Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thế giới nhân vật trong tác phẩm “dế mèn phiêu lưu ký” của tô hoài và bài học giáo dục nhận thức cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.15 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

NGUYỄN THỊ THẮM
(1569010091)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
“DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” CỦA TƠ HỒI
VÀ BÀI HỌC GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO TRẺ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN ĐẠI HỌC NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Thanh Hóa, tháng 05 năm 2019
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA SƯ PHẠM MẦM NON

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM
“DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” CỦA TƠ HỒI
VÀ BÀI HỌC GIÁO DỤC NHẬN THỨC CHO TRẺ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thắm
MSSV: 1569010091
Lớp: K18B – ĐHGD Mầm non
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hương

Thanh Hóa, tháng 05 năm 2019
ii




iii


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Hồng Đức, Ban Chủ nhiệm
khoa Giáo Dục Mầm non, Thư viện trường Đại học Hồng Đức cùng toàn thể các
thầy , cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Nguyễn Thị Hồng Hương –
người đã trực tiếp hướng dẫn khóa luận cho em. Cơ đã ln tận tình, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Dù đã nhiều cố gắng nhưng do tri thức và vốn kinh nhiệm nghiên cứu của bản
thân còn hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi nhưng thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ để bài khóa luận của em được đầy đủ và
hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hố, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Thắm

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….

i


MỤC LỤC………………………………………………………………………

ii

A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………

1

1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………

1

2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………

2

3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………....

4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………....

4

4.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………....

4

4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………


4

5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..

4

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………………

5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI……………………………

5

1.1. Nhân vật và thế giới nhân vật…………………………………………....

5

1.1.1. Khái niệm nhân vật…………………………………………………….

5

1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật……………………………………………

7

1.2. Truyện đồng thoại và truyện đồng thoại của Tơ Hồi……………………

9


1.2.1. Đồng thoại……………………………………………………………..

9

1.2.2. Truyện đồng thoại của Tơ Hồi………………………………………..

11

CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “ DẾ MÈN

17

PHIÊU LƯU KÝ” …………………………………………………………..
2.1. Tơ Hồi và tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu ký” …………………………..

17

2.1.1. Vài nét về nhà văn Tơ Hồi……………………………………………

17

2.1.2. Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ……………………………………..

18

2.2. Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ……………..

21

2.2.1. Nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” ……………………..


21

2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” .

26

ii


CHƯƠNG 3. BÀI HỌC GIÁO DỤC NHÂN THỨC CHO TRẺ QUA TÁC

46

PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ” ………………………………...
3.1. Bài học về thế giới tự nhiên……………………………………………….

46

3.1.1. Bài học về thế giới loài vật……………………………………………...

46

3.1.2. Bài học về các hiện tượng tự nhiên ……………………………………..

48

3.2. Bài học về các mối quan hệ xã hội………………………………………..

49


3.2.1. Mối quan hệ trong gia đình……………………………………………...

49

3.2.2. Mối quan hệ về tình bạn…………………………………………………

52

C. kẾT LUẬN………………………………………………………...............

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………

56

iii


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học thiếu nhi, một món ăn tinh thần khơng thể thiếu được được đối với tất
cả mọi người khi đã trải qua thưở thiếu thời. Nhất là lứa tuổi thiếu niên nhi đồng
lại càng khơng thể thiếu được. Nó đem lại niềm vui, sự sảng khối, góp phần vào
việc hình thành nhân cách trẻ thơ và góp phần hình thành tri thức của các em.
Nói đến các tác giả về mảng đề tài văn học thiếu nhi người ta không thể khơng
kể đến Tơ Hồi với tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” sáng tác năm 1941.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” với nghệ thuật kết cấu tác phẩm gần giống như truyện
cổ tích lãng mạn, chiếm lĩnh người đọc bằng con đường tình cảm, bằng sự nhạy

cảm của tâm hồn trẻ thơ. Tác phẩm xứng đáng là một nghệ thuật đặc sắc về cách
xây dựng miêu tả tính cách nhân vật sinh động mới mẻ.
Bên cạnh việc bộc lộ khả năng quan sát, miêu tả tinh tế và dí dỏm thể hiện tâm
hồn nhạy cảm với thiên nhiên của Tơ Hồi. Ông còn thể hiện tài năng nghệ thuật
xây dựng nhân vật xuất sắc. Đây là phương tiện thứ hai khiến tác phẩm có sức hút
đặc biệt với thiếu nhi và là phương tiện khác biệt để tác phẩm dễ phân biệt với tác
phẩm khác cùng viết về đề tài văn học thiếu nhi.
Điều đặc biệt là Tơ Hồi mượn thế giới loài vật, mượn chú “Dế Mèn” để bày tỏ
quan điểm nghệ thuật và tư tưởng của mình. Khẳng định vào lý tưởng sống cao đẹp
tin vào điều thiện, vào cuộc sống hịa bình nhân ái “Mn lồi kết anh em”. Truyện
được các bạn nhỏ đặc biệt yêu thích. Với trẻ tuổi mầm non, nếu giáo viên biết cách
khai khác sẽ đem đến cho trẻ những bài học vô cùng bổ ích.
Nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”
của Tơ Hồi và bài học giáo dục nhận thức cho trẻ có ý nghĩa rất lớn đối với tơi
trong cơng tác chăm sóc – giáo dục sau này. Nó giúp tơi hiểu sâu sắc hơn về thể
loại đồng thoại, sự yêu thích của thiếu nhi khi tiếp nhận các tác phẩm văn chương,
nhất là các tác phẩm viết về lồi vật của Tơ Hồi và những giá trị to lớn, những
đóng góp tâm huyết của nhà văn đã đóng góp vào kho tàng văn học thiếu nhi Việt
Nam.

1


Là giáo viên mầm non trong tương lai, nhiệm vụ không chỉ cung cấp cho các
em những kiến thức sơ đẳng về cuộc sống mà còn giáo dục cho trẻ những bài học
giáo dục đạo đức qua các câu chuyện, góp phần làm nền tảng cho sự phát triển
nhân cách trẻ. Do đó, các bài học đạo đức được rút ra từ câu chuyện là một công cụ
giáo dục sắc bén đối với trẻ. Nhờ thế giới nhân vật phong phú, đa dạng mà tác
phẩm đã có được sức lơi cuốn, hấp dẫn đặc biệt, khiến người đọc càng khao khát
muốn tìm hiểu, khám phá. Hiểu đợc nghệ thuật ấy giúp tơi có thể cảm thụ tác phẩm

sâu sắc hơn, từ đó việc truyền đạt tới các em thuận lợi và hiệu quả hơn, phát huy
tối đa tính giáo dục của tác phẩm. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn và
nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tơ
Hồi và bài học giáo giục nhận thức cho trẻ.
2. Lịch sử vấn đề
Tơ Hồi chuyển hẳn sang nghề làm báo, viết văn từ năm 1941. Vậy là Tô Hoài
đã đến với nghệ thuật đến nay đã được hơn 70 năm, ông đã cống hiến cho kho tàng
văn học nước nhà với số lượng tác phẩm đồ sộ. Dõi theo cuộc đời ông, từ tác phẩm
đầu tay cho đến những trang viết gần đây nhất. Người đọc luôn thấy được sự tươi
trẻ, sáng tạo trong cách viết của ông Tơ Hồi có sở trường viết truyện lồi vật (cịn
gọi là truyện đồng thoại), hiện nay truyện của ông đã được tuyển chọn in thành 2
tập (Nhà xuất bản Văn học năm 1996). Theo ơng “Bất kì thể loại nào viết cho các
em cần đẹp cần vui. Như vậy, đồng thoại là loại truyện có nội dung tung hồnh, về
mặt đó vốn đồng thoại đã lạ, lại càng hấp dẫn, càng đẹp, càng gợi cảm, càng thơ”.
Điều dễ nhận thấy tác phẩm về lồi vật ơng viết cho thiếu nhi là một thế giới nhân
vật đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, tính cách.
“Dế Mèn phiêu lưu ký” là một thiên đồng thoại đặc sắc về nội dung được đánh
giá cao trong liên hoan văn học thiếu nhi tại Mỹ. “Dế Mèn phiêu lưu ký” còn là
một đề tài nghiên cứu quen thuộc với mọi nhà nghiên cứu quan tâm đến văn học
thiếu nhi. Trong Tuyển tập Tơ Hồi Hà Minh Đức đã giới thiệu về quan điểm sáng
tác của Tơ Hồi “ Tơ Hồi đến với văn chương với tuổi trẻ khát khao hành động và
tìm một lẽ sống tốt đẹp riêng. Vì thế mà ngay những trang viết đầu tay của Tơ Hồi
đã thể hiện ý thức sáng tạo nghệ thuật” [3,46]

2


“Dế Mèn phiêu lưu ký” được nhiều giới nhà văn, nhà lí luận phê bình văn học
nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu, Hà Minh Đức,
Vân Thanh,…

Nhà nghiên cứu văn học Vân Thanh đã nói: “Thế giới lồi vật là một nội dung
đặc sắc và độc đáo trong văn xi Tơ Hồi, sáng tác một nhân vật trong thế giới
của các nhân vật nhỏ bé giữa thiên nhiên. Ở ngồi tuổi 20, Tơ Hồi bộc lộ khả
năng đột xuất về nhiều mặt. Đó là khả năng hóa thân vào sự sống của nhân vật và
đồng thời đưa lại thế giới nhân vật sự sống của con người” [13,13]
Tác giả Vũ Ngọc Phan nhận định: “ Những truyện nhi đồng của ơng có cái đặc
sắc là linh động và dí dỏm”.[12,71]
Tác phẩm của nhà văn Tơ Hồi khơng chỉ hay, đặc sắc bởi thế giới lồi vật sinh
động mà cịn bởi bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả,…Viết cho tuổi thơ, Tơ
Hồi luôn chú ý đến nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.Và đây cũng là vấn đề luôn
nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình.
Khi nhận định về nghệ thuật kể chuyện của Tơ Hồi, nhà phê bình văn học Hà
Minh Đức cho rằng : “Trong các truyện kể, ông luôn chú ý cả vật ngôn ngữ nhân
vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Trong tác phẩm của Tơ Hồi linh hoạt nhiều
màu vẻ. Ơng chủ động trong câu chuyện kể, kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên
sự diễn biến uyển chuyển và linh động của mạch truyện” [3, 47]
Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Tơ Hồi nhà văn Bùi Hiển đã viết:
“Nghệ thuật kể chuyện của Tơ Hồi thiên về thị giác, một thứ thị giác tinh nhạy,
đầy màu sắc và ấn tượng, cảm xúc, nói rộng ra hơn nữa là thiên về cảm giác, về
cảm nhận trực quan cụ thể, về biểu hiện các sắc thái tình cảm gần gũi, thầm kín và
bởi vì tất cả những cái đó đều xuất phát từ một tình u gắn bó đối với cuộc sống,
chiến đấu của dân tộc, sáng tác của anh tỏa một nguồn sáng ấm áp và phảng phất
lung linh nhiều sắc độ, đó là một trong những bí quyết thành công của anh”.[7,39]
Thành công nhất khi xây dựng nhân vật bằng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện
không thể không nhắc tới tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”.Tác phẩm đã để lại ấn
tượng khó phai trong lịng người đọc.

3



Tác phẩm của Tơ Hồi ln mở ra trước mắt trẻ những khám phá mới, phát
hiện độc đáo, lôi cuốn người đọc cũng như các nhà phê bình, nhà nghiên cứu. Khi
nói về tác giả Tơ Hồi và truyện lồi vật của Tơ Hồi các nhà phê bình, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra các nhận định ở nhiều khía cạnh, nhiều phương diện khác
nhau. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thơng về thế giới
nhân vật và những bài học giáo dục nhận thức cho trẻ mầm non.
3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, khóa luận hướng tới
làm sáng tỏ những đặc sắc về thế giới loài vật và những bài học giáo dục nhận thức
cho trẻ mầm non. Thơng qua đó, góp phần khẳng định giá trị về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm Tơ Hồi viết cho thiếu nhi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thế giới nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tơ Hồi và bài học
giáo dục nhận thức cho trẻ tuổi mầm non.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tơ Hồi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp phân tích - đánh giá
Phương pháp này được sử dụng khi phân tích làm sáng tỏ những bài học
giáo dục trẻ mầm non trong tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu ký” của tác giả Tơ Hồi.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này được sử dụng khi tập hợp thế giới nhân vật trong tác phẩm.

4



B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Tơ Hồi đã cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết
hết thảy trong một sáng tác”. Đúng vậy, nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong tác phẩm văn học. Nó là mắt xích cơ bản xâu chuỗi, kết dính các yếu tố, sự
kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng của mình. Việc xây dựng nhân
vật vì vậy mà trở thành cơng việc quan trọng, đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo. Đọc một
tác phẩm văn học, cái để lại ấn tượng sâu sắc trong lịng người đọc khơng phải là
gì khác mà chính là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được
nhà văn thể hiện, hay chính là hiện tượng nhân vật. Muốn hiểu được giá trị tác
phẩm thì chúng ta phải bắt đầu từ hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Để tìm hiểu
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” trước hết chúng ta phải
có những hiểu biết chung về nhân vật.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật. Theo nghĩa rộng: “Nhân vật” là
khái niệm không chỉ được dùng trong văn chương mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt Hồng Phê thì nhân vật là khái niệm được hiểu theo
hai nghĩa:
Thứ nhất: Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện
trong tác phẩm văn học.
Thứ hai: Đó là người có vị trí nhất định trong xã hội.
Tức thuật ngữ nhân vật được dùng ở nhiều mặt cả trong đời sống xã hội, đời
sống nghệ thuật lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Nhân vật văn học có vai trị trong tác phẩm văn học, nó là mắt xích cơ bản xâu
chuỗi, kết dính các yếu tố, sự kiện và là nơi chủ yếu để nhà văn thể hiện tư tưởng
của mình về xây dựng nhân vật, vì vậy mà trở thành cơng việc quan trọng, địi hỏi
sự sáng tạo độc đáo. Với các tác gỉ thì hình tượng mới có sự lôi cuốn, hấp dẫn bạn đọc.


5


Trong cuốn Lí luận văn học Hà Minh Đức định nghĩa về nhân vật như sau:
“Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải
là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện
con ngời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cácvà cần
chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một
phạm vi rộng hơn nhiều, đó khơng chỉ là con người, những con người có tên
hoặckhơng tên, đợc khắc hoạ sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác
phẩm, mà cịn có thể là những sự vật, lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính
cách của con người cũng có khi đó khơng phải là những con người, sự vật cụ thể
mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể
hiện nổi bật trong tác phẩm”. [5, 126]
Còn Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì cho rằng : “Nhân vật văn
học là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, nhân vật văn
học có thể có tên riêng hoặc khơng có tên riêng. Nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người thật đời
sống”[6,148]
Trong cuốn Lý luận văn học, Trần Đình Sử cho rằng: “Nói đến nhân vật văn
học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Đó là những nhân vật có tên như: Tấm, Cám, Thạch Sanh… Đó là những
nhân vật không tên như: Những thằng bán tơ, Mụ nào ( ai) -Truyện Kiều (Nguyễn
Du)… Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm
ca quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật trong mạng nội dung ý nghĩa con
người. khái niệm con vật có khi chỉ được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một
con người cụ thể nào mà chỉ một hình tượng nổi bật trong tác phẩm. nhân vật văn
học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận
biết”[14,102]

Theo Lại Nguyên Ân: “Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con
người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại tồn vẹn của con người trong nghệ
thuật ngơn từ. Bên cạnh con người Nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài

6


cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người”.
[1,125]
Nhân vật văn học là phương tiện nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc
đặc tính con người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại hình văn học và kịch.
Các thành tố tạo nên văn học gồm: Hạt nhân tinh thần của cá nhân, tư tưởng, lợi
ích đời sống, thế giới cảm xúc, ý chí, các ý thức và hoạt động.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật nó mang tính ước lệ, không thể bị
đồng nhất với con người thực ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất
gần gũi với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan
niệm ấy.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, định nghĩa nào cũng có ưu
điểm riêng. Song quan điểm của Lại Nguyên Ân là đầy đủ và chuẩn xác hơn cả.
Tóm lại ta có thể thấy:
Nhân vật văn học chính là con người (tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau)
được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học nhằm thể
hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Nhân vật văn học khơng bó hẹp trong phạm vi là con người mà cịn là các con
vật, lồi vật, các sinh thể khác nhau gắn cho chúng đặc điểm giống, khác con người
để tái hiện cuộc sống phong phú của con ngời. Tác phẩm văn học thành công khi
tác giả xây dựng hình tợng nhân vật độc đáo, đặc sắc đồng thời thể hiện tư tưởng
của thời đại.
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không thể đồng

nhất với con người thật ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần
với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của
nhà văn về con người, nó có thể đươc xây dựng chỉ dựa trên cơ sơ quan niệm ấy.
1.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, theo Từ điển triết học
“Thế giới” được hiểu theo hai nghĩa:

7


Theo nghĩa rộng : “Thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những gì tồn
tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người) thế giới là nguồn gốc của nhận thức”.
Theo nghĩa hẹp: “Thế giới dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ, nghĩa là toàn bộ thế
giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia thế giới vật chất đó
thành hai lĩnh vực khơng có danh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mô và thế giới vi mô”.
Như vậy “Thế giới” là một phạm vi, một vũ trụ rộng lớn tồn tại xung quanh con
người và tồn tại độc lập với ý thức con người.
Thế giới nhân vật là một phạm trù rất rộng: Thế giới nhân vật là một tổng thể những
hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối
của tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà
văn, có tổ chức và sự sống riêng phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ.
Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần , là
kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn
học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mơ hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có
quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, khơng gian, thời gian gắn liền
với một quan niệm nhất định của chúng về thế giới.
Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách tron vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ
thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường
hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế,
trong giao lưu với xã hội, gia đình.

Con người trong văn học chẳng những khơng giống với con người trong thực tại
về tâm lí , hoạt động mà cịn có ý nghĩa khái qt trừu tượng . Trong thế giới nhân
vật người ta có thể chia thành các kiểu loại nhân vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa
vào những căn cứ, tiêu chí nhất định.
Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khố để bước vào
cánh cửa và khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật
cũng khác với phân tích hình tượng thế giới nhân vật. Mỗi tác giả đều có thế giới
nhân vật riêng, mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó.

8


1.2. Truyện đồng thoại và truyện đồng thoại của Tô Hoài
1.2.1. Đồng thoại
* Khái niệm đồng thoại
Truyện đồng thoại chiếm một vị trí quan trọng bởi lẽ nó có sự hấp dẫn riêng về
nội dung, đặc trưng về lứa tuổi và về giá trị đạo đức. Thuật ngữ truyện đồng thoại
trong văn học Việt Nam vốn có nguồn gốc Trung Hoa, được xác lập vào đầu thập
niên 60 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, chúng ta đang triển khai xây dựng nền
văn học mới với sự chú ý đặc biệt tới độc giả thiếu nhi.
Nhằm nâng cao chất lượng phong trào, nhà xuất bản Văn học đã tổ chức dịch,
giới thiệu một số tài liệu nước ngoài về lí luận và kinh nghiệm sáng tác cho các
em. Đó là những tài liệu: Kinh nghiệm viết cho các em (Nhiều tác giả,1960), Sáng
tác đồng thoại và một số vấn đề khác (Kim Cận, 1961), Làm thơ cho các em
(Nhiều tác giả, 1961). Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn đã cho rằng, viết cho con
trẻ cách dễ nhất là soi mình vào mắt trẻ thơ. Từ đó, một thế giới lung linh sắc màu
hiện lên. Đó là những câu chuyện đồng thoại mà ở đó trẻ con có thể trị chuyện với
lồi vật - một khả năng mà hầu hết người lớn đều đã đánh mất. Từ đó, các em có
thể học chính ngay từ bạn bè và những thứ xung quanh mình, học để lớn lên mỗi
ngày cho tâm hồn được tưới tắm trong những yêu thương, chăm sóc.

Khi viết đồng thoại, nhà văn rất chú ý tâm lý của lứa tuổi. Làm thế nào để viết
cho các em hay hơn, nhà văn Phạm Hổ nói rằng, “ở lứa tuổi bé (vườn trẻ, mẫu
giáo, cấp I), các em thường rất thích truyện cổ tích, truyện đồng thoại, truyện ngụ
ngôn ”. Nhà văn Cửu Thọ, qua nhiều năm làm công tác xuất bản sách cho thiếu
nhi, cũng khẳng định: “Đối với lứa tuổi nhi đồng, loại sách được các em yêu thích
hơn cả là các truyện đồng thoại, cổ tích có tranh minh họa nhiều màu sắc”. Nhà
văn Ngơ Quân Miện lí giải thêm: “Sở dĩ truyện đồng thoại thích hợp với nhi đồng
là vì trong đó sự vật được nhìn theo cách nhìn, cách cảm nghĩ của các em và kể lại
theo cách nói của các em”. Qua một số ý kiến trên đây, chúng ta nhận thấy, các em
ở lứa tuổi nhi đồng chính là lớp cơng chúng đặc biệt của thể loại truyện đồng thoại.
Lứa tuổi này, như nhà tâm lí học Vũ Thị Nho đã nhận xét, giàu tình cảm, trí tưởng
tượng phát triển mạnh và nhu cầu huyễn tưởng cao Ở các em, bộ não đang trên đà

9


phát triển nên sự hưng phấn thường bộc lộ ra rất mạnh. Khả năng ghi nhớ những
cái cụ thể của các em tốt hơn các khái niệm trừu tượng. Do đó, tính trực quan, hình
tượng là một đặc điểm quan trọng về nhận thức của lứa tuổi này. Mặt khác, trong
quan hệ với thế giới xung quanh, các em luôn lấy mình là trung tâm và nhìn sự vật
bằng cái nhìn nhân hóa. Cho nên, thế giới trong mắt các em ln là những thực thể
sinh động, có hồn người. Chúng ta sẽ khơng lạ khi nhìn thấy các em chơi với búp
bê, ru búp bê ngủ, hát cho búp bê nghe bản thân các em rất yêu thương loài vật, đối
xử với loài vật như “bầu bạn”. Trong quan niệm của các em, con vật nào cũng biết
yêu, biết ghét, có cảm nghĩ, nói năng như con người. Những đặc điểm tâm lí như
vậy đã giúp các em tìm thấy ở truyện đồng thoại những điều phù hợp với lứa tuổi
của mình. Có thể nói tới ba điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các em vốn giàu tưởng tượng, nhất là tưởng tượng hoang đường, ưa
thích cái mới lạ, khơng thích những gì tầm thường tẻ nhạt, đúng như nhà tâm lí học
người Nga M. Arnauđơp đã viết trong tác phẩm Tâm lí học sáng tạo văn học:

“Sáng tác hoang đường thích hợp với tư duy trẻ em, những gì làm xúc động mạnh
mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và sự nhạy cảm phải hoạt
động”. Nhà văn Nga K. Pauxtốpxki cũng có nhận xét tương tự: “Với tuổi thơ, mặt
trời nóng bỏng hơn, cỏ rậm hơn, mưa to hơn, trời tối hơn và con người nào cũng
thật thú vị ”. Là một hể loại giàu tưởng tượng, truyện đồng thoại đáp ứng được yêu
cầu này của các độc giả thiếu nhi.
Thứ hai, nhân hóa là một hình thức nghệ thuật đặc thù của truyện đồng thoại.
Hơn nữa, nhân cách hóa trong truyện đồng thoại được dựa trên cách nhìn, cách
cảm của trẻ em. Cho nên, đọc truyện đồng thoại, các em dễ hòa đồng với các nhân
vật của mình. Các em dễ dàng nghe được, thấy được những gì mà người lớn khơng
thể nghe thấy, khi cùng tiếp nhận truyện đồng thoại.
Thứ ba, truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở các em những tình cảm tốt
đẹp, những cảm xúc thú vị qua những tình huống, những chi tiết vui tươi, bất ngờ.
Đặc biệt, nó có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân vật, xóa nhịa ranh
giới giữa hư và thực, cảm nhận thế giới đồng thoại như cuộc sống của chính mình.
Thể loại truyện đồng thoại Việt Nam hiện đại đã trải hơn nửa thế kỉ phát triển.

10


Điều đó cũng có nghĩa là, nó cũng đã có hơn nửa thế kỉ gắn bó với đời sống tinh
thần của trẻ em Việt Nam, trẻ em ở một số nước trên thế giới. Truyện đồng thoại
đến với các em theo nhiều con đường, nhiều hình thức khác nhau, bầu bạn với các
em lúc ở nhà, khi ở trường, lúc vui chơi, hay trước khi đi ngủ. Nó thỏa mãn các em
hai nhu cầu chủ yếu là giải trí và giáo dục.
Thực tế cho thấy, thể loại truyện đồng thoại đã có một số tác phẩm gây được
ảnh hưởng ở nước ngồi. Điển hình là truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn
Tơ Hồi. Năm 1959, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký đã được M.Tkachov chuyển ngữ
thành công sang tiếng Nga. Nhờ giữ được cá tính của thể văn, nên “Dế Mèn phiêu
lưu ký đã hết nhẵn trong vài tiếng đồng hồ sau khi đưa ra bán”.Các độc giả nhỏ

tuổi ở nước Nga xa xôi đã đọc rất kĩ tác phẩm của Tơ Hồi. Thậm chí, có em đã
viết thư cho nhà văn để nêu lên mối băn khoăn vì sao răng con Dế Mèn khơng có
màu nâu như con dế ở bên ngoài.
Sau Dế Mèn phiêu lưu ký, một số tác phẩm khác của Tơ Hồi (Ba anh em, Dê
và Lợn, Đám cưới chuột), Nguyễn Đình Thi (Cái Tết của Mèo Con)
Mức độ và phạm vi ảnh hưởng của các tác phẩm nói trên là khơng như nhau,
nhưng có thể nói, chúng đã góp phần mở rộng biên độ ảnh hưởng của văn học Việt
Nam, giới thiệu hình ảnh văn học Việt Nam với nhiều nền văn hóa khác nhau trên
thế giới. Đưa văn học Việt Nam ra với thế giới, đó là điều mong mỏi và nỗ lực của
chúng ta trong nhiều năm qua. Vậy nên, những chuyến xuất ngoại của Dế Mèn, Dế
Trũi, của Mèo con khơng thể nói là khơng có ý nghĩa.
Truyện đồng thoại sinh ra để mang lại niềm vui cho trẻ em, đồng thời cũng là
chìa khóa để mỗi người mở cửa quá khứ bước về tuổi thơ. Nữ nhà văn Trương
Duyệt Nhiên (Trung Hoa) cho rằng: “Bởi tất cả những ai cịn đọc đồng thoại thì
tâm hồn của họ cịn trong sáng, thuần khiết”. Đóng góp của truyện đồng thoại đối
với độc giả nói chung, trẻ em nói riêng chính là ni dưỡng, bồi đắp cái trong sáng,
thuần khiết đó.
1.2.2. Truyện đồng thoại của Tơ Hồi
Truyện thiếu nhi của Tơ Hồi chủ yếu được viết dưới dạng đồng thoại, ông đã
thể hiện thế giới sự vật hiện tượng xung quanh trẻ bằng những thủ pháp nghệ thuật

11


độc đáo. Ông đã khéo léo lồng vào nững câu truyện kỳ thú, những bài học giáo dục
bổ ích. Có thể nói những tác phẩm viết về lồi vật của ơng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, bởi vì trong lồi vật của ơng xét đến cùng, lại vẫn là hình ảnh phản chiếu thế
giới lồi người hay nói cụ thể hơn, thế giới những nông dân nghèo và những người
thợ dệt làng Nghĩa Đô đang trên đà sa sút, bần cùng hóa dưới chế độ thực dân. Qua
những tác phẩm này, ông cũng đã thể hiện rất rõ tâm hồn, lý tưởng của một người

thanh niên khao khát tự do, mong muốn lật đổ ách áp bức, bóc lột để giành độc lập
dân tộc. Các tác phẩm này đã miêu tả được những nét tâm lý của người đời nói
chung và thanh thiếu nhi nói riêng. Các em có thể nhìn vào đó rồi nhìn lại chính
mình, từ những hành vi sai lầm của người khác và điều chỉnh hành vi, thái độ của
mình. Niềm say mê lý tưởng, khát vọng sống, khát vọng tự do của các nhân vật
được lồng trong một chất thơ bay bổng kì diệu của thể loại đồng thoại càng thêm
cuốn hút người đọc. Những truyện đồng thoại tiêu biểu củ Tơ Hồi thời kì này là :
Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới Chuột, Dê và Lợn, Ba an hem, Mèo già hóa cáo, Dế
Mèn phiêu lưu ký,… Có thể nói những sáng tác đầu tay của ơng – những truyện
đồng thoại về lồi vật – là mối quan tâm rất lớn của bạn đọc. Ông Vũ Ngọc Phan
trong cuốn Nhà văn hiện đại đã nhận xét: “Truyện lồi vật của Tơ Hồi tâp tính
lồi vật, của những lồi vật thấp hơn lồi vật… Những truyện lồi vật của Tơ Hồi
thường phản chiếu những cảnh ống của dân nghèo thôn quê… Những tâm hồn
giản dị ấy, cả tâm ồn vật lẫn tâm hồn người. Tơ Hồi đã mượn để diễn tả những
nỗi thương tâm của cảnh ngây dại và nghèo nàn, nên tập “O Chuột” này ta nên
đọc theo con mắt riêng, không nên phân biệt người với vật, vì ở đó vật cũng là
người, và nếu có người thì người cũng như vật….” [12,73]
Trong Võ sĩ Bọ Ngựa, các em được gặp chú bọ ngựa có những nét rất giống với
các cậu bé “ choai choai” mới lớn, hiếu động và hiếu thắng, khơng lượng nỗi sức
mình. Bọ Ngựa trên một cây hoa hồng, mẹ đi kiếm ăn sai Bọ Ngựa ở nhà trông nhà
nhưng khi mẹ vừa đi khuốt, cậu ta đã tụt ngay xuống đất để tìm hiểu thế giới xung
quanh. Tình cờ Bọ Ngựa gặp Châu Chấu Ma và Gián Ống là hai kẻ nhứt nhát nhất
đời. Thấy Bọ Ngựa giáp trụ đầy mình nên cả Châu Chấu Ma và Gián Ông đều tong
xưng Bọ Ngưa là đại ca và cầu xin được che chở . Bọ Ngựa bỗng thấy mình là

12


nhân vật quan trọng, cậu ta lập tức tìm cho mình một cái tên mới thật oai là “ Võ si
đại mã” và muốn cùng với hai đệ tử dậy cho thiên hạ một bài học. Nhưng chưa dậy

nỗi ai thì Bọ Ngựa đã nhận được một cái tát của bà Bo Muỗm và được thử sức
mạnh của ông Cồ Cộ. Bọ Ngựa đã hiểu ra một chân lý đơn giản mà hết sức sâu
sắc: Hễ cậy mình khỏe để bắt nạt kẻ yếu thì sẽ bị người khỏe hơn chừng trị lại. cậu
ta chừa được thói ngơng cuồng và trở thành đứa con ngoan ngoãn, khiêm tốn. Câu
chuyện nhắc nhở các em hãy biết sống khiêm tốn và biết quan tâm , giứp đỡ mọi
người (Bài học này còn được thể hiện qua nhân vật Dế Mèn trong “Dế Mèn phiêu
lưu ký”).
Đám cưới Chuột là một câu chuyện được viết sau khi tác giả xem bức tranh
Đông Hồ (tranh “Đám cưới Chuột”). Chuyện kể về số phận chìm nổi của chàng
Chuột Nhắt. Chuột Nhắt là con ông bà Thử, tuy gia cảnh xung túc nhưng vì quá
ốm yếu và xấu xí nên chẳng có bạn chơi. Đến lúc trưởng thành, Chuột Nhắt vẫn
khơng hi vọng lấy vợ vì các bà mẹ có con gái lớn đều dè bỉu: Cái ngữ ấy thì trơng
cậy được gì. Ơng bà Thử rất buồn, bèn đầu tư cho con trai đi học với hi vọng đổi
đời, bởi lẽ cả làng chuột này xưa nay chưa có ai đỗ đạt bao giờ. Chuột Nhắt sang
ông đỗ làng bên dùi mài đèn sách, sau ba năm, cậu ta đi thi và đỗ tú tài. Hãnh diện
với chiến tháng của con trai, ông bà Thử tổ chức đám rước vinh quy cho cậu thật
linh đình. Cũng từ khi nghe tin Chuột Nhắt đỗ đạt, mọi người liền thay đổi cách
nhìn, cách nghĩ về cậu. sự yểu tướng, bí ẩn, gian giảo, với đơi mắt ti hí, ln đảo
lia đảo lịa… được nhìn ra là thư sinh, thông minh, lịch lãm. Chuột Nhắt được trở
thành niềm tự hào của làng chuột. Các bà mẹ có con gái lớn đều thầm mơ cậu ta để
mắt tới con gái mình. Nhưng cũng từ đây, bi kịch của Chuột Nhắt mới chính thức
bắt đầu. Ngun là vì trong làng chuột có lão Mèo già mà ai cũng sợ. để cho đám
rước Chuột Nhắt được an toàn, bà Thử đã hối lộ cho mèo già mấy con cá săn sắt.
Nhưng khi đám rước về đến làng , tiếng trống mõ nổi lên tưng bừng, rộn rã, Mèo
già cũng thấy phấn khích bèn hát lên mấy tiếng “meo meo”, khiến đám phu kiệu
hoảng sợ bỏ chạy tháo thân. Chuột Nhắt ngã kiệu bị què chân, sau thành thọt chân.
Các cô gái không ai dám làm vợ anh chàng thọt châm, kể cả cơ chuột Chù hay con
nhà danh giá tuy đã đính ước vẫn tìm cách thốt hơn. Chuột Nhắt rơi vào tuyệt

13



vọng, cùng lúc bà Thử qua đời vì khơng thốt khỏi nanh vuốt của Mèo già. Chuột
Nhắt bế tắc, suốt ngày giam mình trong phịng kín, trút uất hận vào những bài thơ
và gia đình chuột chù. Vừa may lúc đó Chuột Cống xuất hiện, là người học rộng,
hiểu biết nhiều, Chuột Cống đã phân tích cho Chuột Nhắt hiểu nguyên nhân bi kịch
vuộc đời cậu ta đều do lão Mèo mà ra và động viên cậu không nên nản lòng, phải
cùng dân làng chống lại lão ta. Như vậy, trước hết phải biết khơi dậy trong lòng
mọi người sự căm thù, phải biết chế ngự nỗi truyền kiếp thì mới có hi vọng giải
phóng được cuộc đời. Chuột Nhắt hiểu ra, quyết nguyện cùng Chuột Cống đi khắc
đó đây để giúp đỡ mọi người. Chuột Nhắt biết tự phát huy những gì mình có, tự tin
vào chính bản thân mình để vượt qua nhưng giây phút chán nản, tuyệt vọng và
trang bị thêm cho mình những điều mới, biết đặt quyền lợi cồng đồng lên trên
quyền lợi của cá nhân mình. Đó mới chính là những tư tưởng, tình cảm tiến bộ của
nhà văn trong hoàn cảnh lịch sử bấy giờ.
Gần gũi với nhân vật Chuột Nhắt cịn có vợ chồng Gi đá trong Đơi chim Gi
đá. Đó chính là hình ảnh những người nhà quê cù rù, lam lũ, đầy vất vả, lo toan,
nhìn mong cuộc sống bình lặng, hạnh phúc đơn giản mà không được. vợ chồng Gi
đá bị tiếng pháo ngày tết đột ngột do cu Lặc bất ngờ giáng xuống làm cho gia đình
tan tác, cả hai vợ chồng và bốn đứa con bị chia lìa khơng biết rồi sẽ sống ra sao.
Chọn viết về những số phận hẫm hiu này, Tơ Hồi đã bộc lộ một cái tôi cảm thông
sau sắc với những con người đau khổ, bị đè nén, áp bức giữa cuộc đời.
Dê và Lợn và Ba anh em là hai truyện đồng thoại tập trung khai thác chủ đề
đoàn kết, kêu gọi, mọi người hướng tới tình đồn kết u thương giúp đỡ trong
tình bạn và nội bộ tập thể. Truyện Dê và Lợn khẳng định, cho dù mục đích có cao
đẹp đến đâu chăng nữa nhưng nếu khơng có sự thống nhất nội bộ cũng dẫn đến thất
bại. Truyện ba anh em hướng tới quan niệm sộng rãi hơn về tình đồn kết. Sự đồn
kết nhất trí khiến cho những người khác nhau về tính cách, ngoại hình và nguồn
gốc cũng đều là anh em một nhà.
Với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, là thiên đồng loại xuất sắc nhất của Tơ Hồi, các

em được tiếp xúc một thế giới cơn trùng phong phú và đa dạng. Thế giới đó chính
là một xã hội thu nhỏ, có cả người xấu, người tốt, và điều quan trọng là qua câu

14


chuyện, tác giả đã bày tỏ được lòng tin vào điều thiện và cuộc sống hịa bình, thân
ái nêu cao lí tưởng “mn lồi cùng nhau kết thành anh em”. Tác phẩm đã khẳng
định tiếng nói đặc sắc cũng như vị trí văn học độc đáo của Tơ Hồi trong văn học
Việt Nam nói chung, văn học thiếu nhi nói riêng.
Kể từ sau “Dế Mèn phiêu lưu ký” và những đồng thoại khá thành công ở giai
đoạn trước, sau cách mạng. Tơ Hồi vẫn kiên trì mở rộng thêm mảng đề tài này.
Nhưng truyện đồng thoại tiêu biểu như : Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn
chim gáy, Cá đi ăn thề, Chua Bồ Nông ở Sa-mác-can,…đã bộc lộ được cái nhìn
ngỡ ngàng trước những đổi thay của cuộc sống trên miền bắc xã hội chủ nghĩa và
niềm tự hào, gắn bó với non sơng, đát nước của tác giả. Nhận xét về những truyện
đồng thoại của Tơ Hồi về thời kì này. Giáo sư Phan Cự Đệ đã viết trong cuốn Nhà
văn Việt Nam (1945 – 1975): “Tô Hồi đã sử dụng rất thành cơng hình thức đồng
thoại… ở đây các con vật được nhân cách hóa… Tơ Hồi đã pha trộn cách nhìn
của con người với cách nhìn của vật, hải cách nhìn hỗ trợ nhau, chuyền hóa vào
nhau một cách nhuần nhị, tinh tế, tạo nên một khơng khí đầy chất thơ, nửa hư nửa
thực rất thú vị với các em…. Trong các truyện đồng thoại (Con mèo lười, Chim
chích lạc rừng, Cá đi ăn thể), Tơ Hồi đã phát huy nhân tố tưởng tượng, phần
phong phú trong tư duy các em nhỏ. Truyện đồng thoại của Tơ Hồi cũng là sự kết
hợp giữa khả năng quan sát loài vật rất tinh tết với một bút pháp giàu chất trữ tình
và chất thơ. Thiên nhiên ở đây giàu màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nức và luôn
luôn chuyển động rộn rang tươi vui, đúng như thị hiếu hàng ngày của tuổi thơ”.
Truyện chú bồ nông ở Sa-mác-can thể hiện niềm tự hào của tác giả về đất
nước Việt Nam anh hùng. Trong chuyến đi thăm thành phố udơbêkixtan, tác giả đã
tưởng tưởng ra một câu chuyện được gặp gỡ và trò chuyện cùng một chú bồ nông

vẫn bay về phương nam tránh rét. Theo lới kể của bồ nơng thì chú đã tới Việt Nam
và bay đi đâu cũng thấy người ta nói một câu: “Mĩ thua Việt Nam rồi!”.
Truyện Đàn chim gáy và Chim chích lạc rừng lại thể hiện niềm vui về cuộc
sống mới đang từng ngày, từng giờ diễn ra trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Bình thường, chim gáy chỉ bay về cánh đồng theo mùa gặt: Một năm hai vụ
lúa, tháng năm chim gáy đi ăn đôi, tháng mười chim gáy về theo đàn. Nhưng từ khi

15


miền Bắc bước vào phát triển nền kinh tế hợp tác hóa nơng nghiệp, đồng ta cày cấy
thêm được nhiều vụ, con chim cũng đổi tính, nó theo đàn ăn quanh năm. Hình ảnh
“con chim béo mượt, những con chim no ấm của mùa gặt hái quanh năm” không
chỉ tượng trưng cho cuộc sống tươi đẹp, no đủ, mà còn thể hiện sức mạnh to lớn của
con người đang vươn lên làm chủ thiên nhiên, cuộc đời.
Câu chuyện Chim chích lạc rừng lại cũng theo cảm hứng chung của đàn
chim gáy. Một chú chim chích sống ở xóm nhỏ ngoại ô, mùa đông đến thường phải
bay về phương Nam tránh rét, tới khi xuân về mới bay trở lại. Những năm nay đã
lâu mà Chích Bơng chưa trở lại. Chú ta bị lạc đường, khơng nhận ra lối về vì cái hồ
nước ven làng ngày xưa, bây giờ rộng mênh mơng, lại có thêm con đường dẫn
nước từ sơng vào. Những nơi chú đi qua trước đây bây giờ “vòm trời mù sương,
phong cảnh nham nhở, lờ mờ. Còn đằng sau những dãy lị gạch ấy thơi, miên man
chập chùng không biết bao nhiêu là tường vàng, là mái người, là máy”. Rõ rang,
vấn đề cơ giới hóa , điện khí hóa, thủy lợi hóa đang nơng thơn miền Bắc đổi thay
hàng ngày, hàng giờ đến ngỡ ngàng đã được Tơ Hồi phản ánh một cách kịp thời
trong những tác phẩm viết cho trẻ em dí dỏm, vui vẻ mà không kém phần sâu sắc.
Tiểu luận chương 1:
Nhân vật và thế giới nhân vật là phương tiện phản ánh đời sống thơng qua lăng
kính nghệ thuật của nhà văn. Thế giới nhân vật trong truyện đồng thoại của Tơ
Hồi có mặt vơ số các lồi vật xung quanh trẻ. Thế giới ấy gợi ra ở trẻ sự tò mò,

lòng mong muốn tìm hiểu, khám phá đồng thời mang đến cho các em những bài
học giáo dục bổ ích.

16


CHƯƠNG 2 :
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM “DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÝ”

2.1. Tơ Hồi và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”
2.1.1 Vài nét về nhà văn Tô Hồi
Tơ Hoài là bút danh của nhà văn thường dùng. Ơng tên thâ ̣t là Ngũn Sen.
Ngồi bút danh Tơ Hoài quen thuộc với ban đọc trong và ngoài nước ơng cịn kí
với những bút danh khác nhau sau tác phẩmcủa mình : Mai Trang, Mắt Biển , Thái
Yên , Vũ Đột Khích, Duy Phương, Hồng Hoa, vvv.
Ơng sinh ngày 20 tháng 9 năm 1920. Quê nô ̣i ở thi ̣trấ n Kim Bài, huyêṇ Thanh
Oai (Hà Tây) nhưng tác giả la ̣i lớn lên ở quê ngoa ̣i – làng Nghiã Đô, phủ Hoài Đức
(Hà Đông), nay thuô ̣c phường Nghiã Đô, quâ ̣n Cầ u Giấ y (Hà Nô ̣i) trong mô ̣t gia
đình thơ ̣ thủ công và nhiều kỉ niệm ở quê ngoại. Chính tên đất là phủ Hồi Đức ,
tên con sơng Tơ Lịch đã gọi cho ơng lấy bút danh: Tơ Hồi. Ơng bắ t đầ u với nghề
văn bằ ng mô ̣t số bài thơ lañ g ma ̣n. Song văn xuôi mới thực sự là “mảnh đấ t” để
ông có thể thỏa sức “khai phá”, sáng ta ̣o. Ở đây, ông đã phát huy đươ ̣c năng khiế u
và sở trường của mình. Các tác phẩ m đầ u tay của ông gồ m: Nước lên (1940),
Giăng thê (1941), Dế Mèn phiêu lưu ký (1941), O chuột (1942). Trong đó, “Dế
Mèn phiêu lưu ký” là tác phẩ m xuấ t sắ c đươ ̣c trẻ em say mê. Tô Hoài sớm tham
gia hoa ̣t đô ̣ng chin
́ h tri,̣ từng giữ nhiề u chức vu ̣ quan tro ̣ng. Những sáng tác cho trẻ
của Tô Hoài đươ ̣c tuyể n cho ̣n in trong Tuyển tập văn học thiế u nhi (1999) – 2 tâ ̣p.
Hơn 90 năm tuổ i đời và hơn 70 năm tuổ i nghề , Tô Hoài đã có khố i lươ ̣ng tác phẩ m
đáng nể với hơn 170 đầ u sách. Nhiề u tác phẩ m của ông đươ ̣c dich

̣ ra nước ngoài,
trong đó, “Dế Mèn phiêu lưu ký” đươ ̣c dich
̣ ra hàng chu ̣c thứ tiế ng trên thế giới.
Với sự lao đô ̣ng miê ̣t mài không ngừng nghi, với những đóng góp cho nề n văn
ho ̣c nước nhà, Tô Hoài đã đươ ̣c nhâ ̣n nhiề u giải thưởng cao quý và vinh dự đươ ̣c là
mô ̣t trong số 14 nhà văn đươ ̣c nhâ ̣n giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghê ̣
thuâ ̣t (đơ ̣t 1 – năm 1996).
Trong sự nghiệp sáng tác văn chương Tơ Hồi viết rất nhiều truyện cho thiếu
nhi, tác phẩm nào cũng đặc sắc và dễ đi vào lòng người đọc. Nhưng tác phẩm dễ

17


nhớ nhất đem lại giá trị văn học cao, ăn sâu vào tâm hồn trẻ thơ, đó là tác
phẩm:“Dế Mèn phiêu lưu ký”.
“Dễ Mèn phiêu lưu ký” là một câu truyện kể về một thế giới động vật quen
thuộc, trong đó co chàng Dế Mèn sống trong họ hàng nhà Dế với đầy đủ cá tính
như một con người thực sự. Viết về chúng, Tơ Hồi khơng cần phải tìm hiểu đâu
xa xơi mà nó cịn ngay trong chiếc lồng quả vả treo ở hiên nhà tác giả. Chính tay
tác giả cũng thường đào và bắt chơi. Tác giả không chỉ cầm nắm làm đồ chơi, Tơ
Hồi cịn đi sâu và gần gũi nhân vật theo cách cảm nhận trẻ thơ, ơng xây dưng nên
một thiên truyện đồng thoại có giá trị. Đọc tác phẩm “Đế Mèn phiêu lưu ký” nhiều
nhà văn đã có nhận xét đánh giá. Hơn nửa thế kỉ qua “ Dế Mèn phiêu lưu ký” vẫn
giữ được ưu thế trong lòng độc giả, nhất là được độc giả nhỏ tuổi u thích. Điều
kì diệu mà Tơ Hồi làm được đó là thể hiện hết sức sinh động và hấp dẫn cuộc
sống của loài vật, để giúp người đọc liên tưởng đến thế giới loài người.
Dõi theo từng bước của Dế Mèn từ lúc tuổi thơ đến lúc trưởng thành, từ thói tự
phụ, ngơng nghênh , ngạo ngược, Mèn đã khôn lên từ những bài học trường đời để
rồi biết khiêm tốn, dũng cảm, phiêu lưu thực hiện thành công ước mơ và lý tưởng
cao đẹp của mình, chúng ta cũng đi từ sự tức, giận, gét bỏ đến yêu thương cảm

phục Dế Mèn.
Bài học về thái độ, về hành động, về mục đích cao đẹp của cuộc sống chính là
điều mọi độc giả tìm thấy qua tác phẩm này.
2.1.2. Tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu ký”
Viết cho thiếu nhi vấn là một đề tài quen thuộc của Tơ Hồi, ơng viết đều tay,
nhưng tác phẩm sâu sắc và để lại nhiều ấn tượng nhất , ăn sâu trong tâm trí các
thời niếu đó là tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu ký”. Với tất cả tình cảm tha thiết dành
cho trẻ nhỏ cùng ảm hứng nghệ thật và tài năng sáng tạo của mình. Tác phẩm “ Dế
Mèn phiêu lưu ký” được xem là một bí quyết nghệ thuật mà đến nay cịn rất nhiều
bí ấn cần khám phá. Cả câu chuyện là món ăn tinh thần là sự quý trọng của tuổi thơ
Việt Nam và cũng là sự ngưỡng mộ của thiếu nhi toàn Thế Giới.
“ Dế Mèn phiêu lưu ký” là sự kết tinh nghệ thuật tài hoa của Tơ Hồi, là sự
thành công với bút pháp miêu tả nhân vật, kể truyện ,nhân hóa. Truyện được sáng

18


tác vào năm 1941 dưới sự kiểm soát của Thực Dân Pháp truyện bị cắt đi nhiều
phần có nội dung lên án chế độ Thực Dân hay cảm phục lòng yêu nước của nhân
dân ta hướng tới cách mang. Ngay trong lới bài hát mà Dế Mèn đã hát khi bị giam
hãm cầm tù trong hang tối của lão Chim Chả cũng bị bọn chúng cắt xén thành hai
câu thơ sau:
“ Nước nước với non non
Năm canh hồn ngơ ngác”
Chỉ để lại hai câu đầu:
“ Ai làm chi nổi
Có dại mới nên khôn”
Mặc dù cắt đi như vậy nhưng vẫn không làm mất đi ý nghĩa nội dung của lời
bài hát. Đó là ý nghĩa sâu sắc mà tơ hồi gửi gắm, là một lịng u nước ln một
lịng hướng tới cạh mạng và giải phóng đất nước. đó là nỗi lo canh cánh khôn

nguôi của tác giả trong từng giấc ngủ, cũng là sự khẳng định tinh thần cứng rắn
trong hoạt động cách mạng: “Ai làm chi nỗi. Có dại mới nên khôn” là sự vươn lên
không chịu lùi bước trước khó khăn, nếu “ Thua keo này ta bày keo khác” để đi
đến thắng lợi hoàn toàn.
Từ năm 1941 đến nay “ Dế Mèn phiêu lưu ký” được in nhiều và rộng rãi với
nội dung giáo dục cao. Đó là những câu văn miêu tả sự việc, tả cảnh, và những
đoạn văn miêu tả tính cách nhân vật nhằm giúp học giáo dục trẻ tính kiên cường và
dũng mãnh.
Nội dung câu truyện được thâu tóm trong chương mười chương chủ yếu của tác
giả miêu tả cuộc đơi của Dế Mèn với những chuyến phiêu lưu lý thú, đầy bổ ích.
Dế Mèn là con út trong gia đình có ba anh em, tuy còn nhỏ nhưng Dế Mèn rất khỏe
và rất ham thích tự do. Vì vậy khi mới ra ở riêng Mèn đã tự thiết kế cho mình một
ngơi nhà khang trang và an tồn. Chỉ được một thời gian sống cùng họ hang với
tục lệ ngày đêm ca hát thì Mèn lại ngơng nghênh khà khịa với mọi người. Mèn đã
hung hăng trêu chị Cốc, làm chị ta nỗi giận lơi đình và gây nên cái chết oan cho Choắt.
Chuyến phiêu lưu đầu tiên thật bất đắc dĩ khi Mèn bị bọn trẻ con bắt làm đồ
chơi, sau khi thoát khỏi bọn trẻ, Mèn lại tiếp tục phiêu lưu, nó lại bị lên đênh trên

19


×