Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) thế kỷ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 138 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG HỒNG SƠN

SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN THẾ (TỈNH BẮC GIANG) THẾ KỈ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG HỒNG SƠN

SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN YÊN THẾ (TỈNH BẮC GIANG) THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN



/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu là của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Đặng Hồng Sơn

Xác nhận

Xác nhận

của khoa chuyên môn

của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

i

/>

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đàm

Thị Uyên đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu khoa
học để hoàn thành luận văn thạc sỹ.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong ban chủ nhiệm khoa Sử, khoa
Sau Đại học - trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cơ đã nhiệt tình
giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn luôn động
viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả
Đặng Hồng Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ii

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................... 2
3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài............................ 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 4
5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 5

6. Cấu trúc đề tài ............................................................................................................ 5
Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG................ 6
1.1.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................ 6

1.2. Dựng đặt và diên cách .......................................................................................... 13
1.3. Đặc điểm dân cƣ và các dân tộc ........................................................................... 15
1.4. Khái qt tình hình chính trị - xã hội và văn hóa ................................................. 23
1.4.1. Tình hình chính trị - xã hội ................................................................................ 23
1.4.2. Tình hình văn hóa .............................................................................................. 24
1.5. Khởi nghĩa Yên Thế.............................................................................................. 36
Chƣơng 2 SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT HUYỆN YÊN THẾ THỀ KỈ XIX................. 46
2.1. Yên Thế qua tƣ liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) ..................................................... 46
2.1.1. Vài nét về tình hình ruộng đất huyện Yên Thế trƣớc thế kỉ XIX ...................... 47
2.1.2. Tình hình ruộng đất huyện Yên Thế theo tƣ liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) .......... 48
2.2. Tô thuế .................................................................................................................. 69
Chƣơng 3: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN THẾ THẾ KỈ XIX ......... 74
3.1. Trồng trọt .............................................................................................................. 74
3.2. Chăn nuôi .............................................................................................................. 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iii

/>

3.3. Kinh tế tự nhiên .................................................................................................... 92
3.4. Tín ngƣỡng nơng nghiệp ....................................................................................... 95
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv


/>

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND

: Hội đồng nhân dân

HN

: Hà Nội

KHXH

: Khoa học xã hội

M.s.th.t.p

: Mẫu, sào, thƣớc, tấc, phân

Thí dụ: 30 mẫu 6 sào 2 thƣớc 2 tấc 2 phân sẽ đƣợc viết tắt là 30.6.2.2.2
Nxb

: Nhà xuất bản

PTS

: Phó tiến sĩ

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

TTLTQG I

: Trung tâm lƣu trữ quốc gia I

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN iv

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc của huyện Yên Thế .............................................. 15
Bảng 2.1. Thống kê địa bạ huyện Yên Thế năm Gia Long 4 (1805) ......................... 48
Bảng 2.2. Tình hình sở hữu ruộng tƣ ở huyện Yên Thế năm 1805 ............................ 50
Bảng 2.3. Quy mô sở hữu ruộng tƣ theo địa bạ .......................................................... 52
Bảng 2.4: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tƣ của các huyện Yên Thế, Ngân
Sơn, Phú Bình ............................................................................................ 52
Bảng 2.5. Bình quân sở hữu và bình quân thửa .......................................................... 53
Bảng 2.6. Phân bố chủ sở hữu tƣ điền theo địa bạ Gia Long (1805)......................... 55
Bảng 2.7. Tình hình giới tính trong sở hữu tƣ nhân năm 1805 .................................. 55
Bảng 2.8. Diện tích ruộng đất của các chức sắc năm (1805)...................................... 57
Bảng 2.9. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) ..... 58
Bảng 2.10. Quy mơ sở hữu theo các nhóm họ năm 1805 ........................................... 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


v

/>

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1: Tình hình sở hữu ruộng đất của Yên Thế năm 1805 .............................. 49
Biểu đồ 2.2: Sở hữu ruộng đất theo nhóm họ ............................................................. 62
Biểu đồ 2.3: Sở hữu ruộng đất của các nhóm họ lớn .................................................. 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN vi

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nƣớc ta dƣới chế độ phong kiến, nơng nghiệp ln giữ vai trị chủ đạo trong
nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác nhƣ thủy lợi, tập quán sản
xuất… đƣợc coi là những yếu tố kinh tế cơ bản của quốc gia…, là thứ tài sản vô giá
của quốc gia, thiêng liêng và trƣờng tồn cùng với thời gian. Các vƣơng triều phong
kiến bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều cố gắng nắm lấy ruộng đất và thông qua
chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ giúp chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã
hội Việt Nam.
Qua việc nghiên cứu tình hình ruộng đất và nơng nghiệp giúp chúng ta hiểu
biết chính sách về ruộng đất, thực trạng nông nghiệp của từng địa phƣơng. Đồng thời,
giúp ta lý giải thêm những vấn đề liên quan đến sản xuất, tập quán sản xuất, sinh hoạt,
văn hóa, các mối quan hệ xã hội cũng nhƣ sự phân hóa giai cấp trong làng xã của xã
hội Việt Nam. Chính sách ruộng đất sẽ góp phần phản ánh tình hình kinh tế xã hội của
nƣớc ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống nhân dân cũng nhƣ giai cấp địa chủ
phong kiến, cho đến tình hình văn hóa xã hội diễn ra và biến đổi thực tế nhƣ thế nào.

Thơng qua chính sách ruộng đất dƣới các triều đại sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét
phản ánh tình hình của quốc gia, vai trị của nhà nƣớc đối với kinh tế, xã hội. Đặc biệt
với giai cấp nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc lột mang tính triệt để của
giai cấp phong kiến và sự bần cùng hóa của nơng dân dƣới các triều đại.
Năm 1428, sau kháng chiến chống Minh thắng lợi, Lê Lợi đã lệnh cho các địa
phƣơng tiến hành điều tra về tình hình sở hữu ruộng đất, kê khai số ruộng đất trong cả
nƣớc trong một năm và việc này đƣợc tiếp tục qua các triều vua Lê Thánh Tông, Lê
Hiến Tông, cả thời Lê Mạt. Đến nhà Nguyễn, đặc biệt dƣới thời Minh Mệnh về cơ
bản đã lập xong địa bạ toàn quốc.
Địa bạ là một nguồn tƣ liệu rất phong phú và quý giá để nghiên cứu nông thôn
và cả đô thị Việt Nam trên nhiều phƣơng diện: Tình hình khai phá ruộng đất, đặc điểm
của nơng nghiệp cổ truyền; chế độ sở hữu ruộng đất; tình trạng chiếm hữu ruộng đất và
sự phân hoá xã hội ở nông thôn, kết cấu xã hội và các giai tầng; thống kê các dòng họ
và sự phân bố theo các khu vực; bộ máy hành chính và quản lý từ cấp cơ sở...
Bƣớc sang thế kỉ XIX, tình hình đất nƣớc có những chuyển biến mạnh mẽ:
Nhà Nguyễn đƣợc thành lập (1802). Trong những bƣớc thăng trầm của lịch sử dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

1

/>

tộc nói chung cũng nhƣ lịch sử của huyện Yên Thế (Bắc Giang) nói riêng có những
thay đổi trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nơi đây đã đƣợc các nhà
nghiên cứu về các lĩnh vực: quản lý nhà nƣớc, địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội nghiên
cứu và tìm hiểu. Qua nghiên cứu bƣớc đầu chúng tôi nhận thấy rằng, những vấn đề
nhƣ: Địa chính, địa bạ, kinh tế, phong tục, tập quán... chƣa đƣợc nghiên cứu một cách
có hệ thống và tồn diện.
Xuất phát từ những nhận định trên, với mong muốn tìm hiểu quê hƣơng góp
phần cụ thể cho bức tranh lịch sử dân tộc, đóng góp sức mình vào việc “đánh thức

quá khứ dậy” để phục vụ cho công cuộc xây dựng địa phƣơng ngày nay, tôi quyết
định chọn đề tài “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiêp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc
Giang) thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trƣớc tới nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử dân tộc với các
chủ đề khác nhau từ việc tìm hiểu tiến trình lịch sử từ nguồn gốc đến nay, tình hình
phát triển kinh tế, phân bố dân cƣ cho đến những biến đổi văn hóa dân tộc ở các địa
phƣơng. Các cơng trình nghiên cứu đó đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng
lĩnh vực hoặc một khía cạnh nào đó của lịch sử địa phƣơng.
Tình hình ruộng đất hoặc kinh tế nông nghiệp từ lâu đã đƣợc các sử gia nghiên
cứu. Có thể kể tới các tác phẩm tiêu biểu đề cập tới vấn đề nông nghiệp và ruộng đất
nhƣ: Lịch triều hiến chƣơng loại chí, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ, Đại Nam
nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Đồng Khánh dƣ địa chí….
Ngay từ thời phong kiến , một số nhà sƣ̉ học đã nói tới xã hội , phong tục tập
quán của các dân tộc thiểu số , trong đó có các dân tộc đang sinh sống tại điạ phƣơng .
Trƣớc hết, phải kể đến cuốn “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc Sƣ̉ Quán triề u
Nguyễn, Nxb Thuận Hóa - Huế, xuất bản năm 1992, đề cập một vài nét vị trí địa lý ,
hình thế núi sơng, phong tục tập quán của huyện [32].
Tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn , Nxb Khoa học xã hội, xuất
bản năm 1977 [8]. Nội dung cuốn sách đề cập đến văn hóa của ngƣời Tày , Nùng, và
cung cấp cho chúng ta nhiều chi tiết về các trấn Hƣng Hóa, Tuyên Quang…
Vũ Huy Phúc (1979), trong cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XIX, Nxb. Khoa học xã hội, đã hệ thống hóa những chính sách lớn về ruộng đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

2

/>

của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất đƣợc hình thành từ chính sách đó,

cũng nhƣ tác động và hiệu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử [29].
Trƣơng Hữu Qnh trong cơng trình gồm 2 tập“Chế độ ruộng đất ở Việt Nam
thế kỉ XI - XVIII” (1982 và 1983), tác giả đã phác ra những nét chính về sự tiến triển
của chế độ ruộng đất ở nƣớc ta từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII, qua đó bƣớc đầu vạch ra
xu thế phát triển chủ yếu cũng nhƣ tính chất kinh tế - xã hội của nó [38]. Bên cạnh
việc sử dụng những tƣ liệu trong chính sử, tác giả cịn huy động một nguồn tƣ liệu địa
phƣơng khá phong phú (bao gồm văn bia, gia phả hƣơng ƣớc…). Vì vậy, chuyên
khảo này cịn có ý nghĩa trong việc cung cấp những tƣ liệu tham khảo có giá trị về
vấn đề sở hữu ruộng đất dƣới thời phong kiến.
Tác phẩm “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều
Nguyễn” (1997), do Trƣơng Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên đã nghiên cứu một
cách cụ thể về tình hình ruộng đất chủ yếu thông qua tài liệu địa bạ [39]. Bên cạch đó
tác phẩm cịn nêu đƣợc các chính sách về nơng nghiệp đặc biệt là các chính sách liên
quan đến ruộng đất của triều Nguyễn.
Nghiên cứu các chính sách về nơng nghiệp, đặc biệt là chính sách về ruộng đất
cịn có nhiều cuốn sách, luận án, bài đăng trên các tạp chí chun ngành. Có thể kể
đến: Vũ Văn Quân: “Chế độ ruộng đất - kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XIX” (1991), Luận án PTS Sử học, Hà Nội [30]; Vũ Văn Quân: “Khái quát về tình
hình ruộng đất và giải quyết vấn đề ruộng đất của Nhà nước nửa đầu thế kỷ XIX”
(1993), Nghiên cứu kinh tế, số 194 [31]; Vũ Minh Giang: “Sự phát triển của các hình
thức sở hữu ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” (1998), Tạp chí
khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 3 [11].
Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu địa phƣơng đã có một số cơng trình xuất
bản thành sách, có đề cập tới vấn đề đang đƣợc nghiên cứu nhƣ: Lịch sử Đảng bộ
huyện Yên Thế, xuất bản năm 1996 do ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Thế xuất
bản. Hay di sản văn hóa Yên Thế lễ hội dân gian, xuất bản năm 2009… Đây là những
tác phẩm nghiên cứu trực tiếp về huyện Yên Thế, là nguồn tƣ liệu để nghiên cứu kết
hợp làm nổi bật vấn đề.
Nhƣ vậy, cho đến nay chƣa có một cơng trình nào đi sâu tìm hiểu “Sở hữu
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) thế kỉ XIX”. Do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

3

/>

vậy, vẫn còn nhiều vấn đề sử học còn bỏ ngỏ nhƣ về chế độ sở hữu ruộng đất, thành
phần dân tộc, tình hình kinh tế nơng nghiệp... Đề tài của tác giả sẽ giải quyết các
nhiệm vụ đó. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem thành quả của nhà nghiên cứu đi trƣớc
là những ý kiến gợi mở quý báu giúp chúng tơi có thể hồn thành tốt đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Trƣớc hết bản thân là một ngƣời dân địa phƣơng có mong muốn
tìm hiểu về q hƣơng trong lịch sử và nhằm góp thêm cơ sở khoa học về cƣ dân
miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng lâu nay cịn ít ngƣời quan tâm. Đồng thời,
việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa
học về một thời kì lịch sử trong quá khứ của mảnh đất cũng nhƣ con ngƣời n Thế.
Ngồi ra, cịn có thể bổ sung thêm nguồn tƣ liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch
sử Việt Nam trung đại: Lịch sử đấu tranh và bảo vệ biên cƣơng, bảo vệ chính quyền
quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển
của đất nƣớc, góp phần lí giải về cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và
nhà nƣớc ta....
- Đối tƣợng: Ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Thế (Bắc Giang)
thế kỉ XIX.
- Nhiệm vụ: Bƣớc đầu nghiên cứu tƣơng đối tồn diện và đầy đủ về các mặt: chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Yên Thế nửa đầu thế kỉ XIX để qua đó phục dựng
lại một cách có hệ thống về sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Thế.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Trên cơ sở 37 tƣ liệu địa bạ đƣợc lập vào năm Gia Long 4
(1805), tác giả đã cố gắng phục dựng lại một cách khoa học về sở hữu ruộng đất về

kinh tế nông nghiệp của huyện Yên Thế thế kỉ XIX.
Phạm vi không gian: Huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) hồi thế kỉ XIX.
Phạm vi thời gian: Thế kỉ XIX.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu:
+ Tài liệu chung: Các cuốn sách cổ có đề cập đến nội dung nghiên cứu nhƣ:
Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ,
Đồng Khánh dư địa chí, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

4

/>

Bên cạnh đó là các tài liệu nghiên cứu về ruộng đất nhƣ: Chế độ ruộng đất ở
Việt Nam từ thế kỷ XI-XVIII của Trƣơng Hữu Quýnh, Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt
Nam của Vũ Huy Phúc, Địa Bạ Hà Đông của Phan Huy Lê và P.Brocheux, Nghiên
cứu địa bạ triều Nguyễn của Nguyễn Đình Đầu ... Và một số tác phẩm có đề cập đến
địa bàn nghiên cứu nhƣ: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỉ XIX, lịch sử Đảng bộ huyện
Yên Thế tỉnh Bắc Giang và địa chí Bắc Giang, trong các cuốn này có ghi rất chi tiết
về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán... của huyện Yên Thế.
+ Nguồn tƣ liệu địa bạ: 37 địa bạ của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) có niên đại
Gia Long 4 (1805) hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi cố, điền dã, phƣơng pháp lịch sử và phƣơng
pháp lơgíc để nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân
tích, tổng hợp, phân loại. Đặc biệt, khâu giám định, xử lý số liệu, so sánh, đối chiếu
với các nguồn tƣ liệu khác có liên quan cũng đƣợc chúng tơi sử dụng nhằm mục đích
làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài

- Đề tài là sự tổng hợp các tài liệu có đề cập đến huyện Yên Thế về: Điều kiện
tự nhiên, đặc điểm dân cƣ và quá trình tộc ngƣời, đặc điểm kinh tế…
- Dịch 37 tập địa bạ huyện Yên Thế viết bằng chữ Hán góp phần làm rõ tình
hình ruộng đất của huyện nửa đầu thế kỉ XIX. Trên cơ sở phân tích địa bạ, đề tài tìm
hiểu phong tục, tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào các
dân tộc huyện Yên Thế thế kỉ XIX
- Học hỏi kinh nghiệm của cha ông trong việc quản lý và khai thác đất đai qua
đó cung cấp thêm tƣ liệu giúp địa phƣơng phát triển kinh tế nơng nghiệp có hiệu quả
nhất, góp phần vào cơng cuộc xây dựng nông thôn mới.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung đƣợc chia làm ba chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).
Chƣơng 2: Sở hữu ruộng đất huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) thế kỉ XIX.
Chƣơng 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) thế kỉ XIX.
Ngồi ra, cịn có tài liệu tham khảo, phần phụ lục và bản đồ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

5

/>

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN YÊN THẾ - TỈNH BẮC GIANG
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Yên Thế là một huyện vùng núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang. Địa
giới của huyện vào nửa đầu thế kỉ XIX đã đƣợc sách Đại Nam nhất thống chí chép lại
nhƣ sau: “Đông tây cách nhau 32 dặm, nam bắc cách nhau 42 dặm, phía đơng đến
giang phận huyện Bảo Lộc 8 dặm, phía tây đên địa giới huyện Hiệp Hịa phủ Thiên

Phúc 24 dặm, phía nam đến địa giới huyện Yên Dũng 9 dặm, phía bắc đến địa giới
huyện Hữu Lũng 33 dặm” [32, tr.74].
Trải qua những biến động về lịch sử hành chính, địa giới của huyện cũng có
những thay đổi. Ngày nay, Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới
với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Phía Đơng Nam huyện n Thế giáp
huyện Lạng Giang, ranh giới tự nhiên là con sông Thƣơng một sơng lớn trong hệ
thống sơng Thái Bình, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Yên, đều của tỉnh Bắc
Giang. Phía Tây và phía Bắc Yên Thế giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể từ
Tây lên Bắc lần lƣợt là: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Tồn bộ phía Đông Yên Thế
giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Chảy qua giữa huyện, theo hƣớng
Đông Nam là con sơng Sói, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sơng Thƣơng.
Với vị trí địa lý này, n Thế ln giữ vai trò là vùng đất hiểm yếu của tỉnh Bắc
Giang tạo điều kiện thuận lợi thu hút cƣ dân tới đây sinh sống và lập nghiệp. Đồng
thời, đây là yếu tố thuận lợi cho sự tiếp xúc, giao thoa văn hóa giữa đồng bằng và
miền núi.
- Điều kiện tự nhiên
Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đơng Bắc (Việt Nam), nằm ở
phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa
hình thấp dần theo hƣớng Đơng Nam, phía Bắc là vùng núi thấp dƣới chân dãy núi
Bắc Sơn, mà dãy núi này hay đƣợc biết đến hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy
từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vịng cung tạo nên nét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

6

/>

đặc trƣng của địa hình vùng Đơng Bắc). Một số đồi, núi tiêu biểu có thể kể tới nhƣ:
núi Ơng, núi Bà, núi Chỏm Vung, núi Linh, núi Rồng, đồi Lánh, đồi Hồng… Trong
sách Đại Nam nhất thống chí có nhắc tới “núi Chung Sơn”, một ngọn núi cao ở xã

Bảo Sơn, thuộc địa giới huyện Yên Thế.
Địa hình ảnh hƣởng đến đất đai chủ yếu thông qua tác động phân phối lại các
yếu tố địa hóa trong lớp vỏ phong hóa và điểu kiện nhiệt ẩm theo các yếu tố địa hình
và độ cao. Huyện Yên Thế mang đặc trƣng của địa hình vùng núi phía Bắc Việt Nam
với các dạng địa hình trung du và miền núi chiếm ƣu thế, địa hình đồng bằng chiếm
phần nhỏ. Vùng miền núi chiếm ƣu thế, hơn 80% tổng diện tích đất tự nhiên. Địa
hình Yên Thế cũng giống các huyện khác trong tỉnh “đều là rừng rú, thung lũng, đất
sỏi khác hẳn các huyện ở miền dưới” [44, tr.128]. Địa hình nơi đây có đặc trƣng là
chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao, thấp. Dạng đồi núi thấp co độ cao từ
170- 500 m, xuất hiện ở phía bắc của huyện. Nhiều vùng đất đai còn tốt, đặc biệt là
khu vực có rừng tự nhiên. Những đồi thấp trồng cây ăn quả nhƣ vải thiều, hồng, bƣởi,
cam, chanh… cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhƣng có những vùng
thảm thực vật bị tàn phá, đất đai xói mịn, kém màu mỡ. n Thế giống nhƣ một vệt
lõm ăn sâu vào hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn rồi tỏa xuống các huyện trong tỉnh
là Lạng Giang và Việt Yên theo hƣớng chảy của sông Sỏi, suối Si để cùng bị chặn lại
bởi dịng sơng Thƣơng sâu rộng hơn - đóng vai trị của vành đai bao bọc ở mạn đông
- nam của khu vực. Mức tƣơng phản của địa hình Yên Thế tuy chƣa bộc lộ những nét
đột biến dữ dội nhƣng cũng đủ tạo ra sự đối lập. Núi rừng Yên Thế vốn nổi tiếng rậm
rạp cùng các thung lũng đầy cây cối chạy uốn lƣợn liên tiếp theo các triền núi đồi hợp
với các vành đai tre nứa chạy dồn dập tạo cảm giác trùng điệp, hiểm trở khó đi lại.
Núi ở Yên Thế khơng cao, là đoạn tiếp của vịng cung Bắc Sơn nên vẫn khá đồ sộ.
Càng đi xuống, núi càng thấp dần chỉ cịn các chân đồi thoai thoải, lơ xô với các lớp
phù sa cổ uốn lƣợn chạy dọc theo sông Sỏi từ Bố Hạ xuống Cầu Gồ rồi tràn xuống
tận trung tâm Hiệp Hòa để bắt đầu từ đó, các cánh đồng màu mỡ hiện ra. Đây chính
là sự đối lập mà bằng mắt thƣờng ta cũng nhận biết Yên Thế vốn có hai vùng thƣợng
- tức là huyện Yên Thế ngày nay và hạ tức là huyện Tân Yên [5, tr.750].
Yên Thế thƣợng có dạng địa mạo của vùng núi thấp có độ cao từ 170 - 500 m
đƣợc bao phủ bằng loại rừng có hai, ba tầng cây to thƣờng xanh ở tầng thứ nhất. Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


7

/>

Thế hạ là vùng đồng bằng phù sa cổ có hai bậc thềm lƣợn sóng mà những dải này bị
chia cắt thành các dải nhỏ do xâm thực cho nên các ngọn đồi đều thấp, từ 18 - 20 m,
có đỉnh tròn dốc thoải, nhiều sỏi cuộn. Trong khi điểm chóp của Yên Thế thƣợng là
chân của điểm cuối của đồi núi thuộc bộ phận Thái Nguyên đã thoải dần về phía Nam
thì điểm cuối của n Thế hạ chỉ cách thành phố Bắc Giang một đoạn đƣờng ngắn.
Cái vạch nối từ Bố Hạ sang Nhã Nam - Lạn Giới chính là sự phân giới tƣơng đối của
hai vùng đã từng tổn hại trên thực địa từ nhiều ngàn năm nay. Từ cuối thế kỉ XIX,
ngƣời Pháp đã nhận xét: Sát ngƣỡng cửa của thành nội Bắc Ninh và chạy rộng ra theo
theo hƣớng Bắc, bắt đầu một miền dân cƣ đơng đúc, đất đai màu mỡ nhất… Đó là
miền Yên Thế [14]. Phần phía nam của Yên Thế hoặc Yên Thế hạ chủ yếu bao gồm
nhiều cánh đồng rộng lớn phì nhiêu, có khí hậu trong lành và trồng trọt rất tốt. Đó là
một góc của đồng bằng xứ Bắc Kỳ với những đồng ruộng mênh mông kéo dài nhƣ
những tấm thảm xanh rì. Điều làm cho miền Yên Thế hạ đặc biệt ƣa nhìn, đó là một
vài gị đất, không cao lắm cho bề mặt bớt bằng phẳng, nó đƣợc trải cỏ hoặc có cây cối
xum xuê bao phủ, những mỏm con con những dải đồi nhọn hoặc cồn cỏ bề cao từ 20 30 m và thung lũng nhỏ bé đầy bóng mát, tất cả nhơ lên trên ruộng lúa nhƣ là vơ số
hịn đảo nhỏ. Phía Bắc miền Yên Thế hoặc Yên Thế thƣợng có một hình ảnh trái
ngƣợc hẳn, đó là một dãy liên tục gị đất nhơ lên, lúc đầu cịn thấp nhƣng càng ngƣợc
lên phía bắc càng cao dần.
Khu vực miền núi, thành phần thạch học chủ yếu là các loại phiên thạch sét,
phiến sét và biến chất. Sa thạch tạo nên các núi cao, đó là loại sa thạch hạ thơ, màu
xám nhạt hoặc vàng thẫm, sau khi phong hóa tạo thành một thức chất có thành phần
cơ giới nhẹ, xốp, dễ thốt hơi nƣớc, nghèo dinh dƣỡng. Phiến thạch sét có diện tích
phân bổ rộng hơn sa thạch, chiếm gần tồn bộ các đồi núi thấp ở Yên Thế. Loại đá
này mềm có cấu trúc phiến mỏng, hạt nƣớc màu xanh hoặc tím, dễ phong hóa và sau
khi phong hóa cho tầng đất dày với thành phần cơ giới thịt nặng, khó thấm nƣớc,
nhƣng giàu dinh dƣỡng hơn đất sa thạch. Mẫu chất phù sa cổ cũng đƣợc tìm thấy ở

các vùng đồng bằng, trung du phía nam của huyện. Phù sa cổ đƣợc hình thành do các
sản phẩm của biển, cách đây khoảng 1 triệu năm, do chuyển động địa chất mà đƣợc
nâng cao lên so với phù sa mới dọc theo sông Thƣơng. Phù sa cổ thƣờng đƣợc phủ
trên nền phiến thạch sét. Những nơi gần núi, tầng đất mỏng, nhiều sỏi cuội. Ở rìa
đồng bằng, tầng đất này dày hơn, nhƣng lại thƣờng có kết vịm, đá ong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

8

/>

Về khí hậu, trong Đại Nam nhất thống chí có nhắc tới: “Các huyện thượng du
(Yên Thế) lam chướng rất nặng, khí rét cũng sớm, ngồi ra thì nóng lạnh đều nhau.
Trong khoảng hạ sang thu, thường có mưa trận, nước sông lên to” [32, tr.77]. Yên
Thế chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa nhiệt đới vùng trung du và miền núi phía
bắc. Mùa đơng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23,7- 24,6°C. Tháng 1 có nhiệt độ thấp dƣới trung bình
15,9°C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất khoảng 29-30°C. Số giờ nắng trung bình trong
năm khoảng từ 1.211-1.616 giờ/năm. Lƣợng mƣa trung bình trung năm khoảng 15001700 mm/năm. Các tháng có lƣợng mƣa thấp nhất là Tháng 1, 2, 11, 12. Các tháng có
lƣợng mƣa cao nhất là tháng 6, 7, 8. Có nơi do mƣa nhiều đất nên đất đồi núi bị xói
mịn, vùng trung du, đồng bằng đất bị rửa trơi, thối hóa. Mùa ẩm là mùa mƣa nhiều,
thƣờng bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, kéo dài 6-7 tháng. Tuy nhiên, do
tính chất khơng ổn định của gió mùa cho nên tùy theo từng năm mùa mƣa có thể sớm,
muộn hay kết thúc sớm, muộn một tháng so với thời điểm trung bình. Thời điểm
trung bình đó là khoảng nửa cuối tháng 4 và nửa đầu tháng 10. Vào mùa khô thƣờng
là mƣa nhỏ, mƣa phùn và có thể kéo dài nhiều ngày gây thời tiết âm u, ẩm ƣớt. Độ
ẩm trung bình từ 81,2 đến 83,4%. Thơng thƣờng ở khu vực có nhiều ao, hồ, sông,
suối, mặt nƣớc trong lớp phủ thực vật phát triển thì có độ ẩm cao hơn so với các vùng
đồi núi trọc. Thời kì có độ ẩm cao nhất là thời kì mƣa phùn, khu vực chịu ảnh hƣởng
của khối khơng khí cực đới biến tính qua biển trong giai đoạn nửa cuối mùa lạnh.

Trong Đồng Khánh dƣ địa chí có ghi chép về thời tiết: “Khí trời mùa xuân mát mẻ,
mưa phùn dân trồng khoai, trồng đậu. Mùa hè nhiều nắng, nhiều mưa rào… Mùa thu
sau tiết sương giáng lúa bắt đầu chín, có khi gặp bão to đổ nhà” [43, tr.541]. Với
nhiệt độ cao, biên độ lớn, độ ẩm cao là những điều kiện thuận lợi cho sự phong hóa
đá thành đất, thúc đẩy các q trình hình thành và phát triển của đất, nhƣng mặt khác
mƣa lớn và mƣa tập trung làm cho đất bị xói mịn mạnh, khí hậu khơ hanh bốc hơi
mạnh là ngun nhân cơ bản hình thành kết vịm và đá ong làm cho đất bị thối hóa.
Thủy văn ảnh hƣởng tới đất đai, thổ dƣỡng chủ yếu thông qua tác động của
nƣớc chảy, nƣớc ngầm và nƣớc động. Tại tỉnh Bắc Giang có 3 con sơng lớn: sơng
Cầu, sơng Thƣơng và sơng Lục Nam. n Thế có sơng chính chảy gần nhƣ dọc
huyện, từ bắc xuống phía đơng nam, sơng chảy mang tên “sơng Mỏ Trạng” hoặc cịn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

9

/>

đƣợc gọi là “sông Sỏi” để chỉ hai vùng thƣợng lƣu và hạ lƣu của con sông. Sông Sỏi
đã nhỏ hẹp lại ngắn, ít giúp ích xuống một vùng trũng đƣợc vây quanh bởi một hệ
thống gò đồi và cây cối trƣớc khi đổ ra sông Thƣơng. Sông Mỏ Trạng có một số con
suối nhỏ đổ vào hợp thành nhƣ suối Gồ, suối Cấy - Hồng Kỳ, suối Đá, suối Cầu Đen,
suối Thia, suối Đồng Đảng ở thƣợng lƣu có suối Máng Lợn, suối Trám, suối Vàng…
Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” có chép sơng Nhật Đức (sơng Thƣơng) ở cách
huyện Phƣợng Nhãn 20 dặm về phía bắc. Sơng có 3 nguồn: một nguồn từ khe nhỏ ở
châu Ơn tỉnh Lạng Sơn, vào phía tây bắc huyện Hữu Lũng chảy 12 dặm làm sơng
Hóa; lại chảy 32 dặm đến xã Chiêu Tuấn. Một nguồn từ khe núi ở huyện Vũ Nhai
tỉnh Thái Nguyên, qua các xã Hƣơng Giao và Giao Hịa, vào phía Nam huyện Hữu
Lũng làm sơng Hịa; lại chảy 54 dặm cũng đến xã Chiêu Tuấn, hai dòng hợp với nhau
chảy qua địa phận các huyện Bảo Lộc, Hữu Lũng, Yên Thế và Yên Dũng gồm 108
dặm làm sông Thọ Xƣơng. Lại chảy 41 dặm đến sông Phƣợng Nhãn [32, tr.96]. Tổng

tập dƣ địa chí Việt Nam có viết: “Đến phủ Lạng Thương, sơng Thương mới lớn dần,
thuyền bè đi lại được. Cách phủ Lạng Thương độ 7 - 8 km thì dịng sơng gặp đầu dãy
núi “chín mươi chín ngọn” rồi chảy vào sơng Lục Nam” [45, tr.220]. Theo truyền
thuyết gọi là sơng Thƣơng vì đây là con sơng xƣa kia các gia đình, bạn bè thƣờng lấy
là giới hạn đƣa tiễn ngƣời thân đi sứ sang Trung Quốc hoặc trấn ải miền biên thùy. Ở
thƣợng lƣu sơng chảy qua vùng núi đá rất hẹp, lịng sơng có độ dốc lớn 30°. Từ Bố
Hạ chảy xuống Bắc Giang, sơng chảy theo hƣớng bắc nam, lịng sơng mở rộng và
sâu, độ dốc lịng sơng bình qn cịn 0,1%, nƣớc trong xanh, suốt năm thuyền bè tàu
thủy có thể lƣu thông đƣợc. Trong sách Đồng Khánh dƣ địa chí cũng có chép: Sơng
Nhật Đức thƣợng nguồn từ Lạng Sơn chảy xuống xã Hịa Lạc thơng đến xã Quế
Nham. Đoạn trên (từ xã Bố Hạ trở lên) rộng 5 trƣợng 3 thƣớc; đoạn dƣới (từ xã bố Hạ
trở xuống) rộng 8 trựơng, sâu 5 thƣớc.
Thảm thực vật đã cải biến đá mẹ thành đất, qua tiểu tuần hoàn sinh vật diễn ra
trong một chu trình ngắn và với cƣờng độ mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Vai
trị thảm thực vật cịn có tác dụng chống xói mịn và giữ ẩm cho đất. Rừng ở Yên Thế
xƣa có thảm thực vật khá phong phú, với nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, lát, trò chỉ, sến,
táu, tre, nứa, mai, vầu - giàng, song, mây... cùng nhiều loại thổ mộc làm thuốc chữa
bệnh nhƣ sa nhân, ba kích, hà thủ ô, ba chạc, lạc tiên, nhân trần, củ mài. Ngoài ra, ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 10

/>

đỉnh núi Chung Sơn có khoảng hơn một sào đất rải rác có giống sâm tốt gọi là Chung
sâm, tƣơng truyền ngƣời nào tìm đƣợc củ sâm này mà ăn thì khí vị rất tốt [43, tr.542].
Động vật nơi đây cũng rất phong phú nhƣ: Hổ, gấu, lợn rừng, hƣơu, nai, chồn, cáo,
lửng -vịi, cầy hƣơng, tê tê, dúi, sóc, trăn, rắn... Ở nƣớc ta từ lâu trong sử sách có ghi
chép nhiều loại động vật q lạ. Trong nhiều thế kỷ, ở thời kỳ phong kiến, ngƣời ta
chỉ lƣu ý đến khai thác nguồn lợi động vật rừng. Các quan lại địa phƣơng ở các huyện
thƣờng bắt nhân dân ăn lùng các lồi hổ, gấu, nai, hỗng, kỳ đà, trăn... và các sản
phẩm từ động vật nhƣ mật gấu, da báo, da hổ, sừng tê giác, ngà voi, vẩy tê tê... để tiến

cống vua chúa và quan lại tỉnh. Vua và các quan lại dùng thịt động vật làm thức ăn
bồi bổ cơ thể, dùng các sản phẩm động vật làm thuốc, làm vật trang trí trong dinh thự.
Trƣớc đây, Yên Thế là nơi có rừng già, rừng nguyên sinh ít bị tác động bởi con
ngƣời, là mơi trƣờng sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã. Đời sống của chúng
rất đa dạng, có những lồi sống trên cây, có những lồi sống trên mặt đất, có những
lồi sống trong hang hay kiếm ăn trên đồng ruộng. Nhìn chung, động thực vật ở Yên
Thế phong phú và đa dạng đó chính là nguồn cung cấp năng lƣợng cho con ngƣời cƣ
trú ở nơi đây từ ngàn đời nay.
Yên Thế có những cánh rừng khó lịng vào đƣợc và với địa dƣ đặc biệt thuận lợi
nằm trên cánh đồng giàu có của vùng đồng bằng với vùng núi non hiểm trở Cai Kinh
và Bảo Đài. Rừng ở đây thuộc loại rừng hiểm, dây leo hiểm trở chằng chịt, quấn ép
những thân cây to khiến cho bề sâu thăm thảm của rừng trở thành bất khả xâm phạm.
Rừng rậm đã ngốn hết các con đƣờng cũ và chứa đầy sự im lặng. Diện tích rừng ở
Yên Thế chiếm tỷ lệ lớn, với trên 14600 ha đất nông nghiệp, chiếm gần 50% diện tích
đất tự nhiên của huyện, n Thế có tiềm năng phát triển rừng, đặc biệt là các loại gỗ
lớn, có giá trị kinh tế cao, bảo vệ mơi trƣờng và làm giàu dinh dƣỡng cho đất. Hiện
nay, toàn huyện rừng gỗ lớn chiếm khoảng 33%, theo nghị quyết đến năm 2015,
huyện sẽ phát triển rừng gỗ lớn từ 35 - 40% diện tích đất lâm nghiệp và từng bƣớc
hình thành vùng nguyên liệu gỗ bền vững. Xuất phát từ chủ trƣơng đó của huyện,
việc chế biến gỗ cũng đƣợc huyện chú trọng, nhƣ công ty TNHH một thành viên lâm
nghiệp Yên Thế đã chú trong mở rộng, phát triển thêm nhiều diện tích rừng gỗ lớn,
nâng cao hiệu quả kinh tế rừng và khả năng bảo vệ nguồn thủy sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 11

/>

Để tiếp tục mở rộng diện tích khoảng 700 ha rừng cây gỗ lớn, hàng năm công
ty tiếp tục trồng mới nhiều diện tích theo tiêu chuẩn rừng gỗ lớn, chu kỳ 12 - 15 năm,
chủ yếu là loại cây keo tai tƣợng, bạch đàn vơ tính, đặc biệt chọn lọc đƣa vào trồng
những cây giống mới, cho chất lƣợng và hiệu quả cao. Do áp dụng những tiến bộ

khoa học vào kỹ thuật trồng và chăm sóc nên nhiều cánh rừng mới bƣớc sang năm
thứ hai nhƣng chiều cao và đƣờng kính thân cây tƣơng đƣơng với những cây trồng
trƣớc đó 3- 4 năm.
Về kinh tế, đối với rừng gỗ lớn sau khi trồng khoảng 15 năm cho thu hoạch từ
250 - 300 m3 gỗ/1ha, cao gấp 2 -3 lần rừng trồng hiện nay. Trong khi đó điều kiện để
phát triển rừng cây gỗ lớn của huyện Yên Thế là rất cao. Huyện Yên Thế có nhiều
điều kiện để canh tác và thâm canh rừng gỗ lớn, thứ nhất: nhiều nơi có tầng đất dày,
đất cịn khá tốt; thứ hai địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi thấp; thứ ba việc trồng rừng
gỗ lớn có vai trị quan trọng đối với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. n Thế cịn một số
hồ, đập khơng chỉ cung cấp nƣớc tƣới cho nhân dân trong huyện mà còn cho một số
huyện lân cận nhƣ Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang… nên phải phát triển rừng nhằm
bảo vệ nguồn nƣớc, giữ nƣớc trong các hồ, đạp chứa. Hiệu quả về cải tạo đất, bảo vệ
môi trƣờng và tạo nguồn sinh thủy cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trồng rừng
gỗ lớn. Tuy nhiên, việc trồng gỗ lớn còn nhiều khó khăn nhƣ: thời gian trồng rừng
dài, vốn đầu tƣ lớn, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gỗ cịn nhiều hạn chế, do đó chƣa
thu hút đƣợc nhiều hộ trồng rừng tham gia. Vì thế, để nhân rộng diện tích trồng rừng
cây gỗ lớn, phát huy tiền năng thế mạnh của địa phƣơng, rất cần có sự quan tâm, đầu
tƣ đúng mức trong định hƣớng phát triển kinh tế lâm nghiệp lâu dài. Nhờ tăng cƣờng
công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng nên từ đầu năm đến nay, diện tích rừng
trồng mới trên địa bàn huyện đã hoàn thành kế hoạch đề ra phần lớn các vụ vi phạm
đều đƣợc phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Các cơ sở sản xuất con giống lâm nghiệp trên
địa bàn huyện tổ chức sản xuất trên 2,5 triệu cây giống để cung cấp cho các chủ rừng.
Toàn huyện cũng đã tiến hành trồng mới đƣợc 850 ha rừng tập trung và 146 nghìn
cây phân tán, đạt 100% kế hoạch đề ra của năm nay. Huyện cũng chú trọng hội nghị
tập huấn về trồng rừng, lồng ghép để tuyên truyền về cơng tác quản lý bảo vệ rừng,
phịng cháy chữa cháy rừng cho hàng trăm lƣợt ngƣời dân các xã có rừng. Cơng tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 12

/>


bảo vệ rừng tiếp tục đƣợc tăng cƣờng, khơng có điểm nóng về chặt, phá, khai thác
rừng trái phép, phần lớn các vụ vi phạm đều đƣợc phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Các
mơ hình trồng rừng kinh tế cũng đã tiến hành 35300 m3 gỗ các loại và trên nghìn củi.
Khơng chỉ phát triển về diện tích, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện cũng đã
đƣợc nâng cao về chất lƣợng góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân.
Về khoáng sản, ở Yên Thế có thể kể đến nhƣ than đá Bố Hạ, sắt, vàng, bạc sa
khoáng, đất sét. Đây là loại khoáng sản đƣợc con ngƣời khai thác từ xƣa đến nay để
phục vụ cho đời sống dân sinh.
Tạo điều kiện cho việc giao lƣu giữa các vùng trong huyện là hệ thống giao
thông từng bƣớc đƣợc cải thiện. Trong Đại Nam nhất thống chí có nhắc đến “cầu Kim
Chàng” phục vụ cho nhân dân địa phƣơng đi lại sang các huyện khác. Cống Nhật
Đức, đê sông Nhật Đức dài 3052 trƣợng 1 thƣớc, đê sông tƣ tại huyện Yên Thế dài
1368 trƣợng 7 thƣớc vừa đảm bảo đi lại cho ngƣời dân, vừa ngăn chặn thiên tai lụt lội
phá hoại mùa màng cho bà con. Ngồi ra, trong huyện cịn có nhiều con đƣờng bộ
liên thôn, liên tỉnh: Một đƣờng nhỏ từ phủ thành cũ đi về phái tây nam đến xã Kim
Chàng, dì 4 dặm, rộng 3 thƣớc. Một đƣờng nhỏ ừ phủ thành cũ đi về phía đơng nam
đến xã Hoàng Hà, dài 3 dặm, rộng 2 thƣớc [43, tr.542]. Việc đi lại của Yên Thế trƣớc
đây chủ yếu dựa vào hệ thống đƣờng mòn men theo các triền đồi. Từ thành phố Bắc
Giang lên Phủ Mộc (Cao thƣợng) hoặc Tỉnh Đạo (Nhã Nam), theo đƣờng bộ phải
vƣợt qua đèo Lai qua Tĩnh Lộc - Phủ Mọc rồi Đình Nẻo - Tỉnh Đạo. Dân trong vùng
gọi đây là những đƣờng chuột chạy, trong mùa mƣa, đoạn Tĩnh Lộc - Kim Chàng
thƣờng xuyên bị ngập úng nên thông thƣờng ngƣời ta đi thuyền theo sông Thƣơng
đứng lại ở Bến Tuần hoặc Bố Hạ để sang Tỉnh Đạo - nơi án ngữ con đƣờng lên Thái
Ngun và Lạng Sơn.
Tóm lại, nhìn chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Yên Thế rất
thuận lợi cho sự phát triển các ngành nơng, lâm nghiệp… Tuy vậy, hiện nay nhìn
chung mức sống của ngƣời dân nơi đây còn khá thấp, chất lƣợng cuộc sống cịn nhiều
khó khăn.
1.2. Dựng đặt và diên cách
Trong lịch sử phát triển, vùng đất Yên Thế luôn gắn với quá trình vận động

của lịch sử Bắc Giang qua các thời đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 13

/>

Đời Hùng Vƣơng, huyện Yên Thế thuộc bộ Vũ Ninh, thời Tần thuộc Tƣợng
Quận, đời Hán thuộc bộ Giao Chỉ, tức là đất 2 huyện Lu Lâu và Long Biên
Tên huyện Yên Thế có từ thời Trần về trƣớc. Thời nhà Lý, Yên Thế thuộc đất
Lạng Giang. Đến đời Trần, Yên Thế có tên là Yên Viễn, thuộc lộ Nhƣ Nguyệt Giang.
Thời Hồ, Yên Viễn thuộc Phủ Lạng Giang. Thời thuộc Minh đổi thành huyện Thanh
Yên thuộc châu Lạng Giang. Năm Quang Thuận 7 (1466) lấy lại tên cũ là huyện Yên
Thế, đặt thuộc phủ Lạng Giang. Các triều sau đều theo thế [32, tr.74].
Năm Minh Mệnh 13 (1832), tách 3 huyện Yên Thế, Hữu Lũng, Yên Dũng lập
thành phân phủ Lạng Giang. Năm Thành Thái thứ 8 (1896) huyện Yên Thế là một bộ
phận của đạo Yên Thế. Năm 1897, tách phủ Lạng Giang đặt làm tỉnh Bắc Giang (gồm
đất Yên Thế tỉnh Bắc Giang). Đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) huyện Yên Thế đƣợc
đƣa vào Đại Lý Nhã Nam. Thời vua Đồng Khánh (1886-1889), huyện Yên Thế có 8
tổng, 44 xã, thơn: Tổng Mục Sơn (8 xã): Cao Thƣợng, Hòa Mục, Hữu Mục, Cựu
Phong, Dƣơng Sơn, Quất Du; Tổng Vân Cầu (8 xã): Ngọc Cụ, Trị Cụ, Lam Quật, Sơn
Quả, Ngọc Thành, Thúy Cầu; Tổng Yên Lễ (6 xã): Yên Lễ, Ƣớc Lễ, Khánh Giang, Thế
Lộc, Ngô Xã, Lăng Cao; Tổng Bảo Lộc Sơn (4 xã): Bảo Lộc Sơn, Chung Sơn, Kim
Chàng, Tƣởng Sơn; Tổng Lạn Giới (4 xã): Lạn Giới, Giản Ngoạn, Đại Hóa, Lý Quật;
Tổng Nhã Nam (3 xã): Nhã Nam, Dƣơng Lâm, Lục Giới; Tổng Quê Nham (5 xã): Quế
Nham, Phú Khê, Lại Tranh, Liên Bộ, Hoàng Hà; Tổng Yên Thế (6 xã): Yên Thế,
Quỳnh Động, Phồn Xƣơng, Bảo Tháp, Dinh Tháp, Nhạm Tháp [43, tr.540].
Theo nghị định số 532-TTg của thủ tƣớng Chính phủ chia huyện Yên Thế tỉnh
Bắc Giang làm hai huyện: Yên Thế và Tân Yên. Tháng 8 năm 1958, phần phía nam
của huyện n Thế cịn gọi là n Thế Hạ, đƣợc tách ra thành lập một huyện mới có
tên là huyện Tân n. Phần phía bắc n Thế, cịn gọi là Yên Thế Thƣợng, mang tên
là huyện Yên Thế. Tính từ đó cho đến nay (2015), huyện n Thế gồm 21 xã, thị

trấn: Bố Hạ, Đông Lạc, Hƣơng Vĩ, Tân Sỏi, Đồng Tiến, Đồng Hƣu, Đồng Kỳ, Hồng
Kỳ An Thƣợng, Tân Hiệp, Canh Lậu, Xuân Lƣơng, Đông Xƣơng, Phồn Xƣơng, Tam
Hiệp, Tam Tiến, Đồng Vƣơng, Tiến Thắng và 3 Thị Trấn: Bố Hạ, Nông Trƣờng, Cầu
Gồ. Nhƣ vậy, phạm vi của huyện Yên Thế thế kỉ XIX tƣơng ứng với địa giới hành
chính huyện Yên Thế và Tân Yên ngày nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 14

/>

1.3. Đặc điểm dân cƣ và các dân tộc
Yên Thế là vùng đất rừng núi, nơi đây có điều kiện phù hợp cho nhiều tộc
ngƣời cƣ trú, khai thác nguồn lợi tự nhiên. Do vậy, từ lâu nơi đây đã có nhiều tộc
ngƣời cƣ trú nhƣ: Kinh, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan. Đây là các tộc ngƣời
chiếm phần lớn và là số đông ở Yên Thế. Phần lớn đồng bào thiểu số sinh sống ở các
xã miền núi, nhất là vùng cao, vùng sâu. Tuy nhiên, phần lớn sống đan xen giữa các
dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao… trong một thôn bản, một xã. Các
dân tộc cịn giữ đƣợc bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình nhƣng tính chất giao
thoa, đan xen ngày càng mạnh mẽ.
Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc của huyện Yên Thế
STT

Dân tộc

Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

1

Kinh

63,177


74,05

2

Nùng

15,672

18,37

3

Tày

3,812

4,47

4

Sán Chay

1,631

1,92

5

Sán Dìu


452

0,53

6

Dao

370

0,43

7

Mƣờng

63

0,07

8

Thái

54

0,06

9


Hoa(Hán)

34

0,04

10

Hmơng

43

0,05

11

Các dân tộc khác

12

0,013

85,320

100

Tổng

Ghi chú


(Nguồn: Cục thống kê huyện Yên Thế, năm 2009)
Dân tộc Việt (Kinh) chiếm số đông ở đây. Văn hóa dân tộc Việt ở Yên Thế nhìn
chung cùng diện mạo với văn hóa miền Đơng Bắc sông Hồng, nhƣng là tiểu vùng bán
sơn địa - cái nơi mà ngƣời Việt đóng vai trị chủ đạo. Qua di chỉ khảo cổ đƣợc tìm
thấy ở Bố Hạ (Yên Thế) đã cho thấy con ngƣời sinh sống ở đây khoảng hai vạn năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 15

/>

trƣớc. Trải qua thời đại đồ đá mới, thời đại đồ đồng, hàng nghìn năm phong kiến nơi
đây đã có nhiều tộc ngƣời đến quần tụ cƣ trong đó ngƣời Việt đóng vai trị chủ đạo.
Khi mới đến sinh sống ở Bắc Giang, ngƣời Việt phần lớn cƣ trú trong các thung
lũng chân núi ở sƣờn phía đơng hay phía nam của những ngọn núi thấp hoặc tụ cƣ
trên những gị đất bãi ven sơng. Những địa điểm này rất thuận tiện cho việc sinh sống
khi họ chƣa làm chủ đƣợc đồng bằng và quá trình ấy đƣợc phát triển theo thời gian
đến khi con ngƣời tích lũy đƣợc kinh nghiệm thì khu vực đồng bằng là địa bàn hấp
dẫn để con ngƣơi sinh tụ.
Nhƣ vậy, ở Yên Thế con ngƣời đã có mặt khá sớm, ít nhất là cách ngày nay
4000 năm. Từ đó đến nay, q trình sinh tụ của cƣ dân Việt cổ vẫn không bị gián
đoạn. Chỉ đến thời kỳ đầu công nguyên, trƣớc sự đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc
thì ở vùng này mới có sự đan xen giữa văn hóa Hán tộc và văn hóa bản địa.
Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc đến thời kì phong kiến tự chủ, nhiều luồng
cƣ dân với những nguyên nhân khác nhau vẫn tiếp tục tìm đến Yên Thế, tạo nên sự
quần cƣ đông đúc, ổn định, lâu dài.
Do ở gần cƣơng vực phía Bắc, từ lâu đời nay Yên Thế là nơi cƣ trú của nhiều
dân tộc. Một mặt, nó chịu tác động và ảnh hƣởng bởi việc du nhập của cƣ dân các dân
tộc ít ngƣời từ phƣơng Bắc xuống. Mặt khác nó chịu ảnh hƣởng của văn hóa các dân
tộc từ các miền khác nhau trong nƣớc đến. Đã có khơng ít dân đến từ vùng đồng
bằng nhƣ Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Bắc Ninh… do

nhiều nguyên nhân đã đến định canh ở vùng đất này. Trong thời kì phong kiến, nhiều
ngƣời tham gia các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình bị thất bại đã phải rời bỏ quê
hƣơng lên đây lập nghiệp. Thời Pháp thuộc, Bắc Giang là nơi có nhiều đồn điền.
Những tá điền phần lớn là nông dân nghèo từ các đồng bằng thiếu ruộng đến. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), nhân dân các tỉnh bị địch đóng chiếm
đã tản cƣ đến Bắc Giang tránh địch.
Đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ trƣơng của Đảng về phát
triển kinh tế - văn hóa miền núi nhiều gia đình miền xi đã lên khai hoang xây dựng
kinh tế mới chủ yếu ở các huyện miền núi Bắc Giang, trong đó có Yên Thế. Mọi
ngƣời dân Việt ở Yên Thế dù là tại chỗ hay từ nơi khác đến đã quần tụ thành một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 16

/>

×