Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyên đề văn học "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài & "Việt Bắc" của Tố Hữu_1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.2 KB, 6 trang )

Chuyên đề văn học
"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài &
"Việt Bắc" của Tố Hữu

* Câu 1.
Anh (chị) hãy phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của
nhân vật Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài ("Vợ chồng A
Phủ") của Tô Hoài.
* Câu 2.
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu:
"Ai về ai có nhớ không?
( ) Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng".
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Bài làm (Câu 1)
Đề tài Tây Bắc in đậm trong sự nghiệp văn chương của Tô Hoài:
"Truyện Tây Bắc", "Miền Tây", "Họ Giàng ở Phìn Sa" Truyện "Vợ
chồng A Phủ" mang ý nghĩa như một "chiến công" của nhà văn Hà Nội
này khi theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Truyện kể về cuộc
đời của Mị và A Phủ khi ở Hồng Ngài trong nhà Thống lí Pá Tra và khi
làm chiến sĩ du kích ở căn cứ Phiềng Sa. Qua đó, tác giả nói lên nỗi
thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết
tâm tham gia kháng chiến để giành lấy tự do, tình yêu và hạnh phúc.
Nhân vật Mị là một sáng tạo đặc sắc của Tô Hoài. Đêm tình mùa xuân ở
Hồng Ngài là tình tiết cảm động nhất, hay nhất của truyện đã thể hiện
khát vọng sống, khao khát tình yêu của người con dâu gạt nợ.
1. Mị mồ côi mẹ, ở với cha già. Mị xinh đẹp, tuổi xuân phơi phới. Vì
món nợ truyền kiếp, Mị trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra.
tuổi xuân của Mị bị thằng A Sử, con trai thống lí tước đoạt, giày xéo. Mị
khổ như con trâu, con ngựa, Mị toan ăn lá ngón tự tử, nhưng thương cha
già, Mị chết không đành lòng. Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm
vô hồn "càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".


2. Xuân qua rồi xuân trở lại. Đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài lại đến.
Cả một không gian tưng bừng. Lúa ngô ở các nương đã thu hoạch xong.
Gió và rét dữ dội. Cảnh sắc làng Mèo càng đẹp. Màu "vàng ửng" của cỏ
gianh. Màu trắng, màu đỏ au, đỏ thậm, màu tím man mát của hoa thuốc
phiện vừa nở. Màu "sặc sỡ" của những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá
xoè như con bướm. Tiếng "cười ầm" của đám trẻ con chơi quay. Tiếng
sáo thổi rủ bạn đi chơi. Tiếng chó sủa xa xa Trước cảnh tưng bừng ấy,
cứ tưởng Mị "Riêng mình nào biết có xuân là gì?". Nhưng thật bất ngờ.
Những đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài đã hồi sinh và hồi xuân tâm hồn
Mị. Tâm trạng và hành động Mị đã được Tô Hoài thể hiện một cách tinh
tế, xúc động trong đêm tình mùa xuân ấy.
3. Trong lúc trai gái và lũ trẻ con tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo,
thổi khèn và nhảy trên sân chơi thì Mị "tha thiết bồi hồi" khi nghe tiếng
sáo từ đầu núi "vọng lại". Mị "nhẩm thầm" bài hát của người đang thổi
sáo:
" Ta không có con trai con gái - Ta đi tìm người yêu ". Sau bao mùa
xuân câm lặng, có lẽ đây là lần đầu tiên người con dâu gạt nợ khẽ thầm
hát?
Tiếng sáo đã gợi thương gợi nhớ và thức tỉnh. Mị lén lấy hũ rượu, "uống
ừng ực từng bát". Uống rượu như nuốt hận. Hay uống cho vơi đi nỗi đau
khổ? Say rượu "lịm mặt", tâm trạng Mị diễn biến. Mị hồi tưởng "sống về
ngày trước." Tiếng sáo gọi bạn tình "văng vẳng" trong tai Mị. Bao kỉ
niệm đẹp thời con gái sống dậy trong lòng Mị. Mị thổi sáo giỏi Có biết
bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Hồi tưởng lại mùa
xuân đẹp thời con gái, điều đó cho thấy Mị đã được thức tỉnh. Khát vọng
sống như ngọn lửa đã bừng sáng tâm hồn Mị.
Mị "từ từ bước vào buồng" với tâm trạng "thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". Mị được thức
tỉnh, tự ý thức là mình "trẻ lắm", "vẫn còn trẻ". Mị khao khát "Mị muốn
đi chơi".

Khát vọng sống như ngọn lửa bừng cháy bao nhiêu Mị lại phẫn uất bấy
nhiêu! Phẫn uất và đau khổ cho thân phận và số phận trớ trêu đầy bi
kịch. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. A Sử với Mị
"không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!". Không thể cam chịu
mãi kiếp con dâu gạt nợ. Mị muốn ăn lá ngón cho chết ngay! Uất ức,
nước mắt Mị ứa ra, khi tiếng sáo gọi bạn yêu "vẫn lửng lơ bay ngoài
đường". Tâm hồn Mị diễn biến phức tạp trong quá trình thức tỉnh, nổi
loạn. Mị đang sống trong nghịch lí giữa thân phận con dâu gạt nợ và
niềm phơi phới muốn đi chơi Tết. Liệu Mị có dám phá tung và cắt đứt
sợi dây oan nghiệt đang thít chặt lấy số phận, thân phận mình để đến với
những cuộc chơi cùng với tiếng sáo gọi bạn yêu?
4. Mị vào buồng lần này không phải để nhìn qua "cái lỗ vuông" để nghĩ
đến cái chết, mà Mị đã hành động một cách mạnh mẽ, ngang nhiên trước
mặt A Sử khi hắn xuất hiện bất ngờ trong buồng. A Sử thay áo mới,
khoác thêm hai vòng bạc để đi chơi rình bắt gái đem về làm vợ. Mị
cũng chuẩn bị đi chơi Tết. Như thách thức. Mị đã hành động. Xắn thêm
miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng. Quấn lại tóc. Với tay lấy cái váy
hoa. Rút thêm cái áo. A Sử nhìn Mị, Mị "cũng không nói" hay không
thèm nói? Hàng loạt hành động "nổi loạn" của Mị diễn ra liên tiếp khi
tiếng sáo đang "rập rờn" trong đầu Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình như đem
đến cho Mị một sức mạnh mới, khơi gợi lòng khao khát yêu đương và
hạnh phúc. Khi Mị với tay lấy váy hoa là Mị thực sự được thức tỉnh,
được sống lại thời con gái với bao ước mơ đẹp.
5. Sự phản kháng của Mị phải trả giá nặng nề. Chỉ sau một câu hỏi:
"Mày muốn đi chơi à?", thằng A Sử độc ác đã trói Mị vào cột nhà bằng
một thúng sợi đay. Hai tay Mị bị trói bằng dây thắt lưng, tóc Mị bị quấn
lên cột, Mị "không cúi, không nghiêng được đầu nữa". Thể hiện diễn
biến tâm trạng và hành động Mị trong cảnh Mị bị trói trong đêm tình
mùa xuân, ngòi bút nghệ thuật của Tô Hoài tưởng như đã "nhập hồn"
vào nhân vật. Trong bóng tối, Mị "đứng im lặng". Hơi rượu còn "nồng

nàn" như nâng đỡ tâm hồn Mị. Quên đau khổ, đau đớn thực tại, Mị "vẫn
nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi". Mị
vùng bước đi, lòng "bồi hồi" theo tiếng sáo: "Em không yêu quả pao rơi
rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào ". Mị lại trở lại thực tại đau
đớn, khổ nhục "tay chân đầu không cựa được". Mị "thổn thức nghĩ mình
không bằng con ngựa" khi nghe tiếng ngựa "gãi chân, nhai cỏ", tiếng
chó sủa xa xa. Mị nghĩ đến những cảnh tình tự của bao cặp tình nhân giờ
này đang "dỡ vách ra rừng chơi". Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi trong trạng
thái lúc mê lúc tỉnh. Dây trói thít lại, đau nhức. Hơi rượu tỏa, Mị "nồng
nàn tha thiết nhớ".
Bị trói đứng suốt đêm. Mị "bàng hoàng tỉnh" lúc trời sáng. Chỉ nghe
tiếng lửa réo - Không một tiếng động - Mị nghĩ đến các vợ chú, thương
những người đàn bà "khốn khổ sa vào nhà quan"; thương người đàn bà
nọ bị chồng trói chết trong nhà thống lí. Mị vừa thương mình, vừa
thương người, thương cho thân phận những người đàn bà ở Hồng Ngài
"một đời con người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng". Mị sợ hãi
"cựa quậy" xem mình còn sống hay chết. Dây trói siết lại "đau đứt từng
mảnh thịt".
Nhờ một sự tình cờ mà Mị thoát chết trong đêm hãi hùng đó. Đoạn văn
đêm tình mùa xuân có 3 cảnh. Cảnh Mị ngồi nhẩm thầm tiếng sáo và lén
uống rượu ừng ực từng bát. Cảnh Mị chuẩn bị váy áo đi chơi. Cảnh Mị
bị A Sử trói đứng suốt đêm trong buồng. Cảnh nào, chi tiết nào cũng
sinh động, điển hình cho bi kịch của Mị, của người con dâu gạt nợ. Đoạn
văn đêm tình mùa xuân thể hiện ngòi bút kể chuyện cảm động, phân tích
diễn biến tâm trạng và hành động nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc.
Tiếng sáo gọi bạn tình được Tô Hoài nhắc đi nhắc lại 13 lần đầy ám ảnh,
như thức tỉnh, như lay gọi, như vỗ về niềm khao khát đi chơi Tết, khao
khát được sống trong tình yêu và mùa xuân của người con dâu gạt nợ.
Sự "nổi loạn" của Mị cho thấy sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị mà
máu và sự dã man không thể nào vùi dập được! Đêm tình mùa xuân

thấm đẫm tính nhân văn. Nó đã góp phần tô đậm tính cách nhân vật Mị.
Nó đã thể hiện một cách xúc động giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo
của truyện "Vợ chồng A Phủ".
Bài làm (Câu 2)
"Việt Bắc" là một trong những thành tựu thơ ca xuất sắc, là đỉnh cao
nhất tập thơ kháng chiến của nhà thơ Tố Hữu. Sau chiến thắng Điện
Biên oai hùng, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, miền Bắc được hoàn
toàn giải phóng: "Hồ gươm xanh thắm quanh bờ - Thiên thu hồn nước
mong chờ bấy nay " (“Lại về”). Tháng 10-1954, sau 9 năm khói lửa, Hồ
Chủ tịch cùng đoàn quân thắng trận trở lại thủ đô Hà Nội. Bài thơ "Việt
Bắc" của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh lịch sử trọng đại ấy.

×