Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Hệ thống hình tượng nghệ thuật trong thơ nôm nguyễn bỉnh khiêm, nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.1 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ THU CÚC

HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM,
NGUYỄN KHUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

THANH HÓA, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ THU CÚC

HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM,
NGUYỄN KHUYẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 822.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Quang Dũng


THANH HÓA, NĂM 2019


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học
Theo Quyết định số 1257/QĐ-ĐHHĐ ngày 15 tháng 8 năm 2019
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:
Học hàm, học vị, Họ và tên

Cơ quan Công tác

Chức danh
trong Hội đồng
Chủ tịch

GS.TS. Lã Nhâm Thìn

Trƣờng ĐHSP Hà Nội

PGS.TS. Lại Văn Hùng

Viện Từ điển học & BKT VN

Phản biện 1

TS. Hoàng Thị Huệ

Trƣờng Đại học Hồng Đức

Phản biện 2


PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy

Trƣờng Đại học Hồng Đức

Ủy viên

PGS.TS. Mai Thị Hồng Hải

Trƣờng Đại học Hồng Đức

Thƣ ký

Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày

tháng

Xác nhận của Thƣ ký Hội đồng

PGS.TS. Mai Thị Hồng Hải

năm 201
Xác nhận của Ngƣời hƣớng dẫn

TS. Trần Quang Dũng

* Có thể tham khảo luận văn tại Thư viện trường hoặc Bộ môn


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Thanh Hóa, tháng 8 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Lê Thị Thu Cúc


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài đã đƣợc hồn thành. Với
tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo - TS Trần Quang Dũng - Trƣởng bộ môn văn học Việt Nam - Giảng viên
Khoa Khoa học xã hội, Trƣờng Đại học Hồng Đức đã khơng quản nhọc nhằn,
vất vả, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này luận văn này.
Tơi xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy cho
tơi trong những năm học qua.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa
Khoa học xã hội, Bộ môn Văn học Việt Nam, Phòng Quản lý đào tạo sau Đại
học, Phịng Quản lý Khoa học và Cơng nghệ - Trƣờng Đại học Hồng Đức đã
tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, tổ bộ môn Trƣờng THPT Hậu
Lộc 2 đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tôi học tập và hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên,
khích lệ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù rất nỗ lực khi nghiên cứu và thực hiện đề tài, song chúng tơi

khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của
các quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn để chúng tơi có điều kiện
học hỏi, mở mang kiến thức khoa học.
Thanh Hóa, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Cúc


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 9
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 10
6. Đóng góp của luận văn: .................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ....................................................................... 11
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 12
1.1. Một số khái niệm ........................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật ............................................... 12
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học......................... 15
1.1.3. Hình tượng nghệ thuật trong thơ Nơm Đường luật .................... 17
1.2. Diễn tiến của hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong TNĐL ......... 19
1.2.1. Thế kỷ XV.................................................................................... 20

1.2.2. Giai đoạn thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVII................................... 22
1.2.3. Giai đoạn thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX .......................... 25
1.2.4. Giai đoạn nửa thế kỷ XIX ........................................................... 30
1.3. Giới thiệu về thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến .... 33
1.3.1. Về thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................................ 33
1.3.2. Về thơ Nôm Nguyễn Khuyến....................................................... 35
1.4.Thống kê, phân loại hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến. ............................................... 38
1.4.1. Tiêu chí thống kê, phân loại ....................................................... 38


iv

1.4.2. Kết quả thống kê, phân loại....................................................... 39
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................. 41
Chƣơng 2. HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT KHUÔN SÁO,
ƢỚC LỆ TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM, NGUYỄN
KHUYẾN....................................................................................................... 42
2.1. Những đặc điểm cơ bản của hệ thống hình tƣợng nghệ thuật mang
tính khn sáo, ƣớc lệ trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Khuyến ................................................................................................. 42
2.1.1. Hình tượng nghệ thuật khn sáo, ước lệ mang tính cố định và
có sẵn trong tư tưởng, quan niệm hoặc trong sách vở ......................... 42
2.1.2. Hình tượng nghệ thuật khn sáo, ước lệ mang ý nghĩa khái
quát, tượng trưng .................................................................................. 45
2.1.3. Hình tượng nghệ thuật khn sáo, ước lệ mang tính trang nhã,
điển phạm ............................................................................................. 47
2.1.4. Hình tượng nghệ thuật khn sáo, ước lệ mang tính chất đặc
trưng của thơ Đường luật ..................................................................... 49
2.2. Các phƣơng diện biểu đạt của hệ thống hình tƣợng mang tính khn

sáo, ƣớc lệ trong thơ thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến..... 51
2.2.1. Loại hình tượng biểu đạt cho lẽ chuyển dời của thời gian, sự
chuyển biến của thời khắc, sự vận động- biến đổi của cuộc sống, xã hội
và con người ......................................................................................... 51
2.2.2. Loại hình tượng biểu đạt cho phẩm cách, tài năng của kẻ sĩ quân tử. 59
2.2.3. Loại hình tượng biểu đạt cho chức năng triết lí, giáo huấn theo
tư tưởng Nho giáo................................................................................. 65
2.2.4. Loại hình tượng nghệ thuật biểu đạt cuộc sống nhàn tản, ẩn dật.... 71
Tiểu kết chƣơng 2: ................................................................................ 78
Chƣơng 3. HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT BẮT NGUỒN
TỪ HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH
KHIÊM, NGUYỄN KHUYẾN .................................................................... 80


v

3.1. Những đặc điểm cơ bản của hệ thống hình tƣợng nghệ thuật bắt
nguồn từ hiện thực đời sống trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến .................................................................................... 80
3.1.1. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống được
sáng tạo từ chính bản thân cuộc sống .................................................. 81
3.1.2. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống mang ý
nghĩa cụ thể, sinh động......................................................................... 82
3.1.3. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống mang
tính chất dân dã, bình dị ....................................................................... 84
3.1.4. Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời sống thể hiện
xu hướng phá vỡ tính quy phạm của thơ Đường luật ........................... 86
3.2. Các phƣơng diện biểu đạt của hệ thống hình tƣợng nghệ thuật bắt
nguồn từ hiện thực đời sống trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến .................................................................................... 88

3.2.1. Loại hình tượng biểu đạt cho vẻ đẹp dân dã, bình dị của thiên
nhiên làng quê Việt Nam ...................................................................... 88
3.2.2. Loại hình tượng biểu đạt cho cuộc sống sinh hoạt, và phong tục,
tập quán ở làng quê .............................................................................. 94
3.2.3. Loại hình tượng biểu đạt cho nội dung triết lý theo đạo lý truyền
thống dân tộc ...................................................................................... 102
3.2.4. Loại hình tượng biểu đạt cho tâm sự của cái tôi nhà thơ ........ 109
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................... 117
KẾT LUẬN ................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 120


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự xuất hiện văn học chữ Nơm nói chung và thơ Nơm Đƣờng luật
(TNĐL) nói riêng đƣợc xem là bƣớc tiến vƣợt bậc của nền văn học chữ viết
dân tộc Việt Nam thời trung đại, khiến cho diện mạo văn học nƣớc nhà phong
phú, đa dạng, chấm dứt sự độc tôn của văn chƣơng chữ Hán. Từ đây, các thế
hệ trí thức phong kiến có thêm một loại hình văn học đƣợc sáng tác bằng
tiếng Việt, vừa giàu giá trị thẩm mỹ, hợp với tâm thức cảm nhận của ngƣời
Việt vừa có khả năng phản ánh bao quát những vấn đề trọng đại của đất nƣớc
dân tộc và tái hiện tinh tế, cụ thể và sâu sắc cũng nhƣ đời sống tâm hồn con
ngƣời. Trong tiến trình TNĐL ấy khơng thể khơng nhắc đến hai nhà thơ lớn
tiêu biểu cho hai thời kỳ TNĐL trƣớc và sau thế kỷ XVIII là Nguyễn Bỉnh
Khiêm và Nguyễn Khuyến.
1.2. Thành tựu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến
đã đƣợc giới nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá trên nhiều phƣơng diện: Từ nội
dung phản ánh đến nghệ thuật thể hiện; từ quan niệm nhân sinh đến quan

niệm nghệ thuật, quan niệm thẩm mỹ; từ ngôn ngữ đến bút pháp và kết cấu
thể loại; trong đó hệ thống hình tƣợng nghệ thuật – một trong những phƣơng
diện quan trọng - tạo nên thành công của thơ Nôm Bạch Vân cƣ sĩ và Tam
nguyên Yên Đổ. Tuy nhiên, so với các phƣơng diện nội dung và hình thức
khác của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, hệ thống hình
tƣợng nghệ thuật chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống và toàn
diện. Đây là một trong những lí do để chúng tơi lựa chọn đề tài “Hình tƣợng
nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến” làm đối
tƣợng nghiên cứu của luận văn.
1.3. Nghiên cứu thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến nói
chung và hệ thống hình tƣợng nghệ thuật nói riêng sẽ cho chúng ta thấy đƣợc
tiến trình phát triển của dịng thơ tiếng Việt qua các thời kì, ở đó vừa có sự kế


2

thừa, tiếp biến, vừa có sự cách tân, sáng tạo, vừa mang phong cách thời đại
vừa in dấu ấn phong cách tác giả theo xu hƣớng dân tộc hóa, dân chủ hóa thể
loại. Đồng thời cịn góp phần lí giải những vấn đề có liên quan đến tƣ tƣởng,
văn hố thế kỷ XVI và nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử dân tộc.
1.4. Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, đặc biệt thơ
Nơm có một vị trí quan trong trong chƣơng trình dạy học ở các cấp sau Đại
học, Đại học chuyên ngành Ngữ văn, và có nhiều thi phẩm đƣợc chọn giảng ở
các cấp học phổ thông. Vì thế, nghiên cứu đề tài “Hình tƣợng trong thơ Nơm
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến” cịn góp phần giúp cho việc dạy – học
tác gia, tác phẩm văn học dƣới góc nhìn thể loại và so sánh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về hệ thống hình tượng nghệ thuật
trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ở nội dung này, chúng tôi khảo sát các công trình nghiên cứu tiêu biểu:

“Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Đinh Gia Khánh (Chủ biên), NXB
Văn học, Hà Nội, 1982. “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tập I), Bạch Vân
quốc ngữ thi tập của tác giả Bùi Văn Nguyên, NXB Giáo Dục. Hà Nội. 1989.
Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Ma Cao Chƣơng (1989), Văn học Việt Nam
thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Nhiều tác giả (1994),
Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử phát triển văn học dân tộc, Viện Khoa học
xã hội - Sở Văn hóa thơng tin Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm nghiên
cứu Hán Nôm xuất bản. Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh (tuyển chọn giới
thiệu), Nguyễn Bỉnh Khiêm tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001.
Nguyễn Huệ Chi: “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn từ nhân cách lịch sử đến dòng
thơ tư duy thế sự”. Tạp chí Văn học số 3/1986. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên),
Nguyễn Bỉnh Khiêm - danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin và Thể
thao, Hà Nội, 1991.Nguyễn Hữu Sơn (1987), "Góp phần tìm hiểu hình thức
câu thơ lục ngơn trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm", Văn học, (3), tr. 79.


3

Lã Nhâm Thìn (1997), Thơ Nơm Đường luật, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. Trần
Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nơm
Đường luật Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. v.v...
Có thể dẫn ra một số nhận xét, đánh giá tiêu biểu sau đây:
Các tác giả cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII,
khi nói đến những đóng góp tích cực của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào sự phát
triển của văn thơ Nơm có viết:
“Tả cây thì bên cạnh những mai, lan, cúc, trúc, liễu, hạnh, quỳ, hòe,
v.v... cịn có chanh, cam, sung, mía, cau, dừa, xoan, khế, xƣơng bồ, tre non,
râm bụt, củ gừng, khoai lang, dƣa hấu, v.v... Tả vật thì rất ít viết về long, ly,
quy, phƣợng, v.v... nhƣng lại chú ý nhiều đến những vật quen thuộc với nhân
dân ta: trâu bị, đom đóm, ve sầu, ếch trong giếng, gà trong quán, chó trong

nhà, vịt trên hồ, v.v... Nói về vật dụng trong nhà thì khơng qn những thứ:
giƣờng chiếu, gối đệm, nón mũ, mâm bát, chày cối, chổi, dao... Tất cả những
thứ vốn rất xa lạ với thơ văn bác học ấy đã vào thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm một
cách tự nhiên” [17; tr. 452].
Tuy khơng nói trực tiếp về hình tƣợng nghệ thuật nhƣng những sự vật
trong cuộc sống đời thƣờng dân dã đƣợc nhắc đến ở trên trong thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm chính là hai loại hình tƣợng thƣờng xuất hiện trong TNĐL: loại
hình tƣợng mang tính khn sáo, ƣớc lệ (mai, lan, cúc, trúc; long, ly, quy,
phượng...) và loại hình tƣợng bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống
(chanh, cam, sung, mía, cau, dừa, xoan, khế, xương bồ, tre non, râm bụt, củ
gừng, khoai lang, dưa hấu, v.v...).
Cũng ở cuốn sách này, các tác giả còn đề cập đến những sản vật quê
hƣơng đƣợc tái hiện trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm mà phần nhiều là
những hình tƣợng nghệ thuật đƣợc bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống đời
thƣờng: Nào là: “Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”.
Nào là “Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt, Nếm ếch cịn thèm có giống măng”. Nào


4

là “Bếp chè hâm đã, xôi măng trúc, Nƣơng cỏ cày thôi vãi hạt bông”... “Ăn thịt
mặn bùi ruồi đến đỗ, Bát bồ hòn đắng kiến đâu bò...” [17; tr. 452].
Chúng ta dễ dàng nhận ra, khi viết bằng tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã phản ánh đƣợc đậm nét đời sống của nhân dân thơng qua các hình
tƣợng nghệ thuật: măng trúc, giá, hồ, ao, canh, ếch, bếp chè, nương cỏ, hạt
bông, ruồi, kiến... Rõ ràng là, xu hƣớng dân tộc hóa thể loại của hệ thống hình
tƣợng nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là rất rõ.
Trong cuốn Thơ Nôm Đường luật, khi nhận xét về hệ thống hình
tƣợng trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả Lã Nhâm Thìn có viết:
“Bạch Vân cƣ sĩ đã xây dựng nên những hình tƣợng nghệ thuật mới

trên nền tảng truyền thống từ chƣơng cổ. Ông là ngƣời đã sáng tạo nên những
hình tƣợng để chỉ thói đời, dựng lên bức tranh thời đại mình bằng những “vật
liệu” đơn giản nhất:
Cửa vƣơng nhện, nhân vì nắng
Thớt quyến ruồi, ấy bởi tanh
...
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến
Ang khơng mật mỡ kiến bò chi...”
[41 ; tr. 131]
“Với Nguyễn Binh Khiêm, những thớt, ang, thịt mỡ, kiến, ruồi... đã trở
thành những ẩn dụ mới – những hình tƣợng “thói đời”. Trong sáng tạo hình
tƣợng, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn bị ràng buộc bởi những truyền thống từ chƣơng
cổ, một truyền thống “chỉ cấp cho họ những chữ có sẵn, khơng giúp cho họ tìm
ra hình tƣợng và cách diễn đạt mới mẻ của riêng mình”. Do vậy ơng khơng lo
tìm kiếm những hình ảnh khác thƣờng, ơng lo “tìm cách diễn đạt mới mẻ”. Và
nhà thơ đã thành cơng. Đó thực sự là những cống hiến độc đáo của Tuyết Giang
phu tử đối với văn học Việt Nam thời trung đại”. [41; tr. 132].


5

Nhƣ vậy, tác giả Lã Nhâm Thìn đã đánh giá cao những sáng tạo, cống
hiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho dịng thơ tiếng Việt khi đã tìm ra đƣợc một
“cách diễn đạt mới” cho loại hình tƣợng bắt nguồn từ hiện thực đời sống, tạo
sự khác biệt với loại hình tƣợng nghệ thuật có sẵn trong văn chƣơng nhà nho.
Tác giả Trần Quang Dũng trong cuốn: Hồng Đức quốc âm thi tập
trong tiến trình thơ Nơm Đường luật Việt Nam khi so sánh hệ thống hình
tƣợng nghệ thuật trong “Hồng Đức quốc âm thi tập” với ”Bạch Vân quốc ngữ
thi tập” có viết: “Một điểm khác biệt nữa trên phƣơng diện đổi mới và sáng
tạo hình tƣợng nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là việc sử dụng

tối đa và phát huy có hiệu quả lớp hình tượng của văn học dân gian. Chất liệu
văn học dân gian đƣợc sử dụng trong HĐQÂTT là rất hạn chế nên loại hình
tƣợng này xuất hiện trong tập thơ khơng đáng kể. Ngƣợc lại ở BVQNTT
chúng lại rất đậm nét. Chẳng hạn: "Tay kia khéo nắm cịn khơn mở. Miệng nọ
hay cƣời có lúc ho" (BVQNTT. Bài 81), hoặc: "Cáo mƣợn oai hùm mà nát
chúng", v.v... Vì thế, tuy kế thừa văn học dân gian nhƣng hình tƣợng nghệ
thuật loại này lại mang đậm dấu ấn phong cách tác giả”. [8 ; tr. 224].
Trên đây là một số nhận xét, đánh giá trực tiếp và gián tiếp về hệ
thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các cơng
trình nghiên cứu trên hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp có đề cập đến hệ thống
hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm với hai tiểu loại:
Loại hình tƣợng vốn là những ƣớc lệ nghệ thuật có sẵn trong tƣ tƣởng, quan
niệm và loại hình tƣợng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống.nhất là hiện thực
đời sống nơi thôn dã. Và điểm khác biệt cơ bản giữa hệ thống hình tƣợng
nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm với các nhà thơ Nơm khác là
chỗ: Hình tƣợng trong thơ Nơm của Trạng Trình đậm màu sắc triết lý...
Tuy nhiên, qua các tài liệu đã dẫn ở trên có thể thấy rằng: Các cơng
trình, tài liệu nghiên cứu về cuộc đời, văn chƣơng Nguyễn Bỉnh Khiêm rất
nhiều, nhƣng riêng nghiên cứu về hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ


6

Nơm của ơng rất hạn chế, chỉ mới có một vài tài liệu đề cập ở dạng gợi ý,
nhận xét khái qt. Dù cịn ít ỏi nhƣng tác giả luận văn sẽ tiếp thu các ý kiến,
nhận xét trên của các nhà nghiên cứu để triển khai các nội dung cơ bản ở các
chƣơng, mục luận văn.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu về hệ thống hình tượng nghệ thuật
trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến
Ở nội dung này, chúng tôi khảo sát các cơng trình nghiên cứu tiêu

biểu nhƣ: Nhiều tác giả, Thơ văn Nguyễn Khuyến. Nxb Văn Học, 1971;
Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), Nguyễn Khuyến – Tác phẩm. Nxb Khoa Học
Xã Hội, 1984; Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), Thi hào Nguyễn Khuyến, đời và
thơ. Nxb Giáo dục, 1994. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam,
(2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo Dục, Hà Nội. Nhiều tác giả
(1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Nxb Giáo Dục, Hà
Nội. Vũ Đức Phúc, (1985), Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến, Tạp chí
văn học, số 4. Văn Tân (1959) Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất,
Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu – 2007),
Nguyễn Khuyến tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Lê Thƣớc,
Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn (1987), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Xây
dựng, Hà Nội. Trần Thanh Xuân (1983), Mối quan hệ giữa thơ trào phúng và
thơ trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến, Tạp chí văn học, số 1. Lê Thu Yến
(2002), Văn học Việt Nam - Văn học trung đại, những cơng trình nghiên cứu,
NXB Giáo dục, Hà Nội. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, Nxb
Giáo Dục, Hà Nội. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập
trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, Nxb ĐHSP Hà Nội, v.v...
Qua khảo sát các tài liệu trên chúng tôi nhận thấy: cũng giống nhƣ
Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất ít các tác giả trực tiếp đề cập đến phƣơng diện hình
tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến. Nếu có chỉ là những nhận


7

xét gián tiếp thông qua nội dung phản ánh hay ngôn ngữ, phong cách nghệ
thuật... Chẳng hạn, chúng ta bắt gặp hàng loạt các hình tƣợng nghệ thuật bắt
nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ qua
bức tranh nông thôn của Nguyễn Khuyến: “... Có cái ríu rít thầm lặng của
những ngày giáp tết đƣợc mùa mọi ngƣời rủ nhau chung thịt lợn: “Trong nhà

rộn rịp gói bánh chƣng, Ngồi cửa bi bơ rủ chung thịt”. Có cái buồn của cảnh
chợ tết những năm đói kém: “Hàng quán ngƣời về nghe xao xác”. Có cảnh
nƣớc lụt tràn đồng: “Bóng thuyền thấp thống dờn trên vách. Tiếng sóng long
bong lƣợn trƣớc nhà”... Có cái bằng lặng của một buổi trƣa hè, nghe đƣợc cả
tiếng thở đều đặn của con trâu buộc dƣới gốc cây: “Chuông trƣa văng vẳng
ngƣời không biết, Trâu thả sƣờn non thả gốc cây...”. [26 ; tr. 752-753].
Qua nhận xét trên về bức tranh nông thôn trong thơ Nôm Nguyễn
Khuyến, chúng ta thấy xuất hiện các hình tƣợng bắt nguồn từ đời sống thôn
quê nhƣ: bánh chưng, hàng quán, chợ tết, ngồi cử bi bơ, bóng thuyền trên
vách, tiếng sóng trước nhà, chuông trưa văng vẳng, trâu thả sườn non...
Tƣơng tự thế là nhận xét của tác giả Nguyễn Đình Chú trong cuốn
Nguyễn Khuyến: Thơ và đời, và ở đây cũng xuất hiện các loại hình tƣợng
nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống: “Nguyễn Khuyến đã gắn
hồn thơ của mình với quê hƣơng làng cảnh vùng Hà Nam cũ, đất Bình Lục cũ
của ơng, Chim chóc, cây cối, hoa lá, con trâu, con vịt, con gà, con chó, ngọn
núi đêm trăng...” [32 ; tr. 244].
Tác giả Lã Nhâm Thìn đã nhận xét trực tiếp về hình tƣợng nghệ thuật
trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến cùng với Tú Xƣơng, giai đoạn nửa sau
thế kỷ XIX của TNĐL: “Những hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Đƣờng
luật Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến chủ yếu đƣợc tạo dựng từ chất liệu hiện thực.
Ở Tú Xƣơng là đời sống hiện thực xã hội thành thị Việt Nam, còn ở Nguyễn
Khuyến là đời sống xã hội nông thôn những năm nửa cuối thế kỷ XIX và một
vài năm đầu thế kỷ XX...” [41; tr. 140]. Và “Cả trong thơ Tú Xƣơng và thơ


8

Nguyễn Khuyến, chúng ta đều bắt gặp những hình tƣợng nghệ thuật mang
tính ẩn dụ. Đó là hình tƣợng Phỗng sành, Tiến sĩ giấy trong thơ Tú Xƣơng,
hình tƣợng ơng Phỗng đá, Tiến sĩ giấy trong thơ Nguyễn Khuyến. Những

hình tƣợng đó giống kiểu hình tƣợng lấp lửng trong thơ Hồ Xuân Hƣơng. Và,
cũng giống nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, để tạo nên tính chất đa nghĩa này, hai ơng
cũng đã cùng một lúc dùng hai phƣơng pháp xây dựng hình tƣợng: phƣơng
pháp miêu tả cụ thể, trực tiếp đối tƣợng và phƣơng pháp ẩn dụ trong miêu
tả...” [41, tr. 142].
Tác giả Trần Quang Dũng cũng nhận xét: “Với Nguyễn Khuyến, hình
tƣợng nghệ thuật chủ yếu đƣợc bắt nguồn từ chất liệu hiện thực. Ở Nguyễn
Khuyến là chất liệu đời sống hiện thực nông thôn những năm nửa cuối thế kỷ
XIX và đã đạt đến điển hình về sự dân dã, chân thực nhƣng vẫn thấm đậm
một màu sắc cổ điển. Chẳng hạn, đây là cảnh lụt ở Hà Nam: "Tiếng sáo vo ve
chiều nƣớc vọng. Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi" (Nước lụt Hà Nam),
hoặc một cảnh thu ở đồng bằng Bắc Bộ: "Lƣng giậu phất phơ màu khói nhạt.
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe" (Thu ẩm), v.v...” [8 ; tr. 232].
Nhƣ vậy, các cơng trình nghiên cứu trên hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp
có đề cập đến hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến
và cho rằng: Hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến chủ yếu
đƣợc tạo dựng từ chất liệu hiện thực, vừa dân dã, vừa tao nhã, vừa có sự kết
hợp giữa hình tƣợng của văn học dân gian và những sáng tạo riêng của tác giả
và mang tính ẩn dụ cao. Xu hƣớng dân tộc hóa, dân chủ hóa trong xây dựng
hình tƣợng nghệ thuật ở Tam nguyên Yên Đổ đã đƣợc mở rộng so với các nhà
thơ Nôm trƣớc đó và có lúc tiếp cận với văn học hiện đại...
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có về hệ thống
hình tƣợng trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, luận văn sẽ
hƣớng tới tìm hiểu đặc điểm, chức năng biểu đạt của hình tƣợng nghệ thuật
trong hai thi phẩm trong việc thể hiện tƣ tƣởng-chủ đề thi phẩm cũng nhƣ tài
năng, bản lĩnh nghệ thuật của các nhà thơ.


9


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:
+ Giới thuyết các khái niệm: hình tƣợng nghệ thuật, hình tƣợng nghệ
thuật trong văn học và trong TNĐL
+ Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Khuyến
+ Khẳng định thành tựu và đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến trong phƣơng diện sáng tạo hình tƣợng nghệ thuật.
- Phạm vi tƣ liệu:
+ Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb
Văn học, Hà Nội, 1982.
+ Bùi Văn Nguyên (1989), “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm” (Tập I),
Bạch Vân quốc ngữ thi tập, NXB Giáo Dục. Hà Nội.
+ Nhiều tác giả, Thơ văn Nguyễn Khuyến. Nxb Văn Học, 1971
+ Nguyễn Văn Huyền (Chủ biên), Nguyễn Khuyến – Tác phẩm. Nxb
Khoa Học Xã Hội, 1984
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu khoa học đã có, luận văn hƣớng
đến nghiên cứu một cách cụ thể và hệ thống về đặc điểm và chức năng biểu
đạt nội dung – tƣ tƣởng của hệ thống hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.


10

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để triển khai đề tài “Hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến”, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên
cứu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để tiến hành khảo sát, thống kê
và phân loại hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Khuyến
5.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để so sánh giá trị biểu đạt nghệ
thuật của hai hệ thống hình tƣợng: Loại hình tƣợng vốn là những ƣớc lệ nghệ
thuật có sẵn và loại hình tƣợng bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống trong
thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến
5.3. Phương pháp phân tích, đánh giá
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này với mục đích phân tích, đánh giá để
làm sáng rõ các luận điểm, nội dung nghiên cứu trong các chƣơng của luận văn
5.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khái quát nội dung nghiên
cứu ở các chƣơng, mục luận văn để làm sáng tỏ đối tƣợng và mục đích nghiên
cứu của đề tài luận văn.
6. Đóng góp của luận văn:
- Hệ thống lại một số khái niệm về: Hình tƣợng nghệ thuật; hình tƣợng
trong tác phẩm văn học; hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nơm Đƣờng luật.
- Tìm hiểu đặc điểm và chức năng biểu đạt nội dung – tƣ tƣởng của hệ
thống hình tƣợng vốn là những ƣớc lệ nghệ thuật có sẵn, khn sáo trong thơ
Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.


11

- Tìm hiểu đặc điểm và chức năng biểu đạt nội dung – tƣ tƣởng của hệ

thống hình tƣợng nghệ thuật bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống trong
thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
- Khẳng định tài năng nghệ thuật và đóng góp của Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Khuyến trong dịng TNĐL nói riêng, trong nền văn học dân
tộc nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật khuôn sáo, ƣớc lệ trong
thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.
Chương 3: Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực đời
sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến.


12

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Hình tƣợng nghệ thuật là một loại phƣơng tiện đặc thù của nghệ thuật
đƣợc ngƣời nghệ sĩ sáng tạo để phản ánh cuộc sống bằng những hình thức cụ
thể, sinh động và cảm tính, qua đó nhằm lí giải và khái quát về đời sống, đồng
thời thể hiện cái nhìn gắn với tƣ tƣởng, tình cảm trƣớc cuộc đời. Hình tƣợng
nghệ thuật là những hình ảnh của cuộc sống đƣợc ngƣời nghệ sĩ khái quát
thành những bức tranh qua sự quan sát và trí tƣởng tƣợng bằng những phƣơng
thức tái hiện và tái tạo. Xung quanh khái niệm về hình tƣợng nghệ thuật, có
nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu, các nhà mĩ học, nhà lí luận phê bình
văn học đã đƣợc nêu ra.

Từ thời cổ đại, các nhà triết học - mĩ học Hi Lạp đã nói đến phƣơng thức
tái hiện của nghệ thuật với hiện thực đời sống. Aristot cho rằng "Nghệ thuật là
sự bắt chƣớc" và là sự "mô phỏng tự nhiên". Sự "bắt chƣớc" hay "mô phỏng"
theo quan niệm của nhà mĩ học Hi Lạp cổ đại đƣợc hiểu là sự phản ánh lại
những bức tranh của hiện thực đời sống và của giới tự nhiên, sự tái hiện lại
khách thể bằng những hình ảnh trực quan và cảm tính. Nhƣ vậy, dù chƣa nêu
trực tiếp về khái niệm hình tƣợng nghệ thuật, song quan niệm của Aristot đã
chỉ ra rằng nghệ thuật là sự tái tạo cuộc sống thơng qua những hình tƣợng.
Biêlinxki, nhà lí luận phê bình văn học ngƣời Nga thế kỉ XIX đã phân
biệt rất rõ về phƣơng thức nhận thức và phản ánh cuộc sống của các lĩnh vực
khoa học, triết học, tơn giáo và nghệ thuật. Ơng chỉ ra rằng "… Nhà thơ đƣợc
trang bị bằng sự miêu tả sinh động, đậm nét về hiện thực, tác động vào trí
tƣởng tƣợng các độc giả của mình, phơi bày trong một bức tranh" và sự miêu
tả ấy luôn gắn liền với những tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sĩ, bởi vì "Nhƣ một hạt


13

giống vơ hình, tƣ tƣởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ, và từ mảnh đất màu mỡ ấy,
nó triển khai và phát triển thành một hình thức xác định, thành các hình tƣợng
tràn đầy vẻ đẹp và sức sống, và cuối cùng là một thế giới hoàn toàn đặc thù,
nhất qn".[10 ; tr. 115]
Theo đó ta hiểu rằng hình tƣợng nghệ thuật là những bức tranh của
hiện thực đời sống đƣợc ngƣời nghệ sĩ quan sát, cảm nhận và miêu tả bằng
những phƣơng tiện nghệ thuật gắn với sự thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của
ngƣời nghệ sĩ trong mối quan hệ với hiện thực ấy.
Theo sách Từ điển Tiếng Việt, Hồng Phê giải nghĩa: Hình tƣợng là "sự
phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dƣới hình thức những
hiện tƣợng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính"
[35 ; tr.443].

Đây là khái niệm mang tính giải nghĩa theo góc độ của từ điển học,
trong đó tác giả đã chỉ ra đƣợc những đặc điểm quan trọng của hình tƣợng là
tính cụ thể, sinh động, tính điển hình và khả năng tác động trực tiếp bằng cảm
tính đến con ngƣời. Tuy nhiên, khái niệm này chƣa nói lên đƣợc thuộc tính
quan trọng nhất của hình tƣợng là sự tái tạo hiện thực theo sự sáng tạo của
ngƣời nghệ sĩ.
Sách Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán chủ biên) nêu khái niệm:
Hình tƣợng nghệ thuật là "sản phẩm của phƣơng thức chiếm lĩnh, thể hiện và
tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật" [15; tr.122].
Cũng nhƣ khái niệm của Hồng Phê, khái niệm của Lê Bá Hán xem
hình tƣợng là sản phẩm nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, nghĩa là đã
nói lên đƣợc thuộc tính về sự sáng tạo của hình tƣợng. Tuy nhiên, khái niệm
này lại khơng nói rõ những đặc điểm cơ bản của hình tƣợng mà mới chỉ dừng
ở mức độ khái quát là sản phẩm mang tính nghệ thuật.
Trong sách Lí luận văn học (Phƣơng Lựu chủ biên) thì cho rằng: Hình
tƣợng nghệ thuật (tiếng Nga: khudojestvennyi obraz; tiếng Anh: image) là


14

"Sản phẩm của phƣơng thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy
luật của tƣởng tƣợng, hƣ cấu nghệ thuật" [28, tr 146].
Khái niệm này có điểm tƣơng đồng với khái niệm của các tác giả Từ
điển thuật ngữ văn học ở chỗ đều xem hình tƣợng nghệ thuật là sản phẩm
của phƣơng thức tái hiện và tái tạo hiện thực. Tuy nhiên, các tác giả bổ sung
nói rõ hơn về phƣơng thức đó là có sự tƣởng tƣợng và xem nó là khách thể
của trí tƣởng tƣợng đó: "Hình tƣợng nghệ thuật là các khách thể đời sống
đƣợc nghệ sĩ tái hiện bằng tƣởng tƣợng sáng tạo trong những sáng tác nghệ
thuật" [ 28 ; tr 147].
Cùng với việc nêu khái niệm, các tác giả của cuốn sách đã phân tích

rất cụ thể các đặc tính của hình tƣợng nghệ thuật, nhƣ: sự tồn tại khách quan
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của tác giả; là sản phẩm sáng tạo
mang tính cảm tính về khách thể; tính tạo hình và khả năng biểu hiện các
phƣơng diện ý nghĩa trong việc phản ánh hiện thực khách quan và tƣ tƣởng
tác giả; tính cụ thể và tính khái quát… Nhƣ vậy, trong các khái niệm đƣợc
nêu ra thì khái niệm mà sách Lí luận văn học nêu ra là có tính tồn diện và cụ
thể hơn cả, bởi vì nó vừa nêu lên đƣợc bản chất vừa chỉ ra đƣợc những biểu
hiện cơ bản của hình tƣợng nghệ thuật.
Để mỗi hình tƣợng đƣợc tái hiện và tồn tại, ngƣời nghệ sĩ phải sử
dụng những phƣơng tiện vật chất cụ thể nhƣ: ngôn từ (văn học), âm thanh (âm
nhạc), màu sắc, đƣờng nét (hội họa), lời nói, hành động (sân khấu),… Nhờ
đó, khi khám phá nghệ thuật, ngƣời ta không những đƣợc cảm thụ, thƣởng
thức cái đẹp, đƣợc tiếp cận với nguồn tri thức vô hạn của nhân loại mà đồng
thời, qua đó ngƣời ta cịn đƣợc tiếp nhận những chân lí về đời sống. Đây
chính là biểu hiện đỉnh cao của hình tƣợng, là cái đích mà bất cứ ngƣời nghệ
sĩ nào trong suốt cuộc đời theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật, theo đuổi cái đẹp,
cái hồn mĩ của mình cũng muốn đạt đƣợc Nhƣ vậy, hình tƣợng nghệ thuật là
một bản thể của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.


15

Trên cơ sở những khái niệm đã đƣợc trình bày, chúng tôi xin đƣợc
nêu khái niệm nhƣ một cách hiểu về hình tƣợng nghệ thuật nhƣ sau:
Theo nghĩa rộng: Khái niệm hình tƣợng chỉ đặc điểm chung về
phƣơng thức phản ánh đời sống của tất cả các loại hình nghệ thuật, để phân
biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái ý thức xã hội khác.
Theo nghĩa hẹp: Khái niệm hình tƣợng đƣợc dùng trong phạm vi tác
phẩm, chủ yếu là hình tƣợng cụ thể về một con ngƣời, một tập thể ngƣời, một
con vật, đồ vật hay một cảnh sắc thiên nhiên, một cảnh sinh hoạt lao động

thƣờng ngày,… Tất cả mọi thứ dù tầm thƣờng nhất khi đi vào nghệ thuật đều
có thể trở thành hình tƣợng, một khi nó mang trong mình những quan niệm
sống, những trải nghiệm về cuộc đời, những triết lý nhân sinh sâu sắc.
1.1.2. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tƣợng nghệ thuật chính là các
khách thể đời sống đƣợc nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những
tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của
hình tƣợng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho ngƣời ta có thể
ngắm nghía, thƣởng ngoạn, tƣởng tƣợng. Đó có thể là một đồ vật, một phong
cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội đƣợc cảm nhận” [15 ; tr. 147].
Theo cách hiểu này, hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học là
một khách thể tinh thần đặc thù bởi nó tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của
nhà văn, độc lập với ý muốn của ngƣời đọc; nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần
của con ngƣời. Hình tƣợng nghệ thuật gợi ra một thực thể toàn vẹn, sống
động nhƣ thật, có diện mạo riêng, cá biệt, đặc thù, khơng giống nhau. Nó cịn
là một loại kí hiệu đặc biệt để nhà văn thể hiện quan điểm, gửi gắm tƣ tƣởng
của mình vào đời sống. Hơn thế, hình tƣợng nghệ thuật là một quan hệ xã hội
thẩm mĩ với tính tạo hình và biểu hiện, tính nghệ thuật.
Cụ thể hơn, hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm văn học có thể là
một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội đƣợc cảm


16

nhận. Nhƣng nói đến hình tƣợng nghệ thuật trong văn học, ngƣời ta thƣờng
nghĩ tới hình tƣợng con ngƣời với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong
phú nhƣ: hình tƣợng ngƣời nơng dân, hình tƣợng ngƣời phụ nữ, hình tƣợng
ngƣời anh hùng...Có khi đó là hình tƣợng nghệ thuật cụ thể nhƣ hình tƣợng
nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, hình tƣợng
Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” bất hủ... Nhƣ vậy, hình tƣợng nghệ

thuật chính là yếu tố kết tinh giá trị tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả, là nhân vật
trung tâm của tác phẩm văn học với những đặc điểm cơ bản:
Xuất hiện nhƣ một yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học, hình tƣợng
nghệ thuật với tƣ cách là phƣơng thức tồn tại của nghệ thuật sẽ xác định đặc
trƣng trọn vẹn của nghệ thuật. Chính là qua những hình tƣợng nghệ thuật
sống động, các mặt đối tƣợng và nội dung chính của tác phẩm văn học sẽ
đƣợc bộc lộ một cách trọn vẹn trong sự kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Bởi
lẽ, hình tƣợng nghệ thuật chính là phƣơng tiện thể hiện tập trung ý đồ tác giả,
các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật. Thiếu hình tƣợng, tác phẩm
văn học khơng thể tồn tại đƣợc. Nói cách khác, trong tác phẩm văn học, hình
tƣợng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà văn, làm cho văn bản ngôn từ
trở thành văn bản nghệ thuật. Lịch sử văn học xƣa nay không hề giản đơn là
để lại các văn bản ngôn từ, mà qua đó để lại các thế giới hình tƣợng nghệ
thuật. Hơn nữa, văn bản tác phẩm văn học lại cịn đƣợc xây dựng theo ngun
tắc hình tƣợng. Lời văn của tác phẩm tự sự, trữ tình là lời văn của nhân vật
ngƣời trần thuật và nhân vật trữ tình. Lời thoại trong kịch phụ thuộc vào nhân
vật và xung đột kịch. Tùy theo cách hình dung về các nhân vật ấy, theo tính
cách và tình cảm của chúng mà ta có các văn bản với màu sắc khác nhau. Khi
sáng tác văn bản, nhà văn nhìn vào hình tƣợng nhân vật, phong cảnh trong
tâm trí mà miêu tả chúng, từ dáng điệu, cử chỉ đến lời ăn tiếng nói, tính cách,
cá tính của nhân vật, cho đến màu sắc, âm thanh của phong cảnh. Hình tƣợng
nghệ thuật đó đã trở thành cái thực tại nghệ thuật trong văn bản, là cái ngữ
cảnh nội tại để hiểu lời văn của văn bản.


17

1.1.3. Hình tượng nghệ thuật trong thơ Nơm Đường luật
Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngơn từ làm chất
liệu để xây dựng hình tƣợng. Hình tƣợng nghệ thuật là hình tƣợng ngơn từ.

Thơng qua hình tƣợng ngôn từ, tác phẩm đem đến cho ngƣời đọc:
“Không phải là bức tranh đời sống đứng yên mà luôn ln sống động,
lung linh, huyền ảo, vừa vơ hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy nhƣ
mặt trăng đáy nƣớc, bóng ngƣời trong gƣơng, nhƣ khơng gian vốn ba chiều
nay thu lại trong không gian hai chiều của hội hoạ, nhƣ một mái chèo trên hai
thƣớc chiếu sân khấu mà tác giả đã vẫy vùng trƣớc đại dƣơng” [34 ; tr, 144].
Tuy đƣợc chuyển mã từ các thể loại văn học chữ Hán nhƣng thơ Nôm
Đƣờng luật (TNĐL) có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trung đại
Việt Nam trên cả hai phƣơng diện: lý luận và thực tiễn. Sự ra đời của TNĐL
đã tạo nhiều thuận lợi cho “Mấy kẻ tư văn người đất Việt” (Nguyễn Trãi)
truyền tải những nội dung của đời sống, gửi gắm những tâm trạng vui buồn và
hơn thế, khẳng định ý thức về một nền văn học quốc ngữ mang đậm bản sắc
dân tộc.
Cũng nhƣ thơ chữ Hán, thơ Nơm Đƣờng luật (TNĐL) có hệ thống
hình tƣợng nghệ thuật riêng của mình. Trong tác phẩm “Thơ Nơm Đƣờng
luật”, nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn đã phân hình tƣợng nghệ thuật TNĐL
thành hai hệ thống:
Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật đƣợc tạo nên bởi những ƣớc lệ nghệ
thuật có sẵn trong tƣ tƣởng, quan niệm.
Hệ thống hình tƣợng nghệ thuật là những ƣớc lệ nghệ thuật bắt nguồn
trực tiếp từ hiện thực đời sống [41 ; tr. 26].
Dựa vào cách phân chia này, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi
nhận thấy, tƣơng ứng với hai hệ thống hình tƣợng nghệ thuật này là hai thời
kỳ phát triển khác nhau của thơ Nôm Đƣờng luật. Hệ thống thứ nhất chủ yếu
gắn liền với hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,


×