Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện kiên lương 1998 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

ĐỖ VĂN ĐÂM

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN KIÊN LƯƠNG
1998 - 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

ĐỒNG THÁP - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

ĐỖ VĂN ĐÂM

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN KIÊN LƯƠNG

1998 - 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8.22.90.13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG

ĐỒNG THÁP - NĂM 2021


LỜI CẢM ƠN


Đầu tiên, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy, cô trực tiếp tham gia
đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam khóa VIII năm học
2019 - 2021. Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng
Tháp, phòng Sau Đại học, quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn.
Xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng, biết ơn TS. Nguyễn Thành Phương, thầy
đã tận tình hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn tới các vị lãnh đạo huyện, lãnh đạo các phòng ban
thuộc Huyện uỷ, Ban Giám hiệu trường THPT Kiên Lương và các đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hồn thành việc học tập và nghiên
cứu. Tơi xin tỏ lòng biết ơn đến các ban ngành tỉnh Kiên Giang, thư viện tỉnh
Kiên Giang; sự giúp đỡ, động viên của người thân, bạn bè trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Đâm


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
5.1. Nguồn tư liệu ........................................................................................... 6
5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
7. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. KINH TẾ, XÃ HỘI KIÊN LƯƠNG TỪ SAU NGÀY GIẢI
PHÓNG ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP HUYỆN (1975 - 1998)
1.1. Vài nét về vùng đất và con người Kiên Lương .......................................... 9
1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên .................................................. 9
1.1.2. Lịch sử vùng đất và con người Kiên Lương....................................... 15
1.1.3. Vài nét về truyền thống đấu tranh của nhân dân Kiên Lương ........... 19
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .......................................................................... 22
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................. 22
1.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................. 23
1.3. Tình hình kinh tế, xã hội từ 1975 đến 1986 ............................................. 25
1.4. Tình hình kinh tế, xã hội từ 1986 đến 1998 ............................................ 32


Tiểu kết chương 1............................................................................................ 43
CHƯƠNG 2. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN KIÊN LƯƠNG
1998 - 2009
2.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến đến huyện Kiên Lương ............................ 45
2.2. Chuyển biến về kinh tế từ 1998 đến 2009 ............................................... 47
2.2.1. Nông - Lâm - Thủy sản .................................................................... 47

2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ............................................... 56
2.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch........................................................ 59
2.2.4. Tài chính, ngân hàng ........................................................................ 62
2.2.5. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và thông tin liên lạc ............... 63
2.3. Chuyển biến xã hội Kiên Lương từ 1998 đến 2009 ................................. 67
2.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân .................................................. 67
2.3.2. Giáo dục ............................................................................................ 70
2.3.3. Y tế.................................................................................................... 72
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN KIÊN LƯƠNG
2010 - 2020
3.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến huyện Kiên Lương ................................... 77
3.2. Chuyển biến kinh tế từ 2010 đến 2020 .................................................... 81
3.2.1. Nông - Lâm - Thủy sản. .................................................................. 83
3.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.. .............................................. 93
3.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch....................................................... 98
3.2.4. Tài chính, ngân hàng. .................................................................... 101
3.2.5. Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và thông tin liên lạc. ........... 103
3.3. Chuyển biến xã hội từ 2010 đến 2020 ................................................... 106
3.3.1. Vấn đề chăm lo đời sống nhân dân ............................................... 106
3.3.2. Giáo dục - Đào tạo ......................................................................... 109


3.3.3. Y tế................................................................................................. 110
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 111
C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1

BCH

Ban chấp hành

2

BTV

Ban thường vụ

3

ĐBSCL

4

ĐCS

Đảng Cộng sản

5

Đvt


Đơn vị tính

6

ha

Héc ta

7

HS

Học sinh

8

KT, XH

9

NN-PTNT

10

NXB

Nhà xuất bản

11


TGLX

Tứ giác Long Xuyên

12

TNMT

Tài nguyên môi trường

13

THPT

Trung học phổ thông

14

UBND

Ủy ban nhân dân

15
16

Đồng bằng sông Cửu Long

Kinh tế, xã hội
Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn


VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ 1986 đến 1998 .................. 33
Bảng 1.2. Chăn nuôi ở huyện Kiên Lương từ 1991 đến 1997 ....................... 35
Bảng 1.3. Số liệu học sinh đang theo học tại huyện từ 1990 đến 1998 ......... 42
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa 2000 - 2009 ...... 48
Bảng 2.2. Chăn nuôi ở huyện Kiên Lương từ 1999 đến 2009 ....................... 51
Bảng 2.3. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở huyện .................... 54
Bảng 2.4. Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện ............ 56
Bảng 2.5. Hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo huyện Kiên Lương 2001 - 2009 ........... 69
Bảng 2.6. Số lượng HS theo học giai đoạn từ 1999 đến 2009 .......................... 71
Bảng 3.1. Diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa 2010 - 2020 ...... 84
Bảng 3.2. Sản lượng thủy sản huyện Kiên Lương từ 2010 đến 2020 ............. 89
Bảng 3.3. Nuôi trồng thủy sản ở Kiên Lương từ 2010 đến 2020 ................... 90
Bảng 3.4. Sản lượng nuôi tôm công nghiệp của các huyện, thành phố trong
tỉnh Kiên Giang từ 2015 đến 2018 ................................................ 91
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp từ 2010 đến 2020 ..... 94
Bảng 3.6. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của huyện từ
2010 đến 2020 ............................................................................... 96


1

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trên đất nước ta, bất cứ vùng đất nào, địa phương nào cũng đều mang
chung truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nhưng mỗi vùng, mỗi địa
phương lại có những nét riêng về lịch sử, địa lí, văn hóa. Huyện Kiên Lương
cũng có những nét riêng trong cái chung của lịch sử Việt Nam.
Trải qua thời gian hình thành và phát triển, đất Kiên Lương với những
con người anh dũng, kiên cường bất khuất, chịu thương, chịu khó đã vượt qua
mọi khó khăn, thách thức để đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do,
thống nhất, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhìn lại lịch sử, khi Mạc Cửu thành lập trấn Hà Tiên và sau đó sáp nhập
vùng đất rộng lớn này vào lãnh thổ của chúa Nguyễn, trong đó bao gồm cả phần
đất của Kiên Lương. Từ đó, Hà Tiên, Kiên Lương trở thành một bộ phận lãnh
thổ của dân tộc Việt Nam. Mặc dù tên gọi Kiên Lương chỉ mới xuất hiện từ
giữa thế kỉ XX, nhưng nhân dân Kiên Lương đã hòa cùng với nhân dân cả nước
vượt qua những thăng trầm của lịch sử và cùng nhau hoàn thành sự nghiệp bảo
vệ vững chắc chủ quyền của quốc gia dân tộc, từng bước đưa nền kinh tế Việt
Nam ngày càng phát triển và hội nhập.
Qua những chặng đường phát triển, ngày 08 tháng 7 năm 1998 Chính
phủ nước Cộng hịa XHCN Việt Nam thông qua Nghị định số 47/1998/NĐ-CP
Quyết định chia tách huyện để tái lập thị xã Hà Tiên. Mục đích của việc chia
tách huyện là nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy mọi tiềm năng,
thế mạnh của từng địa phương, đẩy mạnh phát triển KT, XH và nâng cao đời
sống nhân dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách địa giới hành
chính, nhưng nhân dân Kiên Lương đã đoàn kết cùng nhau vượt qua thách thức,
nỗ lực đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân


2

ngày càng được nâng cao, bộ mặt nông thôn của huyện từng bước thay đổi theo

hướng hiện đại.
Qua hơn 20 năm chia tách địa giới hành chính, Kiên Lương đã trở thành
vùng kinh tế trọng điểm và là khu công nghiệp của tỉnh Kiên Giang; là nơi đầu
tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; là địa điểm du lịch hấp dẫn của
du khách trong nước và quốc tế. Thành tựu này là kết quả của sự cần cù, sáng
tạo trong lao động sản xuất của toàn thể nhân dân dưới sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng bộ huyện Kiên Lương.
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, huyện Kiên Lương vẫn cịn
tồn tại những khó khăn nhất định, nhiều cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng
bộ và đúng mức, các tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được phát huy
một cách hiệu quả, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn... Do đó, việc dựng lại bức tranh KT, XH của huyện Kiên Lương từ 1998
đến 2020 có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm giúp nhân dân Kiên Lương nhìn
nhận lại chặng đường lịch sử hơn 20 năm qua. Đồng thời, nghiên cứu sự chuyển
biến KT, XH của huyện Kiên Lương có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc,
góp phần giúp ta có cách nhìn tồn diện về lịch sử địa phương nói riêng và của
cả nước nói chung.
Với vấn đề trên, tơi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện
Kiên Lương 1998 - 2020” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử cho mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Kiên Lương
trong thời gian từ 1998 đến 2020.
Phân tích những thành tựu đạt được trong cơng cuộc xây dựng và phát
triển huyện Kiên Lương từ 1998 đến 2020. Bên cạnh đó, luận văn chỉ ra những


3

mặt tồn tại, những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và phát triển

KT, XH ở huyện từ 1998 đến 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài dựng lại bức tranh kinh tế, xã hội của huyện Kiên Lương từ 1998
đến 2020 trên hai góc độ phát triển kinh tế và phát triển xã hội theo giai đoạn
từ 1975 đến 1998, giai đoạn từ 1998 đến 2009 và giai đoạn từ 2010 đến 2020.
Đồng thời, đề tài làm rõ thêm những nguyên nhân thành công và những
tồn tại, cũng như đánh giá những bài học kinh nghiệm cần nhìn nhận lại để
công cuộc xây dựng và phát triển huyện Kiên Lương ngày càng hoàn thiện.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước 1998, Kiên Lương hay còn gọi là huyện Hà Tiên cũ, là đơn vị hành
chính cấp huyện thuộc tỉnh Kiên Giang. Do đó, nghiên cứu về Hà Tiên là nghiên
cứu luôn cả vùng đất Kiên Lương. Đây là vùng đất gắn liền với cơng cuộc khai
hóa vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về vùng đất
Hà Tiên, Kiên Lương. Cụ thể là:
“Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam bộ từ thế kỷ XVII, XVIII, XIX” của
Huỳnh Lứa do NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 2000. Cơng trình đã nêu
một cách rõ nét về lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ và đồng bằng sơng Cửu
Long nói chung, vùng đất Kiên Lương nói riêng. Ngồi ra, tác giả tập trung
miêu tả về quá trình tổ chức dân cư và các hoạt động KT, XH của cư dân trên
vùng đất mới.
“Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, Hà Tiên (Kiên Giang - Minh Hải)”
của tác giả Nguyễn Đình Đầu do NXB thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm
1994. Trong cơng trình này, tác giả miêu tả vị trí địa lí, đất nước con người,
phong tục tập quán, địa giới hành chính, đặc điểm kinh tế ở vùng đất Hà Tiên,
trong đó có vùng đất Kiên Lương.


4

“Gia Định thành thơng chí” của Trịnh Hồi Đức do NXB tổng hợp

Đồng Nai ấn hành 2006. Tác phẩm này đề cập đến lịch sử hình thành vùng đất
Kiên Lương dưới thời họ Mạc trong các thế kỉ XVII - XIX. Ngồi ra, tác phẩm
cũng nêu rõ vị trí, hình thể, sản vật và đời sống của cư dân trên vùng đất này.
“Nghiên cứu Hà Tiên, Họ Mạc với Hà Tiên” của tác giả Trương Minh
Đạt do NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2008. Được mệnh
danh là “Hà Tiên học”, tác giả Trương Minh Đạt đã nêu đầy đủ về lịch sử hình
thành và đóng góp của họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên, Kiên Lương. Bên
cạnh đó, tác giả cũng đã nêu quá trình họ Mạc đã xin sáp nhập vùng đất Kiên
Lương vào lãnh thổ của chúa Nguyễn; nêu các hoạt động văn hóa; các danh
lam thắng cảnh của vùng đất Hà Tiên, Kiên Lương dưới thời họ Mạc.
“Tìm hiểu Kiên Giang” của Dương Tấn Phát làm chủ biên do Ban nghiên
cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang ấn hành năm 1986. Đây là cơng trình khái
qt một cách đầy đủ về vị trí địa lí, lịch sử, kinh tế và xã hội Kiên Giang qua
các thời kỳ lịch sử. Tác phẩm cũng đã đề cập đến các tiềm năng về tài nguyên,
phong cảnh và sản vật của vùng đất Hà Tiên, Kiên Lương trong sự phát triển
kinh tế của địa bàn nói riêng và của tỉnh Kiên Giang nói chung.
“Lịch sử Đảng bộ huyện Kiên Lương 1930 - 2010” do Ban chấp hành
Đảng bộ huyện Kiên Lương phát hành năm 2016. Đây là cơng trình nghiên cứu
về lịch sử đấu tranh của quân và dân Kiên Lương dưới sự lãnh đạo của Đảng
qua các thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, cơng trình cũng nêu khái qt về sự phát
triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ
khái quát, chưa đề cập đến các ngành kinh tế trọng điểm của huyện và chỉ
nghiên cứu đến năm 2010.
Ngồi ra cịn có các luận văn, luận án, báo cáo của các tác giả nghiên cứu
về Kiên Lương như:


5

Luận án tiến sĩ sử học của Nguyễn Thùy Dương về “Kinh tế Rạch Giá Hà Tiên thời Pháp thuộc (1867 - 1939)” năm 1997. Đây là cơng trình nghiên

cứu khá toàn diện về Hà Tiên ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ
XX. Tuy nhiên cơng trình chỉ dừng lại việc nghiên cứu kinh tế Hà Tiên dưới
thời Pháp thuộc.
Luận văn thạc sĩ sử học của Đồn Hồng Phúc về “Q trình khai thác
vùng Tứ giác Long Xuyên từ 1988 đến 2018” năm 2019. Đây là cơng trình
nghiên cứu khá tồn diện về cơng cuộc khai thác, những chính sách, chủ trương
của Đảng đối với vùng tứ giác Long Xuyên nói chung, tỉnh Kiên Giang nói
riêng. Tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập đến cơng cuộc khai thác vùng tứ giác
Long Xuyên và chưa đề cập nhiều về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện
Kiên Lương.
Tất cả những tư liệu trên giúp tôi có nguồn tham khảo hữu ích, hiểu rõ về
vùng đất Kiên Lương. Mặc dù có nguồn tư liệu phong phú, tuy nhiên trong khả
năng của bản thân, tôi vẫn chưa tìm thấy một cơng trình nào nghiên cứu riêng
về KT, XH huyện Kiên Lương từ 1998 đến 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những chuyển biến trên lĩnh vực
kinh tế và xã hội của huyện Kiên Lương từ 1998 đến 2020.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: địa bàn huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Mặc dù qua
các thời kỳ lịch sử khác nhau, địa giới huyện có nhiều biến đổi, trong đó có cả
thời kỳ bao gồm thị trấn Hà Tiên và huyện Giang Thành ngày nay. Luận văn
cũng đề cập đến một số địa phương nhằm so sánh huyện Kiên Lương với các
huyện khác trong tỉnh Kiên Giang.


6

Về thời gian: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quá trình chuyển biến
KT, XH ở huyện Kiên Lương giai đoạn từ 1998 đến 2020.

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tôi đã tham khảo và sử dụng các văn kiện của
Đảng, các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của Chính phủ về vấn đề
kinh tế, xã hội; các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang, văn kiện của
Đại hội Đảng bộ huyện Hà Tiên, văn kiện của Đảng bộ huyện Kiên Lương; các
báo cáo tổng kết và phương hướng thực hiện kế hoạch hằng năm của các cơ
quan chức năng; sử dụng số liệu thống kê và lưu trữ của các ban ngành trên địa
bàn huyện Kiên Lương. Đặc biệt là các nguồn tư liệu chúng tôi sưu tầm được
tại trung tâm lưu trữ Quốc gia III, các tư liệu lưu trữ ở Huyện ủy Kiên Lương,
thư viện tỉnh Kiên Giang.
Bên cạnh các nguồn tư liệu trên, tơi cịn tham khảo các bài báo địa
phương viết về KT, XH huyện Kiên Lương; tham khảo thêm các luận án, luận
văn và các bài viết đăng trên internet có liên quan đến đề tài.
Mặt khác, để đề tài mang tính thực tiễn khoa học tơi sử dụng tư liệu điền
dã thông qua những lần trao đổi với các cán bộ phụ trách về vấn đề kinh tế, xã
hội của huyện, trao đổi với nhân dân sống trên địa bàn về quá trình chuyển biến
KT-XH của huyện qua các thời kỳ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là quan điểm chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn, tôi đã sử dụng hai phương pháp
cơ bản của khoa học lịch sử là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic nhằm


7

nghiên cứu một cách hệ thống, tồn diện q trình chuyển biến KT, XH trong

khoảng thời gian được xác định.
Phương pháp quan trọng khác mà tôi sử dụng trong nghiên cứu đề tài là
phương pháp thống kê nhằm hệ thống và xử lý các số liệu báo cáo của các cơ
quan chức năng, số liệu thống kê của Phòng thống kê huyện Kiên Lương, Cục
thống kê tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó, tơi cịn sử dụng phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích và tổng hợp để nhìn nhận và đánh giá các thời kỳ, các
giai đoạn phát triển của huyện Kiên Lương.
Ngồi ra, tơi cịn sử dụng phương pháp điền dã, thu thập thông tin qua
các cuộc trao đổi với lãnh đạo huyện, lãnh đạo các cơng ty, xí nghiệp, nơng dân
sản xuất giỏi, những tấm gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất trên
địa bàn huyện Kiên Lương để có thêm cơ sở nhận định về chuyển biến KT-XH
của huyện từ 1998 đến 2020.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày một cách có hệ thống về bức tranh KT, XH của huyện
Kiên Lương sau hơn 20 năm (1998 - 2020). Đồng thời, nêu rõ những thành tựu
nổi bật, những bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển
KT-XH ở địa phương.
Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các ban ngành; tư liệu
giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thơng; tư liệu giáo dục lịng u
nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống tốt đẹp của địa phương cho thế hệ trẻ.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
của luận văn được viết thành 3 chương:
Chương 1. Kinh tế, xã hội Kiên Lương từ sau ngày giải phóng đến trước
khi thành lập huyện (1975 - 1998).


8

Chương 2. Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Kiên Lương 1998 - 2009.

Chương 3. Sự phát triển tế, xã hội huyện Kiên Lương 2010 - 2020.


9

B. NỘI DUNG
Chương 1
KINH TẾ, XÃ HỘI KIÊN LƯƠNG TỪ SAU NGÀY GIẢI PHÓNG
ĐẾN TRƯỚC KHI THÀNH LẬP HUYỆN (1975 - 1998)
1.1. Vài nét về vùng đất và con người Kiên Lương
1.1.1 Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lí: Huyện Kiên Lương nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang
thuộc khu vực phía Tây Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố
Rạch Giá khoảng 60 km, cách thành phố Hà Tiên 22 km đường bộ, tổng diện
tích tự nhiên của huyện là 47.329,12 ha, chiếm 7,46% diện tích tồn tỉnh Kiên
Giang (BCH Đảng bộ huyện Kiên Lương, 2016). Huyện Kiên Lương giáp với
thành phố Hà Tiên và huyện Giang Thành ở phía Bắc, giáp với huyện Hịn Đất
ở phía Đơng, phía Nam và phía Tây giáp với biển thuộc phạm vi của huyện
Kiên Hải và huyện Phú Quốc.
Hiện nay huyện Kiên Lương có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm
thị trấn Kiên Lương, các xã: Dương Hịa, Kiên Bình, Hịa Điền, Bình An, Bình
Trị và hai xã đảo là Hịn Nghệ, Sơn Hải; huyện có 54 hịn đảo lớn nhỏ và trên
30 km bờ biển.
Địa hình: Nằm ở vị trí ven biển của vùng đồng bằng rộng lớn nên Kiên
Lương có địa hình khá đa dạng, bao gồm cả đồi núi, đồng bằng, biển đảo.
Vùng đồng bằng chiếm 90,63% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện, có độ
cao phổ biến từ 0,7 - 1,0m so với mực nước biển. Đồng thời, với đặc điểm có
đảo và thềm lục địa trên đảo, tuy chỉ chiếm 1,83% tổng diện tích tự nhiên,
nhưng với 54 hòn đảo phân bố trên một lãnh hải rộng lớn, trong đó Hịn Nghệ,
Sơn Hải là nơi có diện tích thềm lục địa lớn nhất (Phịng TNMT huyện Kiên

Lương, 2020). Do vậy, đây được xem là nơi vừa có vị trí quan trọng về an ninh


10

quốc phịng, vừa có tiềm năng trong đánh bắt, ni trồng hải sản, phát triển du
lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
Đồi núi chiếm 7,54% tổng diện tích tồn huyện, phân bố khá tập trung ở
khu vực ven biển và số ít phân tán trong nội địa (Phòng TNMT huyện Kiên
Lương, 2020). Địa hình đồi núi kết hợp phong cảnh của núi rừng và biển đã tạo
nên nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, là điều kiện thuận lợi để khai thác
ngành du lịch ở địa phương như: cảnh quan ở dãy núi Mo So, hang Tiền, hang
Cá Sấu, Chùa Hang ở xã Bình An, quần đảo Bà Lụa (Sở Du lịch tỉnh Kiên
Giang, 2009). Trong lòng đồi núi ở Kiên Lương có nhiều loại khống sản giá
trị cao như: đá vơi, đá xây dựng, phục vụ cho phát triển công nghiệp sản xuất
xi măng, nung vôi, khai thác đá xây dựng và san lấp (BCH Đảng bộ huyện Kiên
Lương, 2016).
Cùng với đồng bằng, đồi núi là bờ biển và đảo biển, với 2 xã đảo Hòn
Nghệ, Sơn Hải cùng với các đảo thuộc quần đảo Bà Lụa, đây là nơi chứa nhiều
tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, là nơi có nhiều cảnh quan đẹp và
thơ mộng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, cả du lịch sinh
thái và du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng (Cao Mỹ Khanh và cs., 2016).
Với vị trí địa lý, địa hình đa dạng và phong phú như trên, tạo cho Kiên
Lương tiềm năng to lớn để phát triển các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Kênh rạch, biển: Trên địa bàn Kiên Lương có hệ thống kênh rạch chính
là kênh Rạch Giá - Hà Tiên, kênh nằm trên chiều dài địa phận huyện là 22,2
km, rộng 50 - 60m. Kênh Rạch Giá - Hà Tiên cùng với con lộ Rạch Giá đi Hà
Tiên, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại, tháo chua, rửa phèn vùng TGLX thuộc
tỉnh Kiên Giang mà con đường và con kênh này có chức năng chiến lược về

quốc phịng, an ninh trên vùng biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc (Đoàn
Hồng Phúc, 2019). Cùng với kênh Rạch Giá - Hà Tiên là kênh Vĩnh Tế bắt


11

nguồn từ địa phận huyện Giang Thành chảy qua địa phận huyện Kiên Lương,
kênh có chiều dài 67 km, đáy rộng 12 - 22m. Ngồi ra, cịn có các con kênh đào
Nông Trường, kênh T3, T4, T5 nối với kênh Vĩnh Tế, đây là kênh cung cấp
nước ngọt cho huyện Kiên Lương (Phòng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Do nằm cạnh biển Tây nên nguồn nước mặn cung cấp cho nuôi trồng thuỷ
sản trên địa bàn huyện khá dồi dào. Các kênh đào dẫn nước mặn bao gồm: kênh
Lung Lớn 1, kênh Cầu Cái Tre, kênh Ba Hòn, Tà Săng, kênh Tám Thước, kênh
Lung Lớn 2, kênh Khe Lá (Phòng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Ngư trường biển của huyện khá rộng, có nguồn hải sản đa dạng và phong
phú. Biển Kiên Lương có nhiều cát trắng tạo nên những cảnh quan sinh đẹp
ven biển. Vì vậy, kinh tế biển được xem là một trong lĩnh vực thực hiện khâu
đột phá trong phát triển KT, XH ở địa phương.
Khí hậu: Chung đặc điểm của tỉnh Kiên Giang, huyện Kiên Lương nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng của biển
Tây. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 27 đến 27,5 0C. Lượng
mưa lớn trung bình khoảng trên 2.000mm/năm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm. Đến mùa khô,
một số khu vực ven biển có thể phát huy lợi thế để ni trồng thủy sản ( Dương
Tấn Phát, 1986).
Thuỷ văn: Huyện Kiên Lương chịu sự chi phối bởi nguồn nước sông
Hậu từ địa phận huyện Giang Thành đến vùng nội địa của vùng, ảnh hưởng của
thủy triều biển Tây. Chế độ thủy văn phân hóa sâu sắc theo mùa: mùa khơ và
mùa mưa dẫn đến tình trạng chua phèn vẫn cịn diễn ra; biến động thủy triều,

biển dâng cao sẽ dẫn đến xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra. Cũng như vùng
TGLX, huyện thường xảy ra tình trạng nhiễm phèn vào các tháng đầu mùa mưa,
kéo dài 3 - 4 tháng/năm. Với cơng trình thốt lũ kết hợp với mạng lưới thủy lợi


12

nội vùng, tình trạng chua phèn trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể,
nhưng đây là quá trình lâu dài nên cần tiếp tục đầu tư phát triển để đảm bảo yêu
cầu cải thiện môi trường nước, tạo thuận lợi cho thâm canh cây trồng. Từ cuối
tháng 12 trở đi, khi lưu lượng nước ngọt suy giảm, nước mặn xâm nhập vào nội
vùng, mạnh nhất vào tháng 4 hàng năm. Để kiểm soát sự xâm mặn, ngay tại
các kênh đều đặt cống ngăn mặn nhằm điều tiết lấy nước mặn để phát triển nuôi
trồng thủy sản nước mặn (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Về hệ thống giao thơng: Kiên Lương nằm trên trung tâm quốc lộ 80 nối
từ thành phố Rạch Giá - Hòn Đất - Kiên Lương đến Hà Tiên với độ dài hơn 100
km. Cùng với hệ thống đường bộ là hệ thống giao thông đường thuỷ nối liền từ
Rạch Giá đến Hà Tiên. Ngoài ra, cịn có tuyến đường biển từ bến tàu Ba Hịn
kết nối hai xã đảo với đất liền.
Với hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nằm giữa tam giác phát triển
của tỉnh là Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc nên đã tạo cho Kiên Lương có nhiều
lợi thế trong phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác giữ gìn trật tự xã hội
trên địa bàn, quốc phòng an ninh ở địa phương.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Trên vùng đồng bằng huyện Kiên Lương có 6 nhóm đất
chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phèn với 39.792 ha chiếm 84,15% tổng
diện tích tự nhiên tồn huyện được phân bố tập trung ven kênh Rạch Giá - Hà
Tiên thuộc địa bàn các xã Dương Hòa, Hòa Điền, thị trấn Kiên Lương và khu
vực thuộc 2 xã Kiên Bình và Bình Trị. Đất có độ phì nhiêu và được phù sa bồi
đắp nên rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp; riêng vùng hạ lưu ở xã

Hịa Điền, Dương Hịa và Bình Trị thích hợp cho ni trồng thuỷ sản.
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 2.259 ha, chiếm 4,78% diện tích tự nhiên
tồn huyện và phân bố trên dạng địa hình đồi núi, trên đất liền và ở hải đảo nên
có thể sử dụng trồng cây lâu năm (Phòng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).


13

Nhóm đất xám diện tích 1.645 ha chiếm 3,48% tổng diện tích và phân bố
ở khu vực ven núi thuộc địa bàn các xã Bình An, Bình Trị, Dương Hịa. Đất
xám có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, độ phì nhiêu thấp, khá thích hợp
cho loại cây trồng cây ăn trái (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Nhóm đất than bùn có diện tích 1.388 ha, chiếm 2,93% tổng diện tích, đất
được phân bố rải rác trên địa hình thấp trũng thuộc xã Kiên Bình và 1 phần diện
tích ở xã Hịa Điền (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá chiếm 1,12% tổng diện tích tự nhiên tồn
huyện, phần lớn là núi đá vơi chủ yếu để khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi
măng; cịn lại là nhóm đất mặn được phân bố trên địa hình thấp ven biển, bị
ảnh hưởng của độ mặn nên đã được trồng rừng ngập mặn, số ít đã được sử dụng
ni trồng thủy sản (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Nhìn chung, đất đai ở Kiên Lương phần lớn nhiễm phèn và mặn. Do đó,
trong sử dụng đất cần chú ý các biện pháp thuỷ lợi nhằm tháo chua, rửa phèn
để nâng cao năng suất trong sản xuất.
Thuỷ hải sản: Huyện Kiên Lương có chiều dài bờ biển ven đất liền trên
30 km trong tổng số 200 km bờ biển của Kiên Giang và 54 hòn đảo trong số
khoảng 143 hòn đảo của Kiên Giang. Ngư trường đánh bắt rộng, có nguồn hải
sản đa dạng, bao gồm: cá biển các loại, tơm, sị, mực, ghẹ... Cùng với hải sản
nước mặn là nguồn thuỷ sản nội địa, bao gồm các loại thủy sản nước ngọt như:
cá rơ, cá lóc, cá trê (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Khống sản: Tài ngun khoáng sản trên địa bàn huyện khá đa dạng, các

loại khống sản đã được khảo sát trữ lượng gồm có: vôi, đá xây dựng, xi măng,
cát sỏi với trữ lượng rất lớn:
Vơi: Kiên Lương là nơi có đá vơi nhiều nhất ở ĐBSCL, với trữ lượng lớn
khoảng 80.578 tấn, chủ yếu là đá vôi dùng để sản xuất xi măng, vôi để cải tạo
đất dùng trong nuôi trồng thủy sản. Theo quy hoạch thăm dò và khai thác


14

khoáng sản của tỉnh Kiên Giang, trữ lượng khai thác từ 2015 đến 2020 có
khoảng 9,3 triệu m3 (Phịng TNMT huyện Kiên Lương, 2020).
Xi măng: Đây là quà tặng hiếm hoi của thiên nhiên ban tặng cho vùng
đất Kiên Lương. Với cụm 22 ngọn núi đá vơi có trữ lượng hơn 500 triệu m3
Kiên Lương trở thành vùng sản xuất nguyên liệu đá xây dựng lớn nhất khu vực,
là nơi cung cấp chủ yếu đá vôi lẫn Clinker cho các nhà máy xi măng đủ loại
công suất cho Cần Thơ, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh (Trần Đình Thi,
1994). Hiện tại trên địa bàn Kiên Lương có các nhà máy sản xuất xi măng với
công suất lớn như: nhà máy xi măng Vicem, nhà máy xi măng Hà Tiên ở Bình
An, nhà máy INSEE, nhà máy xi măng Kiên Lương.
Cát sỏi và gạch nung: Cát sỏi phân bố tập trung ở Hịn Heo xã Dương
Hồ có thể làm vật liệu xây dựng hoặc nguyên liệu sản xuất gạch. Huyện có
nhà máy gạch Tuynen tại thị trấn Kiên Lương, hoạt động của nhà máy sản xuất
gạch để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng ở địa phương và các huyện trong tỉnh.
Kiên Lương là huyện có tài ngun khống sản rất đa dạng, phong phú,
với trữ lượng lớn. Tuy nhiên, đa phần các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Kiên
Lương là tài ngun khơng tái tạo nên trong q trình khai thác cần tiết kiệm,
tránh lãng phí.
Ngồi lợi thế về tài ngun khống sản, kinh tế biển, huyện Kiên Lương
cịn thế mạnh về tài nguyên du lịch, cả về du lịch sinh thái và du lịch nhân văn
với nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp nên Kiên Lương

là vùng đất hấp dẫn để khai thác và phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, Kiên
Lương có nguồn tài nguyên nhân lực phong phú, lực lượng lao động trẻ có nhu
cầu việc làm cao. Nhân dân Kiên Lương giàu truyền thống đồn kết, u nước,
thơng minh sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, có thể thích ứng nhanh
với điều kiện mới. Do đó, đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho công cuộc
xây dựng và phát triển KT, XH ở địa phương (Trần Trọng Minh, 2011).


15

Nhìn chung, Kiên Lương là huyện có địa hình khá đa dạng, có đồng bằng,
đồi núi, có biển, có hải đảo đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên rất đặc sắc;
khí hậu ơn hịa. Đặc biệt, huyện có nguồn tài ngun khống sản rất phong phú
và có trữ lượng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp; có nguồn
lao động dồi dào, nhân dân đồn kết, sáng tạo, thích ứng nhanh trong điều kiện
mới. Với những tiềm năng và lợi thế trên, đã tạo điều kiện cho huyện Kiên
Lương phát triển một cách toàn diện trên lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, công
nghiệp, thương nghiệp, du lịch và dịch vụ.
1.1.2. Lịch sử vùng đất và con người Kiên Lương
Cùng hoàn cảnh lịch sử và địa lí vùng đất ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ,
đất Kiên Lương trước kia là địa bàn văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam
phát triển rực rỡ từ thế kỉ I - VI. Đến thế kỉ VII, Phù Nam bị diệt vong.
Thế kỷ XVI, vùng đất Hà Tiên được gọi là Mang Khảm, dân cư sống
thưa thớt. Bước vào thế kỷ XVII, trên vùng đất này đã xuất hiện một lớp cư dân
mới, sống rải rác từ Hà Tiên đến xã Bình An ngày nay, chủ yếu là người Việt.
Họ là những người nông dân nghèo khổ bị địa chủ bóc lột nên bỏ quê hương
xứ sở hoặc vì chiến tranh loạn lạc nên di cư vào các vùng đất mới xa xơi để tìm
con đường sống ( Huỳnh Lứa, 2000).
Năm 1680, Mạc Cửu - một người Trung Quốc bất mãn với nhà Thanh đã
cùng với đoàn quân của mình di cư đến vùng đất Hà Tiên để lập nghiệp. Ở đây,

ông đã chiêu mộ các lưu dân khai phá đất hoang và lập được 7 thôn xã rộng lớn
do chính ơng cai quản, bao gồm các vùng đất thuộc các tỉnh Kiên Giang, An
Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau ngày nay và một phần đất thuộc
tỉnh Kam Pốt, Tà Keo của quốc gia Campuchia (Phan Huy Lê, 2011).
Dưới thời quản lý của Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ, Hà Tiên nổi danh ở
Đông Nam Á, là nơi buôn bán phồn thịnh của các thương nhân phương Tây,
thương nhân Nhật, Trung Quốc; về sau cảng Hà Tiên khơng cịn những sản vật


16

quý nữa và nhiều lý do khác nên các thương nhân các nước này không đến Hà
Tiên nữa (Sơn Nam, 1994). Năm 1708, Hà Tiên được họ Mạc dâng cho chúa
Nguyễn trước nạn ngoại xâm phong kiến Xiêm. Để ghi nhận những đóng góp
của họ Mạc, chúa Nguyễn đã phong Mạc Cửu làm tổng binh trấn cai quản trấn
Hà Tiên ( Huỳnh Lứa, 2000).
Năm 1773, Hà Tiên được chúa Nguyễn đầu tư xây dựng lại quy mô hơn,
trở thành một vùng đất rộng lớn, phát triển cả về kinh tế, thương mại lẫn quân
sự và quốc phòng. Tuy vậy, những cuộc chiến tranh phong kiến cùng với sự
cướp bóc của bọn cướp đã làm cho kinh tế Hà Tiên vốn tấp nập, sung túc đã trở
nên tiêu điều, vắng vẻ (Sơn Nam, 1994).
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, triều Nguyễn được thành lập. Dưới sự
quản lý của triều Nguyễn, triều đình đã có chính sách kêu gọi nhân dân lưu tán,
khai phá ruộng đất hoang của triều đình và quan lại địa phương đã thu hút nhân
dân từ các nơi tụ về vùng đất Hà Tiên. Năm 1832, vua Minh Mạng thực hiện
cuộc cải cách hành chính, chia đất nước thành 30 tỉnh, trấn Hà Tiên được chia
thành 2 tỉnh là: tỉnh An Giang và tỉnh Hà Tiên. Trong tỉnh Hà Tiên gồm 3 huyện
là: Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên. Trong đó, huyện Hà Châu bao gồm
Hà Tiên, Kiên Lương và huyện Giang Thành ngày nay (BCH Đảng bộ huyện
Kiên Lương, 2016).

Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiến Nam Kỳ, vùng đất Hà Tiên rơi vào
tay Pháp, để phục vụ cho cơng cuộc khai thác, chính quyền thực dân ra sức
chiêu mộ các lưu dân, giáo dân theo đạo Công giáo từ các nơi tiến hành khai
phá đất hoang, mở rộng giao thông thủy bộ, nạo vét kênh mương, xây dựng các
đồn điền, các nhà thờ (BCH Đảng bộ huyện Kiên Lương, 2016). Chính sách
của chính quyền thực dân đã tạo điều kiện cho lớp dân mới di cư vào vùng đất
Kiên Lương, góp phần gia tăng dân số trên vùng đất này. Giai đoạn 1950 1954, để thực hiện nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chính quyền


×