Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã sầm nưa, tỉnh hủa phăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

SOM SACK KEOONTHONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN Ở THỊ XÃ SẦM NƯA, TỈNH HỦA PHĂN,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THANH HÓA, NĂM 2022



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

SOM SACK KEOONTHONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN Ở THỊ XÃ SẦM NƯA, TỈNH HỦA PHĂN,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Xuân Hải

THANH HÓA, NĂM 2022

i


Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ khoa học
(Theo Quyết định số 2230 / QĐ- ĐHHĐ ngày 04 tháng 10 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức)
Học hàm, học vị
Họ và tên

Chức danh

Cơ quan Công tác

trong Hội đồng

TS. Lê Thị Thu Hà

Trường Đại học Hồng Đức

Chủ tịch HĐ

PGS.TS. Nguyễn Như An


Trường Đại học Vinh

UV Phản biện 1

TS. Trịnh Văn Cường

Học viện Quản lý Giáo dục

UV Phản biện 2

PGS.TS. Nguyễn Hữu Hậu

Trường Đại học Hồng Đức

Uỷ viên

TS. Cao Thị Cúc

Trường Đại học Hồng Đức

Thư ký

Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày 6 tháng 12 năm 2022

TS. Cao Xuân Hải

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả đều có trích dẫn nguồn gốc cụ thể.
Luận văn này cho đến nay chưa được bảo vệ bởi bất kỳ một hội đồng
đánh giá luận văn nào ở trong nước cũng như ở nước ngồi và chưa được cơng
bớ trên bất kỳ mợt phương tiện thơng tin nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì mà tơi cam đoan ở trên.
Thanh Hóa, tháng

năm 2022

Người cam đoan

KEOONTHONG SOM SACK

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản
thân. Đạt được thành quả này, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến:
Quý Thầy/Cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức
đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Cao Xuân Hải - người
hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian, tâm huyết giúp đỡ tôi trong śt
q trình nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ quản lý Hội LHPN thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành khóa học.

Ći cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người
thân đã động viên giúp đỡ tôi trong q trình thực hiện Luận văn này./.
Thanh Hóa,ngày tháng

năm 2022

Ngươi cảm ơn

KEOONTHONG SOM SACK

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................... - 1 LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
8. Đóng góp của đề tài .............................................................................. 5
9. Cấu trúc nội dung của luận văn............................................................. 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN ................................................. 6

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................... 6
1.1.1. Mợt sớ cơng trình nghiên cứu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên ............................................................................................................ 6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên ................................................................................ 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu ................ 9
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 9
1.2.2. Sức khỏe, sức khỏe sinh sản ......................................................... 10
1.2.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ..................................... 11
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. ...... 12
1.3. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ....................... 12
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên ........................................ 12
v


1.3.2. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên .................... 13
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
................................................................................................................. 20
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên .....20
1.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ...... 21
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ....... 22
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên .......................................................................................................... 23
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên ..................................................................................... 25
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ...................................................................... 25
1.5.2. Các yếu tố khách quan .................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 29
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở THỊ XÃ SẦM NƯA, TỈNH HỦA

PHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................... 30
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Sầm Nưa ............................................... 30
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH của thị xã Sầm Nưa......................... 30
2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hợi, giáo dục của thị xã Sầm Nưa ............ 31
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ........................................................ 32
2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................... 32
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 32
2.2.3. Phương pháp khảo sát ................................................................... 33
2.2.4. Mẫu khách thể khảo sát................................................................. 33
2.2.5. Thang đo và tiêu chí đánh giá ....................................................... 33
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .................................................................... 34
2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
vi


sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. .............................. 34
2.3.2. Mục tiêu hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ................................................................... 35
2.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .................................................................... 40
2.3.4. Hình thức giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm
Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ................................................................................ 41
2.3.5. Phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm
Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ................................................................................ 44
2.3.6. Các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .......................................... 47
2.3.7. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản
trẻ vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ................................ 49

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.................................................... 52
2.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở
thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............................................................... 52
2.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã
Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ........................................................................ 55
2.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã
Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ......................................................................... 57
2.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .................................................... 58
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............... 60
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ....................... 63
2.6.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 63
2.6.2. Hạn chế, tồn tại ............................................................................. 64
vii


2.6.3. Nguyên nhân ................................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 66
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN Ở THỊ XÃ SẦM NƯA, TỈNH HỦA
PHĂN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................... 67
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................... 67
3.1.1. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng ............................................ 67
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................ 67
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn ........................... 67
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và khả thi ............................... 67
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị

thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .......................................... 68
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng của hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm
Nưa, tỉnh Hủa Phăn ................................................................................. 68
3.2.2. Biện pháp 2: Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn .......................................... 70
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức linh hoạt các hình thức giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............................... 72
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kĩ năng giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên cho các lực lượng giáo dục ................................. 74
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo
dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.........77
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp được đề xuất .................................. 79
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........ 80
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm .................................................................. 80
3.4.2. Các bước khảo nghiệm.................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 90
PHỤ LỤC ....................................................................................................... P1

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1


CM VTN

Cha mẹ vị thành niên

2

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD

Giáo dục

3

HLHPN

Hội Liên hiệp Phụ nữ

5

QHTD

Quan hệ tình dục

6


SKSS

Sức khỏe sinh sản

7

SKTD

Sức khỏe tình dục

8

VTN

Vị thành niên

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Đặc điểm khách thể nghiên cứu.................................................. 33

Bảng 2.2.

Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục SKSS
VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ..................................... 34


Bảng 2.3.

Đánh giá của CBQL về việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn..................... 35

Bảng 2.4.

Đánh giá của CM và VTN về việc thực hiện mục tiêu hoạt động
giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn. ............ 36

Bảng 2.5.

Đánh giá của CBQL về việc thực hiện nội dung hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ..................... 38

Bảng 2.6.

Đánh giá của CM và VTN về việc thực hiện nội dung hoạt động
giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............. 40

Bảng 2.7.

Đánh giá của CBQL về việc thực hiện hình thức giáo dục SKSS
VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ...................................... 41

Bảng 2.8.

Đánh giá của CM và VTN về việc thực hiện hình thức giáo dục
SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ........................... 43


Bảng 2.9.

Đánh giá của CBQL về việc thực hiện phương pháp giáo dục sức
khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn........ 44

Bảng 2.10. Đánh giá của CM và VTN về việc thực hiện phương pháp giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ..................... 46
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL về các lực lượng tham gia hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ..................... 47
Bảng 2.12. Đánh giá của CM và VTN về các lực lượng tham gia hoạt động
giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............. 48
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL về các điều kiện hoạt động giáo dục SKSS
VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ...................................... 49
Bảng 2.14. Đánh giá của CM và VTN về các điều kiện hoạt động giáo dục
SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ........................... 51
Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL về việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục
SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ........................... 53

x


Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL về tổ chức hoạt động giáo dục SKSS VTN
ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ............................................... 55
Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL về việc chỉ đạo hoạt động giáo dục SKSS
VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ...................................... 57
Bảng 2.18. Đánh giá của CBQL về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ..................... 59
Bảng 2.19. Đánh giá của CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt
động giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn ........ 61
Bảng 3.1.


Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp ............................ 81

Bảng 3.2.

Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp ............................... 82

Bảng 3.3.

Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp... 84

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa, hợi nhập q́c tế đặt ra cho tất cả các quốc
gia trên thế giới, trong đó có nước Cợng hịa Dân chủ Nhân dân Lào cần phải
coi trọng yếu tố con người, xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Một trong những vấn đề bức thiết
liên quan đến yếu tố con người đang được xã hội quan tâm là giáo dục sức khỏe
sinh sản (SKSS) nói chung và cho vị thành niên nói riêng.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên (VTN) là giai đoạn
từ 10 - 19 tuổi, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành.
Ở lứa tuổi này cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh về mặt tâm sinh lý. Ngoài ra,
sự thiếu hiểu biết, thái độ, hành vi chưa đúng về SKSS là nguyên nhân của
nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế -xã hội. Các em chưa được
trang bị nhiều kinh nghiệm và kĩ năng sống, dễ bị tác động bởi những yếu tố
tiêu cực của xã hợi. Hơn nữa, hiện nay xã hợi vẫn cịn quan điểm giáo dục
SKSS, tình dục cho VTN là “vẽ đường cho hươu chạy”, vì vậy, việc giáo dục

các nợi dung này cịn hạn chế.
Theo báo cáo của Bợ Y tế và Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Lào, sau nhiều năm
triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) VTN, song kết quả
đạt được vẫn còn thấp. Ở nước Lào có 50% dân sớ dưới 20 tuổi, trong đó 20 có
độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng 10 triệu người tḥc lứa tuổi VTN. Trong sớ đó
có gần 50% VTN chưa có kiến thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các hoạt
đợng tình dục, mang thai. Do vậy, hiện tượng mang thai sớm, mang thai ngoài
ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS
ở VTN ở nhiều q́c gia trên thế giới và Nước CHDC Nhân dân Lào đang còn
diễn ra.
Thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủа Phăn nằm là một huyện nằm ở phíа Đông Bắc
củа nước. Thị xã là Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước Cợng hịа dân chủ nhân dân
Lào, giáp với tỉnh Sơn La 250 km, giáp với tỉnh Thanh Hóa 192 km, giáp với
1


tỉnh Xiang Khoang 125 km, giáp với tỉnh Lung pra Bang 143 km. Địa hình
hiểm trở, núi rừng rậm rạp tạo nên phần lớn diện tích của tỉnh, đặc biệt là phía
Tây. Nền kinh tế cịn chậm phát triển, trình độ dân trí chưа cаo, các lĩnh vực
văn hóа xã hợi cịn gặp nhiều khó khăn; cơng tác giáo dục nói chung và cơng
tác giáo dục giới tính, SKSS VTN ngày một được cấp bộ ngành và nhà trường
quan tâm nhằm nâng cаo chất lượng giáo dục toàn diện cho VTN, tuy nhiên
cơng tác này vẫn cịn nhiều bất cập, hiệu quả chưа cаo. Nhiều VTN chưa được
tiếp cận thông với thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS; vẫn cịn tình trạng
VTN mang thai ngồi ý ḿn, mang thai sớm, nạo phá thai khơng an tồn; lây
nhiễm bệnh qua đường tình dục....
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó một phần do nhận
thức của một bộ người dân, cha mẹ, thậm chí cả thầy cơ giáo; cán bợ làm cơng
tác chăm sóc SKSS VTN cịn hạn chế; công tác quản lý quản lý hoạt động giáo
dục SKSS cho VTN chưa được chú trọng từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức,

chí đạo và kiểm tra đánh giá. Vì thế, VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn
cần được quan tâm nhiều hơn về mặt chăm sóc, giáo dục SKSS, bởi đây là lứa
tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần; các em sẽ là những chủ
nhân tương lai của đất nước, là lực lượng đi đầu trong các hoạt động truyền
thông về chăm sóc SKSS trong cộng đồng. Giáo dục SKSS giúp VTN rèn luyện
khả năng tự xử lý và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng kiến thức SKSS vào
thực tiễn.
Song trên thực tế, nghiên cứu về vấn đề giáo dục và quản lý hoạt động
giáo dục SKSS VTN và tìm hiểu các ́u tớ liên quan của đới tượng này để có
những minh chứng khoa học quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các
chính sách, chương trình liên quan đến chăm sóc SKSS ở tuổi vị thành niên ở
địa bàn huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn chưa có cơng trình nào.
X́t phát từ những lý do trên, tác giả chọn, nghiên cứu đề tài: “Quản lý
hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh
Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục SKSS
VTN; khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở
thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó; đề
xuất một số biện pháp quản lý nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả cơng tác
quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục SKSS VTN.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS thành niên
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS vị thành niên ở thị xã Sầm

Nưa, tỉnh Hủa Phăn
4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm gần đây, giáo dục SKSS và quản lý hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn đã đem lại những kết quả
nhất định, các em được tiếp cận nhiều hơn về các hoạt động giáo dục, trợ giúp
về sinh lý tuổi dậy thì và các hoạt đợng tình dục, mang thai an tồn. Song cơng
tác này vẫn cịn nhiều bất cập, mang tính hình thức, chất lượng chưa đạt như
kỳ vọng dẫn đến nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS VTN còn hạn chế. Nếu
đề xuất và thực thi đồng bợ, có hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt đợng giáo
dục SKSS sẽ giúp các em có những kiến thức, kỹ năng và hành vi phù hợp và
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa
Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục SKSS VTN và quản lý hoạt
động giáo dục SKSS VTN.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GD SKSS VTN ở
thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở
3


thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng về hoạt động giáo dục SKSS
VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn gồm: mục tiêu, nội dung, hình thức,
phương pháp và mợt sớ biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN
6.2. Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 5 trường THCS Đề tài nghiên cứu trên địa
bàn thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn đó là: Trường THCS Phăm Sầm, Trường

THCS Phăm La; Trường THCS Tua Beb; Trường THCS Phăn Xay; Trường
THCS Nam Hăng
6.3. Phạm vi khách thể nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi khảo sát trên các nhóm
khách thể là: Lãnh đạo, CBQL, chuyên viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, CBQL nhà trường và cha/mẹ, VTN (từ 10 đến 18
tuổi), tổng số là 330 người, trong đó: Cán bộ bộ quản lý, chuyên viên: 30 người;
Cha mẹ VTN: 150 người; Vị Thành niên: 150 em
6.4. Chủ thể quản lý
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn và Hiệu
trưởng các Trường THCS trên địa bàn nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập các tài liệu, các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài; tổng
hợp, hệ thớng hóa, khái qt hóa những vấn đề lý luận để xây dựng khung lý
thuyết làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá công tác quản lý hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng mẫu phiếu điều tra CBQL,
cha/mẹ VTN nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.

4


- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của CBQL, cha/mẹ VTN, những
người có kinh nghiệm quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm
Nưa, tỉnh Hủa Phăn về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo
dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn nhằm thu thập các thông tin

định tính, số liệu hỗ trợ phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm từ kết
quả hoạt động giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa trong những năm trước,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình đề xuất các biện pháp.
7.3. Phương pháp sử dụng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thớng kê tốn học nhằm tổng hợp, thống kê, xử lý
số liệu để có minh chứng phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng.
8. Đóng góp của đề tài
- Luận văn xây dựng được khung lý thuyết cơ bản và khảo sát, đánh giá
được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh
Hủa Phăn
- Đề tài xây dựng được một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao chất
lượng hoạt động giáo dục SKSS VTN ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn.
9. Cấu trúc nội dung của luận văn
Cấu trúc luận văn gồm phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phụ lục,
tài liệu tham khảo và 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản ở thị
xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên
Các vấn đề như khái niệm SK, SKSS, sự cần thiết phải GD SKSS VTN,
các nội dung, cách thức GD SKSS VTN là các vấn đề được các học giả quan
tâm nghiên cứu
Cynthia B. Lloyd (2008) trong nghiên cứu vai trò của nhà trường trong
việc giáo dục SKTD và SKSS của thanh thiếu niên ở các nước đang phát triển
đã khẳng định tầm quan trọng của nhà trường khi cho rằng trong môi trường
nhà trường học sinh được GD SKSS sẽ quản lý tốt bản thân hơn khi lớn lên và
có thể duy trì sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe của gia đình [35].
Nghiên cứu về sự cần thiết phải giáo dục SKSS, tác giả Mckay Alexander
đưa ra “Những câu hỏi thường gặp về sức khỏe tính dục” [dẫn theo 35], trong
đó phân tích tình hình giáo dục SKSS trong nhà trường. Tác giả cũng xây dựng
các phương pháp giáo dục SKSS cho học sinh, nhất là học sinh lứa tuổi VTN.
Philonova Onga Vlagimirova (2005) đã xây dựng “Phương pháp hình
thành kiến thức về SKSS thơng qua khóa học “Những cơ sở về an tồn c̣c
sớng ở lớp 8-10”. Các phương pháp hình thành dựa trên việc phân tích các vấn
đề lý luận về giáo dục SKSS VTN và khảo sát mức độ hiểu biết của học sinh
về SKSS [Dẫn theo 14]
J.P. Masolova (2005) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính và SKSS,
SKTD cho rằng: Giáo dục SKSS từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ
là trang bị kiến thức mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng
đắn về vai trị, trách nhiệm của người đàn ơng và phụ nữ trong c̣c sớng vợ
chồng, trong gia đình và trong xã hội'' [dẫn theo 12].

6


Bên cạnh đó, Chính phủ một số nước trên thế giới cũng dành sự quan tâm
và có những chính sách đặc biệt cho vấn đề giáo dục SKSS nói chúng và VTN

nói riêng. Chẳng hạn như chính phủ Anh, từ năm 2010 trở đi, trẻ em 5 tuổi cũng
sẽ được giảng dạy những điều căn bản về khoa học giải phẫu cũng như quan hệ
nam nữ và các kĩ năng phịng tránh xâm phạm tình dục ở VTN, giúp VTN; Tại
Mỹ, giáo dục giới tính, SKSS được phân theo các cấp học, từ tiểu học đến
THPT và mỗi cấp học được học những nội dung SKSS phù hợp với lứa tuổi; Ở
Nhật Bản, chính sách giáo dục giới tính, SKSS truyền thống của Nhật Bản được
gọi là “giáo dục thuần khiết” và học sinh lớp 6 được phổ biến chương trình này.
Ở Việt Nam, vấn đề giáo dục SKSS cũng được các nhà khoa học rất quan
tâm, có thể điểm qua một số tác giả như: Nguyễn Thế Hùng (2005), “Biện pháp
bồi dưỡng năng lực giáo dục SKSS VTN đối với các bậc CM”; Nguyễn Thị Hải
Lý (2008), “Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức của học sinh
THPT về SKSS”. Nghiên cứu cũng rút ra kết luận cho thấy nhận thức của VTN
sự tác động trực tiếp từ bạn bè, môi trường học tập, làm việc của họ. Do đó,
việc cung cấp thông tin cũng như các kĩ năng về SKSS cần thiết để trẻ có khả
năng chăm sóc SKSS của bản thân tốt hơn.
Hà Thị Trang (2014), Nghiên cứu nhận thức của học sinh, sinh viên về
giới tính, SKSS khẳng định sự hiểu biết kiến thức về giới và giới tính, SKSS
của HS cịn hạn chế, HS cịn e ngại với các vấn đề về tình dục và SKSS. Vì
vậy, tác giả đưa ra mợt sớ biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính, SKSS
cho học sinh. [28]
Nguyễn Thanh Thủy (2016) đã trình bày cơ chế quá trình hình thành giới,
các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán xác định giới tính trong trường hợp
mơ hồ về giới tính và đề xuất nội dung SKSS, giới tính cho thanh thiếu niên
[20]
Bợ Tun h́n - Văn hóa (2011), Cuộc đàm phán của lãnh đạo trong
đại biểu Hội nghị phụ nữ CHDCND Lào lần thứ I - VI, tại Viêng Chăn đã đề
cập đến rất nhiều nợi dung liên quan đến bình đẳng giới, bảo vệ quyền phụ nữ
và trẻ em, trong đó có nội dung rất quan trọng đó là quyền được chăm sóc SKSS
VTN [48]
7



Khăm Bu và Thông In Phôm Kong (2016) cũng chỉ ra, trong cơng tác
giáo dục tồn diện nhân cách, đạo đước cho học sinh lứa luổi VTN cũng cần
đưa nội dung giáo dục SKSS nhằm trang bị cho các em những kiến thức, kĩ
năng cần thiết về vấn đề chăm sóc SKSS [51]
Mới đây, Bộ Y tế Lào (2019) vừa ban hành “Kế hoạch hành động quốc
gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, thanh niên giai
đoạn 2020-2025”. Theo đó, kế hoạch nhấn mạnh, đối với lứa tuổi VTN, TN để
nâng cao nhận thức, kỹ năng sống, cải thiện hành vi SKSS, SKTD và các mối
quan hệ thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác về mặt khoa học, thực
tế và không phán xét. GD SKSS trao cơ hội để VTN khám phá các giá trị và
thái đợ của bản thân mình cũng như trang bị các kỹ năng sống cần thiết nhằm
giảm nguy cơ ở nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề SKSS. [49]
Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra các quá trình phát triển thể chất, tinh
thần, năng lực và hành vi của lứa tuổi đến các ảnh hưởng tâm sinh lý bởi ́u
tớ mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội...đến nhận thức về SKSS của VTN;
đồng thời các nghiên cứu cũng phân tích thực trạng thiếu hiểu biết kiến thức
SKSS VTN. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường kiến thức, hỗ trợ giải
pháp để VTN xây dựng được lới sớng tích cực, lành mạnh và an tồn hơn
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên
Trong bài viết “Nâng cao khả năng quản lý giáo dục dân số, SKSS cho
hiệu trưởng trường THPT”, Đặng Quốc Bảo (2002) đã phân tích, để nâng cao
hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, SKSS cho học sinh, hiệu trưởng trường
THPT cần có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của GD SKSS và có những
giải pháp quản lý hoạt động này như: Tăng cường tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện
hoạt động GD SKSS cho học sinh thông qua các bộ môn như Sinh học, Giáo dục
công dân; huy động cộng đồng tham gia GD SKSS cho học sinh [2].
Nguyễn Ngọc Thái (2006) với tác phẩm: “Quản lý giáo dục SKSS cho

VTN thông qua mô hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam” đã đề xuất
8


một số giải pháp như tăng cường công tác quản lý của gia đình, cung cấp tài
liệu, giáo dục kết hợp với nhà trường; lồng ghép các bộ môn, cải tiến các hoạt
động ngoại khóa, tăng cường đội ngũ tuyên trùn viên, mở rợng mơ hình cung
cấp dịch vụ SKSS VTN…
Lê Thị Hoài Thư (2019), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS
cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế, Số 4/2019, tr.23224. Tác giả cho rằng, để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục SKSS VTN cần
tiến hành đồng bộ các biện pháp như: Chế định giáo dục và đào tạo, bộ máy tổ
chức nhân lực, nguồn tài lực, vật lực, môi trường giáo dục và thông tin giáo dục
[25]
Trần Trung Thiện (2017), Quản lý hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh
trường trung học cơ sở ở thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, Luận văn QLGD,
Trường Đại học Sư Phạm Huế đã khai thác vấn đề quản lý GD SKSS ở các
trường THCS dưới góc đợ quản lý, thơng qua thực trạng tìm hiểu nhận thức của
học sinh và đề xuất một số biện pháp giáo dục SKSS hoặc quản lý giáo dục
SKSS cho học sinh các trường trung THCS.
Nhìn chung các cơng trình này tập trung đi vào khảo sát thực trạng trên từng
địa bàn cụ thể và đề xuất giải pháp giáo dục và tăng cường quản lý nhằm nâng cao
nhận thức về giáo dục SKSS cho học sinh, VTN. Tuy nhiên hiện nay chưa có
cơng trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động giáo dục SKSS
VTN ở thị Xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDC Nhân dân Lào.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.2.1. Quản lý
Thuật ngữ “quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai q trình tích nhau. Q trình
“quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”. “Lý” gồm sửa sang,
sắp xếp, đổi mới đưa tổ chức vào thế “phát triển”. [18]
Theo Henri Fayol (1949): "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức đều

có, và được hợi tụ bởi 5 ́u tớ tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều
9


chỉnh và kiểm sốt. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều
chỉnh và kiểm soát ấy”. [137]
Theo H.Koontz (1993), “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo sự
phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Mục
đích của nhà quản lý là hình thành mơi trường để đạt được các mục đích với
thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [11, tr. 33].
Nguyễn Q́c Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lợc (2010) cho rằng: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích
đã định” [6].
Trần Ngọc Giao (CB), (2013), đã cho xuất bản cuốn “Quản lý trường
mầm non” đã đưa ra khái niệm quản lý gồm những nợi dung sau: Quản lý là
q trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch: bao gồm cả xác định mục
tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hóa;
Sắp xếp tổ chức, thực hiện những nợi dung: bớ trí tổ chức, phối hợp nhân sự,
phân công nhiệm vụ, điều phối nguồn lực tài chính, kĩ thuật; Chỉ đạo, điều hành,
kiểm soát và đánh giá kết quả, sửa chữa, điều chỉnh những sai sót để đảm bảo
hoàn thành mục tiêu của tổ chức [9, tr 45]
Kế thừa quan điểm của các tác giả trước đó, chúng tôi hiểu quản lý theo
nghĩa chung nhất như sau: “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản
lý thuộc một hệ thống đơn vị trên cơ sở huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để đạt được các mục đích đã định”
1.2.2. Sức khỏe, sức khỏe sinh sản
1.2.2.1. Sức khỏe
Tổ chức WHO đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn

thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật
hay tàn phế”. Để có được trạng thái sức khỏe như vậy, WHO chỉ ra các yếu tố
quyết định tới trạng thái sức khỏe là môi trường kinh tế, xã hội, môi trường vật lý,
đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân [34].
10


Hội đồng Y tế thế giới quan niệm: Sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn
toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hợi, tình trạng sảng khối, trạng thái dễ chịu
chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật [3].
1.2.2.2. Sức khỏe sinh sản
Theo WHO định nghĩa về SKSS: “Sức khỏe sinh sản là mợt trạng thái khỏe
mạnh, hài hịa về thể chất, tinh thần và xã hợi trong tất cả mọi khía cạnh liên quan
đến hệ thống sinh sản, các chức năng và q trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là
khơng có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản” [3, tr 5].
Cùng quan điểm với tổ chức Y tế thế giới, Hội nghị Quốc tế về Dân số và
Phát triển tổ chức tại Cairo (1994) cũng chỉ ra rằng: “SKSS là mợt trạng thái khỏe
mạnh, hài hịa về thể chất, tinh thần và xã hợi trong tất cả mọi khía cạnh liên quan
đến hệ thớng, chức năng và q trình sinh sản chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng
có bệnh tật hoặc tổn thương hệ thống sinh sản. [31]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu SKSS là mợt phần trong sức khỏe chung
của con người, là trạng thái khỏe mạnh nhất là bợ máy sinh sản khơng có bệnh
tật hay tổn thương trong hệ thống sinh sản. Khi nói đến SKSS cũng phải đề cập
đến quyền của nam và nữ được cung cấp thông tin, tiếp cận các biện pháp kế
hoạch hóa gia đình an tồn, có hiệu quả; qùn được tiếp cận các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe thích hợp, giúp người phụ nữ được an toàn từ lúc mang thai cho
đến khi sinh nở.
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi theo quan niệm của Hội đồng Y tế
thế giới: SKSS là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã
hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và q trình

sinh sản chứ khơng chỉ đơn thuần là khơng có bệnh tật hoặc tổn thương hệ
thống sinh sản
1.2.3. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
Giáo dục là q trình tác đợng có mục đích, có hệ thớng, liên tục của nhà
sư phạm đến tồn bợ c̣c sớng của học sinh để hình thành cho họ những phẩm
chất nhân cách. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả ngồi xã hợi
với những hình thức đa dạng và phương pháp phong phú
11


Theo đó, chúng ta có thể hiểu giáo dục SKSS VTN là q trình tác động
có mục đích, có hệ thống liên tục của các chủ thể giáo dục tới đối tượng giáo
dục (VTN) nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về SKSS, từ đó có thái độ,
hành vi ứng xử đúng đắn để có được trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất,
tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản,
các chức năng và quá trình sinh sản.
1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
Từ quan niệm về SKSS, giáo dục SKSS VTN, chúng tôi đưa ra quan
niệm về quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN phù hợp với đề tài như sau:
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN là một q trình tác động có tổ chức,
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý với khách thể quản lý nhằm đẩy
mạnh hoạt động giáo dục SKSS VTN nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn
về SKSS, từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn để có được trạng thái khỏe
mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên
quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản.
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN được thực hiện theo 4 chức năng
của chu trình quản lý đó là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt
động giáo dục SKSS VTN với chủ thể quản lý và khách thể quản lý là các lực
lượng giáo dục SKSS VTN.
1.3. Hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên

1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của vị thành niên
Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.
Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Sự phát triển của hệ xương, mà chủ
yếu là các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay và ngón
chân lại phát triển chậm. Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân
đới, thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt đợng của tim mạnh mẽ hơn, nhưng
kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, có một số rối loạn tạm
thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh.

12


×