Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Quản lý hoạt động du lịch di tích cấp quốc gia đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ XUÂN THÀNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐỀN THỜ
LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN TỐNG TRÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

VŨ XUÂN THÀNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐỀN THỜ
LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN TỐNG TRÂN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã Số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Các thông tin và kết quả nghiên cứu
trong luận văn là do tôi tự thu thập, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù
hợp với thực tế tại đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, tỉnh Hưng Yên.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Người cam đoan


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn tới Trƣờng Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng các thầy cô
giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim
Anh ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi

những kiến thức cũng nhƣ phƣơng pháp luận trong suốt thời gian hƣớng dẫn nghiên
cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo và toàn thể các anh, chị em đang công
tác tại Sở Du lịch tỉnh Hƣng Yên, di tích đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống
Trânđã cung cấp số liệu và những thông tin hữu ích, các bạn đồng nghiệp, những ngƣời
thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức, nên trong khi thực hiện luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do đó, tôi rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm để hoàn thiện hơn nữa
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH
SỬ VĂN HÓA ............................................................................................................6
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................6
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch .........................6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích
lịch sử .................................................................................................................8
1.1.3 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và “khoảng
trống” nghiên cứu ..............................................................................................9
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ....11
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................11
1.2.2 Nội dung quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá........24
1.2.3. Một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động du lịch
tại điểm di tích lịch sử. .....................................................................................33
1.2.4 Tiêu chí đánh giá về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn
hoá ....................................................................................................................36
1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch tại các di tích lịch
sử văn hoá .............................................................................................................42
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý du lịch ở Đền Hùng – Phú Thọ .............................42
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở khu danh thắng Tây Thiên –
Vĩnh Phúc .........................................................................................................43
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý hoạt động du lịch ở Yên Tử - Quảng Ninh ...........44


1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho khu di tích lịch sử cấp quốc gia đền thờ Lưỡng
quốc trạng nguyên Tống Trân ..........................................................................45
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................47
2.1. Phƣơng pháp luận ..........................................................................................47
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể......................................................................48
2.2.1 Phương pháp logic - lịch sử ....................................................................48
2.2.2 Phương pháp thống kê, mô tả..................................................................48
2.2.3. Phương pháp phân tích - t ng hợp .........................................................49
2.3. Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu .........................................49
2.3.1. Ngu n tài liệu .........................................................................................49
2.3.2 Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................52

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI
DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN LƢỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN TỐNG TRÂN ......54
3.1. Khái quát về di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân và tình
hình hoạt động du lịch tại di tích ..........................................................................54
3.1.1. Vài nét về di tích lịch sử đền lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân .......54
3.1.2. Tình hình hoạt động du lịch tại di tích lịch sử đền lưỡng quốc trạng
nguyên Tống Trân qua các thời kỳ. ..................................................................55
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý du lịch tại di tích lịch sử đền lƣỡng
quốc trạng nguyên Tống Trân ...............................................................................58
3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch t chức hoạt động du lịch tại di tích lịch
sử đền lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân ....................................................58
3.2.2. Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động du lịch ..........................................58
3.2.3. T chức thực hiện hoạt động du lịch tại điểm di tích .............................62
3.2.4. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động du lịch .......................................77
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động du lịch .................................77
3.3.1. Một số thành tựu đạt được .....................................................................77
3.3.2. Một số hạn chế còn t n tại và nguyên nhân ...........................................79


Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI DI TÍCH ĐỀN LƢỠNG QUỐC TRẠNG
NGUYÊN TỐNG TRÂN TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ...................................................81
4.1. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch sử
đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân .............................................................81
4.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 ...81
4.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch sử đền
lưỡng quốc trạng nguyên Tống Trân................................................................84
4.2. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản lý du lịch tại di tích lịch sử
đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân .............................................................85
4.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động du lịch .................85

4.2.2 Hoàn thiện bộ máy t chức quản lý hoạt động du lịch ...........................95
4.2.3. Hoàn thiện công tác t chức hoạt động du lịch .....................................97
4.2.4. Tăng cường phối hợp khai thác các di tích lịch sử văn h a ..................99
4.2.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại di tích .............................102
3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc .............................105
3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành ......................................105
4.3.2. Đối với tỉnh Hưng Yên ..........................................................................107
4.3.3. Đối với các đơn vị quản lý di tích ........................................................109
KẾT LUẬN .............................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................112
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

DT

Di tích

2

DTLSVH


Di tích lịch sử văn hóa

3

HĐDL

Hoạt động du lịch

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

HDV/TMV

Hƣớng dẫn viên/ Thuyết minh viên

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

UNESCO


8

UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới

9

VH,TT và DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của
Liên hợp quốc

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Lao động tham gia hoạt động du lịch tại di tích .......................................60
Bảng 3.2: Đánh giá của khách du lịch về thái độ, kỹ năng phục vụ của ngƣời làm du
lịch, sự thân thiện của cộng đồng địa phƣơng tại di tích ..........................................61
Bảng 3.3. Đánh giá của khách về hoạt động trƣng bày hiện vật tại cụm di tích .......63
Bảng 3.4: Đánh giá của khách về hoạt động hƣớng dẫn tham quan tại di tích .........65
Bảng 3.5: Đánh giá của du khách về tổ chức lễ hội ở di tích....................................68
Bảng 3.6: Đánh giá của du khách về hoạt động bán hàng lƣu niệm ở di tích ...........70
Bảng 3.7: Đánh giá của du khách về công tác tổ chức các hoạt động du lịch ..........72
Bảng 3.8: Đánh giá của du khách về cảm nhận khi tới di tích ..................................73


ii


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch của đơn vị quản lý di tích ...26
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của luận văn .............................................................47
Hình 3.1: Biểu đồ số lƣợng khách du lịch đến với di tích lịch sử đền ......................56
lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân hàng tháng năm 2017 .....................................56
Hình 3.2: Biểu đồ số lƣợng khách du lịch đến với di tích lịch sử đền ......................57
lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân giai đoạn 2014 -2017 .....................................57
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nƣớc di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng
nguyên Tống Trân .....................................................................................................59
Hình 4.1: Mô hình quản lý hoạt động du lịch tham khảo cho di tích lịch sử đền
lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.........................................................................95

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xƣa trong lịch sử nhân loại du lịch đã đƣợc ghi nhận nhƣ một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con ngƣời. Ngày nay du lịch là một nhu
cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc
gia. Trên thế giới có nƣớc coi du lịch là nguồn thu chủ yếu, có nƣớc coi du lịch nhƣ
một ngành kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành, giải quyết công ăn
việc làm cho đa số nhân dân. Những năm vừa qua du lịch Việt Nam đang trên đà
phát triển, nhiều địa điểm du lịch đƣợc xếp hạng trên thế giới, đƣợc nhiều du khách
trong nƣớc và quốc tế biết đến. Phát triển du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh
tế cho bản thân ngành du lịch mà nó còn là động lực phát triển các ngành khác từ đó
phát triển nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện giao lƣu quốc tế, khẳng định đƣợc vai

trò, vị thế của Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Chính vì vậy những năm qua
Đảng và nhà nƣớc ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến ngành “công nghiệp không
kh i” này. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch luôn đƣợc tăng cƣờng,
đổi mới, từng bƣớc hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển du lịch trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế sâu hơn,
đầy đủ hơn với khu vực và thế giới.
Việt Nam có gần 8.000 lễ hội truyền thống, trong đó có rất nhiều lễ hội lớn
mang tầm quốc gia. Cả nƣớc có khoảng 40.000 khu di tích, thắng cảnh, tập trung
chủ yếu ở đền, chùa, miếu mạo, tòa thánh, đài, lăng tẩm, phủ, khu tƣởng niệm,
trong đó hơn 3.000 địa danh đƣợc xếp hạng di tích quốc gia. Đi kèm di tích là các
hoạt động văn hóa, tín ngƣỡng, thể thao nhƣ thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân anh
dùng dân tộc, danh nhân, báo hiếu, chiêm bái, tụng kinh, thiền, yoga. Chính kho
tàng văn hóa và tín ngƣỡng phong phú trên đã tạo hình cho cốt cách và bản sắc của
dân tộc Việt Nam, làm nên nét riêng cho du lịch Việt Nam. Du lịch tâm linh có thể
xem là một công cụ đặc hữu giúp xóa đi cái nhìn khiên cƣỡng về di sản văn hóa, tôn
giáo và tín ngƣỡng. Du lịch tâm linh còn là cách tiếp cận hữu hiệu giúp nâng cao

1


hiểu biết của công chúng về giá trị nghệ thuật của loại hình di sản phi vật thể này.
Thông qua hoạt động du lịch, du khách đƣợc trực tiếp tiếp xúc, thẩm nhận, và trải
nghiệm, từ đó nuôi dƣỡng và phát triển các giá trị tâm linh tín ngƣỡng từ trong tiềm
thức của mình.
Hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của các địa phƣơng, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển chung về kinh tế - xã hội. Để khai thác các giá trị văn hoá,
tinh thần, thông qua hoạt động du lịch một cách hiệu quả, không thể thiếu vai trò
quản lý Nhà nƣớc. Chính quyền địa phƣơng quản lý hoạt động du lịch bằng các
chính sách, quy hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động du lịch và phân cấp quản lý
cụ thể giúp cho hoạt động du lịch đƣợc diễn ra thống nhất, hƣớng tới mục tiêu phát

triển chung của tỉnh và phát huy đƣợc lợi thế của địa phƣơng.
Hƣng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông hồng, thuộc vùng
kinh tế trọng điểm bắc bộ, giáp thủ đô Hà Nội với nhiều tiềm năng thế mạnh để phát
triển du lịch. Vì vậy trong những năm qua ngành văn hóa, thể thao và du lịch Hƣng
Yên đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh xây dựng quy hoạch,
phát triển nhiều dự án, hạ tầng du lịch , tổ chức lễ hội truyền thống; tôn tạo, tu bổ di
tích, bảo vệ phát huy giá trị lịch sử, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển. Đồng
thời xây dựng các tuyến, điểm tham quan du lịch nhằm thu hút khách.
Nằm trên tuyến du lịch Sông Hồng, di tích đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên
Tống Trân thuộc huyện Phù Cừ - Hƣng Yên đã đƣợc xếp hạng di tích lịch sử cấp
quốc gia vào tháng 12 năm 1991 là nơi thờ Lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.
Tại khu di tích này hằng năm đón tiếp hàng triệu lƣợt du khách trong nƣớc và ngoài
nƣớc viếng thăm. Đặc biệt trong mùa lễ hội, lƣợng khách thăm quan du lịch tại di
tích này tăng lên đột biến.
Trong nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh Hƣng Yên khóa XVI, kỳ họp thứ 5
về việc qui hoạch, phát triển du lịch tỉnh Hƣng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030 có nhấn mạnh cần duy trì, phát triển du lịch tâm linh bởi đó là tiềm năng,
thế mạnh của ngành du lịch tỉnh nhà. Vì vậy huyện Phù Cừ cũng đang đầu tƣ, đẩy
mạnh công tác quản lý du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh tại di tích đền lƣỡng quốc

2


trạng nguyên Tống Trân để điểm du lịch này ngày càng hấp dẫn hơn đối với khách
du lịch kể cả về chất và lƣợng.
Tuy nhiên trên thực tế thì một số năm gần đây lƣợng khách tham quan nơi
đây giảm đáng kể. Khi tham khảo ý kiến một số khách đã từng đến tham quan du
lịch nơi đây thì nguyên nhân có thể là do việc tham quan du lịch tại khu di tích này
ảnh hƣởng nhiều bởi cơ chế thị trƣờng, chạy theo mục đích kinh tế, các điểm di tích
vô tình là nơi phát sinh các tệ nạn xã hội nhƣ: Mê tín dị đoan, trộm cắp, móc túi, tệ

nạn ăn xin, ăn mày...Các hiện tƣợng nhƣ ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trƣờng,
phá hủy cảnh quan sinh thái ...Những hạn chế đó có liên quan tới việc quản lý hoạt
động du lịch của cơ quan hữu quan nhƣ: Năng lực của ban tổ chức còn yếu, chƣa
thực sự hiểu rõ về những nét văn hóa truyền thống vốn có của các khu di tích; Từ đó
dẫn đến việc đƣa ra các định hƣớng, biện pháp chƣa phù hợp, có khi lại trái ngƣợc
với mục đích ra đời của di tích....Vậy Thực trạng quản lý du lịch tại đây hiện nay
nhƣ thế nào? Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở tỉnh Hƣng Yên cũng nhƣ Ban quản
lý di tích đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân cần có giải pháp gì để hoàn
thiện công tác quản lý du lịch đến 2030? Đây là những câu hỏi có tính cấp thiết đòi
hỏi đƣợc nghiên cứu thấu đáo và toàn diện hơn. Chính vì vậy tôi chọn đề tài :
“Quản lý hoạt động du lịch di tích cấp quốc gia đền thờ lưỡng quốc trạng nguyên
Tống Trân”. Làm luận văn nhằm nghiên cứu, tìm câu trả lời cho những vấn đề cấp
thiết trên.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi chính sau:
- Ban quản lý di tích cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý du
lịch tại di tích cấp quốc gia đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động du
lịch di tích lịch sử đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân, luận văn đề xuất
giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch tại đây.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa khung khổ lý thuyết để nghiên cứu về quản lý du lịch tại các
khu di tích lịch sử.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch sử

đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.
- Đề xuất giải pháp trên cơ sở giải quyết các vấn đề hạn chế tìm ra trong quá
trình nghiên cứu thực trạng nhằm nâng cao quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch
sử đền thờ lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt động du lịch tại di
tích lịch sử cấp quốc gia đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân giai đoạn từ 2014
– 2017 của Ban quản lý di tích. Cụ thể là hoạt động xây dựng quy hoạch, lập kế
hoạch phát triển du lịch; xây dựng các quy định, hƣớng dẫn khách tham quan; tổ
chức bộ máy quản lý hoạt động du lịch, cách thức tổ chức lễ hội và tổ chức tham
quan; kiểm tra, kiểm soát hoạt động tổ chức du lịch của các đối tƣợng quản lý tại di
tích lịch sử cấp quốc gia đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Các hoạt động quản lý du lịch di tích lịch sử đền lƣỡng
quốc trạng nguyên Tống Trân thuộc huyện Phù Cừ và của tỉnh Hƣng Yên.
- Về thời gian: 2014 – 2017 và đề ra các giải pháp cho giai đoạn từ 2018 –
2030.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý du lịch tại di
tích đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân bao gồm: Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch; Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động du lịch; Tổ chức thực hiện; Quản lý
công tác kiểm tra giám sát hoạt động du lịch trong thời gian qua, chỉ ra hạn chế và
đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác này trong giai đoạn tới.
- Về chủ thể quản lý: Ban Quản lý di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng
nguyên Tống Trân

4


5. Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần mở đầu mục lục, phụ lục tài liệu tham khảo thì nghiên cứu
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý hoạt
động du lịch tại các điểm di tích lịch sử
Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động du lịch tại di tích lịch sử
đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
du lịch tại di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân.

5


Chư ng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch
Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao nên việc quản lý cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi việc nghiên cứu về
quản lý hoạt động du lịch trên phƣơng diện tổng thể, toàn diện và có chiều sâu. Có
rất nhiều nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch với những tiếp cận khác nhau, cụ
thể nhƣ:
Công trình nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch do Tiến
sĩ Nguyễn Thị Bích Vân (2010) làm chủ nhiệm với đề tài “Thực trạng và một số
giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực du
lịch”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lịch và đề
xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp
luật đối với hoạt động du lịch dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc [24];

Công trình nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Trịnh Đăng Thanh (2004) với đề
tài: “Quản lý nhà nƣớc bằng luật pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện
nay” đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà
nƣớc bằng pháp luật và đề xuất đƣợc những phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh quản lý Nhà nƣớc hoạt động du lịch thông
qua hệ thống các công cụ pháp luật [19].
Tƣơng tự, “Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch
Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Ouk Vanna (2004) [25] cũng đặt ra
vấn đề nghiên cứu về phát triển du lịch Campuchia. Tác giả cũng chỉ rõ hoạt động
du lịch là một hoạt động kinh tế cần phải đƣợc quản lý bởi Nhà nƣớc và các hoạt

6


động quản lý của cơ quan chức năng là điều kiện chủ yếu để phát triển du lịch đất
nƣớc. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để
phát triển du lịch với nhiều giải pháp khác nhau và không đặt vấn đề quản lý hoạt
động du lịch là đối tƣợng nghiên cứu. Chính vì vậy, các giải pháp đặt ra còn dành
cho cả những doanh nghiệp khai thác du lịch là một trong những điều kiện quan
trọng để thúc đẩy phát triển du lịch ở Campuchia.
Lê Trung Thu (2009) với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh
Bắc Ninh” [22] đã đặt vấn đề nghiên cứu về hoạt động du lịch cấp tỉnh và quản lý
hoạt động du lịch là một trong những biện pháp để phát triển du lịch văn hoá ở địa
phƣơng. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị. Đề tài đã thực hiện thống kê, đánh
giá, phân tích các tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh dựa vào các tiêu chí sẵn
có. Đƣa ra các thực trạng về cầu du lịch văn hoá, cung du lịch văn hoá, các yếu tố
tác động đến du lịch văn hoá từ đó phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động du
lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở xu hƣớng phát triển của du lịch quốc tế, khu
vực, quốc gia, điều kiện cụ thể của địa phƣơng, luận văn đã đƣa ra các giải pháp cơ

bản nhằm phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên
cứu của đề tài tập trung vào các giải pháp về phát triển du lịch chứ không đi sâu
phân tích hoạt động quản lý về du lịch. Mặc dù vậy, tác phẩm cũng đã đóng góp
những giá trị lý luận và thực tiễn nhất định về thúc đẩy hoạt động du lịch cấp tỉnh
phát triển.
Rất nhiều công trình nghiên cứu khác về công tác quản lý hoạt động du lịch
của Nhà nƣớc nhƣ của Nguyễn Minh Đức (2007) về "Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt
động thƣơng mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa" [7]. Tác phẩm đã đặt vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh.
Tác giả phân tích thực trạng trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để chỉ ra
những đặc trƣng của hoạt động thƣơng mại, du lịch tỉnh Sơn La. Từ đó, đánh giá và
đề xuất các giải pháp phù hợp cho tỉnh trong phát triển hoạt động du lịch.
Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), "Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang" cũng đề cập tới vấn đề phát triển du lịch ở một địa phƣơng tại Việt

7


Nam [11]. Tuy nhiên, luận văn chỉ hƣớng tới việc tìm ra các tiềm năng du lịch của
đảo Phú Quốc. Bằng việc phân tích thực trạng và đánh giá tổng hợp, tác giả cho
rằng tiềm năng du lịch của đảo Phú Quốc là rất lớn và hiện nay việc khai thác còn
nhiều hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính tổng thể cho việc khai thác
du lịch ở đây bao gồm những hoạt động của cả cơ quan quản lý lẫn các công ty khai
thác du lịch.
Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng
du lịch" [1] lại tiếp cận du lịch bằng khía cạnh thị trƣờng. Công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch là một trong những công tác quản lý thị trƣờng một ngành dịch vụ nhất định.
Từ đó, hoạt động quản lý Nhà nƣớc đƣợc phân tích xoay quanh đối tƣợng nghiên cứu
với những giải pháp khá chung, không thể hiện đặc thù địa phƣơng.
Nhƣ vậy, các tài liệu thƣờng xoay quanh công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch

hay công tác quản lý của công ty khai thác du lịch. Mặc dù, tiếp cận vấn đề ở khía cạnh
riêng nhƣng các tài liệu cũng đã đặt ra cơ sở nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động
du lịch làm nền tảng cho việc xây dựng những khung khổ lý luận cơ bản.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử
Mặc dù số lƣợng các điểm DTLSVH ở Việt Nam rất lớn nhƣng các công trình
nghiên cứu riêng về quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH lại không nhiều.
Hạ Thị Ngọc Hà (2017) đã nghiên cứu về “Quản lý hoạt động du lịch tại khu
di tích và thắng cảnh Hƣơng Sơn - Hà Nội, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Trƣờng
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã xây dựng một khung khổ lý luận khá đầy đủ về
quản lý hoạt động du lịch. Không chỉ vậy, luận văn còn có giá trị thực tiễn khi phân
tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động du lịch ở Hƣơng Sơn [9]. Ở đây, tác giả
cũng chỉ ra các cấp quản lý đối với hoạt động du lịch tại các di tích văn hoá và vai
trò quan trọng của Ban quản lý di tích cũng nhƣ các cơ quan chức năng địa phƣơng
trong quản lý hoạt động du lịch ở một điểm DTLSVH.
Đ Hồng Thủy (2014) lại nghiên cứu về “Quản lý nhà nƣớc về bảo tồn khu
di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” với tiếp cận về quản lý Nhà nƣớc [21].
Tác giả đã chỉ ra những đặc trƣng của các khu bảo tồn di tích lịch sử và sự cần thiết

8


phải quản lý các di tích trong khu bảo tồn để khai thác các giá trị văn hoá cũng nhƣ
cung cấp dịch vụ tâm linh cho khách du lịch ở địa phƣơng. Ngoài ra, luận văn còn
phân tích thực trạng và đƣa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý Nhà nƣớc đối
với các khu bảo tồn di tích lịch sử. Chủ thể quản lý đƣợc luận văn đề cập là các cơ
quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh với những hoạt động quản lý Nhà nƣớc đặc thù.
Trần Đức Nguyên (2015) chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý di tích
lịch sử văn hóa trong cuốn “Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa” [15]. Luận án không nghiên cứu theo tiếp cận
kinh tế mà theo tiếp cận văn hoá. Vì vậy, toàn bộ nội dung của luận án tập trung vào

công tác bảo tồn di tích lịch sử văn hoá lâu đời, những kỹ thuật bảo tồn và gìn giữ
các giá trị văn hoá của khu di tích và công tác quản lý không đƣợc nhìn nhận theo
hƣớng quản lý hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng.
Nguyễn Văn Đức (2013) lại chỉ nghiên cứu khía cạnh “tổ chức hoạt động du
lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hƣớng phát triển bền
vững” [8]. Trong đó, luận án phân tích công tác tổ chức hoạt động du lịch là một
trong những chức năng quản lý du lịch ở điểm DTLSVH. Mặc dù luận án đã xây
dựng một khung lý luận đầy đủ và chặt chẽ, nêu đƣợc khái niệm, nội dung của công
tác tổ chức hoạt động du lịch cũng nhƣ đặc thù tổ chức hoạt động du lịch tại điểm
DTLSVH, phân tích thực tiễn ở 3 điểm di tích tại Hà Nội nhƣng giới hạn nghiên
cứu còn khá hẹp.
Có thể thấy, các đề tài đã khai thác những khía cạnh khác nhau nhƣng chƣa
nghiên cứu tổng quát hơn vấn đề quản lý hoạt động du lịch tại DTLSVH.
1.1.3 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và “khoảng trống”
nghiên cứu
Qua nghiên cứu một số tài liệu liên quan, tác giả rút ra 2 vấn đề cơ bản đặt ra
làm cơ sở cho nghiên cứu đề tài của mình:
Thứ nhất, việc nghiên cứu của các tác giả về quản lý hoạt động du lịch có rất
nhiều nội dung và đi vào từng lĩnh vực cụ thể của công tác quản lý hoặc phát triển
du lịch nhƣng chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề kinh doanh du lịch và phát

9


triển ngành du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia hoặc
địa phƣơng. Các đề tài thƣờng nghiên cứu quản lý Nhà nƣớc, tập trung vào chính
sách, quy hoạch về du lịch chứ chƣa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về
quản lý hoạt động du lịch tại một điểm đến. Ví dụ nhƣ: phát triển du lịch lữ hành
của một doanh nghiệp hoặc một địa phƣơng, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp du lịch, nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong các dịch vụ du lịch,

quản lý nhà nƣớc về lao động trong kinh doanh du lịch, ...
Thứ hai, khi nghiên cứu về du lịch ở các điểm DTLSVH, các tác giả cũng
không đặt vấn đề về quản lý hoạt động du lịch mà chỉ nghiên cứu về tổ chức hoạt
động du lịch hoặc gìn giữ bảo tồn di tích…
Điều đó cho thấy, vẫn còn những “khoảng trống” trong nghiên cứu về vấn đề
quản lý hoạt động du lịch tại các DTLSVH. Điều này đặt ra vấn đề cần thiết phải
nghiên cứu hiện nay, đó là:
Thứ nhất, cần xây dựng một khung khổ lý luận về quản lý hoạt động du lịch
tại các điểm DTLSVH cấp tỉnh bao gồm các khái niệm, nội dung quản lý Nhà nƣớc
mà chủ thể quản lý là Ban quản lý di tích bao gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch
phát triển du lịch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch. Ngoài ra,
khung khổ lý luận cần chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ tiêu chí đánh giá về
công tác quản lý hoạt động du lịch tại các điểm DTLSVH ở địa phƣơng.
Thứ hai, cần phân tích thực tiễn công tác quản lý hoạt động du lịch tại một
điểm DTLSVH cụ thể để thấy đƣợc thực trạng hiện nay để tìm hƣớng giải quyết
nhằm phát triển du lịch ở điểm DTLSVH đó trong thời gian tới.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp mang tính đồng bộ, hệ thống không chỉ để
phát triển du lịch tại một điểm DTLSVH cụ thể mà còn có thể là những gợi ý cho
nhiều điểm DTLSVH khác ứng dụng.
Từ những phân tích trên, tác giả của luận văn đã lựa chọn đề tài quản lý hoạt
động du lịch tại DTLSVH mà cụ thể là ở di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng nguyên
Tống Trân tỉnh Hƣng Yên để nghiên cứu tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
hoạt động du lịch ở đây, mở ra hƣớng nghiên cứu mới. Tác giả luận văn này kế thừa

10


và vận dụng những luận điểm các công trình của các tác giả nghiên cứu trƣớc đây về
từng lĩnh vực quản lý và bảo tồn các DTLSVH, từ đó đƣa ra hƣớng nghiên cứu cho
mình, đồng thời nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực cho công tác quản lý hoạt động

du lịch ở di tích lịch sử đền lƣỡng quốc trạng nguyên Tống Trân nói riêng và cho tỉnh
Hƣng Yên nói chung nhằm phát triển ngành du lịch theo đúng hƣớng và đạt đƣợc
mục tiêu đề ra.
1.2 C sở lý luận về quản lý hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về du lịch
Có thể nói ngày nay du lịch đã và đang trở thành một trong những nhu cầu
không thể thiếu đƣợc trong đời sống xã hội của con ngƣời. Đặc biệt trong xu thế
toàn cầu hóa, khu vực hóa, du lịch không chỉ giới hạn trong phạm vi của quốc gia,
một khu vực mà đã trải rộng hầu hết các nƣớc trến thế giới với tốc độ ngày càng
nhanh. Trƣớc thực tế phát triển của ngành du lịch thì việc thống nhất những khái
niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch là một đòi hỏi cần thiết. Tuy vậy, đến
nay khái niệm về du lịch vẫn đƣợc hiểu dƣới những góc độ khác nhau. Điều này
đƣợc thể hiện qua phát biểu của Tiến sỹ Bemeker, ngƣời Thụy Sỹ - chuyên gia
trong lĩnh vực du lịch: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy
nhiêu định nghĩa ” [6].
Theo Liên hiệp quốc tế và các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch đƣợc hiểu là hành động
du hành đến một nơi khác với địa điểm cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm mục
đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sổng” [6].
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú cuả cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục
đích hoà bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ [6].

11



Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cƣ trong
thời gian r i liên quan với sự di chuyển và lƣu lại tạm thời bên ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị
về tự nhiên, kinh tế và văn hoá [30].
Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam (1996) chỉ ra nội dung cơ bản của du
lịch gồm hai phần riêng biệt:
Đứng trên góc độ của chuyến đi: “Du lịch là một dạng nghỉ dƣỡng sức, tham
quan tích cực của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú với mục đích: Nghỉ ngơi, giải trí, xem
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nghệ thuật”.
Đứng trên góc độ kinh tế: “Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có
hiệu quả cao về nhiều mặt: Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử
và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nƣớc; đối với ngƣời nƣớc
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ tại ch ” [23].
Mặc dù có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch nhƣng một cách chung
nhất, khái quát nhất trong Điều 3, Chƣơng I, Luật Du lịch 2017 nƣớc ta quy định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú
thƣờng xuyên của mình trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng, khám phá tài nguyên du lịch hoặc
kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (khoản 1) [16].
Theo khái niệm trên, chúng ta thấy rằng du lịch có phạm vi rất rộng vì nó là
tổng hòa các mối quan hệ và hiện tƣợng, lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội
nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm
điều kiện quyết định đến sự phát triển du lịch của m i quốc gia, m i địa phƣơng.
Vai tr của du lịch
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã và vẫn đang trở thành một trong những
ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng giữ môt vị trí quan trọng trong thu nhập quốc


12


dân của nền kinh tế ở nhiều quốc gia. Hội đồng lữ hành và Du lịch quốc tế (World
Travel Tourism Council) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế
giới. Đặc biệt với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì vai trò của du lịch
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đƣợc thể hiện trên cả phƣơng diện kinh tế
và xã hội:
Vai trò đ i với kinh tế
Các nhà kinh tế đã khẳng định : “Du lịch là ngành xuất khẩu vô hình”. Với
tiềm năng đã có sẵn, ngành du lịch đã tạo cho mình những sản phẩm đặc biệt so với
các ngành kinh tế khác để kinh doanh, đem lại nguồn thu cho đất nƣớc. Chúng ta
cần nhấn mạnh rằng, việc phát triển du lịch quốc tế sẽ làm tăng nhanh nguồn thu
nhập ngoại tệ thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch. Trong bối cảnh nền kinh
tế hiện nay, việc tích luỹ các đồng ngoại tệ mạnh nhƣ USD, EURO, YÊN có ý
nghĩa rất lớn trong việc tránh lạm phát, bảo vệ nội tệ.v.v...
Du lịch là một ngành xuất khẩu tại ch có hiệu quả kinh tế cao khi khách du
lịch đến tham quan và nghỉ dƣỡng họ sẽ tiêu thụ một khối lƣợng lớn nông sản thực
phẩm dƣới dạng các món ăn đồ uống và mua hàng hoá nhƣ là các đặc sản của vùng,
đồ thủ công mỹ nghệ.... Nhƣ vậy địa phƣơng sẽ thu ngoại tệ tại ch với hiệu quả
cao (tiết kiệm đƣợc chi phí bảo quản, lƣu kho, đóng gói, vận chuyển, sự hao hụt khi
xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới).
Một ngành kinh tế muốn phát triển tất yếu phải có sự tham gia và chịu sự tác
động hai chiều với các ngành kinh tế khác. Là một ngành dịch vụ, một ngành kinh tế
độc đáo, du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh của
nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân. Thông qua du lịch, các ngành kinh tế
nhƣ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp hàng tiêu dùng bán đƣơc một số
lƣợng hàng lớn với giá cao. Bên cạnh đó, du lịch còn đóng vai trò nhƣ một nhà quảng
cáo, nhà maketing các sản phẩm của các ngành kinh tế khác, kích thích và thúc đẩy
các ngành thay đổi dây chuyền hiện đại, nghiên cứu mẫu mã để làm hài lòng thị hiếu

của khách hàng.

13


Du lịch giúp tăng cƣờng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Du lịch là ngành có khả
năng thu hút vốn đầu tƣ cao vì mang lại t suất lợi nhuận cao, khả năng thu hồi vốn
nhanh, kỹ thuật không phức tạp nhƣ đầu tƣ vào các ngành công nghiệp nặng hay
giao thông vận tải. Ngành du lịch phát triển còn kích thích sự phát triển của các
ngành xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng... thông qua các cơ sở du lịch và
khách du lịch tiêu thụ một khối lƣợng lớn các sản phẩm của ngành này.
Mặt khác, việc phát triển du lịch còn rất phù hơp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nƣớc ta. Vì vậy, trong những
năm qua quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc là: “đƣa du lịch trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn”, quan điểm đó xuất phát từ một thực tế, du lịch không những chỉ
đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần tăng cƣờng mối quan hệ quốc tế, củng
cố hòa bình, thúc đẩy giao lƣu văn hóa giữa các nƣớc, nâng cao đời sống vật chất
của nhân dân.
Đối với nƣớc ta, việc phát triển du lịch rất phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ. Phát triển du lịch
quốc tế và nội địa đã và đang trở thành một trong những chính sách quan trọng của
Đảng và nhà nƣớc ta vì du lịch không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn góp
phần quan trọng vào việc tăng cƣờng mối quan hệ quốc tế, củng cố hòa bình, thúc
đẩy giao lƣu văn hóa giữa các quốc gia.
Thế nhƣng, chúng ta cũng không nên quá lệ thuộc vào du lịch, bởi việc tiêu
thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan và khách quan. Hơn nữa,
việc tiêu thụ sản phẩm của ngành chỉ diễn ra theo mùa vụ. Nhƣ vậy, chính tính mùa
vụ du lịch đã ảnh hƣởng đến tính hợp lý và ổn định của một số ngành kinh tế và
chính ngành du lịch trong việc sử dụng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành.
Vai trò đ i với xã hội

Du lịch với bản chất của nó là nghỉ ngơi và khám phá, tìm hiểu điều này đem
lại cho con ngƣời nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Về mặt y tế, du lịch giúp con
ngƣời phục hồi sức kho và tăng cƣờng sức sống. Trong chừng mực nào đó, du lịch
có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con

14


ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi
và du lịch tối ƣu, bệnh tật của dân cƣ trung bình giảm 30 , bệnh đƣờng hô hấp
giảm 40 , bệnh thần kinh giảm 30 , bệnh đƣờng tiêu hoá giảm 20 .
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển nhân tố con ngƣời
trong công cuộc đổi mới, giải quyết công ăn việc làm. Du lịch đã tạo ra trên 80 vạn
việc làm trực tiểp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cƣ, góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân; mơ rộng giao lƣu giữa các vùng miền trong
nƣớc với nƣớc ngoài; du lịch đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức
năng “sứ giả” của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trƣờng cho nền kinh
tể mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của
quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nƣớc ta.
Đối với văn h a
Thông qua du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những
thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đắm mình trong cảnh sắc
thiên nhiên giàu đẹp, từ đó giáo dục lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc và có ý thức bảo
vệ những tài sản mà thế hệ đi trƣớc để lại. Điều này quyết định sự phát triển cân đối
về nhân cách của m i cá nhân trong xã hội.
Du lịch phát triển không những tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế
khác phát triển mà còn thúc đẩy giao lƣu văn hoá, nâng cao dân trí. Thông qua du
lịch tạo ra đƣợc những nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, góp phần gìn giữ,
phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Đồng thời qua du lịch sẽ truyền tải
đƣợc giá trị văn hoá cũng nhƣ quảng bá hình ảnh, con ngƣời Việt Nam với thế giới.

Đối với môi trường
Phát triển du lịch phụ thuộc rất nhiều vào kho tài sản tự nhiên và nhân tạo
của từng quốc gia. Môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội chính là những thông
số đầu vào cho phát triể du lịch. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích
việc bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng thiên nhiên xung quanh, bởi vì môi
trƣờng này ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động khác của con ngƣời.
Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những

15


×