Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lý lịch di tích đền và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.76 KB, 16 trang )

LÝ LỊCH DI TÍCH ĐỀN VÀ
Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Người kiểm kê: Kiều Thu Phương – MSV 60DDS06011. Lớp QLDS6
I.TÊN GỌI DI TÍCH
1. Tên thường gọi:
Đền Và
2.Tên gọi khác:
Đơng Cung
II.ĐỊA ĐIỂM, ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH.
1.Địa điểm: Đền Và tọa lạc tại thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã
Sơn Tây, tp Hà Nội.Cách trung tâm thủ đơ Hà Nội khoảng 42km về phía Tây.

2. Đường đi đến di tích:
Từ trung tâm bờ hổ Hồn Kiếm, ngược theo các phố Hàng Bông, Điện
Biên Phủ, Kim Mã, Cầu Giấy, thẳng theo quốc lộ 32 đến khu công nghiệp Phú
Thịnh thị xã Sơn Tây, theo biển chỉ dẫn, từ quốc lộ 32 qua cầu Cộng khoảng
1,5km là vào đến Đền Và .cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng 2 km,
III. PHÂN LOẠI DI TÍCH.
Đền Và thuộc loại: Di tích kiến trúc nghệ thuật.

1


Đền Và xếp hạng DTLSV quốc gia năm 1964.
IV. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH.
1. Sự kiện và nhân vật lịch sử.
Đền Và là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu cho vùng văn hóa xứ Đồi, là
một trong những cơng trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của nước ta được xây
dựng từ đời vua Hùng thứ 18.
Đền Và thờ tam vị Đức Thánh Tản (Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh). Đó
là những nhân vật biểu trưng cho người anh hùng trị giặc nước, giặc ngoại xâm


và giúp nhân dân lao động sản xuất nông nghiệp. Tản Viên Sơn Thánh vị thần
trong Tứ Bất Tử trong truyền thuyết của Việt Nam, đó là Đệ Nhất Phúc Thần
Tản Viên, vị tổ của bách thần, cịn gọi là Nam Thiên Thần Tổ.
Theo thần tích nơi thờ Tam vị Đức Thánh và truyền thuyết dân gian địa
phương, có thể tóm tắt về sự tích Thánh Tản như sau:
Vào thời Hùng Vương thứ XVIII, ở động Lăng Xương, huyện Thanh
Uyên, phủ Gia Hưng, đạo Sơn Tây có 2 anh em họ Nguyễn. Người em là
Nguyễn Ban lấy vợ là Tạ Thị Hoan, người anh là Nguyền Cao Hạnh, lấy vợ là
Đinh Thị Điên. Cả hai anh em đều tuổi cao mà chưa có con nối dõi. Vào ngày
giỗ tổ tiên, hai anh em đi chơi núi. Tình cờ gặp một ông già dáng vẻ như tiên
ông, hai anh em cúi lạy và xin được ban phúc. Vâng theo lời cụ già, hai anh em
làm lế cầu đảo và ứng nghiệm. Bà họ Tạ mang thai và sinh được hai người con
trai đặt tên là Sùng Công và Hiển Công. Năm ấy bà họ Đinh – vợ người anh
cũng sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Nguyễn
Tuấn(Tuấn Công). Năm 13 tuổi, ba anh em được tìm thầy dạy học. Chỉ vài năm
2


mà ba anh em tinh thông kinh sử, văn chương không ai sánh bằng. Năm 17 tuổi,
cha mẹ hai bên đều qua đời. Đến khi đoạn tang, gia đình cũng khánh kiệt, ba anh
em cùng nhau đến núi Ngọc Tản ( núi Ba Vì) và làm con ni bà Ma Thị Cao
Sơn.
Một ngày, Tuấn Công gặp Sơn Tinh đại thần tên gọi Thái Bạch Thần Tinh
Tử Vi Sơn Tướng. Được thần ban cho cây gậy thiêng để giúp nhân gian và báo
đáp ơn sâu cha mẹ. Tuấn Công nhận gậy thiêng và trở về núi Tản Viên, xưng là
Thần Sư. Nhờ gậy quý mà Tuấn Công điều khiển được muôn lồi hổ báo. Thần
Sư cịn cứu được con trai Long Vương thốt nạn ở hồ Đơng Đình và được đế
cơng tặng quyển sách ước. Thần Sư báo hiếu mẹ nuôi bằng cách lấy sách thần
đọc thần chú cho tiền vàng từ trên trời rơi xuống tặng mẹ ni. Vì sự hiếu thảo
của con, bà Ma Thị lập chú thư giao hết núi sông điền địa cho Tuấn Công, hiệu

là Tản Viên Sơn Thánh. Sùng Công ở Non Sơn hiệu là Tả Kiên Thần; Hiển
Công ở Lãng Sơn, hiệu là Hữu Kiên Thần.
Vào cuối đời Hùng Vương, Duệ Vương xuống chiếu cầu hiền tài nhường
ngôi báu và gả công chúa Mỵ Nương cho. Nhờ có gậy thần và sách ước, Sơn
Thánh đã đánh bại Thủy Tinh, đẩy lùi lũ lụt, tai ương do Thủy tinh gây ra.
Khi nhà Thục đem quân sang đánh, Hùng Duệ Vương lệnh cho Sơn
Thánh, Sùng Công và Hiển Công đem quân đi đánh. Sau khi dẹp xong giặc,
Hùng Duệ Vương phong cho Sơn Thánh làm Nhạc Phủ Kiên Thần, Sùng Công
làm Cao Sơn Đại Vương, Hiển Cơng làm Q Minh Đại Vương.
Sau đó Tản Viên Sơn Thánh đi khắp mọi miền giúp dân trồng dâu, đánh
cá, mở mang ruộng vườn… Biết vận nhà Hùng đã hết, Tản Viên đã khuyên
Hùng Vương nhường ngôi cho Thục An Dương Vương, đất nước trở lại cảnh
thanh bình. Sơn Tinh cùng Mỵ Châu về sống trên núi Ba Vì. Ngài thường du
ngoạn bốn phương, hỏi thăm dân tình. Một lần Ngài nhằm hướng mặt trời mọc
đi đến quả đồi thấp ven dịng sơng Tích. Thấy đây là nơi thắng địa, Ngài dừng
chân nghỉ ngơi vừa lúc trên trời xuất hiện đám mây ngũ sắc từ phía núi Ba Vì
bay tới kịp che mát một vùng. Ngài cho đó là điềm lành, bèn cho lập tại chỗ một
3


hành cung. Sau này dân sở tại dựng đền thờ tưởng nhớ công đức của Thánh Tản
Viên gọi là Đền Và.
Đến thởi Đông Hán, Hai bà Trưng đã cầu đảo Tam vị Thánh Tản mà đánh
tan giặc Đông Hán, Trưng Trắc lên ngôi và phong cho 3 vị là:
Cao Sơn Hiển Ứng Hộ Quốc Đại Vương; Quý Minh Khang Dụ Linh Ứng
Đại Vương; Tản Viên Sơn Quốc Chúa Đại Vương Dực Bảo Trung Hưng
Thượng Đẳng Thần.
Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần…mọi việc cầu đảo đều linh ứng,
các thần đều được gia phong mỹ tự.
Về lịch sử thần Cao Sơn, có nhiều huyền tích và ghi chép khác nhau. Đa

số các truyền thuyết cho rằng Cao Sơn có tên là Nguyễn Hiền và em ruột là
Nguyễn Sùng (tức Thần Quý Minh) là bộ tướng thời vua Hùng là con chú, con
bác với Sơn Tinh.Thần Cao Sơn và Quý Minh đã cùng Sơn Tinh đánh bại Thủy
Tinh và thủ lĩnh của tộc người Âu khi họ tấn công vào Văn Lang. Vì có cơng lao
lớn với nước nên về sau Cao Sơn, Quý Minh được thờ là vị thần thứ hai, thứ ba
tại Đền Và.
2. Đặc điểm di tích.
Theo bia "Vân Già đông trấn cung ký" dựng ở đầu hồi hai bên nhà tiền tế
ở đền năm Tự Đức thứ 36 (1883) thì đền Và đã có từ thời Việt Nam đang thuộc
ách đô hộ của nhà Đường, lúc ấy đền là khu thờ nhỏ nhưng rất linh ứng. Ngôi
đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tơn tạo, trong đó có lần trùng tu lớn vào
năm 1884. Sự mở rộng quy mô của đền gắn với sự thành lập và phát triển của
tỉnh Sơn Tây thời Pháp thuộc. Sau khi tỉnh này được lập ra năm 1831 (Minh
Mạng thứ 12), tỉnh lỵ là nơi tập trung nhiều quan chức, thương gia chỉ cách đền
Và khoảng 2 km nên để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, những người này cùng với
dân quanh vùng đã hưng công để xây dựng thêm nhà tiền tế 5 gian. Trước đó,
nhà tiền tế đã có nhưng quy mô nhỏ. Cho đến nay, nhà tiền tế đã trải qua 3 lần tu
sửa lớn: tu tạo năm 1829 (Minh Mạng thứ 10), đại tạo năm 1902 (Thành
Thái thứ 14) và lại tu tạo năm 1932 (Bảo Đại thứ 7). Dựa theo văn tự chữ
Hán khắc ở cột thì hậu cung như hiện nay được làm vào các năm 1915-1919.
4


Gần đây, dự án tôn tạo đền Và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây phê duyệt
với tổng kinh phí 18 tỷ đồng, dự kiến sẽ bắt đầu bằng việc tu bổ đền chính trong
năm 2008.
V.SINH HOẠT VĂN HĨA TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI
TÍCH.
Hàng năm, Đền Và mở hội mùa Xuân vào ngày rằm tháng Giêng (từ 13 đến
15 âm lịch) Nghi lễ chính của hội mùa Xuân là rước long ngai bài vị “Tam vị

Đức Thánh Tản” từ đền Và qua sông Hồng sang tả ngạn ở đền Dội (xã Vĩnh
Linh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) – là nơi theo truyền thuyết Thánh Tản
Viên đã tắm để tế lễ – diễn lại sự tích này rồi quay trở lại đền Và.

Lễ hội mùa Xuân tại Đền Và
Đền Và còn tổ chức lễ hội mùa Thu vào ngày rằm tháng chín (từ 14 đến 15
âm lịch). Ở hội mùa Thu, nghi thức chính là đánh bắt cá ở sơng Tích để chọn ra
99 con cá trắng to chế biến thành các món tế Thánh. Việc tế cá xuất phát từ
truyền thuyết Thánh Tản Viên dạy dân kéo vó và bắt được 100 con cá, sau đó
ngài phóng sinh một con cá trê đang có mang, về sau con cá này sinh được 9
con, đều hoá đá, đầu chầu về hướng đền Và.
Hàng năm, du khách trẩy hội về đền Và rất đơng, đến đây cảm giác n bình,
thư thái bởi khơng khí trong lành, linh thiêng, n bình.
Vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng âm lịch, người dân quanh
vùng và nhiều du khách phương xa thường tới đây làm lễ cầu xin những điều tốt
lành cho bản thân, gia đình. Rằm tháng Giêng hàng năm nhiều người dâng lễ

5


cầu xin mọi việc trong năm và trong tháng Chạp hàng năm, mọi người đến Đến
Và làm lễ tạ Thánh.
Đặc biệt, sau lễ giao thừa, rất đông người dân trong vùng tới Đền Và dâng
hương xin lộc Thánh cho một năm mới.
VI. KHẢO TẢ DI TÍCH.
1.Khái quát cảnh quan:
Đền Và nằm giữa đồi Và, diện tích vào khoảng 17.500 m2, đồi trồng
nhiều cây lim ngồi ra cịn có mít, gỗ, thơng,… Trong đền trồng cây vóc vàng
và hai bên nhà tiền tế có hai cây lan cao to, đây đều là những lồi nở hoa về mùa
hè. Khu di tích Đền Và có hình dáng con rùa bơi ra phía mặt trời mọc. Xung

quanh đền được bao bọc bởi tường đá ong cao khoảng 2m15. Tường được xây
hai lớp, theo cách thức thượng thu hạ thách, chính giữa lèn đất. Trong dân gian
lưu truyền rằng, đá ong xây tường được lấy ở đồi Vơng, thơn Vân Gia, cịn gọi
là "xóm Rắn" nên có câu thành ngữ "cấu cổ con xà, đè cổ con quy".
Đền có bố cục dàn trải tương đối cân xứng theo trục. Trên trục trung tâm phía
trước sân đền có một bình phong tạo những hang hốc mang vẻ tự nhiên. Mặt
ngồi của bình phong thờ ngũ hổ trong hang với trung tâm là hổ vàng, mặt sau
của động này đắp hình "long cuốn thuỷ" dưới dạng tứ linh với ý nghĩa cầu cho
mưa thuận gió hồ, được mùa và có người tài ra giúp dân giúp nước. Qua một
sân rộng khoảng 300 m2 có tường thấp bao quanh, đến "nghi mơn" - cổng chính
của đền. Tiếp đến là một khoảng sân rộng, được khuôn vuông bằng hệ thống
công trình kiến trúc khép kín. Liền sát nghi mơn, đăng đối hai bên theo chiều
dọc là gác chuông và gác trống, rồi đến hai dãy tả mạc, hữu mạc, nhà kho, phía
sau tả hữu mạc mỗi bên đều có nhà tạo soạn và là nơi nghỉ tạm cho khách hành
hương. Nhà tiền tế (hay tiền bái) năm gian nằm song song với nghi mơn ở phía
cuối sân, hai đầu nhà tiền bái có tháp thiêu hương để hố vàng mã sau khi cúng
tế xong. Hậu cung hình chữ "cơng", cách tiền tế 1,2m, đầu nhà có bể nước và
một gian nhà nhỏ để kiệu.
Mặt thoải sườn đồi đã được lợi dụng để giải quyết chiều cao kiến trúc. Lối
bố trí kiến trúc theo hướng đi lên khiến cho các cơng trình như được nâng cao
6


dần, đặc biệt là nghi môn, tiền tế, hậu cung. Mặc dù kết cấu các cơng trình đều
thấp nhưng người xem vẫn có cảm giác đền có xu hướng vươn lên.
2.Nghi môn:
Gồm ba gian dựng trên nền cao, gian giữa cao 4m80, hai gian bên cao
2m15. Nghi mơn có đặc điểm dễ nhận biết là ba hàng chân cột gỗ kê trên những
chân tảng đá ong (cột cái cao 4m95, cột quân 3m80). Đây là một nghi môn khá
hiếm gặp trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, ngồi Nghi mơn này, có thể

thấy kiến trúc tương tự tại đền Vua Đinh (thế kỷ 17), Đại Thành môn ở Văn
Miếu, Tam quan chùa Bút Tháp.

Nghi môn đền Và
3.Gác trống, gác chuông:
Dựng hai bên và ngay sát nghi môn và kiến trúc tương tự nhau với kiểu
chồng diêm 8 mái phỏng theo gác trống, gác chuông chùa Thầy và có dáng dấp
của Khuê Văn Các trong Quốc Tử Giám. Mặt hướng vào sân đền được trang trí
theo chủ đề ngũ phúc bằng hình năm con dơi x cánh ơm lấy cửa sổ tròn.

7


Gác chuông đền Và

Gác trống đền Và

4.Tả mạc, hữu mạc (hay tả vu, hữu vu):
Tiếp nối với gác chuông và gác trống xây dựng theo kiểu chồng diêm, hai
tầng tám mái, tường hồi bít đốc, nóc kết cấu "vì kèo q giang", mặt trước có
cột vng trên nền tam cấp, mặt trong để trống.
5.Nhà tiền tế :
Nhà tiền tế hình chữ "nhất" , kiến trúc theo lối 5 gian 2 chái chồng rường,
giá chiêng; hệ thống cột cái, cột quân bào nhẵn kiểu "thượng thu hạ thách" đặt
lên tảng kê chân cột bằng đá. Trên cột là một hệ thống hoành phi, câu đối cổ
được chạm khắc tinh xảo.

8



Tả mạc , hữu mạc ở 2 bên, nhà tiền tế chính giữa
6.Trung cung:
Đây là tịa nhà có diện tích và không gian lớn, tạo ra sự bề thế cho cơng
trình. Trung cung là ngơi nhà rộng dàn ngang, kéo dài sang hai bên, gồm ba gian
hai chái và là phần trung tâm trang trọng nhất của di tích.
7. Tịa Ống muống: Đây là gian nối tòa Trung cung với Hậu cung, là sản
phẩm của quá trình mở rộng Hậu cung về phía sau của đền Và. Đơn nguyên Ống
muống cịn có chức năng tạo ra mặt bằng tổng thể kiến trúc điển hình của một
thời kỳ lịch sử phát triển kiến trúc cổ Việt Nam.
8.Hậu cung: Đường vào hậu cung có một bộ vì lớn, làm theo kiểu thượng
ván mê, hạ chồng rường trên xà nách. Bên dưới bộ vì mở ba cửa, hai cửa bên là
lối đi vào hậu cung, cửa giữa là cửa thờ. Toà nhà bên trong cũng có kết cấu 3
gian 2 chái nhưng thấp hơn toà ngoài. Hậu cung đặt một khám thờ cao hơn 3m
sơn son thếp vàng được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.
Trong cùng là bài vị của Đức Quốc Mẫu (bà Đinh Thị Điên, mẹ Thánh Tản Viên
mà dân gian gọi chệch đi là Bà Đen). Tiếp đến là 3 bài vị của Tam vị Đức Thánh
Tản (gồm Thánh Tản Viên và hai người em con chú là Cao Sơn, Quý Minh).
Trước khám thờ có hương án bày long ngai bài vị của ba vị, phía trên khám treo
bức đại tự "Thượng đẳng tối linh thần" niên đại Tự Đức Quý Mùi (1883).
9.Nghệ thuật điêu khắc, trang trí trên kiến trúc Đền Và.
Nghệ thuật điêu khắc, trang trí của đền Và được tập trung nhiều trên kiến
trúc tại tòa Trung cung và Hậu cung với các đề tài trang trí kiến trúc được thể
hiện trên các đầu dư, ván gió với các hình tượng nghệ thuật: rồng, tứ 32 linh.
Hình tượng trang trí, điêu khắc tiêu biểu:
9.1. Hình tượng Rồng: Các đầu dư ở tòa Trung cung, Hậu cung được tạo tác
khác nhau với những đặc điểm có thể nhận ra đây không phải do cùng một hiệp
thợ làm. Các đầu dư nằm dưới câu đầu chạm hình đầu rồng rồng mang phong
cách nghệ thuật thế kỷ XVII, XVIII với đặc điểm: Mắt lớn, hốc mắt sâu, mõm
ngắn, mũi sư tử, lơng mày dài dạng mác, bờm tóc chia thành 5 nhánh duỗi thẳng
về phía sau, râu rồng xoắn, chân để lộ 3 móng nắm chặt. Bên cạnh đó, có những

9


đầu dư là các đầu rồng được trang trí bong kênh hơn với đặc điểm: Răng nanh
dài cong với kích thước lớn, tai thú, các đao mác uốn lượn dạng dải lụa…

Hình lưỡng long chầu nguyệt trên mái ngói cổ

9.2.Hình tượng Tứ linh: Mơ típ này được thể hiện nhiều trên kiến trúc với
trung tâm là hình tượng rồng cùng các con vật linh khác: lân, rùa, phượng được
thể hiện trên các mảng chạm ở Nghi môn, Tiền tế. Các đường nét được chạm
khắc tinh xảo và thể hiện được sự uy nghi tại di tích linh thiêng thờ Đức Thánh
Tản Viên.
9.3.Hình tượng Phượng: Được thể hiện trên ván mê ở phía trước Hậu cung
theo mơ típ "Phượng hàm thư" được bố trí đối xứng nhau. Ở đây, các nghệ nhân
xưa đã thể hiện sự khéo léo của mình trong từng đường nét nhằm tạo ra sự thanh
mai, mỹ lệ cho hình tượng chim phượng.
9.4. Hình tượng hoa lá: Trên các thanh xà, kẻ và hệ thống ván trong kiến
trúc của đền Và, mơ típ này được thể hiện đa dạng với: vân xoắn, lá cúc, hoa cúc
cách điệu bằng nhiều hình thức: chạm nổi, chạm lộng mang đậm phong cách
thời Mạc. Trên thực tế, các di tích cịn bảo tồn được các mảng chạm khắc trang
trí mang phong cách thời Mạc còn lại cho tới nay là rất hiếm hoi.
9.5. Tượng thờ: Ngồi các bức chạm, hình tượng trang trí tiêu biểu trên, đền
Và hiện cịn lưu giữ được một số pho tượng cổ có niên đại vào thời Nguyễn như
tượng quan Văn, Võ được đặt phía ngồi, trước cửa chính của Trung cung.
Ngồi ra, bên trong tịa Trung cung cịn có 04 pho tượng hầu văn, võ đặt đối
10


xứng nhau. Tượng quan võ đầu đội mũ kim khôi, mặc áo giáp, tay cầm chùy,

tượng quan văn đầu đội mũ cánh chuồn, tay cầm gậy.
VII. HIỆN VẬT THUỘC DI TÍCH ĐỀN VÀ.
Nhìn tổng thể các di vật, cổ vật trong/thuộc di tích đền Và ở đây có thể nhận
thấy chúng có niên đại thế kỷ XVII - XVIII. Các di vật có niên đại vào các thế
kỷ này đã được đánh giá là cổ vật quý cần quan tâm bảo vệ, bảo tồn.
1.Thần tích: Đền Và hiện nay cịn lưu giữ 5 bản thần tích “Tản Viên Sơn
Thánh” .
2. Sắc phong : Đền Và lưu trữ 18 đạo sắc phong của các đời vua, trong đó có
17 bản chính có dấu ấn;
3. Câu đối, hồnh phi, bia đá, chng, biển: 47 đôi câu đối được chạm
khắc, viết trên vách cột, trên gỗ và 18 bức hoành phi viết trên gỗ hoặc đá. Nơi
đây cịn có 2 bia đá, 3 chuông đồng, 4 tấm biển gỗ.
4. Nhang án: Nhang án mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, thời Hậu
Lê. Nhang án cao 1,71m, dài 1,45m rộng 73 cm. Mặt hình chữ nhật có tác dụng
bày biện đồ thờ,hai bên thành uốn cong kiểu cuốn thư. Thân nhang án chia ơ
trang trí các hình tượng tứ linh xen kẽ hoa lá được thể hiện dưới dạng chạm lộng
với những đường nét tinh xảo. Đặc biệt, tại Hậu cung của đền Và có chiếc nhang
án có kiểu dáng giống sập thờ được đặt làm bệ cho ngai và bài vị của Tam vị
đức thánh Tản. Nhang án dài 2,40m, rộng 1,65m, cao 83 cm, thân chia ơ trang
trí các mảng chạm với nhiều đề tài: Tứ linh, hoa cúc, vân mây.
5.Đỉnh đồng: Đỉnh đồng có dạng 3 chân quỳ, cao 35 cm, rộng 28 cm được
đặt trên nhang án tại tòa Trung cung. Nắp đỉnh có tạo những lỗ thơng hơi hình
bát qi để khói hương thốt ra. Thân đỉnh có trang trí hoa văn vân mây, những
chịm sao tượng trưng cho nhị thập bát tú. Đây là một cổ vật khá quý hiếm hiện
còn lưu giữ tại đền Và.
6. Hạc thờ: Đôi hạc cao 270 cm được tạo tác bằng gỗ. Hạc có mỏ cong, lơng
mi và các đao lửa sau gáy có hình mũi mác. Phần cánh thn dài hình vân xoắn
cách điệu. Hình tượng hạc được tạo tác đứng trên lưng rùa tượng trưng cho Âm
11



Dương hài hịa. Có thể thấy, đơi hạc thờ mang đậm phong cách điêu khắc nghệ
thuật thời Hậu Lê, khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII.
7. Khám thờ, bài vị: Khám thờ được làm bằng gỗ lim, dài 1,8m, rộng 1m,
cao 2,5m. Thông qua những đường nét trang trí như vân xoắn và đầu rồng ở trên
cửa trán của khám có thể thấy, đây là chiếc khám mang phong cách nghệ thuật
thời Mạc.
8. Kiệu: Đền Và hiện còn 3 cỗ kiệu gồm một kiệu bát cống và hai kiệu văn
được dùng để rước thánh và rước nước trong lễ hội. Kiệu bát cống làm bằng gỗ
được chia làm 2 phần: phần trên là ban thờ dạng ngai dùng để rước thánh.
9.Chuông: Trên gác chuông của đền Và hiện treo một quả chuông đồng đúc
năm Bảo Đại thứ 5 (1930). Trên thân chng có chia ơ và khắc các bài minh
văn.
VIII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC, THẨM MỸ CỦA
DI TÍCH.
Đền Và được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích lịch sử văn hố cấp
quốc gia năm 1964.
1. Giá trị Lịch sử - văn hóa, khoa học: Đền Và là một cơng trình kiến
trúc tiêu biểu có niên đại khởi dựng từ khá sớm từ thế kỷ XVI. Về phương diện
nghiên cứu kiến truc cổ Việt Nam đây có thể là một trường hợp dẫn ra khá tiêu
biểu cho phong cách mỹ thuật thế kỷ XVI thơng qua phân tích đặc điểm kiến
trúc hình tượng chạm khắc trên các cấu kiện kiến trúc của đền Và trong đó có
các vân xoắn, lá cúc, hoa cúc cách điệu mang đậm phong cách thời Mạc. Nhìn
chung cách xử lý không gian cảnh quan với kiến trúc đã tạo cho đền Và như một
trường hợp của sự kết hợp giữa cảnh quan sinh thái và cơng trình kiến trúc cổ.
Về phương diện di vật, cổ vật: Hiện ở đền Và còn lưu giữ được các di vật, cổ vật
quý. Các đạo sắc phong (18 đạo sắc) ở đền đã được chủ tịch ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội ra quyết định công nhận là tài liệu lưu trữ quý hiếm. Ở đền Và
còn lưu trữ được một khảm thờ có niên đại thời Mạc. Về phương diện vật thể,
bao gồm kiến trúc, di vật cổ vật. Đền Và còn là một hợp thể giữa kiến trúc, các

di vật cổ vật. Về phương diện văn hóa tín ngưỡng đây là một trong 4 cơng trình
12


kiến trúc thuộc hệ tứ cung. “Chỉ còn thấy duy nhất ở đền Và - Đông cung thờ
Tản Viên Sơn Thánh còn lưu giữ được các kiến trúc cũng như các di vật, cổ vật
có niên đại được xác định khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
Về phương diện phi vật thể, lễ hội đền Và là một lễ hội tiêu biểu có giá trị. Năm
2016 lễ hội đền Và đã được Bộ VHTT&DL ra quyết định là di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia.
2. Giá trị thẩm mỹ: Di tích đền Và là cơng trình kiến trúc kết hợp với
cảnh quan thiên nhiên tạo cho di tích có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Khu sinh thái
bao quanh khu vực đền Và, những dãy núi từ phía xa tạo nên một thắng cảnh
đẹp êm đềm. Hệ thống hình tượng điêu khắc trang trí đã nêu trên cũng làm nên
giá trị thẩm mỹ cao, được người dân trong vùng ngưỡng mộ và chấp nhận từ thế
hệ này đến thế hệ khác, từ cộng đồng cư dân địa phương đến cộng đồng cư dân
là khách tham quan du lịch trong nước và quốc tế.
IX. THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH.
1.Cơ cấu bộ máy quản lý di tích và cơ chế phối hợp: Có đủ bộ máy
quản lý di tích từ thành phố đến cơ sở: Ban Quản lý di tích và danh thắng thành
phố Hà Nội; Phịng Văn hóa Thơng tin thị xã Sơn Tây; Ban Quản lý di tích thị
xã Sơn Tây; Ban Quản lý di tích phường Trung Hưng. Có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp.
2.Cộng đồng trong vai trị quản lý di tích Đền Và: Nhân dân phường
Trung Hưng có sự quan tâm chung về việc tơn thờ vị thần núi và suy tôn thành
thánh. Việc xây dựng đền thờ thánh cũng có một sự nhất trí cao về tư tưởng.
Việc thực hành nghi lễ để thực hiện việc tôn vinh đức thánh là mục tiêu chung
của họ.Trong lịch sử cũng như hiện nay, quản lý di tích đền Và ln có sự đóng
góp của cộng đồng trên nhiều phương diện.
3.Thực thi và triển khai các quy định về khu vực bảo vệ di tích đền

Và:
Đền Và là di tích có giá trị văn hóa nghệ thuật vì vậy để bảo vệ di tích
trong hồ sơ xếp hạng năm 1964 đã có văn bản được xác định là biên bản bảo vệ
di tích. Có phân chia 2 khu vực bảo vệ. Khu vực bảo vệ I, bao gồm 0,7 ha nằm ở
13


trung tâm khu đất quy hoạch, đó là tồn bộ khu di tích đền Và hiện tại. Khu vực
bảo vệ II của đền Và là khu rừng lim có quy mô rộng 5,34ha, là khu vực bao
quanh khu vực I. Đó chính là vùng cảnh quan sinh thái của di tích, là khu vực
được phép xây dựng các cơng trình kiến trúc phục vụ cho việc tôn tạo, phát huy
giá trị của di tích.
4.Hoạt động bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích:
Hoạt động bảo quản ở đền Và chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ bảo quản
trị liệu. Trước năm 2010 ở di tích đã có 2 đợt tổ chức bảo quản trị liệu chủ yếu
là tập trung vào chống mối, nấm mốc và các loại côn trùng khác xâm hại đến
kiến trúc gỗ và các di vật.
Trong lịch sử tồn tại, đặc biệt vào thời Nguyễn đền Và được tu tạo nhiều
lần liên tục từ năm 1829 đến năm 1932.
Mới đây, năm 2007 đã được Bộ VHTT-DL đầu tư tu bổ 18 tỷ đồng cho
nhiều hạng mục.
5.Huy động và sử dụng kinh phí để bảo vệ, phát huy giá trị di
tích.Save
Đã tập trung vào 03 nguồn lực chủ yếu sau:
1/Kinh phí thuộc ngân sách nhà nước;
2/Kinh phí do nhân dân đóng góp;
3/Nguồn thu từ các hoạt động phát huy giá trị di tích.
Lễ hội đền Và được đánh giá là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo
quyết định số 246/QĐ-BVHTTDL ngày 19/1/2006. Khu vực cảnh quan ở đền
Và đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và cây trồng Việt Nam chứng nhận 90 cây di

sản Việt Nam. Ngày 21/8/2018 quyết định số 4355/QĐ của UBND Thành phố
Hà Nội công nhận đạo sắc phong đền Và là tài liệu lưu trữ quý hiếm.
X. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH.
1.Về nhận thức.
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
của các tầng lớp nhân dân hiểu đầy đủ và thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa và
các quy định nhà nước về quản lý di tích; về giá trị văn hóa của di tích; hoạt
14


động của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thị xã đến cơ sở trong quản lý di tích,
bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Từ đó, huy động sức mạnh của cả hệ
thống chính trị, phát huy trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc đưa các hoạt
động quản lý của di tích vào nề nếp, góp phần phát huy giá trị của di tích trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương xã hội hoá di sản văn hóa với phương
châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm ” và phải được tổ chức với nhiều nội
dung thiết thực, hiệu quả, thơng qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
2.Về cơ chế chính sách.
Tăng cường các chính sách đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu tư, các
Ban QLDT đầu tư vào di tích bằng các nguồn vốn khác nhau để thực hiện mục
tiêu bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích đã đặt ra.
Tăng cường, bổ sung nhân lực cho cấp thị xã, cấp phường trong cơng tác
quản lý di tích nói chung và quản lý di tích Đền Và.
4.Về bảo tồn di tích.
Lưu trữ hồ sơ gốc của di tích (cần bổ sung các văn bản còn thiếu, bị thất
lạc hoặc đề nghị cấp trên hỗ trợ sao văn bản gốc nhằm lưu trữ đầy đủ các thơng tin
về di tích), sưu tầm biên dịch các văn bản chữ Hán thuộc về di tích như: thần sắc,
thần phả, văn bia, hồnh phi, câu đối... Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giới
thiệu phục vụ tham quan du lịch.

- Xây dựng ngân hàng hồ sơ di tích cấp thị xã cũng như tại phường một
cách khoa học, phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu lâu dài, tránh sự mất
mát có thể xẩy ra.
- Chú trọng bảo vệ các di vật cổ vật, đồ thờ và cảnh quan môi trường,
thực hiện kiểm kê, số hóa hàng năm và lưu ý chống mối mọt, chống xuống cấp
cho di tích.
5. Về Phát huy giá trị di tích.
- Duy trì Lễ hội theo truyền thống và có giải pháp quản lý chặt chẽ việc
quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý. Tạo điều kiện
để nhân dân địa phương tham gia mở các cửa hàng dịch vụ phục vụ khách thập
15


phương, có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt
đẹp của lễ hội truyền thống. Đẩy mạnh thu hút khách du lịch đồng thời bảo đảm
khơng để xâm hại đến di tích.
- Tăng cường nhân lực cho quản lý di tích. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao
năng lực quản lý cho cán bộ quản lý các cấp và huy động nguồn lực xã hội hóa.
- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên các hoạt động tại
di tích.
- Phát triển ấn phẩm giới thiệu di tích và quà lưu niệm cho khách tham
quan, du lịch. Mở rộng đường, hoàn thiện hệ thống biển báo, chỉ dẫn từ quốc lộ
32 vào Đền Và.
XI. KẾT LUẬN.
Đền Và là di tích kiến trúc nghệ thuật hàm chứa nhiều giá trị về lịch sử,
văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Đền Và gắn liền với di sản văn hóa phi vật thể là
Lễ hội Đền Và; là khơng gian hành lễ trang nghiêm, thỏa nguyện tín ngưỡng,
tâm linh nhân dân trong vùng đồng thời là một điểm nhấn hấp dẫn, thu hút đông
đảo nhân dân, du khách thập phương trong hệ thống du lịch tâm linh của thị xã
Sơn Tây. Với vị thế đó, Đền Và rất cần sự quan tâm quản lý, đầu tư của các cấp

để bảo tồn bền vững và phát huy giá trị của di tích./.

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×