Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.44 KB, 36 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
CHUYÊN ĐỀ:
XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
NHÓM THỰC HIỆN: TỔ 3
LỚP: K1B
GVHD: Phùng Thanh Thảo
Hà Nội, 2014
1
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
CHUYÊN ĐỀ:
XÃ HỘI HỌC TỘI PHẠM
GVHD: Phùng
Thanh Thảo
I) Khái quát về xã hội học
tội phạm.
1) Khái niệm.
Xã hội học tội
phạm là ngành xã
hội nghiên cứu
những quy luật và
tính quy luật của
quá trình phát sinh,
phát triển của hiện
tượng tội phạm
trong xã hội, các
hiện tượng xã hội
gần gũi, tác động
trực tiếp tới hiện
2


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Lớp
1 Phan Quốc Nghiệp K1B
2 Nguyễn Thị Ngọc K1B
3 Nguyễn Thị Đoan Trang K1B
4 Bùi Đức Hiếu K1B
5 Lê Mạnh Khởi K1B
6 Nguyễn Tuấn Anh K1B
7 Nguyễn Thành Đông K1B
8 Phạm Việt Hoàng K1B
9 Ngô Đức Đạt K1B
tượng tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện làm xuất hiện tội phạm và
các biện pháp đấu tranh phòng trống hiện tượng tội phạm.
2) Nội dung nghiên cứu.
 Nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học tội phạm bao gồm:
• Nghiên cứu hiện tượng tội phạm với tư cách là hiện tượng
xã hội.
• Nghiên cứu một số hiện tượng xã hội gần gũi hoặc ảnh
hưởng nhất định làm phát sinh hiện tượng tội phạm trong
xã hội.
• Nghiên cứu các nguyên nhân sâu xa, khách quan và các
điều kiện kinh tế- xã hội dẫn tới hiện tượng tội phạm.
• Trên cơ sở nghiên cứu đó, đề xuất và xây dựng các biện
pháp đấu tranh, ngăn chặn và phòng chống hiện tượng tội
phạm, các hiện tượng, hành vi sai lệch.
 Ngoài những nội dung nghiên cứu cơ bản thuộc đối tượng của xã
hội học tội phạm nói trên, ở những mức độ khác nhau, các nhà xã
hội học tội phạm còn chú ý nghiên cứu một số vấn đề như:
• Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học
tội phạm, tìm hiểu và ghi nhận những đóng góp của các

nhà xã hội học tiền bối với sự phát triển của xã hội học
ngày nay.
• Phân tích và thực hiện các hoạt động thông kê, dự báo
tình hình và các xu hướng biến đổi, phát triển của hiện
tượng xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
• Nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp phân tích,
điều tra xã hội học về các vấn đề xã hội của hiện tượng xã
hội tội phạm mang tính khoa học sâu sắc và có giá trị thực
tiễn cao.
3) Mục đích nghiên cứu.
• Đề xuất và xây dựng các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và
phòng chống hiện tượng tội phạm, các hiện tượng, hành vi sai
lệch.
• Dự báo tình hình và các xu hướng biến đổi, phát triển của hiện
tượng xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
3
• Tìm ra những phương pháp phân tích, điều tra xã hội học về các
vấn đề xã hội của hiện tượng xã hội tội phạm mang tính khoa
học sâu sắc và có giá trị thực tiễn cao.
4) Chức năng cơ bản của xã hội học tội phạm.
Chức năng cơ bản của xã hội học tội phạm
Xuất phát từ những đặc thù về đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu của mịnh. Xã hội học tội phạm có những chức năng cơ bản
sau đây:
Chức năng nhận thức
Nghiên cứu xã hội học tội phạm là lĩnh vực hoạt động nhận thức
khoa học về một trong những hiện tượng xã hội - pháp lý phức tạp -
hiện tượng tội phạm. hoạt động nhận thức khoa học đó góp phần mang
lại những tri thức, hiểu biết nhất định cho con người về hiện tượng xã
hội này. Vì thế, chức năng nhận thức là chức năng cơ bản, không thể

thiếu của xã hội học tội phạm, thể hiện ở những điểm chính sau đây:
- Các hoạt động nghiên cứu, điều tra xã hội học về tội phạm cung
cấp các thông tin thực nghiệm cụ thể về các khía cạnh, vấn đề xã hội
của hiện tượng tội phạm. Từ đó tạo ra các cơ sở khoa học để nhận thức
đầy đủ và sâu sắc vể nguồn gốc, bản chất của hiện tượng tội phạm, về
thực trạng thực tế và diễn biến của tình hình tội phạm trong môi trường
xã hội nói chung và từng khu vực địa lý, trong các giai cấp, tầng lớp xã
hội, các nhóm xã hội ở thời điểm xác định, nhận thức về các khuynh
hướng và quy luật vận động của hiện tượng tội phạm cùng với những
hậu quả xã hội tiêu cực mà nó gây ra.
- Nghiên cứu xã hội học tội phạm cũng giúp chúng ta nắm bắt và
nhận thức rõ những hiện tượng lệch lạc, những hành vi sai lệch trong
xã hội mà ở những mức độ khác nhau chúng ảnh hưởng và là tác nhân
thúc đẩy sự phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm và các hành
vi phạm tội cụ thể. Điều đó cho phép chúng ta lý giải và làm sáng tỏ
các nguyên nhân sâu xa, khách quan, các điều kiện kinh tế-xã hội dẫn
đến hiện tượng tội phạm; mối liên hệ giữa hiện tượng tội phạm và các
hiện tượng xã hội khác.
Chức năng thực tiễn
Chức năng thực tiễn của xã hội học tội phạm có mối liên hệ chặt
chẽ với chức năng nhận thức của nó. Nói cách khác, căn cứ vào nhận
thức khoa học về hiện tượng tội phạm để vạch ra chương trình hành
4
động thực tiễn. chức năng thực tiễn của xã hội học tội phạm thể hiện ở
những điểm sau đây:
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về xã hội học về hiện tượng
tội phạm, các nguyên nhân, điều kiện của nó, xã hội học tội phạm đề
xuất và xây dựng ra các biện pháp xã hội có hiệu quả nhằm đáu tranh
chống các hiện tượng sai lệch và tội phạm, đề ra các biện pháp ngăn
ngừa hậu qủa nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, góp phần bảo vệ trật

tự, kỉ cương, an toàn xã hội.
- Xã hội học tội phạm chú trọng củng cố và xây dựng những luận
cứ khoa học chặt chẽ, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn giúp Đảng và Nhà
nước hoạch định, xây dựng các chính sách xã hội, chính sách pháp luật
đúng đắn, phù hợp và kịp thời.
- Hoạt động điều tra xã hội học tội phạm góp phần bổ sung, cung
cấp các thông tin, số liệu cần thiết cho các ngành khoa học khác nghiên
cứu về tội phạm.
Chức năng dự báo
Chức năng dự báo là chức năng đặc thù rât quan trọng của xã hội học
nói chung và xã hội học tội phạm nói riêng. Khi nghiên cứu bất kì vấn
đề nào của hiện tượng tội phạm, xã hội học tội phạm cũng tập trung
vào hai khía cạnh:
- Mức độ biểu hiện của vấn đề
- Nguồn gốc, nguyên nhân làm phát sinh vấn đề
- Dự báo xu hướng vận động, biến đổi và phát triển của vấn đề đó
Dựa trên các kết quả phân tích, thông kê và diễn biến của hiện tượng
tội phạm xảy ra trong quá khứ và hiện tại. xã hội học tội phạm đưa các
dự báo về diễn biến, khuynh hướng phát triển và biến đổi của hiện
tượng tội phạm nói chung và của các nhóm tội phạm mà nó nghiên
cứu.
5) Mối liên hệ giữa tội phạm học và xã hội học tội phạm.
Để phân biệt một cách rạch ròi giữa XHH tội phạm và Tội phạm
học quả là một việc làm không đơn giản bởi cả hai ngành này đều có đối
tượng nghiên cứu là tội phạm, nhưng không phải là việc phân biệt không
thể thực hiện được. Phân biệt giữa XHH tội phạm và Tội phạm học có lẽ
là phải bắt đầu từ khái niệm, từ nguyên học (thuật ngữ), phạm vi nghiên
5
cứu,… XHH ngoài việc nghiên cứu mối quan hệ XH, thông qua tổng thể,
thông qua các hành vi xã hội còn tìm hiểu chính bản thân các phương diện

hành vi XH đó.
XHH Tội phạm (Sociology of Crime(s):
Là một trong tổng số hơn 200 chuyên ngành chuyên biệt của XHH.
XHH tội phạm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Là khoa học
nghiên cứu về sự lệch lạc XH, tức là nghiên cứu về những hành vi lệch
chuẩn, bất thường, sai chuẩn mực, sai nguyên tắc, không theo đúng những
quy định của xã hội. Lệch lạc xã hội là những hành vi đã từng xuất hiện
trong quá khứ (trừ thời kì công xã nguyên thủy, nghĩa là trong thời kì xã
hội chưa có sự phân tầng xã hội, chưa xuất hiện sự thiếu công bằng xã
hội), còn tồn tại trong thời kì hiện nay và chắc chắn sẽ còn tồn tại trong
tương lai. XHH TP có vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống xã
hội, khi XHH tội phạm hình thành và phát triển tức là lúc đó sự phạm tội,
nói cụ thể hơn là những điều kiện và nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm
tội sẽ giảm xuống tối đa. Như vậy, XHH tội phạm ra đời nhằm mục đích
phòng ngừa các biểu hiện lệch lạc xã hội, tức là phòng các hiện tượng
phạm tội.
Tội phạm học (Criminology): Là một khoa học nghiên cứu về tội
phạm hay khoa học nghiên cứu về tình hình phạm tội và các biện pháp
đấu tranh phòng chống tội phạm, như vậy tội phạm học ra đời chống tội
phạm.
TPH nghiên cứu về tình trạng phạm tội với tính cách là một hiện
tượng xã hội bao gồm làm sáng tỏ bản chất, xác định các đặc điểm về
6
lượng và về chất đặc trưng cho thực trạng, cơ cấu, động thái, tính chất của
tình hình phạm tội nói chung và của các tội phạm cụ thể nói riêng; một khía
cạnh mà tội phạm học cũng rất quan tâm đó là nguyên nhân và điều kiện
của tình trạng phạm tội, tức là các nhân tố, quá trình và hiện tượng ảnh
hưởng đến sự tồn tại của tình hình phạm tội nói chung và đến việc thực
hiện các tội phạm cụ thể và cả những điều kiện thúc đẩy tình hình phạm tội
nói chung và các tội phạm cụ thể; Nhân thân người phạm tội, tức là tổng

thể các dấu hiệu, đặc điểm xã hội có ý nghĩa về mặt xã hội, các mối quan
hệ và liên hệ của người thực hiện các tội phạm khác nhau và sự ảnh hưởng
của chúng đến hành vi của người phạm tội; nhằm tìm ra các biện pháp,
phương pháp phòng ngừa tình hình phạm tội nói chung và các tội phạm cụ
thể nói riêng, các phương hướng phòng ngừa, các chủ thể phòng ngừa và sự
kết hợp của các chủ thể đó.
Vd: Một anh thanh niên vào 1 ngôi nhà và lấy trộm 3 kg gạo và anh
ta đã bị bắt đưa lên công an, sau hàng loạt những thủ tục khác nhau “vụ án
3 kg gạo” bị đem ra xét xử và kết án người thanh niên phải chịu hình phạt
là 3 năm tù giam, và như vậy bắt giam, xét xử, kết án là nhiệm vụ của các
nhà Tội phạm học. Còn với các nhà XHH tội phạm họ sẽ tìm hiểu xem
nguyên nhân tại sao người thanh niên lại đánh cắp 3 kg gạo chứ không
phải là cướp nhà băng hay một vật nào khác. Như vậy thì Tội phạm học là
khoa học có tính cụ thể, rõ ràng, có khung hình phạt hẳn hoi với những
quy định mang tính nguyên tắc, có tính pháp lí rõ ràng. Còn XHH tội
phạm là việc nghiên cứu để tím ra nguyên nhân dẫn đến những hành vi tội
phạm, như vậy nó sẽ không có tính quy luật, bất biến như với Tội phạm
học.
7
Từ những nhận xét ban đầu như trên chúng ta có thể lập được một
bảng so sánh những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa XHH tội phạm và Tội
phạm học như sau:
Tội phạm học XHH Tội phạm
- Tình hình tội phạm và các nguyên nhân
phòng tránh
- Trừng trị những người phạm tội một cách
đích đáng, đúng người đúng tội.
- Tìm hiểu mặt XH của tội phạm (hoàn cảnh,
môi trường, điều kiện, nguyên nhân, mối
quan hệ dẫn đến hành vi tội phạm…)

- Mục đích là tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến tội phạm.
Kết luận: như trên đã trình bày ta thấy rằng, giữa XHH tội phạm
và Tội phạm học có nhiều điểm chung song giữa chúng cũng có nhiều
điểm riêng dễ nhận biết, nhưng có lẽ điểm chung lớn nhất của cả hai
ngành khoa học này và nhiều ngành khoa học khác thuộc khối ngành
khoa học xã hội nhân văn là cùng một mục đích đem lại sự công bằng
cho xã hội, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn hiện đại
hơn.
8
II) Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hiện tượng tội phạm .
Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp lý hình sự nên các
nguyên nhân và điều kiện của nó cũng luôn mang nguồn gốc và bản chất xã
hội có giai cấp, xảy ra trong không gian xã hội nhất định và vào khoảng thời
gian nhất định. Nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tội phạm có mối
liên hệ mật thiết với các biến cố, sự kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa.
Nguyên nhân của hiện tượng tội phạm là tập hợp các ảnh hưởng xã
hội, các sự kiện và các quá trình xã hội tác động trực tiếp đến hiện tượng tội
phạm.
Điều kiện của hiện tượng tội phạm là tổng thể các yếu tố, các ảnh
hưởng xã hội hay quá trình xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra môi trường
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của hiện tượng tội phạm.
Nguyên nhân và điều kiện của hiện tượng tội phạm là hai mặt khác
nhau nhưng có sự gắn bó chặt che và thống nhất biện chứng với nhau trong
quá trình hình thành và xuất hiện hiện tượng tội phạm trong xã hội. Nguyên
nhân là cái trực tiếp, điều kiện là cái gián tiếp, đóng vai trò tác động, kích
thích tạo điều kiện cho hiện tượng tội phạm phát sinh phát triển.
Một số quan niệm xã hội học giải thích về nguyên nhân, điều kiện của
hiện tượng tội phạm:
 Lý thuyết thần học.

 Lý thuyết phát sinh sinh vật.
 Lý thuyết tâm thần học.
1) Nguyên nhân điều kiện dẫn đến hiện tượng tội phạm.
Tệ nạn xã hội là biểu hiện tiếp theo của hành vi lệch lạc. là vấn đề
mang tính toàn cầu, xuất hiện từ xa xưa và tốn tại cho đến tận ngày nay, là
vấn đề chung của nhiếu xã hội. mức độ lệch lạc cao hơn hành vi dị thường.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội thể hiện qua những hành vi, sai
lẹch chuẩn mực, sai lẹch xã hội, có tính phổ biến cao bao gốnm những hành
vi: vi phạm về lối sống, vi phạm truyền thống, văn hóa, đạo đức, thuần phong
9
mỹ tục, phong tục tập quán, những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp
luật.
Trong xã hội hiện nay ở Việt Nam, tệ nạn xã hội phổ biến nhất và đang
làm đau đầu biết bao nhà quan lí, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách
… là tệ nạn buôn bán và sự dụng ma túy, tệ nạn tham ô, tham nhũng, lạm
dụng chức quyền để trục lợi bất chính… tất cả những điều đó đang được
đánh giá là những quốc nạn. Đây là một loại giặc mới, trong điều kiện đất
nước hiện nay, loại giặc này nguy hiểm hơn cả giăc ngoại xâm. Như Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có lần nói: việc chống bệnh quan liêu, chủ nghĩa cá nhân là
một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam, loại giặc này vô cùng
nguy hiểm bởi nó tồn tại trong mỗi cái tôi cá nhân, hơn ai hết tự bản thân mỗi
người phải biết “sửa đổi lề lới làm việc”.
Tệ nạn thực chất là một khối u ác tính của cơ thể xã hội, xã hội có càng
nhiều những khối u ác tính như vậy thì xã hội ấy càng thực sự là một xã hội
đang đi vào ngõ cụt. Câu hỏi đặt ra là tại sao tự trong lòng của xã hội lại là
nơi để những tệ nạn xã hội nảy sinh và tồn tại? để mọi vấn đề phát sinh và
phát triển bao giờ cũng gồm hai lí do chủ quan và khách quan, mỗi lí do có
những tác động nhất định tạo nên sự tồn tại của các hiện tượng xã hội
Vậy tệ nạn xã hội hình thành và phát triển dựa trên những nguyên nhân
chủ quan và khách quan như thế nào, theo chúng tôi nó gồm các lí do sau:

Nguyên nhân chủ quan: đã nói là chủ quan thì có nghĩa đó là nguyên
nhân do chính bản thân mỗi con người trong xã hội tạo nên. Sự thiếu hiểu
biết, sự bằng lòng với hiện tại, sự thờ ơ lãnh đạm với thời cuộc… tất cả
những điều đó dù trực tiếp hay gián tiếp đều gây ra những ảnh hưởng nhất
định đến sự phát triển của xã hội, đều góp phần tạo nên những tệ nạn xã hội.
Nói chung, những nguyên nhân ấy là sự hạn chế trong nhận thức, tiếp cận tri
thức, và cả ý thức của mọi cá nhân, mỗi tầng lớp cụ thể trong xã hội.
Nguyên nhân khách quan: chính trị pháp luật, kinh tế… môi trường
(hoàn cảnh, điều kiện). bên cạnh những nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ
quan là nguyên nhân khách quan, tức là nguyên nhân do yếu tố bên ngoài tác
động. Trong lịch sử, với hơn ngàn năm bị giặc Tầu đo hộ và trăm năm đô hộ
của giặc Tây các yếu tố văn hóa bên ngoài tác động lên nền văn hóa dân tộc
10
bằng con đường cưỡng bức, con đường xâm lược, con đường truyền đạo…
còn trong điều kiện như hiện nay, năm châu một nhà, bốn biển đều là anh em,
đất nước mở của hội nhập… điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có điều
kiện tiếp thu với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới, và cũng có
nghĩa là chúng ta sẽ có điều kiện tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại lai, điều
quan trọng là chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải có đủ bản lĩnh để vượt qua
và nhận thức được đâu là cái ta cần tiếp thu và đâu là cái ta cần loại trừ,
không dung nạp, góp phần tạo nên tính cách và bản lĩnh con người Việt Nam
trong điều kiện mới.
Kết luận: đã gọi là tệ nạn xã hội có nghĩa đó là một hiện tượng xã hội
đi ngược lại lợi ích cũng như mong muốn của cả xã hội về một vấn đề nào
đó. Xã hội càng nhiều tệ nạn là xã hội cần nhận được nhiều sự quan tâm của
các nhà XHH tội phạm và Tội phạm học nhằm dần dần cải thiện xã hội ấy.
2) Nguyên nhân , điều kiện của hiện tượng thanh niên nghiện hút .
a) Nguyên nhân về phía gia đình
Gia đình là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, vì vậy môi trường
cuộc sống gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát

triển tâm lý cũng như nhân cách của trẻ. Không khí gia đình rất quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp cận và trở thành đối tượng
nghiện của thanh thiếu niên. Những đứa trẻ mà cha mẹ có mối qua hệ
phúc tạp như: ly thân, ly hôn có xu hướng nghiện cao hơn. Những
gia đình điều kiện kinh tế khá giả mà nuông chiều thái quá để cho con
em mình có điều kiện giao du, chơi bời quá trớn cũng rất dễ bị mắc
nghiện. Sự buông lỏng quản lý, ít quan tâm đến con cái hay nuông
chiều thái quá và không khí gia đình không bình thường 1à một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến đứa trẻ tiếp cận với ma tuý và trở
thành kẻ nghiện ma tuý.
b) Nguyên nhân từ xã hội hay hoàn cảnh xã hội xung quanh tác động.
Trong gia đình bố mẹ không quan tâm đến con cái hoặc nuông
chiều thái quá dẫn đến sự quản lý con cái bị buông lỏng thì với sự nhạy
cảm của thanh thiếu niên những tật xấu rất dễ xâm nhập. Đầu tiên là
mải chơi, đua đòi, lười học, học kém, bỏ học dẫn đến bị lôi kéo nghiện
ma tuý. Đa số đối tượng thanh thiếu niên nghiện đều thất học, hoặc có
trình độ học vấn thấp, phần lớn trong số họ mới có trình độ tiểu học, số
ít đang học dở trung học cơ sở, hoặc đang học đại học, cao đẳng và
11
trung học chuyên nghiệp. Đa số họ không được đào tạo về nghề
nghiệp, bởi vậy cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển xã hội là rất
nhỏ. Không nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không ổn định, có địa vị
thấp trong xã hội, thu nhập thấp và không ổn định, không kiếm đủ tiền
cho cuộc sống độc lập của mình, vì thế họ có cảm giác thua thiệt về
tâm lý, dễ sinh chán chường, bất mãn và sinh ra nghiện ngập.
Với lớp trẻ đang học phổ thông cơ sở rất dễ bị lôi kéo vào con
đường nghiện ma tuý. Lý do là các em không có ''sân chơi'' lành mạnh,
nếu muốn giải trí các em phải tìm đến các địa điểm tự do mà ở đó vì
lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ
đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma tuý

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, giáo dục về tác hại hậu quả của
ma túy nhằm tạo phong trào quần chúng rộng khắp trong phòng ngừa,
lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy
chưa thường xuyên và đủ mạnh, chưa sâu, chưa đến được nhiều với
từng gia đình, từng cộng đồng thôn xóm, làng, xã khu phố và đến tới
từng công dân. Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt
động thực tế. Do vậy, vẫn còn không ít người chưa nhận thức và hiểu
biết được tác hại của ma túy.
Công tác cai nghiện cũng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua
(cả nước có hơn 30 trung tâm cai nghiện) nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn
cao (80%) chứng tỏ các trung tâm chưa thực sự có hiệu quả trong công
tác cai nghiện. Thực tế này xuất phát từ nhiều vấn đề về kỹ thuật,
phương tiện, cách chữa trị cũng như kinh phí nhưng không thể không
kể đến những tiêu cực ở các trung tâm. Công tác cai nghiện chưa có
hình thức và phương pháp phù hợp với nhận thức, tâm lý cũng như
mục đích cai nghiện. Nhận thức của các ngành, các địa phương về
công tác cai nghiện và tái hòa nhập xã hội cho người nghiện còn chưa
thống nhất. Vì vậy chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa có các biện
pháp giải quyết thích hợp ngay trên từng địa bàn. Công tác quản lý
nhân khẩu, hộ khẩu nắm đối tượng nghiện ma tuý của lực lương Công
an nhiều lúc, nhiều nơi còn lỏng lẻo, chưa phát hiện kịp thời những đối
tượng tội phạm có liên quan đến ma tuý để ngăn chặn.
c) Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi.
Ngoài gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao của cha mẹ,
nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cô giáo thì thanh thiếu
niên còn chịu ảnh hưởng lớn của môi trường bạn bè. Bản chất của mối
quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và hứng thú. Điều
này luôn có tác đông hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn tốt sẽ
có thể học theo bạn những cử chỉ hành vi đẹp, biết giúp đỡ quan tâm
12

đến mọi người. Ngược lại, nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, sẽ
học từ bạn bè những hành vi không tốt, như thói vô trách nhiệm, đòi
hỏi quá đáng và không chịu nghe lời. Kết quả điều tra cho thấy 100%
số người nghiện có nhóm bạn cũng là người nghiện, hoặc có tiền án,
tiền sự khác.
d) Nguyên nhân từ chính những đối tượng nghiện.
Một số cha mẹ của thanh thiếu niên nghiện ma tuý cho rằng, con
cái của họ có thể đã bị bạn bè hay kẻ buôn bán ma tuý ép dùng ma tuý.
Tuy nhiên, bọn trẻ lại nói rằng chúng sử dụng ma tuý vì chúng muốn
giải sầu, muốn có cảm giác dễ chịu, muốn quên đi những rắc rối của
mình và thư giãn. Chúng muốn vui vẻ, thoả mãn trí tò mò, thích mạo
hiểm, làm dịu bớt nỗi đau, cảm thấy mình là người lớn, tỏ ra độc lập,
muốn thuộc về một nhóm nào đó, hay trông ''hay hay'' thì tham gia
thử Khi đã thử một vài lần sẽ mắc nghiện. Từ những ý tưởng ở bên
trong cùng những tác động bên ngoài sẽ là nguyên nhân dẫn đến thanh
thiếu niên nghiện ma tuý.
13
III) Hiện tượng thanh niên nghiện hút.
1) Thanh niên là gì?
Tìm hiểu khái niệm thanh niên:
Từ góc độ pháp luật, theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005: thanh
niên là công dân Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.
Từ góc độ xã hội học, thanh niên được xem là một nhóm xã hội của
những người “mới lớn”. PGS.TS Phạm Hồng Tung, khi nghiên cứu về lối
sống của thanh niên cho rằng: “tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con
sang người lớn trong cuộc đời mỗi người”. (Phạm Hồng Tung, 2010). Nhà
khoa học này cũng khẳng định: đây là một nhóm động, không ổn định, nó
như một dòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia
tay với những người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm.
Từ góc độ tâm lý học, thanh niên là một độ tuổi, ở giữa lứa tuổi trẻ em

và tuổi trưởng thành. Ở giai đoạn này, sự phát triển về thể chất đạt đến đỉnh
cao, tuy nhiên, các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách
tương đối. Thanh niên có sự khác biệt lớn về nhiều mặt (tuổi, nơi sinh sống,
nghề nghiệp…), do đó, các đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa
dạng, tuy nhiên, chúng có một tính chất chung, đó là tính trẻ. Tính trẻ được
thể hiện ở sự năng động, nhiệt huyết, chấp nhận mạo hiểm, giàu mơ ước và
hoài bão lớn, thích cái mới, thích giao lưu, học hỏi và mong muốn có những
đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân.
Phạm vi tuổi của thanh niên khá rộng (từ 16 đến 30). Vì vậy, xét từ góc
độ nghề nghiệp của họ, trong thanh niên có nhiều nhóm nhỏ khác nhau.
Nhóm trẻ tuổi nhất đang chuẩn bị kết thúc những năm học phổ thông, mối
quan tâm lớn nhất của họ là lựa chọn nghề, chọn trường để tiếp tục học cao
hơn, hoặc bước vào nghề; một bộ phận khác đang ngồi trên ghế các trường
cao đẳng, đại học, tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên môn ở trình độ cao
để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, một bộ phận khác
mới bước vào hoạt động nghề nghiệp, đang ứng phó với những khó khăn, thử
thách ban đầu của hoạt động này; bên cạnh đó, một bộ phận thanh niên đã
khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình, có những cống hiến nhất định
14
cho xã hội. Ngày nay, nhờ sự phát triển nhanh của công nghệ - một lĩnh vực
có rất nhiều đặc điểm phù hợp với tâm lý thanh niên, được thanh niên ưa
thích và tích cực vận dụng vào chuyên môn, không ít thanh niên đã sớm đạt
được thành tựu lớn, nhanh chóng khẳng định bản thân. Với sự nhanh nhạy,
nhiệt huyết của tính trẻ, dám nghĩ, dám làm và sức khỏe tốt, thanh niên được
xem là lực lượng lao động chủ chốt của xã hội.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa thanh niên Việt Nam
như sau: Thanh niên Việt Nam là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm
những người có sức khỏe thể chất đạt đến đỉnh cao; năng động, nhiệt huyết,
dám nghĩ, dám làm, thích giao lưu, học hỏi để nâng cao trình độ về mọi mặt,
mong muốn được đóng góp cho xã hội để khẳng định bản thân. Họ là một lực

lượng quan trọng của xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.
2) Chất ma túy là gì? Phân loại các chất ma túy? Đặc điểm của chất ma
túy là gì?
Chất ma túy và nghiện hút.
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể
gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa
vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý.
Thuật ngữ "ma túy"
• Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên
(morphin ); bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin)
hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụng lên thần kinh trung ương
gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu mà
khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó
chịu.
• Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay:
trong xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, bạch phiến.
Một người bị nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện
heroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó
lệ thuộc.
Tuy nhiên ở Việt Nam không có một sự nhất quán chung
trong việc sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma
túy" được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu
15
cực để chỉ từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể
người dùng cao (Heroine, Chrystal Meth ) cho đến những chất có
thể dùng trong y tế với liều lượng nhỏ (như cần sa, chất được sử
dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt
Nam thiếu khách quan và khoa học khi nói đến vấn đề sử dụng các
chất này (người dân thường chỉ quan tâm đến tác hại mà công dụng
dược liệu ít được để ý).

Đặc điểm:
Làm thay đổi trạng thái tinh thần, tư duy quan và kích thích suy nghĩ là
những đặc điểm lớn nhất của các loại ma túy.
Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử dụng
là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng. Thông
thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả năng gây nghiện
cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh khiết tự
nhiên.
Phân loại:
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:
Ma túy tự nhiên
Ví dụ thuốc phiện, cần sa Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên,
là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca
• Nguồn gốc:
• Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ),
có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
• Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu)
được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam
– Campuchia và ở Tây Nguyên
• Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ
Ma túy bán tổng hợp
Ví dụ như heroin
Ma túy tổng hợp
Ví dụ như ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth)), Morphine.
• Nguồn gốc:
• Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc
nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin
Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần.
Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng
Nguồn gốc và sự phát triển

16
Ma túy, mà đại diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước
đây. Hơn 8000 năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở tây
Á sử dụng, người ta đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức
mà thuốc phiện mang lại khi dùng
Thế kỷ thứ 1, Rioskelires đã miêu tả khá kỹ về thuốc phiện trong cuốn
sách "Dược điển luận" của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này, người ta mới
chỉ chú trọng đến những khoái cảm, những tác dụng trong chữa bệnh mà
thuốc phiện mang lại chứ chưa chú ý tới mặt trái của nó, đó là tác dụng
gây nghiện khó cai.
3) Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy
 Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy
muộn, ngày ngủ nhiều.
 Hay tụ tập, đi lại với những người không có công ăn việc làm,
không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện
ma túy.
 Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có
đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để “đi”.
 Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người
thân trong gia đình).
 Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay
có biểu hiện chống đối, cáu gắt.
 Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo
vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực
học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật.
 Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do
chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá
nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.
 Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc,
thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc,

thuốc phiện, gói nhỏ hêrôin.
 Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên
khủy tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.
 Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu
hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ,
da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.
4) Tình hình người nghiện ma túy ở Việt Nam
17
Tính đến năm 2012 cả nước có khoảng 170.000 người nghiện ma
túy. So với cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7
lần với mức tăng xấp xỉ 10.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện
ma túy đã có 63/63 tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và
gần 60% xã, phường, thị trấn trên cả nước.
Cơ cấu người nghiện ma túy theo vùng miền cũng đã có những thay
đổi đáng kể. Nếu như giữa những năm 90 của thế kỷ trước, nghiện ma
túy chủ yếu phổ biến ở người dân tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì từ
giữa những năm 2000 đã tăng mạnh xuống vùng đồng bằng sông Hồng
và khu vực miền Đông Nam bộ. Năm 1994 có tới hơn 61% người
nghiện ma túy ở Việt Nam thuộc khu vực các tỉnh Trung du và miền
núi phía Bắc thì tới năm 2009 tỷ lệ này là gần 30%. Ngược lại, tỷ lệ
người nghiện ma túy thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng trong tổng số
người nghiện ma túy của cả nước đã tăng từ 18,2% lên 31% trong cùng
kỳ. Tương tự, tỷ lệ người nghiện ma túy thuộc các tỉnh miền Đông
Nam bộ đã tăng từ 10,2% lên 23%.
Độ tuổi của người nghiện ma túy cũng có xu hướng trẻ hóa. Cuối
năm 2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi dưới 30 trong khi
năm 1995 tỷ lệ này chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người nghiện ma túy ở
Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ giới cũng
đang có xu hướng tăng trong những năm qua.
Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại

thời điểm cuối năm 2009, đa số người nghiện ma túy có trình độ văn
hóa thấp, khoảng 10% không biết chữ, 59% có trình độ văn hóa từ tiểu
học tới trung học cơ sở. Có khoảng 2/3 số người nghiện chưa từng
được đào tạo nghề; gần 20% đã được học nghề nhưng không được cấp
bằng, chứng chỉ; khoảng 12% được đào tạo nghề một cách chính quy,
được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Đa số người nghiện ma túy
không có nghề nghiệp ổn định, chi tiêu chủ yếu từ nguồn hỗ trợ của gia
đình, thu nhập hợp pháp chỉ bằng 1/3 số tiền chi cho ma túy.
Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có
nhiều thay đổi phức tạp. Thay cho vai trò của thuốc phiện trong hơn 10
năm trước đây, heroin hiện là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt
Nam, có tới 96,5% người nghiện thường xuyên sử dụng heroin trước
18
khi tham gia cai nghiên. Mặc dù tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các
chất kích thích dạng Amphetamine (ATS hay ma túy tổng hợp) tương
đương nhau, khoảng 1,2% - 1,4% nhưng theo đánh giá của Cơ quan
phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), việc
lạm dụng ATS, đặc biệt là Methamphetamine, đang có xu hướng gia
tăng trong người nghiện ma túy tại Việt Nam, nhất là khi Việt Nam
nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực chiếm ½ số người lạm
dụng loại ma túy này trên toàn thế giới. Việc gia tăng lạm dụng các
loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai nghiện
phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn.
Cách thức sử dụng ma túy cũng có nhiều thay đổi. Nếu như năm
1995 chỉ có chưa đến 8% số người nghiện tiêm chích ma túy và hơn
88% chủ yếu hút, hít thì tới cuối năm 2009 số người chích ma túy
chiếm hơn ¾ tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Hình thức sử
dụng ma túy chủ yếu là tiêm chích với việc dùng chung bơm kim tiêm
đã dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm HIV cao trong nhóm người nghiện chích ma
túy (17,2%). Theo số liệu từ Bộ Y tế, người nghiện chích ma túy cũng

là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người nhiễm
HIV ở Việt Nam (41,1% tính đến cuối tháng 6/2011).
Bên cạnh những hậu quả liên quan tới HIV/AIDS, xấp xỉ 50% số
người nghiện được khảo sát năm 2009 cho biết họ đã gặp những vấn
đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ, ảo giác, căng
thẳng thần kinh trong 12 tháng trước khi tham gia cai nghiện, trong đó
11,4% thường xuyên hoặc luôn luôn gặp những vấn đề như vậy. Một
tỷ lệ tương tự người nghiện ma túy thường gặp các vấn đề về sức khỏe
thể chất.
Bên cạnh những hệ lụy về tài chính và sức khỏe do sử dụng ma túy,
hơn 1/3 số người nghiện ma túy tham gia cuộc khảo sát trên còn cho
biết đã gặp những khó khăn, mâu thuẫn trong quan hệ với người thân
trong gia đình.
Ngoài ra, nghiện ma túy là nguồn gốc, nguyên nhân tiềm tàng phát
sinh nhiều loại tội phạm xâm phạm trật tự xã hội như giết người, cướp
của, trộm cắp, cố ý gây thương tích, bạo lực gia đình… Số liệu khảo
sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, có gần 38% số
học viên được tiếp nhận và hỗ trợ cai nghiện tại các Trung tâm đã có
19
tiền án hoặc tiền sự. Theo số liệu từ Bộ Công an, khoảng 11% trong
tổng số 143.196 người nghiện có hồ sơ quản lý của cả nước cuối năm
2010 đang được quản lý tại các Trại giam, Cơ sở Giáo dưỡng, Trường
giáo dưỡng do ngành Công an quản lý do có các hành vi vi phạm pháp
luật hình sự.
Như vậy, có thể thấy tình hình lạm dụng ma túy ở Việt Nam vẫn
đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng cùng với việc xuất
hiện nhiều loại ma túy mới, hình thức sử dụng ma túy không an toàn
làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Đa số người nghiện ma túy có trình
độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề và không có việc làm ổn
định, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, kinh tế khó khăn, nhiều

người không được sự hỗ trợ của người thân, gia đình. Do vậy, việc tổ
chức cai nghiện cho người nghiện ma túy là cần thiết nhằm giúp họ từ
bỏ sự phụ thuộc vào chất gây nghiện, đồng thời trang bị, phục hồi cho
họ các kỹ năng sống và kỹ năng lao động để đảm bảo thực hiện đầy đủ
các vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Một số các thống kê khác
Thống kê người sử dụng ma túy ở Việt Nam
Hiện nay, các số liệu thống kê về số người sử dụng ma túy trong cả nước do ngành Công an quản lý thấp hơn nhiều so với
con số thực tế. Để ước tính số lượng người sử dụng ma túy trên cả nước phục cho chương trình can thiệp giảm tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV trong nhóm đối tượng nghiện chích ma túy
Số liệu thống kê về người sử dụng ma túy ở Việt Nam.

Các chuyên gia Cục Phòng, chống HIV/AIDS căn cứ con số thống kê người sử dụng ma túy do ngành Công an quản lý,
để ước tính số lượng người sử dụng ma túy trên thực tế theo 3 mức độ: (i) Ước tính thấp(Bằng con số báo cáo đang quản lý);
(ii) Ước tính trung bình (cao hơn 1,5 lần so với con số báo cáo đang quản lý) và (iii) Ước tính cao: cao gấp 2 lần so với con số
báo cáo đang quản lý.

Theo báo cáo của ngành Công an (Hội nghị tổng kết của Ủy ban Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ
nạn xã hội ma tuy và mại dâm, tổ chức tại Hải Phòng, tháng 3/2012), hiện tại cả nước có 140.000 người sử dụng ma túy đang
được quản lý. Mỗi năm tăng thêm khoảng 7.000 - 8.000 người sử dụng ma túy. Với mức tăng như vậy, đến năm 2015 cả nước có
khoảng 160.000 người sử dụng ma túy.

Với phương thức ước tính trung bình nói trên, hiện tại cả nước có khoảng 210.000 người sử dụng ma túy,
và 240.000 người vào năm 2015.

Một nguồn số liệu khác dựa trên báo cáo ước tính của các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố:

TT Địa bàn Số lượng Ghi chú
20
I

Số liệu báo cáo của Trung tâm Phòng chống
HIV/AIDS 58 tỉnh/thành phố 156.000 Ước tính năm 2011
II Số liệu của 5 tỉnh, thành phố còn lại:
1 An Giang 1.111
2 Đà Nẵng 601
3 Hải Phòng 8.399 Ước tính năm 2012
4 Thanh Hóa 10.801
5 Sơn La 9.724
Cộng 5 tỉnh: 30.636
Tổng cộng 63 tỉnh, thành phố: 186.636

Từ 2 nguồn số liệu thống kê trên cho thấy, hiện nay cả nước có khoảng từ 190.000 - 210.000 người sử dụng ma túy.
Phân bố đối tượng sử dụng ma túy theo nhóm tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, v.v… dựa trên một số nghiên cứu
đánh giá được tiến hành ở các tỉnh, thành phố.

Nghiên cứu điều tra trên 105 người sử dụng ma túy của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Giang được
thực hiện năm 2010 cho thấy:
Nhóm tuổi từ 20-29 chiếm tỷ lệ cao nhất, 38,3%; Tiếp đến là nhóm tuổi từ 30-39, chiếm 35,6% và nhóm tuổi từ 40 -
49 chiếm 11,7%;

Về nghề nghiệp: phần lớn người sử dụng ma túy ở Bắc Giang làm nghề tự do (chiếm 53,4%), tiếp đến là nghề nông,
chiếm 29,7%, còn lại một tỷ lệ nhỏ (12,6%) là thất nghiệp, không có việc làm;

Về trình độ văn hóa: đa phần có trình độ trung học cơ sở (52,3%); trình độ phổ thông trung học chiếm 30,4%, số còn
lại là tiểu học chiếm 15,2%.

Một cuộc điều tra nghiên cứu khác do Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thái Nguyên thực hiện năm 2010, trên
484 người nghiện chích ma túy cho thấy: Độ tuổi trung bình là 37 ± 7,1; người dân tộc thiểu số chiếm 13,4%. Đặc biệt có tới
65% số người nghiện chích ma túy là thất nghiệp hoặc làm nghề tự do.


Theo kết quả điều tra nghiên cứu trên 383 người nghiện chích ma túy (đều là HIV âm tính) ở tỉnh Khánh Hòa, năm
2010 cho thấy: nam giới chiếm đa số (82,6%), trong khi nữ chỉ chiếm 4,6%; Những người nghiện chích ma túy trong độ tuổi
20 - 29 có 172 người, chiếm tỷ lệ 39,2%, còn lại là các nhóm tuổi khác, 211 người, chiếm 48,1%; Về trình độ văn hóa: có trình
độ trung học cơ sở, 203 người, chiếm 46,2%, sau trung học cơ sở 110 người, chiếm 25,1%; chưa đến trung học cơ sở 70
người, chiếm 15,9%.

Tóm lại, các kết quả điều tra nghiên cứu đều dẫn đến một nhận định chung là những người sử dụng ma túy đa phần là
thất nghiệp, hoặc làm nghề tự do; phần lớn trong độ tuổi 20 - 29; trình độ văn hóa đa phần là trung học cơ sở.
21
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý của trẻ em trên địa bàn thành phố
Thứ nhất:Nguyên nhân từ tác động của nền kinh tế thị trường.
Qua mấy thập kỷ sống theo kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nay chuyển sang kinh tế thị trường. Sự đổi mới về cơ chế mang lại nhiều thành
tựu về kinh tế nhưng cũng bộc lộ nhiều mặt trái của xã hội như: Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, sự chênh lệch quá lớn trong thu
nhập, mức sống của các tầng lớp nhân dân, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự hình thành lối sống thực dụng, trụy lạc, sự giáo dục của gia
đình bị buông lỏng do cha mẹ bị cuốn hút vào các hoạt động của cơ chế đã ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của giới trẻ nói chung và
trẻ em nói riêng.
Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm văn hoá chính trị lớn của quốc gia. Bọn tội phạm về ma túy cũng lợi dụng các đầu mối giao
thông quan trọng này để vận chuyển, phát tán ma tuý. Lợi nhuận do sản xuất ma tuý ngày càng cao là động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm
ma tuý. Bởi mỗi cặp Hêroin (0,35kg x 2 = 0,7 kg) nếu mua ở Thái Lan hay ở Lào có giá khoảng 5.000 đến 6.000 USD khi được vận chuyển
đến Lai Châu chúng bán với giá từ 8.000 đến 10.000 USD và vận chuyển về Hà Nội sẽ bán với giá trị từ 14.000 đến 15.000 USD 1 cặp. Để
lợi nhuận thu được nhiều, bọn tội phạm buôn bán ma tuý chia Hêroin ra thành những gói nhỏ (tép Hêroin), mỗi gói có trọng lượng khoảng
0,03g (cho dễ sử dụng và cất giấu) giá bán từ 50.000 đến 70.000đ/gói. Như vậy, khi về đến Hà Nội được bán lẻ mỗi cặp Hêroin được bán ra
lên đến 20.000-25.000 USD.
Thứ hai : Nguyên nhân về đặc điểm tâm lý của lứa tuổi.
Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, suy nghĩ còn non nớt, tự bản thân các em dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi, dễ bị ảnh
hưởng bởi lối sống gấp, lối sống hưởng thụ một cách cực đoan. Các thế hệ thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta trên nhiều phương
diện, góc độ khác nhau của đời sống xã hội, chúng tăng cường tuyên truyền du nhập lối sống ngoại lai, tôn thờ lối sống tự do, vô chính phủ,
vô kỷ luật, kích thích những dục vọng cá nhân thấp kém, những ham muốn lệch lạc của một số người, trong đó tập trung chủ yếu là đối
tượng trẻ em, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Những năm gần đây, các loại văn hoá phẩm đồi trụy kích động bạo lực, mại dâm, lối
sống thực dụng, buông thả… đang bằng mọi phương thức, hình thức xâm nhập vào Việt Nam trở thành mối lo ngại lớn. Lứa tuổi trẻ em rất

nhạy cảm với những gì được gọi là mới lạ khác biệt, không ngại đua đòi bằng cách thể hiện bản thân mình cho “hợp thời đại”, “đổi mới tư
duy”, lao vào con đường hưởng thụ, chơi bời, trác tang, tham gia vào các loại tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý.
Động cơ dẫn các em đến với ma tuý đó là: tò mò thử xem, bạn bè rủ rê, lôi kéo, không hiểu tác hại của ma tuý, tiếp xúc với ma tuý dễ
dàng…và cho rằng, sự tò mò của lớp trẻ và sức ép tự nhiên của những trò rủ rê cùng trang lứa là cái “hích” đầu tiên đưa các em đi vào thử
dùng ma tuý. Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng đang sử dụng ma tuý ở lứa tuổi trẻ em, cho thấy: bạn bè rủ rê 75%; chủ động xin hút thử
12,5%; tò mò mua hút 8,3%; cá độ được thua 4,2%. Trong đó người tham gia rủ hút hít 100% đã sử dụng ma tuý từ trước.
Thứ ba: Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý, tuyên truyền:
Công tác quản lý, xuất nhập khẩu các chất ma tuý, các chất độc dược có tính gây nghiện còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Hiện nay ở Hà Nội và
một số thành phố khác có tới cả trăm cửa hàng hoá chất bán tự do, những hoá chất này được mang từ phía Nam Trung Quốc cũng như từ
những nước công nghiệp phát triển vào nước ta bằng nhiều con đường, trong số này có hàng chục loại hoá chất, dung môi, axit…có thể bị
lợi dụng để điều chế ma tuý bất hợp pháp.
Công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, gia đình, tổ chức, đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống ma tuý chưa đủ
mạnh, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về hậu quả, ít chú ý nhân rộng, phổ biến các kinh nghiệm, tấm gương tốt trong phòng ngừa và
đấu tranh chống ma tuý. Đặc biệt là tuyên truyền pháp luật về ma tuý còn ít nhưng lại nêu quá sâu về những tác dụng khoái cảm của nghiện
22
Biểu đồ: Hoạt động phạm pháp của trẻ em nghiện ma tuý
ma tuý và thủ thuật hoạt động của tội phạm, gây sự tò mò. Mặt khác, công tác phòng chống mới được thực hiện chung chung cho toàn xã
hội, chưa đi sâu vào phòng chống tệ nạn xã hội cho lứa tuổi trẻ em.
Thứ tư: Nguyên nhân về trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 323 trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học với 272.959 học sinh và 37 trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp với hơn 107.000 sinh viên. Với số lượng học sinh, sinh viên lớn như vậy, việc quản lý là rất khó khăn và phức tạp.
Ngoài ra số lượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang kiếm sống trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chiếm một lượng đáng kể, các em chủ yếu
là ở các tỉnh lân cận, ở nông thôn ra Hà Nội làm những công việc vặt như: đánh giầy, bán báo… số trẻ em này, hiện nay thành phố vẫn chưa
có chủ trương, chính sách nào rõ ràng để giúp đỡ các em mà chỉ có những biện pháp tạm thời (lập ra các lớp học tình thương, tổ bán báo xa
mẹ…)
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vẫn còn 1% trẻ em mù chữ; 47,3% đang học ở trung học cơ sở và 38,3% đang họcc ở phổ thông trung học.
Hầu hết các em thuộc diện học kém, ý thức kỷ luật kém, coi thường việc học. Trong quá trình đi học nhiều em đã bị nhà trường kỷ luật dẫn
tới chán học, bỏ học và dần dần tiêm nhiễm thói hư tật xấu, đua đòi ăn chơi. Sau khi thôi học hầu như các em không làm gì cả, chỉ có một số
ít em đang học nghề và đi làm thêm công việc gì đó, nhưng cũng không ổn định. Những em không có nghề nghiệp, việc làm hay chơi bời,
đàn đúm bạn bè để rồi cuối cùng sa vào con đường nghiện ngập, phạm tội như: trộm cắp, cướp giật, trấn lột…

Theo thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội có trên 95% con nghiện và các đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý có hoàn
cảnh kinh tế bình thường và khó khăn. Họ không có nghề nghiệp ổn định, trong đó một bộ phận người dân chịu hậu quả thua bạc, số đề…
dẫn đến không nhà cửa, nợ nần kéo dài. Theo báo cáo của Công an thành phố Hà Nội và kết quả khảo sát cho thấy trên 80% số đối tượng
phạm tội ma tuý không có nghề hoặc nghề nghiệp không ổn định và có trình độ văn hoá thấp. Từ những nhận định trên chúng ta có thể thấy
rằng ranh giới giữa sự nghèo nàn, sự hạn chế về nhận thức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý ở trẻ em.
Thứ năm: Nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường:
Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục con em, là nơi có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nhất về mọi phương diện để
giúp các em nhận rõ được tác hại ghê gớm của ma túy và từ đó có cách phòng chống tốt nhất.
Tuy nhiên, nhiều gia đình thiếu phương pháp giáo dục thích hợp với tâm lý lứa tuổi (quá luông chiều, thoả mãn, đáp ứng đầy đủ những yêu
cầu vật chất không chính đáng), thiếu tri thức về phòng chống ma tuý, không giáo dục cho con em tránh xa tệ nạn này. Cấu trúc gia đình
không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng…thiếu người chăm sóc, giáo dục
dễ dàng bị bọn xấu rủ rê. Gia đình có người phạm tội (bố, mẹ phạm tội, anh, chị phạm tội…) gia đình không hoà thuận, thường xuyên cãi vã,
thậm chí có hành vi đồng loã, khuyến khích các em thử, nghiện và buôn bán ma tuý.
Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành nhân cách của các em. Đây là một tổ chức có tính chất chiến lược nhất trong
việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nơi nhà trường cũng có những yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng tệ nạn
ma tuý trong học sinh, ở nhiều trường các tổ chức đoàn, đội chưa thực sự là nơi để các thành viên trao đổi với nhau các quan điểm về cuộc
sống, về hoài bão, về tâm tư, nguyện vọng để hoàn thiện bản thân. Tổ chức và kỷ luật của Đoàn, của Đội còn lỏng lẻo, không có chiều sâu
về cả mặt nội dung và hình thức, nặng về thành tích mà lẩn tránh các vấn đề gai góc trong học sinh hiện nay như hỗ trợ học sinh nghèo vượt
khó, học sinh với các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) Điều này sẽ dẫn các em đến hoạt động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị
tệ nạn ma tuý lôi kéo, quyến rũ.
Học Viện CSND
5) Những tác hại của ma túy.
Tác hại đối với cơ thể :
Đối với hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần
số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng
quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn
đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột.
Chẳng hạn một thanh niên đang cai nghiện đột ngột ngưng thở tử
vong không rõ nguyên nhân, khi giải phẫu tử thi thì phát hiện nạn nhân có
23

bao heroin bởi một màng mỏng rồi cấy dưới da để thuốc phóng thích từ
từ, nhưng bao thuốc đột nhiên vỡ và phóng thích quá nhiều gây ngộ độc.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phổi
cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm
tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản
Theo thông tin trên tạp chí Medical Progress tháng 1 năm 1999,
nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đã cho thấy có mối liên
quan giữa hút ma túy (nhất là cocaine) và ung thư phổi.
Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp
tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau
thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên
nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra
còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn
đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây các tai
biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quị
Đối với hệ sinh dục: Không như người ta thường lầm tưởng, dùng
ma túy sẽ làm tăng khả năng tình dục. Ở người nghiện ma túy, khả năng
tình dục suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi
ngưng dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy
trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn ở phụ
nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa bất thường
và vô sinh.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như:
hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị
Ảnh hưởng đến bản thân :
Ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập,
làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể
dẫn đến cái chết.
24

Gây nghiện mạnh, sức khoẻ giảm sút. Tiêm chích ma tuý dùng
chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut
B, C, đặc biệt là HIV (dẫn đến cái chết). Tiêm chích ma tuý là một trong
những con đường lây nhiễm HIV phổ biến nhất tại Việt Nam. Người
nghiện ma tuý có thể mang vi rut HIV và lây truyền cho vợ/bạn tình của
con cái họ.
Thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi
phạm pháp luật.
Mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình.
Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập
giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm
thì dễ bị mất việc làm.
Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma
tuý ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh
hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử,
tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hoá, dẫn tới suy yếu nòi
giống.
Ảnh hưởng đến gia đình :
Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Nhu cầu cần tiền để
mua ma tuý của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất từ 50.000-
100.000,đ thậm chí 1.000.000 - 2.000.000đ/ ngày, vì vậy khi lên cơn
nghiện người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc
của gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc
để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm,
hoặc thậm chí giết người, cướp của.
Sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút (lo lắng, mặc
cảm, ăn không ngon, ngủ không yên vì trong gia đình có người nghiện)
Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình
tan vỡ, ly thân, ly hôn, con cái không ai chăm sóc )
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×