Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.42 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC CĨ CHỦ ĐÍCH HÌNH THÀNH
CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

THANH HÓA, THÁNG 05 NĂM 2019

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

XÂY DỰNG MỘT SỐ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH HÌNH THÀNH
CÁC BIỂU TƯỢNG VỀ HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương
MSSV: 1569010132
Lớp: K18C - GDMN
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Dỗn Đăng Thanh



THANH HĨA, THÁNG 05 NĂM 2019

ii


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được thực hiện tại trường Đại Học Hồng Đức
Có được kết quả này, trước tiên em xin được tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo
Dỗn Đăng Thanh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hồn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài “Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có
chủ đích hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo”.
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Giáo dục mầm
non, thư viện Trường Đại Học Hồng Đức đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hồn
thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ em trong
quá trình làm khóa luận của em.
Trong khn khổ, thời gian cho phép và vốn kiến thức có hạn, chắc chắn khóa
luận của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự góp ý
của q thầy cơ và các bạn để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Phương

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu, chữ viết tắt

Được hiểu là



Hoạt động

NXB

Nhà xuất bản

ii


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục tiêu nghiên cứu

2

3. Nội dung nghiên cứu


2

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

2

PHẦN HAI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3

Chương 1: Những vấn đề cơ sở

3

1. Đặc điểm nhận thức các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo

3

2. Nội dung hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo

6

3. Phương pháp hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo

7


4. Cấu trúc chung của kế hoạch tổ chức họat động học có chủ đích hình

16

thành các biểu tượng tốn cho trẻ mẫu giáo
Chương 2: Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ

18

đích hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo
1. Một số hoạt động bổ trợ quá trình hình thành các biểu tượng về

18

hình dạng cho trẻ mẫu giáo
1.1. Hoạt động: Ơ cửa bí mật

18

1.2. Hoạt động 2: Cắt dán ngôi nhà

20

1.3. Hoạt động 3: Chơi với khăn mùi xoa

22

1.4. Hoạt động 4: Giải đố


23

1.5. Hoạt động 5: Bé làm toán

26

2. Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình

29

thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo
2.1. Kế hoạch 1

29

2.2. Kế hoạch 2

36
iii


2.3. Kế hoạch 3

41

2.4. Kế hoạch 4

48

2.5. Kế hoạch 5


53

2.6. Kế hoạch 6

59

2.7. Kế hoạch 7

68

PHẦN 3: KẾT LUẬN

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

74

iv


v


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non thì việc hình thành cho
trẻ một hệ thống các biểu tượng tốn học cơ bản ban đầu đóng vai trị quan trọng
nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu giúp trẻ làm quen với thế giới xung

quanh và chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mầm non trẻ
đã nắm vững các biểu tượng đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định
hướng khơng gian, v..v.. thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp cận những
kiến thức của mơn tốn học ở lớp một và trẻ sẽ tự tin bước vào cuộc sống. Đối
với trẻ em lứa tuổi mầm non, việc hình thành biểu tượng tốn học đặc biệt là
hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ cũng đóng vai trị rất quan trọng
trong việc phát triển trí tuệ của trẻ và chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ
thông, giúp trẻ xác định chính xác hình dạng của sự vật, hiện tượng xung quanh,
là một nội dung giáo dục đặc trưng bởi tính chính xác, logic chặt chẽ. Vì vậy nó
hình thành kĩ năng nhận biết, khả năng tư duy đúng cho trẻ. Tuy nhiên việc hình
thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ rất khó và khơ khan. Đây là một hoạt
động hết sức quan trọng vì vậy khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên cần
chuẩn bị giáo án, kế hoạch cụ thể… giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ
dàng, trẻ có thể nhớ lâu khắc sâu kiến thức liên quan đến hình dạng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên em đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng
một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các biểu
tượng về hình dạng cho trẻ mẫu giáo” làm hướng nghiên cứu chính nhằm góp
phần nhỏ bé vào q trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hình thành các
biểu tượng tốn học ban đầu cho trẻ nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các
biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầm non.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ sở lí luận dạy tốn cho trẻ mầm non có liên
quan trực tiếp đến đề tài.
1


- Nghiên cứu, xây dựng một số kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích
hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầm non.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng:
Kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ đích hình thành các biểu tượng về
hình dạng cho trẻ mầm non.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động học có chủ
đích hình thành các biểu tượng về hình dạng cho trẻ 3-6 tuổi.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa kiến thức để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát các hoạt động học có chủ đích nhằm luyện tập các biểu
tượng về hình dạng và phát triển tư duy tốn học cho trẻ mầm non tại một số
trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
5.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn một số giáo viên sư phạm và giáo viên mầm non nhằm thu thập
thông tin bổ sung cho các kết quả nghiên cứu.

2


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1. Đặc điểm nhận thức những biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo.
Một trong các tính chất của các vật trong mơi trường xung quanh là hình
dạng của vật.
Ngay từ khi cịn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật
trong mơi trường xung quanh. Hình dạng của bất kì sự vật nào đều có thể qui về
dạng các hình hình học nhất định hoặc được biểu thị hoặc được biểu thị như một
sự kết hợp một số hình hình học sắp xếp theo một kiểu nào đó trong khơng gian

(ví dụ: cái ơ tơ được tạo bởi 2 hình chữ nhật và 2 hình trịn; con lật đật được tạo
bởi một hình trịn to và một hình trịn nhỏ).

Vì vậy, các hình hình học là những mẫu chuẩn trẻ sử dụng chúng để xác định
hình dạng các vật xung quanh và các phần của các vật.
Trẻ em nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học là nhờ có sự
tham gia tích cực của các giác quan. Sau đó dùng lời nói để khái quát những
nhận biết đó.
Việc nhận biết hình dạng vật thể với việc nhận biết các hình hình học có mối
quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Lúc đầu trẻ chưa nhận ra các hình hình học, với trẻ
các hình được coi như các vật bình thường và trẻ gọi tên tương ứng của các vật.
Hình trụ là cái cốc, cái hộp.
Hình tam giác là lá cờ, cánh buồm…
Hình chữ nhật là cửa sổ, cái bảng…
Trên cơ sở nhận biết hình dạng các vật thể dưới sự tác động dạy của người
lớn, nhận thức về các hình hình học được chuyển dần, các cháu khơng đồng nhất
các vật với các hình mà so sánh: Hình vng giống khăn mùi soa, hình chữ nhật
giống cái bảng, hình tam giác giống mái nhà, hình trụ giống cái cốc… Và cuối
3


cùng các hình hình học được các cháu khái quát lên nhận thức như là một tiêu
chuẩn. Từ việc nắm vững các biểu tượng hình hình học giúp trẻ củng cố nâng
cao khả năng nhận biết, xác định và phân biệt hình dạng các vật thể.
Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và
các hình hình học cũng khác nhau. Hệ số thụ cảm về hình dạng vật thể và các
hình hình học được tăng theo kinh nghiệm cảm giác của trẻ và nhờ có sự tác
động của các nhà giáo dục.
1.1. Trẻ dưới 3 tuổi
Khả năng nhận biết về hình dạng vật thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Trẻ có

thể phân biệt được các vật. Sự nhận biết này khơng phụ thuộc vào sự sắp xếp vị
trí của các vật trong khơng gian.
Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được ở trên bề mặt bàn đâu là chai sữa
đâu là con búp bê. Hoặc con búp bê dù đặt ở trên cửa sổ, trên bàn hay trong tủ
thì trẻ vẫn nhận ra là con búp bê.
Trong q trình hoạt động trẻ có điều kiện để nhận biết hình dạng khác nhau
của các vật thể, song trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các
vật khác nhau nếu khơng có sự tác động của người lớn. Ví dụ: Trẻ có thể nhận ra
hình dạng của các xắc xơ, cái đĩa, cái vịng nhưng trẻ không nhận thấy tất cả các
đồ vật ấy đều có dạng hình trịn.
Như vậy ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng khái qt, coi hình hình học là
một tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu với các vật giống nhau về hình dạng
thường gặp trong cuộc sống.
1.2. Trẻ 3-4 tuổi
Trẻ đã có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được hình dạng khác nhau của
các vật thể.
Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình học nhờ sự tác động
của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình hình học với các đồ
vật thường gặp hằng ngày. Ví dụ: Hình trịn giống cái bánh xe, cái đĩa…
Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia
tích cực của các giác quan là tay và mắt. Song do hoạt động của tay còn vụng
4


về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên việc hoạt động của tay mới dừng
lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức. Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu
hiệu nào đó của vật (hình dạng, kích thước, màu sắc…) chứ trẻ chưa thấy
những dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật.
Ở tuổi này trẻ chưa có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc
biệt là các hình có sự khác nhau ít như hình vng và hình chữ nhật.

Cũng ở lứa tuổi này do vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống cịn ít, việc diễn
đạt cịn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cơ giáo hướng dẫn trẻ
dùng lời nói để khái qt sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học
là điều quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình.
Vì vậy ngay từ khi cịn nhỏ (2-3 tuổi) cần cho trẻ được tiếp xúc với các đồ
vật có hình dạng là các hình học. Đối với trẻ 3-4 tuổi phải cho trẻ hoạt động
nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn dựa vào đó để tri giác các sự vật.
1.3. Trẻ 4-5 tuổi
Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ
dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Trẻ có thể lựa chọn các hình hình học theo mẫu và theo tên gọi.
Khả năng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát
triển hơn: Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm nắm, khảo sát hình; sự
hoạt động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đặc trưng cho
từng hình. Vì vậy trẻ 4-5 tuổi có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng
theo đường bao của chúng nếu được sự hướng dẫn tổ chức của các nhà giáo dục.
Trẻ có khả năng nhận được hình dạng của một số hình khối thơng dụng:
Khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật.
1.4. Trẻ 5-6 tuổi
Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình học bằng các hoạt động của tay
và mắt của trẻ theo đường bao được tiến triển hồn thiện:
+ Trẻ đã chủ động sờ mó vật bằng cả 2 tay, cầm nắm vật bằng các đầu ngón
tay biết đưa mắt quan sát theo đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho
hình dạng của vật. Đó chính là điều kiện giúp trẻ khảo sát hình đầy đủ đúng.
5


- Ngơn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức
về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ củng cố nhớ lâu điều mà mình cảm giác

được. lời nói cịn giúp cho nhận thức của trẻ được tổng qt hơn.
Trẻ có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể
phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các
nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu. Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm
có đường bao thẳng…
- Có khả năng đối chiếu hình dạng các vật trong thực tế với các hình hình học.
2. Nội dung chương trình hình thành các biểu tượng về hình dạng của
trẻ mẫu giáo
2.1. Trẻ 3-4 tuổi
- Nhận biết, gọi tên các hình: Hình vng, hình trịn, hình tam giác, hình chữ nhật.
-Nhận biết đặc điểm đặc trưng của các hình vng, trịn, tam giác, chữ nhật.
- Sử dụng các hình học để chắp ghép.
- Làm quen với khối vng, khối trịn.
2.2. Trẻ 4-5 tuổi
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của các hình: Hình vng, hình trịn,
hình tam giác, hình chữ nhật.
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và yêu cầu.
- Nhận biết gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận
dạng các khối hình đó trong thực tế.
-Nhận biết đặc điểm đặc trưng của các khối: Khối cầu, khối vuông, khối chữ
nhật, khối trụ
2.3. Trẻ 5-6 tuổi
- Ơn các hình vng, trịn, tam giác, chữ nhật.
- Ơn, nhận biết, gọi tên và đặc điểm đặc điểm đặc trưng của các khối: khối
cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong
thực tế.

6



- So sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các khối: Khối vng và
khối chữ nhật, khối trịn và khối trụ.
- Tạo ra một số hình và khối hình bằng các cách khác nhau.
3. Phương pháp hình thành các biểu tượng về hình dạng của trẻ mẫu giáo
3.1. Hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi
Nhiệm vụ của cô giáo đối với trẻ ở lứa tuổi này là dạy trẻ nhận biết dấu hiệu
hình dạng của 4 hình: Hình trịn, hình vng, hình tam giác, hình chữ nhật
khơng phụ thuộc vào màu sắc và kích thước của hình.
3.1.1. Dạy trên giờ học
3.1.1.1. Dạy trẻ nhận biết và gọi tên hình
Để trẻ có thể nhận biết được từng loại hình, đối với mỗi loại hình trước hết
cơ cho trẻ quan sát hình mẫu để nắm được hình dạng của hình, cho trẻ chọn hình
theo mẫu với các hình có màu sắc kích thước khác nhau. Sau đó cơ cho trẻ gọi
tên hình theo kinh nghiệm (lúc này có thể trẻ nói đúng cũng có thể trẻ nói chưa
đúng). Cơ nhận xét rồi đưa ra tên gọi chuẩn của hình để trẻ luyện tập nhận biết,
gọi tên hình, chọn hình theo tên gọi.
3.1.1.2. Dạy trẻ khảo sát hình
Sau khi cho trẻ chọn hình theo mẫu, gọi tên hình cơ hướng dẫn trẻ dùng các
đầu ngón tay sờ xung quanh đường bao (tức là chu vi) các hình. Cơ hỏi trẻ xem
trẻ có biết xung quanh hình trịn, hình vng như thế nào khơng? Trẻ sẽ nhận
xét được: xung quanh (đường bao) hình trịn cong, nhẵn, khơng bị vướng; cịn
xung quanh hình vng thẳng, khơng trịn, vướng các đầu nhọn
Cơ cho trẻ lăn thử các hình, trẻ thấy chỉ có hình trịn lăn được, các hình khác
khơng lăn được.
Để nhấn mạnh thuộc tính trịn của đường bao hình trịn cơ có thể cho trẻ
quan sát và dùng tay sờ xung quanh các đồ vật có dạng hình trịn như: Miệng
bát, miệng đĩa, cái vịng, xắc xơ… để trẻ cảm nhận rõ thuộc tính này.
3.1.1.3. Dạy trẻ luyện tập nhận biết dấu hiệu hình dạng khơng phụ thuộc
vào kích thước và màu sắc
Có thể cho trẻ làm các bài tập:

7


*Chọn hình theo mẫu, theo tên gọi.
Cơ đưa hình mẫu, trẻ nói tên hình, sau đó cả tên hình và màu sắc.
Cơ đưa hình mẫu, trẻ chọn hình theo mẫu giơ lên và nói tên hình, màu sắc
Cơ nói tên hình, màu sắc yêu cầu trẻ chọn được hình theo tên gọi, theo màu
sắc cơ u cầu. Ví dụ: Lúc đầu cho trẻ chọn hình trịn, hình vng- sau đó là
hình trịn đỏ, hình vng vàng.
- Bài tập phức tạp hơn: Cơ cho trẻ chọn tất cả các hình trịn (hay hình vng)
trong rổ xếp ra sàn. Cho trẻ nhận xét xem các hình đó có màu gì? Kích thước
các hình so với nhau thế nào?...
*Cho trẻ so sánh các hình với các đồ vật xung quanh.
Lúc đầu cơ đưa các đồ vật cho trẻ quan sát rồi hướng dẫn trẻ nhận xét xem
đồ vật đó giống với hình gì. Ví dụ: Cơ chỉ cho trẻ xem và hỏi trẻ “Cái vịng, cái
xắc xơ, cái bánh xe giống hình gì?” hay “Viên gạch, cái khăn mùi xoa giống
hình gì?”
- Sau đó cơ cho trẻ tìm xung quanh lớp hoặc nghĩ xem có đồ vật gì giống với
các hình vừa học.
Khi trẻ trả lời xong cơ giáo cần cụ thể hóa biểu tượng các hình trên từng đồ vật.
Ví dụ: Trẻ trả lời cái bát hay cái đĩa giống hình trịn thì cơ phải chỉ cho trẻ
thấy miệng bát hoặc miệng đĩa giống hình trịn chứ khơng phải tồn bộ cái bát
giống hình trịn.
+ Cho trẻ luyện tập dưới dạng các trị chơi học tập và vận động : “Tìm đúng
số nhà”, “Chiếc túi kì lạ”, “Bỏ hình vào hộp”…
+ Với mỗi hình, có thể tiến hành theo trình tự:
- Cho trẻ chọn trong nhiều hình những hình giống hình của cơ.
- Trẻ nói tên hình theo kinh nghiệm sau đó cơ giáo giới thiệu tên chuẩn của hình.
- Cho trẻ dùng các ngón tay khảo sát đường bao, lăn hình qua đó nêu nhận
xét về đặc điểm đường bao.

- Lựa chọn các bài tập thích hợp cho trẻ luyện tập.
3.1.2. Dạy trẻ ngoài giờ học

8


Cho trẻ 2-3 tuổi làm quen với các hình, các khối trong các trị chơi và các giờ
xếp hình, hoạt động với đồ vật.
Trong giai đoạn I của lớp 3-4 tuổi khơng học tốn trên giai đoạn này cơ giáo
cho trẻ chơi với các hình, các đồ vật có dạng các hình đã học trong các đồ vật
xung quanh.
3.2. Hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi
Đối với trẻ 4-5 tuổi nhiệm vụ của cô giáo bao gồm:
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các hình qua đặc điểm về đường bao của hình:
Trịn hay có cạnh, số cạnh và kích thước các cạnh của mỗi hình. Nhưng khơng
địi hỏi trẻ phải diễn đạt các kết luận như các khái niệm, các định nghĩa hoàn
chỉnh mà dạy trẻ diễn đạt kết quả qua chính đồ dùng, đồ chơi tạo nên hình.
- Giúp trẻ nhận biết và gọi tên được các khối: Khối cầu, khối trụ, khối
vng, khối hình chữ nhật trong các đồ dùng, đồ chơi.
3.2.1. Dạy trên giờ học
3.2.1.1. Hình phẳng
a) Nhận biết và gọi tên hình
Cho trẻ làm các bài tập kết hợp giữa nhận biết hình với màu sắc, kích thước
và chất liệu: Chọn hình tam giác xanh, hình vng đỏ hay chọn hình chữ nhật to,
hình tam giác nhỏ.
Cho trẻ chọn từng loại hình trong rổ xếp ra sàn, nhận xét xem có những màu
gì? Cho các cháu so sánh kích thước bằng cách xếp chồng các hình lên nhau.
Các cháu sẽ thấy các hình giống nhau về hình dạng nhưng kích thước khác nhau.
- Bài tập có thể khó hơn: Cơ cho trẻ xem trong rổ có những loại hình gì? Xếp
các hình giống nhau thành từng hàng và hỏi trẻ tên của từng loại hình, màu sắc,

kích thước của từng hình trong mỗi loại. Bằng cách xếp tương ứng 1-1 cho trẻ
so sánh xem loại nào nhiều hơn, loại nào nhiều bằng nhau…
Qua các bài tập này cơ giúp trẻ hiểu được dấu hiệu về hình dạng của các
hình hình học khơng phụ thuộc vào màu sắc, kích thước và chất liệu.
b) Dạy trẻ phân biệt các hình qua tính chất đặc trưng

9


*Dạy trẻ phân biệt hình trịn với hình vng, hình tam giác và hình chữ nhật
qua đặc điểm đường bao. Cô cho trẻ dùng tay sờ xung quanh đường bao từng
hình, rồi lăn hình. Hình trịn đường bao cong, nhẵn lăn được, các hình khác hình
bao thẳng, có các đầu nhọn (các đỉnh) khơng lăn được. Cơ có thể cho trẻ luyện
tập phân loại các hình theo dấu hiệu đường bao bằng thị giác và xúc giác để trẻ
cảm nhận rõ hơn tính chất về đường bao của hình.
Chú ý: Khi dùng xúc giác khơng có thị giác cơ chỉ cho trẻ chọn hình theo
đường bao, khơng cho trẻ chọn hình theo tên gọi.
Ví dụ: Khi trẻ nhắm mắt chọn hình thì cơ chỉ cho trẻ chọn hình có đường bao
cong hay đường bao thẳng, cô không được yêu cầu trẻ chọn hình tam giác hay
hình vng.
*Dạy trẻ phân biệt hình vng, hình tam giác và hình chữ nhật qua hoạt
động xếp hình và các hoạt động khác.
- Cơ hướng dẫn trẻ chọn que tính để xếp thành các hình đã học. Cho trẻ dùng
kĩ năng đếm và kĩ năng so sánh chiều dài để đếm số que tính, so sánh chiều dài
các que tính xếp từng hình. Qua đó rút ra nhận xét:
Hình tam giác xếp bằng 3 que tính
Hình vng và hình chữ nhật cùng xếp bằng 4 que tính
Nhưng hình vng được xếp bằng 4 que tính dài bằng nhau cịn hình chữ
nhật được xếp bằng 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn dài bằng nhau.
- Cơ có thể cho trẻ phân biệt các hình này bằng cách:

+ Chọn hình theo mẫu, theo tên gọi.
+ Đếm số cạnh của mỗi hình.
+ Dùng một đối tượng làm chuẩn (bằng bìa, que tính) so sánh với độ dài các
cạnh của hình vng và hình chữ nhật.
Sau khi thực hành xong trẻ cũng đi đến kết luận như trên: Hình tam giác có 3
cạnh, hình vng có 4 cạnh nhưng các cạnh của hình vng dài bằng nhau cịn
hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn dài bằng nhau.

10


Chú ý: Trong cả hai cách làm này cô không nên cho trẻ so sánh độ dài các
cạnh của hình tam giác. Chỉ dừng lại ở kết luận “hình tam giác có 3 cạnh” hay
“hình tam giác xếp bằng 3 que tính”
c) Cho trẻ luyện tập nhận biết, phân biệt các hình
*Luyện tập nhận biết các hình có màu sắc, kích thước, chất liệu khác nhau:
cho trẻ xếp các hình thành các nhóm theo dấu hiệu, hình dạng. so sánh xem
nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn (u cầu trẻ xếp kề). Nói xem mỗi loại có
bao nhiêu (trẻ phải đếm)… Qua các bài tập này giúp trẻ củng cố thêm biểu
tượng về tập hợp: Tập hợp các hình gồm nhiều phần, mỗi phần gồm các hình có
dạng giống nhau nhưng màu sắc, kích thước và số lượng khác nhau.
*Luyện tập các trị chơi:
+“Chiếc túi kì lạ”:
- Cho trẻ lấy một hình bất kì trong túi giơ lên, nói tên hình và màu sắc, đặc
điểm của hình.
- Cho lấy một hình trong túi, nói tên hình sau đó đưa ra ngồi cho cả lớp
kiểm tra.
- Lấy hình trong túi theo tên gọi mà cơ giáo u cầu.
+“Tìm nhà” mỗi trẻ có một hình.
- Lúc đầu “nhà” là những hình mà các cháu đã học.

- Sau đó “nhà” là các dấu hiệu của các hình mà các cháu đã biết. Ví dụ:

Nhà hình tam giác

Nhà hình vng

Nhà hình chữ nhật

- Dấu hiệu nhà là các đồ vật có dạng giống các hình hình học mà các cháu đã biết.
Ví dụ: Khăn quàng đỏ là nhà hình tam giác. Khăn mùi soa là nhà hình vng…
*Luyện tập qua xếp hình:
- Dùng các hình đã học xếp thành các đồ vật. Sau khi xếp xong cô cho trẻ
nhận xét xem đã xếp được cái gì? Xếp bằng những hình gì?
11


- Dùng que tính, hột hạt để xếp thành các hình đã học và từ các hình đó trẻ
biết thêm hoặc bớt que tính để được các hình khác. Ví dụ:

Từ 3 hình vng liền nhau bỏ bớt 2 que tính được 1 hình chữ nhật hoặc bỏ
bớt 1 que tính được 1 hình chữ nhật và một hình vng.
- Từ 1 hình vng thêm 1 que tính được 2 hình tam giác và ngược lại.
- Đưa cho trẻ một hình rời cho trẻ ghép thành một hình mới hoặc một vật. Ví
dụ: Ghép 2 hình tam giác được 1 hình vng, ghép 2 hình vng được 1 hình
chữ nhật hay ghép 4 hình tam giác được 1 hình chữ nhật.
*Cho trẻ liên hệ với thực tế xung quanh
Cho trẻ tìm các đồ vật trong thực tế có dạng giống với các hình đã học.
- Cơ đưa ra các đồ vật hoặc cho trẻ tìm các đồ vật, xác định tên gọi của từng
đồ vật và hình dạng của từng phần cấu tạo thành vật.


Ví dụ: Cái nhà được tạo thành từ 1 hình vng với 1 hình tam giác. Cái ơ tơ
có đầu xe và thùng xe là hình chữ nhật, bánh xe là hình trịn.
Chú ý: Khi dạy trẻ so sánh phân biệt các hình cơ giáo cần lựa chọn các bài
tập và cách hướng dẫn sao cho khơng rơi vào nội dung nhận màu hoặc so sánh
kích thước. Sau khi thực hiện các hoạt động, cô tạo điều kiện cho trẻ được nêu
lên nhận xét về các kết quả đã thu được.
3.2.1.2. Nhận biết các khối
Trong giờ học cho trẻ nhận biết và gọi tên các khối, cô tiến hành như giờ học
nhận biết và gọi tên các hình phẳng ở lớp 3-4 tuổi:
- Cơ cho trẻ chọn khối theo mẫu với các khối trẻ thường xuyên sử dụng trong
trò chơi xây dựng.
12


Gọi tên khối và chọn khối theo tên gọi.
Dùng tay khảo sát mặt bao, lăn hình, đối chiếu các hình tương tự các khối.
Ví dụ: Đối chiếu hình vng với khối vng trẻ thấy: hình vng có 4 cạnh,
khối vng có nhiều cạnh và nhiều mặt.
- Tìm các đồ vật trong thực tế có dạng giống các khối.
3.2.2. Dạy ngồi giờ học khác
Cô tiếp tục cho trẻ được phân biệt các hình trong các hoạt động và giờ học
khác bằng các giác quan khác nhau như vẽ, nặn, cắt, xếp hình… Trẻ cũng được
luyện tập việc tạo hình mới từ các hình rời, tách từ hình lớn thành các hình rời.
Cho trẻ luyện tập nhận biết hình từ các hình chưa hoàn chỉnh để củng cố
việc nhận biết, phân biệt hình, rèn luyện khả năng tri giác, xem xét suy luận.
Ví dụ:

Hình vng

Hình chữ nhật


Hình tam giác

Ngồi ra cơ cịn cho trẻ làm quen với một số hình thơng dụng thường gặp:
Hình thoi, hình bình hành, hình thang, hình lục giác đều…
3.3. Hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi
Nhiệm vụ của cô giáo là cho trẻ:
- Luyện tập củng cố nhận biết và phân biệt các hình phẳng.
- Dạy trẻ nhận biết và phân biệt các khối: Khối cầu và khối trụ qua bề mặt
bao khối, khối vuông và khối chữ nhật qua số mặt và hình dạng các mặt bao
khối.
3.3.1. Dạy trong giờ học
3.3.1.1. Đối với các hình phẳng
Nhiệm vụ chủ yếu của cô giáo là giúp trẻ luyện tập so sánh và phân biệt,
nắm sâu sắc đầy đủ dấu hiệu đặc trưng của các hình phẳng mà các cháu đã được
học ở lớp bé và lớp nhỡ để các cháu làm chuẩn, đối chiếu với các mặt của hình
khối sẽ học ở lớp lớn và so sánh với các mặt thường gặp. Vì vậy cơ cho trẻ làm
các bài tập tổng hợp.
13



×