Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuyên đề: Vận dụng các phạm trù kinh tế cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư để xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.41 KB, 10 trang )

1

MỞ ĐẦU
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ ra
cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai cấp
vô sản, thứ vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Ngày
nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này cịn có ý nghĩa
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù và các
quy luật kinh tế của nó. Trong đó có phạm trù giá trị thặng dư hay nói cách
khác “sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt Nam khi mà
ở Việt Nam ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Bản thân chọn nội dung chuyên đề “vận dụng các phạm trù kinh tế
cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư để xây dựng phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để nghiên cứu.


2

NỘI DUNG
Học thuyết giá trị thặng dư của Mác được xây dựng trên cơ sở nghiên
cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Cho nên, chính Mác chứ khơng phải ai khác, là một trong những người
nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường. Thực chất của nền kinh tế thị trường
là nền kinh tế hàng hố phát triển ở trình độ cao. Nước ta đang phát triển kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hiện nay gọi là kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù nền kinh tế thị trường ở nước ta


có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất hàng hố thì ở đâu cũng đều có
những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến giá trị và giá trị thặng dư. Điều
khác nhau chỉ là trong những quan hệ kinh tế khác nhau thì giá trị và giá trị
thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ
biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu những
phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa
thực tiễn.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị
trường, qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản xuất và sức
lao động, mới bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư do
người lao động tạo ra. Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các
quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá trị thặng dư, các nhà tư bản-các
doanh nghiệp đã không ngừng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ
vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý hố q trình
sản xuất, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tìm hiểu nhu cầu thị trường… để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tiềm năng về vốn, khoa học công nghệ,


3

trình độ quản lý sản xuất kinh doanh… được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ,
từ đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trong khu vực kinh tế nhà
nước và tập thể, chúng ta cần vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư mà các nhà tư bản đã sử dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với thực hiện phân phối theo lao động và
hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động.
Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn và vận dụng

sáng tạo lý thuyết sản xuất giá trị thặng dư vào thực tiễn nền kinh tế thị
trường. Trên thực tế giá trị thặng dư cấu thành động lực cho sự tăng trưởng và
phát triển của nền sản xuất xã hội. Vấn đề là giá trị thặng dư đó phục vụ ai, xã
hội, nhân dân hay một nhóm người…? Do đó, từ góc độ nhận thức cần quán
triệt một số nội dung sau:
Thứ nhất, muốn tạo ra giá trị thặng dư, người lao động phải đạt được
một năng suất lao động nhất định với một cường độ lao động nhất định và độ
dài ngày lao động nhất định. Khi phân tích sự khác nhau giữa giá trị thặng dư
tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối, C.Mac nhấn mạnh: Giá trị thặng dư
tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được bằng cách kéo dài ngày lao động, hay
tăng cường độ lao động, hoặc cả hai; còn giá trị thặng dư tương đối là giá trị
thặng dư thu được bằng cách tăng năng suất lao động, trong điều kiện độ dài
ngày lao động không thay đổi. Nhưng khi xét sự giống nhau giữa hai phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư ấy, C.Mac chỉ rõ cả hai phương pháp cùng địi
hỏi phải đạt được một trình độ nhất định về năng suất lao động, về cường độ
lao động và độ dài ngày lao động nhất định. Nếu năng suất lao động và cường
độ lao động quá thấp thì dù ngày lao động có kéo dài suốt 24h, sẽ vẫn rơi vào
hồn cảnh làm khơng đủ ăn. Mặt khác dù năng suất lao động cao hay cường


4

độ lao động cao, bù lại ngày lao động quá ngắn, không đạt tới, hoặc vừa đạt
tới điểm bù lại giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao
động thì cũng chẳng có giá trị  thặng dư. Như vậy, muốn tăng giá trị thặng dư
phải tăng năng suất lao động, làm việc với cường độ lao động phù hợp và phải
làm đủ giờ lao động trong ngày quy định.
Thứ hai, phải coi trọng tăng năng suất lao động trước hết ở những ngành
sản xuất tư liệu sinh hoạt và những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất
tư liệu sinh hoạt. Thời gian lao động cần thiết là thời gian bù lại những giá trị

tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Vì vậy, muốn rút ngắn
thời gian lao động xã hội cần thiết, dẫn đến kéo dài thời gian lao động thặng
dư để tăng giá trị thặng dư, thì phải hạ thấp giá trị tư liệu sinh hoạt bằng cách
tăng năng suất lao động, trước hết ở những ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt,
từ đó mới cải thiện đời sống người lao động, tăng giá trị thặng dư tương đối
để tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng và đầu tư vào các ngành công nghiệp
nặng.
 Thứ ba, nhận thức đúng về vai trò của nhân tố con người và nhân tố vật
chất trong quá trình sản xuất. Q trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất
giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá trình lao động tạo ra
giá trị sử dụng. Sức sản xuất của lao động càng cao thì càng tạo ra nhiều giá
trị sử dụng trong một đơn vị thời gian. Sức sản xuất của lao động được quyết
định bởi nhiều yếu tố, trong đó, trình độ khéo léo trung bình của cơng nhân,
mức độ áp dụng khoa học vào sản xuất… Bởi vậy, muốn có nhiều của cải,
nhiều giá trị sử dụng cần phải coi trọng giáo dục đào tạo, coi trọng khoa học
công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý.
Nếu trong quá trình lao động, các yếu tố sản xuất được xét về mặt chất
thì trái lại, quá trình tạo ra giá trị  lại chỉ được xem xét về mặt lượng, các hàng
hóa tham gia vào quá trình này chỉ được coi là những lượng lao động đã vật


5

hóa nhất định, khơng được xét với tư cách là vật thể nữa. Dù các tư liệu sản
xuất, kể cả robot, có hiện đại đến đâu cũng khơng thể tự mình chuyển giá trị
vào sản phẩm. Chính lao động sống đã làm “hồi sinh” cho các tư liệu sản
xuất, trong đó có máy móc đã tiêu dùng trong q trình lao động do giá trị sử
dụng của bản thân nó bị hủy hoại. Nhận thức được điều này, không những
cho phép hiểu rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư, mà còn ý nghĩa trong
quản lý kinh tế.

Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 6,5 7%., mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3200$-3500$ thì
vấn đề phải đặt ra là phải chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, từ tăng
trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, theo đó, nền kinh tế
phải tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư và giá trị thặng dư cho xã hội.
Hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới lĩnh
Vực kinh tế với trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế kể từ Đại hội toàn quốc
lần thứ VI của Đảng, tháng 12-1986 đến nay đã cơ bản đưa đất nước thoát
khỏi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình vừa tổng kết thực tiễn trong nước
cùng với tham khảo học hỏi kinh nghiệm nước ngoài gắn liền với nghiên cứu
phát triển lý luận, Đảng ta đã từng bước làm rõ và xây dựng về cơ bản nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chù, công bằng, văn minh”.


6

Đó là: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam... có
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triến của lực lượng sản
xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của
nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và
cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trị Chủ yếu trong huy động và
phân bố có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải

phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bố theo chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trị
định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo mơi trường cạnh
tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các cơng cụ, chính sách và
các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy
sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của
nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội”.
Với điều kiện phát triển của Việt Nam, nghiên cứu học thuyết giá trị
thặng dư không chỉ để hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản mà còn để vận
dụng vào thực hiện quan điểm, đường lối đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân để xây dựng thành công cơ sở vật chất kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội. Muốn làm giàu trong điều kiện cịn sản xuất hàng hóa thì
phải tìm mọi cách để tạo ra càng nhiều giá trị thặng dư càng tốt, thực chất của
. quá trình này nhằm nâng cao năng suất lao động để phát triển nhanh lực
lượng sản xuất xã hội.
* Vai trò trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.
Xu thế tồn cầu hóa và u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã và đang đặt ra cơ hội cùng những thách thức mới đối với
phụ nữ. Giữ vững và phát huy vai trị nịng cốt trong cơng tác phụ nữ, trong


7

suốt quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội
LHPN huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
đoàn kết, động viên các tầng lớp phụ nữ nỗ lực phấn đấu, trưởng thành; thông
qua phát động các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để phát
huy phẩm chất tốt đẹp, khả năng sáng tạo, nâng cao vai trị phụ nữ trong việc
góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điển

hình là các phong trào: "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình", "Phụ nữ tích
cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "Phụ nữ chung
sức xây dựng nông thôn mới"...
Để nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ, góp
phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm mơi trường phát triển bền vững, những
năm qua, công tác tuyên truyền được các cấp Hội xác định là nhiệm vụ quan
trọng để vận động các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua lao động, sản xuất,
học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của mình vì sự phát triển chung của đất
nước. Nội dung tuyên truyền, giáo dục tập trung vào những vấn đề liên quan
mật thiết đến phụ nữ như: giáo dục truyền thống và phẩm chất đạo đức cho
phụ nữ; giáo dục ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; những kiến thức về giới, về chăm sóc sức
khỏe, ni dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc... Qua đó, góp phần xây
dựng nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, thực hiện mục tiêu
bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ; từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của đông đảo chị em, nhất là phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Phong trào học tập được triển khai sâu rộng trong các tầng lớp phụ nữ, giúp
chị em nâng cao trình độ học vấn, kiến thức xã hội.


8

Là tổ chức đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của
phụ nữ, trước những yêu cầu mới, Hội chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng,
lãnh đạo các ngành, các cấp tổ chức thực hiện về cơng tác phụ nữ, cán bộ nữ
và bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết 11 - NQ/TW của Bộ
Chính trị về "Cơng tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước"... Các hoạt động của Hội đã đóng góp đáng kể vào kết quả
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thời gian qua.

Với nhận thức quyền năng kinh tế của phụ nữ là một chỉ số quan trọng
đánh giá vị thế của phụ nữ, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu
quả để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, vươn lên làm
giàu chính đáng như: tổ chức các cuộc vận động phụ nữ giúp nhau, khai thác
các nguồn vốn cho phụ nữ vay, phối hợp mở các lớp tập huấn kiến thức khoa
học kỹ thuật, kiến thức khởi sự doanh nghiệp, tổ chức dạy nghề, giới thiệu
việc làm; tạo điều kiện cho phụ nữ có việc làm, thu nhập, tham gia tích cực
trong hoạt động kinh tế đóng góp cho gia đình và xã hội, xây dựng đời sống,
góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói,
giảm nghèo. Từ đó, phụ nữ được phát huy thêm quyền tham gia trao đổi, bàn
bạc và ra quyết định về những vấn đề của cuộc sống, từng bước nâng vị thế
của mình trong gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ
càng được Hội LHPN xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc
đẩy sự phát triển lớn mạnh của đất nước, tạo bình đẳng thực sự để chị em có
cơ hội thể hiện, cống hiến năng lực của mình. Làm được điều này, khơng chỉ
tạo điều kiện để chị em có thêm tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm..."giữ lửa" cho
mái ấm gia đình, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung


9

của xã hội trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường củng cố sự đoàn kết, đồng
thuận xã hội, nâng cao hình ảnh và vai trị của phụ nữ Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung và
lý luận giá trị thặng dư nói riêng có sự thay đổi. Nếu trước đây, mục đích
nghiên cứu của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất TBCN,

tìm ra bản chất bóc lột giá trị thặng dư của CNTB cổ điển và xu hướng thay
thế CNTB bằng một xã hội tốt đẹp hơn, thì giờ đây, bên cạnh mục đích như
trước, chúng ta cịn có mục đích nghiên cứu, khai thác học thuyết giá trị thặng
dư với tư cách là một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị
trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
trong thời kỳ đổi mới.
Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở trên
chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định rằng học thuyết giá trị thặng dư - học thuyết
về bản chất bóc lột và địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản vẫn là cơ sở phương
pháp luận để nhận thức đúng chủ nghĩa tư bản hiện đại. Học thuyết đó cịn là
cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.


10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII, nhà xuất
bản chính trị Quốc gia.
2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Cao cấp lý
luận chính trị: Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nxb. Lý luận chính trị, H.2018.



×