95%. Như vậy một lượng lớn tinh bột đã
thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường (Bảng 1.4). Đặc tính nước thải của hai công đoạn
rửa củ và tách chiết bột được thể hiện trong bảng 1.5.
Bảng 1.4 Lượng tinh bột thải ra qua các năm
Năm
Lượng sắn tiêu thụ
(triệu tấn/năm)
Lượng tinh bột
thải ra môi trường (triệu tấn/năm)
2006 7700 385 – 770
2007 9896 494-989
2008 10050 502,5 - 1005
Bảng 1.5. Đặc trưng nước thải mỗi công đoạn.
Các công đoạn
Chất ô nhiễm trong
nước thải
Đặc tính của nước thải
Rửa củ Vỏ lụa, tạp chất, đất, cát,
cỏ rác…
Trung tính, COD chiếm 3 - 7% tổng tải
lượng COD, BOD thấp chiếm 2 - 5%
tổng tài lượng BOD.

Tinh chế bột Tinh bột, dịch bào, xơ
mịn, pectin, Cyanua, cặn
không tan và các thành
phần hữu cơ khác…
Có tính axít, TS cao, COD chiếm 85 –
95% tải lượng COD, BOD cao chiếm
90-95% tổng tải lượng BOD.
I.3.2. Hiện trạng môi trường ngành tinh bột sắn
Ngành công nghiệp tinh bột sắn đang tác động đến môi trường bởi những dạng chất
thải sau:
I.3.2.1. Nước thải
Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240
– 300 triệu m
3
nước thải/năm. Trong đó mới chỉ khoảng 10% tổng lượng nước thải đã
qua xử lý, số còn lại đều thải thẳng vào nguồn tiếp nhận.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở tinh bột sắn là sự dao
động rất lớn về lưu lượng theo mùa vụ. Do đặc điểm nước thải ngành tinh bột
sắn chứa nhiều tinh bột, các axít hữu cơ ,xơ,cặn nên hầu hết nước thải từ các
cơ sở tinh bột sắn hàm lượng chất hưu cơ, tổng chất rắn đều cao và có tính axít.
Lưu lượng và đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp được thể hiện trong
bảng 1.7. Nước thải các doanh nghiệp có thông số ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho
phép:
+ Hàm lượng TS vượt quá TCVN 5945 – 2005 (loại B) từ 30 – 65 lần.
+ COD cao hơn TCVN 5945-2005 (Loại B) từ 106,2 - 175 lần
+ BOD
5
vượt TCVN 5945 – 2005 (loại B) 100-170 lần.
+ Chỉ số PH dao động trong khoảng nhỏ và nằm trong khoảng cho phép của TCVN
5945 – 2005 (loại B).

Như vậy nước thải của ngành tinh bột sắn hiện nay là vấn đề môi trường mang tính
thời sự và cấp thiết, cần thiết phải được giải quyết nhằm bảo vệ môi trường và tạo cơ sở
để ngành tinh bột sắn phát triển một cách bền vững.
Bảng 1.6. Đặc trưng nước thải của một số doanh nghiệp tinh bột sắn
STT Tên doanh nghiệp
Lưu
lượng
m
3
/ngày
Các thong số ô nhiễm môi trường
PH COD BOD
5
TS
- mg/l mg/l mg/l
1 N.máy tinh bột
săn Ear Bia
2.500 –
3.500
5,7 9.000 5.500 3.000
2 N.máy tinhbột sắn
Ngọc Thạch
1.500 –
3.000
5,9 8.500 5.000 3.500
3 N.máy tinhbột sắn
Đắc Lắc
11.500 –
13.500
5,9 14.000 8.500 4.200

4 N.máy tinh bột sắn
Hoài Hảo
10.200 –
13.000
6,05 13.000 8.000 4.000
5 N.máy tinh bột sắn
Yên Bình
2.500 –
4.000
6,08 9.000 5.000 2.700
6 N.máy tinh bột sắn
Tây Ninh
5.500 –
8.500
6,0 10.000 6.500 3.300
7 N.máy tinh bột sắn
Bình Phước
6.000
- 8.000
6,07 11.000 7.000 3.000
TCVN 5945 - 2005
(loại B)
- 5,5 - 9 80 50 100
I.3.2.3. Khí thải.
Nguồn phát sinh và thành phần khí thải của ngành công nghiệp tinh bột sắn bao
gồm:
• Khí thải lò hơi được phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, than, dầu FO, dầu DO.
Khí thải của lò hơi phát thải vào môi trường với diện rộng một lượng lớn các chất thải độc hại
hầu như chưa được xử lý. Những loại lò hơi chạy bằng than mới chỉ xử lý được một phần bụi
than, còn các loại khác hầu như chưa được xử lý.

• Các khí sinh ra do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải và bã
ngoài môi trường.
• Hơi HCN phát sinh trong quá trình chiết bột.
• Bụi sinh ra bởi phương tiện vận chuyển nguyên liệu.
• Bụi từ công đoạn sàng, sấy , đóng bao.
Chất lượng không khí tại khu vực sản xuất của các doanh nghiệp tinh bột sắn Việt
Nam hầu như chưa ô nhiễm, tuy nhiên cũng có một số cơ sở đã có dấu hiệu nhiễm bởi
khí sinh ra do phân hủy chất thải để ngoài môi trường chưa được xử lý. Hàm lượng các
chất ô nhiễm trong không khí tại khu vực sản xuất của một số doanh nghiệp được thể
hiện trong bảng 1.7.
Bảng 1.7. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất
TT Tên doanh nghiệp
Hàm lượng các chất ô nhiễm
NO
x
SO
2
H
2
S Bụi
mg/m
3
mg/m
3
mg/m
3
mg/m
3
1 N.máy tinh bột sắn Ngọc
Thạch

0,13 0,08 0,012 0,3
2 N.máy tinh bột sắn Yên Bình 0,15 0,086 0,14 0,3
3 N.máy tinh bột sắn Hoài Hảo 0,3 0,34 0,232 0,4
4 N.máy tinh bột sắn Đắc Lắc 0,4 0,43 0,27 0,45
5 N.máy tinh bột sắn Tây Ninh 0,23 0,25 0,13 0,3
TCVN 5937 - 2005 0.4 0.5 0.3 0.3
I.3.2. Chất thải rắn.
Chất thải rắn của ngành công nghiệp tinh bột sắn bao gồm các loại sau:
+ Bã từ quá trình lọc bột.
+ Vỏ, tạp chất, đất cát từ công đoạn bóc vỏ, rửa, xỉ của lò hơi.
+ Các cặn trong nước thải.
+ Rác thải sinh hoạt.
Lượng chất thải rắn phát sinh của một số doanh nghiệp tinh bột sắn được thể hiện
bảng 1.8.
Mỗi năm lượng chất thải của ngành tinh bột sắn khoảng trên 1.1 triệu tấn. Lượng
chất thải rắn được các doanh nghiệp rất chú trọng và thu gom, phân loại. Phần lớn được
tái sử dụng còn một phần được mang đi chôn lấp, nên vấn đề ô nhiễm chất thải rắn của
ngành tinh bột sắn ảnh hưởng không nhiều đến chất lượng môi trường xung quanh, ô
nhiễm chỉ mang tính cục bộ.
Bảng 1.8. Lượng chất thải rắn phát sinh của một số cơ sở tinh bột sắn
STT Tên doanh nghiệp

Vỏ, tạp
chất, đất
cát
Xỉ than
Tổng
lượng
rác
Tấn/ngày Tấn/ngày Tấn/ngày Tấn/ngày

1 N.máy tinh bột sắn
Ngọc Thạch
37.85 7.1 0.15
2 N.máy tinh bột sắn
Đắc Lắc
523 80.1 -
3 N.máy tinh bột sắn
Tây Ninh
265 40 -
4 N.máy tinh bột sắn
Yên Bình
40.2 9.3 0.3
5 N.máy tinh bột sắn
Hoài Hảo
496 78.2 0.6
I.3.2.4. Các yếu tố khác.
Tiếng ồn: Tiếng ồn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến môi trường lao
động của công nhân tại các cơ sở tinh bột sắn. Với hiện trạng sử dụng thiết bị ở Việt
Nam hiện nay thì tiếng ồn của các cơ sở tinh bột sắn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép
từ 5- 10 dBA. Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu là ở các công đoạn phân phối, tách vỏ
và ly tâm chiết bột. Tiếng ồn tại khu vực sản xuất của một số cơ sở tinh bột sắn được thể
hiện trong bảng 1.9.
Nhiệt độ: Chủ yếu được sinh ra từ lò hơi và công đoạn sấy, chênh lệch nhiệt độ
tại khu vực này thường cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh từ 5 -10
o
C. Tuy nhiên ô
nhiễm này chỉ mang tính cục bộ và chỉ ảnh hưởng trong nội bộ khu vực sản xuất và
người lao động.
Bảng 1.9. Tiếng ồn tại một số cơ sở tinh bột sắn
STT Tên doanh nghiệp Giá trị đo (dBA)

1 N.máy tinh bột sắn Quảng Nam 69-74
2 N.máy tinh bột sắn Ear Bia 70-74
3 N.máy tinh bột sắn Kom Tum 73-80
4 N.máy tinh bột sắn Bình Phước 73-77
TCVN 3985 - 2005 (Tiếng ồn công nghiệp) 70
TCVN 3985 – 2005 (Khu vực sản xuất) 90
Qua bảng 1.9 cho thấy tiếng ồn tại khu vực sản xuất của các doanh nghiệp tinh
bột sắn thường vượt quá TCVN 5980- 1995 từ 5-10 dBA.
Tóm lại, ngành tinh bột sắn Việt nam đóng góp một phần không nhỏ vào mức tăng
trưởng GDP cũng như giá trị xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân,
trong đó có cả lao động nữ. Nhưng bên cạnh đó ngành vẫn còn tồn tại một số vấn đề: tốc
độ phát triển còn chậm, công nghệ và thiết bị lạc hậu không đồng bộ, thiếu vốn đầu tư,
thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vấn dề môi trường chưa được quan tâm và đầu tư
đúng mức…Do vậy, hoạt động sản xuất của ngành đã tác động xấu đến môi trường, đặc
biệt là ảnh hưởng của nước thải. Trước những thực tế trên đòi hỏi ngành tinh bột sắn cần
có sự quan tâm, đầu tư đúng mức nhằm phát triển một cách bền vững.
CHƯƠNG II
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
QUẢNG NGÃI
II.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất
Vị trí: Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Quảng Ngãi được xây dựng tại km 1047,
đường quốc lộ 1, thôn Thế Long, Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
( hình vẽ số 1 ở phụ lục ). Vị trí của nhà máy tương đối thuận lợi cho sản xuất, kinh
doanh:
Diện tích mặt bằng : Khoảng 10 ha.
Hướng Đông Nam : Tiếp giáp với quốc lộ 1a.
Hướng Tây Nam : Tiếp giáp với sông Bán Thuyền.
Hướng Nam : Tiếp giáp với đồng ruộng và đường dân sinh.
Hướng Bắc và Tây Bắc : Tiếp giáp với đồng ruộng và khu đất giãn dân.
Đặc điểm: Nhà máy được xây dựng trên khu vực có địa hình bằng phẳng, cao ráo,

dễ dàng tiêu thoát nước.
Điều kiện tự nhiên: Nhà máy được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi, đây là khu vực có đặc trưng chung của khí hậu đồng bằng trung du Nam Bộ
- nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 27
0
C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%.
Lịch sử hình thành và phát triển: Nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi chính thức
hoạt động từ năm 1998. Ban đầu nhà máy chỉ sản xuất với công suất 50 tấn sản phẩm
/ngày.
Đến năm 2002 nhà máy tăng công suất lên 100 tấn sản phẩm/ngày. Năm 2005 tăng
công suất lên 150 tấn sản phẩm/ngày. Năm 2007 đến nay nhà máy sản xuất với công suất
200 tấn sản phẩm/ ngày. Các thiết bị, công nghệ sản xuất được các chuyên gia Thái Lan
lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
Doanh thu của nhà máy ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy
ngày càng được mở rộng, đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng hoá. Thị trường xuất khẩu
của nhà máy chủ yếu là các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Á Doanh thu
của nhà máy năm 2007 là 114 tỷ đồng, năm 2008 là 121,5 tỷ dồng, dự kiến doanh thu
của nhà máy năm 2009 sẽ là 129 tỷ đồng.
Sơ đồ sử dụng đất của nhà máy sản xuất Tinh bột sắn Quảng Ngãi được thể hiện trên
hình vẽ số 1 ở phần phụ lục.
II.2. Hiện trạng sản xuất của nhà máy
II.2.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm và hoá chất sử dụng
Nguyên liệu chính: Là sắn tươi được thu hoạch từ đồn điền trồng sắn và thu mua
từ các vùng trong tỉnh. Nhà máy tiêu thụ khoảng 700 tấn/ngày.
Nguyên liệu phụ: Chủ yếu là bao P.P, bao nhựa P.E, chỉ may, nhãn mác nguồn
nguyên liệu này được nhập từ các nhà máy trong nước, nhu cầu sử dụng khoảng
684.000kg/ngày.
Nhiên liệu: Nhiên liệu chính dùng để sản xuất là dầu FO. Dầu FO mà nhà máy sử
dụng được nhập từ Trung Quốc, nhu cầu sử dụng khoảng 6480kg/ngày. Hiện tại nhà máy

đang tạm sử dụng than đá làm nhiên liệu đốt, than đá được mua tại các công ty trong
nước, có nguồn gốc từ Quảng Ninh, nhu cầu sử dụng khoảng 630 kg/ngày.
Năng lượng: Là điện công nghiệp 3 pha. Lượng điện sử dụng khoảng 43.200kWh /
ngày.
Sản phẩm: Bột mỳ tinh khiết xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
Nước cấp: Nguồn nước mà nhà máy sử dụng là nguồn nước từ suối bên cạnh.
Nước sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy đã đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất.
Lượng nước mà nhà máy sử dụng tương đối lớn chủ yếu cấp cho công đoạn rửa và tinh
chiết bột. Lượng nước trung bình nhà máy sử dụng khoảng 5000m
3
/ngày.
Hoá chất: Nhà máy không sử dụng hoá chất.
II.2.2. Quy trình sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
được trình bày ở hình 1.2.
Nước

Nước

Nước

Nước

Nước

Nước
Nước
SO
2
,NO

x
,CO
2
, bụi . .

Nhiệt
khí nhiệt độ
Xỉ than
Nguyên liệu ( sắn củ)
Bóc vỏ
Rửa
Băm
Mài
Tách xác thô
Tách xác 2
Tách dịch bào 1
Tách xác cuối
Tách dịch bào
cuối
Ly tâm
Sấy, làm nguội
đóng bao
Sản phẩm đưa đi tiêu thụ
Lò đốt
than
đốt
Chất thải rắn (vỏ, đất)
Tiếng ồn
Nước thải ( vỏ, đất,
cát…)

Tiếng ồn
Chất thải rắn
( bã)
Bụi bột
Nhiệt độ
Nước thải
đi xử lý
- - - - - - - - -
- - - - - - - - -
- -
- -
- -
thu
Nước bột loãng
Hình 2.2 . Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có kem theo dòng thải
Khí thải
Tiếng ồn
Nước thải
(tinh bột,
chất hưu cơ)
Chất thải rắn
( bã)
Chất thải rắn
( bã)
Nước thải
( tinh bột,
chất hưu cơ)
Sắn củ tươi sau khi thu mua được chế biến ngay, sắn từ khi thu hoạch đến khi chế
biến khoảng 2 ngày. Sắn được đưa vào phểu phân phối cung cấp cho dây chuyền một
cách từ từ. Sắn được băng chuyền xích đưa vào thùng quay hình trụ nằm ngang gồm

những thanh sắt song song với nhau, thành lồng tròn rổng có các khe hở để bụi đất, tạp
chất và vỏ rơi ra ngoài. Trong thiết bị có các gờ hình tròn xoắn gắn với một động cơ,
dưới sự điều khiển của công nhân để điều chỉnh lượng thích hợp vào công đoạn rửa.
Khi thiết bị quay, lực ma sát giữa sắn với thành lồng và giữa các củ sắn với nhau sẽ
làm tróc vỏ một cách hiệu quả, đất và tạp chất rơi ra ngoài. Gồm có một máy tách vỏ
hoạt động liên tục.
Sắn sau khi tách vỏ được băng chuyền chuyển đến thiết bị rửa để rửa sạch phần vỏ,
đất và tạp chất còn bám trên củ, thiết bị rửa gồm 2 thùng hình máng, trong có các cánh
khuấy. Sắn khi vào thùng được đảo trộn nhờ các cánh khuấy nối trên hai trục quay nối
với động cơ, củ sắn va đập với nhau và với cánh khuấy, phía trên có các vòi phun nước
xuống, sắn được rửa sạch hoàn toàn. Củ sắn sau khi được rửa sạch được cánh khuấy vận
chuyển từ từ đến băng tải.
Sắn được băng tải chuyển đến công đoạn băm, mài. Máy băm (02 máy) băm sắn
thành nhiều khúc nhỏ có bề dày bằng nhau nhờ các dao gắn chặt vào trục quay nối với
động cơ, phía dưới có các tấm thép đặt song song với nhau tạo những khe hở bằng bề
dày lát cắt. Sắn sau khi băm thành khúc lọt qua các khe xuống máy nghiền mài. Ở đây
sắn được nghiền mài xát để phá vỡ cấu trúc tế bào nhằm giải phóng tinh bột thành các
hạt riêng biệt với các thành phần không tan khác và không bị hư hại. Quá trình mài
nghiền đóng vai trò quan trọng đối với hiệu suất thu hồi tinh bột. Nghiền càng mịn thì
hiệu suất thu hồi tinh bột càng cao. Tuy nhiên nếu nghiền mịn quá thì chất xơ cũng trở
nên quá mịn và khó tách ra khỏi tinh bột. Thiết bị nghiền mài gồm một khối kim loại
hình trụ tròn, mặt ngoài có các răng cưa nhỏ, trục ngoài có bao vỏ thép chịu lực. Do bề
mặt tang quay của máy có dạng răng cưa cùng với máy cũng có hình dạng răng cưa, tạo
ra lực nghiền mài sát làm nhỏ sắn đã băm thành khối dịch bột nhão.
Dịch bột nhão chứa nhiều chất xơ và dịch bào này khi ra khỏi máy mài rơi vào bể
chứa, sau đó được qua thiết bị tách bã thô, là thiết bị ly tâm kiểu nón đứng, hỗn hợp
được tách thành hai phần: phần không bị lọt lưới gồm xơ lớn, mảnh vụn được đưa đến hệ
thống tách tinh bột tận dụng. Phần tinh bột tự do và xơ mịn lọt qua lưới vào thùng chứa
Quá trình này có hiệu chỉnh nồng độ chất khô 3-5Be bằng H
2

O. Dịch sữa tinh bột này
được bơm đi tách xác lần 2 bằng thiết bị tách xác tinh để tách bã mịn còn lại trong dịch .
Phần bã không lọt qua lưới cũng được đưa đi chiết lọc lần cuối cùng với bã thô ở trên.
Dịch sữa tinh bột lọt qua vải lọc được đưa đi tách dịch bao lần 1 (quá trình này có cho
nước vào liên tục để hiệu chỉnh nồng độ), quá trình này được thực hiện bằng nhiều máy
tách xác liên tục.
Dịch sữa tinh bột được bơm qua decenter (2 decenter) để tách dịch bào lần 1, lưu
lượng khoảng 20-25m
3
/h. Dịch sữa tinh bột vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm lớn
(04 máy ly tâm), tinh bột bị văng ra bám xung quanh thành trong thiết bị do sự chênh
lệch tỉ trọng giữa dịch bào và tinh bột, có vít tải chạy ngược với chiều quay liên tục cào
tinh bột ra ngoài. Trong quá trình ly tâm có cho nước để đạt nồng độ 5-15Be.
Dịch sữa bột này được đưa đi tách phần bã mịn còn lưu lại một ít gọi là tách xác lần
cuối cùng, thực hiện bởi nhiều thiết bị phân ly.Các thiết bị phân ly này có kích thước lổ
vải lọc nhỏ hơn (so với tách xác thô và tách xác tinh), chỉ cho tinh bột đi qua còn phần
bã mịn được giữ lại, cùng với bã thô qua khu chiết ép kiệt (tách tận dụng).
Bã thô, bã tinh và bã mịn được đưa đến thiết bị tách xác tận dụng, dịch sữa thu
được có nồng độ tinh bột thấp được bơm về phục vụ máy mài. Phần bã đi ra sẽ thu được
bã ướt nếu ở thiết bị ống kép hoặc bã thô nếu qua thiết bị ép băng.
Sau khi tách bã tinh dịch sữa bột được tách dịch bào lần cuối. Dịch sữa bột trước
tiên qua hai cyclone để tách cặn trước, tốc độ máy là 4500v/ph, dịch bột đi xuống dưới,
nước thải ra phía trên ra ngoài. Sau đó dịch bột mới đi vào máy phân ly (02 máy) để
tách dịch bào lần cuối. Trong công đoạn này vẫn cho nước vào để đảm bảo nồng độ 8 –
14Be, pH = 6,0 – 6,5, lưu lượng vào 5m
3
/h.
Dịch tinh bột đã thuần khiết nhưng vẫn còn khá nhiều nước (18 – 22Be). Nước sẽ
được tách bớt bằng máy ly tâm tách nước (02 máy), phần nước lọt qua lớp vải và lưới
lọc được đưa về máy mài. Tinh bột thu được có độ ẩm 31-34%.

Bột nhão sau ly tâm được vít tải chuyển đến ống làm khô nhanh. Quá trình sấy
nhanh theo nguyên lý sấy phun. Tinh bột được cuốn theo luồng khí nóng chuyển động
dọc theo chiều của ống sấy (gồm 02 ống sấy, mỗi ống cao 23m). Dòng khí nóng có nhiệt
độ 45-50
0
C chuyển động với vận tốc 15-20m/s, tinh bột được xé tơi và làm khô nhanh
(chỉ 2-3 giây), độ ẩm tinh bột giảm xuống. Hỗn hợp tinh bột - không khí nóng được đưa
qua xyclone (02 xycolone), tinh bột rơi vào máng góp dưới các xyclone.
Tinh bột được vít tải đưa sang hệ thống làm nguội(gồm nhiều xyclone nối tiếp
nhau), tinh bột được hút vào các xyclone làm nguội bởi quạt hút của hệ thống để tiếp tục
tách ẩm (độ ẩm còn 10-12%) và hạ nhiệt độ (nhiệt độ còn 33-35
0
C).
Sau khi sấy và làm nguội tinh bột được đưa vào sàng phân loại. Những hạt nhỏ,
mịn được đưa tới thùng chứa đóng bao, những hạt to được đưa qua máy nghiền nhỏ, rồi
đưa trở lại sàng tiếp tục phân loại. Bột thành phẩm được cho vào bao kín bảo quản ngay
vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi.
Toàn bộ dây chuyền hoạt động liên tục. Thời gian để chế biến từ sắn củ ra tinh bột
thuần khiết khoảng 45 phút.
Bột thành phẩm một phần được tiêu thụ tại thị trường nội địa (30%), phần lớn là
xuất khẩu (70%). Nhà máy đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc,
Nhật Bản, Châu Âu
II 2.3. Trang thiết bị công nghệ
Các loại thiết bị sử dụng trong dây chuyền sản xuất và các máy móc chính phục vụ
cho quá trình sản xuất của nhà máy được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các trang thiết bị sản xuất của nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Xuất xứ
1 Bongke củ Chiếc 1 Việt Nam
2 Lồng bóc vỏ Chiếc 1 Việt Nam
3 Máy rửa Chiếc 1 Việt Nam

4 Máy băm Chiếc 2 Thái Lan
5 Máy mài Chiếc 6 Thái Lan
6 Máy tách xác Chiếc 44 Thái Lan
7 Máy phân ly Chiếc 8 Nhật Bản
8 Máy ly tâm Chiếc 6 Thái Lan
9 Nhà sấy Phòng 2 Thái Lan
10 Máy đóng bao Chiếc 9 Thái Lan
11 Xe chở sắn Chiếc 10 Trung Quốc
12 Thiết bị xử lý nước cấp Bộ 1 Việt Nam
Các loại máy móc, thiết bị nằm trong dây chuyền điều còn mới (sản xuất năm
1998), có tính năng kỹ thuật hiện đại, tính tự động hoá cao. Đặc biệt nhiều máy phân ly
có công suất thiết kế khá cao nên có thể bố trí sản xuất được theo ca nhằm tiết kiệm điện
năng, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Tóm lại, nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi có vị trí thuận lợi cho sản xuất và môi
trường. Sản phẩm của nhà máy được đánh giá là có chất lượng cao. Quy trình chủ yếu
nhà máy là phân ly, sấy, làm nguội và hoàn tất. Các trang thiết bị được nhập từ Thái Lan
và còn mới.
CHƯƠNG III
HIỆN TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN QUẢNG NGÃI.
III.1. Hiện trạng môi trường
III.1.1. Nước thải
Ô nhiễm do nước thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các cơ sở tinh bột sắn
nói chung và nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi nói riêng. Định mức nước sản xuất của
nhà máy là 25 m
3
/ 1 tấn sản phẩm.
Các nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:
+ Công đoạn tinh chế bột là công đoạn sử dụng nhiều nước nhất. Do đó, đây là nơi
sinh ra nhiều nước thải nhất và chứa nhiều chất ô nhiễm.

+ Nước thải từ công đoạn rửa củ.
+ Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng ( khi nhà máy vệ sinh nhà
xưởng, máy móc thì dây chuyền ngưng hoạt động ).
+ Nước thải sinh hoạt và nước mưa. Lượng nước thải sinh hoạt có lưu lượng thấp (
do công nhân là các cư dân quanh đó, họ không ăn uống tại nhà máy ). Do nhà máy chủ
yếu nằm trong kho xưởng có mái che nên lượng nước mưa không đáng kể, chủ yếu từ
sân phơi nguyên liệu khi gặp trời mưa. Nhìn chung lượng nước mưa không đáng kể.
Tất cả các loại nước thải này được phân luồng và được thải chung vào hệ thống
thoát nước của công ty, qua hệ thống sử lý sau đó thải ra sông Bán Thuyền thông với
sông Trà Khúc.
Đặc trưng của nước thải tại nhà máy là có sự giao động lớn cả về lưu lượng và tải
lượng các tác nhân gây ô nhiễm theo thời gian.
Đặc tính của nước thải tại nhà máy là có nhiệt độ không lớn(≈ 31
0
C), pH gần trung
tính ( 6,08 ), hàm lượng chất hữu cơ, tổng chất rắn đều cao.
Qua phân tích nước thải của nhà máy, đặc tính nước thải được thể hiện qua bảng
3.1. Ta thấy: hàm lượng TS lớn, hàm lượng COD cao hơn TCVN 5945 – 2005 loại B
125 lần, hàm lượng BOD cao hơn TCVN 5945- 2005 loại B 130 lần. Nhiệt độ và pH
nằm trong phạm vi cho phép của TCVN 5945-2005.
Bảng 3.1 Đặc tính nước thải của nhà máy TBS Quảng Ngãi
STT Các thông số Đơn vị Giá trị
khảo sát
TCVN 5945– 2005
(Loại B)
1 Lưu lượng m
3
/ngày.đêm 5000 -
2 pH - 6,08 5,5-9
3 COD mg/l 10.000 80

4 BOD
5
mg/l 6500 50
5 TS mg/l 3500 100
6 Màu - Trắng đục -
7 Nhiệt độ
0
C 30 -31,5 40
8 Mùi
-
Không -
(Số liệu từ phòng thí nghiệm nhà máy tinh bột sắn Quảng Ngãi-tháng 9 năm 2008)
III.1.2 Khí thải
Khí thải trong quá trình sản xuất tinh bột sắn không lớn, nên vấn đề ô nhiễm khí
của nhà máy là không đáng kể. Các nguồn phát sinh gây ô nhiễm môi trường không khí
chủ yếu là:
o Khí thải từ lò đốt dầu cung cấp nhiệt. Các chất ô nhiễm chủ yếu trong khí
thải lò đốt là CO, SO
2
, NO và bụi lò đốt. Tuy nhiên nồng độ các khí thải CO, SO
2
, NO và
bụi thường không lớn, dưới tiêu chuẩn cho phép và chỉ ảnh hưởng cục bộ đến khu vực
sản xuất. Nhà máy dùng biogas thay thế dầu nên hạn chế được các khí ô nhiễm và bụi.
Bảng 3.2 Chất lượng môi trường không khí tại nhà máy TBS Quảng Ngãi.
STT
Các thông
số
Đơn
vị

sân phơi
nguyên liệu
Cuối hướng
gió cách lò hơi
100m
TCVN 5937 – 2005
1 Bụi mg/m
3
0,3 0,4 0,3
2 NO
x
mg/m
3
0,06 0,07 0,4
3 SO
2
mg/m
3
0,006 0,08 0,5
4 H
2
S mg/m
3
0,002 0,01 0,3
(Sở Tài nguyên & môi trường thành phố Đà Nẵng- tháng 5 năm 2008)
Qua số liệu khảo sát cho thấy ảnh hưởng do hoạt động sản xuất của nhà máy tới môi
trường không khí là ở mức độ thấp. Các điểm khảo sát ngoài nhà xưởng có các thông số
ô nhiễm nhỏ hơn TCVN 5945-2005.

×