Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Xây dựng bộ mẫu, tư liệu bò sát ở trường đại học hồng đức và bước đầu sử dụng vào dạy học sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các
thầy, cô của trƣờng Đại học Hồng Đức. Đặc biệt là các thầy cơ khoa Khoa học
Tự nhiên đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian vừa
qua để thực hiện tốt khóa luận này.
Để hồn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Lê Thị
Huyền, đã tận tình giúp đỡ và động viên để em hồn thành đề tài khóa luận này.
Trong q trình học tập và làm khóa luận em sẽ khó tránh khỏi những sai
sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ cũng nhƣ kinh nghiệm
của em cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định mà bản thân chƣa thấy đƣợc.
Em rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy, cơ để khóa luận đƣợc
hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, cơ dồi dào sức khỏe và ngày càng
thành công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Trang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................ viii
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chƣơng 1.ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 4
1.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu................................................................. 4
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.......................................................... 4
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm................................... 5
1.3.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái............................................................... 5
2.3.2.2. Phương pháp định loại bò sát ............................................................ 8
1.3.2.3. Phương pháp xây dựng bộ mẫu bị sát................................................. 9
1.3.2.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu........................................ 9
1.3.3. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 10
1.3.4. Phương pháp thống kê toán học........................................................... 10
1.3.5. Phương pháp công nghệ thông tin........................................................ 10
1.3.6. Phương pháp thực nghiệm................................................................... 10
ii


Chƣơng 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 11
2.1. Tình hình nghiên cứu về bò sát ............................................................... 11
2.1.1. Nghiên cứu về bò sát trên thế giới ........................................................ 11
2.1.2. Nghiên cứu về bò sát ở Việt Nam ......................................................... 12
2.2. Khái quát về các bộ sƣu tập trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam ............. 14
2.3. Khái quát về tình hình nghiên cứu và sử dụng phƣơng tiện về lớp Bò sát
trong dạy học ............................................................................................... 15
2.4. Khái quát về đặc điểm của lớp bò sát (Reptilia) ....................................... 16
2.4.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát ............................................................ 16

2.4.2. Cấu tạo giải phẩu chung của bò sát ..................................................... 17
2.4.2.1. Da ................................................................................................... 17
2.4.2.2. Hệ xương ......................................................................................... 17
2.4.2.3. Hệ cơ ............................................................................................... 18
2.4.2.4. Hệ thần kinh và giác quan ................................................................ 18
2.4.2.5. Hệ hô hấp ........................................................................................ 18
2.4.2.6. Hệ tuần hồn.................................................................................... 18
2.4.2.7. Hệ tiêu hóa ...................................................................................... 19
2.4.2.8. Hệ bài tiết ........................................................................................ 19
2.4.2.9. Hệ sinh dục...................................................................................... 19
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 21
3.1. Xây dựng bộ mẫu Bò sát hiện có ở phịng thí nghiệm Động vật học Trƣờng Đại học Hồng Đức............................................................................ 21
3.1.1. Danh lục thành phần loài .................................................................... 21
3.1.2. Đặc điểm, tính chất khu hệ lưỡng cư, bị sát ở vùng nghiên cứu ............ 25
3.1.2.1. Sự đa dạng ở các bậc taxon.............................................................. 25
3.1.2.2. Cấu trúc các bậc taxon bộ mẫu BS ở Trường Đại học Hồng Đức ....... 26
iii


3.1.4. Hiện trạng mẫu vật trong bộ mẫu BS ở trường Đại học Hồng Đức ........ 33
3.2. Hƣớng sử dụng bộ mẫu BS đã xây dựng ................................................. 34
3.3. Xây dựng tƣ liệu BS để sử dụng trong dạy học sinh học 7........................ 35
3.3.1. Phương pháp xây dựng tư liệu Bò sát................................................... 35
3.3.2. Bộ tư lieu Bò sát đã xây dựng để sử dụng trong dạy học Sinh Học 7...... 39
3.3.2.1. Tư liệu hình ảnh: .............................................................................. 39
3.3.2.1. Tư liệu video: ................................................................................... 42
3.4. Sử dụng bộ mẫu BS và tƣ liệu BS trong dạy học lớp Bò sát trong chƣơng VI
– Sinh học 7 ................................................................................................. 43
3.4.1. Vị trí, nhiệm vụ cấu trúc chương VI Lớp lưỡng cư- Sinh học 7 .............. 43
3.4.1.1. Vị trí ................................................................................................ 43

3.4.1.2. Cấu trúc, nội dung và nhiệm vụ......................................................... 43
3.4.2. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS và sự phát triển trí tuệ
của học sinh THCS ....................................................................................... 44
3.4.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập ở nhà trường THCS ............................... 44
3.4.2.2. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THCS............................................. 45
3.4.3. Lập kế hoạch dạy học (soạn giáo án) lớp Bò sát - Sinh học 7 ................ 46
3.4.4. Tổ chức dạy học và xác định chất lượng lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ
năng............................................................................................................. 48
3.4.4.1. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 48
3.4.4.2. Giáo viên dạy thực nghiệm ............................................................... 49
3.4.4.3. Phương pháp dạy thực nghiệm.......................................................... 49
mỗi loại HS đạt đƣợc trƣớc và sau quá trình thực nghiệm của lớp đối chứng
(7A2) trƣờng THCS Kiên Thọ....................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................................59
1. KẾT LUẬN ........................................................................................................................59
2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................................61
PHỤ LỤC :..............................................................................................................................66
iv


DANH MỤC CÁC B ẢNG

Bảng 3.1. Danh lục các loài Bị sát có ở trƣờng Đại học Hồng Đức................. 21
Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần loài bộ mẫu BS ở trƣờng Đại học Hồng Đức ... 28
Bảng 3.3. Các loài BS quý, hiếm trong bộ mẫu .............................................. 29
Bảng 3.4. Các loài đặc hữu trong bộ mẫu BS ................................................. 31
Bảng 3.6. Bổ sung vùng phân bố của các loài trong bộ mẫu BS ở Trƣờng Đại
học Hồng Đức .............................................................................................. 32
Bảng 3.7. Hiện trạng mẫu vật trong bộ mẫu BS.............................................. 34

ở trƣờng Đại học Hồng Đức.......................................................................... 34
Bảng 3.8: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) ....................................... 50
Bảng 3.9: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) ....................................... 51
mỗi loại HS đạt đƣợc trƣớc và sau quá trình thực nghiệm của lớp thực nghiệm
(7A1) trƣờng THCS Kiên Thọ....................................................................... 51
Bảng 3.10 . Số liệu thống kê trƣớc và sau quá trình thực nghiệm của trƣờng
THCS Kiên Thọ............................................................................................................52
Bảng 3.11: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) mỗi loại HS đạt đƣợc sau
thực nghiệm giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của trƣờng THCS Kiên Thọ
Bảng 3.12 . Số liệu thống kê giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau quá
trình thực nghiệm của trƣờng THCS Kiên Thọ............................................... 53
Bảng 3.13: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) ..................................... 54
mỗi loại HS đạt đƣợc trƣớc và sau quá trình thực nghiệm của lớp đối chứng (7B)
trƣờng THCS Quảng Đại .............................................................................. 54
Bảng 3.14: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%).......................................................55

Bảng 3.15. Số liệu thống kê trƣớc và sau quá trình thực nghiệm của trƣờng
THCS Quảng Đại...............................................................................................56
Bảng 3.16: Số lƣợng HS đạt điểm Xi và tần xuất (%) mỗi loại HS đạt đƣợc sau thực
nghiệm giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm của trƣờng THCS Quảng Đại........... 56 .
Bảng 3.17 . Số liệu thống kê giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm sau quá trình thực
nghiệm của trƣờng THCS Quảng Đại .................................................................................57

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Các tấm khiên đầu ở thằn lằn (Eutropis) ........................................... 5
Hình 2.2. Mắt thằn lằn .................................................................................... 5
Hình 2.3. Lỗ tai thằn lằn ................................................................................. 6

Hình 2.4. Khẩu cái thằn lằn ............................................................................... 6
Hình 2.5. Mặt dƣới bàn chân thằn lằn ............................................................... 6
Hình 2.6. Vảy bụng và vảy đi thằn lằn ......................................................... 7
Hình 2.7. Lỗ trƣớc hậu mơn (a) và lỗ đùi (b) .................................................... 7
Hình 2.8. Vảy và các tấm trên đầu của rắn ....................................................... 7
Hình 2.9. Cách đếm số hàng vảy thân .............................................................. 8
Hình 2.10. Vảy bụng, vảy dƣới đi và vảy hậu mơn............................................ 8
Hình 3.1. Đa dạng số giống BS trong taxon bậc họ ........................................ 25
Hình 3.2. Đa dạng số loài BS trong taxon bậc họ ........................................... 26
Hình 3.3. Thằn lằn bóng đi dài .................................................................. 47

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua bài tập khảo sát ............................ 50
Biểu đồ 3.2: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua bài tập khảo sát ............................ 51
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua các bài khảo sát ............................ 53
Biểu đồ 3.4: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua bài tập khảo sát ............................ 54
Biểu đồ 3.5: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua bài tập khảo sát ............................ 55
Biểu đồ 3.6: Số lƣợng HS đạt điểm Xi qua các bài khảo sát ............................ 57

vii


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT


Chữ viết tắt

Đƣợc hiểu là

1.
2.
3.
4.
5.

BS
ĐDSH
ĐH
HS
IUCN

Bò sát
Đa dạng sinh học
Đại học
Học sinh
International Union for Conservation of Nature

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.


KBTTN
KHTN
LC
LCBS
NCKH
SĐVN
SV

Khu bảo tồn thiên nhiên
Khoa học tự nhiên
Lƣỡng cƣ
Lƣỡng cƣ Bò sát
Nghiên cứu khoa học
Sách Đỏ Việt Nam
Sinh viên

13.
14.
15.

THCS
VN
VQG

Trung học cơ sở
Việt Nam
Vƣờn Quốc gia

viii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm ở phía đơng trên bán đảo Đơng Dƣơng, nhờ vị trí địa lý ở
một vùng nhiệt đới nên đa dạng về địa hình, các cảnh quan, khí hậu khác biệt,
tạo nên đa dạng các kiểu hệ sinh thái [5]. Đặc điểm đó là cơ sở thuận lợi tạo điều
kiện cho sự hình thành và phát triển đa dạng các lồi động vật, thực vật nói
chung và bị sát nói riêng ở Việt Nam.
Bị sát là nhóm động vật có giá trị kinh tế cao. Chúng đƣợc dùng làm thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, kỹ nghệ thuộc da, nuôi làm cảnh; trong tự nhiên, bị sát
là mắt xích quan trọng của chuỗi và lƣới thức ăn nên có giá trị to lớn đối với đời
sống con ngƣời và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt nhiều lồi bị sát là thiên địch
của rất nhiều lồi cơn trùng phá hoại mùa màng, kể cả các loài gặm nhấm gây
hại cho con ngƣời.
Những năm gần đây, nghiên cứu điều tra cơ bản bò sát ở Việt Nam đã đƣợc
tiến hành khá kỹ lƣỡng bởi các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Các nghiên
cứu đã cho thấy tính đa dạng của nhóm động vật này. Cho đến nay ở Việt Nam
đã phát hiện khoảng 438 loài bị sát (Uetz & Hosek 2018) [51], chƣa kể có rất
nhiều loài mới đã đƣợc phát hiện trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, với những biến đổi rõ rệt của mơi trƣờng gần đây, nhƣ sự biến
đổi khí hậu, ơ nhiễm môi trƣờng, chặt phá rừng, khai thác quá mức và nhiều
nguyên nhân khác đã dẫn đến sự suy giảm số lƣợng cá thể các lồi bị sát đang ở
mức báo động.
Do chúng có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống sinh giới, nên ngay từ
chƣơng trình Tiểu học đã đƣợc đề cập trong môn Khoa học tự nhiên và đƣợc
nghiên cứu khá chi tiết ở Lớp bò sát thuộc chƣơng 6, Ngành động vật có xương
sống – sinh học 7 hiện hành. Để thu đƣợc kết quả học tập tốt nhất đối với mơn
sinh học nói chung, phần động vật nói riêng cần có sự kết hợp giữa lí thuyết với
thực hành, kèm theo các hình ảnh trực quan sinh động, dễ hiểu. Với việc sử
1



dụng phƣơng pháp thực hành và phƣơng pháp trực quan kết hợp với các phƣơng
pháp dạy học khác sẽ giúp HS-SV có niềm vui, sự say mê và sự hứng thú cao
trong học tập và nghiên cứu sinh học [8,15].
Trong khi đó, bộ tƣ liệu của Bị sát ở Phịng thí nghiệm Động vật, Khoa
Khoa học tự nhiên, Trƣờng Đại học Hồng Đức còn hạn chế, nhiều mẫu vật đã bị
hƣ hỏng nặng. Việc sắp xếp, phân loại để hình thành bộ mẫu chuẩn phục vụ đào
tạo, nghiên cứu còn chƣa đƣợc thực hiện; nhiều GV phổ thông đã bỏ qua hoặc ít
sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, những mẫu vật thật, những hình ảnh
và âm thanh sống động thơng qua các video clip trong q trình dạy học, để hình
thành các biểu tƣợng, các khái niệm sinh học,...
Từ những lý do trên,

ao chất lƣợng dạy học và

nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng bộ mẫu, tƣ liệu
Bò sát ở Trƣờng Đại học Hồng Đức và bƣớc đầu sử dụng vào dạy học Sinh
học 7”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng đƣợc bộ mẫu BS đạt tiêu chuẩn, có hệ thống dữ liệu, đồng thời
xây dựng đƣợc một số tƣ liệu về BS và sử dụng chúng trong dạy học, góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học và nghiên cứu khoa học.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài
- Xây dựng bộ mẫu BS, bao gồm: danh lục thành phần loài và cơ sở dữ liệu
của các mẫu BS hiện có ở phịng thí nghiệm động vật – khoa KHTN - Trƣờng
Đại học Hồng Đức;…
- Đánh giá giá trị và đề xuất hƣớng sử dụng bộ mẫu Bò sát đã xây dựng.
- Xây dựng tƣ liệu BS, là các hình ảnh, video về tập tính; đặc điểm cấu tạo

ngoài, cấu tạo trong; sự đa dạng của BS;…
- Sử dụng bộ mẫu và tƣ liệu BS xây dựng đƣợc trong dạy học Sinh học 7
hiện hành và đánh giá hiệu quả sử dụng chúng trong dạy học.
2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Hoàn thiện bộ mẫu BS đạt tiêu chuẩn mẫu nghiên cứu phục vụ nghiên
cứu và giảng dạy tại các trƣờng phổ thông và các trƣờng chuyên nghiệp.
- Xây dựng đƣợc danh lục thành phần loài BS hiện có ở phịng thí nghiệm
động vật – khoa KHTN - Trƣờng Đại học Hồng Đức và cơ sở dữ liệu của các
mẫu vật; danh sách các loài BS quý, hiếm và có giá trị bảo tồn; bộ ảnh mẫu vật
BS. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu về BS ở
Trƣờng Đại học Hồng Đức nói riêng, các trƣờng Trung học và các trƣờng
chuyên nghiệp ở Việt Nam nói chung.
- Xây dựng đƣợc tƣ liệu BS, là các video về tập tính; đặc điểm cấu tạo
ngồi, cấu tạo trong; sự đa dạng của BS;…
- Thiết kế đƣợc các giáo án có sử dụng bộ mẫu, tƣ liệu BS đã xây dựng
trong dạy học Sinh học 7 hiện hành và đánh giá hiệu quả sử dụng chúng trong
dạy học.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần đào tạo nhóm nghiên cứu chuyên sâu về BS ở Trƣờng
Đại học Hồng Đức; phát triển đƣợc năng lực xây dựng và sử dụng mẫu, tƣ liệu
trong dạy học.
- Đối với công tác đào tạo: bộ mẫu vật BS sẽ đƣợc sử dụng trong dạy học
về lĩnh vực sinh học nói chung và động vật học nói riêng; góp phần nâng cao
chất lƣợng dạy học ở phổ thong và đào tạo ở các bậc cao đẳng, đại học và sau
đại học ở Trƣờng Đại học Hồng Đức.
- Đối với công tác giáo dục, bảo tồn: Nâng cao nhận thức bảo vệ các loài

BS quý hiếm.
- Đối với nghiên cứu: Bộ sƣu tập BS có ý nghĩa quan trọng trong việc lƣu
giữ các nguồn tƣ liệu q giá cho hệ thống phịng thí nghiệm và bảo tàng của
Việt Nam.
3


Chƣơng 1
ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bộ mẫu bò sát hiện có trong phịng thực hành Động vật học ở Trƣờng Đại
học Hồng Đức đã đƣợc thu thập ở một số vùng trong cả nƣớc.
Đại diện của lớp bò sát và chƣơng trình dạy học Lớp Bị sát thuộc chƣơng
VI - sinh học 7 hiện hành.
1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 9/2017 – 05/2018
* Địa điểm nghiên cứu
Phòng thực hành Động vật học – phịng 307, nhà A2, trƣờng ĐH Hồng
Đức Thanh Hóa.
Trƣờng THCS Kiên Thọ - Ngọc Lặc – Thanh Hóa, trƣờng THCS Quảng
Đại – Thành phố Sầm Sơn – Thanh Hóa.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Thu thập, tổng hợp và nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến các
vấn đề về điều tra cơ bản, xây dựng và sử dụng bộ mẫu, tƣ liệu dạy học. Trên cơ
sở đó xây dựng bộ mẫu, xây dựng tƣ liệu Bò sát và sử dụng chúng trong dạy học
Lớp Lƣỡng cƣ thuộc chƣơng VI - Ngành ĐVCXS sinh học 7 hiện hành.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung kiến thức, logic phát triển nội dung

chƣơng VI sinh học 7, làm cơ sở thiết kế giáo án dạy học theo hƣớng phát triển
năng lực, đáp ứng yêu cầu dạy học hiện nay.

4


1.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm
1.3.2.1. Phân tích đặc điểm hình thái
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái mẫu vật hiện có trong phịng thực
hành Động vật học, trƣờng Đại học Hồng Đức để định danh thành phần lồi.
- Nhóm thằn lằn
Các đặc điểm hình thái sử dụng trong định loại thằn lằn đƣợc mô tả nhƣ sau:

Hình 2.1. Các tấm khiên đầu ở thằn lằn (Eutropis)
(trích theo Hoàng Xuân Quang và cs., 2012) [20]
1. Trán; 2. Trƣớc trán; 3. Trán - mũi; 4. Mũi; 5. Trên mũi; 6. Mõm; 7. Má;
8. Sau mũi; 9. Trên ổ mắt; 10. Trán đỉnh; 11. Gian đỉnh; 12. Đỉnh; 13.
Gáy; 14. Trƣớc ổ mắt; 15. Trên mi; 16. Mép trên; 17. Cằm; 18. Sau cằm;
19. Mép dƣới; 20. Thái dƣơng; 21. Họng; 22. Màng nhĩ.

Hình 2.2. Mắt thằn lằn
(trích theo Hồng Xn Quang và cs., 2012) [20]
a. Gekko gecko (khơng có mí động); b. Lygosoma quadrupes (mí dƣới có vảy);
c. Eutropis longicaudata (mí dƣới có vảy lớn và trong suốt); d. Emoia
laobaoensis (mí dƣới có một đĩa lớn trong).

5


Hình 2.3. Lỗ tai thằn lằn

(trích theo Hồng Xn Quang và cs., 2012) [20]
a. Gekko gecko (lỗ tai dài và sâu); b. Eutropis longicaudata (lỗ tai tròn và sâu);
c. Tropidophorus berdmorei (màng nhĩ nông); d. Lygosoma quadrupes (lỗ tai rất
nhỏ); e. Dibamus bourreti (tai và mắt ẩn dƣới vảy).

Hình 2.4. Khẩu cái thằn lằn
(trích theo Hồng Xn Quang và cs., 2012) [20]
a. Eutropis longicaudata; b. Emoia laobaoensis; c. Eumeces tamdaoensis

Hình 2.5. Mặt dưới bàn chân thằn lằn
(trích theo Hồng Xn Quang và cs., 2012) [20]
a. Gekko gecko (nếp mỏng nguyên); b. Hemidactylus frenatus (nếp mỏng chia);
c. Eutropis longicaudata; d. Takydromus sexlineatus.

6


Hình 2.6. Vảy bụng và vảy đi thằn lằn
(trích theo Hoàng Xuân Quang và cs., 2012) [20]
a. Gekko gecko (vảy bụng không khác vảy bên); b. Eutropis longicaudata (vảy
trƣớc hậu mơn lớn). c. Takydromus sexlineatus (vảy bụng lớn).

Hình 2.7. Lỗ trước hậu mơn (a) và lỗ đùi (b)
(trích theo Hồng Xuân Quang và cs., 2012) [20]
Lỗ đùi nằm dọc hai bên ở mặt dƣới đùi. Lỗ trƣớc hậu môn nằm phía trên khe
huyệt. Một số lồi có lỗ đùi và lỗ trƣớc hậu mơn nối tiếp nhau.
- Nhóm rắn:

Hình 2.8. Vảy và các tấm trên đầu của rắn
(theo Hoàng Xuân Quang và cs., 2012) [20]


7


Tấm trán (F); Tấm đỉnh (P); Tấm trƣớc trán (Pf); Tấm gian mũi (In); Tấm
cằm (M); Tấm mõm (R); Tấm mép trên (L); Tấm mép dƣới (IL); Tấm sau cằm
trƣớc (MA); Tấm sau cằm sau (MP); Vảy họng (G); Vảy bụng (V); Tấm mũi
(N); Tấm má (L); Tấm trƣớc mắt (Pro); Tấm sau mắt (Pto); Tấm dƣới mắt
(Subo); Tấm thái dƣơng (T).

Hình 2.9. Cách đếm số hàng vảy thân
(theo Hồng Xuân Quang và cs., 2012) [20]
a. Đếm xiên; b. Đếm theo hình chữ V; c. Đếm so le

Hình 2.10. Vảy bụng, vảy dưới đi và vảy hậu mơn
(theo Hồng Xn Quang và cs., 2012) [20]
Vảy bụng (V) có hoặc khơng có khuyết ở bên; Vảy dƣới đi (SC) ngun (xếp
1 hàng) hoặc kép (2 hàng), Vảy hậu mơn (A) có thể nguyên hay chia.
2.3.2.2. Phương pháp định loại bò sát
Định tên khoa học các lồi BS dựa vào khóa định loại lƣỡng cƣ, bò sát của
Đào Văn Tiến (1979, 1981, 1982) [29; 30; 31], Bourret (1936) [34], Smith
(1943) [42], Campden - Main (1970) [35].
8


Tham khảo để nhận dạng các loài LCBS bằng các tài liệu của Nguyễn Văn
Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trƣờng (2005) [25], Hoàng Xuân Quang
và cs. (2008) [19], Hồng Xn Quang, Hồng Ngọc Thảo, Ngơ Đắc Chứng
(2012) [20].
1.3.2.3. Phương pháp xây dựng bộ mẫu bò sát

Mẫu vật sau khi định loại đƣợc đựng trong bô can (nhựa hoặc thủy tinh)
có kích thƣớc phù hợp, đặt mẫu vật theo hình dáng tự nhiên; đổ dung dịch cồn
700 ngập mẫu vật để mẫu vật không bị hƣ hỏng trong quá trình trƣng bày lâu dài
về sau này; đậy nắp kín.
- Nhãn lƣu giữ: bên ngồi bơ can phải dán nhãn để trƣng bày, nhãn gồm
các thông tin:
+ Tên khoa học (tên Latinh), tên phổ thơng của lồi;
+ Địa điểm, thời gian thu mẫu;
+ Ngƣời thu mẫu,
+ Ngƣời phân tích/định loại.
Sắp xếp các lọ chứa mẫu vật vào các ngăn tủ kính để trƣng bày.
- Thơng tin lƣu giữ đối với từng mẫu vật, gồm các cột thông tin sau đây:
+ Kí hiệu mẫu;
+ Tên khoa học;
+ Tên phổ thơng;
+ Địa điểm thu mẫu;
+ Tọa độ vị trí thu mẫu (nếu có);
+ Thời gian thu mẫu (ngày, tháng, năm)
+ Ngƣời thu mẫu;
+ Ghi chú: các ghi chú cụ thể, nhƣ thông tin về vị trí, sinh cảnh, nhiệt độ, độ ẩm
mơi trƣờng (nếu có),…
1.3.2.4. Đánh giá tình trạng bảo tồn và tính đặc hữu
Phân hạng mức độ bảo tồn các lồi theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [4],
9


Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ [6], Nghị định 160/2013/NĐ-CP
về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [7], Danh lục Đỏ
của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2017) [50], Công ƣớc quốc tế
về Bn bán các lồi bị đe dọa (CITES 2013) [36].

1.3.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia về phƣơng pháp, biện
pháp xây dựng, sử dụng mẫu vật, tƣ liệu trong dạy học, đáp ứng yêu cầu hiện
nay.
1.3.4. Phương pháp thống kê tốn học
Xử lí số liệu thu thập đƣợc trong q trình xây dựng bộ mẫu, khảo sát
thực trạng, thực nghiệm sƣ phạm bằng phần mềm Excel, Graphpad,… với các
tham số thống kê đặc trƣng:
+ Giá trị trung bình ( X ): nhằm xác định điểm trung bình về kiến thức,
KN trong quá trình thực nghiệm.
+ Độ lệch chuẩn (SD): nhằm xác định mức độ phân tán của số liệu quanh
giá trị trung bình.
+ Sử dụng phép kiểm định T-test độc lập bằng phần mềm Grahpad để
kiểm chứng ý nghĩa thống kê của sự sai khác về kiến thức trong quá trình thực
nghiệm.
1.3.5. Phương pháp cơng nghệ thơng tin
Sử dụng trang tìm kiếm Google để thu thập các video liên quan tới đời
sống tập tính, cấu tạo và sự đa dạng của lƣỡng cƣ;
Lựa chọn các video thu thập đƣợc sao cho phù hợp với đối tƣợng, nội
dung sinh học 7 và đảm bảo về mặt sƣ phạm;
Sử dụng phần mềm Free Video Cutter Joiner xây dựng tƣ liệu dạy học.
1.3.6. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức dạy thực nghiệm sƣ phạm nhằm xác định chất lƣợng dạy học.

10


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu về bò sát

2.1.1. Nghiên cứu về bò sát trên thế giới
Mặc dù BS và LC là hai lớp khác nhau nhƣng khi nghiên cứu và các cơng
trình nghiên cứu thƣờng cơng bố cùng nhau.
Er-mizhao và Adler (1993) nghiên cứu về khu hệ bị sát Trung Quốc đã
thống kê 2091 lồi [48].
Năm 1943, Smith nghiên cứu khu hệ bò sát Ấn Độ, Ceylon, Myanma và
Đơng Dƣơng thống kê đƣợc 400 lồi thuộc 75 giống, 8 họ [44].
Năm 1997 các tác giả Manthey và Grossman đã mơ tả xây dựng khóa định
loại cho 353 lồi trong đó có 260 lồi bị sát thuộc 20 họ, 2 bộ [38].
Bên cạnh việc nghiên cứu tổng quát các khu vực rộng lớn, việc nghiên cứu
cũng đƣợc tiến hành ở các khu vực riêng biệt. Taylor năm 1963 nghiên cứu thằn
lằn ở Thái Lan công bố 158 loài thuộc 6 họ [45].
Năm 1970 Deuve nghiên cứu rắn ở Lào thống kê đƣợc 64 loài thuộc 6 họ.
Girons (1972) nghiên cứu rắn ở Campuchia gồm 61 loài, 9 họ, 34 giống.
Năm 2005, Krysko và Daniels đã xây dựng khóa định loại cho các lồi tắc
kè họ Gekkonidae ở Florida. Stuart (2005) đã công bố những ghi nhận mới về
ếch nhái ở Lào.
Lƣu Quang Vinh và cs, 2013 có cơng bố về các lồi bị sát ghi nhận mới ở
Lào [47].
Các cơng trình của Angusd (1975), Goin (1962) nghiên cứu về hình thái
giải phẩu, đặc điểm sinh học, tập tính hoạt động của ếch nhái, bị sát.
Phƣơng pháp nghiên cứu giới tính bằng cách xác định cấu tạo cơ quan sinh
dục đực và cái, đƣợc các tác giả ở ZIMK áp dụng. Dựa vào các đặc điểm sinh
dục và các đặc điểm khác để xác định loài.
11


Cho đến nay song song với việc nghiên cứu khu hệ bò sát, các nhà nghiên
cứu còn đi sâu vào việc tìm hiểu đặc điểm sinh thái sinh học, tập tính, quan hệ
phát sinh của các quần thể, các lồi bị sát.

2.1.2. Nghiên cứu về bị sát ở Việt Nam
Có thể chia lịch sử nghiên cứu LC, BS thành các thời kỳ chính: Thời kỳ
trƣớc năm 1954, thời kỳ từ 1954 đến 1975, thời kỳ từ năm 1975 đến 1996 và từ
sau năm 1996 đến nay. Tƣơng ứng với mỗi thời kỳ có các hƣớng nghiên cứu
khác nhau.
Trƣớc năm 1954, các cơng trình nghiên cứu khoa học về lƣỡng cƣ bị sát
nói chung, về lƣỡng cƣ, bị sát ở Việt Nam nói riêng chƣa có nhiều. Nghiên cứu
của nhà y học dân tộc Tuệ Tĩnh (1623?-1713), lần đầu tiên, đã ghi nhận 16 vị
thuốc có nguồn gốc từ lƣỡng cƣ, bị sát (trích theo Nguyễn Văn Sáng và cs.)
[25]. Tuy vậy, đây là cơng trình nghiên cứu thuộc về lĩnh vực y dƣợc. Các cơng
trình nghiên cứu lƣỡng cƣ, bị sát ở Đơng Dƣơng trƣớc 1954, trong đó có Việt
Nam chủ yếu do các nhà khoa học phƣơng Tây thực hiện (Adler, 2009). Hàng
loạt các sách chuyên khảo kinh điển, các công bố về phát hiện mới đã đƣợc xuất
bản trong thời gian này, nổi bật nhất là các công trình của Bourret (1936, 1941,
1942) và Smith (1921, 1935, 1943). Theo tổng kết của Nguyen (2006) giai đoạn
này đã ghi nhận đƣợc 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn,
45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài lƣỡng cƣ cho khu vực Đơng
Dƣơng, trong đó có các lồi ở Việt Nam [39]. Đây là những cơng trình tổng kết
đầy đủ nhất về lƣỡng cƣ, bò sát giai đoạn này.
Giai đoạn 1954 – 1975, các nghiên cứu về lƣỡng cƣ và bò sát ở miền bắc
do các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện nhƣ Đào Văn Tiến, Trần Kiên, Lê
Vũ Khôi với hàng loạt cơng bố về thành phần lồi, đặc điểm sinh thái của các
lồi lƣỡng cƣ và bị sát (Dao 1957, 1962). Ở miền Nam, đáng chú ý có cơng
trình cơng bố về rắn của Camp-den Main (1970) [35].
Sau ngày thống nhất đất nƣớc năm 1975, việc nghiên cứu lƣỡng cƣ, bò sát
12


đƣợc nhiều đoàn điều tra, cơ quan khoa học hay tác giả ngƣời Việt Nam và
ngƣời nƣớc ngoài thực hiện ở nhiều vùng khác nhau. Các nghiên cứu đã đƣợc

mở rộng hơn về quy mơ và hình thức.
Giai đoạn 1975-1996, các nghiên cứu tập trung vào khám phá đa dạng
thành phần loài ở nhiều vùng khác nhau trong cả nƣớc, đặc biệt là các chƣơng
trình khảo sát của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 1, các viện nghiên cứu thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc
(tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ Quốc gia và hiện nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) và các cơ sở nghiên cứu của CHLB Nga. Các công bố nổi bật phải kể đến
các khóa định loại các lồi lƣỡng cƣ và bò sát của Đào Văn Tiến (1979, 1981,
1982) [29; 30 31]. Bên cạnh đó, nhiều cơng bố về đặc điểm sinh học, sinh thái
của một số lồi bị sát và lƣỡng cƣ có giá trị kinh tế đƣợc thực hiện trong giai
đoạn này (theo Nguyễn Văn Sáng và cs, 2009) [40]. Các nỗ lực nghiên cứu đã
góp phần mơ tả nhiều lồi mới cho khoa học, nhiều ghi nhận mới cho Việt Nam.
Đến năm 1996, đã ghi nhận ở Việt Nam có 340 lồi lƣỡng cƣ và bị sát ( Nguyễn
Văn Sáng & Hồ Thu Cúc, 1996) [24].
Kể từ năm 1996 đến nay, bên cạnh các hƣớng nghiên cứu truyền thống về
phân loại học đặc điểm hình thái thì sinh học phân tử đã đƣợc sử dụng nhƣ một
cơng cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phân tích mối quan hệ di truyền, tu chỉnh phân
loại học, khám phá các loài mới. Số loài mới đƣợc phát hiện tăng lên rõ rệt theo
từng năm (Ziegler & Nguyen, 2010) [49]. Kết hợp với các nhà khoa học và tổ
chức khoa học nƣớc ngoài, các nhà khoa học nƣớc ta đã tiếp tục đi sâu điều tra
thành phần loài ở các khu vực vùng sâu, núi cao và đã phát hiện nhiều loài mới
cho Việt Nam và cho khoa học, mở rộng vùng phân bố của các loài đã biết.
Nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu lƣỡng cƣ bị sát tại Việt Nam đƣợc công bố.
Năm 2000, Nguyễn Văn Sáng, Hồng Xn Quang cơng bố thành phần ếch
nhái bị sát ở Vƣờn quốc gia Bến En (Thanh Hố) có 85 lồi, gồm có 31 lồi ếch
13


nhái, 5 lồi bị sát [23].

Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trƣờng, Nguyễn Trƣờng Sơn (2000)
nghiên cứu ếch nhái ở Yên Tử đã thống kê đƣợc 36 lồi bị sát, thuộc 13 họ, 3
bộ và 19 loài ếch nhái thuộc 6 họ. 1 bộ [27].
Đinh Phƣơng Anh (2000) nghiên cứu khu hệ ếch nhái bò sát khu bảo tồn
Sơn Trà (Đà Nẵng) có 34 lồi gồm 9 lồi ếch nhái và 25 lồi bị sát [1].
Orlov và cs, 2002 đã cơng bố khu hệ lƣỡng cƣ bò sát ở Việt Nam.
Năm 2004, Bain và Nguyễn Quang Trƣờng đã nghiên cứu sự đa dạng khu
hệ lƣỡng cƣ bò sát ở tỉnh Hà Giang, đông bắc Việt Nam và mô tả đƣợc 2 lồi
mới [41].
Phạm Văn Hịa (2005) nghiên cứu khu hệ lƣỡng cƣ, bị sát các tỉnh phía
Tây miền Đơng Nam Bộ (Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh) [12].
Đến năm 2005, trong cơng trình tổng kết về lƣỡng cƣ bị sát Việt Nam,
Nguyễn Văn Sáng và cs. đã công bố Việt Nam có 458 lồi (Nguyễn Văn Sáng,
Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trƣờng, 2005) [25]. Sau công bố này, các nghiên
cứu về lƣỡng cƣ bò sát ở các vùng tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Đến năm 2009, số
lƣợng lồi lƣỡng cƣ bị sát ở Việt Nam đã tăng lên 545 loài (Nguyen et al., 2009)
[40].
Hoàng Văn Ngọc (2010, 2011) nghiên cứu lƣỡng cƣ, bò sát ở ba tỉnh Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang [18]. Hoàng Thị Nghiệp (2012) nghiên cứu
Khu hệ LCBS ở vùng An Giang và Đồng Tháp [17]. Đậu Quang Vinh (2014)
nghiên cứu khu hệ LCBS ở KBTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An [33]; Phan Thị Hoa
(2015) nghiên cứu lƣỡng cƣ, bò sát ở quần đảo Cù Lao Chàm và bán đảo Sơn
Trà [11].
Cho đến năm 2018, số lƣợng loài LCBS ở Việt Nam đƣợc cơng bố là 737
lồi (Frost, 2018 và Uetz & Hosek, 2018) [51].
2.2. Khái quát về các bộ sƣu tập trong hệ thống bảo tàng ở Việt Nam
Cùng với những nghiên cứu về BS nói riêng và động vật nói chung, các bộ
14



sƣu tập ở Việt Nam cũng đƣợc xây dựng, chủ yếu thuộc phòng mẫu của các
Trƣờng Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu và hệ thống bảo tàng thiên
nhiên trong cả nƣớc. Nhiều cơ sở đã xây dựng đƣợc hệ thống mẫu vật phục vụ
tốt cho việc trƣng bày, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các công bố về
công tác sƣu tập và hệ thống mẫu ở Việt Nam còn chƣa nhiều. Hội nghị đầu tiên
về hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam đƣợc tổ chức năm 2011, nhiều bộ
sƣu tập mẫu vật đƣợc giới thiệu nhƣ bộ mẫu côn trùng tại Viện bảo vệ Thực vật.
Đến năm 2016, Hội nghị về hệ thống bảo tàng lần thứ hai đƣợc tổ chức, các bộ
sƣu tập phân loại về các loài ong cánh màng, bộ mẫu cá ở Bảo tàng sinh vật Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội và bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
Đối với công tác sƣu tập và bảo quản bộ mẫu LCBS, đáng chú ý là việc
giới thiệu vai trò của bộ sƣu tập mẫu LCBS đối với công tác nghiên cứu, bảo tồn
và phƣơng pháp quản lý của Nguyễn Thiên Tạo và cs. (2011) [28]. Năm 2012,
Nguyễn Huy Hoàng và cs. giới thiệu bộ mẫu sƣu tập LCBS tại bảo tàng Sinh
học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó đã
phân tích 1.400 mẫu LCBS, xác định đƣợc 219 loài thuộc 33 họ, 6 bộ [13].
Nhƣ vậy có thể thấy cơng tác bảo quản, lƣu giữ và công bố các bộ sƣu tập
về BS ở Việt Nam cịn chƣa nhiều. Vì vậy, hƣớng nghiên cứu của đề tài là cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2.3. Khái quát về tình hình nghiên cứu và sử dụng phƣơng tiện về lớp Bò
sát trong dạy học
Trong quyển “Photo Atlas for General Biology” của các thành viên
trƣờng Đại Học Bayor (2005) đã mô tả rất chi tiết về cấu tạo giải phẫu của lớp
Bò sát. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về các đối tƣợng
trên. Đáng kể nhất đó là cơng trình nghiên cứu của Hickman et al. (2003),
Kardong et al. (2009), Naumov và Kartasev (1974), Raven et al. (1989).
Bên cạnh các tài liệu nƣớc ngoài, tài liệu trong nƣớc sử dụng giảng dạy
lớp Bò sát cũng rất phong phú. Một số tác giả nổi tiếng ở Việt Nam nhƣ Lê Vũ
15



Khôi (2005), Trần Kiên và Trần Hồng Việt (2009), Trần Gia Huấn và ctv
(1979), Trần Thanh Tòng (1998). Những năm gần đây cũng có nhiều khóa luận
tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, nhƣ Lê Văn Nhản
(2006), Huỳnh Thị Phong và Lê Ngọc Trâm (2007), Lâm Trung Hậu (2015),
Phạm Văn Anh (2017)…, sách giáo khoa sinh học 7 hiện hành đã mơ tả đặc
điểm hình thái cũng nhƣ cấu tạo các hệ cơ quan của đối tƣợng này [21]. Hầu hết,
trong các tài liệu, đối tƣợng đại diện của BS đƣợc mô tả chi tiết là Rắn nƣớc
(Natrix piscator), Thằn lằn bóng (Eutropis multifasciata),...
Trong quá trình dạy học lớp BS ở cao đẳng, đại học, sau đại học, GV đã
sử dụng phƣơng tiện trực quan, nhƣ: tranh ảnh trong các tài liệu sách, cũng nhƣ
các ảnh màu tự chụp và ảnh màu tìm kiếm trên mạng internet; nhiều video tự
làm cũng nhƣ những video sẵn có trên internet. Tuy nhiên, nhiều GV phổ thơng
đã bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, những mẫu vật thật,
những hình ảnh và âm thanh sống động thông qua các video clip trong quá trình
dạy học, để hình thành các biểu tƣợng, các khái niệm sinh học,... cho HS, hoặc
có sử dụng nhƣng chƣa thƣờng xuyên. Nếu có sử dụng GV thƣờng sử dụng các
video sẵn có trên internet có thời lƣợng dài, chứa nhiều nội dung không cần thiết
gây mất tập trung hoặc lãng phí thời gian. Mặt khác, mẫu vật ở các trƣờng phổ
thơng sử dụng trong dạy học khơng có sẵn mà yêu cầu GV và HS phải biết lựa
chọn và tìm kiếm để sử dụng cho phù hợp, hiệu quả.
2.4. Khái quát về đặc điểm của lớp bò sát (Reptilia)
2.4.1. Đặc điểm chung của lớp bò sát
Bò sát là lớp động vật có xƣơng sống ở cạn chính thức, nên chúng có
những đặc điểm thích nghi rõ rệt với mơi trƣờng này (Lê Vũ Khôi, 2005; Trần
Kiên và Trần Hồng Việt, 2009).
Theo Lê Vũ Khơi (2005), dạng điển hình của bò sát thấy ở thằn lằn và cá
sấu với phần đầu và phần cổ rõ ràng, bốn chi dài khoẻ, nằm ngang nâng đƣợc
thân khỏi mặt đất và đuôi dài. Dạng rắn là nhóm bị sát chun hóa đặc biệt với
16



đời sống trƣờn trên mặt đất nên có thân dài và thiếu chi. Dạng rùa có hình dạng
biến đổi nhiều do có cơ thể ẩn trong bộ mai xƣơng với cổ dài nhƣng thân và
đuôi tƣơng đối ngắn.
2.4.2. Cấu tạo giải phẩu chung của bị sát
2.4.2.1. Da
Biểu bì phát triển hơn lƣỡng cƣ, tuy khơng có khả năng hơ hấp nhƣng do
có tầng ngồi hóa sừng nên có thể ngăn cản sự thoát hơi nƣớc qua bề mặt cơ thể
và cách nhiệt (Lê Vũ Khôi, 2005; Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 2009; Trần Gia
Huấn và ctv, 1979; Trần Thanh Tịng, 1998).
Số vảy và vị trí của các vảy ở đầu và thân của bị sát gần nhƣ khơng đổi trong
quá trình lớn lên. Các nhà phân loại đã căn cứ vào đặc điểm này để xây dựng
các tiêu chuẩn định loại bị sát. Bì tƣơng đối phát triển, có nhiều tế bào sắc tố tạo
nên màu sắc.
Theo Lê Vũ Khơi (2005) đa số bị sát khơng có tuyến da trừ một số nhóm
có tuyến dọc hàm dƣới ở cá sấu, tuyến đùi ở thằn lằn, tuyến lỗ huyệt của cá sấu
và rắn, tuyến ở đƣờng nối yếm ở một số lồi rùa.
2.4.2.2. Hệ xương
Sọ bị sát có một số sai khác cơ bản nhƣ nền sọ rộng, đã hóa xƣơng, chỉ có
một lồi cầu chẩm, hình thành cung thái dƣơng, các hố thái dƣơng và xƣơng gốc
bƣớm, đặc trƣng cho động vật có màng ối (Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 2009).
Cột sống bị sát có cấu tạo gồm 5 phần là cổ, ngực, thắt lƣng, chậu và
đuôi. Cổ gồm nhiều đốt, đốt sống thứ nhất khớp với sọ. Phần ngực thƣờng có 5
đốt, mỗi đốt mang một đơi sƣờn. Phần thắt lƣng cũng có đốt sống thay đổi, có
xƣơng sƣờn (ở rắn). Phần đi gồm vài chục đốt. Nhóm rùa có cột sống cùng
với xƣơng sƣờn gắn chặt vào mai.
Ở bị sát chi có cấu tạo 5 ngón điển hình của động vật ở cạn nhƣng so với
lƣỡng cƣ kích thƣớc của xƣơng cổ chân và xƣơng bàn chân của chi sau giảm đi.
Ở rắn, các chi bị tiêu biến (Lê Vũ Khôi, 2005).
17



×