Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN đề vận DỤNG QUAN điểm TÍCH hợp TRONG GIẢNG dạy môn NGỮ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.43 KB, 16 trang )

CHUN ĐỀ
“VẬN

DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY
MƠN NGỮ VĂN LỚP 7”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất
lớn trong việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là mơn
học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành
nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên
những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học mơn Ngữ văn nói chung và Ngữ
văn lớp 7 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh
thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất
hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh
tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được
những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy
biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các u cầu mơn
học, phân mơn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế
việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của việc dạy văn trước đây:
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các
phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức,
học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy
học hiện đại, là biện pháp để tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh
được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lơgic. Qua
đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong
chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được


những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả.
Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 7 nói riêng gồm
ba phân môn: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là việc xây dựng chương
trình theo tinh thần tích hợp. Nội dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân
mơn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng
cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
2. Cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp:
Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được
hiểu và ứng dụng khác nhau.
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số mơn học

những nét chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề
những kiến thức Tạo ra hiệu quả trong giáo dục


Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn 7, chúng ta
cần chú ý đến ba hình thức tích hợp sau:
a. Tích hợp ngang.
b. Tích hợp dọc.
c. Tích hợp liên mơn(Tích hợp ngồi văn)
3. Phần thực nghiệm:
a. Tích hợp ngang:
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn. Điều
này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên
kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân mơn
này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân mơn khác .
Ví dụ1 : Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7-Tập 1 Trang 21) thì giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “ Từ láy ”.
- Giáo viên đặt câu hỏi : Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em
Thủy khi nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi ?
-Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức

nở tức tưởi, loạng choạng, buồn bã …
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế
nào về tâm trạng của nhân vật Thủy ?
- Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hồng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình
sắp phải chia tay với người anh thân yêu.
Ví dụ 2: Cũng với văn bản trên, giáo viên tích hợp với phân môn Tập làm văn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
- Học sinh trả lời:Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì?
- Học sinh trả lời: Việc lựa chọn ngơi kể làm tăng thêm tính chân thật, diễn
đạt tâm lí phù hợp với lứa tuổi trẻ em. Ngơi thứ nhất phù hợp với việc bộc lộ tình cảm,
cảm xúc của nhân vật.
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TLV bài “ Mạch lạc trong văn bản” ( SGK Ngữ
văn 7 – Tập 1 - Trang 31 )
- Giáo viên đặt câu hỏi: Sự việc chính trong văn bản là cuộc chia tay của những
con búp bê hay là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy ?
- Học sinh trả lời: Sự việc chính trong văn bản là sự chia tay của hai anh em Thành
và Thủy.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu được chọn một từ để gọi tên chủ đề của văn bản này thì
em sẽ chọn từ nào trong các từ sau đây :
A. Chia rẽ.
B. Chia tay.
C. Chia bôi.
D. Chia xa.
- Học sinh trả lời:Chọn đáp án B.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy chia tay có phải là chủ đề chính để liên kết các sự việc
trong văn bản thành một thể thống nhất không ?
- Học sinh trả lời: Chia tay là chủ đề chính nhằm liên kết các sự việc trong văn bản.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản khơng ?
- Học sinh trả lời: Đó gọi là mạch lạc trong văn bản.

Ví dụ 4: Khi dạy TV bài “ Điệp ngữ” (Ngữ văn 7 - tập 1- trang 152) giáo viên tích hợp
với mơn Văn bài “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7 -tập 1 – trang 148 ). Giáo viên cho học


sinh khai thác các điệp ngữ trong bài “Tiếng gà trưa” để thấy rõ được tác dụng của điệp
ngữ.
Giáo viên đặt câu hỏi: tìm trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa”
những từ ngữ được lặp lại?
Học sinh trả lời:- Khổ đầu: Từ nghe.
Khổ cuối: Từ vì.
Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lặp lại những từ ngữ này có tác dụng gì?
Học sinh trả lời: từ nghenhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà, từ vì nhấn mạnh mục
đích chiến đấu của người chiến sĩ.
Giáo viên hỏi: Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ?
Học sinh trả lời: Làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh.
Những kiến thức của ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập Lam Văn tách rời độc
lập nhưngkhi vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân mơn này có mối liên hệ
chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau.
Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên
cứu cấu trúc tích hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có
sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về mục tiêu cần đạt của mỗi phân mơn, đồng thời phải
thốt ra khỏi tiết dạy của từng phân mơn để có cái nhìn bao qtcả đơn vị bài học tuần.
Từ đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng phân mơn trong bài
học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để dạy
kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho
học sinh.
b. Tích hợp dọc:
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với
nhau tức là giữa Văn bản với Văn bản , giữa TV với TV , giữa TLV với TLV trong
cùng một khối (lớp) hoặc khác khối (lớp) theo chiều dọc từ trên xuống .

Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với
nhau ở những thời điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ
thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau
giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học.
b1. Tích hợp dọc trong một phân mơn cùng khối (lớp)
Ví dụ 1:
Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang 125), giáo viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
(Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 123)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề
bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” , em hãy so sánh tình huống thể hiện
tình yêu quê hương trong hai bài thơ trên ?
- Học sinh trả lời:
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Sống xa quê, trông trăng nhớ đến
Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại
quê nhà.
bị xem là khách lạ.
=> Thể hiện tình cảm lúc xa quê.
=> Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về
quê.


Ví dụ 2:
Sau khi học xong bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7-Tập 2- Trang 52).
Giáo viên có thể tích hợp mở rộng bằng cách cho học sinh sưu tầm một số bài thơ, câu
thơ ca ngợi lối sống giản dị của Bác hoặc tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị
trong văn thơ của Bác.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hãy tìm một số
ví dụ ca ngợi lối sống giản dị của Bác ?

- Học sinh trả lời: “ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”
(Theo chân Bác – Tố Hữu)
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 - Trang 135), giáo viên tích
hợp kiến thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 - Trang 113) để giúp học
sinh nhận biết được sự khác nhau giữa hai loại từ này.
- Giáo viên đặt câu hỏi:Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng
nghĩa? Cho ví dụ minh họa ?
Từ đồng âm
Từ đồng nghĩa
Là những từ có âm thanh giống nhau
nhưng nghĩa khác nhau, khơng liên quan
gì với nhau

Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc
gần giống nhau.

Vd:Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên

Vd Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
Vd: Rủ nhau xuống bể mị cua.
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Tơi nhốt con chim vào lồng

b2. Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp)
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại

kiến thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp
thêm kiến thức cao hơn dựa trên những kiến thức đã học ở lớp dưới.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 - Trang 14), giáo viên tích
hợp với bài “Câu trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 - Tập 2 - Trang 101). Thông qua hai loại
câu này giúp học sinh nhận biết được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và
câu trần thuật đơn.
- Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu
câu trên và cho ví dụ minh họa ?
Câu trần thuật đơn
Là loại câu do một cụm C_V tạo thành
VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói,
học mở.

Câu rút gọn.
Là loại câu có thể bị lược bỏ một số
thành phần của câu
VD: Học ăn, học nói, học gói, học mở.


Ví dụ 2: Khi dạy phân mơn TLV “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm”
(Ngữ văn 7 - Tập 1 - Trang 137), giáo viên tích hợp phần văn Tự sự và văn Miêu tả ở
lớp 6.
- Giáo viên đặt câu hỏi: - Thế nào là văn tự sự? Văn miêu tả được hiểu như
thế nào ?
- Học sinh trả lời: - Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con
người, phong cảnh …
Qua hai khái niệm trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố tự
sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.

- Giáo viên đặt câu hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trị gì trong văn biểu
cảm ?
- Học sinh trả lời: Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi ra đối tượng biểu
cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Giáo viên lưu ý: Kiểu văn biểu cảm lấy cảm xúc làm trục chính chi phối chứ
khơng nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật, phong cảnh.
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TV bài “Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu” (Ngữ văn 7
tập 2 trang 68) giáo viên tích hợp kiến thức bài “Danh từ” và “ Động từ” ở lớp 6.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ?
Học sinh trả lời: Cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ có phụ ngữ trước, danh từ
(động từ) trung tâm, phụ ngữ đứng sau.ví dụ: Dạy nghị luận ở lớp 7 không thể bỏ qua
bài nghị luận lớp 8. Dạy văn thuyết minh lớp 8 tích hợp bài dạy thuyết minh lớp 9
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, địi hỏi giáo viên phải nắm được tồn bộ
chương trình của bậc trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri thức, kĩ
năng của bậc tiểu học.Tích hợp dọc về kiến thức đòi hỏi khả năng tổng hợp khái quát và
đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế giáo viên cần khái quát được những vấn đề cơ bản
của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích hợp có thể thực hiện được để
củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn một nội dung kiến thức cụ thể nào đó nhằm
nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho học sinh.
c.Tích hợp ngồi Văn:
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến
thức của các bộ môn KHTN-KHXH các ngành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến
thức đới sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm
vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung
bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng
rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này cịn
giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ
văn 7 - Tập 2 - Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và

đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất qua bài 1:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.


Giáo viên tích hợp kiến thức qua mơn Địa lí lớp 6 (Bài 9 - SGK Trang 28):
Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa…
- Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích
tại sao có hiện tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?
- Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận
được nhiều ánh sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng.
Vì thế mà ngày ngắn lại và đêm dài ra.
Ví dụ 2:
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa ” (Ngữ văn 7 - tập 1 –trang 128 ) sau khi tìm hiểu xong
khái niệm. Giáo viên có thể tích hợp liên hệ giáo dục mơi trường bằng cách cho học
sinh tìm những cặp từ trái nghĩa với những vấn đề giáo viên cho sẵn.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm từ trái nghĩa về vấn đề vệ sinh, môi trường?
Học sinh trả lời: sạch # dơ, trong lành # ô nhiễm.
Giáo viên hỏi: Môi trường thiên nhiên xung quanh ta hiện nay như thế nào? Em làm
gì để bảo vệ mơi trường ngày một xanh sạch hơn?
Học sinh trả lời: Hiện nay môi trường thiên nhiên xung quanh ta ô nhiễm trầm trọng.
Để có một mơi trường xanh, sạch, đẹp em sẽ khơng vứt rác bừa bãi, tích cực trồng ,
chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 - Tập 2 Trang 24). Sau khi phân tích xong nội dung nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể tích
hợp với phân mơn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược
Mông – Nguyên” (Lịch sử 7 - Trang 55)
- Giáo viên đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Em
hãy tìm một số sự kiện lịch sử mà em đã được học để làm sáng tỏ điều đó ?
- Học sinh trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (12581288), nhờ tinh thần đồn kết và lịng u nước của nhân dân ta tất cả các tầng lớp nhân

dân các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Nhân
dân ta đã đập tan tham vọng xâm lược đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập và
tồn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Điều đó càng khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt
Nam.
Muốn có tri thức để tích hợp trong dạy học, mỗi giáo viên phải trang bị cho mình
kiến thức,giỏi một mơn , biết nhiều mơn ít nhất là trong phạm vi tổ xã hội của
mình.Tuy niên khi tích hợp phải xem xét có phù hợp khơng, có cần thiết khơng? Có tự
nhiên hay gượng ép, áp đặt.
Đổi mới phương pháp theo định hướng tích hợp và tích cực hóa hoạt động của học
sinh là cả một quá trình và giáo viên phấn đấu mỗi tiết học trong nhà trường học sinh
hoạt động nhiều hơn được thảo luận nhiều hơn , kích thích tư duy, sáng tạo của các em.
Đông Hưng , ngày… tháng ..năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Viện


CHUYÊN ĐỀ
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TRONG MÔN NGỮ VĂN


I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
1- Một số kiến thức về môi trường:
a. Định nghĩa:
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh
vật.
(Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường – Năm 2005)

- Môi trường tự nhiên: Đất, nước, khí quyển, các loại khoán sản ...

- Vật chất nhân tạo bao quanh con người: nhà ở, phương tiện đi lại, công viên ...
- Môi trường nhà trường: Lớp học, phòng thí nghiệm, nhà xe, sân chơi ...
- Môi trường xã hội: Là mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện bằng
thể chế, luật lệ, cam kết ...
- Môi trường sống của con người gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
b. Các chức năng cơ bản của môi trường: (Gồm 04 chức năng)
- Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật.
- Môi trường là nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất
của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và sản xuất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
c. Thành phần của môi trường:
- Thạch quyển.
- Thủy quyển.
- Khí quyển.
- Sinh quyển.
2- Tình hình môi trường hiện nay:
a. Đất đai: Diện tích bình quân đầu người thấp, đất canh tác ngày càng giảm, chất
lượng đất không ngừng giảm (Do: xói mòn, sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy
hóa, bị ô nhiệm trong quá trình canh tác ...)
b. Rừng: Hiện nay độ che phủ của rừng bị hẹp dần (ô nhiễm, phá rừng ...)
c. Nước: Hiện nay rơi vào tình trạng thiếu nước (do ô nhiễm, do nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý và việc sử dụng hóa chất trong sản
xuất).
d. Không khí: Bị ô nhiễm do khói bụi ...
e. Sự đa dạng sinh học: Không còn ở trạng thái cân bằng, nhiều động thực vật bị
tuyệt chủng ...
f. Chất thải: Cùng với sự phát triển kinh tế, lượng chất thải ngày càng nhiều như
chất thỉ sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại ...
3- Một số biện pháp giữ gìn, bảo vệ, cải thiện môi trường xanh – sạch – đẹp:

a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi
trường.


b. Tăng cường công tác quản lí nhà nước, tạo cơ sở pháp lí và chính sách.
c. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ rừng.
d. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật bảo vệ rừng.
e. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực
về môi trường, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Một số vấn đề về giáo dục, bảo vệ môi trường:
a. Giáo dục bảo vệ môi trường là sự cần thiết trong các trường học.
b. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo
vệ môi trườngvà phát triển xã hội, bảo đảm phát triển bền vững quốc gia.
c. Mục tiêu giáo dục trong nhà trường THCS:
 Kiến thức: giúp học sinh hiểu
+ Khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường, quan hệ giữa
chúng ta.
+ Nguồn tài nguyên, khai thác, sử dụng, tạo tài nguyên và phát triển bền vững.
+ Dân số và môi trường.
+ Sự ô nhiễm và suy thoái của môi trường.
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường.
 Kĩ năng, hành vi:
+ Có kĩ năng phát hiện vấn đề môi trường và ứng xử tích cực với vấn đề môi
trường nảy sinh.
+ Có hành động cụ thể bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường và cộng
đồng
 Thái độ, tình cảm:
+ Có tinh thần yêu quí, tôn trọng thiên nhiên.
+ Có tình yêu quê hương đất nước, tôn trọng di sản văn hóa.

+ Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hoạt động trước vấn đề
môi trường nảy sinh.
+ Có ý thức:
* Quan tâm thường xuyên đến môi trường sống cá nhân, gia đình, cộng đồng ...
* Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước, không khí ...
* Giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm.
* Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán hành vi gây
hại cho môi trường.
d. Nguyên tắc, phương pháp giáo dục môi trường trong trường THCS:
- Nguyên tắc:
+ Không phải ghép thêm mà chỉ tích hợp vào bộ môn.
+ Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù
hợp mục tiêu đào tạo của cấp học.
- Phương thức giáo dục: dựa theo 03 mức độ
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu, nội dung bài học hoặc chương trình phù
hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung GDBVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu, nội dung
GDBVMT.


+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ logic, ngoài ra còn có các hoạt động
GDBVMT ngoài giờ lên lớp (như trồng cây, tham quan, điều tra, khảo sát,
thi tìm hiểu môi trường ...)
II- NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
1- Chỉ tích hợp những bài thực sự có liên quan môi trường, không gượng ép,
không tích hợp tràn lan, không tích hợp những bài không có liên quan hoặc ít liên quan
tới môi trường, đảm bảo khai thác nội dung giáo dục môi trường một cách tự nhiên, hợp
lí đạt hiệu quả cao.
2- Đảm bảo được đặc trưng bộ môn, không biến giờ học thành giờ phổ biến GD
môi trường, GD môi trường chì là nội dung tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng với

kiến thức chuyên môn.
3- Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương tiện về môi
trường cần nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận và gia công về cách thức dẫn dắt liên hệ,
đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về
môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người
khác.
4- Chia nhỏ, rãi đều vấn đề môi trường vào các bài hợp lý.
5- Những vấn đề bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường ở mỗi môn học
chỉ tích hợp ở một số khía cạnh mà thôi.
6- Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường (Tạo sân
chơi, sáng tác, tham quan thực tế).
III PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
 Tham quan, điều tra.
 Thí nghiệm (ít được sử dụng)
 Khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục.
 Phương pháp hoạt động thực tiễn (thói quen bảo vệ môi trường: trồng cây,
gom rác...)
 Giải quyết vấn đề cộng đồng.
 Phương pháp học tập theo dự án (cụ thể các em thực hiện đúng việc bảo vệ
môi trường)
 Tiếp cận kĩ năng sống, bảo vệ môi trường (Khả năng ứng xử tích cực về
BVMT)

NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT
Ngữ văn 6
TT

Tên bài

Văn

bản

Tập 1:
Giao tiếp, văn bản và
1
phương thức biểu đạt
2

Ếch ngồi đáy giếng

Tiếng
Việt

Tập
làm
văn
X

X

Mức độ

Liên hệ, dùng văn nghị luận
thuyết minh về môi trường.
Liên hệ về sự thay đổi môi
trường.


3


Luyện tập kể chuyện tưởng
tưởng

4

Mẹ hiền dạy con

5

X
X

Chương trình đại phương

Cho viết bài chính tả về môi
trường.

X

(Phần tiếng Việt, Rèn luyện
chính tả)

Tập 2:
Tìm hiểu chung về văn miêu
6
tả

X

7


Sông nước Cà Mau

8

Viết bài TLV số 5
Văn tả cảnh (làm ở nhà)

X

9

Tập làm thơ bốn chữ

X

10 Cô Tô
11

X

X

Hoạt động ngữ văn: thi làm
thơ năm chữ

X

12 Lao xao


X

13 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

X

14 Động Phong Nha

X

15

Chương trình địa phương
(Phần Văn và Tập làm văn)

Ra đề bài chủ đề môi trường
bị thay đổi.
Liên hệ ảnh hưởng của môi
trường đối với việc giáo dục.

X

Liên hệ. Ra đề miêu tả liên
quan đến môi trường.
Liên hệ. Môi trường tự nhiên
hoang dã.
Liên hệ. Ra đề tả cảnh môi
trường.
Liên hệ. Khuyến khích làm
thơ về đề tài môi trường.

Liên hệ môi trường biển, đảo
đẹp.
Liên hệ. Khuyến khích làm
thơ về đề tài môi trường.
Liên hệ, bảo vệ các loài
chim, giữ cân bằng sinh thái.
Trực tiếp khai thác về đề tài
môi trường.
Liên hệ môi trường và du
lịch.
Trực tiếp khai thác đề tài môi
trường.

NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT
Ngữ văn 7
TT

Tên bài

Tập 1:
Cuộc chia tay của những con
1
búp bê.
2

Ca dao dân ca

3

Từ Hán – Việt


Văn
bản

Tiếng
Việt

Tập
làm
văn

Mức độ

Liên hệ. Môi trường gia đình
và sự ảnh hưởng đến trẻ em.
Liên hệ. Cho các em sưu tầm
ca dao về môi trường.

X
X
X

Liên hệ. Tìm các từ Hán – Việt
liên quan đến môi trường.


4

Bài ca Côn Sơn
(Côn Sơn ca – trích)


X

5

Qua đèo Ngang

X

6

Làm thơ lục bát

X

Tập 2:
Tục ngữ về thiên nhiên và
7
lao động sản xuất
Chương trình địa phương
8
(Phần Văn và Tập làm văn)
Viết bài Tập làm văn số 5 –
9 Văn nghị luận chứng minh
(làm tại lớp)

X
X

X

X

Liên hệ. Môi trường trong
lành của Côn Sơn.
Liên hệ môi trường hoang sơ
của đèo Ngang.
Liên hệ. Khuyến khích làm
thơ về đề tài môi trường.
Liên hệ. Học sinh sưu tầm tục
ngữ liên quan đến môi trường.
Liên hệ. Học sinh sưu tầm tục
ngữ liên quan đến môi trường.

Liên hệ. Ra đề liên quan đến
bảo vệ rừng.

NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 8
TT

Tên bài

Văn
bản

Tiếng
Việt

Tập
làm
văn


Mức độ

Tập 1:
1

Trường từ vựng

2

Viết bài tập làm văn số 2 –
Văn tự sự kết hợp với
miêu tả và biểu cảm.

Liên hệ. Tìm các trường từ
vựng có liên quan đến môi
trường.

X
X

3

Thông tin về Ngày Trái
Đất năm 2000

X

4


Ơn dịch th́c lá

X

5

Bài toán dân sớ

X

Liên hệ. Khún khích
viết về môi trường.
Trực tiếp khai thác trực
tiếp về đề tài môi trường:
vấn đề bao bì ni lông và
rác thải.
Trực tiếp khai thác trực
tiếp về đề tài môi trường:
vấn đề hạn chế và bỏ thuốc
lá.
Liên hệ. Môi trường và sự
gia tăng dân số.

Tập 2:
6
7
8

Nhớ rừng
Đi bộ ngao du (trích Êmin hay về giáo duc)

Chương trình địa phương
phần văn

X
X
X

Liên hệ. Môi trường của
chúa sơn lâm
Liên hệ. Môi trường và
sức khỏe.
Liên hệ các vấn đề môi
trường.


9

Viết bài TLV số 7 – Văn
nghị luận (làm tại lớp)

X

Liên hệ. Đề bài nghị luận
về vấn đề môi trường.

NHỮNG ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP GD.BVMT Ngữ văn 9
TT

Tên bài


Tập 1:
Đấu tranh cho một thế giới
1
hòa bình

Văn
bản

Tiếng
Việt

Tập
làm
văn

X

2

Sự phát triển của từ vựng

X

3

Thuật ngữ

X

4


Lục Vân Tiên gặp nạn

X

5

Bài thơ về tiểu đội xe
không kính

X

6

Đoàn thuyền đánh cá

X

7

Tập làm thơ tám chữ

8

Ánh trăng

X

9


Cố hương

X

X

Mức độ

Liên hệ. Chống chiến tranh,
giữ ngôi nhà chung Trái Đất.
Sự biến đổi và phát triển
nghĩa của từ ngữ liên quan
môi trường, mượn từ ngữ
nước ngoài về môi trường.
Liên hệ. Các thuật ngữ về môi
trường.
Liên hệ. Cuộc sống trong lành
giữa thiên nhiên của ông ngư.
Liên hệ. Sự khốcc liệt của
chiến tranh và môi trường.
Liên hệ. Môi trường biển cần
được bảo vệ.
Liên hệ. Khuyến khích làm
thơ về đề tài môi trường.
Liên hệ. Môi trường và tình
cảm
Liên hệ. Môi trường xã hội và
sự thay đổi của con người.

Tập 2:


Cách làm bài nghị luận về
10 một sự việc, hiện tượng
đời sống.
Viết bài TLV số 5 – Nghị
11
luận xã hội.

X
X

12 Mây và sóng

X

13 Tổng kết phần văn bản

X

Những ngôi sao xa xôi
(trích)

X

14

15 Con chó bấc (trích)

X


Liên hệ. Ra đề có liên quan
đến đề tài môi trường.
Liên hệ. Ra đề có liên quan
đến đề tài môi trường.
Liên hệ. Mẹ và mẹ thiên
nhiên.
Liên hệ. Nhắc lại các văn bản
liên quan trực tiếp đến môi
trường.
Liên hệ. Môi trường bị hủy
hoại nghiêm trọng trong chiến
tranh.
Liên hệ. Quan tâm chăm sóc
loài vật.


Chuyên đề:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN NGHỊ LUẬN TRUNG
ĐẠI VIỆT NAM NGỮ VĂN
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn chính luận là một phần của văn bản nghị luận. Từ điển văn học (bộ mới)
định nghĩa văn chính luận: “Một thể loại văn học, một thể tài báo chí, thường nêu
các vấn đề mang tính thời sự về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn học, tư tưởng,
… Mục tiêu của văn chính luận là: tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối
sống, đến các quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi
chúng cho phù hợp với quyền lợi giai cấp, lý tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của
văn bản chính luận là toàn bộ cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân và
cuộc sống xã hội, đời sống thực và đời sống được phản ánh trong báo chí, nghệ

thuật. Các bức tranh thực tại, các tính cách và số phận con người hiện diện ở tác
phẩm chính luận như những chứng cứ lấy từ chính đời sống, như một hệ thống
những luận cứ, như đối tượng của sự phân tích, hoặc được dùng làm cơ sở của cảm
xúc, làm “tác nhân” kích thích, làm nguyên cứ để lên án, tố cáo hoặc chất vấn các
giới hữu quan, để khẳng định lý tưởng. Chính luận ln là hành vi tranh đấu (ngấm
ngầm hoặc cơng khai) về chính trị, xã hội, tơn giáo, triết học, tư tưởng; nó ln mang
định hướng phe nhóm, đảng phái và ý thức hệ. Phong cách chính luận nổi bật ở tính
luận chiến, tính cảm xúc, nó gần với giọng điệu, kết cấu và chức năng của lối diễn
thuyết. Chính luận có vai trị rất đáng kể trong lịch sử văn hóa, trong các phong trào
xã hội”( Từ điển văn học (bộ mới) , Nxb Thế giới, H, 2004, tr. 1941- 1942).
Văn nghị luận Việt Nam thời trung đại là những văn bản văn xuôi hoặc văn biền
ngẫu trực tiếp viết về những vấn đề liên quan đến đời sống chính trị của quốc gia,
dân tộc. Ở văn chương thẩm mỹ, phần chủ yếu tạo nên tác phẩm là bức tranh đời
sống, trong đó quan trọng nhất là hình tượng nghệ thuật, do nhà văn sáng tạo bằng
hư cấu. Trong văn chính luận, phần chủ yếu là lý lẽ. Các hình ảnh và hình tượng làm
cho lý lẽ thêm cụ thể sinh động, tác động đến cả lý trí và tình cảm người tiếp nhận.
Văn chính luận liên hệ trực tiếp với đời sống chính trị xã hội nên một trong những
yếu tố quan trọng tạo thành giá trị của văn bản là tính chất của thể chế chính trị
đương thời. Văn chính luận ở cấp độ loại (đồng cấp với văn chương thẩm mỹ) ở
nước ta có các thể chủ yếu: hịch, cáo, chiếu, biểu, tấu, sớ, khải,…; phần lớn viết
bằng chữ Hán; chức năng của từng loại văn bản chính luận được quy định chặt chẽ.
Do đặc thù lịch sử nước ta và tính chất của văn chính luận được coi trọng, việc
dạy- học văn chính luận thật khó, dạy- học văn nghị luận ở cấp trung học cơ sở, cụ
thể là ở lớp 8, lại càng khó hơn. Căn cứ vào phương pháp chung để tìm ra cách
hướng dẫn, phương pháp cụ thể giúp cho học sinh dễ tiếp nhận văn bản chính luận
Việt Nam trung đại là điều cần thiết. Đó là lí do mà chúng tơi chọn thực hiện chun
đề này.
Chuyên đề này dựa vào đặc điểm của văn nghị luận Việt Nam trung đại để chọn
ra một phương pháp dạy- học phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8.



II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng dạy- học văn bản nghị luận Việt Nam trung đại trong chương trình
Ngữ văn 8
a. Thuận lợi:
- Chương trình Ngữ văn 8 có bốn văn bản nghị luận Việt Nam trung đại: Chiếu
dời đô (thiên đơ chiếu) của Lí Cơng Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Nước
Đại Việt ta (trích Bình Ngơ đại cáo) của Nguyễn Trãi, Bàn luận về phép học ( Luận
học pháp) của Nguyễn Thiếp. Đây là những văn bản đặc sắc viết về những vấn đề
trọng đại của quốc gia.
- Giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ
dạy- học, luôn cố gắng học hỏi đồng nghiệp, tìm tịi, sáng tạo để nâng cao chất
lượng dạy học, biết sử dụng máy tính và soạn giảng bằng giáo án điện tử; nhà trường
có trang bị màn hình ở các phịng học…
- Học sinh năng động, thích khám phá, thích khẳng định mình,…
b. Khó khăn:
- Văn nghị luận việt Nam trung đại đặc sắc nhưng làm cho học sinh thích thú thì
thật nan giải bởi đặc điểm thể loại và yêu cầu dạy- học đối với thể loại này. Mặt
khác, bốn văn bản được học lại ở bốn thể văn khác nhau (chiếu, hịch, cáo, tấu).
- Giáo viên không phải ai cũng giỏi chữ Hán nên tiếp nhận loại văn bản là khó
đối với bản thân giáo viên, lại càng khó hơn khi chuyển tải kiến kiến thức, giúp học
sinh cảm thụ tác phẩm.
- Văn bản nghị luận Việt Nam trung đại đối với học sinh lớp 8 là kiến thức vừa
mới lại vừa khó, các em khơng dễ có tâm thế sẵn sàng tiếp nhận văn bản đã ra đời
cách nay nhiều thế kỉ.
- Thời gian trên lớp có giới hạn
2. Biện pháp thực hiện
a.Cơ sở dạy- học văn chính luận việt Nam trung đại
Để tiếp nhận tốt và tìm được cách dạy một văn bản cụ thể, giáo viên cần chọn
phương pháp nghiên cứu thích hợp, nắm đặc điểm và yêu cầu dạy- học của văn

chính luận trung đại.
* Phương pháp nghiên cứu
Văn nghị luận trung đại là một hệ thống giá tri tinh thần, có mối quan hệ trực tiếp
và mật thiết với hệ thống chính trị xã hội trong các giai đoạn của lịch sử Việt Nam
thời trung đại nên chọn phương pháp lịch sử- cụ thể để nghiên cứu là phù hợp.
* Đặc điểm văn nghị luận Việt Nam trung đại
Văn nghị luận có vị trí quan trọng trong hệ thống văn học Việt Nam trung đại; sử
dụng nhiều thể của văn chính luận Trung Quốc; gắn bó chặt chẽ với tính chất và vận
mệnh của những lực lượng đại diện cho dân tộc trong từng thời kì; phần lớn được
viết bằng chữ Hán; số lượng không nhiều nhưng có những văn bản đặc sắc.
* Vấn đề dạy- học văn nghị luận Việt Nam trung đại
Văn chính luận Việt Nam trung đại nằm trong phạm trù văn chính luận với đặc điểm
nổi bật là tác phẩm được cấu tạo chủ yếu bằng lý lẽ, sự lập luận, trực tiếp viết về
những vấn đề của đời sống chính trị quốc gia, dân tộc… nên khi dạy-học những văn
bản này cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung của dạy- học văn chính luận.
Dựa vào đặc thù của văn chính luận Việt Nam trung đại, giáo viên phải nắm được
tính chất nguyên hợp của văn chính luận, cần chú ý đến điểm riêng biệt trong cách


xác định chân lý của người xưa- noi theo cổ nhân ( ví dụ: Thiên đơ chiếu); tạo được
tâm thế tiếp nhận phù hợp- cung cấp kiến thức cần thiết cả về văn học và phi văn học
(ví dụ: thể loại, chữ viết…; hoàn cảnh lịch sử, xã hội, thế giới quan…); phải biết
đính chính một số chỗ dịch chưa thật chuẩn khi cần thiết…
b. Chuẩn bị cho tiết dạy- học văn nghị luận Việt Nam trung đại
- Giáo viện: Đọc kĩ văn bản, tài iệu tham khảo về lịch sử Việt nam trung đại, tác
giả, tác phẩm; tìm phim ảnh có liên quan để hỗ trợ tiết dạy, soạn giáo án ( lưu ý hệ
thống kiến thức cần truyền đạt để xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí, chọn trị chơinếu có thể- để tạo hứng thú, tâm thế học tập- tiếp nhận văn bản, lập sơ đồ- bản đồ tư
duy hệ thống hóa kiến thức cần đạt của bài học, chọn phương pháp dạy-học hợp
lí…). Chẳng hạn như khi dạy bài Chiếu dời đô, giáo viên phải tìm đọc văn bản
phiên âm nguyên tác, cần xem lại lịch sử, xã hội thời Lý, tiểu sử, công trạng của Lý

Công Uẩn…; đối với Hịch tướng sĩ, giáo viên phải nhận rõ vai trò của tác giả Trần
Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, chú ý phần dịch
văn bản- nghĩa của từ “sĩ”- đối tượng được tác giả đề cập đến trong văn bản …Khi
tổng kết bài học, giáo viên nên có sơ đồ tổng kết các luận điểm, luận cứ của văn bản
để làm nổi bật lý lẽ, lập luận của văn chính luận…
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, đọc kĩ phần chú thích, tự trả lời câu hỏi hướng dẫn
tìm hiểu văn bản, ghi ngắn gọn vào vở học ở nhà.Vì các văn bản thường có điển cố,
điển tích, nhân vật lịch sử…nếu học sinh khơng đọc hoặc đọc qua loa thì các em
không hiểu được nội dung văn bản…;
c. Lên lớp
- Giáo viên giới thiệu bài cần ngắn gọn, xúc tích.
- Hướng dẫn học sinh đọc bài, giáo viên cần chú ý cách đọc văn bản vì các văn
bản thường có kiểu văn biền ngẫu, giọng điệu cũng cần phải chuẩn mực, phù hợp.Ví
dụ như khi đọc chiếu, hịch - lời của vua …còn văn bản Bàn luận về phép học- lời
của thần dân,…
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần thận trọng về
thời gian, chú ý ngơn ngữ diễn đạt- tránh dùng từ khó hiểu, ghi bảng gọn nhưng rõ,
có hệ thống…, tiêu đề của các phần thể hiện lập luận của văn bản… Chẳng hạn như
ở bài Nước Đại Việt ta, phần tìm hiểu văn bản có thể ghi bảng với các mục như sau:
mục 1: Nguyên lí nhân nghĩa; mục 2: Chân lí về sự tồn tại có chủ quyền của dân tộc
ta; mục 3: Sức mạnh của nhân nghĩavà sức mạnh của độc lập dân tộc.
- Học sinh phải tập trung theo dõi bài giảng, tích cực học tập…, khẩn trương thực
hiện yêu cầu của giáo viên.
d. Luyện tập
Ví dụ 3: Hay khi dạy văn bản “Nước Đại Việt ta” Trích “Bình Ngơ Đại Cáo” của
Nguyễn Trãi ở lớp 8 chúng ta có thể đặt câu hỏi thảo luận
? Từ nội dung đoạn trích em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi. Với câu hỏi này
hầu hết học sinh có thể trả lời được hoặc:
? Có ý kiến cho rằng “Bình Ngơ Đại Cáo” là bản tun ngơn độc lập lần hai của dân tộc
ta. Ý kiến của em? Với câu hỏi này dành cho những học sinh khá. Vậy với câu hỏi thảo

luận như hai câu hỏi trên học sinh khá có thể hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trả lời


Câu hỏi luyện tập xoáy vào mục tiêu cần đạt của bài học, tránh rườm rà khơng
cần thiết. Ví dụ: Trình bày lại lập luận của văn bản đã học bằng sơ đồ hoặc giáo viên
có thể cho học sinh chơi trị chơi: đốn ơ chữ, ai nhanh hơn,…
e. Kiểm tra
Câu hỏi hướng vào trọng tâm bài học, học sinh đảm bảo nhớ và hiểu bài chứ
khơng phải thuộc lịng mà khơng hiểu.Giáo viên có thể dùng câu hỏi kiểm tra bài cũ
như sau:
-Em hãy cho biết các luận điểm trong văn bản Bàn luận về phép học của Nguyễn
Thiếp?
-Trình bày ngắn gọn bằng lời văn của em về cách lập luận của tác giả trong văn
bản Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngơ đại cáo)?
III. KẾT LUẬN
Dạy- học văn nghị luận Việt Nam trung đại ở lớp 8 đòi hỏi giáo viên và học sinh
có ý thức quan tâm, trân trọng giá trị của văn bản trong chương trình vì những tác
phẩm đưa vào chương trình đều đặc sắc. Giáo viên phải đầu tư sâu cho phần soạn
bài, học sinh phải hợp tác với giáo viên trên lớp thì tiết dạy- học mới thành cơng.
Giáo viên cần tìm hiểu lịch sử dân tộc thời trung đại bởi phương pháp lịch sử- cụ
thể cần thiết cho việc nghiên cứu những giá trị có tính lịch sử, nhất là những giá trị
trong quá khứ vì khoảng cách thời gian lớn tạo nên sự khác biệt ở cách nhìn nhận và
đánh giá các hiện tượng. Đối với các văn bản trích đoạn , giáo viên phải chịu khó
đọc cả tác phẩm phần phiên âm, dịch nghĩa để bao quát được vấn đề và mối liên hệ
giữa các văn bản trong chương trình.
Chuyên đề giúp cho giáo viên có thêm sự lựa chọn phương pháp khi dạy văn bản
chính luận Việt Nam trung đại ở lớp 8 và giúp học sinh làm quen với thể văn có tính
quy phạm và tính chất ngun hợp như đã nêu trên.
Do kiến thức và kinh nghiệm có hạn, chúng tơi rất mong lãnh đạo và đồng nghiệp
chỉ ra những sai sót cịn tồn tại, góp ý xây dựng để chun đề được hồn chỉnh hơn

nhằm góp phần phục vụ cho việc nâng chất lượng dạy- học bộ môn Ngữ văn trong
nhà trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Đông Hưng , ngày 06 tháng 01 năm 2016




×