Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích và lấy ví dụ cụ thể về việc điều chỉnh môi trường phù hợp với trẻ khiếm thị tại trường mầm non hòa nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 10 trang )

Phân tích và lấy ví dụ cụ thể về việc điều chỉnh môi trường phù hợp với
trẻ khiếm thị tại trường mầm non hịa nhập
Tổ chức mơi trường phát triển thuận lợi cho trẻ khiếm thị tại trường
mẫu giáo
* Điều chỉnh và sắp xếp môi trường phù hợp với tật thị giác
Bố trí mơi trường lớp học phù hợp sẽ giúp trẻ độc lập và ham muốn
được tự khám phá về thế giới xung quanh, ở đây môi trường không chỉ là ở
trong lớp học mà là cả môi trường chung của nhà trường. Trẻ khơng chỉ tìm
kiếm các thơng tin trong tiết học mà có thể qua trải nghiệm, tiếp xúc và vui
chơi ở vườn trường, sân chơi.
- Môi trường bên trong của lớp học cần được sắp xếp vị trí các góc hoạt
động ở các vị trí thích hợp. Việc sắp xếp lớp học là một biện pháp để trẻ có
thể hoạt động học tập theo nhóm nhỏ và theo cá nhân tích cực hơn. Đó cũng
là cách có hiệu quả để biết được nhu cầu, mức độ phát triển của từng trẻ, tạo
điều kiện cơ hội từng trẻ hoạt động độc lập.
Đối với trẻ khiếm thị, việc bố trí sắp xếp lớp học phải tạo được điều
kiện thuận lợi cho trẻ mù đi lại dễ dàng, không bị quá nhiều cản trở và đặc
biệt giáo viên nên sắp xếp chỗ ngồi của trẻ khiếm thị ở gần cơ để cơ có nhiều
điều kiện chú ý đến trẻ hơn.
- Cần chú ý đến nhu cầu đặc biệt về thị giác của trẻ để điều chỉnh môi
trường lớp học hợp lý mà không bị quá tốn kém về chi phí:
+ Lượng ánh sáng trong lớp học phải vừa đủ và phù hợp
+ Giáo viên cần chú ý sắp xếp hợp lý, đủ rộng và thuận tiện cho trẻ
khiếm thị, sử dụng các phương tiện trợ thị
+ Phóng to hoặc làm tăng độ tương phản tranh, ảnh, chữ
+ Lựa chọn đồ dùng dụng cụ trực quan kích thích các giác quan
+ Vị trí của trẻ khiếm thị trong lớp học: dễ tiếp cận với giáo viên, thuận
lợi quan sát các đồ dùng trực quan,...
* Xây dựng bầu khơng khí tích cực ở trường học giúp trẻ khiếm thị có
tâm lý an toàn, tự tin và thoải mái



Để đảm bảo khơng khí bình đẳng và tự tin cho trẻ khiếm thị trong lớp
mẫu giáo hòa nhập, giáo viên cần chú ý một vấn số vấn đề sau:
1. Trẻ khiếm thị cũng là một trong số những trẻ của lớp bạn mà mọi trẻ
trong lớp cũng đều có cá tính và nhu cầu riêng của từng trẻ
2. Sử dụng bình thường và tự nhiên những từ như "nhìn", "xem".
Những từ này cũng là một phần trong vốn từ của trẻ khiếm thị cũng như là
vốn từ của trẻ khác
3. Giới thiệu về trẻ khiếm thị một cách bình thường như các bạn vẫn
làm với các trẻ khác
4. Khuyến khích trẻ khiếm thị tham gia vào tất cả hoạt động của lớp
học, chẳng hạn: giờ thể dục, giờ tập nội trợ, sử dụng vi tính, hoạt động tạo
hình và các hoạt động khác. Các chuyên gia giáo dục có thể đưa ra những lời
khuyên cho các bạn về những phương pháp, đồ dùng học tập chuyên biệt để
giúp trẻ khiếm thị trong hoạt động này
5. Cũng có lúc, các học sinh của bạn muốn trở thành trung tâm của sự
chú ý như làm lãnh đạo trong nhóm chơi. Bạn cũng khuyến khích trẻ khiếm
thị làm vị trí đóng vai trị đó như các bạn khác trong lớp.
6. Về cách khen ngợi trẻ khiếm thị cũng cần được sử dụng giống như
các bạn khác trong lớp, thay bằng nụ cười thì có thể dùng các động tác khác
như phát nhẹ vào lưng hoặc vỗ vai
7. Khuyến khích trẻ khiếm thị di chuyển trong lớp học để có thơng tin
về các đồ dùng hoặc cách thông tin về thị giác. Trẻ khiếm thị sẽ biết những
nhu cầu riêng của mình và phương thức trẻ khiếm thị sử dụng sẽ là nội quy
của lớp học
8. Trẻ khiếm thị có thể khơng nhận biết được hoặc có thể khơng tham
gia vào các sự việc xảy ra trong một khoảng cách, chúng có thể không nhận ra
như là sự biểu hiện của nét mặt, gật đầu hoặc di chuyển ở cánh tay của giáo
viên. Vì vậy, sử dụng tín hiệu lời nói lúc này là rất cần thiết.
9. Cung cấp những đồ dùng học tập cho trẻ khiếm thị (máy in chữ

Braille), sách in chữ to, thiết bị trợ thị, giá đọc sách...
10. Mục đích để các bạn khác trong lớp cũng có hiểu biết về tật khiếm
thị hãy để trẻ tham gia các chủ đề có liên quan đến thị lực và khiếm thị. Tuy


nhiên, nếu quá chú ý đến tập khiếm thị sẽ gây ra các phản ứng khác nhau của
học sinh
11. Tất cả trẻ đều nhạy cảm với những nhận xét của bạn trong lớp, việc
bạn chấp nhận có trẻ khiếm thị trong lớp là một ví dụ tích cực cho các trẻ
trong lớp
12. Vì học sinh khiếm thị mang đến lớp học các phương tiện trợ thị nên
khuyến khích trẻ sử dụng các phương tiện trợ thị và trả lời bất kỳ câu hỏi nào
vác trẻ khác về các phương tiện đó
13. Vì trẻ khiếm thị khơng thích gây sự chú ý của người khác đến tật
của mình, vì vậy chúng thường sử dụng các phương tiện đặc biệt và chỉ đề
nghị các bạn khác giúp khi bắt buộc. Nhìn chung bạn nên tôn trọng ý muốn
của trẻ, chỉ trừ khi bạn cảm thấy trẻ thực sự cần thêm sự hỗ trợ hoặc có những
vấn đề khó khăn khác, bạn cần thảo luận các vấn đề đó với chuyên gia
14. Khi tiếp cận với trẻ khiếm thị chỉ trừ khi trẻ biết rõ về bạn, nếu
không phải luôn xưng tên của mình khi nói chuyện với trẻ.
15. Trẻ mù hoặc trẻ khiếm thị có thể có những hành vi bất thường như:
dụi mắt, lắc người, gục đầu... bạn nên khuyến khích những tư thế đúng và tìm
ra cách giải quyết giúp trẻ hạn chế những hành vi khơng thích hợp sự giao
tiếp mắt - mắt, mặt - mặt cần được khuyến khích
khác

16. Trẻ khiếm thị cần được làm các bài tập bình thường như những trẻ

17. Nâng cao khả năng độc lập của trẻ, hãy để trẻ khiếm thị được tự làm
mọi việc ở bất kỳ lúc nào có thể. Trẻ khiếm thị cũng cần học cách đề nghị

giúp đỡ trong các tình huống cần thiết. Ngồi ra cũng nên khuyến khích các
bạn trong lớp giúp đỡ trẻ khiếm thị.
18. Trẻ khiếm thị giống các học sinh khác hơn là khác. Hãy xử sự với
trẻ như cách nghĩ trên
*Tạo điều kiện tương tác trong nhóm bạn
* Tiếp cận giáo dục cá biệt dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân
- Tìm hiểu khả năng nhận thức, kỹ năng của từng trẻ. Từ đó, đưa ra mục
tiêu cá nhân cho một thời gian nhất định. Đối với trẻ khiếm thị, giáo viên có


thể trên cơ sở đánh giá khả năng cá nhân mà điều chỉnh các mục tiêu phù hợp
với khả năng của tình trẻ trong từng bài học, từng mục tiêu của các giai đoạn
khác nhau.
- Tiếp cận cá biệt về nhu cầu và hứng thú hoạt động. Nhờ vậy, yêu cầu
của giáo viên đối với trẻ không bị quá cao hay quá thấp so với khả năng của
từng trẻ. Giáo viên có thể dựa vào sở thích để giao nhiệm vụ cho từng trẻ.
- Cần tạo điều kiện để trẻ vận dụng và tìm kiếm những phương thức học
tập phù hợp với khả năng và ý đồ của trẻ và tạo điều kiện để trẻ được độc lập
và chủ động thực hiện ý đồ của mình.
- Xây dựng kế hoạch học tập cho từng trẻ.
* Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Cơng nghệ khơng làm giảm mọi khó khăn đối với người khiếm thị
nhưng nó lại hạn chế đáng kể mức độ của những khó khăn mà họ gặp phải.
Nó mở ra cho họ một lối thoát mà trước đây người ta vẫn nghĩ là họ bị bế tắc
hoàn toàn.
Hệ thống các cơng cụ hỗ trợ có thể bao gồm: thiết bị trợ giúp quang học
và thiết bị phi quang học
- Thiết bị trợ giúp quang học: nhằm giúp trẻ nhìn kém tận dụng được tối
ưu khả năng thị giác cịn lại, vì vậy khi trẻ đã được chỉ định sử dụng một loại
thiết bị trợ giúp nào thì giáo viên cần khuyến khích trẻ ln ln sử dụng thiết

bị trợ thị.
- Thiết bị trợ giúp phi quang học: nhằm giúp trẻ rút ngắn khoảng cách
khi đọc hoặc có tư thế ngồi phù hợp. Ngồi ra, có những thiết bị chỉ đơn giản,
rẻ tiền nhưng lại giúp tăng độ tương phản của hình ảnh.
* Tận dụng tối đa các giác quan cịn lại của trẻ khiếm thị
Ngồi các giác quan như: xúc giác, thính giác, khứu giác, vị giác thì
phần lớn che khiếm thị đều có khả năng thị giác cịn lại. Tận dụng các giác
quan khác có nghĩa ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khám phá và thực
hiện các hoạt động chức năng của trẻ khiếm thị.


- Xúc giác giúp trẻ tìm hiểu đặc tính sự vật, nó phản ánh tính khơng
gian cơ học, cảm nhận các thuộc tính như: nóng, lạnh, chất liệu của đồ
vật,...Đối với trẻ mù, xúc giác là công cụ để trẻ học chữ nổi Braille.
- Thính giác giúp trẻ định hướng trong không gian, âm thanh cũng giúp
trẻ phản ánh thuộc tính của các vật: từ, kim loại, gỗ,... khuyến khích trẻ phát
hiện tiếng động, âm thanh ở những thời điểm, vị trí khác nhau. So sánh các
loại âm thanh qua các trò chơi cho trẻ tập bắt chước nhịp điệu của một số âm
thanh quen thuộc.
- Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ta cần chú ý kết hợp việc tận
dụng khả năng của tất cả các giác quan để bù trừ cho khả năng thị giác đã bị
thiếu hụt của trẻ.
VD: Vào giữa năm học, lớp Lá 2 của cô A nhận 1 bé khiếm thị tên
Minh vào học. Trước khi bé vào lớp 1 ngày, ba mẹ đã gặp cô A và trao đổi
các thông tin về bé. Minh khiếm thị bẩm sinh và là 1 bạn nhỏ lạc quan và hoạt
bát.
Trong ngày hơm đó, cơ A đã thơng báo với cả lớp “ngày mai lớp mình
sẽ có 1 bạn mới, bạn ấy rất đặc biệt các bạn có mong chờ được gặp bạn mới
khơng?”. Cả lớp rất háo hức. Cô đã cho cả lớp xem câu chuyện về các bạn
nhỏ khiếm thị.

Hôm sau, Minh đến lớp, cô A đã giới thiệu bạn với cả lớp, các bạn chào
đón bằng bài thơ Bạn mới, và Minh được sắp ngồi gần 2 bạn khá điềm tĩnh,
hay giúp đỡ bạn khác trong lớp.
Cô A đã cho Minh cùng các bạn khám phá các góc trong lớp, khen ngợi
M giống như các bạn khác khi trả lời đúng. Cô đã cho cả lớp trải nghiệm
nhiều trò chơi liên quan đến thị giác như: bịt mắt bắt dê, đoán xem ai hát,…
M đã nhanh chóng làm quen với lớp học, cơ và các bạn.








×