BÀI THẢO LUẬN
MÔN LUẬT KINH TẾ
Giảng viên: Đỗ Thu Trang
Sinh viên thực hiện: Nhóm 11- Lớp ĐH TN 4A1 NĐ
DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG
1. Trương Thị Kim Soa – NT: 2.5 (bài 5 chương 2) + 2.12 + 3.7
2. Phan Thị Tiến: 2.1 + 2.2 + 3.3
3. Lương Thị Yến: 2.3 + 2.8 + 3.9
4. Phạm Thị Quế: 2.4 + 3.1 + 3.4
5. Phạm Thị Phương Thúy: 2.6 + 2.15 + 3.2
6. Trần Thị Quyên: 2.7 + 2.9 + 3.6
7. Đào Thị Thu Trang: 2.10 + 2.13 + 3.8
8. Nguyễn Thị Nhung: 2.11 + 2.14 + 3.5
Bài tập phá sản: 1: Trang + Nhung
2. Soa + Quyên
3.Tiến
4. Thúy + Quế + Yến
Bài 1(chương 2)
Theo quyết định tại khoản 2 điều 145 :sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện ,trừ trường hợp
người mua ,người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác .
Trong trường hợp này Hà phải chịu trách nhiệm trả 20 triệu đồng mà công ty đã nợ Thái .Mặc dù Hà rao
bán trên báo HN 3 số liên tiếp nhưng Thái tham gia thế vận hội ,không ở trong nước nên không biết có lí
do chính đáng
Bài 2 (chương 2)
Theo quyết định điểm h khoản 1 điều 134:trường hợp thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án
tuyên bố là chết thì người kế thừa của thành viên được hưởng giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi
phần nợ thuộc trách nhiệm thành viên đó .Người thừa kế trở thành thành viên hợp danh nếu được hội
đồng thành viên chấp thuận
Trường hợp công ty M ,thành viên B chết ,muốn duy trì công ty thì A phải triệu tập họp hội đồng
thành viên và nêu ra những quyết định:
+ Hoàn trả lại số vốn mà B góp cho người thừa kế,sau khi đã trừ đi các khoản nợ thuộc trách nhiệm của B
+ Hội đồng thành viên xem xét quyết định ai sẽ lên làm thành viên hợp danh và thành viên hợp danh phải có
nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của TVHD
Câu 3 Chương 2
Trong tình huống trên Cty nhựa Tiền Phong có thể khởi tố Di trước pháp luật để buộc tội Di thanh toán số nợ 80 triệu
đồng theo thỏa thuận vì theo thỏa thuận vì theo Điều 141 – khoản 1 ( Luật DN 2005 ) : Doanh nghiệp tư nhân
“DN tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt
động của doanh nghiệp ”
Di là chủ của DN tư nhân đã thuê sản làm giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của Cty. Mặc dù Sản trong thời
gian điều hành đã mua 1 lô hàng trị giá 80 triệu của Cty Nhựa Tiền Phong nhưng theo điều 143 – khoản 2 ( Luật DN 2005 ) :
Quản lý doanh nghiệp
“Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường
hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký
kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ”
=> Di vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ
80 triệu cho Cty nhựa Tiền Phong
Baì 4( chương 2)
Giải quyết vụ việc:
Theo K1-điều 141 LDN” dn tư nhân được thành lập và làm chủ bởi 1 cá nhân duy nhất là chủ dn” do vậy
khi chủ dn mất cho đến khi đủ 12 tháng kể từ lần dn nộp báo cáo về HĐKD gần nhất (K2-Đ165 LDN) và người
thừa kế hợp pháp của doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ TS đối với
số TS được thừa kế từ chủ dn kể cả các khoản nợ của chủ dn cũng như nghỉa vụ của dn đối với nhà nước
Vậy khi Ban mát thì DNTN Hoa Ban củng chấm dứt và không ai là chủ của dn đó.
Theo điều 389 LDS thì hợp đồng này không trái với đạo đức xã hội và hợp đồng này chưa hết thời hạn đã thỏa
thuận nên vẫn có hiệu lực và bắt buộc các bên tiếp tục thực hiện
Theo pháp luật Bà hoa là vợ chông sẽ được hưởng một nửa tài sản chung và được hưởng thêm một pần tư
TS riêng của Ban trong TS chung đó,Hoa sẽ là người quan lí di sản thừa kế của đứa con 14 tuổi như vậy
Hoa sẽ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tài sản đối với Ts thừa kế từ Ban kể cả
các khoản nợ cũng như nghĩa vụ của DN với nhà nước
+ hợp đồng giữa Cầu đôi và DN tư nhân Hoa Ban nó phù hợp với pháp luật
BÀI 6-Chương 2
- Theo k1-điều 133/LDN 2005: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành
viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại”
Nên ở đây thành viên A đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trong khi vẫn là thành viên của công
ty mà không có sự đồng ý nhất trí của 2 thành viên hợp danh còn lại là B và C là không hợp pháp.
-Về quyết định khai trừ A:
+ Theo điểm b-k3-điều 138/LDN2005: Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty nếu Vi phạm quy
định tại Điều 133 của Luật này;
+ Theo điểm d-k3-điều 135: Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định Chấp nhận thành viên
hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên
hợp danh chấp thuận.
Trong tình huống này, A đã vi phạm khoản 1 điều 133/LDN 2005 nên dựa theo 2 điều trên, nên quyết
định khai trừ A ra khỏi công ty của B và C là đúng với luật Doanh nghiệp 2005.
Câu 7:(chương 2)
Trả lời:
-Việc C bí mật chuyển nhiều mối hàng của Chu Du về cho Kinh Lý là sai vì : theo điểm b khoản 5 Điều 42 quy
định thành viên phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện hành vi ‘ tiến hành kinh doanh và
giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác.’
- Việc C bán phần của mình cho D là chưa đúng theo quy định Điều 44:
‘ Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 của luật này , thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
+Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp
của họ trong công ty với cùng điều kiện .
+ Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên
còn lại của công t không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào
bán.’
=>vì vậy C phải rao bán cho các thành viên trong công ty trước nếu các thành viên k mua thì
mới được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên .
- Việc A quyết định cáh chức PGĐ C là đúng theo điểm đ khoản 2 Điều 55 về quyền và
nhiệm vụ của giám đốc “bổ nhiệm,miễn nhiệm,cách chức các chức năng quản lí trong
công ty,trừ các chức danh thuộc thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên”.Nhưng việc
phạt C vì tội bội tín bằng cách khấu trừ 10% vốn góp cuả C là sai vì theo điểm d khoản 1
điều 41 về quyền của thành viên”được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi
công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp
luật”
-
Việc C tham gia làm việc cho nhiều công ty là đúng(được quy định tại luật lao động)
=>trước tất cả các điều trên ông C nên thương lượng với các thành viên trong công ty về
việc làm sai trái của mình và đưa ra hình thức xử lí thỏa đáng.nếu đưa ra tòa ông C sẽ phải
chịu trách nhiệm theo pháp luật
Câu 8 (chương 2)
Nhận định sau đây đúng hay sai, hãy giải thích tại sao?
a) Điều lệ công ty sẽ quy định Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc ( tổng giám đốc ) là người đại diện theo pháp
luật của công ty
Nhận định trên là đúng
Theo Điều 135 – khoản 1 ( Luật DN 2005 ) : Hội đồng thành viên
“ Tất cả thành viên hợp lại thành hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu 1 thành viên hợp danh làm Chủ tịch hội đồng
thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc cty nếu điều lệ công ty không co quy định khác ”
Và theo điều 137 – khoản 1 ( Luật DN 2005 ) : Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh
“ Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối
với bên thứ 3 khi người đó được biết về hạn chế đó ”
b) Các thành viên của công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản
của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty
Nhận định trên lá sai
Theo điều 130 – khoản 1c ( Luật DN 2005 ) : công ty hợp danh
“ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
”
Và theo điều 140 – khoản 2a ( Luật DN 2005 ) : quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
“ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp ”
Vậy theo điều 134 – khoản 2đ ( Luật DN 2005 ) :quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
“ Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải
số nợ của công ty ”
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh
Nhận định trên là sai vì
Theo điều 133 – khoản 1 ( Luật DN 2005 ) : hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
“ Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp
danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại ”
Câu 9 (chương 2):
trả lời nhận định:
a,Những doanh nghiệp có phần vốn góp của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam chỉ được hoạt
động theo hình thức Cty TNHH
Sai.vì cácdoanh nghiệp hoạt động theo luật donh nghiệp đều được phép có vốn góp của người nước ngoài nên
những doanh nghiệp đó được hoạt động theo các hình thức .
b,Trong cơ cấu vốn của Cty nhà nước chỉ có vốn do nhà nước đầu tư
Đúng vì Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức
quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước. Công ty nhà nước được tổ
chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
c.Tất cả các công ty TNHH 1 thành viên phải có kiểm soát viên
Sai vì trong cơ cấu tổ chức quản lí của công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân không có kiểm soát
viên ( theo khoản 1 điều 74 )
d.Tất cả cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông của cty cổ
phần đó
Sai vì cổ đông có cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết tại
đại hội đống cổ đông ( theo K3 DD82 và K3 Đ83 )
Bài 11 (chương 2)
a) Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Trả lời: Nhận định này đúng vì
Theo khoản 3 điều 77 của luật doanh nghiệp 2005 quy định về công ty cổ phần: “công ty cổ
phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn”
b) Doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư?
Trả lời: đúng vì:
Theo khoản 3 điều 142 của luật doanh nghiệp 2005 quy định về vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp: trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư
của mình vào HĐKD của doanh nghiệp
c) Tất cả các hộ kinh doanh phải đặt và đăng ký tên riêng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nhận định này sai. Vì theo khoản 2 điều 49 nghị định 43/2010 NĐ-CP của chính phủ ngày
15/4/1010 về đăng ký hộ kinh doanh:
“ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt,
buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp
kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”
d) Thành viên góp vốn không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp hội đồng thành viên của công ty
hợp danh
Nhận định này sai vì:
Theo điểm a khoản 1 điều 140 luật doanh nghiệp 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành
viên góp vốn:
“Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại hội đồng thành viên về việc sưả đổi, bổ sung Điều lệ
công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công
ty và các nội dung khác của điều lệ công ty có liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của họ”
BÀI 12-Chương 2
1.
Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ là hợp pháp. Vì:
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam giấy nhận nợ là một tài sản mà cụ thể là quyền tài sản,
quyền đòi nợ (Theo Điều 188-BLDS: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao lưu dân sự” và điều 163-BLDS: “TS bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài
sản)
- Theo k4 - điều 4 - LDN 2005 “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu
hoặc các chủ sở hữu chung của công ty”
Do vậy việc góp vốn bằng giấy nhận nợ là hợp pháp.
Vấn đề định giá tài sản góp vốn:
Vấn đề định giá tài sản góp vốn được quy định tại điều 30 – LDN 2005
K1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ
đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
K2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo
nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì
các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc
định giá.
K3: Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá
hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá
thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được
định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại
diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá.
2. Các bên dự tính giá tài sản tăng lên để định giá tài lớn hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn là không phù
hợp vì các bên chỉ căn cứ vào thông tin chưa chắc chắn và tin rằng con đường trước nhà sẽ được mở rộng,
chưa đủ cơ sở pháp lý để định giá cao hơn giá trị thực tế
3. Trường hợp trên thực tế mới góp một phần vốn góp trong trường hợp này Hải đã góp 500 triệu, Hải cam kết
số vốn còn lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu. Ở đây do công ty chưa yêu cầu có nghĩa là vẫn chưa đến hạn
góp đã cam kết. Do đó đến thời điểm chia lợi nhuận Hải vẫn được coi là góp vốn đúng hạn. Như vậy số
vốn góp ở đây vẫn là 1,5 tỷ theo số vốn cam kết góp.
Theo điểm d khoản 1 điều 41-LDN 2005, Hải vẫn được chia lợi nhuận trên phần vốn góp 1,5 tỷ.
Bài 14 (chương 2)
1) D có trở thành thành viên của công ty không?
Trả lời: D có trở thành thành viên vì theo khoản 1 điều 45 luật doanh nghiệp 2005 quy định xử lý phần vốn
góp trong các trường hợp khác :
“Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty”
Trong tình huống này B đã chết và không có di chúc nên theo tài sản của B sẽ được thừa kế theo di
chúc mà theo điểm a khoản 1 điều 676 luật dân sự 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau