Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,phát triển, năng suất và chất lượng một số giống dưa chuột trồng theo tiêu chuẩn vietgap tại huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

TRỊNH MINH HIỆU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ
GIỐNG DƢA CHUỘT TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI HUYỆN QUẢNG XƢƠNG,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NƠNG NGHIỆP

THANH HĨA, NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

TRỊNH MINH HIỆU

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ
GIỐNG DƢA CHUỘT TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TẠI HUYỆN QUẢNG XƢƠNG,
TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 8620110

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hữu Cần

THANH HÓA, NĂM 2021
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận, luận
văn, luận án và các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố.
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2021
Tác giả

Trịnh Minh Hiệu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè,
người thân và các cơ quan đơn vị.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê
Hữu Cần đã luôn tận tình dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ về mọi mặt và cung cấp cho tơi những tài liệu, những kiến thức
bổ ích trong suốt q trình thực hiện Đề tài và hồn thiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các tập thể và cá nhân sau:
Ban giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức; các thầy, cơ giáo, các
phịng, ban chuyên môn và đặc biệt là các thầy cô Khoa Nông - Lâm - Ngư

nghiệp - Trường Đại học Hồng Đức.
Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Quảng Xương
Do những hạn chế về thời gian, về kinh nghiệm và hiểu biết của bản
thân, chắc chắn bản Luận văn khơng thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong
tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, sự góp ý bổ sung của thầy giáo hướng dẫn, các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, tháng 5năm 2021
Tác giả

Trịnh Minh Hiệu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI ........................................................................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................. 3
1.1.1. Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP................................... 3
1.1.2. Nguồn gốc cây dưa chuột ............................................................... 4

1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột ...................................... 6
1.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây dưa chuột ............................... 10
1.1.5. Tình hình nghiên cứu về sản xuất hạt dưa chuột lai F1................ 11
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................. 17
1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến sự sinh trưởng phát triển
của cây dưa chuột ................................................................................... 17
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa chuột ....................................... 17
1.2.3. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón đến cây dưa
chuột ....................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
iii


CỨU .......................................................................................................................25
2.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 25
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 26
2.2.1 Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa
chuột thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2021 .................................................. 26
2.2.2 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của một số giống dưa chuột thí
nghiệm ở vụ Xuân năm 2021; ................................................................ 26
2.2.3 Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số
giống dưa chuột thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2021; ................................ 26
2.2.4 Đánh giá chất lượng quả của các giống dưa chuột thí nghiệm ở vụ
Xuân năm 2021; ..................................................................................... 26
2.2.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống dưa chuột thí nghiệm ở vụ
Xuân năm 2021; ..................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 26
2.3.1. Thời gian, địa điểm....................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 27
2.3.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............... 29

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 39
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................40
3.1. Tình hình sinh trưởng phát triển của các giống dưa chuột ở giai đoạn
vườn ươm trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương .......... 40
3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ở giai đoạn vườn ươm........ 40
3.1.2. Chiều cao cây của các giống dưa chuột ở giai đoạn vườn ươm vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ......... 41
3.2. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột thí nghiệm
vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ......... 42
3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột thí
iv


nghiệm vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng
Xương ..................................................................................................... 42
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa
chuột thí nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện
Quảng Xương ......................................................................................... 44
3.2.3. Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa chuột thí nghiệm
ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương . 48
3.3. Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa chuột thí nghiệm ở vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ......... 51
3.4. Đặc điểm hình thái thân, lá của các giống dưa chuột thí nghiệm vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ......... 52
3.4.1. Đặc điểm hình thái lá................................................................... 52
3.4.2. Đặc điểm hình thái thân cây dưa chuột ........................................ 53
3.5. Tình hình ra hoa đậu quả của các giống dưa chuột thí nghiệm ở vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ......... 54
3.6. Tình hình sâu bệnh hại của các giống dưa chuột thí nghiệm vụ Xuân
2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ................... 55

3.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa
chuột thí nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại
huyện Quảng Xương ............................................................................. 56
3.7.1. Số quả, khối lượng quả trên cây .................................................. 56
3.7.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu .................................... 57
3.8. Hình thái, kích thước và chất lượng quả của các giống dưa chuột
thí nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện
Quảng Xương ......................................................................................... 58
3.8.1. Đặc điểm hình thái và cấu trúc quả dưa chuột ............................. 58
3.8.2. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống dưa chuột thí nghiệm
v


ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương . 60
3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống dưa chuột thí nghiệm vụ Xuân
2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ................... 61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................63
1. Kết luận .............................................................................................. 63
2. Đề nghị ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................65
PHỤ LỤC ............................................................................................................. P1

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa

Từ viết tắt
BVTV


Bảo vệ thực vật

ATTP

An toàn thực phẩm

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa chuột quả tươi ............ 10

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................... 27

Bảng 2.2:

Bảng chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng cây vườn ươm ..................... 30

Bảng 2.3:

Bảng chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng cây dưa chuột từ khi trồng .. 31

Bảng 2.4:

Bảng chỉ tiêu theo dõi mức độ sâu bệnh hại cây dưa chuột ....... 32


Bảng 2.5:

Các chỉ tiêu về quả của các giống dưa chuột ............................. 37

Bảng 3.1:

Thời gian sinh trưởng của các giống giai đoạn vườn ươm vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng
Xương ......................................................................................... 40

Bảng 3.2:

Chiều cao cây của các giống dưa chuột thí nghiệm ở giai
đoạn vườm ươm vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP,
tại huyện Quảng Xương ............................................................. 41

Bảng 3.3:

Các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột vụ Xuân
2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ....... 44

Bảng 3.4:

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống
dưa thí nghiệm vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại
huyện Quảng Xương .................................................................. 45

Bảng 3.5:


Động thái ra lá trên thân chính của các giống dưa chuột thí
nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại
huyện Quảng Xương .................................................................. 49

Bảng 3.6:

Đặc điểm sinh trưởng của các giống dưa chuột vụ Xuân 2021
trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ................ 52

Bảng 3.7:

Đặc điểm hình thái lá của các giống dưa chuột thí nghiệm vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng
Xương ......................................................................................... 53
viii


Bảng 3.8:

Tình hình ra hoa đậu quả các giống dưa chuột thí nghiệm vụ
Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng
Xương ......................................................................................... 54

Bảng 3.9:

Tình hình sâu bệnh trên các giống dưa thí nghiệm vụ Xuân
2021 trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ....... 56

Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
dưa chuột thí nghiệm vụ Xuân 2021 trồng theo hướng

VietGAP, tại huyện Quảng Xương ............................................ 57
Bảng 3.11: Hình thái, kích thước và chất lượng quả các giống dưa thí
chuột nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại
huyện Quảng Xương .................................................................. 59
Bảng 3.12: Một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống dưa chuột thí
nghiệm ở vụ Xuân 2021 trồng theo hướng VietGAP, tại
huyện Quảng Xương .................................................................. 60
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các giống dưa chuột vụ Xuân 2021
trồng theo hướng VietGAP, tại huyện Quảng Xương ................ 61

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là cây rau ăn quả có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao so với các loại rau ăn quả khác. Sản phẩm dưa
chuột ngoài ăn tươi như một loại rau xanh còn được chế biến phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dưa chuột là loại cây trồng có tiềm năng
kinh tế lớn (Priyanka & cs., 2016). Bên cạnh giá trị kinh tế, dưa chuột cịn là
loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Quả dưa chuột là nguồn cung cấp các
loại vitamin (A, C, K, E); khoảng chất (magie, mangan, kali, photpho, canxi và
kẽm) và một sắc tố hữu cơ (Carotene-B, Xanthein-B; Andlutein) cung cấp cho
cơ thể con người (Vimala & cs. 1999). Chính vì vậy, dưa chuột là cây được
trồng phổ biến trên thế giới (Tatlioglu, 1993) và xếp thứ 4 trong các loại rau có
giá trị kinh tế ở Châu Á sau cả chua, bắp cải và hành tây (Nwofia & es, 2015).
Ở Việt Nam dưa chuột được trồng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Xu hướng hiện nay
cây dưa chuột được trồng ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất trong nhà
kính, nhà lưới tạo ra sản phẩm dưa chuột sạch có chứng nhận VietGAP,

GlobalGAP.
Trong sản xuất nơng nghiệp, giống đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng. Đối với cây dưa chuột cũng không phải ngoại lệ. Giống tốt góp phần
nâng cao sản lượng và chất lượng cây trồng, giảm chi phí sản xuất từ đó nâng
cao hiệu quả kinh tế, việc chọn giống tốt không chỉ gia tăng năng suất, hạn
chế sâu bệnh mà cịn góp phần thâm canh tăng vụ. Hiện nay trên thị trường có
rất nhiều giống dưa chuột. Các giống dưa chuột F1 khá phong phú trên thị
trường và phần lớn các giống này có nguồn gốc từ nước ngồi. Tuy nhiên,
người sản xuất chưa nắm rõ đặc điểm sinh trưởng cũng như khả năng thích
nghi của giống.
Quảng Xương là một huyện đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hố; có
điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với trồng cây dưa chuột. Bên cạnh đó
với vị trí địa lý ở cạnh Thành phố Thanh Hoá và Thị xã Nghi Sơn là 2 nơi có
1


khả năng tiêu thụ lớn đối với dưa chuột. Tuy nhiên tại Quảng Xương các mơ
hình trồng dưa chuột chưa được phát triển.
Để có khuyến cáo mang tính khoa học và thực tiễn cho người sản xuất
về bộ giống dưa chuột tốt mang lại hiệu quả cao, an toàn trong sản xuất, góp
phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển nền nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố, bền vững, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng một số giống dưa
chuột trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa”.
2. Mục đích, u cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định được giống dưa chuột triển vọng cho năng suất, chất lượng và
hiệu quả trồng trọt cao trồng theo hướng VietGAP tại huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Yêu cầu cần đạt
Đánh giá được một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả
năng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của một số giống dưa
chuột trên cơ sở đó lựa chọn được giống triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc
điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế của một số giống dưa chuột làm cơ sở cho việc lựa chọn giống tốt và
bố trí cơ cấu giống hợp lý.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả thu được từ đề tài sẽ được áp dụng khuyến cáo ngoài
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng trọt và cung cấp sản
phẩm dưa chuột đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm của người tiêu dùng.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices
có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí
được quy định.
i) Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất;
ii) An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo khơng có hóa chất
nhiễm khuẩn hoặc ơ nhiễm vật lý khi thu hoạch;
iii) Mơi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức
lao động của nông dân;

iv) Truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định
được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể nguyên tắc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn GAP:
Chọn đất: Đất để trồng rau phải là đất cao, thốt nước tốt, thích hợp với
quá trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt
nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30cm. Vùng trồng rau
phải cách ly với khu vực có chất thải cơng nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất
2km, với chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một
lượng nhỏ kim loại nhưng khơng được tồn dư hố chất độc hại.
Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước
có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng
cần dùng nước sơng, ao, hồ khơng bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha
các loại phân bón lá, thuốc BVTV.... Đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu
có thể sử dụng nước từ mương, sông, hồ để tưới rãnh.

3


Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khoẻ mạnh,
khơng có mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Trước khi
gieo trồng hạt giống phải được xử lý hố chất hoặc nhiệt.
Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung
bình để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300kg lân hữu cơ vi sinh cho
1ha. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây
bệnh, tránh nóng cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và
các nhóm vi sinh vật.
Bảo vệ thực vật: Khơng sử dụng thuốc hố học BVTV thuộc nhóm độc
I và II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn các loại
thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc
hố học trước khi thu hoạch ít nhất 7 đến 14 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế

phẩm sinh học như Bt, hạt củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên
địch để phòng bệnh. Áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng
hợp IPM như: luân canh cây trồng hợp lý, sử dụng giống tốt khơng bệnh,
chăm sóc cây theo u cầu sinh lý...
Thu hoạch, đóng gói: Rau, quả được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ
các lá già, héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau, quả được rửa kỹ bằng nước sạch, để
ráo cho vào bao, túi sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên
bao bì phải có phiếu bảo hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo
quyền lợi cho người tiêu dùng. Rau, quả trồng VietGAP được lựa chọn nhiều
bởi đảm bảo an toàn cho cả người trồng và người sử dụng vì ít sử dụng các
loại thuốc bảo vệ thực vật và các loại thuốc tăng trưởng [3].
1.1.2. Nguồn gốc cây dưa chuột
Cây dưa chuột được biết đến trong kinh thánh Ấn Độ cách đây 3.000
năm, sau đó được đưa đến Italia, Hy Lạp và sau đó chúng được đưa đến
Trung Quốc. Ở Trung Quốc dưa chuột đã được trồng rất sớm, có thể trước
cơng nguyên. Các giống dưa chuột địa phương của Trung Quốc có nhiều tính

4


trạng lặn như quả dài, hình thành quả khơng cần qua thụ phấn (dạng
parthenocarpy), quả không chứa chất gây đắng (cucurbitaxin), gai quả màu
trắng. Trung Quốc là Trung tâm khởi nguyên thứ hai của cây dưa chuột.
Nhiều tài liệu cổ của Trung Quốc cho rằng dưa chuột được trồng tại đây từ
khoảng 100 năm trước Công nguyên chứng minh rằng, dưa chuột ở Nhật Bản
và Trung Quốc có cùng nguồn gốc. Điều này cũng phù hợp với ý kiến của
một số nhà khoa học khác cho rằng dưa chuột được chuyển từ Trung Quốc
sang Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 923 - 930.
Trong thời kỳ La Mã dưa chuột được phát triển theo phương pháp trồng
dưới mái che, đến thế kỷ 13 dưa chuột được đưa đến nước Anh, Columbus đã

gieo trồng dưa chuột ở Haiti trong chuyến du lịch đường biển lần thứ 2 của
ông. Từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã phát hiện ra cây dưa chuột ở các
thuộc địa bị họ thống trị.
Cho đến nay, dưa chuột đã được gieo trồng rộng khắp trên thế giới,
trong đó dưa chuột trồng trong nhà lưới phát triển mạnh ở những vùng có khí
hậu khắc nghiệt và gần thành phố.
Việc phát hiện ra các dạng cây dưa chuột dại, quả rất nhỏ, mọc tự nhiên
ở các vùng Đồng bằng Bắc Bộ và các dạng quả to, gai trắng, mọc tự nhiên ở
các vùng núi cao phía Bắc Việt Nam cho thấy có thể khu vực miền núi phía
Bắc Việt Nam giáp Lào được coi là nơi phát sinh cây dưa chuột. Ở đây đang
còn tồn tại các dạng hoang dại của cây này [12].
Ở nước ta, dưa chuột được trồng từ bao giờ cho đến nay vẫn chưa được
rõ. Tài liệu sớm hơn cả có nhắc đến dưa chuột là sách “Nam phương thảo
mộc trạng” của Kế Hàm có từ năm Thái Khang thứ 6 giới thiệu “… cây dưa
leo hoa vàng, quả dài cỡ gang tay, ăn mát vào mùa hè”. Mô tả kỹ hơn cả là
cuốn “ Phủ biên tạp lục” (năm 1775) Lê Quý Đôn đã ghi rõ tên dưa chuột và
vùng trồng là Đàng Trong (từ Quảng Bình đến Hà Tiên) và Bắc Bộ [7].
Qua việc phân tích bào tử phấn hoa ở di chỉ tràng kênh từ thời Hùng
Vương, ngoài lúa nước, còn phát hiện thấy phấn hoa dưa chuột [15].

5


1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột
- Rễ: cũng như các cây trong họ bầu bí, dưa chuột thích hớp đối với các
chân đất tơi xốp giàu dinh dưỡng và có thành phân cơ giới nhẹ, rễ cọc của dưa
chuột phát triển mạnh có thể ăn sâu trong đất tới 1 m, các rễ phụ có thể vươn
rộng tới 60 - 90 cm, tùy thuộc vào giống, chất đất, độ ẩm đất... (chủ yếu là các
giống dưa chuột dạng bán hoang dại. Các giống dưa chuột sử dụng trong
trồng trọt có bộ rễ phát triển yếu hơn, ăn nông hơn thường phát triển trong

phạm vi 10-25 cm trên các chân đất có thành phần cơ giới trung bình. Hệ rễ
chiếm 1,5% tồn bộ khối lượng cây [25]. Sau mọc 5 - 6 ngày rễ phụ phát
triển, thời kỳ cây con rễ sinh trưởng yếu. Mức độ phát triển của bộ rễ ban đầu
là tiền đề cho năng suất sau này [4]. So với các cây trong họ, hệ rễ của dưa
chuột yếu hơn so với hệ rễ cây bí ngơ, dưa hấu và dưa thơm. Điều này có thể
lý giải từ nguồn gốc phát sinh của lồi C. sativus. Quá trình hình thành và tồn
tại hàng ngàn năm tại các vùng rừng nhiệt đới ẩm với lượng dinh dưỡng tần
đất mặt dồi dào đã làm hệ rễ thích ứng và phát triển yếu [12]. Do hệ rễ phát
triển nông nên dưa chuột rất kém chịu úng, không chịu hạn và ưa tưới ẩm. Ở
thời kỳ cây con khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận kém, khi gặp hạn
hoặc úng, hoặc nồng độ dinh dưỡng quá cao, hệ rễ bị khô đen và thối. Tuy
nhiên, các giống ưu thế lai có bộ rễ phát triển mạnh hơn do vậy sức sinh
trưởng của cây khoẻ và khả năng cho thu hoạch cao hơn.
- Thân: thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, mềm, leo, bò, thân mảnh
và nhỏ. Thân có 4-5 cạnh, có lơng cứng, thân cây được phân thành nhiều đốt
và rỗng ở giữa. Chiều cao thân, đường kính thân phụ thuộc chủ yếu vào
giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Độ dài thân chính trung
bình 2-3m, tuy nhiên thân chính của dưa chuột cũng có thể phát triển trên 5m,
đặc biệt là các giống trồng trong nhà kính. Đường kính thân là một chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, đường kính thân quá
lớn hoặc quá nhỏ đều khơng có lợi. Đối với những giống trung bình và giống
muộn đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt. Thân chính có khả năng
6


phân cành cấp 1 và cành cấp 2 (có thể từ 3 - 8 cành tuỳ giống và điều kiện canh
tác...), quả ra chủ yếu trên thân chính [4]. Do thuộc loại thân bò leo nên cần phải
làm giàn để nâng đỡ thân, lá và quả làm tăng năng suất và chất lượng quả. Căn
cứ vào đặc điểm sinh trưởng, dưa chuột có có dạng hình sinh trưởng như: sinh
trưởng vô hạn, sinh trưởng bán hữu hạn, sinh trưởng hữu hạn và dạng bụi gọn

[1], [10].
- Lá: lá dưa chuột gồm có 2 lá mầm và lá thật, 2 lá mầm mọc đối xứng
qua trục thân. Lá mầm hình trứng và là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự
đốn tình hình sinh trưởng của cây. Lá thật mọc xen kẽ, đơn lẻ hình tim có 5
cánh, chia thuỳ nhọn hoặc có dạng chân vịt; có dạng lá trịn, trên lá có lơng
cứng, ngắn, màu sắc lá thay đổi từ xanh vàng tới xanh thẫm, độ dày mỏng của
lông trên lá và kích thước lá thay đổi tuỳ giống, tuỳ giai đoạn sinh trưởng,
điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Trung bình kích thước lá 7-20 x 715 cm, cuống lá dài 5-20 cm, phiến lá chia thành 5-7 thùy, có răng cưa [7].
- Tua cuốn: tua cuốn của dưa chuột mọc đơn lẻ tại các nách lá, chúng
không phân nhánh. Đặc điểm của tua cuốn là cuộn lại để giúp cho cây leo lên
giàn và giữ cây khơng bị đổ. Đối với họ bầu bí, tua cuốn cịn được giải thích
như giống như các chồi non [31]. Ngồi chức năng giữ cho cây đứng vững
trong q trình sinh trưởng, phát triển, bộ phận này còn như một đặc điểm tín
hiệu để chọn giống có quả khơng đắng chứa gen bt - bitter free, có thể xác
định ngay ở giai đoạn cây con [34].
- Hoa: Dưa chuột là cây giao phấn, hoa dưa chuột cũng như hoa của
các cây khác trong họ bầu bí thường to và có màu sắc rực rỡ để hấp dẫn côn
trùng đến thụ phấn. Hoa mọc thành chùm hoặc mọc đơn ở nách lá. Hoa dưa
chuột có 4- 5 đài, 4- 5 tràng hoa, đường kính 2 - 3 cm, màu sắc hoa tùy giống
nhưng thường gặp là màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm (3-7 hoa/chùm),
thường ra sớm và nhỏ hơn hoa cái. Hoa đực dài 0,5 - 2 cm, có 4 - 5 nhị đực
hợp thành. Hoa cái bầu hạ, cuống hoa ngắn, mập, dài 3-5mm, bầu quả dài 2-5

7


cm, bầu nhụy có 3 - 4 nỗn, núm nhuỵ phân nhánh hoặc hợp. Hoa lưỡng tính
có cả nhị và nhụy [13].
Dưa chuột rất đa dạng trong biểu hiện giới tính.
1) Dạng đơn tính cùng gốc (Monoecious): có cả hoa đực và hoa cái trên

cùng cây;
2) Dạng cây đơn tính cái (gynoecious): chỉ có hoa cái trên cây;
3) Dạng cây lưỡng tính (Hermaphroditus): chỉ có hoa lưỡng tính trên cây;
4) Dạng lưỡng tính đực (andromonoecious): cả hoa đực và hoa lưỡng
tính trên cây;
5) Dạng lưỡng tính cái (gynomonoeciuos): có hoa cái và hoa lưỡng tính
trên cây;
6) Dạng cây đơn tính đực (Androecious): chỉ có hoa đực là trên cây;
7) Dạng cây tam tính (Trimonoecious): có cả hoa đực, hoa cái và hoa
lưỡng tính trên cây;
Đối với dưa chuột, dạng hoa đơn tính cùng gốc vẫn chiếm đa số. Tuy
nhiên, các giống trồng trong nhà kính hiện nay thường là gynoecious (đơn
tính cái). Dạng hoa lưỡng tính ít gặp ở dưa chuột.
Cây đơn tính cùng gốc thường phát triển qua 3 giai đoạn thể hiện giới tính:
l) Giai đoạn đầu chỉ có hoa đực;
2) Giai đoạn phát triển song song cả hai loại hoa- đây là giai đoạn dài nhất;
3) Giai đoạn cuối rất ngắn là giai đoạn hấu như chỉ có hoa cái.
Ngồi ra, dưa chuột là cây giao phấn, hoa được thụ phấn nhờ côn trùng,
chủ yếu là nhờ ong mật. Tuy nhiên, ở dưa chuột còn gặp dạng Parthenocarpy
(dạng trinh sinh): quả được phát triển không qua thụ tinh (cịn gọi là sự tạo
quả khơng hạt).
Trong các dạng hoa nói trên, cây hồn tồn hoa cái và hoa lưỡng tính
có ý nghĩa quan trọng trong cơng tác chọn tạo và sản xuất hạt lai F1 [13].
8


- Quả: quả dưa chuột thuộc loại quả mọng, quả thn dài, quả có cuống
dài 1- 3cm. Hình dạng và kích thước, màu sắc quả phụ thuộc vào giống. Quả
non được bao phủ bởi 1 lớp lông dày giống như bộ phận khác của cây. Bề mặt
quả có thể nhăn nhẹ, nhăn sâu, nhẵn phẳng hoặc nhẵn hơi gợn. Hình cắt

ngang quả có hình trịn và có 3 góc cạnh. Quả có thể rất nhỏ (3-4cm) đến rất
dài (trên 40cm). Quả dưa chuột có 3 múi, hạt đính vào giá nỗn.
Màu sắc quả khác nhau khi quả cịn xanh: xanh nhạt, xanh đậm, xanh
dọc trắng nhẹ. Khi quả chín già có màu vàng, nâu đậm, nâu có đường nút hình
mạng lưới. Đường rạn nứt trên quả già rất khác nhau, đặc điểm này không
những do yếu tố di truyền mà cịn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại
cảnh. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào màu sắc gai quả. Quả có màu gai trắng,
vỏ quả sẽ xanh lâu, quả khơng bị biến vàng, quả có gai nâu hoặc gai đen, quả
nhanh bị biến vàng sau khi thu hái, khi chín quả có màu vàng hoặc màu nâu.
Quả dưa chuột trồng trong nhà kính thường khơng hạt và rất được ưa
chuộng tại các nước trồng dưa chuột trong nhà kính.
Trong thực tế dưa chuột thường được sử dụng ở dạng ăn tươi hoặc chế
biến, tuỳ theo mục đích sử dụng mà các nhà chọn tạo giống chọn tạo ra các
giống có kích cỡ, độ đặc, màu sắc gai quả khác nhau. Các giống ăn tươi
thường có quả to dài, vỏ dày, ở một số nước có thể gặp dạng quả trịn hình
quả chanh với hương vị nhẹ nhàng. Thơng thường các giống dùng để ăn tươi
có quả dài hơn giống dùng để chế biến đóng hộp. Các giống dùng cho chế
biến phải có độ giịn, hương vị nhẹ.
- Hạt: hạt dưa chuột hình ơ van, dẹt, nhẵn và có màu vàng nhạt hoặc
trắng. Kích thước hạt trung bình từ 8-10 mm x 3-5 mm. Khối lượng 1000 hạt
dao động 20-30g [13].
Dưa chuột là cây hàng năm, thân thảo, thân leo hay bị, có phủ lớp lơng
dày. Chiều cao cây thay đổi phụ thuộc rất lớn vào giống và điều kiện canh tác
của từng vùng.

9


1.1.4. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây dưa chuột
Dưa chuột là loại rau thông dụng và ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày.

Dưa chuột con có tác dụng giải khát, lọc máu, hòa tan axit Uric, các muối của
axit Uric (urat), lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Dưa chuột thường được dùng trong
các trường hợp như sốt nhẹ, nhiễm độc, đau bụng và kích thích ruột, thống
phong, tạng khớp, sỏi bệnh trực khuẩn Coli. Dưa chuột cũng được dùng đắp
ngoài, trị ngứa, nấm ngoài da, dùng trong mỹ phẩm làm kem bôi mặt, thuốc
giữ ẩm cho da. Do có hàm lượng Kali cao nên dưa chuột rất cần cho người
bệnh tim mạch vì nó sẽ đẩy mạnh quá trình đào thải nước và muối ăn ra khỏi
cơ thể [13].
Ngồi việc dùng ăn tươi, dưa chuột cịn được sử dụng để muối chua,
muối mặn, không những làm phong phú và tăng chất lượng rau ăn hàng ngày,
mà còn là nguồn nơng sản xuất khẩu có giá trị sang các nước ôn đới.
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng trong 100g dƣa chuột quả tƣơi
Dinh dƣỡng

Khối lƣợng

Năng lượng (KJ)

63

Hàm lượng nước (%)

96

Carbohydrat (%)

2,2

Protein (g)


0,6

Chất béo (g)

0,1

Vitamin A (IU)

45

Vitamin B1 (mg)

0,03

Vitamin B2 (mg)

0,02

Vitamin C (mg)

12

Ca (mg)

12

Fe (mg)

0,3


Nguồn: Plant Resources of South-East Asia No. 8 Bogor Indonesia 1994 [15].

10


Dưa chuột là một trong những loại rau ăn quả có giá trị kinh tế cao
trong ngành sản xuất rau của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong vụ
đông với thời gian giữ đất khoảng 70-90 ngày, mỗi hecta có thể thu được 180200 tạ quả xanh, vụ xuân khả năng tăng năng suất dưa chuột con cao hơn đạt
trên 300 tạ/ha. Đặc biệt, nếu được trồng trong điều kiện nhà kính, năng suất
dưa chuột có thể đạt tới 450 tạ/ha. Người nơng dân trong dưa chuột có thu
nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Ngoài việc sử dụng cho tiêu thụ trong
nước, dưa chuột được được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dưa chuột
sang thị trường CH Séc đạt hơn 955,2 nghìn USD, tăng 15,8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 284,6 nghìn. Xuất khẩu sang thị
trường Mơng Cổ đạt 246,2 nghìn USD. Đáng chú ý, trong quý I/2010 kim
ngạch xuất khẩu dưa chuột sang các thị trường như Mỹ, Đức tăng rất mạnh so
cùng kỳ năm 2009. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu dưa chuột sang thị trường
Mỹ tăng gần 750%, đạt 148,8 nghìn USD; xuất sang Đức tăng gần 600%,
đạt 199,5 nghìn USD,... Trong số các sản phẩm dưa chuột xuất khẩu thì kim
ngạch xuất khẩu dưa chuột dầm dấm 720 ml đạt kim ngạch cao nhất với
hơn 2,1 triệu USD, giảm gần 24% so cùng kỳ 2009. Tuy nhiên, cũng có
một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao như: dưa chuột trung tử dầm
dấm 1500 ml đạt 50,1 nghìn USD tăng 145,6%; dưa chuột bao tử dầm dấm
vị hạt tiêu 500 ml đạt 118,1 nghìn USD tăng 116,6%; dưa chuột bao tử dầm
dấm vị hành tây 500 ml đạt 118,1 nghìn USD tăng 71,5% [38].
1.1.5. Tình hình nghiên cứu về sản xuất hạt dưa chuột lai F1
a. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt dưa chuột lai F1 trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, bên cạnh việc sử dụng các giống
địa phương, nhu cầu sử dụng giống lai ngày càng cao do những ưu điểm vượt

trội của chúng. Xu hướng sử dụng lại giống lai F1 tăng trên toàn thế giới về
chủng loại giống và khối lượng hạt giống (Thakur & cs., 2016). Các giống F1
ngoài khả năng cho năng suất và phẩm chất cao hơn, chúng cịn thích hợp với
11


các phương pháp trồng trọt cơ giới hóa và cơng nghiệp hóa. Chính vì vậy, các
nghiên cứu về quy trình công nghệ sản xuất loạt giống lai F1 các giống rau
nói chung và dưa chuột nói riêng được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Để đơn giản hóa khâu sản xuất hạt lai F1, xu hướng chung của các
nước Châu

u là dùng các dòng mẹ phức hợp được tạo do lai dịng cây hoa

cái với dịng lưỡng tính hoặc dịng lưỡng tính đực. Như vậy con lai F1 dùng
trong sản xuất là kết quả lai của 3 tuýp hoa giới tính (gynoecious x
hermaphrodites hoặc andromonoecious x dioecious con lai F1 từ các tổ hợp
này cho 100% cây hoa cái, đồng thời với việc kết hợp với đặc tính tự kết hạt
nên năng suất của chúng rất cao.
Các nước Mỹ và Nhật thơng thường sử dụng cặp lai đơn giữa dịng cây
hoa cái và lưỡng tính. Việc nhân giống các dịng mẹ đơn tính cái nhờ sử dụng
Giberellin A4/A7 có nồng độ 0,0025 - 0,05%. Dòng lai F1 này chiếm tới 95%
số giống trồng ở Mỹ, tập trung chủ yếu ở bang Michigan với diện tích hàng
năm khoảng 8-9 nghìn hecta (Jolliffe & Lin, 1997). Nhụy hoa cái dưa chuột
có khả năng tiếp nhận phấn hoa ngay ở thời kỳ nụ - 2 ngày trước khi hoa nở.
Hạt phấn trong bao phấn bảo quản được khoảng 3 ngày đêm, còn hạt phấn đã
lấy khỏi bao phấn có thể mất sức này mầm sau vài giờ. Hạt phấn dưa chuột
không chịu được tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao (>
27-300C). Hoa dưa chuột nở vào buổi sáng từ 5-9 giờ phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết. Hoa đực tàn sau 1-2 ngày, còn hoa cái tàn 3- 4 ngày sau khi hoa

nở. Các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến thụ tinh và đậu quả của dưa chuột
xếp theo thứ tự là tuổi phấn và nhụy hoa và sau đó là các yếu tố ngoại cảnh
(El-Aidy & cs., 1989).
Song song với việc nghiên cứu ứng dụng đặc điểm di truyền các dịng
dưa chuột đơn tính cái trong sản xuất hạt lai dưa chuột. Các biện pháp kỹ
thuật canh tác cũng được tập trung nghiên cứu. Kaddi (2014) đã nghiên cứu
ảnh hưởng của điều kiện trồng trọt đến năng suất và chất lượng hạt giống. Tác
giả đã tiến hành sản xuất hạt giống ở 3 điều kiện canh tác khác nhau: nhà

12


kính, nhà lưới và ngồi đồng ruộng trong mùa hè và mùa mưa. Kết quả cho
thấy một số chỉ tiêu số hạt/quả; năng suất hạt/cây và năng suất hạt/1.000 m2
và các chỉ tiêu về chất lượng hạt giống như tỷ lệ nảy mầm, chiều dài cây con,
khối lượng khô cây con trong mùa hè cao hơn mùa mưa ở tất cả các điều kiện
trồng. Năng suất, chất lượng hạt giống sản xuất trong nhà lưới và nhà kính
cao hơn so với điều kiện ngoài trời.Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện trồng
đến năng suất và chất lượng hạt dưa chuột lai F1, Aheer (2012) đã tiến hành thí
nghiệm sản xuất hạt giống lai F1 trồng trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng. Kết
quả nghiên cứu cho thấy số lá và diện tích lá của dịng bố, mẹ ở 20, 40 và 60
ngày sau trồng trong nhà lưới cao hơn so với trồng ngoài đồng ruộng. Thời
gian nở hoa cái đầu tiên đối với dòng mẹ và hoa đực đầu tiên của dòng bố là
46, 80 ngày và 44, 10 ngày trong nhà lưới, ngắn hơn so với điều kiện trồng
ngoài đồng ruộng. Số hoa cái/cây của dòng mẹ đạt 2,8 hoa và hoa đực của dòng
bố đạt 23,80. Số quả đậu 2,4 quả và quả chín cho thuhoạch là 1,9 quả trên mỗi
cây trồng trong nhà lưới cao hơn so với điều kiện đồngruộng ngoài trời là 1,4
quả và 1,1 quả. Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh virus không đáng kể trong nhà lưới,
trong khi 60% cây trong điều kiện ngoài đồng bị nhiễm bệnh virus.
Trong sản xuất hạt dưa chuột lai F1, một số khoáng chất và chất điều

tiết sinh trưởng có ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt lai. Đây là những
yếu tố quan trọng làm tăng năng suất và chất lượng hạt. Một thí nghiệm đã
được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của các nồng độ kali và GA3 đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng hạt dưa chuột lai F1. Kết quả nghiên cứu cho
thấy khi phun hỗn hợp 2,5 g/l K và 0,01 g/l GA3 dưa chuột cho năng suất và
chất lượng hạt lai F1 cao hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm
(Priyanka Pal & cs., 2016).
b. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật sản xuất hạt dưa chuột lai F1 ở Việt Nam
Ở Việt Nam công tác sản xuất hạt giống rau lai đặc biệt là cà chua và
dưa chuột được tiến hành khá sớm, từ những năm 1960-1970 với một vài tổ
hợp nhỏ, nhằm tạo nguồn vật liệu khởi đầu phục vụ công tác chọn tạo giống.

13


Song công nghệ này chỉ thực sự được quan tâm nghiên cứu và có kết quả
đáng kể khi hàng loạt các giống lai của các Viện Nghiên cứu và các Trường
Đại học ra đời.
Quy trình cơng nghệ sản xuất hạt lai dưa chuột được các nhà nghiên
cứu đưa ra gồm các công đoạn khử đực và thụ phấn. Khử đực bằng tay áp
dụng với cả hai trường hợp dòng mẹ là dịng đơn tính cùng gốc và dịng thuần
cái. Khử đực sớm khi hoa đực chưa nở và phải tiến hành thường xuyên trong
suốt quá trình nở hoa của dưa chuột. Dịng thuần hoa cái có thể sử dụng hóa
chất để khử đực, hóa chất thường được sử dụng phun cho hàng mẹ để triệt
tiêu hoa đực là ethrel. Để thụ phấn cho dưa chuột sản xuất hạt lai, người ta
phải thả ong vào khu vực sản xuất, một tổ ong mật có thể đủ để thụ phấn cho
1-2 ha sản xuất hạt lai dưa chuột. Để tăng năng suất cần thụ phấn bổ sung
bằng tay, công việc thụ phấn bổ sung thực hiện vào các buổi sáng, thu hoa bố
8-9 giờ và thụ cho hoa mẹ 9-10 giờ (Phạm MỹLinh & cs., 2009).
Một số Viện Nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm; Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đã tiến hành
nghiên cứu công nghệ sản xuất hạt lai cho cây dưa chuột như phương pháp
lấy phấn, thời gian thụ phấn, tỷ lệ hàng bố/mẹ, tuổi quả giống thu hoạch…
Viện Nghiên cứu Rau quả là một trong những đơn vị đi đầu trong việc
nghiên cứu, chọn tạo giống rau ưu thế lai ở Việt Nam (Trần Khắc Thi & cs.
2013).Từ năm 2005 đến nay, Viện chủ yếu tập trung nghiên cứu chọn tạo các
giống rauưu thế lai, trong đó có dưa chuột. Trong giai đoạn 2010 - 2015, Viện
Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo được một số giống dưa chuột lai F1 như:
CV15, CV11, CV09,CV209, GL1-2… các giống dưa chuột của Viện nghiên
cứu chọn tạo chủ yếu phụcvụ mục đích ăn tươi và chế biến. Với những giống
được tạo ra, Viện đã nghiên cứuxây dựng quy trình duy trì dịng bố, mẹ và quy
trình sản xuất hạt lai. Các quy trìnhnày đã được Bộ Nơng nghiệp và PTNT
cơng nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho phépáp dụng rộng rãi ngoài sản xuất.

14


×