Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý tài chính công đoàn tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.06 KB, 112 trang )

HỌCVIỆNNƠNGNGHIỆPVIỆTNAM

NGUYỄN ANH TUẤN

GIẢIPHÁPTĂNGCƯỜNGQUẢNLÝTÀICHÍNH
CƠNGĐỒNTẠIHUYỆNNTHẾ,TỈNHBẮCGIANG

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã số:

8 31 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Mai Thanh Cúc

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi,
các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn


Nguyễn Anh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được chân thành cảm ơn tập thể ban
lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn đã tạo
điều kiện thuận lợi để tôi được tham dự và hồn thành khóa học.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mai Thanh Cúc,
người đã đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian, công sức và tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức về Quản lý Kinh tế để làm cơ sở cho tôi thực
hiện thành công luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang,
Liên đoàn Lao động huyện Yên Thế, các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp, người thân và
gia đình đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, giúp đỡ tơi trong suốt q trình khảo
sát, thu thập số liệu và phân tích thực trạng về quản lý tài chính cơng đồn tại huyện
n Thế, tỉnh Bắc Giang./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Tuấn

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .......................................................................................................v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hộp ....................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ viii
Thesis abstract...................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung ....................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính cơng đồn ............................5
2.1.

Cơ sở lý luận .......................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan .................................................................................5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm, chức năng và ngun tắc quản lý tài chính cơng đồn ...............8

2.1.3.

Nội dung quản lý tài chính cơng đồn...............................................................11


2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cơng đồn ....................................19

2.2.

Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................21

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý tài chính cơng đồn một số địa phương...........................21

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cơng đồn cho Liên đồn Lao
động huyện n Thế tỉnh Bắc Giang ................................................................24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................25

3.1.1.

Giới thiệu khái quát về huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang ...................................25

iii


3.1.2.


Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế ..................................................26

3.1.3.

Giới thiệu khái quát về Liên đoàn Lao động huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang .............32

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .................................................................35

3.2.2.

Phương pháp thu thập thơng tin ........................................................................36

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và phân tích thơng tin...................................................37

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .....................................................38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................40
4.1.


Thực trạng quản lý tài chính tại huyện Yên Thế từ năm 2017 đến năm 2019 ..40

4.1.1.

Thực trạng quản lý tài chính cơng đồn ............................................................40

4.1.2.

Thực trạng các hoạt động tăng cường quản lý tài chính cơng đồn ..................64

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cơng đồn tại huyện n Thế
tỉnh Bắc Giang ...................................................................................................72

4.2.1.

Cơ chế chính sách của Nhà nước và các quy định của Tổng LĐLĐ Việt
Nam liên quan đến quản lý tài chính cơng đồn ...............................................72

4.2.2.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương ...........................................73

4.2.3.

Đội ngũ nhân lực ...............................................................................................75

4.2.4.


Rủi ro .................................................................................................................77

4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện n Thế
những năm tới....................................................................................................78

4.3.1.

Định hướng ........................................................................................................79

4.3.2.

Giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện n Thế tỉnh
Bắc Giang ..........................................................................................................80

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................90
5.1.

Kết luận .............................................................................................................90

5.2.

Kiến nghị ...........................................................................................................91

5.2.1.

Đối với Nhà nước ..............................................................................................91

5.2.2.


Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang ....................................................92

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................................93
Phụ lục ...........................................................................................................................97

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNVCLĐ 

Công nhân, viên chức, lao động

CBCCVC

Cán bộ cơng chức viên chức


CNLĐ

Cơng nhân lao động

CĐCS 

Cơng đồn cơ sở

CNH, HĐH 

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

HCSN 


Hành chính sự nghiệp

KTKT

Kinh tế - kỹ thuật

LĐ-TB&XH

Lao động thương binh và xã hội

LĐLĐ 

Liên đoàn Lao động

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên

TH&THCS

Tiểu học và Trung học cơ sở

UBKT 

Ủy ban kiểm tra

UBND 

Ủy ban nhân dân


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế giai đoạn 2017-2019 ........27

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế giai đoạn 2017 2019 ...........................................................................................................30

Bảng 4.1.

Dự toán thu tại LĐLĐ huyện n Thế năm 2017-2019 ............................41

Bảng 4.2.

Dự tốn chi kinh phí theo mục lục tài chính cơng đồn năm 2017-2019 ..42

Bảng 4.3.

Các chỉ tiêu thu tài chính cơng đồn 2017-2019 .......................................49

Bảng 4.4.

Tổng hợp tình hình thực hiện thu theo mục lục tài chính của LĐLĐ
huyện Yên Thế năm 2017-2019.................................................................51

Bảng 4.5.


Tỷ trọng các nguồn thu theo mục lục tài chính của LĐLĐ huyện Yên
Thế năm 2017-2019 ...................................................................................52

Bảng 4.6.

Tổng hợp chi tại công đồn huyện n Thế (21017-2019) .......................55

Bảng 4.7.

Chi hoạt động cơng đồn theo mục lục tài chính cơng đồn .....................59

Bảng 4.8.

Quyết toán thu- chi LĐLĐ huyện 2017-2019 ............................................60

Bảng 4.9.

Ý kiến đánh giá của Cán bộ cơng đồn về thực hiện cơng tác thanh tra
và kiểm tra giám sát ...................................................................................62

Bảng 4.10. Tỷ lệ phân phối tài chính giữa các cấp cơng đồn năm 2017 ....................68
Bảng 4.11. Tỷ lệ phân phối tài chính giữa các cấp cơng đồn năm 2018 ....................69
Bảng 4.12. Tỷ lệ phân phối tài chính giữa các cấp cơng đồn năm 2019 ....................69
Bảng 4.13. Ý kiến đánh giá của cán bộ, đồn viên cơng đồn về cơ chế, chính sách
của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam...................................................72
Bảng 4.14. Đánh giá của đoàn viên về cơ hội tham gia và khả năng đóng đồn phí
cơng đồn ...................................................................................................74
Bảng 4.15. Thống kê trình độ của cán bộ làm công tác quản lý tài chính cơng đồn ..76


vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HỘP
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của LĐLĐ huyện Yên Thế ................................................... 34
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tài chính Cơng đồn Việt Nam ...................................................... 45
Sơ đồ 4.2. Quy trình thu kinh phí cấp trên cấp ............................................................... 46
Sơ đồ 4.3. Quy trình thu kinh phí cơng đồn .................................................................. 46
Sơ đồ 4.4. Quy trình thu đồn phí cơng đồn ................................................................. 46
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của dịch bệnh liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp................... 77

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Anh Tuấn
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đoàn trên địa bàn huyện Yên
Thế , tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8 31 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài
chính cơng đồn tại huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang thời gian qua từ đó đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã

công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của huyện, các báo cáo tóm tắt của các
phịng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ cơng đồn và đồn viên cơng đồn.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân tích
số liệu như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phỏng vấn.
Kết quả chính và kết luận
Qua đánh giá thực quản lý tài chính cơng đồn tại huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang
cho thấy: Cơng tác lập dự tốn, chấp hành dự tốn và quyết tốn chi tài chính cơng đồn
tại huyện n Thế thời gian qua có nhiều chuyển biến, nguồn thu tài chính cơng đồn
khơng người tăng, việc quản lý tài chính cơng đồn được thực hiện chặt chẽ, hợp lý,
hiệu quả. Dự tốn thu tài chính Cơng đoàn tại huyện Yên Thế ngày càng sát với chi thực
tế. Nguồn thu từ kinh phí cơng đồn tăng qua các năm, năm 2017 là 4.886 triệu đồng,
năm 2018 là 5.468 triệu đồng và năm 2019 tăng lên 6.581 triệu đồng, tốc độ tăng trung
bình là 16,15%. Thu từ kinh phí cơng đồn là khoản thu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong
các khoản thu của tổ chức cơng đồn.
Tổng chi tại cơng đồn cơ sở có xu hướng tăng qua các năm: năm 2017 là 7.111
triệu đồng, năm 2018 tăng lên 9.435 triệu đồng và năm 2019 là 10.794 triệu đồng; tốc
độ tăng trung quân là 23,54%. Hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện tại toàn bộ
các khâu từ xây dựng dự toán đến thực hiện dự toán thu chi. Tuy nhiên LĐLĐ huyện
vẫn còn để xảy ra tình trạng thất thu kinh phí, đồn phí cơng đồn. Thực hiện phân cấp

viii


quản lý tài chính cơng đồn chưa triệt để. Tỷ trọng các mục chi có thời điểm chưa phù
hợp, nội dung chi tại một số cơng đồn cơ sở chưa thiết thực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính cơng đồn tại LĐLĐ huyện n Thế
là: Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam về quản
lý, sử dụng tài chính cơng đồn; điều kiện mơi trường kinh tế xã hội; đội ngũ nhân lực
và rủi ro.

Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính
cơng đồn tại huyện n Thế, tơi đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài
chính cơng đồn tại huyện n Thế tỉnh Bắc Giang, bao gồm: Nâng cao hiệu quả cơng
tác thu tài chính cơng đoàn; tăng cường phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính
cơng đồn; nâng cao hiệu quả cơng tác sử dụng tài chính cơng đồn; giải pháp về tăng
cường quản lý, giám sát thu, chi tài chính cơng đồn.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Anh Tuan
Thesis title: Solutions to strengthening the trade union financial management in Yen
The district, Bac Giang province
Major: Economic management

Code: 8.31.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The study aims to assess the current situation and analyze the factors affecting
the trade union financial management in Yen The district, Bac Giang province over the
years, and to propose some solutions to strengthening the trade union financial
management in Yen The district, Bac Giang province in the coming time.
Reseach Methods
The study used both secondary and primary data. Secondary data was collected
from textbooks, newspapers, magazines, journals, annual reports on annual financial
settlement reports, the financial management of the Finance Board of the Labor
Confederation of Bac Giang province and Yen The district. Primary data was collected
through questionnaire survey of 100 members who are obliged to pay union fees and

benefited from welfare activities from the trade union; 12 trade union officers under the
financial management apparatus; and 18 unit leaders, business owners. Collected data was
synthesized and analyzed using descriptive statistics to assess the current situation of the
trade union financial management in Yen The district, Bac Giang province.
Main findings and conclusions
The research results show that trade union financial management activities in Yen
The district, Bac Giang province have closely followed the regulations of the State and the
Vietnam General Confederation of Labor on financial union budget planning,
implementation, settlement and payment. However, the district Labor Confederation still
leaves the situation of loss of collection of funds and trade union fees. The study also
pointed out the main factors affecting financial management in the Labor Confederation of
Yen The district, including: Mechanism, policy and regulations of the State and the
Vietnam General Confederation of Labor on management and use of trade union finance;
Socio-economic environmental conditions; Human resources and risks. Since then, the
study proposes a number of key solutions to enhance financial management in Yen The
district, Bac Giang province, including: Improving the efficiency of trade union financial
collection; increasing the decentralization of revenue, distribution of trade union financial
sources; improving efficiency in using trade union finance; strengthening the management
and supervising trade union revenues and expenditures.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước (Quốc hội, 2015), Luật
Cơng đồn (Quốc hội, 2012), hệ thống tổ chức cơng đồn từ Tổng Liên đồn Lao
động Việt Nam đến cơng đồn cơ sở khơng được nhà nước cấp kinh phí hoạt
động thường xuyên như các tổ chức chính trị - xã hội khác. Nhà nước giao cho
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu kinh phí cơng đồn của các cơ quan,

đơn vị, doanh nghiệp để trang trải chi phí hoạt động của bộ máy, chi hoạt động
chun mơn theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ
quan chức năng theo quy định. Do vậy đối với hệ thống cơng đồn, cơng tác thu
tài chính cơng đồn là nguồn thu chủ yếu để duy trì bộ máy từ Trung ương đến
cơ sở. Tài chính cơng đồn là cơng cụ hữu hiệu nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ chính trị - xã hội của tổ chức, được Đảng và Nhà nước giao. Việc Quản
lý nguồn thu và sử dụng tài chính cơng đồn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong
hoạt động cơng đoàn các cấp.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế của
đất nước, sự đổi mới về tổ chức và hoạt động công đồn, cơng tác quản lý tài
chính cơng đồn cũng có sự đổi mới cả về cơ chế thu và phân phối nguồn thu.
Các cấp cơng đồn trên địa bàn huyện Yên Thế đã cố gắng phấn đấu khai thác
các nguồn thu, đảm bảo kế hoạch hàng năm, tổ chức chi tiêu đúng mục đích, có
hiệu quả và tiết kiệm, tập trung kinh phí chi cho các phong trào thi đua lao động,
sản xuất và hoạt động xã hội của công đồn, chú trọng đầu tư kinh phí chi cho
cơng tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng tác phát triển
đồn viên, xây dựng cơng đồn cơ sở vững mạnh. Giành kinh phí để hỗ trợ cho
việc thành lập và hoạt động của các cơng đồn cơ sở, làm cho tổ chức cơng đồn
ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Các kết quả hoạt động của tổ
chức cơng đồn đã thật sự góp phần giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, phát
triển kinh tế ở địa phương. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý tài
chính cơng đồn tại huyện n Thế vẫn cịn những tồn tại và hạn chế nhất định
như: thu kinh phí, đồn phí cơng đồn khối doanh nghiệp đạt tỷ lệ thấp, cơng tác
lập dự toán, xét duyệt dự toán chưa sát với thực tế. Mặt khác Yên Thế là một

1


huyện miền núi, số lượng doanh nghiệp không nhiều, quy mơ nhỏ lẻ, số lượng
đồn viên ít, nguồn thu rất hạn chế, trong khi nhu cầu chi ngày càng cao, cơng

tác quản lý tài chính cơng đồn ngày càng chặt chẽ, địi hỏi tổ chức cơng đồn
phải chú trọng khai thác nguồn thu đáp ứng yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện, có hệ thống các giải pháp
tăng cường quản lý tài chính cơng đồn là vấn đề cấp bách của tổ chức Cơng
đồn trong giai đoạn hiện nay, trong đó có LĐLĐ huyện Yên Thế. Qua thực tiễn,
nghiên cứu, học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi muốn vận dụng kiến
thức đã học để áp dụng vào thực tiễn công việc của ngành mình, góp một phần
nhỏ vào việc giải quyết những tồn tại, hạn chế hiện nay và từng bước nâng cao
hiệu quả quản lý tài chính cơng đồn tại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
Với mục đích, ý nghĩa trên, tác giả đã chọn đề tài "Giải pháp tăng cường
Quản lý Tài chính Cơng đồn tại huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang" làm đề tài
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế nhằm phù hợp với chuyên
ngành đào tạo, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tăng cường quản lý tài chính cơng đồn, từ đó đề xuất
các giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện n Thế, tỉnh Bắc
Giang trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý
tài chính cơng đồn cấp huyện.
(2) Đánh giá thực trạng tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện
n Thế, tỉnh Bắc Giang.
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tăng cường quản lý tài chính cơng
đồn tại huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
(4) Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn tại huyện
n Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.


2


1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng
nguồn tài chính cơng đồn gồm: Thu kinh phí, thu đồn phí cơng đồn và các nguồn
thu khác của Liên đoàn Lao động huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát: Cơ quan Liên đoàn Lao động huyện. Các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức cơng đồn. Các cơng đồn cơ sở trong tồn
huyện. Đồn viên cơng đồn huyện n Thế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu vấn đề Quản lý tài chính cơng đồn tại huyện Yên Thế. Trong quá
trình nghiên cứu và phân tích, do kinh phí cơng đồn là nguồn thu chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng thu tài chính cơng đồn tại huyện Yên Thế, nên tác giả tập trung
phân tích quản lý thu theo đối tượng. Đối với chi tài chính cơng đồn, do chi đầu
tư xây dựng cơ bản của tổ chức cơng đồn tại huyện chiếm tỷ trọng thấp nên tác
giả tập trung nghiên cứu quản lý chi thường xuyên.
1.3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu quản lý, sử dụng tài chính cơng đồn tại huyện n Thế.
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2017 đến năm 2019. Số liệu sơ cấp thu thập trong
năm 2019. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn huyện
đến năm 2022 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội VII cơng đồn huyện n Thế).
Đặc biệt là biện pháp thu tài chính cơng đồn của LĐLĐ huyện Yên Thế.
1.3.2.3. Phạm vi nội dung
Luận văn đề cập đến quản lý thu, chi tài chính cơng đồn của cơ quan
Liên đồn Lao động huyện và các cơng đồn cơ sở do Liên đoàn Lao động huyện
Yên Thế trực tiếp quản lý.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn góp phần hệ thống hóa có bổ sung và hồn thiện cơ sở khoa học về
quản lý tài chính cơng đoàn. Làm sâu sắc và phong phú thêm khái niệm đặc điểm,
chức năng, vai trò, nội dung quản lý tài chính cơng đồn.

3


Một là: Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính cơng đồn
tại huyện n Thế từ năm 2017 đến năm 2019 để thấy được những khó khăn, bất
cập, nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý tài chính cơng đồn.
Hai là: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tài chính cơng đồn như: thu
kinh phí cơng đồn và đồn phí cơng đồn, góp phần thực hiện hồn thành chỉ tiêu
thu tài chính cơng đồn theo Nghị quyết Đại Cơng đồn huyện n Thế lần thứ
VII (nhiệm kỳ 2017 – 2022).
Ba là: Góp phần tăng thêm nguồn lực về tài chính tạo điều kiện để tổ chức
cơng đoàn tại huyện nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt chức năng đại
diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho cơng nhân, viên
chức, lao động, xây dựng tổ chức cơng đồn ngày càng vững mạnh.
Bốn là: Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị để các địa phương tham
khảo, nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng các cơ chế thu - chi, phân phối và quản lý,
sử dụng tài chính cơng đồn.
Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá đúng thực trạng quản lý tài chính
cơng đồn, từ đó rút ra những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế, yếu kém và
nguyên nhân, làm tiền đề cho việc quản lý tài chính cơng đồn giai đoạn 20202025. Đưa ra những quan điểm, phương pháp mới; những giải pháp, kiến nghị nhằm
tăng cường quản lý tài chính cơng đồn trong thời gian tới.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH CƠNG ĐỒN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm quản lý
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những
cách tiếp cận khác nhau.
Theo Phạm Quang Lê (2007) thì Quản lý là việc tác động có chủ đích của
chủ thể quản lý tới đối tượng quản một cách liên tục có tổ chức, liên kết các
thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục tiêu và kết quả tốt nhất.
Theo F.W Taylor thì Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người
khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất
và rẻ nhất (dẫn theo Đỗ Minh Cương & Phương Kỳ Sơn, 1995).
Theo Harol Koontz thì Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối
hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm. Ngồi ra ơng cịn cho
rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó
con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, và sự
bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, cịn
kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học.
Theo Phạm Văn Khoan (2012) thì Quản lý là sự tác động có hướng đích
của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này
sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới
và điều khiển hệ thống.
Theo bộ nguyên tắc của Henrry Fayol, một trong những lý thuyết đầu tiên
về quản lý được tạo ra và được xem là một trong các lý thuyết tồn diện nhất.
Ơng là Người đầu tiên xác định nội hàm của khái niệm quản lý quan niệm rằng:
“Quản lý là một tiến trình bao gồm tất cả các khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân
công, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”
(dẫn theo Nguyễn Thị Quỳnh, 2018).


5


Từ những cách tiếp cận khác nhau, ta có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thơng qua nỗ lực của những
người khác. Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng một cách có hiệu quả
các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến
động của mơi trường. Quản lý là q trình phối hợp các nguồn lực nhằm thực
hiện mục tiêu chung của tổ chức.
2.1.1.2. Khái niệm về Quản lý tài chính
Hiện nay có khá nhiều quan điểm về quản lý tài chính. Tuy nhiên, bản
chất của quản lý tài chính trong mọi tổ chức nói chung là giống nhau, chỉ là do
đặc thù của mỗi ngành nên sẽ có những nét cơ bản riêng.
Theo tác giả Joseph Massie (2010) thì Quản lý tài chính là hoạt động quản
lý tiền (quỹ tiền) một cách có chủ đích nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Hoạt
động này bao gồm hai nội dung quan trọng là làm thế nào để có tiền và phân bổ
số tiền ấy vào chi tiêu như thế nào?
Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Erasonomon cho rằng Quản
lý tài chính là việc sử dụng các thơng tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính
của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch
hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu nhân cơng trong
tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó (Dương Đăng
Chinh, 2009).
Quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ
tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn lực tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ
và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục
đích đã định. Đồng thời quản lý tài chính cũng chính là thơng qua các hoạt động kể
trên để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy

sinh trong q trình phân phối các nguồn tài chính, trong q trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể của xã hội (Dương Đăng Chinh, 2009).
2.1.1.3. Khái niệm Cơng đồn Việt Nam
Theo Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam (2014) Cơng đồn Việt Nam
là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, cán bộ, công chức,
viên chức và những người lao động khác tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp,
đồn kết lực lượng, xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam lớn mạnh.

6


Chức năng của Cơng đồn Việt Nam: Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý
kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan
Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Tuyên truyền, vận động người lao
động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, 2014).
Cơng đồn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp cơng nhân và tính
quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị
- xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam, 2014).
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2014) thì Nguyên tắc tổ chức
và hoạt động Cơng đồn Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ chức và hoạt động theo Điều
lệ Cơng đồn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Cơng đồn Việt Nam gồm 4 cấp (Tổng Liên đồn Lao

động Việt Nam, 2014).
Cơng đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Cơng đồn
ngành địa phương; Cơng đồn các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu
cơng nghệ cao.
Liên đồn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơng đồn
ngành Trung ương và tương đương.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.1.1.4. Khái niệm về Quản lý tài chính Cơng đồn
Từ khái quản lý, quản lý tài chính, Cơng đồn Việt Nam ở trên ta có thể hiểu
Quản lý tài chính Cơng đồn là việc quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ
tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và
sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời thơng

7


qua hoạt động này để tác động có hiệu quả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ nảy
sinh trong q trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ của cơng đồn.
2.1.2. Vai trị, đặc điểm, chức năng và ngun tắc quản lý tài chính cơng đồn
Trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay cũng như các quy
định của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tài chính cơng đồn, một số thuật ngữ sau đây
được sử dụng khi nói về tài chính cơng đồn: Quỹ cơng đồn, ngân sách cơng
đồn, tài chính cơng đồn. Theo Luật Cơng đồn (Quốc hội, 2012), thuật ngữ
“Tài chính cơng đồn” được sử dụng thống nhất trong các văn bản pháp luật và
các quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
2.1.2.1. Vai trị của quản lý tài chính cơng đồn
Tài chính cơng đoàn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực hiện quyền,
trách nhiệm của cơng đồn và duy trì hoạt động của hệ thống cơng đồn theo Luật

Cơng đồn. Tài chính cơng đồn là quỹ tiền tệ tập trung lớn, có mối quan hệ chặt
chẽ với ngân sách nhà nước, hệ thống tài chính Nhà nước. Tài chính cơng đồn
khơng thể tách rời với vai trị của Cơng đồn Việt Nam. Cơng đồn quản lý và sử
dụng nguồn Tài chính cơng đồn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói
cách khác, vai trị của tài chính cơng đồn được thể hiện qua các điểm sau:
Huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Cơng đồn. Sự
hoạt động của Cơng đồn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ln địi hỏi
phải có nguồn tài chính đảm bảo để thực hiện các chức năng của Cơng đồn với
những mục tiêu đã được xây dựng trong chiến lược và kế hoạch hàng năm. Các
nhu cầu chi tiêu của Cơng đồn dựa trên khả năng tài chính có được từ các khoản
thu kinh phí cơng đồn, đồn phí cơng đồn và các khoản thu khác.
Giải quyết các vấn đề xã hội. Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật
của nó dẫn đến xã hội bị phân hóa về thu nhập. Để giảm bớt sự chênh lệch và
điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và CNVCLĐ trong xã hội cần có sự
tác động của hệ thống chính trị, trong đó có Cơng đồn bằng việc sử dụng nguồn
tài chính cơng đồn. Tài chính cơng đồn ảnh hưởng đến phân phối thu nhập với
phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt thu và chi của tài chính. Thơng qua các khoản thu,
tài chính cơng đồn huy động sự đóng góp của các thành phần kinh tế và các cá
nhân nhằm điều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên,
cơng cụ đó có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phân phối thu nhập,

8


nó khơng thể làm chuyển biến căn bản thu nhập của những tầng lớp dân cư có
thu nhập thấp và nghèo. Để giải quyết vấn đề này, Cơng đồn thực hiện các giải
pháp bổ sung thu nhập qua chi tài chính cơng đồn dưới hình thức trợ cấp trực
tiếp hoặc đầu tư qua các chương trình mục tiêu dự án phát triển kinh tế - xã hội ở
địa phương.
Tài chính cơng đồn có vai trị to lớn trong việc bảo đảm điều kiện cho

cơng đồn thực hiện chức năng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động thông qua hoạt động thương lượng và ký kết thỏa ước lao
động tập thể trong doanh nghiệp; tuyên truyền giáo dục người lao động học
tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ văn hóa, tay nghề; tập huấn cho người
lao động hiểu biết pháp luật lao động vừa để thực hiện tốt kỷ luật lao động,
nội quy lao động, vừa để tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm.
Nguồn tài chính cơng đồn cũng giúp cơng đồn tổ chức tốt phong trào thi đua
lao động sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, giảm thiểu tranh chấp lao
động, ngăn ngừa đình cơng khơng theo đúng các quy định của pháp luật, nhằm
đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững; đóng góp quan trọng vào
q trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tài chính cơng đồn bảo
đảm chăm lo xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, thúc đẩy
phát triển đất nước.
2.1.2.2. Đặc điểm của quản lý tài chính cơng đồn
Tài chính cơng đồn là một bộ phận của tài chính nhà nước được sử dụng
để phục vụ phong trào CNVCLĐ và hoạt động cơng đồn. Tài chính cơng đồn
có tính độc lập tương đối, nhưng chịu sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức
năng Nhà nước. Nhà nước hàng năm có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí từ nguồn
Ngân sách nhà nước cho tổ chức cơng đồn hoạt động, nhằm đảm bảo hoạt động
cho tổ chức cơng đồn.
Cơng đồn thực hiện quyền tự chủ và tự quản về tài chính theo quy định
của pháp luật. Cụ thể là:
Về pháp lý: Theo quy định của Hiến pháp Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Luật Cơng đồn (Quốc hội, 2012). Tài chính cơng đồn thuộc
quyền sở hữu của tổ chức cơng đồn, tài chính cơng đồn ln chứa đựng những
lợi ích chung và lợi ích công cộng.

9



Về tác nghiệp chun mơn: Tài chính cơng đồn là tồn bộ các khoản thu,
chi của tổ chức cơng đồn được pháp luật thừa nhận và quy định, được thực hiện
theo một quy trình chặt chẽ, bao gồm các khâu: Lập dự toán, chấp hành dự toán
và quyết toán tài chính cơng đồn.
2.1.2.3. Chức năng của quản lý tài chính cơng đồn
Tài chính cơng đồn có hai chức năng cơ bản: Chức năng phân phối và
chức năng giám đốc.
Chức năng phân phối: Là sự phân chia nguồn tài chính giữa các cấp ngân
sách, giữa các đơn vị, giữa các mặt hoạt động trong từng thời kỳ và giữa chi tiêu
cho hoạt động thường xuyên và tích lũy đảm bảo tính bền vững của cân đối thu,
chi cơng đồn và chi cho các hoạt động đột xuất của tổ chức công đồn. Phân
phối tài chính cơng đồn phải giải quyết các mối quan hệ cân đối thu, chi tài
chính, cân đối giữa các cấp tài chính, cân đối giữa các mặt hoạt động của tổ chức
Cơng đồn.
Chức năng giám đốc: Là q trình kiểm tra, kiểm sốt việc tổ chức thực
hiện các khoản thu, chi và quản lý tài chính cơng đồn. Thơng qua q trình kiểm
tra và kiểm sốt nhằm phát hiện ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục,
giám đốc tài chính cơng đồn là giám đốc hiệu quả sử dụng nguồn tài chính,
giám đốc việc lập và chấp hành dự toán ngân sách, giám đốc việc chấp hành các
định mức, chế độ thu, chi quản lý tài chính cơng đồn theo quy định của Nhà
nước và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2.1.2.4. Nguyên tắc quản lý tài chính cơng đồn
Các ngun tắc về tài chính cơng đồn được quy định tại Nghị định số
191/2013/NĐ-CP, ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính
cơng đồn, cụ thể như sau:
Cơng đồn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính cơng đồn theo quy định
của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Việc quản lý và sử dụng tài chính cơng đồn phải bảo đảm ngun tắc tập
trung, dân chủ, cơng khai, minh bạch, có phân cơng, phân cấp quản lý, gắn quyền

hạn và trách nhiệm của cơng đồn các cấp.
Tổ chức cơng đồn các cấp thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê, báo cáo,
quyết tốn tài chính cơng đồn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

10


Tổ chức cơng đồn được giao quản lý, sử dụng tài chính cơng đồn được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước
cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu,
chi kinh phí cơng đồn theo quy định của Luật cơng đồn.
Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí cơng đồn chưa sử dụng hết,
được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân
sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước
và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa sổ ngân sách cuối năm.
2.1.3. Nội dung quản lý tài chính cơng đồn
2.1.3.1. Lập dự tốn thu, chi
Lập dự tốn thu, chi tài chính trong tổ chức cơng đồn là q trình phân tích,
đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu
thu chi tài chính hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
a) Căn cứ lập dự tốn tài chính hằng năm
Hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc lập dự tốn tài chính năm;
các văn bản chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh và Hướng dẫn của Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh
Bắc Giang.
Kế hoạch phát triển tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch.
Văn bản quy phạm pháp luật về: Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
trong các cơ quan cơng đồn do cấp có thẩm quyền quy định.
Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ, dự tốn tài chính năm trước
và một số năm liền kề.
Các quy định, quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá hiện hành theo từng ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền

ban hành.
Kế hoạch và dự tốn của các cơng đồn cơ sở trực thuộc.
b) Yêu cầu lập dự toán tài chính
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và dự tốn tài chính năm trước, gồm:
Nhiệm vụ chi thường xun, khơng thường xun; các nhiệm vụ chi thuộc các
chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có); các dự án tài trợ quốc tế; thực hiện các
chương trình đầu tư phát triển và kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương và
các mục tiêu khác của tổ chức công đoàn.

11


Xây dựng dự tốn tài chính năm sau phải phản ánh đầy đủ các khoản thu,
chi tài chính cơng đồn (bao gồm cả các khoản thu, chi từ nguồn) đảm bảo chi
cho hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ
của cơng đồn cấp huyện.
Dự tốn tài chính của các đơn vị phải đảm bảo tính khả thi cao và sát thực
tế; phù hợp với tiêu chuẩn, chế độ, định mức, đơn giá do cơ quan nhà nước và tổ
chức cơng đồn có thẩm quyền ban hành; thực hiện tốt chính sách thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, phịng và chống tham nhũng.
Dự tốn tài chính phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính
tốn, lập dự tốn.
c) Nội dung lập dự toán
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ năm kế hoạch được cơng đồn cấp
trên giao.
Chính sách chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước và tổ chức cơng
đồn: những quy định về các nguồn thu kinh phí, đồn phí cong đoàn, những quy
định hay định mức về chế độ chi tiêu trong tổ chức cơng đồn như chi lương,
thưởng, quản lý hành chính, hoạt động phong trào, thăm hỏi, trợ cấp..
Căn cứ tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề.

Dự báo những thuận lợi hay khó khăn trong năm kế hoạch (Phan Văn
Tường, 2014).
Xác đinh các mục tiêu và chỉ tiêu về thu và chi tài chính, trong đó ghi rõ:
Các nguồn thu dự kiến: số kinh phí đề nghị cơng đồn cấp trên cấp; số
thu kinh phí, đồn phí cơng đồn và các khoản khác.
Các khoản chi dự kiến cho từng loại hoạt động (Phan Văn Tường, 2014).
Xác định các giải pháp (kế hoạch hành động) để thực hiện các mục tiêu và
chỉ tiêu trên.
Dự tốn thu, chi của cơng đồn được gửi đến cơng đoàn cấp trên trực tiếp
theo phân cấp quản lý để duyệt (Phan Văn Tường, 2014).
2.1.3.2. Chấp hành dự toán thu, chi
Chấp hành dự tốn thu, chi là q trình sử dụng tổng hợp các biện pháp
kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán

12


ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự tốn được giao, các cấp
cơng đồn trong huyện tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần
thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế
hoạch sử dụng kinh phí theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để
theo dõi q trình chấp hành dự tốn thu chi, các cấp cơng đồn cần tiến hành
theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị.
Thực hiện dự toán theo năm tài chính từ ngày 01/1 đến 31/12 hằng năm.
a) Quản lý nguồn thu
Theo Luật Cơng đồn (Quốc hội, 2012), Tài chính cơng đồn gồm các
nguồn thu sau đây:
Nguồn kinh phí cấp trên cấp: để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chun mơn
được giao. Hằng năm, các cấp cơng đồn được nhận nguồn kinh phí cấp trên cấp
căn vào dự toán, tỷ lệ trên tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH của đồn viên,

quỹ lương và một số nhiệm vụ cụ thể mà đơn vị chủ quản giao. Đây là nguồn thu
mang tính truyền thống và có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài
chính cho hoạt động của các cấp cơng đồn. Tuy nhiên, với chủ trương phân cấp
thu tài chính đối với cơng đồn cấp trên cơ sở một cách mạnh mẽ, tăng cường
tính tự chủ tài chính cho các cấp cơng đồn, tỷ trọng nguồn thu này tại LĐLĐ
huyện sẽ có xu hướng giảm dần nhằm giảm sự lệ thuộc vào cấp trên và giảm bớt
gánh nặng đối với tài chính cấp trên.
Nguồn thu kinh phí, đồn phí cơng đồn: Kinh phí cơng đồn do cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho
người lao động. Đồn phí cơng đồn do đồn viên cơng đồn đóng góp theo quy
định của Điều lệ Cơng đồn Việt Nam, bằng 1% tiền công, tiền lương hàng tháng.
Do thu kinh phí, đồn phí cơng đồn liên quan trực tiếp đến quỹ lương làm căn cứ
đóng BHXH, do vậy cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, việc tăng lương
tối thiểu vùng, tăng lương cơ sở dẫn đến quỹ lương của các đơn vị tăng, thu nhập
của đoàn viên cũng tăng lên, tỷ trọng nguồn thu này có xu hướng ngày càng tăng.
Điều này địi hỏi các cơng đoàn phải tổ chức các giải pháp để khai thác các nguồn
thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của mình.
Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ:
Kinh phí do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cấp mua sắm phương tiện hoạt
động cơng đồn, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơng đồn cơ sở; kinh phí tổ chức
các hoạt động phối hợp như: tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể

13


thao, tham quan du lịch, khen thưởng, phúc lợi... của cán bộ, đồn viên, cơng
chức, viên chức, cơng nhân, lao động (sau đây gọi chung là đồn viên cơng đồn
và người lao động) và một số hoạt động nhằm động viên, khen thưởng con đồn
viên cơng đồn và người lao động; hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi
nước cho cơng đồn cơ sở. nguồn thu này khơng dự tính trước được chính xác

nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên
đối với LĐLĐ huyện, nguồn thu này hầu như khơng có.
Nguồn thu khác: Thu từ hoạt động văn hóa, thể thao; nhượng bán, thanh
lý tài sản; thu lãi tiền gửi, cổ tức; thu hồi khoản chi sai từ nguồn tài chính cơng
đồn đã quyết tốn và được duyệt.
Với các nguồn thu như trên, LĐLĐ huyện được tự chủ thực hiện nhiệm vụ
thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và văn bản của Tổng LĐLĐ Việt Nam quy định.
b) Quản lý nguồn chi
Nhóm 1: Chi cho con người. Gồm lương, phụ cấp lương, phúc lợi, bảo
hiểm xã hội. Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình
tái sản xuất sức lao động cho cán bộ cơng đồn trong cơ quan. Khoản chi này
theo quy định không được vượt quá 30% tổng chi của các cấp cơng đồn. Tuy
nhiên do nguồn kinh phí hạn chế nên trong thực tế thì các cấp cơng đồn chi
khoảng 20%.
Nhóm 2: Chi quản lý hành chính. Gồm cơng tác phí, cơng vụ phí như điện,
nước, xăng xe, mua tài liệu, sách, báo phục vụ hội nghị…Đây là khoản chi mang
tính gián tiếp địi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý tiết
kiệm và có hiệu quả. Khoản chi này theo quy định khoảng 10% tổng chi. Tuy
nhiên trên thực tế các cơng đồn cấp trên cơ sở thường chi vượt định mức.
Nhóm 3: Chi Hoạt động phong trào, gồm các khoản chi: Huấn luyện đào
tạo cán bộ cơng đồn; chi thăm hỏi đồn viên cơng đồn ốm đau; chi khen
thưởng hàng năm. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ hoạt
động chuyên môn của tổ chức một cách hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trị
quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động cơng đồn chiếm
khoảng 60% tổng chi. Hiện nay trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nhu cầu
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng đồn ngày càng lớn địi hỏi mức chi ngày càng
cao. Vì vậy, việc tăng tỷ trọng chi cho đào tạo cán bộ cơng đồn là một trong

14



×