ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
NGUYỄN THỊ MINH
KHẢO SÁT CÁCH THỨC TRÌNH BÀY THÔNG TIN
NHIỀU CỬA TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2013
NIÊN LUẬN
KHÓA: K35
NGÀNH: BÁO CHÍ
HUẾ - 2014
ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
KHẢO SÁT CÁCH THỨC TRÌNH BÀY THÔNG TIN
NHIỀU CỬA TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2013
NIÊN LUẬN
KHÓA: K35
NGÀNH: BÁO CHÍ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Võ Kiên Trung Nguyễn Thị Minh
HUẾ - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài niên luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên Võ
Kiên Trung – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện niên luận.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cám ơn các thầy cô giáo Khoa Báo chí-
Truyền thông trường Đại học Khoa học Huế, thầy Thích phòng tư liệu và các
thầy cô giảng dạy các bộ môn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt bài niên
luận của mình.
Bài niên luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong các thầy cô
giáo cùng các bạn sinh viên đánh giá, góp ý để bài niên luận được hoàn chỉnh
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC……………………………………………………………………….1
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 3
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………… ……… 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………… ……… 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………….5
3.1. Mục đích……………………………………………………… 5
3.2. Nhiệm vụ……………………………………………………….6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………6
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài…………………………………7
7. Kết cấu của đề tài………………………………………… ………….7
NỘI DUNG…………………………………………………………………… 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH THỨC TRÌNH BÀY THÔNG TIN
NHIỀU CỬA TRÊN BÁO IN…………………………………………….……8
1.1. Các xu hướng trình bày ma két báo in hiện đại…………… …… 8
1.1.1. Khái niệm về ma két báo in……………………… ………8
1.1.2. Các xu hướng trình bày ma két báo in hiện đại……….……9
1.2. Xu hướng trình bày thông tin nhiều cửa trên báo in hiện đại…….12
1.2.1. Khái niệm thông tin nhiều cửa…………………………….12
1.2.2. Khái niệm các cửa thông tin phổ biến của thuyết nhiều
cửa…………………………………………………………12
1.2.3. Cách thức trình bày thông tin nhiều cửa………………… 15
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG THÔNG TIN NHIỀU CỬA TRÊN
BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2013……………………………………………… 18
2.1. Khái quát về báo Lao Động …………… ……………………….18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Lao Động……… 18
2.1.2. Báo Lao Động thời kì đổi mới…………………… ………20
6
2.2. Khảo sát việc trình bày thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động năm
2013………………………… ……….………………………… 20
2.2.1. Về nội dung thông tin………………………………………21
2.2.2. Về hình thức thể hiện……………………………………….35
2.2.3. Đánh giá, nhận xét…………………….…………………….38
2.2.4. So sánh thực trạng sử dụng thuyết nhiều cửa trên một số tờ
báo……………………………………………………………………….39
KẾT LUẬN………………………………………………….………… 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Báo chí luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội và
góp phần định hướng dư luận xã hội theo chiều hướng tiến bộ. Đặc biệt trong kỉ
7
nguyên thông tin hiện nay con người không thể sống thiếu thông tin. Cuộc sống
hiện đại khiến nhu cầu thông tin của con người ngày càng tăng, báo chí vì thế
càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình.
Ngược lại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng và phù hợp
với xã hội hiện đại, báo chí phải ngày càng cải tiến, cách tân tờ báo sao cho đạt
hiệu quả thông tin cao nhất.
Công nghệ số ra đời và phát triển đã làm xuất hiện nhiều loại hình báo chí
mới, trong đó có báo điện tử. Sự phát triển nhanh chóng của báo điện tử với
phương thức đưa tin, truyền tin kiểu mới dường như đã làm cho báo in không
còn giữ được vị thế như trước. Hơn nữa, ngày càng có nhiều tờ báo và loại hình
báo chí mới ra đời tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt trong làng báo chí.
Nhiều tờ báo in vốn rất hấp dẫn đối với người đọc nay phải giảm số lượng phát
hành đang đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, và trên thực tế, loại hình báo chí
truyền thống này đang đi tìm sự thích nghi mới Đó là sự đổi mới, cải tiến, cách
tân để đạt hiệu quả thông tin cao nhất nhằm tạo được uy tín và thu hút đọc giả.
Một trong những sự đổi mới đó là xu hướng trình bày thông tin nhiều cửa.
Xu hướng này ngày càng phát triển trên báo chí Việt Nam bởi sự tiện nghi và
thuận lợi của nó, mang lại sự mới mẻ trong cách thức trình bày trên báo in, đồng
thời thu hút, lôi cuốn đọc giả lựa chọn loại hình báo in truyền thống. Tuy vậy, số
lượng các tài liệu và công trình nghiên cứu về việc trình bày thông tin nhiều cửa
vẫn còn quá hạn chế.
Báo Lao Động là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng
nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại.
Tuy nhiên, tờ báo này cũng đang gặp phải những khó khăn chung của loại hình
báo in trong xã hội hiện đại. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo
chí khác như phát thanh, truyền hình, sự cạnh tranh của các tờ báo khác và đặc
8
biệt là của báo điện tử. Vì thế, báo Lao Động đang có những hình thức đổi mới
riêng phù hợp với đặc thù của tờ báo và yêu cầu của công chúng.
Đó là lí do, chúng tôi chọn làm đề tài “Khảo sát cách thức trình bày thông
tin nhiều cửa trên báo Lao Động”. Với đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu, phân
tích và tìm hiểu vai trò, đặc điểm trình bày thông tin nhiều cửa trên các tờ báo
nói chung và báo Lao Động nói riêng. Từ đó tìm ra những ưu điểm và vạch ra
những hạn chế cần khắc phục giúp cho tờ báo thực hiện một cách tốt nhất những
vai trò và nhiệm vụ của mình.
Đề tài này hướng đến phân tích và đưa ra những đặc điểm cơ bản nhất về
cách thức trình bày thông tin nhiều cửa của các tờ báo hiện nay nói chung và báo
Lao Động nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo in, nhiều công trình
khoa học đã nghiên cứu về hình thức trình bày của tờ báo. Gần đây đã có những
công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên về hình thức trình bày trang báo
như: “Hình thức tổ chức các trang mục trên báo Lao Động hiện nay” của
Nguyễn Thị Hồng Thương – Bùi Thị Thanh Tâm K31 báo chí ĐHKH Huế;
“Trang nhất báo Lao Động năm 2011 - nội dung và hình thức” của Bùi Đức Tú
K33 báo chí ĐHKH Huế… Đặc biệt các cuốn sách “Tổ chức và thiết kế trình
bày trang báo” của tác giả Hà Huy Phượng – NXB Lý luận chính trị đã cung cấp
khá đầy đủ những kiến thức ban đầu về cách thức trình bày thông tin trên báo in.
Những tài liệu vừa nêu đã giúp chúng tôi có cái nhìn tổng quan hữu ích về
cách thức trình bày thông tin trên báo in, là phần quan trọng đã giúp tôi có được
phương hướng vững chắc để kế thừa và khai thác đề tài theo trải nghiệm thực tế
cũng như theo quan điểm riêng của chúng tôi.
9
Tuy nhiên, mặc dù thực tiễn báo chí đã có nhiều thành tựu đáng kể nhưng
lý luận báo chí hầu như phát triển còn chậm. Các công trình trước thường nghiên
cứu một thành phần hoặc một vài yếu tố cụ thể cấu thành hình thức báo in, chưa
nhắc đến hình thức trình bày thông tin nhiều cửa trên báo chí. Vì vậy chưa khái
quát được cách thức trình bày thông tin nhiều cửa trên các tờ báo nói chung và tờ
báo Lao Động nói riêng.
Với niên luận này, tôi mong muốn đưa đến một cái nhìn vừa khái quát,
toàn diện trong cách thức trình bày thông tin nhiều cửa trên tờ báo, đồng thời
nghiên cứu làm rõ đặc điểm trình bày thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Mục đích của niên luận là chỉ ra được thực trạng cách thức trình bày thông tin
nhiều cửa trên tờ báo Lao Động.
Từ đó, nêu ra những ưu, khuyết điểm về cách thức trình bày thông tin nhiều
cửa của tờ báo Lao Động, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp giúp
nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc trình bày thông tin nhiều cửa trên tờ
báo. Từ đó làm tăng chất lượng và hiệu quả của tờ báo, tạo được uy tín đối với
đọc giả.
3.2. Nhiệm vụ:
10
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, niên luận sẽ khảo sát những nội
dung cơ bản có liên quan đến lý luận về trình bày báo in và các xu hướng trình
bày báo in hiện đại.
Đồng thời thống kê, phân loại, các bài báo, số báo được trình bày theo lối viết
nhiều cửa trên báo Lao Động năm 2013 để qua đó khảo sát, phân tích việc trình
bày thông tin nhiều cửa trên tờ báo này. Từ đây, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả việc trình bày thong tin nhiều cửa trên tờ báo Lao động
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm báo chí được trình bày theo
lối viết thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động.
Theo đó, niên luận khảo sát những số báo Lao Động phát hành trong năm
2013. Đồng thời so sánh, đối chiếu với báo Tuổi Trẻ để có cái nhìn toàn diện, tìm
ra những đặc trưng khác biệt của tờ Lao Động so với các tờ báo khác trong việc
trình bày thông tin nhiều cửa.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về công
tác tư tưởng và báo chí cùng những kiến thức cơ bản về cơ sở lí luận báo chí
truyền thông.
Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các bài báo, số báo có sử dụng thuyết
nhiều cửa trên báo Lao Động năm 2013, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ cách thức sử
dụng thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động có những điểm gì nổi bật.
Từ đó, sử dụng phương pháp quy nạp khái quát đặc điểm, đặc trưng về cách
thức trình bày thông tin trên báo Lao Động và phương pháp diễn dịch để lí giải
những luận cứ, luận chứng, luận điểm.
11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Niên luận mong muốn có những đóng góp nhất định trong việc bổ sung và
hoàn thiện hơn về cơ sở khoa học và lý luận trong cách thức trình bày thông tin
nhiều cửa trên báo in.
Những vấn đề đúc rút ra được từ khảo sát hy vọng sẽ trở thành nguồn tư liệu
tham khảo có hệ thống giúp ích cho những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, những
người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Đồng thời có thể
dùng làm tư liệu để các giảng viên, sinh viên những ngành học liên quan tham
khảo.
Đồng thời niên luận phác thảo ra được bức tranh khái quát về thực tiễn trình
bày thông tin nhiều cửa của báo Lao Động. Từ đó giúp cho các cơ quan tòa soạn
báo nói chung và cơ quan tòa soạn báo Lao động nói riêng có thể tham khảo và
nâng cao hiệu quả trong cách thức trình bày thông tin nhiều cửa.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài tiệu tham khảo, đề tài được triển khai thành
2 chương:
Chương 1: Khái quát về cách thức trình bày thông tin nhiều cửa trên báo in.
Chương 2: Thực tiễn sử dụng thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động năm
2013.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH THỨC TRÌNH BÀY THÔNG TIN
NHIỀU CỬA TRÊN BÁO IN
12
1.1. Các xu hướng trình bày ma két báo in hiện đại:
1.1.1. Khái niệm về ma két báo in:
Trình bày ma két là một khâu quan trọng trong quy trình sản xuất một tờ
báo. Xung quanh thuật ngữ ma két cho đến nay chưa có cách hiểu hoàn toàn
thống nhất. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Trước hết nó không
chỉ là thuật ngữ dành riêng cho xuất bản – báo chí mà nhiều ngành nghề chuyên
môn kĩ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cũng dùng từ này. Ví dụ đối với lĩnh vực mỹ
thuật thì Ma két có nghĩa là mẫu dự kiến về hình thức trình bày của một cuốn
sách, tờ báo hoặc ấn phẩm nào đó… để qua đó nhà in thực hiện công việc của
mình. Còn đối với lĩnh vực kiến trúc thì thuật ngữ maket tương đương với “mô
hình” tức là hình khối thu nhỏ theo một tỉ lệ cần thiết của một công trình cho bản
thiết kế…
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: “Ma két là phác thảo cách sắp
đặt, trình bày bài, tin, ảnh, trên các trang báo; cố định rõ trang báo, số cột (để
chỉ bề ngang), chiều cao, có ghi kiểu chữ dành riêng cho tin, bài và cho các tiêu
đề chính và phụ, nếu bài, tin dài không đăng hết trong một trang thì phải ghi rõ
phần tiếp theo sẽ đăng ở trang nào”.
Thạc sĩ Hà Huy Phượng trong cuốn “Trình bày nội dung, phát triển và tổ
chức báo in” cho rằng: “Thiết kế, trình bày nội dung tạp chí là việc tổ chức bố
trí các yếu tố nội dung (bao gồm tin, bài, ảnh, thông tin dữ liệu, hộp dữ liệu,
trích dẫn, đồ họa…) trên một trang báo, số báo, tạp chí đảm bảo đáp ứng yêu
cầu về tính chính trị và thời sự, khoa học – tiện ích, nghệ thuật nhằm thu hút đọc
giả tiếp nhận nội dung trang báo, số báo, tạp chí qua hình thức trình bày”.
Theo Wiki Pedia: “Thiết kế trang báo là cách sắp xếp các chất liệu trên
một trang báo theo đường lối chỉ đạo của ban biên tập, các nguyên tắc về đồ
họa và những mục tiêu nhất định”.
13
Tóm lại, trình bày Ma két báo in là công việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố
nội dung và hình thức trên trang báo nhằm đạt yêu cầu về tính chính trị - thời sự,
khoa học, thẩm mĩ nhằm thu hút và giúp đọc giả tiếp nhận nội dung một cách
hiệu quả.
1.1.2. Các xu hướng trình bày ma két báo in hiện đại:
Sự ra đời và phổ biến của báo mạng điện tử đã tác động không nhỏ tới báo
in. Để có thể tiếp tục tồn tại, các tờ báo giấy buộc phải tiến hành những biện
pháp đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức. Tạo nên những xu hướng mới trong
trình bày ma két báo in.
Xu hướng thu nhỏ khổ báo.
Khởi đầu bằng việc một số tờ báo giấy tại Anh thay đổi khổ báo và cách
thiết kế, trong vòng 10 năm trở lại đây, xu hướng cải tiến hình thức báo in đã lan
rộng trên toàn thế giới và tạo ra những chuyển biến tích cực.
Ở Việt Nam có 3 khổ báo cơ bản: Khổ to (ví dụ Báo Nhân dân, Lao
động…), khổ vừa (như Báo Thanh niên, Tuổi trẻ…) và khổ nhỏ (như các tờ tạp
chí…). Báo in Việt Nam đã có xu hướng thu nhỏ lại, chủ yếu in theo khổ A3 bởi
lẽ trong nhịp sống hối hả ngày nay người đọc không chỉ cần thông tin nóng hổi
mà còn đòi hỏi được tiếp nhận thông tin dễ dàng và thuận tiện nhất. Việc thu nhỏ
khổ báo diễn ra bằng cách sử dụng chiều rộng của khổ báo to thành chiều dài của
khổ báo vừa và tương tự, biến chiều rộng của khổ báo vừa thành chiều dài của
khổ báo nhỏ.
Ngày 19/6/2012, tờ VOV phiên bản mới – tờ báo khổ vuông 30 cm x 30
cm đầu tiên của Việt Nam đã ra đời. Với slogan “Tờ báo khổ vuông - Thông tin
ngay ngắn!”, báo VOV có kết cấu 24 trang hiện đại, theo định hướng thông tin
ngắn gọn, đầy đủ, mang đến trải nghiệm mới về cách đọc báo giấy cho độc giả
14
và mong muốn thay đổi văn hóa đọc nơi công cộng. Báo được phát hành vào thứ
3, thứ 6 hàng tuần và miễn phí trên 600 tuyến xe bus tại Hà Nội.
Rút kinh nghiệm từ những tờ báo in dẫn đầu xu hướng cải tiến hình thức
trên thế giới, hoặc gần gũi hơn là sự thành công bước đầu báo VOV, xu hướng
thu nhỏ khổ báo đang diễn ra từ từ và có những hiệu quả nhất định.
Xu hướng cải tiến hệ thống chỉ mục
Xu hướng này được tiến hành bằng cách tăng cường, bổ sung và cải tiến
hệ thống đồ họa, cách thức sắp xếp tin, bài… giúp đọc giả dễ dàng lựa chọn
được những thông tin cần thiết. Do vậy sẽ tiết kiệm được thời gian tra cứu thông
tin, giúp cho những nội dung quan trọng được chuyển tải đến công chúng một
cách đơn giản, dễ hiểu, nâng cao hiệu quả và chất lượng của tờ báo.
Tăng cường sử dụng khoảng trắng
Khoảng trắng là khoảng nghỉ giúp đọc giả tái tạo năng lượng tiếp nhận
thông tin. Việc tăng cường sử dụng khoảng trắng sẽ giúp đọc giả không bị rối
mắt, có thể tiếp cận được nhiều thông tin mà không có cảm giác căng thẳng, mệt
mỏi. Tăng cường sử dụng khoảng trắng cũng là một trong các xu hướng trình
bày ma két hiện đại.
Trình bày đơn giản
Đây cũng là một xu hướng mới trong trình bày ma két báo in hiện đại.
Trình bày đơn giản không có nghĩa là trình bày đơn điệu. Việc trình bày đươn
giản sẽ đem lại hiệu quả trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin, giúp cho đọc giả
tiết kiệm được thời gian đọc báo.
15
Tăng cường sử dụng tranh ảnh, thông tin đồ họa, tạo các bài viết ngắn
Xu hướng này sẽ giúp cho các bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo
cảm hứng đọc và lôi cuốn đọc giả. Việc sử dụng tranh, ảnh minh họa sẽ giúp cho
bài viết có sự tin cậy cao hơn, thuyết phục hơn, từ đó nâng cao uy tín của tờ báo.
Đối với các bài báo dài thì việc tạo ra các bài viết ngắn là hết sức cần thiết. Có
thể ngắt bài dài bằng tranh, ảnh, minh họa hoặc các biện pháp khác chia bài dài
thành nhiều bài ngắn, giúp cho đọc giả không bị choáng ngợp, rối mắt do bài viết
quá nhiều chữ. Đồng thời việc sử dụng thông tin đồ họa sẽ giúp bài viết tạo được
cảm xúc, đến gần hơn với công chúng…
Tăng cường sử dụng các cửa sổ thông tin
Đây là xu hướng được sử dụng ngày càng nhiều trong việc trình bày ma
két báo in, được áp dụng trên nhiều tờ báo và mang lại những hiệu quả thiết
thực.
Trang báo hiện đại chịu sự tác động của nhiều cửa, được trình bày dựa
trên nhiều dạng tích hiện đại như thông tin đồ họa, box, ý kiến phỏng vấn, ý kiến
chuyên gia…mang lại cho tờ báo một hình thức mới mẻ, mang hơi hướng hiện
đại. Thông tin được chuyển tải qua nhiều cửa, tạo nên sự hứng thú, mới mẻ hơn
trong việc tiếp nhận thông tin.
1.2. Xu hướng trình bày thông tin nhiều cửa trên báo in hiện đại
1.2.1. Khái niệm thông tin nhiều cửa:
Xu hướng thông tin nhiều cửa (hay thuyết nhiều cửa) là xu hướng sử dụng
kết hợp nhiều dạng thức thông tin khác nhau từ truyền thống đến hiện đại như:
Tít, sa pô, chính văn, ảnh, hộp dữ liệu, thông tin đồ họa, trích dẫn lời nhân vật
16
được phỏng vấn, lời chuyên gia… tạo nên các cửa sổ thông tin khác nhau trong
cùng một bài báo giúp cho người đọc dễ dàng nhận diện được các phần mục, các
nội dung quan trọng và thuận tiện hơn trong việc tiếp nhận thông tin.
1.2.2. Các cửa thông tin phổ biến của thuyết nhiều cửa
Trình bày thông tin nhiều cửa là xu hướng đang phát triển rất mạnh mẽ
của các tờ báo in hiện nay và mang lại những hiệu quả nhất định trong cách thức
trình bày báo in cũng như đạt hiệu quả thông tin cho tờ báo. Trang báo hiện đại
sử dụng nhiều dạng thức hiện đại, làm thành các cửa sổ thông tin cung cấp cái
nhìn đa chiều cho đọc giả, làm cho bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, thỏa mãn
được nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.
Có rất nhiều dạng thức khác được sử dụng trong trình bày thông tin nhiều
cửa.
Tít chính
Tít (đầu đề) cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao độc giả phải
quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu bạn viết hay, độc giả có
thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu bạn viết hỏng, toàn bộ bài báo công phu của bạn
sẽ bị bỏ qua.Tít đóng vai trò như nhãn quan của bài báo, người đọc có muốn xem
bài viết của bạn hay không một phần cũng phụ thuộc vào tít báo. Khi viết tít cần
phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu như: trung thực, hấp dẫn, chính xác, trình bày
đẹp… Tránh đặt tít quá dài, khó hiểu, thiếu nội dung…đặc biệt là căn bệnh bắt
chước.
Tít phụ:
Các trang báo hiện đại không chỉ sự dụng tít chính mà còn sử dụng nhiều
tít phụ để chia bài báo thành nhiều phần nhỏ. Tít phụ phải ngắn gọn, dễ hiểu và
17
tóm lược được nội dung chính của từng phần mục. Việc sử dụng nhiều tít phụ sẽ
giúp cho bài báo dễ hiểu, người đọc không bị rối mắt, căng thẳng khi đọc báo.
Sapô
Sa pô trong tiếng Pháp có nghĩa là cái mũ. Nó nằm ở phía trên và tạo cho
bài báo sự chỉnh chu khi xuất hiện trước công chúng. Lời mào đầu đứng sau tiêu
đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Sa pô là một văn bản hoàn chỉnh,
có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu. Sapo phải ngắn gọn, hấp dẫn,
nêu được chủ đề của bài báo, tuy nhiên phải có tính gợi mở, kích thích tạo sự tò
mò với đọc giả.
Chính văn:
Là phần chữ in thể hiện nội dung tin, bài. Đây là dạng thức truyền thống
được sử dụng nhiều nhất bởi thông tin được chuyển tải qua chữ viết, dễ hiểu, dễ
nhớ và có khả năng lưu giữ thông tin cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chữ viết để
chuyển tải thông tin thì sẽ dễ gây sự nhàm chán, rối mắt, buồn tẻ khi đọc giả tiếp
nhận thông tin. Cần kết hợp với các dạng thức thong tin khác.
Ảnh:
Ảnh có vai trò rất quan trọng đối với báo chí nói chung và đối với báo in
nói riêng. Ảnh có thể được sử dụng để trang trí làm cho trang báo đẹp mắt hơn
hoặc minh họa cho bài viết để tăng sức thuyết phục cho thông tin, tạo niềm tin
cho đọc giả. Ảnh còn có chức năng thông tin, tạo nên hiệu ứng thông tin rất
mạnh mẽ trên báo chí. Ảnh phản ánh khoảnh khắc điển hình nói lên bản chất của
sự kiện. Ảnh là trung tâm thị giác của tờ báo, chính là mức độ đọc đầu tiên thu
hút sự chú ý của người đọc và khiến người ta đọc báo. Vì vậy ảnh cần phải có
giá trị thông tin, có tính nghệ thuật và phải đảm bảo chất lượng kĩ thuật.
Lời chuyên gia:
18
Các phát biểu của những cá nhân, tổ chức có sự am hiểu về vấn đề được
phản ánh trong bài báo, được đọc giả biết đến và công nhận. Lời chuyên gia
thường được sử dụng trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, hoặc những vấn đề
mà đọc giả thắc mắc, không có câu trả lời cần có sự giải thích và khuyến cáo.
Được đặt riêng thành một phần mục trong bài báo, có thể đi kèm với ảnh của
người chuyên gia.
Trích dẫn lời nhân vật được phỏng vấn:
Là dạng thức trích dẫn những phát biểu của nhân vật được phỏng vấn về
vấn đề được đề cập trong bài báo. Có thể là nhân vật chính trị, hay những nhân
chứng chứng kiến hoặc người trong cuộc, chủ thể của bài báo. Được đặt riêng
thành một phần, mục trong bài báo, có thể đi kèm ảnh của nhân vật tạo cho tờ
báo tính trực quan, sinh động.
Hộp dữ liệu thông tin:
Là dạng thức thông tin cung cấp những dữ kiện, con số có liên quan, bổ
trợ cho nội dung của một bài báo, trang báo hoặc số báo. Sử dụng hộp dữ liệu
thông tin tạo tính trực quan, sinh động, lôi cuốn, gây ấn tượng thị giác, tạo phong
cách bản sắc của tờ báo. Hộp dữ liệu thông tin phải có nội dung phù hợp chủ đề
bài báo, trang báo, số báo, ngắn gọn, chọn lọc, tiêu biểu, hấp dẫn, bổ ích. Trình
bày đơn giản, ấn tượng. Hộp dữ liệu thông tin cần có tên và duy trì ổn định như
một chuyên mục.
Thông tin đồ họa
Đây là dạng thức thông tin sử dụng hình ảnh hoặc hình vẽ kết hợp với chữ
viết để diễn tả một sự kiện, vấn đề hoàn chỉnh nhằm hỗ trợ thong tin cho một bài
báo, trang báo, số báo. Thông tin đồ họa tạo nên tính trực quan, sinh động dễ
hiểu, tạo ra những mảng khối làm cho trang báo đẹp mắt hơn. Thông tin đồ họa
19
chia làm hai dạng bao gồm sơ đồ, biểu đồ, bảng và sử dụng ảnh hoặc hình vẽ để
làm nền cho sơ đồ, bảng biểu. Khi trình bày thông tin đồ họa, cần có tên, chú dẫn
nguồn tư liệu, kiểu chữ đơn giản, thống nhất phong cách trình bày trong các số
báo.
1.2.3 Cách thức trình bày thông tin nhiều cửa:
Để gia tăng cạnh tranh với các loại hình khác, báo in đang đổi mới hết
mình trong cả hình thức lẫn nội dung. Xu hướng trình bày thông tin nhiều cửa
ngày càng được sử dụng trên nhiều loại hình báo chí đặc biệt là báo in.
Trang báo truyền thống chỉ sử dụng những dạng thức thông tin cơ bản
như: Tít, sa pô, chính văn. Sau này trên trang báo truyền thống xuất hiện thêm
một dạng thức thông tin nữa đó là ảnh báo chí. Tuy nhiên, trang báo truyền
thống nhìn chung vẫn còn khá đơn giản, trình bày theo lối mòn, và với môi
trường thông tin phong phú như hiện nay, thực trạng đó phần nào gây nên sự
nhàm chán đối với việc tiếp nhận thông tin của đọc giả.
Mô hình trang báo truyền thống
Trong khi đó, trang báo hiện đại với sự tác động của thông tin nhiều cửa
sẽ được trình bày dựa trên nhiều dạng thức hiện đại như: thông tin đồ họa, ý kiến
chuyên gia, ý kiến phỏng vấn… Mỗi dạng thức chính là một cửa sổ thông tin, tạo
nên sự phong phú và hấp dẫn cho bài viết. Trang báo hiện đại có hiệu quả thông
tin cao hơn nhờ có các cửa sổ thông tin này.
20
_____Tít
_____Sa pô
Chính văn
…………………….
……………………
……………………
ảnh
_________Tít
_________Sa pô
Chính văn
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
Mô hình tham khảo trang báo hiện đại
Mỗi dạng tích cung cấp một khía cạnh của thông tin, tạo nên sự sống
động, đa chiều của thông tin. Ví dụ như: Trích dẫn ý kiến chuyên gia sẽ làm cho
thông tin trong bài viết có tính trọng lượng cao hơn, tạo sự tin cậy cho đọc giả.
Ảnh đi kèm lời trích dẫn sẽ đánh động vào trung khu thần kinh của đọc giả, tạo
sự tin tưởng và hứng thú. Hộp dữ liệu thông tin và thông tin đồ họa sẽ cung cấp
thêm những dữ liệu liên quan, mở rộng bài viết…
Tùy theo từng trường hợp và nội dung thông tin mà lựa chọn những cửa sổ thông
tin phù hợp. Mỗi bài viết nên kết hợp các cửa sổ thông tin khác nhau để đạt được
hiệu quả thông tin cao nhất.
21
Ảnh
________Tít
________Tít phụ
________Sa pô
Chính văn
…………… ….
…………… . ….
……………
…………… ….
Ý kiến
chuyên
gia
Trích dẫn lời
nhân vật được
phỏng vấn
Thông tin
đồ họa
Fact
Box
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG THÔNG TIN NHIỀU CỬA
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG NĂM 2013
2.1. Khái quát về báo Lao Động:
Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt
Nam. (TLĐTLĐVN), được thành lập vào năm 1939. Hiện nay, báo xuất bản 7
kì/tuần, số lượng trung bình mỗi kì là 100000 bản. Gần đây, mỗi khu vực đều có
22
một trang địa phương kèm theo. Khu vực miền Bắc và miền Nam ra 5 trang địa
phương/tuần, miền Trung và Tây Nguyên ra 1 trang/tuần. Báo Lao Động có trụ
sở chính ở 51 Hàng Bồ và 8 văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ
An, Huế, Hải Phòng, Quảng Nam…
Đảng bộ của báo Lao Động, Đảng bộ cơ quan Liên đoàn Lao Động Việt
Nam, với 35 Đảng viên. Đoàn thể quần chúng gồm: Công đoàn, chi hội Nhà báo,
chi đoàn Thanh niên, chi hội Chữ thập đỏ.
Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ
thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của báo Lao Động:
Từ 14/8/1929 đến 1945
Ngày 28/7/1929, Công hội đỏ Bắc kỳ tiền than của Tổng liên đoàn Lao Động
Việt Nam được thành lập, yêu cầu có một tờ báo để tuyên truyền và bảo vệ quyền
lợi cho người lao động. Nguyễn Đức Cảnh, phụ trách ban chấp hành Công hội
đỏ Bắc kỳ lúc bấy giờ đã quyết định xuất bản tờ báo mang tên Lao Động.
Báo Lao Động cho ra đời số đầu tiên vào ngày 14/8/1929. Báo gồm 2 trang,
khổ 22cm x 32cm, được in bằng thạch cao. Ra được 4 số, báo ngưng xuất bản.
Năm 1943, báo được xuất bản lại. Từ 5/1944 đến 5/1945 báo Lao Động ra được
5 số, mỗi số 4 trang khổ nhỏ.
Từ 1945 đến 1954
Ngày 13/10/1945, báo Lao Động xuất bản công khai, phát hành từ 1500 đến
2000 tờ mỗi kỳ vào thứ 5 hàng tuần. Từ 1/1946 báo phát hành vào thứ 7.
Ngày 20/5/1946 các tổ chức công đoàn Việt Nam thống nhất thành tổng Liên
đoàn Lao Động Việt Nam. Báo Lao Động được xác lập thành cơ quan ngôn luận
của tổ chức công đoàn trên cả nước.
23
Từ 1954 đến 1975
Năm 1945, hòa bình được lập lại tại miền Bắc, báo Lao Động chủ yếu phục
vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, thống nhất miền Nam.
Thời kì kháng chiến chống Mỹ, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tuyên
truyền, ủng hộ miền Nam đấu tranh chống Mỹ, thống nhất đát nước.
Từ 1975 đến nay
Sau 1975, báo Lao Động phát hành vào thứ 5 hàng tuần với 16 trang khổ nhỏ.
Ngày 27/7/1989, thay vì việc in typô trên giấy chất lượng thấp, báo Lao Động
bắt đầu in ốp-sét trên giấy trắng Liên Xô.
Ngày 3/2/1989, báo Lao Động ra tờ Lao Động chủ nhật khổ 30cm x 40cm, 4
màu, 12 trang.
Ngày 21/01/1992, báo Lao Động mở một văn phòng đại diện tại miền Trung.
Ngày 18/8/1993, báo Lao Động xuất bản ra nước ngoài 15000 bản/kỳ.
Ngày 01/07/1996, báo Lao Động xuất bản thêm số cuối tuần trở thành 4
số/tuần.
Đầu năm 1998, báo Lao Động hợp tác với mạng vi tính: “Trí tuệ Việt Nam”.
Đến nay, báo Lao Động xuất bản 7 số/tuần.
2.1.2 Báo Lao Động thời kỳ đổi mới:
Là tờ nhật báo có nội dung rất phong phú, đa dạng về tất cả các mặt: kinh
tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội với 46 chuyên mục được đăng tải trên 8
trang báo. Ngoài 8 trang chính, mỗi khu vực đều có trang thông tin địa phương.
Về hình thức, báo được in nhiều màu, trình bày luôn được thay đổi tạo sự
hấp dẫn cho tờ báo.Tin bài được trình bày ổn định, dễ theo dõi.
24
Về số lượng phát hành: 1986, báo Lao Động phát hành 35000 tờ/kỳ. Năm
1989, phát hành 1 kỳ/ tuần, mỗi kỳ phát hành 65000 tờ. Năm 1996, phát hành 4
kỳ/ tuần. Năm 2000, báo ra 5 kỳ/tuần với số lượng phát hành trên dưới 100000
tờ/kỳ. Năm 2002 ra 7 kỳ/tuần. Báo được phát hành rộng rãi trên 64 tỉnh thành
trong cả nước và nước ngoài.
Tôn chỉ và mục đích của báo Lao Động
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, báo Lao Động luôn phát triển theo đúng
đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước dưới sự chỉ đạo của Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam. Báo Lao Động thể hiện rõ quan điểm, lập trường cuả giai
cấp công nhân, cổ vũ, tuyên truyền toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước. Báo Lao Động đã đươc nhà nước tặng Huân chương Lao Động hạng I,
hạng II và nhiều cờ thi đua, bằng khen các cấp khác.
2.2. Khảo sát việc trình bày thông tin nhiều cửa trên báo Lao Động
năm 2013:
Báo Lao Động là tờ báo có truyền thống cách mạng vẻ vang, là cơ quan
ngôn luận của giai cấp công nhân - giai cấp lãnh đạo cách mạng, có vai trò, sứ
mệnh lịch sử vô cùng quan trọng góp phần giác ngộ tinh thần yêu nước, giác ngộ
ý thức chính trị cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tạo nền tảng và cơ
sở xã hội vững chắc để Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Đồng thời, báo Lao Động là tờ báo có bản lĩnh trong việc đổi mới cả về
nội dung cũng như hình thức. Báo liên tục tìm cách thể hiện tốt nhất trong khả
năng của mình từ áp dụng kĩ thuật mới cho đến đổi mới nội dung, hình thức.
Thuyết nhiều cửa là một xu thế mới mà báo Lao Động đã áp dụng và
mang lại những hiệu quả nhất định về cả nội dung lẫn hình thức.
2.2.1. Về nội dung thông tin:
25