Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh trường THPT marie curie quận 3, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT
MARIE CURIE QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂNTHẠCSĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI -2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN MẠNH HÙNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN
VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT
MARIE CURIE QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂNTHẠCSĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành:QuảnlýGiáo dục
Mã số:60.14.01. 14

Người hướng dẫn khoa học:GS.TS.NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

HÀ NỘI -2015




LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
cho học sinh trường THPT Marie Curie, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh” được hoàn
thành với sự .chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡtận tình của quý thầy cô giáo trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới quý Thầy, Cô
giáo trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình học tập và có những kiến thức, kỹ
năng cần thiết để nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân
thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ quản lý, quý đồng nghiệp và các em học
sinh trường THPT Marie Curie, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông
tin, số liệu liên quan đến luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế
nên trong luận văn của tác giả chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý Thầy,
Cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, 15 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

DS

Dân số

GDCD

Giáo dục công dân

GDGT

Giáo dục giới tính

GDSKSS

Giáodục sức khỏe sinh sản

GV

Giáo viên

GVBM


Giáo viên bộ môn

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HĐ GDNGLL

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

THPT

Trung học phổ thông


TNCS HCM

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp Quốc

VTN

Vị thành niên

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ .................................................... ix
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 2

3.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
8.1. Ý nghĩa lý luận ........................................................................................... 4
8.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4
9. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ..................................................... 4
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................. 4
9.3. Phương pháp hỗ trợ .................................................................................... 4
10. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6

iii


1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 6
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ..................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 11
1.2.1. Quản lý, Quản lý nhà trường................................................................. 11
1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên ............... 14
1.3. Giáo dục SKSS cho học sinh THPT ........................................................ 17
1.3.1. Trường Trung học phổ thông ................................................................ 17
1.3.2. Đặc điểm, tâm sinh lý học sinh THPT .................................................. 18

1.3.3. Mục đích của giáo dục SKSS VTN cho học sinh ................................. 20
1.3.4. Nội dung chủ yếu của giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT ..... 21
1.3.5. Các phương pháp giáo dục SKSS VTN cho học sinh THPT................ 25
1.3.6. Các hình thức tổ chức giáo dục SKSS VTN cho học sinh THPT......... 25
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS THPT .......... 28
1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục SKSS VTN................................................. 28
1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục SKSS VTN ......... 28
1.4.3. Quản lý về việc thực hiện phương pháp giáo dục SKSS VTN ............. 30
1.4.4. Quản lý hình thức tổ chức giáo dục SKSS VTN .................................. 30
1.4.5. Quản lý các điều kiện (nhân lực, vật lực và tài lực) hỗ trợ hoạt động
giáo dục SKSS VTN ....................................................................................... 31
1.5. Những yếu tố tác động tới quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho
học sinh THPT ................................................................................................ 32
1.5.1. Mục tiêu và chương trinh GD THPT .................................................... 32
1.5.2. Nhận thức của giáo viên và các lực lượng tham gia quản lý và GD
SKSS VTN cho HS THPT .............................................................................. 33
1.5.3. Văn hóa, thói quen của cộng đồng, gia đình, học sinh ......................... 34
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊNCHO HỌC SINH TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MARIE CURIE QUẬN 3, THÀNH PHỐ

iv


HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 37
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát ................................................................ 37
2.1.1. Mục tiêu khảo sát .................................................................................. 37
2.1.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................ 37
2.1.3. Nội dung khảo sát.................................................................................. 37

2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................... 37
2.1.5. Thời gian và quá trình khảo sát ............................................................. 37
2.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................... 37
2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Quận 3, TPHCM ..................... 37
2.2.2. Khái quát về trường THPT Marie Curie, Quận 3 - TPHCM ................ 38
2.2.3. Các chủ trương, chỉ đạo về hoạt động giáo dục SKSS ở
trường THPT ................................................................................................... 40
2.2.3.1. Các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo ....................... 40
2.2.3.2. Các chủ trương, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ........ 44
2.2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT
Marie Curie, Quận 3, TPHCM ........................................................................ 46
2.2.5. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trường
THPT Marie Curie Quận 3, TPHCM .............................................................. 61
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS
trường THPT Marie Curie Quận 3, TPHCM .................................................. 67
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 67
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 67
2.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊNCHO HỌC SINH

TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MARIE CURIE QUẬN 3 , THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 72
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................ 72

v



3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống .......................................................................... 72
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................... 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp của các lực lượng giáo dục ............. 73
3.1.4. Nguyên tắc tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh
THPT ............................................................................................................... 74
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trường
THPTMarie Curie Quận 3, TPHCM ............................................................... 74
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên và học sinh về giáo dục SKSS VTN cho HS THPT ................. 74
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục SKSS
VTN ................................................................................................................. 76
3.2.3. Biện pháp 3: Tích hợp nội dung GD SKSS vào các môn học và các
hoạt động phù hợp ........................................................................................... 79
3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa các phương thức tổ chức giáo dục SKSS
VTN trong nhà trường..................................................................................... 81
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới quản lý các điều kiện tổ chức GD SKSS VTN
trong nhà trường .............................................................................................. 83
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá ....................... 88
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................. 90
3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp....................... 91
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 94
1. Kết luận ....................................................................................................... 94
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 96
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .............................................................. 96
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo .............................................................. 96
2.3. Đối với trường THPT Marie Curie, quận 3, Tp.HCM ............................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1:

Thống kê sĩ số học sinh năm học 2014-2015 ......................... 39

Bảng 2. 2:

Nhận thức của học sinh về tình bạn ........................................ 46

Bảng 2. 3:

Những điều tình bạn khác giới nên tránh ............................... 47

Bảng 2. 4:

Nhận thức của học sinh về tình yêu ........................................ 48

Bảng 2. 5:

Nhận thức của học sinh về tình dục ........................................ 50

Bảng 2. 6:

Nhận thức của học sinh về Quan hệ tình dục trước hôn nhân 51

Bảng 2. 7:


Nhận thức của học sinh về các biện pháp tránh thai .............. 54

Bảng 2. 8:

Nhận thức của học sinh về việc nạo phá thai ở tuổi vị thành
niên.......................................................................................... 55

Bảng 2. 9:

Nhận thức của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình
dục ........................................................................................... 56

Bảng 2. 10:

Nhận thức của học sinh về nguyên nhân căn bệnh HIV/AIDS
................................................................................................. 57

Bảng 2. 11:

Nhận thức của học sinh về cách thức phòng lây nhiễm
HIV/AIDS ............................................................................... 57

Bảng 2. 12:

Nhận thức của học sinh về sự cần thiết của vấn đề GD SKSS
VTN cho HS THPT ................................................................ 58

Bảng 2. 13:


Học sinh được thông tin về sức khỏe sinh sản VTN thông qua
................................................................................................. 59

Bảng 2. 14:

Nhận thức của học sinh về các hình thức GD SKSS VTN cho
học sinh ................................................................................... 60

Bảng 2. 15:

Nhận thức của học sinh về mức độ hiệu quả của hoạt động giáo
dục SKSS VTN cho học sinh.................................................. 61

Bảng 2. 16:

Nhận thức của cán bộ, giáo viên về mức độ ảnh hưởng của
công tác quản lý đến hiệu quả GD SKSS VTN trong nhà
trường THPT ........................................................................... 62

vii


Bảng 2. 17:

Thực trạng về việc xây dựng kế hoạch công tác GD SKSS
VTN ........................................................................................ 63

Bảng 2. 18:

Nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác phối hợp GD

SKSS VTN .............................................................................. 65

Bảng 2. 19:

Nhận thức của Cán bộ - Giáo viên về mức độ hiệu quả của hoạt
động giáo dục SKSS VTN cho học sinh................................. 67

Bảng 3. 1:

Nhận thức của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng và tính khả
thi của các biện pháp GD SKSS VTN trong trường THPT. ... 92

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Triển khai kế hoạch................................................................. 63
Biểu đồ 2. 2: Họp cán bộ, giáo viên bằng văn bản và hướng dẫn ................ 64
Biểu đồ 2. 3:

trung nghe .............................................................................. 64

Biểu đồ 2. 4: Kết hợp các hình thức phổ biến .............................................. 64
Biểu đồ 2. 5: Nhận thức của Cán bộ - Giáo viên về công tác chỉ đạo
GDSKSSVTN ......................................................................... 65
Biểu đồ 2. 6: Nhận thức của cán bộ, giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá
................................................................................................. 66
Sơ đồ 1. 1:

Sơ đồ Các chức năng quản lý ................................................. 13


ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con người là một trong những vấn đề được xã hội coi trọng và
quan tâm ở mọi thời đại. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước ta,
việc coi trọng chất lượng cuộc sống của con người ở Viêt Nam đã và đang trở
thành mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong quá
trình hội nhập quốc tế, nền văn hoá của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
thế ấy và tác động nhiều mặt tới sự phát triển của con người nói chung và học
sinh nói riêng. Bên cạnh những mặt tích cực của sự du nhập của văn hoá
phương Tây cũng có những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ có ảnh hưởng đến
HS THPT, lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất cũng như về giới
tính. Vì vậy, bên cạnh sứ mạng cung cấp tri thức, vấn đề giáo dục SKSS VTN
cho HS cũng được ngành giáo dục quan tâm.
Theo thống kê mới nhất của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, hiện
nay tại Việt Nam trong tổng số 90 triệu dân có hơn 27 triệu vị thành niên,
chiếm khoảng 31% cơ cấu dân số (12/2012). Vị thành niên là độ tuổi chuyển
tiếp giữa tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ
về thể chất và trí tuệ, là giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong việc định hình
nhân cách con người. Trẻ vị thành niên thoát dần từ phạm vi gia đình để hoà
nhập vào tập thể và hoạt động của những người cùng trang lứa. Với đặc điểm
về giới tính, trẻ vị thành niên rất cần sự chăm sóc giúp đỡ và tạo điều kiện để
rèn luyện của toàn xã hội.
Trong những năm qua, thanh thiếu niên nhận được nhiều sự quan tâm
đặc biệt trong xã hội. Chúng ta đã chứng kiến nhiều hoạt động của toàn xã hội
nhằm tác động đến lứa tuổi này như: Các chương trình, hội thảo về học tập,
giáo dục kỹ năng sống, giáo dục sức khoẻ sinh sản… Tuy nhiên sự tác động

của những hoạt động nêu trên vẫn chưa đạt được hiệu quả sâu sắc và hệ
thống. Công tác tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ sinh sản vị thành niên tuy
1


đã có nhiều cố gắng nhưng rõ ràng chưa được tổ chức tốt trên các phương tiện
thông tin đại chúng và trong hoạt động của các đoàn thể quần chúng, đặc biệt
trong nhà trường. Thanh thiếu niên Việt nam đang phải đối mặt với nhiều
thách thức: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây lan qua đường tình dục,
nhiễm HIV… Chính vì vậy, các em cần được quan tâm và giáo dục sức khoẻ
sinh sản ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tạo nền tảng vững chắc
về mọi mặt để các em có đủ hành trang bước vào cuộc sống tương lai.
Nhận thấy được nhu cầu cần thiết và cấp bách vấn đề giáo dục giới tính
và sức khoẻ sinh sản cho học sinh, trong suốt hơn 8 năm qua, trường THPT
Marie Curie đã mở và duy trì phòng tư vấn tâm lý ngay trong khuôn viên nhà
trường, là nơi học sinh được thoải mái bộc lộ những tâm tư, những thay đổi
tâm sinh lý, những điều mà học sinh không thể chia sẻ với chính người thân
hay bạn bè. Và qua hơn 8 năm hoạt động, với hàng ngàn ca tư vấn, bên cạnh
những thành tựu không thể phủ nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tồn đọng,
đó là số lượng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn khá cao
và hằng năm số ca có thai ngoài ý muốn vẫn ở mức 5-7 trường hợp.
Với những lý do như trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc
sĩ của mình với tiêu đề : “Quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản vị
thành niên cho học sinh trường THPT Marie Curie, Quận 3, TP.Hồ Chí
Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GD SKSS VTN cho học sinh trong
trường THPT Marie Curie TP. HCM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục SKSS VTN cho học sinh Trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho học sinh trường THPT
Marie Curie, Quận 3, TPHCM
2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào
các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS
THPT và quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS THPT;
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở trường
THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM và phân tích nguyên nhân của thực trạng.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, tác giả đề xuất một
số biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt
động giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Marie Curie, Quận 3,
TPHCM.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục
SKSS VTN cho HS trường THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCMtừ tháng
9/2013 đến tháng 5/2015.
Do mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong
phạm vi là học sinh THPT, nên thay thế đối tượng nghiên cứu (nhóm tuổi từ
15 – 19 tuổi) bằng thuật ngữ VTN.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Nguyên nhân yếu kém của thực trạng giáo dục SKSS là gì? Và cần
những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả của những hoạt
động giáo dục SKSS cho HS trường THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM?
7. Giả thuyết khoa học

- Hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trường THPT Marie Curie,
Quận 3, TPHCM đã và đang được thực hiện nhưng hiệu quả chưa caodo chưa
có những biện pháp quản lý phù hợp.
- Cần có hệ thống biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp với
đặc thù GD SKSS cho VTN thì hoạt động này mới trở nên hữu ích cho HS và
xã hội.
3


8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
SKSS VTN cho HS trường THPT.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho
công tác quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS các trường THPT
trong cả nước.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về
quản lý các hoạt động giáo dục SKSS VTN cho HS trong nhà trường; phân
tích, phân loại, xác định các khái niệm cơ bản; tham khảo các công trình
nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về
vấn đề hoạt động giáo dục SKSS VTN, quản lý hoạt động giáo dục SKSS
VTN. Đối tượng khảo sát sẽ là giáo viên, cán bộ quản lýnhà trường từ bộ môn
đến ban giám hiệu, học sinh.
- Phỏng vấn: Kỹ thuật nghiên cứu này nhằm thu thập những thông tin
sâu về một số vấn đề cốt lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn sẽ hạn chế

hơn và tập trung vào giáo viên, cán bộ quản lý.
- Phương pháp quan sát, lấy ý kiến chuyên gia.
- Nghiên cứu sản phẩm
9.3. Phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu thu được về
thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN của cán bộ quản lý qua các
nguồn số liệu, nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và
giải pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN ở các nhà trường THPT.
4


10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN
cho HS trường THPT
- Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho
HS trường THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM
- Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục SKSS VTN cho
HS trường THPT Marie Curie, Quận 3, TPHCM

5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNHNIÊN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đã được nghiên cứu từ lâu. Tại
phương Đông, cùng với hai nền văn minh rực rỡ của Ấn Độ và Trung Hoa,
hai bộ sách tính dục Kamasutra (khoảng năm 200 đến 300) và Tố nữ kinh
(khoảng hơn 2600 năm trước công nguyên) là những tác phẩm cổ điển đề cập
một cách sâu sắc về nhiều vấn đề tính dục trên bình diện khoa học [11, tr.50].
Tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ XIX, tình dục vẫn là đề tài cấm kỵ. Ngay
ở Anh và Đức, người lớn không nói đến cuộc sống tình dục với trẻ em. Bên
cạnh đó, người ta còn xem xét giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm
của tôn giáo và đạo đức thời đó.
Và chỉ sang đến thế kỷ XX, vấn đề GDGT mới được nhiều nước Châu
Âu quan tâm. Thụy Điển là quốc gia đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Bộ Giáo
dục Thụy Điển đã quyết định thí điểm đưa GDGT vào nhà trường từ năm
1942 và đến năm 1956 chính thức dạy phổ cập trong toàn thể các trường từ
tiểu học đến trung học.
Cũng như Thụy Điển, ở nhiều nước phương Tây và sau đó ở Mỹ, nhu
cầu giáo dục giới tính cũng được chú ý và đề cao. Người ta cho rằng cần phải
tiến hành GDGT trong nhà trường trên cơ sở khoa học và cần GDGT ngay từ
tuổi mẫu giáo [12, tr.20].
Ở các nước phương Đông, GDGT được xem là lãnh vực cấm kỵ, do
ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến và tôn giáo. Trong quan hệ, nam
nữ phải tuân thủ nghiêm ngặt phương châm „„Nam nữ thụ thụ bất thân‟‟. Việc
GDGT hầu như bị né tránh, ít được chú trọng nghiên cứu và tổ chức giáo dục
6


một cách hệ thống.
Bên cạnh đó, GDDS đã được thực hiện ở một số nước trên thế giới, đặc
biệt ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, trước năm 1994, nội dung GDDS
ở các nước đều tập trung vào các vấn đề dân số phát triển (quy mô dân số,di
cư, KHHGĐ…)

Năm 1994, Hội nghị ICPD (International Conference on Population
development) với sự tham gia của 197 quốc gia ở Cairo – Ai Cập, đã đánh
dấu một mốc quan trọng trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia.
Nếu trước đây, GDDS nhấn mạnh đến các nội dung dân số phát triển thì sau
năm 1994, GDDS nhấn mạnh tới các nội dung SKSS VTN như là một ưu tiên.
Cũng trong Hội nghị này, vấn đề GDSKSS và GD SKSS VTN chính
thức được thừa nhận. SKSS được coi là định hướng chỉ đạo của hầu hết các
chương trình DS thế giới. Cũng chính tại Hội nghị này, một khái niệm mới về
GDSKSS bao gồm tất cả các nội dung liên quan đến tình trạng sức khỏe, quá
trình sinh sản và chất lượng cuộc sống.
Sau hội nghị này, nhiều nước trên thế giới cũng lần lượt tổ chức nhiều
hội nghị bàn về SKSS VTN như :
- Hội nghị quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc (1995)
- Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại The Hague, Hà Lan
(1999)
- Hội nghị dân số cấp cao của ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái
BìnhDương (ESCAP) và quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Bangkok,
Thái Lan.
Đặc biệt thông điệp của Tiến sĩ Nafit Sadik – Giám đốc điều hành Quỹ
dân số Liên Hiệp Quốc đã nêu: „„Giới trẻ ngày nay có ý thức về SKSS hơn và
họ biết SKSS rất quan trọng. Họ đều muốn xử sự một cách có trách nhiệm,
muốn bảo vệ sức khỏecủa chính mình và của cả người mình yêu vì họ biết
rằng đây là việc nên làm. Phần lớn trong số họ khát khao tìm hiểu, họ muốn
các thông tin về tình dục và sức khỏe tình dục. Họ muốn biết làm thế nào để
7


bản thân họ và người yêu họ không có thai ngoài ý muốn, tránh được các
bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm HIV/AIDS‟‟.
Nhân dịp ngày dân số thế giới 11/7/1998, UNFPA đã gửi thông điệp tới

các nước trên thế giới : „„Những quan tâm hàng đầu hiện nay được tập trung
vào các vấn đề về SKSS VTN‟‟.
Như vậy, hầu hết các nước trên thế giới đều đã hết sức quan tâm tới vấn
đề SKSS, coi đó là một vấn đề mang tính chiến lược quốc gia.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến phương Đông trước
đây, việc GDGT ở Việt Nam chỉ được truyền miệng, ẩn dụ trong văn học dân
gian như: “Yêu nhau cởi áo cho nhau”, “Cực chi da diết diết da ; áo em hai
vạt trải ra anh nằm” hoặc “Trời mưa gió rét kìn kìn, đắp đôi dải yếm hơn
nghìn chăn bông”....[8,tr.82, 83, 84].
SKSS chỉ được quan tâm ở khía cạnh đạo đức, hầu như mọi người
không dám nghiên cứu, né tránh, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra trong
đời sống xã hội Việt Nam như khi có thai ngoài giá thú, người phụ nữ bị
khinh rẻ, bị cạo đầu bôi vôi, đóng bè thả trôi sông, bị đuổi khỏi làng, tự tử….
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện KHHGĐ, GDDS,
Đảng và nhà nước ta luôn coi GDDS là công tác thuộc chiến lược con người,
đặc biệt chú trọng tới việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vì sự
nghiệp giải phóng phụ nữ.
Nghị định đầu tiên 216/CP của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề SKSS
do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 26/12/1961 (được lấy làm Ngày Dân
số Việt Nam) có nội dung „„Vì sức khỏe người mẹ, vì hạnh phúc và vì sự hòa
thuận của gia đình để cho việc nuôi dạy con cái được tốt. Việc sinh đẻ của
nhân dân được quan tâm, hướng dẫn một cách thích hợp‟‟.
Ngày 24/12/1968, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị 176A với
nội dung chỉ đạo: „„BộGiáo dục, BộĐại học và Trung học chuyên nghiệp,
Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ chức liên quan xây dựng chương trình
8


chính khóa nhằm bồi dưỡng cho HS những kiến thức khoa học về giới tính,

về hôn nhân gia đình, về nuôi dạy con cái‟‟.
Sau khi có Nghị quyết Trung ương IV về chính sách DS – KHHGĐ và
chiến lược DS – KHHGĐ đến năm 2000, với sự tham gia của các ngành, đoàn
thể , công tác DS – KHHGĐ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt được nhiều kết
quả rất đáng khích lệ. Kết quả đó đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều
kiện sức khỏe, trong đó SKSS cho các cặp vợ chồng và tuổi vị thành niên.
Đến năm 1998, được sự tài trợ của QuỹDân số Liên Hiệp Quốc UNFPA,
cùng với sự giúp đỡ của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Viện
Khoa học giáo dục Việt Nam thực hiện đề án VIE/98/P09 với sự tham gia của
nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao. Chương trình thí điểm tập
trung chủ yếu về tâm lý giáo dục và sinh học. Lần đầu tiên trong nhà trường
phổ thông ở nước ta, học sinh được học một cách hệ thống về „„những điều khó
nói‟‟ có liên quan đến đời sống tình dục và mối quan hệ với người khác giới.
Các nội dung SKSS được chính thức lồng ghép vào nội dung một số môn học
từ bậc tiểu học đến trung học và khẳng định rằng trong giai đoạn này trọng tâm
của công tác GDDS phải là GD SKSS cho VTN [19, tr.7, 8].
Tháng 5/1998, Uỷ ban quốc gia DS/KHHGĐ đã thông qua Dự án
“Tăng cường giáo dục dân số cho học sinh độ tuổi trung học, từ 12 đến 18
tuổi”. Dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho học sinh về giới tính,
đời sống gia đình, SKSS, môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội và nâng
cao chất lượng dân số. Từ đó giúp cho học sinh có thái độ đúng, có lối sống
lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách, thực hiện tốt những quy định
của nhà nước về DS/KHHGĐ.
Ngày 28/11/2000 , Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc
gia về chăm sóc SKSS” giai đoạn 2001 – 2010 tại quyết định số
136/2000/QĐ-TTg. Chiến lược nêu rõ quan điểm : bảo đảm sự công bằng,
làm cho mọi người đều được tiếp cận với các thông tin và dịch vụ chăm sóc
SKSS ; Công tác chăm sóc SKSS cho đối tượng thanh niên được quy định rõ
9



tại Mục tiêu 6 của chiến lược: cải thiện tình hình SKSS, sức khỏe tình dục
VTN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS
phù hợp với lứa tuổi”. Ngoài ra, Chiến lược còn yêu cầu: "Mở rộng nội dung
và thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục DS, SKSS/KHHGĐ, giới và giới
tính trong và ngoài nhà trường ở mọi cấp học và ngành học của hệ thống giáo
dục quốc dân với những hình thức thích hợp theo hướng cung cấp kiến thức,
tạo nhận thức và hành vi đúng đắn, xây dựng kỹ năng sống phù hợp về DS và
phát triển bền vững,SKSS/KHHGĐ, giới và giới tính. Khuyến khích các hình
thức giáo dục đồng đẳng và mở rộng các hình thức tư vấn về các vấn đề trên
phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tuổi".
Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số tại Điều 29
đã giao trách nhiệm: "Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng
chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá
gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, sức
khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, SKSS, KHHGĐ, bình đẳng giới
phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học."
Năm 2004, Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án “Mô hình
cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho VTN và thanh niên” tại 10
tỉnh thành phố và mở rộng ra 28 tỉnh thành trong cả nước vào năm 2006.
Mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về SKSS/KHHGĐ, bao
gồm các vấn đề liên quan về giới, giới tính, tình dục an toàn, bệnh lây truyền
qua đường tình dục, HIV/AIDS góp phần làm giảm các hành vi gây tác hại
đến SKSSVTN [19, tr.9].
Tiếp sau đó, “Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam ” giai đoạn 2011 –
2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2013/QĐ-TTg
ngày 14/11/2011, trong đó công tác chăm sóc SKSS cho đối tượng thanh niên

10


được quy định rõ tại mục tiêu 8 “Cải thiện SKSS của thanh niên và người
chưa thành niên », với các chỉ tiêu cụ thể: tăng số điểm cung cấp dịch vụ
chăm sóc SKSS thân thiện cho VTN và thanh niên, giảm tỷ lệ phá thai và tỷ lệ
có thai ngoài ý muốn ở vị thành niên và thanh niên”.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác (Luận văn thạc sĩ,
luận văn tiến sĩ) ít nhiều đề cập đến việc GD SKSS VTN và quản lý GD
SKSS VTN trong trường trung học như:
-

Trần Mai Hương (2003), Một số biện pháp quản lý GD SKSS VTN

cho HS THPT tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
-

Nguyễn Ngọc Thái (2006), Quản lý GD SKSS VTN thông qua mô

hình giáo dục đồng đẳng tại tỉnh Quảng Nam.
-

Trần Thị Lan Dung (2008), Các biện pháp quản lý GD SKSS VTN

thông qua hoạt động ngoại khóa cho HS các trường THPT thành phố Nam Định.
-

Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), Giáo dục SKSS VTN cho HS

lớp 9 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

-

Phan Hữu Dũng (2014), Quản lý công tác GD SKSS cho HS trung

học cơ sở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Các công trình trên khai thác vấn đề quản lý GD SKSS VTN ở các
trường trung học trong cả nước dưới góc độ quản lý, thông qua thực trạng tìm
hiểu nhận thức của HS và đề xuất một số biện pháp GD SKSS VTN hoặc
quản lý GD SKSS VTN cho HS các trường trung học. Tuy vậy, với đặc thù
của một trường THPT ở thành phố kinh tế năng động của cả nước, thường
xuyên giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới, vì thế tác giả đã chọn đề tài
nghiên cứu “Quản lý giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh
trường THPT Marie Curie, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, Quản lý nhà trường
1.2.1.1. Quản lý
Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt động quản lý là các tác
11


động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến
khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện nay, hoạt động quản lý
thường được định nghĩa rõ hơn: quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ
chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [15, tr.9].
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản quản lý
Hoạt động quản lý có những chức năng đặc biệt. Henri Fayol là người
đầu tiên đã phân biệt được các chức năng của quản lý. Xuất phát từ các loại
hình “Hoạt động quản lý”, ông đã phân biệt chúng thành 5 chức năng cơ bản:

Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra mà sau này chúng được
kết hợp thành 4 chức năng cơ bản là: Kế hoạch hóa (Planning), tổ chức
(Organizing), lãnh đạo – chỉ đạo (Leading) và kiểm tra (Controlling).
Bốn chức năng cơ bản của quản lý đã được lý luận khái quát hóa gồm:


Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa trong hoạt động quản lý có nghĩa là xác

định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định rõ
các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.


Tổ chức: Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình

thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm
cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của
tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều
phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này
sao cho có hiệu quả và có kết quả.


Lãnh đạo (chỉ đạo): Là quá trình tác động của chủ thể quản lý, sau

khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã
được tuyển dụng. Chỉ đạo là quá trình liên kết, tập hợp giữa các thành viên
trong tổ chức, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt
được mục tiêu của tổ chức.
12





Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá

nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động
và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả
hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì
phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn.
Bốn chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn đan xen,
phối hợp, bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình của quản lý [15, tr.13].

KẾ HOẠCH

Kiểm tra

Thông tin

Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ Các chức năng quản lý
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: „„Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là
quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ
trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt đến mục tiêu giáo dục đã xác
định‟‟[22, tr.61].
Trong thực tế, Quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ
chức của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tới các thành tố của quá trình

dạy học – giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới
mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.
Nói tóm lại, theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, quan niệm về quản lý
giáo dục có thể có những cách diễn đạt khác nhau, song trong mỗi định nghĩa
đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý
giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, ngoài ra còn phải kể tới cách thức
13


(phương pháp quản lý giáo dục) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật) quản lý giáo dục [16, tr.15].
1.2.2. Quản lý hoạt động giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
1.2.2.1. Vị thành niên
Thuật ngữ „‟Adolescent‟‟ được đưa vào năm 1904 theo đề xuất của nhà
tâm lý học G.Stanlay Hal, dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang
lớn hoặc tuổi đang trưởng thành. Theo Đại từ điển Tiếng Việt (NXB Đại học
Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, (2011) thì “VTN là những người chưa đủ tuổi để
được pháp luật công nhận là công dân”. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO),
VTN là những người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi.
VTN (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em đang ở giai đoạn
chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Đây
là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi
con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao
gồm: sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các
quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối
nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
Tuổi VTN còn được chia ra 3 nhóm:
+ Nhóm VTN sớm (10 - 13 tuổi)
+ Nhóm VTN giữa (14 - 16 tuổi)
+ Nhóm VTN muộn (17 - 19 tuổi)

Ở mỗi nước khác nhau, căn cứ vào những điều kiện của mình mà trong
luật hôn nhân và gia đình quy định và chia tuổi VTN cũng khác nhau ở mỗi
nước. Trong các văn bản hiện hành của Nhà nước ta như Bộ luật Dân sự, Bộ
luật Hình sự, Bộ luật Lao động có dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và
có quy định rõ hơn về độ tuổi và mức độ mà người chưa thành niên phải chịu
trách nhiệm đối với từng hành động của mình. Theo quy định của điều 68, Bộ
luật hình sự, tuổi chưa thành niên (VTN) là từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ và KHHGĐ thuộc Bộ Y tế thì tuổi
14


×