Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đinh, thị thanh bình thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập điêu tàn của chế lan viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.9 KB, 65 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
---000---

ĐINH THị THANH BìNH

THế GIớI HìNH Tượng nghệ thuật
trong tập điêu tàn của
chế lan viên

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà NộI 2009

Đinh Thị Thanh Bình

-1-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa Ngữ văn
---000---

ĐINH THị THANH BìNH

THế GIớI HìNH Tượng nghệ
thuật trong tập điêu tàn của
chế lan viên

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Vũ Văn Ký

Hà NộI 2009

Đinh Thị Thanh Bình

-2-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lời cảm ơn


Trong quá trình thực hiện khoá luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
nhiệt tình và chu đáo của Ths. Vũ Văn Ký - Giảng viên tổ văn học Việt Nam
cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm
Hà Nội 2.
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô, đặc biệt là Ths. Vũ Văn Ký.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khoá luận chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Tác giả khoá luận rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009
Tác giả khoá luận

Đinh Thị Thanh Bình

Đinh Thị Thanh Bình

-3-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan:
Khóa luận Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập Điêu tàn của

Chế Lan Viên là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của
những người đi trước, tham khảo các tài liệu liên quan, dưới sự hướng dẫn
khoa học của Ths. Vũ Văn Ký.
Khoá luận không sao chép từ một tài liệu, công trình nào có sẵn.
Kết quả khoá luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu
về tác giả Chế Lan Viên.
Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2009
Tác giả khoá luận

Đinh Thị Thanh Bình

Đinh Thị Thanh Bình

-4-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mục lục

Mở đầu

1

1. Lý do chọn đề tài

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2

3. Mục đích nghiên cứu

4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5

6. Phương pháp nghiên cứu

5

7. Đóng góp của khoá luận

5

8. Bố cục khóa luận

6

Nội dung


7

Chương 1: Chế Lan Viên và những chặng đường thơ

7

1.1. Tác giả Chế Lan Viên

7

1.2. Những chặng đường thơ Chế Lan Viên

9

1.2.1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám

9

1.2.2. Thơ Chế Lan Viên chặng 1945-1975

11

1.2.2.1. Thời kỳ những năm kháng chiến chống Pháp

11

1.2.2.2. Thời kỳ sau hoà bình lặp lại và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở 12
miền Bắc
1.2.2.3. Thơ Chế Lan Viên những năm chống Mỹ


13

1.2.3. Thơ Chế Lan Viên sau 1975 và những năm cuối đời

14

Chương2: Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm

17

nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên
2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật

Đinh Thị Thanh Bình

17

-5-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên

18


2.2.1. Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám

18

2.2.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám

19

2.2.3. Sau 1975 và những năm cuối đời

20

2.3. Sự chi phối của quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên.

22

2.3.1. Trước cách mạng tháng Tám

22

2.3.2. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

25

2.3.3. Sau 1975 và những năm cuối đời

27

Chương 3: Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn


30

3.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật

30

3.2. Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn

33

3.2.1. Hình tượng vương quốc Chiêm Thành trong quá khứ

35

3.2.2. Hình tượng vương quốc Chiêm Thành trong hiện tại

38

3.2.2.1. Những tháp Chàm đổ nát: nước Chàm trong cõi chết

38

3.2.2.2. Hình tượng muôn dân Chiêm Thành: bóng ma, sọ dừa, xương 41
trắng
3.2.2.3. Hình tượng người Chiêm nữ

45

3.2.2.4. Hình tượng thiên nhiên


47

3.3.3. Hình tượng cái tôi trữ tình tác giả

50

3.3.3.1. Cái tôi buồn sầu, chán nản

50

3.3.3.2. Cái tôi hư vô, siêu hình

53

Kết luận

56

Danh mục tài liệu tham khảo

58

Đinh Thị Thanh Bình

-6-

Khoa Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Viết về Chế Lan Viên, Hoài Thanh đã nhận xét: con người này là
người của trời đất bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo
được [5, 288]. Còn Nguyễn Văn Hạnh viết: anh luôn đi song hành với
cuộc sống, với thời đại, anh mải mê tìm tòi, anh muốn thử sức, muốn bộc lộ
mình ở tất cả giọng điệu, ở mọi cung bậc, sắc thái, (). Giọng cao là anh,
giọng trầm cũng là anh. Súc tích, cổ điển, truyền thống mà rất mực phóng
túng, hiện đại cũng đủ cỡ khó mà đoán trước được. () Anh là nhà thơ đầy
bản lĩnh, mở những đường mới cho thi ca hiện đại [3, 14].
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, nhà hoạt động văn hoá có vị trí
quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên gần như
bao trùm lên cả thế kỷ XX trong cả chiều dài và bề sâu của nó. Ông gắn Đời
và Thơ mình với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, đồng thời luôn thể hiện khát
khao sáng tạo của một bản lĩnh, một tâm hồn thi sĩ. Chế Lan Viên thuộc
trong số không nhiều những nhà thơ mà sự sáng tạo không chỉ làm giàu cho
hiện tại mà còn tạo lực thúc đẩy cho quá trình vận động văn học, có ý nghĩa
gieo giống cho mùa sau [1, 20].
Chế Lan Viên phát biểu những quan niệm về thơ, về nghề văn, về văn
nghệ sĩ có ý nghĩa thật sâu sắc. Ông đã có mặt trong lịch sử văn học như một
tính cách, một cá tính sáng tạo mạnh mẽ và độc đáo. Chế Lan Viên là một
nhà thơ không yên ổn, anh không yên ổn trong trăn trở sáng tác của mình. Và
cũng mang đến sự không yên ổn trong tình hình thơ chung [1, 684].

Đinh Thị Thanh Bình


-7-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Quá trình sáng tác thơ của ông là sự sáng tạo không ngừng và tìm tòi
không mệt mỏi. Chế Lan Viên thu hút tinh hoa của nhiều nền thơ vào thơ
mình mà không làm mất bản sắc riêng, bản sắc dân tộc [1, 637]. Thơ Chế
Lan Viên đậm đặc tư tưởng và tìm tòi mới lạ mà lại gần gũi bởi đó là những tư
tưởng gắn bó với cuộc đời rộng lớn, chắt lọc kết tinh từ trí tuệ của dân tộc và
nhân loại, từ tài năng, tâm hồn, công phu lao động không mệt mỏi của nhà
thơ. Khi tìm hiểu những quan niệm, những tư tưởng ấy sẽ giúp người đọc có
cái nhìn sâu sắc và toàn diện về sự nghiệp thơ ca Chế Lan Viên, đồng thời tích
lũy được những kiến thức về văn học, cách nhìn nhận cuộc sống nhiều vẻ.
Trước cách mạng tháng Tám, cùng với quan niệm nghệ thuật khác lạ
về thơ, về thi sĩ, Điêu tàn đã đột ngột ra đời giữa làng văn học Việt Nam như
một niềm kinh dị. Điều gì đã khiến nhiều người thảng thốt giật mình, điều gì
đã làm cho Điêu tàn trở thành lẻ loi và bí mật? Đó chính là ở nội dung tập thơ,
mà nội dung ấy được thể hiện qua thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu
tàn. Thế giới hình tượng nghệ thuật độc đáo và khác lạ đó được xây dựng bởi
quan niệm nghệ thuật được coi là tuyên ngôn của trường thơ Loạn. Với quan
niệm nghệ thuật ấy, tác giả Điêu tàn đã vẽ nên bức tranh kì lạ và bí mật
như thế nào? Khoá luận của chúng tôi xin được đi tìm hiểu thế giới hình tượng
nghệ thuật mà Chế Lan Viên khắc hoạ trong Điêu tàn dưới sự chi phối của
quan niệm nghệ thuật để trả lời cho câu hỏi đó.

Trên đây là nguyên nhân chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài khoá
luận: Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập Điêu tàn của Chế Lan Viên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu Điêu tàn của Chế Lan Viên không phải là vấn đề hoàn toàn
mới mẻ. Đi vào khai thác tìm hiểu ở một số phương diện khác nhau, đã có
nhiều bài viết, công trình, ý kiến xung quanh tập thơ này.

Đinh Thị Thanh Bình

-8-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hoài Thanh - Hoài Chân trong bài Chế Lan Viên in trong Thi nhân Việt
Nam cho rằng : dù không phải người họ Chế nhưng Chế Lan Viên vẫn là một
nhà thơ Chiêm Thành. Các tác giả nhận xét: Quyển Điêu tàn đã đột ngột
xuất hiện ra giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị. Nó dựng lên một
thế giới đầy sọ dừa, xương máu cùng yêu ma.
Lê Thiều Quang với Cảm tưởng của tôi khi đọc Chế Lan Viên in trên
Tao đàn, số 5, tháng 5, 1939 đánh giá tập Điêu tàn là công trình sáng tác của
một trí tưởng tượng mênh mang, không bờ bến. Điêu tàn mới lạ quá đến làm
ngạc nhiên và làm ngờ vực nhiều người nhờ trí tưởng tượng không thường của
tác giả.
Theo Hoàng Diệp, trong Điêu tàn có hai Chế Lan Viên, đọc Điêu tàn
cần hiểu theo hai thể cách. Có một Chế Lan Viên qua hình ảnh tháp Chàm chơ

vơ, nét mặt bí ẩn, buồn thảm. Một Chế Lan Viên thứ hai tỏa rộng như hơi, bay
theo gió, theo mây ngàn phương. Điêu tàn là sự thoát ra cõi ta để tìm về với
cái ta. Những điều này được viết trong Điêu tàn - Thoát ra cõi ta để tìm về với
cái ta in trong Chế Lan Viên - thi sĩ tiền chiến. Khai Trí, Sài Gòn 1969
Tác giả Vũ Tuấn Anh trong Chế Lan Viên - một tâm hồn, một chân
dung văn hóa được in trong sách Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm lại cho
rằng, bao trùm lên tập thơ là nỗi chán chường tuyệt vọng của thi nhân. Trong
bi kịch tinh thần của nhà thơ có bi kịch của dân tộc, nỗi buồn của thời đại.
Nguyễn Minh Vỹ trong: Đọc lại Điêu tàn - tập thơ đầu của Chế Lan
Viên đăng trên tạp chí Văn học, số 1, 1988 lại cho rằng nguyên nhân cốt yếu
tác động đến Chế Lan Viên để sản sinh ra Điêu tàn không chỉ đơn giản là
những di tích Chàm mà là cuộc sống trước mắt bấy giờ, cuộc sống của dân tộc
Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Cơ sở của nỗi niềm suy tư, yêu, ghét, nhớ
nhung, thương tiếc chính là yêu nước, yêu giống nòi Việt. Không phải Chế

Đinh Thị Thanh Bình

-9-

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lan Viên viết Điêu tàn cho dân tộc Chàm mà viết cho chính dân tộc Việt Nam
trên bờ vực thẳm.
Khía cạnh khác, Hà Minh Đức với Điêu tàn và tâm hồn thơ Chế Lan
Viên đăng trên tạp chí Văn học số 10, 1996 có nhận định: Chế Lan Viên có

những suy nghĩ sâu sắc về cái tôi trước cuộc đời. Nói nhiều đến tồn tại và chết
chóc, quá khứ, hiện tại, tuyệt vọng, mong ước, Chế Lan Viên không khỏi tự
đặt câu hỏi về chính bản thân, về sự tồn tại. Điêu tàn miêu tả cái tôi trữ tình
năng động, nhưng lại rơi vào bi kịch không có khả năng nhận thức lí giải cuộc
sống.
Trong Điêu tàn - niềm bi hận của Chế Lan Viên, đăng trên tạp chí Văn
học, số 11, 1998 Hồ Thế Hà cho rằng ở Điêu tàn từ quan niệm khách thể thẩm
mỹ mang tính tưởng tượng, hư cấu, siêu hình và chủ thể sáng tạo mang tính
cực đoan, thần bí, quái đản được chỉ đạo bởi tư duy tôn giáo, siêu thực, Chế
Lan Viên đã hình thành tư duy triết lí, suy tưởng.
Theo giáo sư Trần Đình Sử, Chế Lan Viên đi tìm cái đẹp không phải
trong cái chân, cái thiện mà tìm trong hư ảo với Điêu tàn. Điều này được
ông khẳng định trong: Đôi điều về mỹ học của nhà thơ Chế Lan Viên đăng
trên báo Văn nghệ số 26, năm 1999.
Nguyễn Xuân Nam trong lời giới thiệu tuyển tập Chế Lan Viên tập I
cho rằng nguyên nhân để Chế Lan Viên sáng tác Điêu tàn là do tác động của
những di tích Chàm, những chuyện dị thường về người Chàm. Đồng thời cũng
cho rằng Điêu tàn phần nào cũng có thể làm cho một số người biết suy nghĩ
nhớ lại thân phận đích thực của mình và bài học lịch sử.
Các tài liệu dẫn trên đã cho thấy nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu
đã tìm hiểu Điêu tàn ở những góc độ khác nhau. Điều đó tạo điều kiện thuận
lợi giúp người đọc tiếp cận tập thơ ở nhiều khía cạnh cả về nội dung và hình
thức.

Đinh Thị Thanh Bình

- 10 -

Khoa Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tùy theo quan niệm và sở thích cá nhân
mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề trong Điêu tàn. Đặc biệt, do
khuôn khổ của các bài đăng báo hay tham gia hội thảo, các tác giả chỉ nêu vấn
đề, cảm nhận của mình mà chưa đi sâu vào làm rõ nhận xét qua toàn bộ Điêu
tàn.
Kế thừa ý kiến người đi trước chúng tôi đi sâu vào Thế giới hình tượng
nghệ thuật trong Điêu tàn, mong sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tập thơ đầu tay
của Chế Lan Viên, đồng thời góp phần tìm hiểu sự nghiệp thi ca của ông.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn, khoá luận
hướng tới các mục đích sau:
Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ
thuật đến sáng tác thi ca của Chế Lan Viên.
Khảo sát thế giới hình tượng nghệ thuật thơ Chế Lan Viên qua tập Điêu
tàn.
Trên cơ sở đó, đánh giá tập Điêu tàn trong hành trình thơ Chế Lan
Viên.
Góp phần vào việc giảng dạy, học tập tác phẩm văn học, tác phẩm thơ
nói chung và thơ ca Chế Lan Viên nói riêng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài trên, khóa luận triển khai theo các nội dung sau:
Chương 1: Tìm hiểu tác giả Chế Lan Viên và những chặng đường thơ.
Chương 2: Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm
nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên.
Chương 3: Tìm hiểu thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn.

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đinh Thị Thanh Bình

- 11 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tập trung vào tập Điêu tàn rút từ Chế Lan Viên toàn tập - tập 2, Nxb
Văn học 2002.
Khi cần thiết, có sự mở rộng, liên hệ với các sáng tác của Chế Lan
Viên và các sáng tác của nhà thơ khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp phân tích văn học
7. Đóng góp của khoá luận
Về mặt khoa học: khóa luận góp phần tìm hiểu, nghiên cứu tập Điêu tàn
ở khía cạnh thế giới hình tượng nghệ thuật, tìm hiểu sự chi phối của quan
niệm nghệ thuật đến thơ ca Chế Lan Viên, mà trực tiếp ở tập Điêu tàn.
Về mặt thực tiễn: khóa luận góp phần cung cấp những tài liệu cho bạn
đọc yêu thơ Chế Lan Viên, cho người trực tiếp giảng dạy, học tập tìm hiểu về
Chế Lan Viên và các sáng tác của ông, đặc biệt là tập Điêu tàn.
8. Bố cục khóa luận
Khóa luận chia thành 3 phần: mở đầu, nội dung chính, kết luận.

Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Chế Lan Viên và những chặng đường thơ. (từ trang 7 đến
trang 16)
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ
thuật trong thơ Chế Lan Viên. (từ trang 17 đến trang 29)
Chương 3: Thế giới hình tượng nghệ thuật trong Điêu tàn (từ trang 30
đến trang 55)
Ngoài ra, khóa luận còn có mục lục, danh mục tài liệu tham khảo.

Đinh Thị Thanh Bình

- 12 -

Khoa Ngữ văn


Khãa luËn tèt nghiÖp

§inh ThÞ Thanh B×nh

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

- 13 -

Khoa Ng÷ v¨n


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

NộI DUNG
CHƯƠNG 1

CHế LAN VIÊN Và NHữNG CHặNG ĐƯờng thơ

1.1. Tác giả Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23/10/1920 trong
một gia đình viên chức nghèo ở Cam Lộ, Quảng Trị. Năm 1927 gia đình
chuyển vào An Nhơn, Bình Định.
Chế Lan Viên làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi - thời kỳ đang sống và đi học ở
huyện lỵ An Nhơn. Ông có thơ, truyện ngắn đăng trên các báo Tiếng trẻ,
Khuyến học, Phong hoá từ những năm 1935, 1936. Chế Lan Viên cùng Hàn
Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn lập nhóm thơ Bình Định nổi tiếng và tạo một
dấu ấn độc đáo cho Thơ mới đương thời. Khi tập Điêu tàn ra đời 1937, ông
mới 17 tuổi và đang là học sinh năm thứ 3 trường trung học Quy Nhơn, dư
luận đã đặc biệt chú ý đến nhà thơ trẻ tài năng và đặc sắc này.
Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, rồi vào Sài Gòn làm báo,
ra Thanh Hoá, quay về Huế dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng
sao và sau đó viết tập bút ký triết luận Gai Lửa.
Chế Lan Viên tham gia cách mạng tháng Tám tại Quy Nhơn, sau đó ra
Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy
Anh, , viết bài cho báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ
và báo chí ở Liên khu 4 và chiến trường Bình Trị Thiên. Tháng 7/1949 Chế
Lan Viên được kết nạp vào Đảng. Những bài thơ Chế Lan Viên sáng tác trong
thời kỳ kháng chiến được tập hợp trong tập Gửi các anh (in 1955), thể hiện sự
chuyển biến quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật.

Đinh Thị Thanh Bình


- 14 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Sau 1954, ông về sống tại Hà Nội. Tập thơ ánh sáng và phù sa (1960)
là một thành công độc đáo, đánh dấu bước phát triển mới của thơ Chế Lan
Viên.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, thơ Chế Lan Viên đã
đạt nhiều thành tựu mới với các tập thơ Hoa ngày thường - chim báo bão
(1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973) mang đậm chất
chính luận, sử thi bên cạnh chất trữ tình đằm thắm của cuộc sống đời thường.
Sau ngày đất nước giải phóng, ông vào sống tại thành phố
Hồ Chí Minh và tiếp tục cho ra đời các tập thơ Hái theo mùa (1977), Hoa trên
đá (1984), Ta gửi cho mình (1986).
Chế Lan Viên là cây bút văn xuôi đặc sắc với các tập bút ký Vàng sao
(1942), Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận (1966), Gìơ của số
thành (1977),. Các tập tiểu luận - phê bình văn học của ông cũng gây tiếng
vang rộng rãi và có tác động tích cực vào đời sống văn học: Vào nghề (1962),
Suy nghĩ và bình luận (1971), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981), Từ gác Khuê Văn
đến quán Trung Tân (1981),
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia lãnh đạo hội
nhà văn Việt Nam, tham dự nhiều diễn đàn văn hóa quốc tế ở Liên Xô, Pháp,
Nam Tư, ấn Độ, Na Uy, Thụy Điển, . Ông là đại biểu Quốc hội các khóa 4,
5, 6, 7.
Chế Lan Viên mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 tại bệnh viện Thống

Nhất.
Sau khi ông mất, những Di cảo thơ của ông được nhà văn Vũ Thị
Thường - vợ nhà thơ sưu tầm, tuyển chọn và xuất bản: Di cảo thơ I in 1992, Di
cảo thơ II in 1993 và được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1994.
Tập Di cảo thơ III xuất bản 1996 và nhiều bài thơ để lại của Chế Lan Viên còn
tiếp tục được sưu tầm, tập hợp.

Đinh Thị Thanh Bình

- 15 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ
thuật năm 1996.
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, một nhà văn hóa đã có đóng góp
to lớn cho nền thơ Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Sống hết mình cùng thời
đại và luôn đứng ở đỉnh cao sáng tạo ông được đánh giá như một nhà thơ
của thế kỷ, một nhà văn hoá. Những định ngữ ấy thật cao quý và hoàn toàn
xứng đáng với đời văn Chế Lan Viên.
1.2. Những chặng đường thơ Chế Lan Viên
Tính đến 1996, Chế Lan Viên đã có 13 tập thơ được công bố với tổng số
1025 bài, trong đó 36 bài thuộc Điêu tàn.
Trước cách mạng tháng Tám, người đọc chỉ chính thức biết đến Điêu
tàn. Bước chuyển của thơ Chế Lan Viên sau cách mạng tháng Tám thể hiện

qua Gửi các anh không mấy thành công rồi đạt độ chín thực sự với ánh sáng
và phù sa.
Chặng đường thơ chống Mỹ, Chế Lan Viên đạt tới đỉnh cao của phong
cách thơ chính luận - triết lí với các tập Hoa ngày thường - chim báo bão,
Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới. Phương hướng ấy tiếp tục ở một số
tập thơ xuất bản sau 1975 như: Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình.
Từ cảm hứng chính luận, thơ Chế Lan Viên chuyển dần sang triết luận.
Sau khi nhà thơ qua đời (1989), 3 tập Di cảo thơ của ông lần lượt được công
bố.
Toàn bộ quá trình sáng tác thơ ca của Chế Lan Viên có thể chia thành 3
chặng:
1.2.1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng Tám:
Điêu tàn xuất bản 1937 khi tác giả của nó đang là cậu học sinh trung
học 17 tuổi, gồm 36 bài thơ. Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã hiện diện trước

Đinh Thị Thanh Bình

- 16 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

thi đàn như một niềm kinh dị, gây một cú sốc đối với kinh nghiệm thơ ca
của công chúng.
Điêu tàn là tiếng khóc não nùng, bi hận về cái đẹp đã chết, là nỗi
chán nản gay gắt thực tại. Chế Lan Viên đi tìm cái thực trong cái ảo, chối từ

thực tại bằng cách ca ngợi nỗi đau buồn, cái chết và hư vô. Tập thơ là một
phản ứng tiêu cực trước hoàn cảnh sống tẻ nhạt, tầm thường, bất như ý. Chế
Lan Viên đã dựng dậy cả vương quốc Chiêm Thành, lấy những bức tranh rực
rỡ, huy hoàng thuở xưa mà đối lập với cảnh điêu tàn hiện tại. Nhưng tất cả chỉ
còn là phế tích, hư vô.
Điêu tàn đã mở ra một khả năng thông cảm thật độc đáo, dù không
phải người họ Chế nhưng Chế Lan Viên vẫn là một nhà thơ Chiêm Thành
như các tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nhận xét. ở Điêu tàn đầy những dự
cảm hãi hùng, rợn ngợp của con người thấy mình cô độc trên con đường vô
tận. Đường về thu trước xa xa lắm - Mà kẻ đi về chỉ một tôi. Nó càng hoang
mang vì không hiểu nổi chính sự tồn tại của mình: Ai bảo giùm: Ta có, có Ta
không?. Tất cả các gương mặt Thơ mới đều bế tắc, nhưng so với các nhà Thơ
mới lớp đầu như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư thì Chế Lan Viên trong Điêu tàn là
nỗi buồn chán tuyệt vọng nhất. Với Điêu tàn, sự khủng hoảng cái tôi Thơ mới
bắt đầu.
Nhìn kĩ, cũng có thể thấy tâm hồn nhà thơ trẻ tuổi chưa hoàn toàn khép
kín trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật. Khi đối lập cái buồn đau với cái tươi
vui, Chế Lan Viên vô tình để lộ niềm lưu luyến quay mặt chẳng quay lòng
trước những vẻ đẹp rực rỡ của buổi xuân về.
ở những bài cuối tập Điêu tàn, Chế Lan Viên hướng cảm hứng sang
triết luận, suy tưởng về cuộc đời bằng cảm xúc tôn giáo - một bước lạc xa hơn
vào cõi siêu hình. Tuy nhiên, từ góc độ sáng tạo nghệ thuật phải nói rằng Điêu
tàn đã phát lộ một hồn thơ mãnh liệt, chứa đựng một nội lực thi ca đáng khâm

Đinh Thị Thanh Bình

- 17 -

Khoa Ngữ văn



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phục. Những hình ảnh kinh dị gây ám ảnh lạ lùng là sản phẩm của trí tưởng
tượng phong phú, sức liên tưởng dồi dào phóng túng. Khả năng suy tưởng đem
lại sức khái quát cho ý tưởng, kết hợp với những phương thức biểu hiện hết
sức linh hoạt, biến hóa là phẩm chất quan trọng của tư duy thơ Chế Lan Viên.
Điêu tàn báo hiệu sự hình thành một phong cách thơ mới lạ, hấp dẫn.
Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã lùi xa về dĩ vãng xa xưa, với những
người đã chết, dẫm chân lên những nấm mồ đầy hài cốt đã tiêu tan [1, 260].
1.2.2. Thơ Chế Lan Viên chặng 1945-1975
1.2.2.1. Thời kỳ những năm kháng chiến chống Pháp
Chế Lan Viên từng tâm sự: cách mạng đến, ông gánh trên vai triệu triệu
nỗi buồn. Điều đó giải thích tại sao so với nhiều nhà văn, nhà thơ khác, quá
trình đổi mới, lột xác của ông vừa khó khăn, vừa chậm chạp. Trong một
thời gian khá dài, Chế Lan Viên sáng tác không nhiều. Có lẽ những suy ngẫm
của ông về quá khứ, về hiện tại, về cuộc đổi mới của dân tộc còn giằng xé,
chưa đủ độ chín để ngân lên thành thơ. Nhưng dù sao, Chế Lan Viên đã đến
với cách mạng.
Chặng đường thơ cách mạng Chế Lan Viên được đánh dấu bằng tập
Gửi các anh gồm 14 bài in năm 1955, gắn với thời kỳ kháng chiến chống Pháp
của dân tộc ta. Đây là tập thơ mang ý nghĩa nhận đường, đánh dấu sự chuyển
biến trong tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhà thơ.
Nguồn cảm hứng của Chế Lan Viên gắn với hiện thực cuộc sống và
những ngày đi theo kháng chiến, gắn bó với nhân dân, đem đến cho thơ những
tình cảm mới.
Thơ ông ở chặng này chủ yếu là sự chuyển đổi từ lối viết cầu kỳ sang
lối viết dung dị, gần gũi với người đọc. Đó là bước khởi đầu quan trọng trong

đời thơ Chế Lan Viên theo xu hướng thơ cách mạng.
Thời kỳ sau hoà bình lặp lại và xây dựng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc:

Đinh Thị Thanh Bình

- 18 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Xuất bản năm 1960, ánh sáng và phù sa là tập thơ có vị trí quan trọng
trong hành trình đi tới cách mạng của Chế Lan Viên. Tập thơ là kết quả đẹp đẽ
của hàng chục năm Chế Lan Viên tự kiên trì cải tạo con người cũ, đau đớn
chật vật tự lột xác để có được cuộc trở về vĩ đại giữa lòng dân tộc.
Tập thơ gồm 69 bài, đề tài khá phong phú, có tình cảm với Đảng, kỷ
niệm thời kỳ kháng Pháp, có chủ đề quốc tế vô sản, có quan niệm về thơ,
nhưng xuyên suốt là nhu cầu tự biểu hiện, là suy tưởng của chính tác giả. Nhu
cầu này gắn với cảm hứng cắt nghĩa sự đổi đời, sự tỉnh ngộ của nhà thơ.
Trong ánh sáng và phù sa có một Chế Lan Viên luôn luôn tự ngoảnh
lại quá khứ, ngoảnh lại là để giã từ những lầm lạc nhưng cũng là để thoả mãn
nhu cầu liên hệ kiểm điểm bản thân của nhà thơ. Trạng thái xót xa, ân hận, sự
xám hối ngậm ngùi làm thành một nét riêng trong tập thơ này.
ánh sáng và phù sa diễn tả sâu sắc, thấm thía cuộc hành trình tìm lại
mình của lớp văn nghệ sĩ tiền chiến. Về mặt xã hội, đó là quá trình giải quyết
mối quan hệ riêng - chung theo yêu cầu cách mạng. Với ánh sáng và phù

sa, cuộc đổi dòng của thơ Chế Lan Viên thật ngoạn mục. Đó không chỉ là
chiến thắng trong cuộc phấn đấu của riêng cá nhân nhà thơ mà còn là chiến
thắng của nền thơ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về nghệ thuật, tập thơ cho thấy sự định hình những nét cơ bản của
phong cách Chế Lan Viên. Chế Lan Viên với ánh sáng và phù sa đã đạt đến
thành công vững chắc về nhiều phương diện. Thơ ông bao quát được nhiều
chủ đề có ý nghĩa xã hội mà thế giới nội tâm vẫn được coi trọng. Ngòi bút nhà
thơ phóng khoáng, uyển chuyển, đa dạng và biến hoá trong giọng điệu, khi
thủ thỉ tâm tình, khi trầm tư suy nghĩ, khi sôi nổi trẻ trung, khi ngậm ngùi xa
xót, Cảm xúc thơ có khi nén chặt, hàm xúc trong các bài tứ tuyệt, có lúc
mở ra bát ngát với những câu thơ tự do kéo dài rất đặc biệt. Tư duy thơ Chế
Lan Viên ở ánh sáng và phù sa kết hợp được cả sự sắc sảo của trí tuệ lẫn cái

Đinh Thị Thanh Bình

- 19 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

ảo diệu của trường liên tưởng phát triển đến độ sung mãn. Hồn thơ ông đạt
được sự hài hòa tuyệt đẹp giữa cảm xúc và tư tưởng.
1.2.2.3. Thơ Chế Lan Viên những năm chống Mỹ
Sau ánh sáng và phù sa, những năm tháng hào hùng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước đã kích thích hồn thơ Chế Lan Viên mở rộng. Một
loạt tập thơ mang tinh thần nhập cuộc chiến đấu của nhà thơ - chiến sĩ ra

đời: Hoa ngày thường - chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc
(1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ đại (1975). Mạch thơ này còn chảy tràn
tới cả mấy tập thơ xuất bản sau ngày đất nước toàn thắng: Hái theo mùa
(1977), Hoa trên đá (1984). Hoàn thành cuộc hành trình từ cái tôi cô đơn lạc
lõng trở về giữa lòng dân tộc ấm áp, yêu thương, Chế Lan Viên khao khát
được hiến dâng cho niềm tin mới. Biến cố lịch sử trọng đại đã tạo cơ hội cho
ông bộc lộ hết tiềm năng của ngòi bút mình. Bám sát các vấn đề thời sự, lấy
hiện thực chiến tranh làm chất liệu, Chế Lan Viên đặt cho thơ mình yêu cầu
trước hết là kịp thời, cập nhật. Ông phản ứng nhanh nhạy với các luận
điệu, luận thuyết của kẻ thù (Thời sự hè 72, Bình luận, Trận tuyến này cao
hơn cả màu da,, Làm Hamlet ở Việt Nam,).
Nguồn cảm hứng mãnh liệt của thơ Chế Lan Viên giai đoạn này là vẻ
đẹp Tổ quốc trên tầm cao thời đại và trong chiều sâu những trang sử hào hùng.
Đi liền với cảm hứng ngợi ca khẳng định Tổ quốc, dân tộc là nhu cầu phủ định
kẻ thù, nhận ra những luận điệu hoa mĩ, xảo quyệt của chúng, bóc trần bản
chất văn hoá tàn bạo của bọn đế quốc.
Mẫn cảm trong nghệ thuật và nhạy cảm trước đời sống, hồn thơ Chế
Lan Viên vừa hướng về hiện thực lớn lao, dữ dội của cuộc kháng chiến, vừa
biết tự cân bằng bằng sự cảm nhận những vẻ đẹp ngày thường. Không say
đắm, nồng nhiệt như Xuân Diệu, nhưng Chế Lan Viên cũng là một người tình
đằm thắm và sâu sắc. Tình yêu trong thơ ông trầm lắng, nhiều suy tư, nhưng

Đinh Thị Thanh Bình

- 20 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

không phải vì thế mà không lôi cuốn. Viết về thiên nhiên, ngòi bút Chế Lan
Viên đem đến cho người đọc những rung cảm thật đẹp - man mác ý vị triết lí,
cảnh đơn sơ, trang nhã, tĩnh tại, có khi rất trẻ trung tinh nghịch.
Có thể nói, từ ánh sáng và phù sa đến những tập thơ sáng tác trong thời
kỳ chống Mỹ cứu nước, từ nhu cầu bộc lộ tâm tình, thơ Chế Lan Viên chuyển
sang nhu cầu biểu hiện hiện thực lớn lao của cách mạng. Phong cách chính
luận - thời sự giữ vị trí chủ đạo. Nhiều bài thơ giống như bài tuỳ bút - thơ. Cấu
trúc nhiều bài thơ mang dáng dấp bài chính luận. Thơ chống Mỹ của ông
mang âm hưởng hào hùng của thời đại. Hình ảnh thơ thường được tạo dựng
bằng suy tưởng, hướng tới ý nghĩa khái quát hơn là biểu hiện cụ thể, ông dùng
lối tư duy lật xới vấn đề, xem xét đối tượng từ nhiều bình diện.
1.2.3. Thơ Chế Lan Viên sau 1975 và những năm cuối đời
Sau 1975, một số tập thơ của Chế Lan Viên được xuất bản như: Hoa
trước lăng Người, Hái theo mùa, Hoa trên đá, Ta gửi cho mình. Sau khi nhà
thơ qua đời (1989), ba tập Di cảo thơ lần lượt được công bố.
Năm 1976, Chế Lan Viên xuất bản tập Hoa trước lăng Người tập hợp
những đoạn thơ viết về bác Hồ. Chế Lan Viên có xu hướng đi sâu vào thế giới
nội tâm của Bác, phát hiện tầm vóc vĩ đại của Người không chỉ từ góc độ
chính trị, đạo đức mà còn từ các góc độ tư tưởng triết học, văn hóa nhân bản.
Có khi ông đặt hình tượng Bác trong cảm hứng về dân tộc, Tổ quốc; có khi
ông soi chiếu mình và thế hệ mình trong phẩm chất cao cả của Bác để bộc lộ
những ăn năn thấm thía. Chế Lan Viên viết về Bác chủ yếu trong nhu cầu đúc
rút chân lý: Bác là Người đi tìm hình của nước, Người thay đổi đời tôi,
Người thay đổi thơ tôi. Có thể nói, Chế Lan Viên đã xây dựng hình tượng bác
Hồ vừa chân thực, vừa giàu ý nghĩa khái quát, vừa thân thuộc, vừa mới lạ nhờ
ông đặt Bác trong nhiều mối quan hệ để suy ngẫm và phát hiện. Tư duy phân


Đinh Thị Thanh Bình

- 21 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

tích và triết luận của ông có sức mạnh kích thích tính năng động cao ở người
đọc.
ở Hoa trên đá, và Ta gửi cho mình, chiếm số lượng lớn hơn là những
bài thơ bộc lộ tâm tình và triết luận về các vấn đề muôn thuở của cõi nhân
sinh. Chế Lan Viên nói nhiều đến kỷ niệm, đến những vui buồn thường nhật
của cuộc sống luôn có hai chiều may rủi. Ông trở lại An Nhơn, đến thăm
Vàm Cỏ Tây, xem Nhảy xạp vùng than, nghe Cô gái Sênh Tiền Cảm
xúc thơ ông lắng lại ở cõi riêng tư với mùi hương ẩn ức, trớ trêu, với tình
yêu cuối, buổi gặp đầu Suy tư, chiêm nghiệm làm cho giọng thơ ông
trầm xuống, phảng phất một nỗi quan hoài.
Di cảo thơ gồm một khối lượng đồ sộ các bài thơ mới ở dạng phác thảo
hoặc đã hoàn chỉnh nhưng chưa công bố khi Chế Lan Viên còn sống. Với 3
tập đã xuất bản, Chế Lan Viên tiếp tục là một nhà thơ phong phú, bí ẩn. Di
cảo thơ không phải hoàn toàn thuộc về giai đoạn sáng tác cuối đời mà trải từ
1936 trở đi. Trong số 558 bài thuộc Di cảo, có tới 309 bài được tác giả viết
vào hai năm 1987, 1988. Trong xu hướng dân chủ hóa ý thức xã hội và dân
chủ hóa nghệ thuật của nước ta thời kỳ đổi mới, nhiều phương diện tư tưởng
trước đây ẩn khuất được Chế Lan Viên công khai hóa. Đầu tiên là tư tưởng
về tính phức tạp của con người. Tiếp đó là nhu cầu được trung thành với mình.

Và người đọc nhận ra có một Chế Lan Viên vừa quen vừa lạ hiện diện qua
một số bài thơ viết về chính mình [1, 423]. Ông cay đắng nhận ra mình đã lạc
mất bản ngã, đã lãng phí thời gian chạy theo những ảo tưởng phù du nên cuối
đời ông ao ước một cuộc trở về với con người của chính mình.
Về mặt nghệ thuật, thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn cuối đời có xu hướng
trình bày những chiêm nghiệm, tổng kết, triết lí nên hình thức thơ ngắn gọn,
dồn nén được sử dụng nhiều hơn. Nhu cầu hướng nội với việc đào sâu vào thế
giới tâm linh đem lại nhiều hình ảnh ảo mang ý nghĩa biểu tượng. Sự thay đổi

Đinh Thị Thanh Bình

- 22 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

rõ nhất là ở giọng điệu thơ. Từ giọng cao xuống giọng trầm, tiếng thơ Chế
Lan Viên mang nhiều âm sắc mới, có cả tin yêu, hi vọng lẫn chua chát, hoài
nghi, cả cay đắng, dỗi hờn lẫn bao dung thanh thản Nói chung, chất giọng
ấy gần với cuộc đời thường nhật.
Có thể nói, Chế Lan Viên là biên - niên - thơ của một người nhưng
cũng là một biên - niên - thơ của Tổ quốc, kể từ khi dân tộc còn nằm dưới
thung lũng đau thương và ngoi lên mà bước tới cánh đồng hoan lạc. Chỉ cần
nhìn vào những chặng đường thơ anh, ta sẽ thấy nhục và vinh, tình yêu và nỗi
đắng cay, lòng căm giận và những mùa trái chín [1, 619].


Đinh Thị Thanh Bình

- 23 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 2

quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của
quan niệm nghệ thuật trong thơ chế lan viên

2.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật
Để tái hiện cuộc sống con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với
nhau, với thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều
họ quan tâm và không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả điều đó tạo
thành cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả
xuất phát để khắc họa hình tượng của những con người và số phận cụ thể, tổ
chức quan hệ của các nhân vật, giải quyết xung đột, xây dựng kết cấu tác
phẩm. Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế
giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi,
mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Quan niệm nghệ thuật là hình thức
bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức
nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ
thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ
thuật [2, 275].

Khác với tư tưởng, quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình
nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần
phải có mang tính chất khuynh hướng khác nhau. Với tính chất công cụ đó,
quan niệm nghệ thuật về thế giới, con người cung cấp một điểm xuất phát để
tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể. Ngoài ra nó còn cung cấp một
cơ sở để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học [2, 274].

Đinh Thị Thanh Bình

- 24 -

Khoa Ngữ văn


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Ví dụ : Đối với Hồ Chí Minh - Người có một sự nghiệp văn học lớn,
phong phú, đa dạng - văn học trước hết là một vũ khí, một hoạt động cách
mạng. Người thường nhắc đi nhắc lại như một kinh nghiệm thiết thân của
mình: trước khi cầm bút, phải trả lời hai câu hỏi: Vì ai mà mình viết? Mục
đích viết để làm gì? Từ đó mới quyết định viết cái gì? ( nội dung) và viết như
thế nào? (hình thức). Đó là quan niệm sáng tác nghệ thuật nhất quán của Hồ
Chí Minh thể hiện ở mọi bài viết của Người. Nắm được quan niệm này, nghĩa
là có được chiếc chìa khóa đầu tiên để mở kho tàng văn học của Hồ Chí Minh.
Đối với mỗi bài văn, bài thơ Người viết, phải căn cứ thời điểm ra đời của nó,
phân tích tình hình chính trị thời điểm ấy để xác định Người viết cho ai, nhằm
mục đích gì? Có như vậy mới hiểu đúng và đánh giá đúng tác phẩm.
Hay đối với Nam Cao - nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực

trong văn học Việt Nam 1930-1945, ông quan niệm: yêu cầu nghệ thuật phải
gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn, phải nói lên những
khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân, nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách
xứng đáng với nghề nghiệp. Quan niệm nghệ thuật này đã trở thành hệ thống
nhất quán xuyên suốt trong các tác phẩm của Nam Cao.
Như vậy, có thể thấy quan niệm nghệ thuật của tác giả là vấn đề quan
trọng cần phải tìm hiểu trước khi đi sâu tìm hiểu tác phẩm của tác giả ấy. Bởi
nắm được quan niệm nghệ thuật chính là có được công cụ, có được điểm xuất
phát vững vàng để tìm hiểu nội dung tác phẩm.
2.2. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên luôn vận động trong suốt quá
trình sáng tác - sự vận động nhưng thống nhất trong phong cách sáng tác của
Chế Lan Viên. Ông có nhiều phát biểu có tính chất tuyên ngôn nghệ thuật,
đưa ra nhiều định nghĩa về thơ, về nghề thơ. Có thể nói, quan niệm nghệ thuật
của Chế Lan Viên vừa độc đáo, vừa phong phú lại khá phức tạp.

Đinh Thị Thanh Bình

- 25 -

Khoa Ngữ văn


×