Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà đồi yên thế của người sản xuất gà yên thế huyện yên thế tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 138 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG THỊ TUYẾT LÊ



NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM GIA SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG
NHẬN “GÀ ĐỒI YÊN THẾ” CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT GÀ YÊN THẾ –
HUYỆN YÊN THẾ – TỈNH BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






HOÀNG THỊ TUYẾT LÊ



NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM GIA SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG
NHẬN “GÀ ĐỒI YÊN THẾ” CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT GÀ YÊN THẾ –
HUYỆN YÊN THẾ – TỈNH BẮC GIANG




Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.62.01.15


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG




HÀ NỘI – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


HOÀNG THỊ TUYẾT LÊ





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, ngoài sự nỗ
lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân
và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế % PTNT, Học viện Nông Nhiệp Việt Nam
đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Văn Song đã
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các phòng ban và các hộ nông
dân của huyện Yên Thế, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và

thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả luận văn



HOÀNG THỊ TUYẾT LÊ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu đồ viii
Danh mục hình ix
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Giá trị của nhãn hiệu 11
2.1.3 Lợi ích của nhãn hiệu hàng hóa 12
2.1.4 Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận 14
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận. 18
2.2 Cơ sở thực tiễn 20
2.2.1 Tình hình tham gia và phát triển NHCN trên thế giới 20
2.2.2 Tình hình tham gia và phát triển NHCN ở Việt Nam 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
cho nghiên cứu 27
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 32
3.2 Phương pháp nghiên cứu 41
3.2.1 Khung phân tích 41
3.2.2 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 43
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 43
3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 44
3.2.5 Phương pháp phân tích 44
3.2.6 Phương pháp tạo dựng thị trường - Contingent valuation Method 45
3.2.7 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 46
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

4.1 Một số nét khái quát về hình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Gà
đồi Yên Thế 47
4.1.1 Một số nét đặc trưng của sản phẩm Gà đồi Yên Thế 47
4.1.2 Tình hình sản xuất sản phẩm Gà Đồi Yên Thế 48
4.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Gà Đồi Yên Thế 57
4.1.4 Nhận định chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ Gà đồi ở huyện
Yên Thế 63
4.2 Nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà 65
4.2.1 Tình hình cấp và sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế 65
4.2.2 Những lợi ích khi tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế 68
4.2.3 Nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà 72
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sử dụng NHCN
gà đồi Yên Thế 88
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.1 Mô hình hồi mức bằng lòng chi trả để tham gia sử dụng NHCN Gà đồi
Yên Thế
88
4.4 Giải pháp phát triển và nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà
Đồi Yên Thế 98
4.4.1 Giải pháp về sản xuất 98
4.4.2 Các giải pháp về tiêu thụ 101
4.4.3 Tăng cường công tác quản lý, giám sát của các cơ quan Nhà nước và
cộng đồng người chăn nuôi. 102
4.4.4 Trong việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế 104
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 105
5.1 Kết luận 105
5.2 Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 111




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CVM Contingent Valuation Method (phương pháp tạo dựng thị
trường)
CN – TTCN – XD Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
HQKT Hiệu quả kinh tế
HTX Hợp tác xã
KHKT Khoa học kĩ thuật
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHTT Nhãn hiệu tập thể
TCDLCL Tổng cục đo lường chất lượng
TACN Thức ăn chăn nuôi
UBND Ủy ban nhân dân
VACR Vườn Ao Chuồng Rừng
WTP Willingness to pay ( sẵn lòng chi trả)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


3.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Thế qua 3 năm 33
3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 36
3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm 40
4.1 Tình hình chăn nuôi gà đồi qua các năm của huyện (2005-2013) 49
4.2 Tình hình chăn nuôi của các hộ sản xuất gà đồi 52
4.3 Tỷ lệ hộ điều tra theo mối liên kết với các tổ chức trong chăn nuôi gà đồi 52
4.4 Tỷ lệ hộ theo phương án phòng dịch bệnh cho gà đồi 56
4.5 Mức độ tham gia công tác tập huấn chuyển giao KHKT của các hộ sản
xuất gà 57
4.6 Tỷ lệ hộ bán gà cho đối tượng thu mua chủ yếu ở các hộ điều tra 61
4.7 Giá bán gà ở các hộ sản xuất gà đồi 62
4.8 Ý kiến của hộ về việc tham gia sử dụng NHCN gà đồi Yên Thế 73
4.9 Mức phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô nhỏ 74
4.10 Mức phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô vừa 76
4.11 Mức phí bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy mô lớn 78
4.12 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất gà 80
4.13 Tổng quỹ đóng góp cho việc tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế 82
4.14 Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả kinh phí cho việc tham gia
sử dụng NHCN 84
4.15 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP 89
4.16 Mức bằng lòng chi trả theo thu nhập từ chăn nuôi Gà đồi 90
4.17 Mức bằng lòng chi trả bình quân theo kinh nghiệm 92
4.18 Mức sẵn lòng chi trả của hộ theo giới tính của chủ hộ 93
4.19 Mức bằng lòng chi trả theo trình độ học vấn của chủ hộ 95
4.20 Mức bằng lòng chi trả bình quân theo quy mô 95

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

4.1 Nguồn giống ở các hộ được điều tra 53
4.2 Nguồn vốn chủ yếu ở các hộ được điều tra 54
4.3 Tình hình tham gia sử dụng NHCN gà đồi Yên Thế ở những hộ điều tra 68
4.4 Sự hiểu biết của người sản xuất gà về NHCN 69
4.5 Những khó khăn chủ yếu khi chưa tham gia sử dụng NHCN Gà đồi
Yên Thế của các hộ sản xuất gà. 70
4.6 Những lợi ích chủ yếu khi sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế 71
4.7 Đường cầu biểu diễn mức bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy
mô nhỏ 75
4.8 Đường cầu biểu diễn mức bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy
mô vừa 77
4.9 Đường cầu biểu diễn mức bằng lòng đóng góp của hộ sản xuất gà quy
mô lớn 79
4.10 Tổng hợp đường cầu biểu thị mức bằng lòng đóng góp của các hộ sản
xuất Gà đồi Yên Thế 81
4.11 Ý kiến của các hộ chăn nuôi gà đồi về công việc quản lý của hiệp hội 85
4.12 Mức độ hiểu biết của các tác nhân tiêu thụ về NHCN 87
4.13 Mức bằng lòng chi trả theo thu nhập của hộ 91
4.14 Mức bằng lòng chi trả theo kinh nghiệm của hộ 92
4.15 Mức bằng lòng chi trả theo giới tính của chủ hộ 94
4.16 Mức bằng lòng chi trả bình quân theo quy mô 97

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC HÌNH



STT Tên hình Trang

3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang 30
3.2 Khung phân tích 43
4.1 Kênh tiêu thụ Gà đồi Yên Thế 59




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc
của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng núi thấp, diện tích đồi núi chiếm tỷ trọng lớn, thời
tiết khí hậu phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi đặc biệt trong đó chăn nuôi gà đồi
đã trở thành truyền thống lâu đời. Hơn thế nữa cơ sở vật chất còn yếu kém, việc
phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún,
mức độ tập trung vẫn chưa cao nhưng đây lại là một ngành mang lại thu nhập chính
cho các hộ nông dân của vùng. Chính vì vậy mà việc phát triển chăn nuôi và làm
sao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân là rất thiết yếu. Từ yêu cầu
đó mà huyện Yên Thế đã và đang tích cực triển khai, phát triển thực hiện đề án “
Phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững, an toàn sinh học”, xây dựng và phát triển
thương hiệu gà đồi là mục tiêu hàng đầu của huyện. Đến nay Yên Thế đã trở thành
huyện có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc ước tính khoảng 4,2 triệu
con. Mỗi năm nhân dân trong huyện xuất bán gà đồi thương phẩm đến nhiều tỉnh,

thành phố, siêu thị trong cả nước, giá trị sản xuất mỗi năm ước đạt hàng chục tỷ
đồng.[Số liệu thống kê, Phòng Thống kê – UBND huyện Yên Thế,2013 ]
Mặc dù nuôi với số lượng lớn nhưng nhìn chung việc chăn nuôi và tiêu thụ
vẫn theo phương thức tự phát “mạnh ai nấy làm”, chưa liên kết được với một số cơ
sở kinh doanh để tiêu thụ sản phẩm. Do đó, hộ nuôi gà trong huyện cũng nhiều phen
điêu đứng bởi giá cả lên xuống thất thường, dịch bệnh luôn rình rập và việc chưa có
nhãn hiệu ở các hộ chăn nuôi gà nên việc tiêu thụ càng bấp bênh khiến không ít gia
đình bị thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Từ thực tế đó
mà việc xây dựng nhãn hiệu cho gà đồi Yên Thế là cần thiết để nâng cao hiệu quả
chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, Gà đồi Yên Thế có ngoại hình
đẹp, chất lượng thịt thơm, ngon, được chăn thả trên đồi cây và nuôi theo đúng quy
trình kỹ thuât, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, từ năm 2010 Sở Khoa
học và Công nghệ chủ trì thực hiện dự án xây dựng nhãn hiệu “gà đồi Yên Thế” với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng, trong đó có 465 triệu đồng từ Bộ Khoa học và Công
nghệ, còn lại từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh và nhân dân đóng
góp. Dự án gồm những hạng mục chính như: xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng
nhận ; xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhãn hiệu ; quản lý và phát triển nhãn
hiệu; thành lập hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Đặc biệt, theo Sở khoa học và
Công nghệ tỉnh sản phẩm gà đồi Yên thế đã được cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học
công nghệ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận với logo độc đáo được nhà nước
bảo hộ độc quyền vào năm 2011. Như vậy, gà đồi Yên Thế là con vật nuôi đầu tiên
trong cả nước được công nhận thương hiệu. [ Http://yenthe.bacgiang.gov.vn]
Phong trào chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế được phát triển mạnh ở hầu hết các
xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Số lượng hộ chăn nuôi từ 1.000 con/lứa trở lên đã có
trên 2.000 hộ; cá biệt đã có nhiều hộ nuôi từ 5.000 đến 7.000 con/lứa và nhiều
lứa/năm. Nhờ phát triển mạnh mô hình nuôi gà đồi, bình quân hộ nông dân có thu
nhập ổn định từ 50-100 triệu đồng/năm; cá biệt nhiều hộ đã có thu nhập từ 250 –

300 triệu đồng/năm. Phong trào chăn nuôi gà đồi phát triển mạnh, với tốc độ tăng
trưởng quy mô tổng đàn bình quân mỗi năm từ 25-30% nên đã thúc đẩy nhiều loại
hình dịch vụ liên quan phát triển [ Số liệu thống kê, Phòng Thống kê – UBND huyện
Yên Thế, 2013]. Huyện ủy, UBND huyện có chủ trương đúng trong việc lựa chọn
và phát động phong trào chăn nuôi gà đồi hàng hóa là vật nuôi mũi nhọn, được cấp
ủy Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo. Đặc biệt, các quan điểm chủ
trương trên được đông đảo nhân dân nhất là các hộ chăn nuôi đồng tình ủng hộ và
tích cực triển khai thực hiện. Để hỗ trợ cho người dân đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi gà đồi, Yên Thế đã ban hành 3 đề án và nhiều cơ chế kích cầu sản xuất hợp lý.
Hàng năm, huyện đều trích ngân sách từ 700-800 triệu đồng để hỗ trợ nông dân, qua
đó đã tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Để tạo môi trường pháp lý, làm đầu mối, quy tụ các hộ chăn nuôi, được sự đồng ý
của UBND tỉnh Bắc Giang, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế đã được
thành lập với trên 700 hội viên. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy phong trào chăn nuôi
gà đồi trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

Tuy nhiên, việc thực hiện và quản lý nhãn hiệu Gà đồi Yên Thế còn nhiều
hạn chế bất cập, thiếu tính bền vững và biểu hiện rõ rệt đó là tuy đã được cấp
NHCN từ năm 2011 nhưng đến nay việc tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng nhận gà
đồi Yên Thế ở các hộ sản xuất gà đồi thì lại rất hạn chế, trong khi nếu người dân
tham gia làm hội viên thì họ sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích, từ đó làm tăng thu
nhập, cải thiện đời sống của người dân, góp phần làm phát triển kinh tế- xã hội trên
địa bàn huyện. Bên cạnh đó là tình trạng các sản phẩm không rõ nguồn gốc khác đã
chà trộn và nhái thương hiệu Gà đồi Yên Thế. Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là
nguyên nhân và yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu
chứng nhận? Giải pháp nào để nâng cao nhu cầu tham sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận gà đồi Yên Thế của người sản xuất gà đồi Yên Thế? v.v Đó là vấn đề thự tế
ở đây đang đòi hỏi. Xuất phát từ yêu cầu thiết thực đó chúng tôi lựa chọn và tiến

hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng nhãn hiệu chứng
nhận “Gà đồi Yên Thế” của người sản xuất gà Yên Thế – huyên Yên Thế –
tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nhiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng NHCN và các nguyên nhân
ảnh hưởng từ đó đưa ra những giải pháp và định hướng để nâng cao nhu cầu tham
gia NHCN gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà Yên Thế
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến nhu cầu và
NHCN ;
- Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ Gà đồi Yên Thế của các hộ sản
xuất gà;
Nghiên cứu nhu cầu tham gia sử dụng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
nhu cầu tham gia sử dụng NHCN Gà đồi Yên Thế của người sản xuất gà huyệ Yên
Thế- Tỉnh Bắc Giang;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu tham gia sử dụng NHCN
Gà đồi Yên Thế.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến nhu cầu tham gia sử dụng
NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà
- Đối tượng điều tra: Các hộ sản xuất gà, các cơ sở sản xuất giống, các cơ sở
giết mổ, các cán bộ quản lý ở địa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về nhu cầu tham gia
NHCN Gà đồi Yên Thế của các hộ sản xuất gà trên địa bàn huyện Yên Thế, Bắc

Giang
- Phạm vi về không gian: Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên chúng
tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở 3 xã trên địa bàn huyện: xã Đồng Tâm, Đồng Kỳ,
Tiến Thắng.
- Phạm vi thời gian: Thu thập thông tin số liệu trong 3 năm từ năm 2011 đến
năm 2013.
- Đề tài được nghiên cứu từ tháng 6/ 2013 đến 5/ 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Tổng quan về nhu cầu
* Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy
theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người
có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả
năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa
với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối
nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản
lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân.

Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác
theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển
được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất
cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu
tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại,
phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của
con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và
sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
* Theo Maslow
Về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong
muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Những nhu cầu cơ bản này đều là
các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những
nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại
trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ,
địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu
bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống họ sẽ không quan tâm
đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng
*Theo Thonon Armand, 2000
Nhu cầu là toàn bộ mong muốn của con người để có thể có một số của cải
vật chất hay dịch vụ để làm bớt khó khăn của họ hay tăng phúc lợi cho cuộc sống

của họ. Theo cách chia của Thonon Armand nhu cầu có thể chia làm hai loại: nhu
cầu về sinh lý và nhu cầu về xã hội( Sách Kinh tế sản xuất, 2000)
Tóm lại, nhu cầu của con người là những mong muốn của họ về những điều
kiện nào đó để khi đạt được nhu cầu đó thì cuộc sống sẽ tốt hơn. Nhu cầu cũng
chính là động cơ để con người thực hiện hành vi có mý thức nhằm thỏa mãn nhu
cầu đó. Nhu cầu của con người rất đa dạng: nhu cầu ăn, mặc, ở, giải trí…Khi nhu
cầu nào đó được đáp ứng thì sẽ hình thành nhu cầu mới và nhu cầu đó có thể được
nâng lên theo từng mức độ.
2.1.1.2 Thương hiệu hàng hóa
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu
của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và
xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất
và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Theo định nghĩa của website wikipedia.com, "Thương hiệu là những dấu
hiệu được các cá nhân, công ty, các tổ chức hoặc các thực thể sử dụng để đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

hóa, tạo nên nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hóa mà họ cung cấp tới khách hàng,
phân biệt với các loại sản phẩm hàng hóa của các thực thể khác. Thương hiệu là
một loại tài sản của công ty, thường được cấu thành từ một cái tên, hay các chữ,
các cụm từ, một logo, một biểu tượng, một hình ảnh hay sự kết hợp của các yếu tố
trên". Tuy nhiên trên thực tế cũng có các kí hiệu cấu thành nên thương hiệu không
nằm trong số được liệt kê ở trên.
"Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là
một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay
một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.".
Hiện nay ở Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định
nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tại Việt Nam. Trong khi đó, theo hệ thống luật Anh Mỹ, thương hiệu có

thể được bảo hộ và người chủ sở nhãn hiệu đã đăng kí sẽ có quyền kiện bất cứ ai
xâm phạm đến thương hiệu của mình. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu.
Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể
có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng
đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova,Camry
Thuật ngữ thương hiệu đôi khi cũng được sử dụng để đề cập tới bất cứ đặc
tính khác biệt nào của hàng hóa đã được xác nhận, đặc biệt là các tính chất đặc
trưng của sản phẩm được nhiều người biết tới, ví dụ thời trang Gucci, kính râm
Elton John's Cần phải chú ý rằng quyền bảo hộ thương hiệu chỉ thực sự có được
khi đã sử dụng và đăng kí thương hiệu đó cho một dòng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất
định. Quyền sở hữu đối với thương hiệu có thể sẽ bị loại bỏ hoặc không tiếp tục
được bảo hộ nữa nếu nó không tiếp tục được sử dụng vì thế chủ thương hiệu phải sử
dụng thương hiệu của mình nếu muốn duy trì quyền này.
2.1.1.3 Nhãn hiệu
* Khái niệm nhãn hiệu
Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua này 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu thực thi hành ngày 01
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

tháng 7 năm 2006) quy định: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá,
dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau"
* Chức năng của Nhãn hiệu
- Phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một cơ sở với sản phẩm hoặc dịch vụ
cuả cơ sở khác.
- Giúp người tiêu dùng nhận biết cơ sở cụ thể cung cấp các sản phẩm hoặc
dịch vụ trên thị trường, tức là chỉ rõ nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chỉ dẫn một mức chất lượng cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Thúc đẩy việc tiếp thị bán hàng và tiến hành dịch vụ.
2.1.1.4 Nhãn hiệu hàng hóa

Theo Điều 785 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể
là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc”
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu
của doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng hóa
cùng loại của doanh nghiệp khác”.
Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì:
“Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối
hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một
người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ
của các đối thủ cạnh tranh”.

*Nhãn hiệu hàng hoá gồm:

- Nhãn hiệu hàng hoá gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản
phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau
- Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng
loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá có thể là: Chữ có khả năng phát âm,
có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

viết cách điệu; Hình vẽ, ảnh chụp; Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ,
ảnh chụp.
- Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá phải được tạo thành từ một hoặc
một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết; không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm
lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

(đơn nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục SHCN hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hoá; không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi
là nổi tiếng.
- Dấu hiệu không được công nhận là nhãn hiệu hàng hoá: Các dấu hiệu
không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ
cái, các chữ không có khả năng phát âm, , trừ trường hợp các dấu hiệu này đã
được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi; Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây
nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công
dụng hoặc chất lượng của hàng hoá; dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm sản xuất, tên
gọi thông thường của sản phẩm,
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: Văn bằng bảo hộ đối với
nhãn hiệu hàng hoá được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá”.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10
năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần
là 10 năm.
- Quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: Tổ chức hoặc cá nhân tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) dùng cho sản
phẩm hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh; Tổ chức hoặc cá nhân khác
tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn nhãn hiệu hàng hoá
cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều
kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng
và không phản đối việc nộp đơn nói trên.
* Tác dụng của nhãn hiệu hàng hoá
+) Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

dụng sản phẩm.
+) Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ người

bán chống lại các đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí marketing.
+) Dễ thu hút khách hàng mới.
+) Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.
+) Tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới.
+) Nhãn hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu hút
nhân tài.
+) Tạo thuận lợi cho việc triển khai tiếp thị, khuếch trương nhãn hiệu dễ
dàng hơn.
+) Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
một mặt giúp doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh tranh quyết
liệt về giá trên thị trường.
+) Nhãn hiệu thương mại của người bán khi đăng ký bao hàm sự bảo hộ của
pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị
đối thủ cạnh tranh nhái theo. [Trương Đình Chiến & Nguyễn Trung Kiên, 2004]).
2.1.1.5 Nhãn hiệu chứng nhận
* Chứng nhận: là thủ tục mà theo đó bên thứ ba đảm bảo bằng văn bản rằng
một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu đã định (ISO/IEC
Guide 2: 1996 TCVN 6450: 1998).
* Nhãn hiệu chứng nhận (NHCN)
Theo Điều 4.18 - Luật SHTT 2005: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ
sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật
liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính
xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
2.1.1.6 Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể thường được định nghĩa là các dấu hiệu dùng để phân biệt
nguồn gốc địa lý, xuất xứ hoặc các đặc tính chung khác của hàng hóa, dịch vụ của
các doanh nghiệp, cá nhân trong cùng một tổ chức, cùng sử dụng NHTT với các cá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11


nhân, doanh nghiệp không cùng chung một tổ chức. Chủ sở hữu NHTT có thể là
Hội, Hiệp hội, Hợp tác xã, Tổng công ty, Tập đoàn mà thành viên là các cá nhân,
các công ty, doanh nghiệp [Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp,
www.wipo.int/ /en/ /wipo_kipo_noip_smes_08_ topic04.doc].
Ở Việt Nam, khái niệm về NHTT được sử dụng trong văn bản quy phạm
pháp luật từ năm 1996 (Nghị định số 63/1996/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 24 tháng
10 năm 1996). Theo Nghị định 63/CP thì, "nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu hàng hoá
được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác cùng sử dụng, trong đó
mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế do tập thể đó quy định".
Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành, khái niệm về nhãn hiệu tập
thể đã được sửa đổi. Theo Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ thì, "nhãn hiệu tập thể là
nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là
chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là
thành viên của tổ chức đó" [Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
khoá XI (2005), Luật sở hữu trí tuệ]

2.1.2 Giá trị của nhãn hiệu
Đánh giá, tính giá trị nhãn hiệu như thế nào, đến nay cũng tồn tại khá nhiều
quan điểm và cách đánh giá khác nhau. Theo tổ chức Interbrand, mục đích của
phương pháp định giá nhãn hiệu là nhằm khẳng định nhãn hiệu như một nguồn lực
tài chính có thể đem lại giá trị to lớn cho các cổ đông của doanh nghiệp. Giá trị
nhãn hiệu gắn kết mật thiết và tác động theo tỷ lệ thuận với giá trị của tổ
chức/doanh nghiệp [Đào Minh Đức, (2006), "Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu",
Khoa học pháp lý, 6 (37), tr.35]
Trên thực tế, giá trị của nhãn hiệu đôi khi là một nhân tố quan trọng nhất trong
việc định giá giá trị của tổ chức/doanh nghiệp, thậm chí nó có thể quyết định có giá
trị nhất trong số tài sản hữu hình hiện có. Ví dụ năm 2010, nhãn hiệu Coca - Cola có
giá trị là 70,452 tỷ đô la, tương tự nhãn hiệu IBM có giá là 64,727 tỷ đô la
[

Hiện nay, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã có thể góp vốn bằng quyền sở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

hữu trí tuệ. Theo quy định tại Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày ngày 01 tháng
10 năm 2010 của Chính phủ thì: "Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn
bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy
định của pháp luật sở hữu trí tuệ" . Theo đó thì, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
có thể góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu/NHTT. Hiện nay, nhiều tập
đoàn, tổng công ty nhà nước như VINACONEX, CONTREXIM, VIGLACERA
đã sử dụng nhãn hiệu để góp vốn liên doanh . Điều này đã khẳng định được giá trị
của nhãn hiệu trong hoạt động thương mại giai đoạn hiện nay.
2.1.3 Li ích ca nhãn hiu hàng hóa . (Trương Đình Chiến & Nguyễn Trung
Kiên, 2004).
Ngày nay, hàng hoá trên thị trường ngày một đa dạng và phong phú. Với
cùng một mặt hàng ta thấy có hàng chục hãng sản xuất khác nhau. Khi đó nhãn
hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng,
qua đó nó cũng khẳng định uy tín và đẳng cấp của hãng sản xuất trên thị trường. Sở
dĩ như vậy là do nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và doanh
nghiệp. Ích lợi mà nó cung cấp càng nhiều thì nhãn hiệu đó càng mạnh.
a. Lợi ích của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng
Lợi ích đầu tiên mà nhãn hiệu cung cấp cho người tiêu dùng là sự nhận biết.
Thông qua nhãn hiệu người tiêu dùng biết sản phẩm đó là gì, công ty nào sản xuất.
Ví dụ khi nói đến nhãn hiệu Hải Châu người tiêu dùng sẽ nhận biết được đó là bánh
kẹo do công ty Hải châu sản xuất, hay khi thấy biểu tượng chữ M cách điệu khách
hàng nhận biết được đó là sản phẩm của công ty Vinamilk.
Thứ hai, nhãn hiệu mang lại tính thực tiễn mang lại lòng tin cho người tiêu dùng.
Thứ ba, nhãn hiệu mang lại sự bảo đảm. Mỗi nhãn hiệu thường tạo được
uy tín riêng trong nhận thức của người tiêu dùng, uy tín càng cao thì sự đảm bảo

càng lớn. Uy tín đó được xây dựng từ chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.
Thứ tư, nhãn hiệu đem lại nhận xét lạc quan. Thông qua nhãn hiệu sản phẩm khách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

hàng đa ra nhận xét lạc quan về sản phẩm và vị thế của hãng sản xuất trên thị trường.
Thứ năm, ngày nay con người ngày càng có xu hướng khẳng định bản thân
và thể hiện cá tính riêng thông qua nhãn hiệu sản phẩm họ lựa chọn. Những nhà sản
xuất đã nhanh chóng nắm bắt được ích lợi này và họ gắn cho sản phẩm của mình
nhũng "cá tính " nổi trội. Trong thời đại công nghệ thông tin, hãng Honda đã
tung ra sản phẩm @ - thể hiện sự sành điệu, nối mạng của người sử dụng. Hay là
những người muốn khẳng định sự "sang trọng " của bản thân, họ sẽ lựa chọn xe
Mercedes. Như vậy nhãn hiệu hàng hoá là thông điệp “cá tính hoá” người tiêu dùng.
Thứ sáu, nhãn hiệu đem lại tính liên tục trong tiêu dùng. Nếu khách hàng
nhận thức một nhãn hiệu là tốt họ sẽ thích và tiếp tục lựa chọn.
Thứ bẩy, nhãn hiệu mang lại cảm giác thú vị, đặc biệt nếu nhãn hiệu đó có
đẳng cấp càng cao.
Thứ tám, nhãn hiệu thể hiện đạo đức của khách hàng cũng như của doanh
nghiệp.
b. Lợi ích của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu hàng hoá mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Trước hết, với những nhãn hiệu đã đăng ký được sự bảo hộ của pháp luật. Một
nhãn hiệu khi đã đăng ký bản quyền được gọi là thương hiệu (Trade mark) -
trở thành một tài sản của doanh nghiệp và được pháp luật bảo hộ quyền sử dụng.
Thứ 2: Khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Đẳng cấp sản
phẩm của doanh nghiệp phản ánh chất lượng sản phẩm và uy tín khách hàng đối
với sản phẩm của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có đẳng cấp cao là
những doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hoá mạnh và nhãn hiệu đó là sự lựa chọn
hàng đầu của khách hàng trong quyết định lựa chọn sản phẩm cùng loại.

Thứ 3: Nhãn hiệu có tác dụng phân đoạn thị trường.
Thứ 4 : Giá trị nhãn hiệu là nguồn củng cố sức cạnh tranh.Nhãn hiệu là tài
sản của doanh nghiệp do nó tạo ra dòng tiền tăng thêm cho sản phẩm qua khả năng
phân biệt uy tín trên thị trường.Một doanh nghiệp có nhãn hiệu mạnh có thể
được đánh giá giá trị tăng thêm ttrên thị trướng cao gấp nhiều lần giá trị thưc của
nó. Đơn cử một ví dụ Nestle đã trả 2.5 tỷ france cho nhãn hiệu Rowntree. Như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

vậy, giá trị thương hiệu là nguồn củng cố, tăng thêm sức cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Thứ 5: Doanh nghiệp có thể kinh doanh nhãn hiệu thương hiệu hay chuyển
nhượng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác cùng khai thác.
Theo điều 796 của bộ luật dân sự, ngoài việc được độc quyền sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá, chủ nhãn hiệu còn có quyền chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền
sở hữu nhãn hiệu của mình cho người khác. Chuyển giao quyền sử dụng (hay còn
gọi là mua bán) nhãn hiệu hàng hoá là việc bên giao (chủ nhãn hiệu) cho phép bên
nhân (1 doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu) quyền sử dụng một phần hoặc
toàn bộ nhãn hiệu hàng hoá của mình để lấy một khoản tiền nhất định. Theo quy
định của nghị định 63-CP ngày 24/10/1996 đã được sửa đổi tại nghị định 06 ngày
1/2/2001 thì việc chuyển giao quyền sử dụng NHHH phải được thực hiện thông qua
hợp đồng bằng văn bản và phải đăng ký tại cục sở hữu cộng nghiệp. Trong suốt thời
hạn của hợp đồng Li xăng bên nhận được quyền sử dụng nhãn hiệu của bên giao
trong phạm vi và điều kiện quy định trong hợp đồng Li xăng.
Thương hiệu có thể tham gia vào quá trình hợp tác, liên doanh như một
nguồn vốn đóng góp. Nhãn hiệu là một tài sản quan trọng trong sản nghiệp
của doanh nhân: ví dụ nhãn hiệu Coca-cola được định giá là 5 tỷ USD (năm
1980). Do vậy, những nhãn hiệu mạnh có thể cho thuê hoặc nhượng quyền sử
dụng hay được coi như một nguồn vốn đóng góp khi doanh nghiệp tham gia
vào hợp tác, liên doanh… qua đó mang lại giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp.

Thứ 7: hạn chế rủi ro và một số lợi ích khác
2.1.4 Quy trình tạo lập và quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Thu thập thông tin đã có về HH/DV mang NHCN. Các thông tin cần thu
thập có thể gồm: danh tiếng, uy tín, sản lượng, giá trị kinh tế - xã hội, quy mô sản
xuất, nhu cầu, sự cần thiết phải bảo hộ NHCN…
- Xác định và thống nhất giữa các cơ quan, tổ chức liên quan về các yếu tố
đặc thù cần chứng nhận cho HH/DV mang NHCN: xuất xứ, hình thức, chất lượng…
- Xác định cơ quan có thẩm quyền chứng nhận HH/DV – đứng tên đăng ký

×