Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện tam nông - phú thọ giai đoạn 1986 - 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Bùi Mạnh Thắng -
người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong Khoa Sử - Địa Trường
Đại học Tây Bắc, đã hết sức giúp đỡ, góp ý kiến, chỉ bảo tận tình cho em.
Xin cảm ơn các sở, phòng ban thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện
Tam Nông, Thư viện Quốc gia, Thư viện tỉnh Phú Thọ - nơi cung cấp cho tôi các
tài liệu cần thiết để thực hiện cho khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn sinh viên cùng lớp
đã tạo điều kiện và hết sức giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn khóa luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót, mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của toàn thể
thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Thu Hương


Danh mục các thuật ngữ viết tắt

STT
Nội dung được viết tắt
Quy ước kí hiệu
1
Công nghiệp hoá - hiện đại hóa
CNH - HĐH
2


Hợp tác xã
HTX
3
Kinh tế - xã hội
KT - XH
4
Trung học cơ sở
THCS
5
Trung học phổ thông
THPT
6
Uỷ ban nhân dân
UBND
7
Nhà xuất bản
NXB
8
Chỉ thị Trung ương
CT/TW
9
Đại hội
ĐH


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu 5
5. Bố cục của khóa luận 5
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KT - XH HUYỆN
TAM NÔNG - PHÚ THỌ TRƢỚC ĐỔI MỚI 6
1.1. Vị trí điạ lí, địa hình 6
1.1.1. Vị trí địa lí 6
1.1.2. Điều kiện địa hình 7
1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi 8
1.1.4. Đất đai 10
1.2. Đặc điểm dân cƣ, lao động 10
1.2.1. Về dân cư 10
1.2.2. Lao động - việc làm 11
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trƣớc năm 1986 11
1.3.1. Tình hình kinh tế 12
1.3.2. Tình hình xã hội 14
CHƢƠNG 2. CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG -
PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 19
2.1. Chuyển biến trong cơ cấu kinh tế 19
2.2. Chuyển biến trong nông nghiệp - lâm nghiệp 21
2.2.1. Nông nghiệp 21
2.2.2. Lâm nghiệp 26
2.3. Chuyển biến trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 27
2.4. Chuyển biến trong thƣơng mại và dịch vụ 29
2.5. Chuyển biến trong xây dựng cơ sở hạ tầng 32
CHƢƠNG 3. CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 1986 - 2000 35
3.1. Chuyển biến về dân số - lao động - việc làm 35
3.2. Chuyển biến trong công tác xóa đói - giảm nghèo 37
3.3. Chuyển biến trong văn hóa, giáo dục, y tế 39

3.3.1. Văn hóa 39
3.3.2. Giáo dục 40
3.3.3. Y tế 42
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế
giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù theo thể chế chính trị nào cũng đều
có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975),
nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), đi lên chủ nghĩa xã hội, thực
hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982)
của Đảng đề ra. Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm chúng ta gặp không ít
khó khăn, yếu kém, cả sai lầm và khuyết điểm, khó khăn của ta ngày càng lớn,
sai lầm chậm được sửa chữa đưa đến khủng hoảng trước hết về kinh tế - xã hội,
đòi hỏi phải đổi mới.
Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12 - 1986),
đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng,
văn hóa. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là
đổi mới kinh tế. Đường lối đổi mới được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại
hội VII (6 - 1991), Đại hội VIII (6 - 1996), Đại hội IX (4 - 2001). Sau 15 năm
thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn; thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kì CNH - HĐH, thực hiện dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tam Nông là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có nhiều lợi thế để
phát triển 1 nền kinh tế đa dạng, cách Thành phố Việt Trì 25 km với hệ thống
đường giao thông thuận lợi, Tam Nông có tiềm năng là một thị trường lớn cung
cấp và tiêu thụ.
Trải qua gần 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tam Nông đã
có nhiều chuyển biến về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối đúng
đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể của
địa phương, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã tìm tòi đổi mới phương
thức lãnh đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những thành tựu nhất định về
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu vẫn tồn tại nhiều khó khăn
và hạn chế.
2
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện
Tam Nông trong giai đoạn đổi mới (1986 - 2000), không chỉ có ý nghĩa về nặt
khoa học mà cả về thực tiễn.
Thông qua các nguồn tài liệu, khóa luận dựng lên bức tranh về kinh tế - xã
hội huyện Tam Nông từ 1986 đến 2000, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành
công cùng những hạn chế chủ quan và khách quan. Đồng thời mong muốn góp ý
kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp, phương hướng phát tiển của
huyện trong tương lai.
Tôi là một người con được sinh ra và lớn lên tại huyện Tam Nông - Phú
Thọ đất tổ hào hùng, nguồn cội của dân tộc. Tôi muốn làm rõ hơn truyền thống
lịch sử, văn hóa của nhân dân Tam Nông trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo
dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý
báu đó.
Ngoài ra đề tài này sẽ là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương,
là cơ sở để nghiên cứu những chặng đường tiếp theo của huyện Tam Nông.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Sự chuyển biến kinh
tế - xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ giai đoạn 1986 - 2000” làm khóa luận
tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết
về đề tài kinh tế - xã hội.
Liên quan đến đề tài là các văn kiện nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX có nêu lên 2 nội dung rất quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát
triển là “chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “phương hướng
nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005” đặc biệt là
“chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000” của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng do Nhà xuất bản sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và
thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1987. Cuốn “Sự nghiệp
đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1992;
3
hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh
vực”, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên” Nhà xuất bản sự
thật, Hà Nội 1991 Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới
kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Năm 2012, cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông (1947 - 2012)” của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông - Phú Thọ, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
- sự thật, Hà Nội. Cuốn sách giới thiệu về huyện Tam Nông trong lịch sử công
cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954),
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975). Cùng với quá trình xây
dựng và trưởng thành, thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế
- xã hội - văn hóa - an ninh - quốc phòng trong quá trình thực hiện công cuộc đổi
mới của huyện Tam Nông.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tam Nông khóa 14,
15, 16, 17, 18, 20, 21 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh -
quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn

thể nhân dân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại
biểu khóa trước đề ra phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho
nhiệm kì tới nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc.
Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Tam Nông nêu lên kết quả
đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương
nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục, y tế. Trên cơ sở đó
có những đánh giá chung về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH năm trước,
đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm mới.
Hệ thống niên giám thống kê của cục thống kê tỉnh Phú Thọ và phòng thống
kê huyện Tam Nông cũng phản ánh tình hình KT - XH trong năm của huyện.
Đó là những tài liệu nghiên cứu KT- XH thời kì đổi mới của huyện Tam
Nông. Tuy nhiên, những tài liệu này mới nghiên cứu ở mức độ khái quát chưa đi
sâu vào vấn đề cũng có tài liệu chỉ là những con số chưa có sự so sánh phân tích,
mà mới ở một khía cạnh nhất định nào đó chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể và
trình bày đầy đủ, hệ thống để biết sự thay đổi, phát triển của huyện Tam Nông.
Chính vì vậy khóa luận này xin đi sâu hơn nghiên cứu tìm hiểu sự phát triển KT
- XH của huyện Tam Nông thời kì 1986 - 2000.
4
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài lấy sự phát triển KT- XH huyện Tam Nông - Phú Thọ làm đối
tượng nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: cần khái quát được tình hình chung của huyện Tam Nông;
điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, tình hình KT - XH của
huyện trước thời kì đổi mới.
- Thứ hai: nghiên cứu hệ thống toàn diện những chuyển biến trong kinh tế -
xã hội huyện Tam Nông trong giai đoạn 1986 - 2000. Qua đó, rút ra mặt mạnh và
những hạn chế của huyện Tam Nông trong phát triển KT - XH từ 1986 - 2000.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: khóa luận này đi sâu vào vấn đề phát triển KT - XH huyện
Tam Nông.
- Về không gian: khóa luận nghiên cứu trong phạm vi huyện Tam Nông.
- Về thời gian: từ năm 1986 đến năm 2000.
3.4. Đóng góp của khóa luận
- Qua khóa luận này tác giả muốn góp phần hệ thống lại những nét chính
trong việc thực hiện công cuộc đổi mới về KT - XH trên địa bàn huyện Tam
Nông trong giai đoạn 1986 - 2000.
- Khóa luận sẽ là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử địa phương, là cơ sở
để nghiên cứu những chặng đường tiếp theo của địa phương.
- Ngoài ra đề tài cũng là nguồn tư liệu quan trọng trong công tác giảng
dạy lịch sử địa phương.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu riêng, cụ thể hơn về thực trạng kinh tế -
xã hội huyện Tam Nông. Xuất phát từ tiềm năng phát triển, ưu thế và hiệu quả
về kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, cũng như những hạn chế khó khăn trong
thời gian (1986 - 2000). Qua đó tác giả cũng đưa ra những ý kiến của mình về
thực trạng, phương hướng, giải pháp cần có để kinh tế - xã hội của huyện phát
triển hơn nữa trong các giai đoạn sau. Tiến tới xóa đói giảm nghèo, góp phần
thực hiện CNH - HĐH đất nước, đưa nước ta ngày càng giàu mạnh.

5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do tính chất của khóa luận và dựa trên nguồn tư liệu đã có, tác giả đã sử
dụng phương pháp luận là chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
tư tưởng xuyên suốt trong khóa luận. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu khác; phương pháp thống kê, phương pháp so sánh,
phương pháp lịch sử, lô gic… để hoàn thành khóa luận này.
4.2. Nguồn tƣ liệu
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:

- Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ huyện Tam Nông”.
- Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ huyện Tam Nông, đặc biệt là báo
cáo tình hình kinh tế của ủy ban nhân dân huyện Tam Nông từ 1986 - 2000.
- Nguồn bảng biểu thống kê của các ngành: Phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Giáo dục đào tạo, Phòng
Thống kê huyện Tam Nông và các bài viết đề cập đến tình hình phát triển kinh
tế của Tỉnh Phú Thọ nói chung và huyện Tam Nông nói riêng.
Tất cả các tài liệu nghiên cứu trên đều là những nguồn tài liệu quý báu cho
việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong khóa luận của tôi.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và bảng biểu nội dung chính
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông
- Phú Thọ trước đổi mới.
Chương 2: sự chuyển biến trong kinh tế huyện Tam Nông giai đoạn
1986 - 2000.
Chương 3: sự chuyển biến xã hội huyện Tam Nông - Phú Thọ giai đoạn
1986 - 2000.





6
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KT - XH
HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ TRƢỚC ĐỔI MỚI

1.1. Vị trí điạ lí, địa hình
1.1.1. Vị trí địa lí

- Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú
Thọ; có tọa độ địa lí là: 21
0
13’ đến 21
0
24’ vĩ Bắc và từ 105
0
09’ đến 105
0
21’
kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện bao gồm:
- Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ, với ranh giới tự nhiên là phân thủy giữa
sông Thao.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba, với ranh giới tự nhiên là phân thủy
giữa sông Thao.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Thủy và Thanh Sơn.
- Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì - Thủ đô Hà Nội với ranh giới tự
nhiên là sông Đà.
- Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là phân thủy giữa
sông Thao.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.
Tam Nông có vị trí khá thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội và
đặc biệt cho việc tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản. Tam Nông nằm ở vị
trí gần Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ - đây là 2 trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa lớn nhất của tỉnh Phú Thọ. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu
mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa và nối liền hệ
thống kinh tế giữa các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.
Huyện có diện tích tự nhiên là 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự
nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Hưng Hóa. Toàn huyện có 20

đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan,
Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nha, Xuân Quang, Văn Lương, Tứ Mỹ,
Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ
Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hóa.
7
Với vị trí như vậy, huyện Tam Nông có điều kiện rất thuận lợi để phát
triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường. Đặc biệt việc
mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, tiếp thu khoa học kĩ thuật vào sản xuất thâm
canh, mở rộng buôn bán, hợp tác, đầu tư hết sức thuận lợi. Từ đó nâng cao chất
lượng đời sống nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
1.1.2. Điều kiện địa hình
Địa hình huyện Tam Nông tương đối đa dạng, thể hiện những nét đặc
trưng của vùng bán sơn địa. Đất đai có núi, đồi, ruộng đồng, ngòi, hồ, đầm. Dạng
địa hình chính của huyện Tam Nông theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Nhìn chung địa hình , địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính:
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi
đắp bởi sông Hồng, sông Đà và sông Bứa tạo ra những cánh đồng có chiều
ngang hẹp, tạo thành một vệt dài theo bờ sông từ xã Hồng Đà đến các xã
Thượng Nông, Hương Nộn, Cổ Tiết, Tam Cường, Thanh Uyên, Hiền Quan, Vực
Trường, Hương Nha, Tứ Mỹ và dọc theo sông Bứa gồm các xã Hùng Đô, Quang
Húc, Tề Lễ. Độ dốc thường dưới 3
0
, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa
hình lượn sóng, ruộng dộc có độ dốc từ 3 - 5
0
. Các cánh đồng trên hầu hết là do
phù sa sông Hồng, sông Bứa được bồi tụ nhiều năm trước khi có đê chắn, tạo
thành lớp đất tương đối màu mỡ, thuận lợi cho cây lúa, hoa màu và cây lương
thực phát triển.
Địa hình đồi núi được chia thành 2 khu vực: đồi thấp và đồi núi cao.

Vùng đồi núi thấp nằm ở phía Tây Bắc của huyện có đỉnh tròn và mấp
mô như làn sóng nối tiếp nhau thuộc địa bàn các xã: Cổ Tiết, Văn Lương,
Thanh Uyên, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Tứ Mỹ, Phương Thịnh,
Quang Húc.
Vùng đồi núi cao nằm ở phía Tây Nam huyện thuộc địa bàn các xã Dị
Nậu, Thọ Văn, Tề Lễ bao gồm nhiều gò núi nhấp nhô, có những điểm đột
xuất như núi Chi (cao 216 m). Đèo Khế (cao 117 m) và các quả đồi chạy dọc
theo dãy núi Càng Cua từ đầm Dị Nậu qua đường 24 (hiện nay là đường 32)
đến Dộc Vừng.
Địa hình vùng núi bán sơn địa này rất phù hợp với việc phát triển kinh tế
trang trại vườn đồi, phát triển các mô hình trang trại nông lâm kết hợp, hoặc
8
cũng có thể chuyên môn hóa một đối tượng sản xuất, tùy theo từng dạng địa
hình chính mà xác định hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại. Với các
dạng địa hình trên Tam Nông thuận lợi phát triển các loại hình kinh tế trang trại.
1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi
- Khí hậu
Tam Nông mang đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta, là khí hậu nhiệt đới
gió mùa, lượng bức xạ cao, có nền nhiệt độ trung bình, lượng mưa tập trung chủ
yếu vào mùa mưa, phân bố mùa rõ rệt.
Theo phân mùa khí hậu tỉnh Phú Thọ (Nguồn số liệu đặc trưng và tính toán
khí tượng - thủy văn tỉnh Phú Thọ do đài khí tượng thủy văn Việt Bắc cung cấp)
Về nhiệt độ, độ ẩm: Nhiệt độ trung bình năm từ 23 đến 24
0
C. Tổng tích nhiệt
độ trung bình năm khoảng 8.500
0
C. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 84%.
Về lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.450 - 1.500mm.
Tổng lượng mưa năm nhiều nhất 2.600mm, năm ít nhất từ 1.000 - 1.100mm. Tình

trạng khô hạn, úng lụt cục bộ thường xảy ra gây thiệt hại về cả kinh tế và xã hội.
Đây là điểm khó khăn cho phát triển kinh tế trang trại của huyện.
Về chế độ gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến
tháng 10, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra tháng 6
đến tháng 8 xen kẽ với gió mùa Đông Nam thường xảy ra gió mùa Tây và Tây
Nam, khô và nóng xen kẽ trong các mùa.
- Thủy văn sông ngòi
Chế độ thủy văn của huyện Tam Nông tương đối phong phú, nhờ có 3 con
sông, hàng chục con ngòi và một số đầm hồ lớn.
Sông Hồng chảy qua địa bàn huyện bắt nguồn từ xã Tứ Mỹ (giáp huyện
Cẩm Khê), rồi nhập vào sông Đà ở xã Hồng Đà theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, tạo thành một vòng cung, dài trên 32 km. Mực nước và tốc độ dòng chảy
thay đổi theo 2 mùa rõ rệt. Chiều sâu của con sông mùa cạn từ 2 đến 3m, mùa lũ
từ 10 đến 15m, do đó thuyền bè có thể đi lại trên sông quanh năm. Địa hình 2
bên bờ sông hạ thấp dần và thường bị nước lũ tràn ngập, tốc độ dòng chảy lúc
cao điểm tới 9800m
3
/giây gây thiệt hại nhiều về người và của nên từ xa xưa
nhân dân đã đắp đê phòng lụt. Sông Hồng là con sông có độ phù sa vào loại lớn
nhất Bắc Bộ, có tới 7600kg/ 1m
3
nước. Hàng năm sau mùa mưa lũ, nước rút đi
9
để lại trên đồng ruộng một lớp phù sa màu mỡ dày từ 10 đến 15cm, rất thích hợp
cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Song do sức tàn phá của mưa lũ rất
lớn nhân dân phải tôn cao mặt đê ngăn chặn lụt lội, vì vậy lượng phù sa bồi đắp
hàng năm cho đồng ruộng Tam Nông bị hạn chế rất nhiều.
Sông Đà phát nguyên từ Trung Quốc ở độ cao 5000m chảy theo hướng
Đông Bắc Tây Nam, đến Hòa Bình gặp núi Ba Vì bị chặn lại, dòng sông chảy
lên phía Bắc và chảy dọc qua huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy sau đó đổ vào sông

Hồng ở xã Hồng Đà của Tam Nông. Đoạn chảy qua địa bàn huyện Tam Nông
chỉ là điểm hợp lưu của sông Hồng và sông Đà, nhưng lưu lượng trung bình của
sông Đà rất lớn tới 1760m
3
/giây, gấp 2 lần sông Thao, gấp 10 lần sông Lô. Lưu
lượng lúc lớn nhất là 16200m
3
/giây.
Ngoài 2 con sông lớn trên, huyện Tam Nông còn có sông Bứa bắt nguồn
từ Sơn La chảy qua 8 xã của huyện Thanh Sơn rồi đổ vào huyện Tam Nông qua
các xã Tề Lễ, Quang Húc, Hùng Đô, đến xã Tứ Mỹ thì đổ vào sông Thao.
Lưu lượng dòng chảy trong mùa mưa cao nhất vào tháng 9 là 98,4m
3
/giây và
trong mùa khô thấp nhất vào tháng 3 chỉ có 9,88m
3
/giây. Sông Bứa cũng góp
phần tích cực trong việc tưới tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và giao
thông vận chuyển hàng hóa đường sông. Tuy nhiên, do lòng sông hẹp, có chỗ
chỉ 80 m và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên mùa mưa lũ lớn hay
xảy ra từ 2 - 3 lần/năm.
Ngoài các hệ thống sông trên địa bàn huyện Tam Nông còn có rất nhiều
ngòi lớn nhỏ thuộc phụ lưu của các con sông trên cùng một số hồ, đầm phong
phú, nằm rải rác ở một số địa phương trong huyện như đầm Thượng Nông, đầm
Dị Nậu, đầm Phú Cường. Cả 3 đầm này đều nằm cách mặt đường tỉnh lộ 11A,
từ 500 đến 1000 m có diện tích trung bình 15 - 100 ha mặt nước, và các đầm có
diện tích nhỏ hơn nằm khắp các xã trong huyện.
Với hệ thống sông ngòi, hồ, đầm phong phú, có trữ lượng nước tương đối
lớn sẽ là điều kiện thuận lợi cho huyện Tam Nông có nguồn tài nguyên nước dồi
dào, phục vụ cho đời sống, vận chuyển hàng hóa, nuôi trồng thủy hải sản nước

ngọt, phát triển sản xuất nông - công nghiệp. Ngoài ra nó còn thuận lợi cho việc
trao đổi, giao lưu văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện và giữa huyện Tam Nông
với các huyện khác. Bên cạnh đó, do tốc độ dòng chảy luôn thay đổi nhất là vào
10
mùa mưa, việc khai thác chưa có quy hoạch làm đất bị bạc màu ngày càng
nhiều, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Với nguồn nước dồi dào, nếu hạn chế được những khó khăn trên thì
huyện Tam Nông có rất nhiều khả năng để phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc
biệt là kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản.
1.1.4. Đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội, và với
sự phát triển kinh tế nông nghiệp thì nó không thể thiếu. Năm 1977, khi huyện
Tam Thanh được hợp nhất có diện tích đất tự nhiên là 276.000 ha, trong đó đất
Nông nghiệp là 125.570 hachieems 20,7%, diện tích đầm hồ là 7.450 ha, diện
tích song ngòi 3.208 ha và một số diện tích đất khác.
Và theo số liệu “Quy hoạch phát triển kinh tế huyện Tam Nông đến năm
2020” thì tổng diện tích tự nhiên của huyện sau khi tái lập là 15596,92 ha.
Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai
của huyện Tam nông tương đối phong phú và đa dạng bao gồm một số loại đất
chính như: đất phù sa không được bù đắp hàng năm, đất phù sa được bù đắp
hàng năm của sông Hồng, sông Đà và sông Bứa, đất thung lũng dốc tụ, đất đồi
núi bậc thang, đất lầy lụt, đất xám vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất vàng
đỏ phát triển trên nền đá sa thạch và phiến thạch, đất đỏ vàng phát triển trên nền
đá phiến Mica và Gnai.
Đất đai vùng gò đồi của Tam Nông vừa là đất gạch cua, vừa là đất cát tro,
phủ trên mặt một lớp từ 20 - 30 cm, xuống dưới là đất gạch cua pha sỏi có chỗ
đá ong, kém màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như:
Chè, sơn
Với điều kiện đất đai như vậy, đòi hỏi phải lựa chọn từng loại cây trồng,
vật nuôi phù hợp với chất đất. Do vậy việc nghiên cứu điều tra, tìm hiểu từng

loại đất phục vụ rất thiết thực cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó đặc biệt chú trọng đến kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
1.2. Đặc điểm dân cƣ, lao động
1.2.1. Về dân cư
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ra quyết
định hợp nhất hai huyện Tam Nông và Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh.
11
Việc hợp nhất hai huyện trên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng huyện thành
đơn vị kinh tế nông - công nghiệp, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc
phòng, lấy địa bàn huyện làm địa bàn tổ chức lại sản xuất, phân công lao
động, xây dựng chính quyền cấp huyện thành cấp quản lý kế hoạch toàn diện
của Đảng và Nhà nước. Huyện Tam Thanh giữ vị trí quan trọng về phát triển
sản xuất nông - công nghiệp trong phạm vi của tỉnh.
Sauk hi hợp nhất toàn huyện Tam Thanh có 18.371 hộ, gồm 101.600
khẩu, có 2.734 hộ với14.047 nhân khẩu là người công giáo tập trung ở 3 xã
Hiền Quan, Hoàng Xá, Sơn Thủy; 475 hộ với 4.809 nhân khẩu là dân tộc
thiểu số, tập trung ở 2 xã Phượng Mao, Yến Mao. Tỷ lệ tăng dân số bình quân
hằng năm là 2,1%.
1.2.2. Lao động - việc làm
Giữa năm 1977, Phòng Nông nghiệp huyện đã tiến hành điều tra số lao
động trong nông nghiệp trên cơ sở từng bước tổ chức phân bố lao động trong
các khâu, ngành nghề, đội chuyên. Toàn huyện có 17.157 lao động, số lao động
trong trồng trọt là 12.277 người (chiếm 78%), tổng số lao động, chăn nuôi là
629 người (chiếm 4%), ngành nghề khác là 1.288 người (chiếm 11%), lao động
gián tiếp là 927 người (chiếm 6%). Nhìn chung việc phân bố lao động còn mất
cân đối giữa trồng trọt và các nghành nghề khác. Ở các hợp tác xã tổ chức được
22 đội chuyên sản xuất giống (có 516 người), có 21 đội chuyên sản xuất và chế
biến phân bón (gồm 416 người), 19 đội thủy lợi, 12 dội vận tải. Ngoài ra còn có
đội chuyên sơn, đội chuyên gạch ngói…
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tam Nông trƣớc năm 1986

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Đảng bộ và nhân dân huyện Tam
Nông bước vào giai đoạn cách mạng mới: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện thuận lợi chung là đất nước thống nhất,
nhân dân phấn khởi tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Dù vậy nhân
dân cả nước nói chung và nhân dân huyện Tam Nông nói riêng gặp phải không
ít khó khăn như: hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục và từng bước ổn
định cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế đất nước. Cũng như các huyện
khác trong tỉnh, Tam Nông cũng gặp phải không ít khó khăn như: sự mất cân đối
lớn trong cơ cấu kinh tế , thị trường tiền tệ không ổn định, cơ sở sản xuất nghèo
12
nàn lạc hậu, trình độ thâm canh , quản lý còn yếu kém. Bên cạnh đó xã hội còn
nhiều bất ổn tệ nạn xã hội nhiều, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn đói
kém, trình độ văn hóa, giáo dục kém phát triển
Để giải quyết những khó khăn trên, tháng 6 năm 1975, Ban Chấp hành
Đảng bộ đã họp và ra Nghị quyết 03 về những nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1975.
Qua thực hiện 2 kế hoạch Nhà Nước 5 năm (1976 - 1980) và (1981 -
1985), Đảng bộ và nhân dân huyện Tam Nông đã đạt được những thành tựu nhất
định trong lĩnh vực kinh tế - xã hội
1.3.1. Tình hình kinh tế
- Nông nhiệp
Năm 1976, với những cố gắng của Đảng bộ và nhân dân huyện Tam
Nông nên tổng diện tích gieo trồng cả năm vẫn đạt 7.614ha mặc dù chịu ảnh
hưởng xấu của thời tiết, bằng 98,7% kế hoạch, so với năm 1975 vượt 3%. Tổng
sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 11.472 tấn, trong đó sản lượng thóc là
9.212 tấn. Tổng sản lượng lương thực quy thóc chỉ đạt 79,3%, lương thực bước
đầu được giải quyết, đời sống nhân dân dần ổn định. Do chưa huy động hết lực
lượng lao động nên diện tích đất hoang hóa vẫn còn nhiều, năng suất lúa thấp,
không ổn định, một số cấp ủy chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của sản xuất vụ
đông nên thiếu chặt chẽ trong sản xuất và thâm canh.
Sang giai đoạn (1981 - 1985) , trước tình hình nông nghiệp cả nước trong

tình trạng trì trệ. Ngày 13.1.1981, Chính phủ ra chỉ thị 100_CT/TW về cải tiến
công tác khoán mở rộng sản xuất nông nghiệp (gọi tắt là khoán 100). Nhờ mở
rộng khoán sản phẩm, năm 1981 tổng diện tích gieo trồng của huyện là
14.487ha, tăng 7% so với năm 1980. Tổng sản lượng lương thực đạt 22.179 tấn,
tăng 15,6% so với 1980.
Năm 1983, toàn huyện gieo trồng được 16.354ha, đạt 104% so với kế
hoạch. Năng suất lúa bình quân cả năm là 2.147kg/ha, năng xuất ngô là
1.345kg/ha. Tổng sản lượng lúa là 19.533 tấn, đây cũng là năm huyện có tổng
sản lượng lúa cao nhất từ trước tới giờ, vượt mục tiêu nghị quyết Đại Hội Đảng
bộ lần III là 1.295 tấn, lương thực bình quân đầu người là 136,8kg/người. Trong
2 năm (1984 - 1985), huyện Tam Nông không đạt chỉ tiêu kế hoạch về diện tích,
năng suất, sản lượng do thiên tai và vật tư khan hiếm.
13
- Chăn nuôi
Đảng bộ chú ý chỉ đạo ở cả khu vực tập thể và gia đình xã viên. Toàn
huyện có 10 trại ấp vịt cung cấp giống cho hợp tác xã và gia đình xã viên. Ngòai
ra huyện có 18 tổ chuyên chăn nuôi với 144 lao động, các hợp tác xã sử dụng
568ha mặt nước nuôi thả cá, cung cấp hàng tấn cá mỗi năm. Huyện chú trọng tới
phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nên hạn chế được nhiều những dịch bệnh.
Năm 1977, toàn huyện có 5.767 con trâu, 4.818 con bò, 24.360 con lợn. Đến hết
năm 1980, toàn huyện có 11.086 con trâu bò, trong đó đàn trâu là 5.371 con,
26.300 con lợn, 220.000 con gia cầm, 430 ha mặt nước thả cá…
Chăn nuôi thời kì 1981 - 1985, còn nhiều khó khăn về lương thực tuy
nhiên huyện vẫn tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi. Năm 1984, do thời tiết xấu, dịch
bệnh làm hàng trăm con lợn và trâu, bò chết. Chăn nuôi được chú ý tiêm phòng
dịch bệnh, bù con giống cho hợp tác xã, đảm bảo sức kéo, phân bón cho sản xuất
nông nghiệp.
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong năm 1978, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Tam
Nông có nhiều tiến bộ và đổi mới. Với tinh thần tự lực cánh sinh, tận dụng mọi

nguyên liệu có sẵn của địa phương là đẩy mạnh sản xuất, tăng cường quản lý,
thực hiện định mức lao động, hạch toán kinh tế. Tổng giá trị sản lượng công
nghiệp đạt 144% kế hoạch, tăng 6% so với cùng kỳ năm 1977. Sản xuất thủ
công nghiệp được tập trung vào đầu tư máy móc, trang thiết bị: máy tiện, điện,
dập khoan, hàn…
Trong 2 năm 1983 - 1984, thực hiện nghị quyết 95 và 201 của Hội đồng
bộ trưởng (nay là Chính phủ), về xây dựng vùng kinh tế mới huyện đã vận động
166 hộ đi xây dựng vùng kinh tế mới ở trong huyện và huyện Thanh sơn. Năm
1985, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện gặp khó khăn do nguồn
nguyên liệu như: than, gỗ thiếu không đáp ứng đủ. Tổng giá trị về mặt hàng chủ
yếu ở cả 3 loại hình sản xuất; quốc doanh, chuyên nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
đều không đạt kế hoạch đề ra. Phần lớn các cơ sở sản xuất còn trông chờ bao cấp.
Sản xuất, đời sống người lao động còn nhiều bấp bênh không ổn định, đây cũng là
tình trạng chung của ngành sản xuất tiểu, thủ công nghiệp trong tỉnh.

14
- Giao thông vận tải
Năm 1978, toàn huyện làm mới được 76 km và duy tu 46 km đường bộ,
hoàn thành cầu Vĩnh Cửu (Văn Lương) dài 13m. Cuối 1980, tiếp tục củng cố mở
rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong huyện với 12 km đường cấp
phối, sửa 34 km đường liên huyện, 68 km đường nông thôn, 46 km đường nội
đồng và 6 cầu mới…
Trong năm 1983, Huyện ủy chỉ đạo mở nhiều chiến dịch làm giao thông
liên thôn, xã nội đồng phục vụ đi lại của người dân và giao lưu văn hóa, kinh tế.
Toàn huyện mở 334 km đường liên xã, 259 km đường ra đồng và đồi, cấp phối
85 km và hoàn chỉnh cơ bản mặt bằng 6 km đường thị trấn Hưng Hóa với tổng
khối lượng đào đắp 226.000 m
3
đất và 126.000 ngày công. Năm 1984, ngành
giao thông duy tu 36,5 km, nâng cấp 16 km đường tuyến huyện, làm mới 20 km

đường nông thôn, nâng tổng số đường nông thôn của huyện lên là 1.296 km.
Hoạt động vận tải thủy, bộ tập trung vận chuyển một số mặt hàng chủ
yếu phục vụ sản xuất và đời sống như: than, muối, đạm, đá vôi, quặng mỏ,
hàng xuất khẩu…
Tuy nhiên công tác giao thông vận tải đều không đạt so với kế hoạch đề ra
do thiếu vốn, thiếu phương tiện vật tư, thi công không đồng bộ nên tiến độ thi
công thấp, chất lượng công trình không đảm bảo.
- Tài chính
Được tích cực khai thác các nguồn thu, năm 1984, tổng thu ngân sách
huyện đạt 105% kế hoạch đề ra, tăng 46% so với năm 1983. Các ngân hàng tích
cực huy động nhân dân gửi tiền tiết kiệm và cho vay để phục vụ sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
1.3.2. Tình hình xã hội
- Về dân số
Năm 1977, toàn huyện có 18.371 hộ, gồm 101.600 khẩu, trong đó 2.734
hộ với 14.047 nhân khẩu là người công giáo và 475 hộ với 4.809 nhân khẩu là
dân tộc thiểu số. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 2,1%.
Năm 1978, quy mô các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng được mở rộng.
Toàn huyện có 34 hợp tác xã quy mô toàn xã, trung bình mỗi hợp tác xã có 524
hộ với 2.900 nhân khẩu, 991 lao động với 284 ha diện tích đất canh tác.
15
- Về lao động, việc làm
Năm 1977, Chính phủ ra nghị quyết hợp nhất 2 huyện Tam Nông và
Thanh Thủy thành huyện Tam Thanh. Đến giữa năm 1977, Phòng Nông nghiệp
huyện đã tiến hành điều tra xong lao động trong nông nghiệp trên cơ sở từng
bước tổ chức phân công lao động trong các khâu, ngành nghề, đội chuyên. Toàn
huyện có 17.157 lao động, số lao động trong trồng trọt là 12.277 người (chiếm
78%), tổng số lao động, chăn nuôi là 629 người (chiếm 4%), ngành nghề là
1.288 người (chiếm 11%), lao động gián tiếp là 927 người (chiếm 6%). Nhìn
chung việc phân bố lao động còn mất cân đối giữa trồng trọt và các ngành nghề.

Ở các hợp tác xã tổ chức được 22 đội chuyên sản xuất giống với 516 người, 21
đội chuyên sản xuất và chế biến phân bón với 416 người, 19 đội thủy lợi, 12 đội
vận tải. Ngoài ra còn có các đội chuyên sơn, chăn nuôi lợn, đội chăn nuôi cá, đội
gạch ngói.
Năm 1978, thực hiện chỉ thị 208 của Chính phủ, Huyện ủy đã bước đầu
tổ chức lại sản xuất, điều hành lao động trên địa bàn huyện. Huyện đã tổ chức
được 34 đội chuyên sản xuất giống với 942 lao động, 34 đội chuyên làm phân
với 2.404 lao động, 34 đội thủy lợi với 2.483 lao động, 34 đội xây dựng cơ bản,
31 đội sản xuất, 25 đội chuyên sắn, 14 đội chuyên chè, 15 đội chuyên trồng và
cắt sơn, 17 đội chăn nuôi, 75 đội ngành nghề. Trên cơ sở phân công lao động
hợp lý, huyện đã điều hành lao động, sức kéo, máy móc nông nghiệp.
- Giáo dục, văn hóa, y tế
Giáo dục, văn hóa, y tế bước đầu được đẩy mạnh cả về quy mô và chất lượng.
Giáo dục
Năm học 1978 - 1979, toàn huyện có 698 lớp từ vỡ lòng đến cấp II với
26.992 học sinh, cấp III có 2.695 học sinh (chiếm 30% dân số). Tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp cấp II đạt 95%, đỗ tốt nghiệp cấp 3 đạt 94%. Năm 1980, 100% số xã
của huyện đều có trường cấp I, II với 409 phòng học. Toàn huyện có 1.800 giáo
viên và cô nuôi dạy trẻ, trong đó chiếm 60% là giáo viên cấp I, 70% giáo viên
cấp II đạt tiêu chuẩn hóa.
Năm học 1981 - 1982, toàn huyện có 34 trường trung học phổ thông cơ
sở gồm 663 lớp học, 25.240 học sinh, 2 trường trung học có 60 lớp với 2.200
học sinh; 16 trường bổ túc văn hóa, 3 trường vừa học vừa làm ở Cổ Tiết, Đào
16
Xá, Xuân Quang. Huyện có 12 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua, 12 giáo viên đạt
giỏi, 246 giáo viên đạt tiên tiến…
Năm học 1984 - 1985, phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong ngành giáo
dục của huyện có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp II đạt 98,1%,
thi tốt nghiệp cấp III đạt 100%, tốt nghiệp bổ túc văn hóa đạt 98%.
Y tế

Thời gian này y tế của huyện được đẩy mạnh, góp phần bảo vệ sức khỏe
cho cán bộ và nhân dân. Huyện có 2 bệnh viện với 100 giường bệnh đã phục vụ
tốt. Năm 1980, toàn huyện vận động nhân dân làm được 10.201 hố xí hai ngăn,
10.882 giếng nước, 5.020 nhà tắm. Phong trào vận động chị em sinh đẻ có kế
hoạch có nhiều tiến bộ. Phòng y tế thành lập tổ cán bộ chuyên môn gồm các y,
bác sĩ tiến hành khám và vận động chị em đặt vòng tránh thai. Toàn huyện có
365 nhà trẻ, hàng năm phòng y tế huyện tổ chức khám chữa và tiêm phòng cho
các cháu.
Giai đoạn 1984 - 1985, với phương châm phòng bệnh là chính, phòng y tế
huyện phối hợp với một số cơ quan thường xuyên vận động nhân dân ăn ở hợp
vệ sinh, đẩy mạnh việc xây dựng 3 công trình (nhà xí, nhà tắm và giếng nước).
Công tác phòng bệnh luôn được chú trọng nên đã giảm tỷ lệ người mắc bệnh do
truyền nhiễm hoặc do ăn ở không hợp vệ sinh gây ra. Qua kiểm tra phân loại
năm 1984, phong trào vệ sinh phòng bệnh của huyện có 12 xã đạt loại tốt, 10 xã
đạt loại khá, 12 xã trung bình. Năm 1985, Bộ Y tế và sở Y tế tỉnh tiến hành kiểm
tra việc thực hiện “5 dứt điểm” của huyện và được xếp loại khá. Công tác vận
động sinh đẻ có kế hoạch được tiến hành đều đặn và bước đầu đạt kết quả tốt.
Tỷ lệ các chị em dùng các biện pháp tránh thai tăng lên, do đó hạn chế được tỷ
lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện.
Văn hóa
Các hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh, chiếu bóng, văn nghệ, sách
báo, trên địa bàn huyện đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền phổ biến
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, động viên tinh thần của quần
chúng nhân dân. Cuộc vận động xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, gia
đình văn hóa được đẩy mạnh, nên hạn chế dần các tệ nạn xã hội như mê tín dị
đoan, trộm cắp tài sản. Phong trào thể dục thể thao trong các trường học, xí
17
nghiệp, cơ quan được củng cố và có nhiều chuyển biến hơn, môn bóng truyền,
bóng bàn, bóng đá được tổ chức ở nhiều cơ sở.
Giai đoạn 1984 - 1985, hoạt động văn hóa thông tin đóng vai trò quan

trọng trong đời sống văn hóa của nhân dân và phục vụ các nhiệm vụ chính trị
của địa phương. Phòng văn hóa thông tin huyện tiếp tục tuyên truyền đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể nhân dân.
Phòng văn hóa - Thông tin huyện tích cực vận động nhân dân hưởng ứng phong
trào thi đua xây dựng nếp sống mới và gia đình văn hóa: củng cố các đội văn
nghệ xã, đội thông tin lưu động.
Năm 1984, huyện tổ chức hội diễn tiếng hát công - nông - binh thành
công và có tác dụng tốt. Công tác phát hành sách báo, thư viện chiếu phim
thường bám sát các nhiệm vụ của địa phương để tuyên truyền cho các hoạt động
sản xuất và đời sống xã hội. Phong trào thể dục thể thao ở một số cơ quan, đơn
vị và khu vực nông thôn được chú ý đầu tư, xây dựng.
Năm 1985, huyện tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần thứ nhất, sau đó
tham gia thi đấu ở tỉnh đạt 1 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 1 huy chương
đồng. Phong trào thể dục thể thao ở các trường học với 5 môn thi đấu cũng được
triển khai sâu rộng tới toàn thể học sinh.
Tuy nhiên hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của huyện thời gian này
chưa đồng đều ở các địa phương, việc xây dựng mô hình văn hóa ở nông thôn
chuyển biến còn chậm, những tập tục cũ, lạc hậu chưa được ngăn chặn có
hiệu quả.
Tam Nông là một huyện miền núi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để
phát triển kinh tế Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện đã có nhiều cố
gắng khắc phục khó khăn tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự chỉ đạo của Đảng bộ và
chính quyền còn có những hạn chế nên kinh tế - xã hội của huyện còn chậm phát
triển, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Nền nông nghiệp mang
tính chất manh mún, bao cấp, công cụ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp chưa đủ
ăn. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, sản xuất cầm
chừng, chưa có thị trường xuất khẩu lớn. Số người trong độ tuổi lao động không
có việc làm chiếm tỷ lệ cao. Giáo dục, y tế còn nhiều bất cập, trình độ dân trí ở
18

vùng sâu xa thấp, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế,
đội ngũ lao động có tay nghề kĩ thuật còn thiếu.
Những thách thức trên, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện
Tam Nông phải chủ động sáng tạo, đoàn kết, vận dụng linh hoạt đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước, để nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện,
đưa Tam Nông sớm trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển chủ lực
của tỉnh Phú Thọ.


19
CHƢƠNG 2
CHUYỂN BIẾN TRONG KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG - PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 1986 - 2000
Sau 22 năm sáp nhập với huyện Thanh thủy thành huyện Tam Thanh
(1977 - 1999), ngày 24.7.1999, Chính phủ ra Nghị định số 59/NĐ - CP về
việc điều chỉnh địa giới hành chính chia các huyện Phong Châu và Tam
Thanh. Theo Nghị định này, huyện Tam Nông được Tái lập và chính thức đi
vào hoạt động từ ngày 1.9.1999. Việc tái lập huyện Tam Nông mở ra một
thời kỳ mới, thời kỳ tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi
sướng và lãnh đạo, trực tiếp là sự lãnh đạo của Đảng bộ để xây dựng Tam
Nông giàu mạnh tiến bước vững chắc trên con đường mà Đảng đã lựa chọn.
Đảng bộ và nhân dân Tam Nông đã vượt qua nhiều khó khăn để có được
những thành tựu, chuyển biển lớn trên rất nhiều lĩnh vực.

2.1. Chuyển biến trong cơ cấu kinh tế
Bước vào năm 1986, tình hình kinh tế - xã hội nước ta nói chung, huyện
Tam Thanh nói riêng vẫn đứng trước nhiều khó khăn. Tình trạng khủng hoảng
giá cả leo thang, lạm phát trầm trọng, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất khan hiếm, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp…Bên cạnh đó thời tiết
thất thường gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó

Đảng ta nhận thấy những vấn đề cần sớm điều chỉnh về chủ trương, đường lối
đưa đất nước tiến lên.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng họp
tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện, trọng tâm là đổi mới
tư duy về kinh tế. Nêu ra phương hướng, mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế -
xã hội trong 5 năm (1986 - 1990). Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện 3 chương
trình kinh tế lớn: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 10 năm 1986, ĐH Đại biểu Đảng bộ huyện Tam
Thanh lần thứ IV được tổ chức trên kinh nghiệm của nhiệm kỳ trước và tinh thần
đổi mới theo quan điểm của trung ương, tỉnh ủy, ĐH đã đề ra phương hướng nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (1986 - 1990). Tập trung đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, lương thực là mục tiêu số
1. Phấn đấu năm 1990, đạt tổng giá trị sản xuất nông - lâm - tiểu thủ công nghiệp
20
đạt từ 291 triệu đồng đến 356 triệu đồng, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt
từ 30 nghìn tấn đến 35 nghìn tấn, phục hồi và phát triển tiểu thủ công nghiệp, chăn
nuôi, quản lí và sử dụng đất đồi, rừng tạo một cơ cấu kinh tế sản xuất hợp lí. Tiếp
tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, mạnh dạn đầu tư hàng thiết bị trong công
nghiệp, củng cố nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa…
Tháng 6 năm 1991, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
thông qua cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước thời kì quá độ lên công nghiệp
xã hội: khẳng định tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 4 năm 1991, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện
Tam Thanh lần thứ VI được tổ chức đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội trong 5 năm (1991 - 1995), phấn đấu năm 1995 đạt tổng sản
lượng lương thực quy ra thóc đạt từ 32 đến 33 ngàn tấn, tổng giá trị sản lượng
tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng đạt 5 tỷ đồng trở lên, hạ tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên xuống 1,7% trên năm, phấn đấu phổ cập giáo dục cấp I và xóa mù chữ,
thực hiện tiêm chủng mở rộng và tiêm phòng đạt 90% số trẻ em.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế chung đạt tỷ trọng ngành nông -
lâm nghiệp chiếm 68%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm
15%, dịch vụ chiếm 17%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm
41,14%, chăn nuôi 37,35%, ngành nghề và dịch vụ chiếm 21,24%.
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế (giá trị sản xuất theo giá hiện hành)
(đơn vị: %)
Năm
1985
1986
1988
1995
Chia theo loại hình kinh tế
- Kinh tế trong nước
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước

100
40
60

100
30,5
70,2

100
26,9
73,1

100

23,8
76,2
Chia theo ngành kinh tế
- Nông - lâm nghiệp - thủy sản
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
- Dịch vụ

75,5
10,5
14

70,2
13,5
16,3

68
15
17

57,5
20,5
22
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 25)

21
Cơ cấu kinh tế phân theo loại hình kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu, kinh
tế nhà nước có xu hướng giảm mạnh từ 40% năm 1985 xuống 23,8% năm 1995.
Kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng nhanh từ 60% năm 1985 tăng lên
76,2% năm 1995. Cơ cấu kinh tế chia theo ngành kinh tế cũng có sự chuyển
dịch lớn, trong đó kinh tế nông - lâm - thủy sản có xu hướng giảm nhanh từ

75,5% năm 1985 xuống 57,5%. Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng và kinh tế dịch vụ tăng nhanh qua các năm.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện Tam Nông có sự chuyển dịch qua
các mục tiêu được đề ra trong các kỳ ĐH Đại biểu của Đảng, tỉnh và huyện ủy.
Từ đó cơ cấu kinh tế của huyện từng bước được chuyển dịch đúng hướng, đời
sống nhân dân dần ổn định, ấm no.
2.2. Chuyển biến trong nông nghiệp - lâm nghiệp
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện
(đơn vị: triệu đồng)
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Tổng số

1995
1996
1997
1998
1999
2000

156.982
157.560
159.445
190.252
182.712
200.618

49.392

47.787
159.445
49.850
57.123
70.045

811
648
645
790
1.028
1.149

207.095
205.102
213.617
242.892
240.883
272.721
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Tam Nông - Tr 29)
2.2.1. Nông nghiệp
- Trồng trọt

×