Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây rau đắng biển (bacopa monnieri (l ) wettst ) tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 84 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lắp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Thanh Hóa, tháng

năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hải


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, tơi cũng đã hồn thành
nội dung luận văn “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vơ tính cây rau đắng
biển (Bacopa monnieri (L.) Wettst.) tại Thanh Hóa”. Luận văn được hồn
thành khơng chỉ là cơng sức của bản thân mà cịn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực
của nhiều cá nhân và tập thể. 
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Trần
Công Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn cho tôi thực hiện luận văn này. Thầy
đã dành cho tôi nhiều thời gian, tâm sức, cho tôi nhiều ý kiến, nhận xét quý
báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận văn, giúp luận văn của
tơi được hồn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Thầy cũng đã luôn
quan tâm, động viên, nhắc nhở kịp thời để tôi có thể hồn thành luận văn
đúng tiến độ.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới ban giám đốc
trung tâm nghiên cứu Dược Liệu Bắc Trung Bộ, các anh chị nhân viên phòng
Giống và lưu giữ nguồn gen cũng như trong toàn cơ quan đã giúp đỡ, hướng
dẫn và chỉ bảo nhiệt tình trong q trình tơi làm việc và thực hiện luận văn.
Các anh chị đã tạo cho tôi một môi trường làm việc thoải mái, năng động; tạo
điều kiện cho tôi được học hỏi và tìm hiểu rất nhiều để tơi có thể hồn thành


tốt bài luận văn cuối khóa của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị học viên lớp cao học khoa
học cây trồng K13 luôn ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập. Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã ln
hỗ trợ tơi và khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá
trình nghiên cứu và viết luận văn này. Thành tựu này sẽ khơng thể có được
nếu khơng có họ. 
Xin chân thành cảm ơn!”
Thanh Hóa, tháng
năm 2022
Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Hải


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................vii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài.........................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. Giới thiệu về cây rau đắng biển..................................................................4
1.1.1. Nguồn gốc phân bố.................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm hình thái..................................................................................4

1.1.3. Thành phần hóa học của cây rau đắng biển............................................7
1.1.4. Tác dụng dược lý.....................................................................................9
1.1.5. Tình hình sử dụng rau đắng biển...........................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước....................................11
1.2.1. Trên thế giới..........................................................................................11
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước...............................................................13
1.3. Cơ sở khoa học của thực hiện nội dung đề tài..........................................15
1.3.1. Cơ sở khoa học của nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom 15
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom và phương pháp
nghiên cứu ......................................................................................................16
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 19
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.............................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................19
2.3.1. Thời gian, địa điểm...............................................................................19


2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................19
2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng trong thí nghiệm..................21
2.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu........................22
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................24
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ sống của hom giâm 24
3.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ sống của hom giống và tỷ lệ
cây giống xuất vườn........................................................................................24
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến sinh trưởng phát triển của cây
giống trong vườn ươm.....................................................................................26
3.2. Ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng αNAA đến tỉ lệ cây xuất vườn
và chất lượng cây giống rau đắng biển............................................................30
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến thời gian ra lá, tỷ lệ cây ra lá mới,

tỷ lệ cây xuất vườn và thời gian cây giống xuất vườn....................................31
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến sinh trưởng và phát triển của cây
giống rau đắng biển.........................................................................................33
3.3. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu giâm hom đến tỷ lệ cây giống xuất
vườn và chất lượng cây giống xuất vườn........................................................38
3.3.1. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ cây giống xuất vườn và
thời gian cây giống xuất vườn.........................................................................39
3.3.2. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến chất lượng của cây giống.....41
3.4. Ảnh hưởng của vị trí hom giống đến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển
của cây rau đắng biển......................................................................................44
3.4.1. Ảnh hưởng của vị trí hom đến thời gian ra lá, xuất vườn, tỷ lệ ra lá mới,
tỷ lệ cây xuất vườn..........................................................................................44
3.4.2. Ảnh hưởng của vị trí hom đến sinh trưởng và phát triển của cây giống.....46
KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................51
PHỤ LỤC.......................................................................................................P1


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

K

Kali

N

Nitro


NXB

Nhà xuất bản

P

Phốt pho

PB

Phân bón

RĐB

Rau đắng biển

T

Tháng

Tr

Trang

TV

Thời vụ



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỷ lệ hom giống ra lá, tỷ lệ
cây xuất vườn, thời gian cây giống xuất vườn................................................24
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom động thái tăng trưởng chiều cao,
cành cấp 1 cây giống trong vườn ươm............................................................27
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom một số chỉ tiêu cây giống trước
khi xuất vườn...................................................................................................29
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến tỷ lệ ra lá, tỷ lệ cây xuất xuất
vườn và thời gian xuất vườn của cây rau đắng biển........................................31
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến động thái tăng trưởng chiều
cao, cành cấp 1 cây giống trong vườn ươm....................................................33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến chất lượng cây giống trước khi
xuất vườn.........................................................................................................36
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ ra lá, thời gian ra lá
của hom giống và tỷ lệ cây giống xuất vườn, thời gian cây giống xuất vườn 39
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu động thái tăng trưởng chiều
cao, cành cấp 1 cây giống trong vườn ươm....................................................41
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu khi giâm hom đến chất lượng
cây giống trước khi xuất vườn........................................................................43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của vị trí hom đến thời gian ra lá, xuất vườn, tỷ lệ ra lá
mới, tỷ lệ cây xuất vườn..................................................................................44
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của vị trí hom đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
cành cấp 1 của cây giống.................................................................................46
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của vị trí hom giống đến một số chỉ tiêu của cây giống
rau đắng biển khi xuất vườn............................................................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ ra lá và tỷ lệ cây giống xuất vườn qua các thời vụ khác nhau. 25
Biểu đồ 3.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của hom giống rau đắng biển. 27

Biểu đồ 3.3: Động thái tăng trưởng cành cấp 1 của hom giống rau đắng biển.....27
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của nồng độ αNAA đến tỷ lệ ra lá và tỷ lệ cây xuất vườn
.........................................................................................................................31
Biểu đồ 3.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức xử lý
αNAA ở các nồng độ khác nhau.....................................................................34
Biểu đồ 3.6: Động thái tăng trưởng cành cấp 1 của các công thức xử lý αNAA
ở các nồng độ khác nhau.................................................................................34
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến tỷ lệ ra lá của hom
giống và tỷ lệ cây xuất vườn...........................................................................40
Biểu đồ 3.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức thành phần
ruột bầu khác nhau..........................................................................................42
Biểu đồ 3.9: Động thái tăng trưởng cành cấp 1 của các công thức thành phần
ruột bầu khác nhau..........................................................................................42
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của vị trí hom giâm đến tỷ lệ ra lá mới của hom
giống rau đắng biển và tỷ lệ cây giống xuất vườn..........................................45
Biểu đồ 3.11: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các vị trí hom giâm
khác nhau.......................................................................................................46
Biểu đồ 3.12: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các vị trí hom giâm
khác nhau.......................................................................................................46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau đắng biển cịn có tên gọi khác là rau sam đắng, cây ruột gà,… có
tên khoa học Bacopa monnieri (L.) Wettst [1].
Rau đắng biến là cây thảo, sống lâu năm, cao 10-40cm, thân nhẵn,
phần gốc mọc bò, bén rễ ở những mấu, phần trên mọc đứng, lá mọc đối,
khơng cuống, hình trái xoan, hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá, lá bắc con
hình sợi, quả nang hình trứng nhẵn, mùa hoa quả tháng 4-9. Cây ưa sáng
thường mọc trên đất ẩm pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng. bãi sông,

bờ kênh mương, ở độ cao đến 500m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, có thể
tái sinh từ hạt, cây cịn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể cả phần cịn
sót lại sau khi cắt [1, 2, 3].
Cây có phân bố ở nhiều nơi, trải dài khắp các tỉnh từ Bắc, Trung, Nam
bao gồm: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình,
Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ…
[2].
Rau đắng biển có tác dụng tích cực trong việc cải thiện trí nhớ, người bị
sa sút trí tuệ, người bị Alzheimer, người lo âu, căng thẳng thần kinh, stress,
suy nhược thần kinh, người thiểu năng tuần hồn não và tuần hồn ngoại
biên...  thì việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển chế phẩm từ cây rau đắng
biển để hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến thần kinh và trí nhớ là điều
thiết yếu. có rất nhiều chế phẩm từ cây rau đắng biển như: Memonimm- cao
rau đắng biển chuẩn hóa, sản phẩm lưu hành nội bộ của Viện Dược liệu; cao
bacopa extract 225mg/viên của nhà sản xuất planetary, cao bacopa
550mg/viên của nhà sản xuất Nutrixeal…
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rau đắng biển ngày càng cao, nguồn nguyên
liệu rau đắng biển chỉ dựa vào khai thác tự nhiên, chưa có vùng sản xuất dược
liệu tập trung. Để tiến tới xây dựng vùng trồng tạo nguyên liệu trước tiên ta
1


phải chủ động kỹ thuật nhân giống để tạo ra cây giống có chất lượng tốt. Rau
đắng biển có khả năng nhân giống vơ tính vừa có khả năng nhân giống hữu
tính, tuy nhiên hạt giống rau đắng biển nhỏ, khó thu hoạch và khả năng kết
hạt hạn chế vì thế việc nhân giống hữu tính cây rau đắng biển là rất hạn chế.
Trong khi đó cây rau đắng biển có khả năng nhân giống vơ tính từ thân cành.
Từ các đốt của thân có thể tạo ra rễ và thân lá trong mơi trường thích hợp.
Tuy nhiên hiện nay, việc nhân giống vơ tính cây rau đắng biển chủ yếu là cắt

thân cành và trồng trực tiếp ở ruộng sản xuất nhưng với cách này thì khi trồng
cần một lượng lớn giống và việc vận chuyển giống đi xa là khó khăn. Để chủ
động nguồn giống và tăng hệ số nhân giống cần tìm ra các biện pháp kỹ thuật
thích hợp để tăng tỷ lệ sống của hom giâm, tăng hệ số nhân giống và cây
giống có khả năng vận chuyển đi xa, với tinh thần đó em xin đăng ký thực
hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vơ tính cây rau đắng biển
(Bacopa monnieri (L.) Wettst.) tại Thanh Hóa”.
2. Mục đích, u cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Xây dựng được kỹ thuật nhân giống vơ tính cây rau đắng biển (Bacopa
monnieri (L.) Wettst.) tại Thanh Hóa.
2.2 Yêu cầu
Xác định được ảnh hưởng của thời vụ nhân giống vơ tính đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây rau đắng biển tại Thanh Hóa
Xác định được nồng độ αNAA thích hợp cho nhân giống vơ tính cây
rau đắng biển
Xác định được giá thể giâm hom thích hợp cho nhân giống vơ tính cây
rau đắng biển
Xác định được vị trí hom rau đắng biển thích hợp cho nhân giống vơ
tính cây rau đắng biển
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm tài liệu tham
khảo nhằm phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây rau đắng biển.
2


3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng thành cơng quy trình kỹ thuật nhân giống vơ tính cây rau
đắng biển tại Thanh Hóa. Từ đó cung cấp được lượng cây giống cần thiết,

đảm bảo chất lượng cây giống và phát triển vùng nguyên liệu bền vững tại
Thanh Hóa

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về cây rau đắng biển
1.1.1. Nguồn gốc phân bố
Cây rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monnieri L. Thuộc họ
hoa mỗn sói Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae). Các tên thường dùng Water
hyssop, Brahmi, Jal Brahmi, Nira-brahmi và Saraswati, thuộc họ
Scrophulariaceae, một họ có 220 chi và 4.500 lồi [17].
Phân bố
- Phân bố trên thế giới
Cây rau đắng biển thường phát triển trong khu vực đầm lầy trên
khắp Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka , Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, nó cịn
được tìm thấy ở Florida , Hawaii và các tiểu bang miền Nam nước Mỹ cây
được coi như cỏ dại trên đồng lúa và thấy mọc khắp nơi trong các đầm lầy và
đất thấp của các vùng ấm áp (Barrett and Strother, 1978) [15]. Tại Ấn Độ, nó
phát triển ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy và trên bờ sông và hồ chảy chậm, có
thể xuất hiện ở độ cao 1.320 m [18].
- Phân bố ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du miền
Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các
loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500 m, bãi
sông, bờ kênh mương, ở nước ta gặp từ Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phịng, Hà
Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh
Hịa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Đồng Tháp [1], [2], [3]. 

1.1.2. Đặc điểm hình thái
Thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm. Thân nhẵn, màu xanh,
thân non đơi khi có màu hơi nâu đỏ, tiết diện trịn, mọng nước, có rễ ở mấu,
phân nhánh nhiều, mọc đứng. Thân lá có vị đắng. Lá đơn, mọc đối, không
4


lơng, dày, mọng nước, có dạng hình muỗng hay hình trứng ngược, tù ở đầu,
dài 2-2,8 cm, rộng 0,5-0,7 cm, mép ngun, khơng lơng, ở 2 mặt lá có nhiều
chấm lõm. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, 1 gân
chính, gân phụ khơng rõ. Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, màu trắng hay màu tím
nhạt. Hoa khơng đều, lưỡng tính mẫu 5. Cuống hoa dài 2,6-5,6 cm, khơng
lơng, hai lá bắc con hình dải, dài 0,6 cm, ở đỉnh cuống hoa. Bao hoa: 5 lá đài
rời, không đều, lá đài sau to nhất, hình trứng, có 5 gân chính, dài 0,8 cm, rộng
0,5 cm, 2 lá đài trước hình trứng, mũi nhọn, 3 gân chính, dài 0,7 cm, rộng 0,4
cm, 2 lá đài bên nhỏ nhất, hình dải, 1 gân, có lơng ở bìa, dài 0,6 cm, rộng 0,1
cm. Lá đài 5, có màu xanh đậm ở mép, xanh nhạt ở bên trong và có chấm lõm
ở 2 mặt, tiền khai năm điểm. Cánh hoa 5, có lơng, mỗi cánh hoa có 3 gân,
dính nhau bên dưới tạo thành ống dài 0,4 cm, đáy ống màu tím nhạt hay màu
trắng, tiền khai ngũ điểm hay kết lợp. Nhị 4, không đều, 2 nhị dài 5 mm ở
phía trước, 2 nhị ngắn 1 mm ở phía sau. Nhị sau bị trụy khơng để lại dấu vết.
Nhị đính gần đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị nhẵn, hình sợi. Bao phấn
2 ơ, rời, xếp song song cạnh nhau, mở dọc, hướng trong, đính đáy. Hạt phấn
rời, màu vàng nhạt, hình bầu dục hay hình trịn có 3 thùy, có rãnh. Lá nỗn 2,
vị trí trước sau, dính nhau thành bầu trên 2 ơ, mỗi ơ chứa nhiều nỗn, đính
nỗn trung trụ. Vịi nhụy 1, ở đỉnh bầu, dạng sợi, nhẵn, dài 5 mm, đầu nhụy
hình chén chia 2 thùy, màu xanh nhạt. Quả nang, hình trứng, kích thước 5 x 3
mm, có mũi, đựng trong đài nhẵn, vòi nhụy tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, hình tam
giác, có cạnh [1,2,3].
Đặc điểm giải phẫu: 

Thân: Vi phẫu gần trịn. Tế bào biểu bì có kích thước khơng đều nhau,
hình chữ nhật, cutin mỏng có răng cưa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lơng
tiết đa bào. Dưới biểu bì là mơ mềm xốp, hình đa giác hay hình bầu dục, kích
thước khơng đều, sắp xếp không thứ tự chừa những khuyết rất to. Thân già có
nhiều tế bào cương thể nằm bên trong tế bào mơ mềm, thân non khơng có.
Nội bì khung caspary rõ, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, khơng đều. Trụ bì gồm
5


2 lớp tế bào hình đa giác, xếp khít nhau, tạo thành vịng liên tục. Các bó libe gỗ
tạo thành vịng liên tục, libe ở ngồi, gỗ ở trong. Tia tủy gồm 1-3 dải tế bào. Libe
1 tập trung thành từng đám. Mạch gỗ 2 kích thước khơng đều nhau. Mơ mềm
tủy gồm nhiều tế bào hình bầu dục to, không đều, sắp xếp lộn xộn chừa những
khuyết nhỏ. Hạt tinh bột nhiều trong mô mềm vỏ, mô mềm tủy và nội bì.
Lá: Chiều dày của thịt lá gần bằng của gân giữa. Gân giữa: biểu bì cấu
tạo bởi 1 lớp tế bào hình đa giác, kích thước khơng đều, tế bào biểu bì trên có
kích thước lớn hơn tế bào của biểu bì dưới. Lớp cutin mỏng, có răng cưa. Mơ
mềm đạo gồm 3-4 lớp tế bào hình bầu dục dài hay hình đa giác. Các bó libe
gỗ xếp thành hình bầu dục, libe ở dưới, gỗ ở trên, libe tập trung thành từng
đám úp trên gỗ. Tia tủy hẹp 1 dải tế bào. Phiến lá: Biểu bì của thịt lá cấu tạo
tương tự như biểu bì của gân giữa, trên biểu bì có nhiều lỗ khí và lơng tiết đa
bào, lỗ khí nằm thấp hơn so với biểu bì. Lơng tiết đa bào gồm 2 dãy tế bào
vách mỏng, nằm thụt sâu hơn so với tế bào biểu bì. Dưới biểu bì trên là mơ
mềm đạo, gồm 3 lớp tế bào, lớp tế bào trên hình bầu dục, 2 lớp tế bào dưới
hình bầu dục dài. Trên biểu bì dưới gồm nhiều lớp tế bào mơ mềm hình đa
giác, khơng đều. Tinh bột có nhiều trong mơ mềm, đặc biệt tập trung rất nhiều
ở 2 mép lá. Các bó gân phụ bị cắt ngang có cấu tạo tương tự như bó gân giữa
nhưng số lượng libe gỗ ít hơn, một số ít gân phụ bị cắt xéo.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột thân màu vàng nâu, xơ nhiều. Thành phần gồm: Tế bào mơ cứng

hình chữ nhật, riêng lẻ hay tập trung thành đám. Tế bào cương thể nằm bên
trong tế bào mơ mềm hay nằm ngồi tế bào mơ mềm, vách mỏng. Mảnh biểu
bì vách uốn lượn nhiều, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lơng tiết đa bào. Mảnh
tế bào mơ mềm hình bầu dục hay hình chữ nhật dài. Hạt tinh bột nhiều, nhỏ,
hình trịn, đường kính khoảng 5µm, tễ khơng rõ. Mảnh mạch vạch, mạch
xoắn, mạch mạng.
Bột lá màu xanh nâu, mịn, có mùi thơm. Thành phần gồm: Mảnh biểu
bì của gân lá gồm các tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mảnh biểu bì vách
6


uốn lượn, mang lỗ khí kiểu hỗn bào hay lơng tiết đa bào. Mảnh mơ mềm thịt lá
hình bầu dục dài, xếp chừa những khuyết nhỏ. Mảnh mô mềm của mép lá chứa
rất nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch mạng, mạch vạch, mạch xoắn. Hạt tinh bột
tập trung thành đám, hình trịn, đường kính khoảng 3,75 µm, tễ khơng rõ.
Bột hoa màu nâu nhạt, ít xơ.Thành phần gồm: Mảnh biểu bì trên của
cánh hoa hơi uốn lượn. Mảnh biểu bì dưới cánh hoa vách uốn lượn nhiều, có
lơng che chở đa bào. Mảnh mơ mềm hình bầu dục dài, chứa tinh bột. Mảnh
biểu bì lá đài vách uốn lượn, chứa lỗ khí kiểu hỗn bào, lơng tiết đa bào, lơng
che chở đa bào. Hạt phấn hình trịn hay hình bầu dục, có rãnh, đường kính
khoảng 50 µm. Mảnh mạch vạch, mạch mạng, mạch xoắn.
1.1.3. Thành phần hóa học của cây rau đắng biển
Cây Bacopa monnieri chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống
strychnin nhưng ít độc tính hơn, 3 base: β1- oxalat, β2-oxalat, β3chloroplatinate và sterol. Ngồi ra cịn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và
B, monnierin; hersaponin, có tác dụng chủ yếu giống resercin và
chlororomazin, acid betulic, d–mannitol, stigmastarol, β-sitosterol và
stigmasterol ở trạng thái tự do.
Sam trắng chứa một triterpen là bacosin. Chất này có tác dụng gây tê.
Ngồi ra, cây cịn chứa nhiều saponin triterpenic như bacosaponin A (3O-α-L-arabinopyranosyl-20 - O - α -L-arabinopyranosyl-jujubogenin),
bacosaponin B (3 - O - [α - L - arabinofuranosyl (1 -> 2) α - L arabinopyranosyl] pseudojujubogenin, bacosaponin C (3-O - [β - D glucopyranosyl (1 -> 3) [α - L - arabinofuranosyl (1-> 2)] α - L –

arabinopyranosyl pseudojujubogenin (Garai Saraswati và cs. 1996).
Theo Proliac A. và cs, 1991; lá chứa 2 glycosylflavonoid là glucuronyl
- 7 - apigenin và glucuronyl - 7 - luteolin.
Do tầm quan trọng về trị liệu của B. monnieri trong các hệ thống y học
bản địa, nên nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống đã được tiến hành bởi
nhiều nhóm khác nhau. Các nghiên cứu chi tiết đã được tư liệu hóa rất sớm từ
1931, khi Bose và Bose thông báo việc phân lập ‘brahmine’ (alkaloid) từ B.
7


monnierivà sau đó xác định các alkaloid khác như nicotine và herpestine
(Chopra et al., 1956), D-mannitol, saponin, hersaponin và các muối kali bởi
Sastri et al. (1959). Tác dụng bổ thần kinh của dịch chiết đã được quy cho sự
có mặt của hai saponin chính bacoside A và B (Singh et al., 1988; Singh and
Dhawan, 1997). Tuy nhiên, thực thể hóa học được chứng minh chịu trách
nhiệm cải thiện chí nhớ của B. monnieri là Bacoside A, được ấn định là 3-(αL-arabinopyranosyl)-O-ß-Dglucopyranoside-10,20-dihydroxy-16-ketodammar-24-ene (Chatterji et al., 1965). Trong q trình phân lập Bacoside A,
một chất tạo tác là Bacoside B thường xuất hiện đồng hành với bacoside A.
Bacoside A được phát hiện là một chất quay trái và bacoside B là chất quay
phải do sự sai khác về cấu hình của chuỗi carbohydrate của chúng. Các thành
phần hóa học chính phân lập và mô tả bằng các phổ khác nhau, 2D NMR và
các nghiên cứu hóa học bởi các nhóm nghiên cứu từ dịch chiết cồn của cây là
nhóm dammarane của các saponin triterpenoid có jujubogenin và
pseudojujubogenin là các aglycone. Thành phần hóa học của các bacoside
chứa trong phân đoạn phân cực đã được xác lập trên cơ sở các nghiên cứu
phân hủy hóa học và vật lý. Khi thủy phân acid, bacoside cho một hỗn hợp
gồm các aglycone, bacogenin A1, A2, A3, A4 (Kulshreshtha and Rastogi,
1973, 1974; Chandel et al., 1977; Rastogi et al., 1994) trong số đó thành phần
chính là ebelin lactone pseudojujubogenin (bacogenin A4). Do sự quan tâm
ngày càng tăng đối với thuốc thảo mộc, Chakravarty et al. (2002) đã phân lập
ba glycoside phenylethnoid, đó là monnierasides I-III cùng với plantainoside

B tương tự đã biết từ phân đoạn glycoside của B. monnieri. Thành phần của
bacoside A đã được xác lập là một hỗn hợp gồm bốn saponin triglycoside đó


Bacoside

A3,

Bacopaside

II,

3-O-[α-L-arabinofuranosyl-(1→2)-

{ßDglucopyranosyl-(1→3)-}-α-L-arabinopyranosyl]

jujubogenin



Bacopasaponin C (Deepak et al., 2005). Bacoside B cũng đã được thơng báo
là một hỗn hợp của bốn saponin diglycoside đó là Bacopaside N1, Bacopaside
N2, Bacopaside-IV và Bacopaside-V (Sivaramakrishna et al., 2005) và bản
chất của nó cần tiếp tục được xác minh (Mundkinajeddu and Agarwal, 2013).
8


Pawar và Bhutani (2006) đã phân lập hai glycoside dammarane từ dịch chiết
nước của cây. Cấu trúc hóa học của các hợp chất này đã được xác lập là 20O-


α

-L-arabinopyranosyl

jujubogenin



3-O-α-L-arabinopyranosyl

jujubogenin dựa trên các nghiên cứu LC-MS, IR, 1D- và 2D-NMR. Một
glycoside

sterol

mới,

bacosterol-3-O-ß-D-glucopyranoside

cùng

với

bacopasaponin-C, bacopaside-I, bacopaside-II, bacosterol, bacosine, luteolin7-O-ß – glucopyranoside và bốn cucurbitacin, bacobitacin A (I)-D, một độc tố
tế bào đã biết, cucurbitacin E, cùng với ba glycoside phenylethanoid đa biết,
monnieraside I, 18 III và plantioside B cũng đã được phân lập từ B. monnieri
(Bhandari et al., 2006, 2007). Suresh et al. (2010) cũng đã chiết bằng ethyl
acetate một hợp chất kiểu chalcone 2,4,6-trihydroxy-5-(3,3-di-Me propenyl)3- (4-hydroxyphenyl) propiophenone từB. monnieri. Các hợp chất chính yếu
khác được thơng báo có trong cây này gồm các glycoside phenylethanoid,
flavonoid, amino acid như alpha-alanine, aspartic acid, glutamic acid, và

betulinic acid, stigmasterol, b-sitosterol và stigmastenol (Chatterji et al.,
1963; Jain and Kulshreshtha, 1993; Russo and Borrelli, 2005).
1.1.4. Tác dụng dược lý
Tác dụng trên huyết áp: Alkaloid brahmin chiết từ cây sam trắng với
liều 0,5 mg/kg ở mèo có tác dụng làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, liều nhỏ hơn
lại gây tăng huyết áp nhẹ do co mạch và kích thích cơ tim.
Tác dụng trên hơ hấp: Brahmin với liều nhỏ, có tác dụng kích thích hơ hấp.
Tác dụng trên cơ trơn: ở nồng độ rất loãng 1/200000 đến 1/500 000,
brahmin có tác dụng tăng co bóp ruột và tử cung cơ lập.
Tác dụng kích thích hệ thần kinh: Brahmin cũng giống như strychnin
có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phấn các cơ quan, đặc
biệt là kích thích tủy sống. Ngồi ra, nó có tác dụng kích thích trực tiếp trên
tim, khác với strychnin chỉ gián tiếp kích thích tim.
Tác dụng chống ung thư: Cao khơ chiết cồn của tồn cây sam trắng có
tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư Walker carcinosarcoma 256 khi
tiêm bắp cho chuột cống trắng.
9


1.1.5. Tình hình sử dụng rau đắng biển
Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thật ra, loài thực vật này cũng hết sức quen thuộc đối với người dân
Việt Nam, đặc biệt là những người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ, vùng đất
phì nhiêu, chằng chịt kênh rạch. Bacopa monnieri chính là rau đắng biển. Có
thể nói nếu xét về mặt văn hóa dân tộc thì rau đắng xứng đáng góp phần quan
trọng trong sự hình thành nền văn hóa ẩm thực đặc sắc Nam Bộ. Vùng đất
này dập dìu tơm cá, rau quả sẵn có rất nhiều đã tạo nên nền ẩm thực dân dã
đầy những tiếng cười hào sảng của những con người chân chất giữa khung
cảnh thiên nhiên đong đầy những câu hị, điệu lý. Nói về ẩm thực Nam Bộ thì
khơng thể nhắc đến rau đắng biển. Loại rau này thật “dễ tính” như con người

ở đây, khơng cần chăm bón vẫn có thể mọc ở những nơi nào có đất như: bờ
ruộng, bụi tre, mọc lẫn với cỏ, ở sau hè, góc vườn. Rau đắng ngon nhất khi
vừa sau mưa, vì lúc đó cọng rau sẽ mập trịn.
Rau đắng biển được dùng làm thuốc
- Rau đắng biển được sử dụng trong nền y học cổ truyền Ấn Độ cách
đây 3.000 năm. Những dược tính chữa bệnh hết sức kỳ diệu của loài thực vật
này đã khiến người dân cổ xưa Ấn Độ dành cho nó một thái độ tơn kính.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, rau đắng biển có tính mát, vị đắng,
có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, thường dùng trong các trường hợp kiết lỵ,
sưng mắt đỏ, viêm gan, suyễn, trợ thần kinh, trợ tim, động kinh, sử dụng làm
thuốc xổ, ho, dùng ngoài trị ghẻ… Các nhà khoa học hiện đại còn phát hiện
rau đắng biển có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng
tốt cho hội chứng ruột kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân
sau khi bị đột quỵ…
- Các nghiên cứu gần đây nhất của Châu Âu cho thấy rằng chiết xuất
của cây rau đắng biển nâng cao năng lực bộ nhớ, cải thiện hoạt động trí tuệ.
- Các nhà khoa học hiện đại cịn phát hiện rau đắng biển có tác dụng
giảm đau, kháng viêm, ức chế tế bào ung thư, dùng tốt cho hội chứng ruột
kích thích, cho bệnh nhân Alzheimer, những bệnh nhân sau khi bị đột quỵ…
10


1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1. Trên thế giới
Nhân giống và giống
Khí hậu ấm (30-40 °C) và ẩm (65-80 %) nắng lắm và mưa nhiều là các
điều kiện lý tưởng cho sinh trưởng của Bacopa monnieri và vì vậy nó được
nhân giống bằng giâm cành như như một cây trồng vụ hè mưa (tháng 3-6) ở
miền Bắc Ấn Độ (CIMAP, 2007). Đến nay, ba giống Pragyashakti, Subodhak
và Cim-Jagriti đã được chuyển giao bởi Viện Cây làm thuốc và Cây tinh dầu

Trung ương (CIMAP), Lucknow và được trồng như những cây lưu niên với ít
nhất hai lần thu hoạch mỗi năm. Pragyashakti là một giống chọn lọc từ Orissa
có năng suất thân lá khơ là 65 tạ/hectare/lần thu hoạch và 1,8 % bacoside A,
trong khi Subodhak là một giống chọn lọc từ các tập đoàn hoang dại có năng
suất thân lá khơ là 47 tạ/hectare/lần thu hoạch và 1,6 % bacoside A (Mathur
et al., 1999). Cim-Jagriti có tiềm năng sản xuất 40 tạ/hectare/lần thu hoặc với
2 % bacoside A ở điều kiện Lucknow (Darokar et al., 2007). Viện Y học Tích
hợp Ấn Độ (IIIM), Jammu cũng đã phát triển một giống cải thiện RRL-01BM
chứa 1,8-2,2 % Bacoside A (Gupta, 2000).
Một số tài liệu nghiên cứu kỹ thuật trồng cây rau đắng biển tại Ấn Độ
cho thấy: Cây phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ trung bình cao 30-40 0C, ẩm
độ là 65-80%. Cây nên được trồng vào mùa hè có mưa (tốt nhất là vào tháng
6) và thu hoạch vào tháng 9 ở phía Bắc Ấn Độ. Ở miền Nam Ấn Độ, cây có
thể trồng quanh năm. Cây thường được trồng bằng giâm hom. Các hom dài
khoảng 6-8cm với các nút rễ. Trồng hom trong đất ẩm với khoảng cách 15x15
cm. Trước khi đánh hom đem ra trồng, nên làm ngập vườn ươm để tránh tổn
thương đến bộ rễ. Lượng phân bón thích hợp cho 1 ha là 100 kg N, 60 kg cho
mỗi loại P và K. Sau khi cây bao phủ toàn bộ mặt đất có thể cho thu hoạch.
Có thể thu hoạch được 2 lần/năm. Lần đầu vào tháng 6 (nếu trồng vào khoảng
tháng 3) và lần sau thu hoạch vào tháng 9-10, khi thu cắt cách gốc 4-5 cm để
cây tiếp tục phát triển. Cây rau đắng biển không bị sâu bệnh phá hại nặng
[17].
11


Theo DK Patel rau đắng bienr à một cây thuốc thân thảo, mọc bò lan, là
một loại cây thuốc hữu ích để điều chế thuốc bổ não, cây có thể tái sinh bằng
cách sử dựng cát thân cây, mỗi một nốt rần của thân được hình thành rễ và
bên trên hình thành lá, rau đắng biển tái si.nh tốt bằng cách sử dụng các bộ
phân dinh dưỡng của nó như cắt cành trong điều kiện mơi trường thích hợp,

nó có khả năng thích nghi tốt và phát triển ở tất cả các loại đất [DK patel
(2015), Regeneration of Bacopa monnieri (L.) Pennell in Herbal garden,
Journal of Medicinal Plants Studies 2015; 3(6): 12-15]
Theo DK Patel lựa chọn hom từ các cây mẹ trưởng thành, cắt cận thận
các hom cây dài 18cm, hom thân được trồng trực tiếp trên đồng ruộng hoặc
có thể nhân trong bầu với kích thước 13 x 8cm, cắm thân sâu 6cm vào bầu để
dễ dàng di chuyển sang nơi khác. Ln duy trì độ ẩm thích hợp với u cầu
của nó để tạo thành cơng bộ rễ ở phần nốt rần của thân, sau 30 ngày có thể di
chuyển tới vùng trồng. [DK patel (2015), Regeneration of Bacopa

monnieri (L.) Pennell in Herbal garden, Journal of
Medicinal Plants Studies 2015; 3(6): 12-15].
Theo N. Nunya1 và cộng sự, rau đắng biển là một loại cây thân thảo để
cải thiện và phục hồi trí nhớ, các hợp chất chính có trong rau đắng biển là
luteolin và apigenin, bacoside A3, bacopaside II, bacopasaponin X,
bacopasaponin C và bacoside I. Nghiên cứu cho thấy cây rau đắng biển bắt
đầu ra hoa sau 2 tuần trồng, cây có thể hình thành cành giâm mới và ra ho
tăng lên tuần 12, các hoạt chất chính cũng thay đổi từ từ 6 đến tuần thứ 12,
các hoạt chất được tạo ra dần ở tuần thứ 2,4,6 và cao nhất là vào tuần thứ 8,
giảm mạnh vào tuần thứ 10 và tăng lên ở tuần thứ 12 sau trồng. Tuy nhiên sự
phát triển của cây tăng lên theo độ tuổi của cây. Hàm lượng hoạt chất cao nhất
ở tuần thứ 12 vì vậy thu hoạch rau đắng biển ở tuần thứ 12 cho năng suất và
hàm lượng hoạt chất cao nhất. [18]
Theo Uma Kumari và cộng sự, nhân giống rau đắng biển bằng phương
pháp nuôi cấy mô ở môi trường MS bổ sung 2mg/l BA và 0,2mg/l IAA được
cho là môi trường tối ưu để tái sinh chồi tối đa (đạt 98,33%) từ lá cây rau
12


đắng biển với 2-3 vết cắt dọc [19].

Theo Lamont và công sự, nhân giống invitro cây rau đắng biển được
tạo ra từ các lớp tế bào mỏng (TCL) có nguồn gốc từ phân đoạn lá và lóng,
mơi trường MS được sử dụng để tạo chồi và rễ. Môi trường cảm ứng chồi
được bổ sung 3 nồng độ (0,1; 1,0 và 10 µM) của bốn cytokinin: 6benzylaminopurine, 2-isopentenyl-adenine, 6-3-Hydroxybenzylaminopurine
và thidiazuron để nghiên cứu cảm ứng chồi. cảm ứng chồi tối ưu được quan
sát trên môi trường MS bổ sung 10,0 μM 6-benzylaminopurine cho cả mẫu
cấy lớp tế bào mỏng ngang lá và lóng thân, số chồi trung bình từ mẫu tTCL
ngang lá là 59, lóng là 33 chồi. Các chồi kéo dài ghi nhận 100% ra rễ trong
mơi trường MS có bổ sung 5 µM indole butyric acid. [20]
Theo Rahul Vijay, sử dụng phân đoạn nốt rần khỏe mạnh làm mẫu cấy
trong môi trường MS cơ bản để tạo chồi và kết hợp một số chất điều hòa sinh
trường khác nhau: BA nồng độ 0,1-0,6mg/l); IA (0,1-0,5mg/l); NA (0,10,5mg/l). môi trường MS và 1/2MS bổ sung 25-150mg/l than hoạt tính (AC) ;
số cây con trung bình cao nhất là 1,8 ± 0,42cm với chiều dài 3,0 ± 0,94cm
được tìm thấy trong môi trường MS xử lý BA thấp nhất. trong khi số cây con
được nhân lên tối đa trung bình 10,0±2,58 với chiều dài trung bình 6,1±1,91
được tìm thấy trong mơi trường MS kết hợp 1mg/l BA và 0,5mg/l IA. Các cây
con rễ được thuần hóa thành cơng trong mơi trường cát: đất: phân trùn quế (tỷ
lệ 1:1:1) và môi trường Đất[21]
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
nghiên cứu về thành phần hóa học và chứng minh cơng dụng của rau đắng
biển. Thành phần hóa học được cho là đóng vai trị quan trọng nhất là các
Saponon trong đó phải kể đến là Bacosid A và Bacosid B, Bacopasid I,
Bacopasid II, Bacopasapo-nin C…
TS. BS Vũ Thị Khánh Vân, Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết,
nếu các cháu phải học nhiều, căng thẳng thần kinh dễ bị suy giảm trí nhớ. Do
đó, cần phải giải quyết ngun nhân giảm tổn thương ở các tạng tâm, tỳ, can,
13




×