Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thực trạng phát triển cảng cạn (icd) tại khu vực phía nam và một số giải pháp phát triển cảng cạn tại công ty cổ phần icd tân cảng sóng thần giai đoạn 2020 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
---------------------------

NGÔ VĂN ĐÔNG

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN (ICD) TẠI
KHU VỰC PHÍA NAM VÀ MỘT SỚ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN TẠI CƠNG TY CP ICD
TÂN CẢNG SĨNG THẦN GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa Học Hàng Hải
Mã số ngành: 8840106

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
---------------------------

NGÔ VĂN ĐÔNG

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN (ICD) TẠI
KHU VỰC PHÍA NAM VÀ MỘT SỚ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN TẠI CƠNG TY CP ICD
TÂN CẢNG SĨNG THẦN GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa Học Hàng Hải


Mã số ngành: 8840106

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH GIA HUY

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2020


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Tồn bộ luận văn tốt nghiệp cao học này là cơng trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm và
thực tế làm việc tại Công ty CP ICD Tân Cảng Sóng Thần. Các phân tích
và kết quả như trong luận văn là thành quả nghiên cứu khoa học của bản thân.
Luận văn được hoàn thành bởi sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Gia
Huy.”
Một lần nữa, tơi xin khẳng định về tính trung thực của lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Ngô Văn Đông


-ii-

LỜI CẢM ƠN


Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Viện Đào Tạo
sau Đại học cùng toàn thể quý Thầy Cô Trường Đại Học Giao
thông Vận tải Tp Hồ Chí Minh với lịng biết ơn sâu sắc và kính

trọng.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnTS Đinh Gia
Huy Thầy đã tận tình hướng dẫn em hồn thành luận văn tốt
nghiệp này đúng thời hạn quy định.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
các Anh, Chị trong Cơng ty CP ICD Tân Cảng Sóng Thần, bạn bè
đồng nghiệp đã hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp tại Công ty.
Cuối cùng, xin chúc tồn thể Q Thầy, Cơ cùng các Anh
Chị trong Công ty dồi dào sức khỏe và công tác tốt!


-iiiMỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ...................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ viii
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... ix
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................x
3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................x
4. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................................... xi
5. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG CẠN .................................................1
1.1 Khái niệm và thuật ngữ về ICD .........................................................................1
1.2 Chức năng và vai trò của ICD ...........................................................................3
1.2.1 Chức năng của ICD ..................................................................................3
1.2.2 Vai trò của ICD .........................................................................................4
1.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ICD ...................................................5
1.3.1. Về vị trí, địa lý của ICD ...........................................................................5

1.3.2. Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị ............................................................6
1.4. Về chức năng hoạt động ....................................................................................7
1.5 Các chỉ tiêu và hiệu quả quản lý, khai thác ICD ..............................................8
1.5.1 Nhóm chỉ tiêu khai thác ...........................................................................8
1.5.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh khai thác cảng cạn .................11
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý, khai thác cảng cạn .............13
1.6.1 Nhân tố bên ngoài ...................................................................................13
1.6.2. Nhân tố bên trong ..................................................................................17
1.7 Cơ sở pháp lý về quản lý, khai thác ICD ........................................................20
1.8 Kết luận chương 1 .............................................................................................21


-ivCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN TẠI KHU VỰC
MIỀN NAM-VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC
CẢNG CẠN ICD TÂN CẢNG SÓNG THẦN GIAI ĐOẠN (2015 – 2019) .......22
2.1 Thực trạng sự phát triển cảng cạn tại khu vực miền Nam, Việt Nam từ năm
(2015–2019) ..............................................................................................................22
2.2. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần .......33
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................33
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh ...................................34
2.1.2.1 Chức năng .............................................................................................34
2.1.2.2 Nhiệm vụ ...............................................................................................34
2.1.2.3 Ngành nghề kinh doanh ........................................................................35
2.2.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................35
2.2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty ........................................................35
2.2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban ............................................37
2.2.4 Cơ sở vật chất của Công ty .....................................................................40
2.2.4.1Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2019 ...............................................40
2.2.4.2 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Công ty ............................................41
2.2.4.3 Cơ cấu cổ phần xủa công ty tại ngày 31/12/2019 ................................42

2.3 Thực trạng sản xuất kinh doanh cảng cạn ICD Tân Cảng Sóng Thần giai
đoạn (2015-2019) .....................................................................................................42
2.3.1 Thuận lợi .................................................................................................42
2.3.2 Khó khăn .................................................................................................43
2.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn (2015 –
2019)..........................................................................................................................43
2.3.4 Thực trạng sản lượng khai thác của Công ty giai đoạn (2015 - 2019) 51
2.3.5 Thực trạng hiệu quả kinh doanh Công ty CP ICD Tân Cảng Sóng
Thần giai đoạn (2015 - 2019) ..................................................................................54
2.3.5.1 Thực trạng doanh thu của công ty giai đoạn (2015 – 2019) .................54
2.3.5.2 Thực trạng chi phí của cơng ty giai đoạn (2015 – 2019) .....................60


-v2.3.5.3 Thực trạng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty (2015 – 2019) .67
2.4 Kết luận chương 2 .............................................................................................72
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẢNG CẠN ICD TÂN
CẢNG SÓNG THẦN GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 ..................................................74
3.1 Cơ hội và thách thức đối với cảng cạn ICD Tân Cảng Sóng Thần giai đoạn
2020 – 2025 ...............................................................................................................74
3.1.1 Xu hướng tăng trưởng sản lượng container qua các cảng nhóm 5 và
Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gòn giai đoạn 2020 - 2025 .......................................74
3.1.2 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty ICD Tân
Cảng Sóng Thần trong thời gian (2020 – 2025) .....................................................75
3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cảng cạnICD Tân Cảng Sóng
Thần giai đoạn (2020 -2025) ...................................................................................76
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách SXKD ...............................76
3.2.1.1. Giải pháp về sản xuất kinh doanh .......................................................76
3.2.1.1. Giải pháp về tăng doanh thu ...............................................................78
3.2.1.3. Giải pháp về giảm chi phí ....................................................................80
3.2.1.4. Giải pháp về chính sách về giá và hoa hồng .......................................82

3.2.1.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ..............................................82
3.2.1.6. Giải pháp mở rộng thêm các hình thức khai thác cảng cạn ................84
3.2.1.7. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .................................84
3.2.1.9. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quản trị doanh nghiệp ........................85
3.2.1.10 Nhóm giải pháp về tài chính và đầu tư ...............................................87
3.2.1.11. Giải pháp Marketing ..........................................................................88
3.2.2. Giải pháp về tự động hóa.......................................................................89
3.2.2.1. Mục tiêu chung của cơng ty .................................................................89
3.2.2.2.Thực trạng lưu thông hàng hóa trong kho của ICD Tân Cảng Sóng
Thần trong thời gian qua ..........................................................................................91
3.2.2.3. Mục tiêu mở rộng kho hàng và ứng dụng tự động trong công tác giao
nhận hàng hóa trong kho ..........................................................................................91


-vi3.2.2.4. Giải pháp thiết kế bố trí kho mới tại ICD Tân Cảng Sóng Thần.........92
3.2.2.5. Đề xuất giải thuật tìm đường đi ngắn nhất trong kho .........................93
3.2.2.6. Giải pháp xây dựng ma trận điểm trong kho hàng ..............................95
3.2.2.6. Phương pháp tránh nhau tránh gây ách tắc trong kho hàng ..............97
3.3 Nhóm giải pháp tăng sản lượng thơng qua kho, bãi ......................................99
3.4 Kết luận chương 3 ...........................................................................................101
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................. 102
1. Kết luận ..............................................................................................................102
2. Kiến nghị ............................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 104


-viiDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa diễn giải

Chữ viết tắt

ANTT

: An ninh trật tự

BCTC

: Báo cáo tài chính

BQP
CBCNV
CTCP

: Bộ quốc phịng
: Cán bộ cơng nhân viên
: Cơng ty cở phần

CFS

: Container Freight Station - Trạm thu gom hàng lẻ

CP

: Cở phần

DTT

: Doanh thu thuần

DWT


: Deadweight tonnage (Trọng tải tồn phần)

ĐHCĐ

: Đại hội cổ đông

ĐVT
HĐQT
HĐSXKD

: Đơn vị tính
: Hội đồng quản trị
: Hoạt động sản xuất kinh doanh

ICD

: Cảng cạn (Inland Clearance Depot)

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standards Organization)

KCN

: Khu công nghiệp

SXKD
TCT
TNHH MTV
Tp.HCM

TEU
T
TKHQ

: Sản xuất kinh doanh
: Tổng Công ty
: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
: Thành phố Hờ Chí Minh
: Đơn vị tương đương Conatainer 20 feet (Twenty Equivalent Unit)
: Tấn
: Tờ khai hải quan

USD

: Đơn vị tiền tệ của Mỹ (United States Dollar)

VND

: Đơn vị tiền tệ Việt Nam (Vietnam Dong)

XDCB

: Xây dựng cơ bản

XNK

: Xuất nhập khẩu


-viiiDANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

1. Danh mục bảng
Bảng 2.1 Tóm tắt về hệ thống ICD tại Việt Nam………………………...…..……25
Bảng 2.2 Phân tích SWOT các ICD tại phía Nam Việt Nam……..................…….30
Bảng 2.3 Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2019…………………………...…..40
Bảng 2.4 Hạ tầng và trang thiết bị của Công ty năm 2019………………....…..….41
Bảng 2.5 Cơ cấu vốn cổ đông của Công ty năm 2019……………...............…..….42
Bảng 2.6 Kết quả HĐSXKD của Công ty giai đoạn từ năm (2015 - 2019)……......45
Bảng 2.7 Thực trạng sản lượng khai thác của Công ty từ năm (2015 - 2019)…...52
Bảng 2.8 Thực trạng cơ cấu doanh thu của Công ty giai đoạn (2015 - 2019)…... 55
Bảng 2.9 Thực trạng chi phí SXKD của Cơng ty từ năm (2015 - 2019)….. …...…61
Bảng 2.10 Thực trạng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của Công ty (2015 - 2019).......68
Bảng 3.1 Dự kiến kết quả đạt được của Công ty giai đoạn (2020-2025)……........100

2. Danh mục hình
Hình 1.1 Các phương án vận chuyển hàng container xuất khẩu đến cảng biển…......2
Hình 1.2 Chức năng của cảng cạn…………………………..……………………….4
Hình 2.1 Sơ đờ cơ cấu tở chức của Cơng ty…………………………………...….36
Hình 2.2 Biểu đờ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Cơng ty (2015 – 2019)……....46
Hình 2.3 Biểu đờ kết quả sản lượng khai thác của Công ty (2015 - 2019)......... ….52
Hình 2.4 Biểu đờ cơ cấu doanh thu của Cơng ty giai đoạn (2015 - 2019)… …....56
Hình 2.5 Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn (2015 - 2019)…...….…69
Hình 3.1 Mơ hình bố trí kho mới xây dựng của cơng ty……………………….….92
Hình 3.2 Mơ hình mặt bằng kho mới xây dựng của cơng ty……………………….93
Hình 3.3 Mơ hình mạng lưới ma trận điểm tại kho mới xây dựng của cơng ty…...95
Hình 3.4 Mơ hình thuật tốn Heuristic của xe nâng tại kho…………………….…96
Hình 3.5 Mơ hình thuật tốn Floyd tìm đường đi của xe nâng tại kho……………96
Hình 3.6 Phương pháp vùng xe chạy nguy hiểm (Domain)… ……………….…....97
Hình 3.7 Nguyên lý tránh nhau của xe nâng trong kho…………………...…...…..97
Hình 3.8 Biểu đồ dự kiến về doanh thu, lợi nhuận công ty (2020-2025)……....100



-ixMỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 34 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Việt Nam đã có bước chủn
mình mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việc trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007, thành viên của
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cuối năm 2015 và ký kết hàng loạt các hiệp định
tự do hóa thương mại (FTA), Hoa Kỳ, CTPP và EU (EVFTA), đã cho thấy sự hịa
nhập tồn diện của kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy
hoạt động ngoại thương phát triển. Nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động
xuất nhập khẩu, bên cạnh việc đầu tư, xây dựng, cải tạo hệ thống cảng biển, cảng
hàng không, giao thông đường sắt, đường thủy, đường bộ. Nhà nước còn tập trung
phát triển cảng cạn nhằm tạo thành một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, tăng
năng lực thương mại của quốc gia.
Các cảng cạn hay các ICD đóng vai trị quan trọng nhằm kết nối các phương
thức vận tải với cơ sở hạ tầng giao thông quốc gia và hệ thống vận tải quốc tế. Xét
khía cạnh hiệu quả kinh tế, ICD giúp các cảng giảm áp lực xếp, dỡ cũng như tăng
cơng suất khai thác, cùng với đó là các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo trong chuỗi
Logistics và dịch vụ đại lý hải quan, Các ICD đã trở thành cánh tay nối dài cũng
như là hậu phương của các cảng. Xét về khía cạnh vận tải, cảng cạn là một phần
không thể tách rời của chuỗi vận tải đa phương thức, ICD giúp phân bổ lưu lượng
phương tiện vận tải và hàng hóa đở về các cảng. Theo quy hoạch được Bộ Giao
thông Vận tải phê duyệt, giai đoạn đến năm 2025, miền Bắc sẽ có các cảng cạn đáp
ứng 1,3 – 2,2 triệu TEU/năm, miền Trung từ 124.000 – 322.000 TEU/năm, miền
Nam 4,2 triệu – 6,1 triệu TEU/năm.
Có thể thấy miền Nam Việt Nam là nơi có số lượng ICD tập trung nhiều và
quy mơ lớn nhất cả nước.Công ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần được thành
lập theo quyết định số 710/QĐ-BTL-QL ngày 21/12/1995, là một trong những ICD
có tiềm năng lớn nhất khu vực phía Nam. Với sự hội nhập và phát triển khơng

ngừng của ngành logistic ở Việt Nam nói riêng và trên tồn Thế giới nói chung,


-xICD Sóng Thần cũng khơng nằm ngồi quy luật phải thay đổi và phát triển từng
ngày để luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong những năm gần đây, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh những năm gần
đây của Công ty CP ICD Tân Cảng Sóng Thần, có nhiều điều bất cập trong hiệu quả
sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức hoạt động SXKD của Cơng ty có thời điểm chưa
tốt, chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó đề tài: “Thực trạng phát triển cảng
cạn (ICD) tại khu vực phía Nam và một số giải pháp phát triển cảng cạn tại
Cơng ty Cổ phần ICD Tân Cảng Sóng Thần giai đoạn 2020 – 2025” được tác giả
thực hiện. Trong luận văn này sẽ tập trung vào việc hệ thống hóa lại vai trò của các
ICD trên thế giới và Việt Nam, phương thức xây dựng, phát triển và vận hành ICD.
Bên cạnh đó luận văn sẽ phân tích tình hình phát triển hiện tại của các ICD tại phía
Nam, cụ thể tại Cơng ty Cở phần ICD Tân Cảng Sóng Thần và đề xuất một số biện
pháp nhằm phát triển ICD Tân Cảng Sóng Thần trong tương lai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là thực trạng phát triển và hiệu quả khai thác
của hệ thống cảng cạn tại khu vực phía Nam và tập trung phân tích chun sâu tại
Cơng ty Cở phần ICD Tân Cảng - Sóng Thần giai đoạn (2015 – 2019).
- Phạm vi nghiên cứu đề tài về mặt không gian là các ICD khu vực miền
Nam Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài về mặt thời gian: Các số liệu thu thập được tổng
hợp từ năm 2015 đến năm 2019. Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn (2020 – 2025).
3. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác
giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, mô tả, so sánh
đối chiếu và phương pháp chuyên gia để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể:
- Nghiên cứu lý thuyết: Cơ sở lý luận về cảng cạn và các căn cứ pháp lý của
việc quản lý, khai thác cảng cạn. Sử dụng phương pháp mơ tả để phân tích thực

trạng hiện tại của hệ thống ICD tại khu vực phía Nam.
- Nghiên cứu thực địa: Nghiên cứu thực tế tại Công ty Cổ phần ICD Tân


-xiCảng Sóng Thần để từ đó xem xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển đối
với Công ty trong giai đoạn (2020 – 2025).
- Phương pháp chuyên gia: Khảo sát, lấy ý kiến về định hướng quy hoạch và
phát triển của các nhóm chuyên gia trong lĩnh vực: Khai thác cảng, ban lãnh đạo
ICD, cơ quan quản lý nhà nước và khách hàng.
4. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, nghiên cứu hệ thống hóa các khái niệm, tiêu chuẩn, nội
dung hoạt động của ICD ở khu vực nói chung và ICD Tân Cảng - Sóng Thần nói
riêng, từ đó mang lại một cái nhìn chi tiết hơn về vai trò của ICD trong sự phát triển
của hệ thống cảng nói chung và đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống
ICD tại khu vực phía Nam và phân tích hiệu quả hoạt động của Cơng ty Cở phần
ICD Sóng Thần trong giai đoạn 2015 – 2019. Từ kết quả nghiên cứu đánh giá của
luận văn, sẽ là cơ sở tham khảo cho ICD Sóng Thần triển khai các phương án nâng
cao năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả khai thác của ICD.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cảng
Chương 2: Thực trạng sự phát triển cảng cạn tại khu vực miền Nam, Việt
Nam và thực trạng quản lý, khai thácICD Tân Cảng Sóng Thần giai đoạn 2015 –
2019
Chương 3: Một số giải pháp phát triển cảng cạn ICD Tân Cảng Sóng Thần
giai đoạn (2020 – 2025)


-1CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢNG CẠN

1.1 Khái niệm và thuật ngữ về ICD
 Quan niệm của một số nước và các tổ chức quốc tế về ICD:Trên thếgiới
hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau: Inland Container Depot, Inland Clearance
Depot, Inland Port, Dry Port, Intermodal Terminal... và cách gọi tắt hay tên viết tắt
vì vậy cũng rất đa dạng: ICD, ID, DR, IT....
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) sử dụng tên
tiếng Anh là Inland Container Depot, tiếng Việt có nghĩa là “Cảng container nội
địa”; một số nước lại sử dụng là Inland Clearance Depot, tiếng Việt có nghĩa là “Địa
điểm thơng quan nội địa”, cả hai đều viết tắt là ICD.
Ủy ban Kinh tếXã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP)
lại sử dụng tên Dry port (cảng khô, cảng cạn), ESCAP cũng dẫn chiếu nhiều nguồn
tham khảo và đưa ra một định nghĩa như sau:
Một cảng cạn cung cấp dịch vụ cho việc xếp dỡ và lưu giữ tạm thời các loại
hàng hóa bằng container, hàng bách hóa và/hoặc hàng rời đến hoặc rời cảng cạn
bằng bất kỳ phương thức vận tải nào gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa,
đường hàng không. Cảng cạn phải đảm bảo luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ hải
quan đầy đủ và các dịch vụ cần thiết khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu. Hoa Kỳ khơng sửdụng tên gọi ICD như ở trên mà đưa ra khái niệm
Intermodal Terminal (IT). Ấn Độđưa ra định nghĩa chung cho ICD và CFS
(Container Freight Station) nhưng chỉ ra đặc trưng riêng của từng loại.
 Quan niệm của Việt Nam: Tháng 11 năm 2013, Việt Nam đã chính thức
tham gia ký Hiệp định liên chính phủ về hệ thống cảng cạn của ESCAP, đồng nghĩa
việc thống nhất tên gọi cũng như quan niệm, định nghĩa của ESCAP về cảng cạn.
Tháng 8 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 47/2014/QĐTTg ngày 28/8/2014 ban hành Quy chế quản lý hoạt động cảng cạn, trong đóđưa ra
định nghĩa về cảng cạn như sau: “Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển,
cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế, đờng thời có chức năng là


-2cửa khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.”

Mặc dù cịn có một số khái niệm hay cách gọi tên khác nhau về cảng cạn,
nhưng xét về bản chất và chức năng hoạt động. Tác giả có thể định nghĩa chung về
cảng cạn như sau:
“Cảng cạn là một khu vực/công trình kết nối đa phương thức vận tải nằm
trong nội địa, cung cấp dịch vụ xếp dỡ, lưu kho tạm thời và làm thủ tục Hải quan
cho hàng container, kết nối bằng các phương thức vận tải khác nhau tới cảng biển.
Mục đích chính của cảng cạn là phát huy hiệu quả của vận tải container nội địa đối
với vận tải đa phương thức quốc tế. Cảng cạn cũng có thể tạo ra lợi ích tiết kiệm chi
phí khi làm tăng tỉ lệ container hóa.Thủ tục hải quan có thể được hồn tất tại cảng
cạn, các cơng ty vận tải phát hành một vận đơn cho hàng hoá được vận chuyển từ
cảng cạn của một nước đến cảng biển hoặc mộtđịa điểm nào đó ở nước khác”.

Kho chủ hàng

Cảng cạn

2
1

3
CFS cảng biển

CY cảng biển
4
Tàu biển
Hình 1.1: Các phương án vận chuyển hàng container xuất khẩu đến cảng biển [10]
Chú thích: (1) Vận chuyển container thẳng từ kho chủ hàng đến bãi CY của
cảng biển và tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng biển.
(2) Vận chuyển hàng rời đến kho CFS của cảng biển, đóng hàng vào



-3container và tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng biển.
(3), (4) Vận chuyển hàng rời hoặc hàng đãđóng trong container đến cảng
cạn, đóng hàng vào container (đối với hàng rời); tiến hành làm thủ tục hải quan tại
ICD sau đó vận chuyển đến cảng để xếp lên tàu hoặc xếp tại CY của cảng biển chờ
tàu.
Cảng cạn có thể tạo ra một chu kỳ tương tác đối với khu vực nội địa xa cảng
biển (như thể hiện trong Hình 1.1); Cảng cạn (cùng với các phương tiện bao gồm cả
đường bộ và đường sắt) dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển,
dẫn đến thu hút đầu tư nhiều hơn đối với các khu vực xung quanh cảng cạn, và đầu
tư như vậy sẽ khuyến khích đầu tư hơn nữa về cơ sở hạtầng bao gờm các cảng cạn
và tiếp tục giảm chi phí vận chuyển và thời gian trung chuyển.
Cảng cạn có thểgóp phần trực tiếp đẩy mạnh sự phát triển vận tải đa phương
thức và do đó giúp thay đởi phương thức vận tải từđường bộ sang đường sắt, đường
sơng. Về khía cạnh này, thành lập cảng cạn có thể đóng góp trực tiếp cho vận tải
bền vững.
1.2 Chức năng và vai trò của ICD
1.2.1 Chức năng của ICD
Cho dù có nhiều tên gọi và cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung vai
trị và chức năng của cảng cạn (ICD)đãđược nhiều tở chức quốc tế, các nước phát
triển cũng như ở Việt Nam có những chức năng sau:
Phát triển một mạng lưới các cảng cạn có thể giúp sắp xếp q trình vận
chuyển rất nhiều. Các quy định về hải quan và quy định khác cũng thường có sẵn tại
các cảng cạn tạo thuận lợi rất nhiều cho thương mại quốc tế và cho phép các chủ
hàng địa phương, các nhà sản xuất và người dân được tiếp cận với thị trường quốc
tế. Cảng cạn có vị trí chiến lược nơi mà các phương thức vận tải khác nhau hội tụ,
cũng cho phép hàng hóa, đặc biệt là hàng container tiêu chuẩn, được trung chuyển
hiệu quả giữa các phương thức vận tải, qua đóđảm bảo việc sử dụng tối ưu cả mạng
lưới một cách tổng thể.



-4Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải
quan cho hàng hóa XNK bằng
container

Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển
bằng container

Kho tạm chứa hàng
XNK và container

CẢNG
Sửa chữa và bảo
dưỡng container
Giao nhận các hàng hóa khác
(hàng rời, hàng bách hóa,…)

CẠN

Vận chuyển hàng
container từ cảng cạn
đến cảng biển
Đóng hàng và tháo dỡ
hàng ra khỏi container

Gom và chia hàng lẻ đối với hàng
chung chủ (LCL) trong cùng một
container

Hình 1.2: Chức năng của cảng cạn [10]

1.2.2 Vai trò của ICD
Thứ nhất, ICD đóng vai trị là nơi tập kết, chất chứa hàng hóa và container.
Cảng biển thường bị giới hạn về không gian nên diện tích kho bãi ít có khả
năng mở rộng. Vì thế, những người điều hành hoạt động càng thường áp dụng các
biện pháp giảm bớt thời gian container nằm tại cảng, một trong những biện pháp đó
là tăng phí lưu bãi đồng thời tính phí theo phương pháp lũy tiến cho thời gian quá
hạn. Song,vì nhiều lý do khác nhau như: cần tiến hành các thủ tục vận chuyển, giám
định, thông quan hàng hóa; do kho riêng của nhà xuất nhập khẩu không đủ chỗ chất
chứa; do hàng cần chờ phân phối vào các địa điểm khác nhau trong nội địa, nên chủ
hàng xuất nhập khẩu khơng thể giải phóng container khỏi cảng trong thời gian sớm
nhất. Vậy, giải pháp cho vấn đề này là tập kết container vào các ICD.
Thứ hai, ICD đóng vai trị như là địa điểm chính hoàn tất các thủ tục hải quan.
Hải quan là một tổ chức độc lập với cảng, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa muốn thơng suốt, thuận lợi thì rất cần đến sự tham gia của hải quan. Theo
quan điểm truyền thống, cảng biển là một cửa khẩu và là nơi tiến hành các thủ tục
thơng quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, nghĩa là hàng hóa phải hồn thành thủ tục
hải quan mới được đưa ra khỏi cảng.Ðây là một trong những nguyên nhân chính


-5làm chậm tiến độ lưu thơng hàng hóa từ cảng biển vào nội địa và ngược lại, làm
giảm năng lực thông qua của cảng. Khi tiến hành thủ tục thông quan tại cảng sẽ kéo
theo nhiều khâu dịch vụ khác như bốc xếp, kiểm đếm, giám định, gây trở ngại cho
các hoạt động thông thường của cảng.Chuyển hoạt động thông quan hàng hóa vào
các ICD sẽ bớt được phần cơ bản nhất về thủ tục tại cảng biển, làm cho cảng biển
trở thành vùng đệm trong việc trung chuyến hàng hóa từ biển vào đất liền.
Thứ ba, ICD đóng vai trị là một trung tâm phân phối: Container hóa và vận tải
đa phương thức ngày càng chuyển hóa nhanh hơn, biến cảng trở thành một hành
lang luân chuyển, nơi hàng hóa chỉ ghé qua mà khơng tạo thêm giá trị gia tăng nào.
Những phương tiện vật chất và quan niệm truyền thống về lưu kho trở nên khơng
cịn nhiều ý nghĩa đối với hàng hóa đóng trong container, địi hỏi cảng phải thiết kế

được các dịch vụ mới để phát triển trở thành trung tâm phân phối logistics. Xu
hướng phát triển cảng hiện đại ngày nay là chuyển các trung tâm phân phối tiến vào
đất liền. Như đã khảo sát thực tế ở Việt Nam, mơ hình ICD được đánh giá là mơ
hình gần nhất để phát triển thành những trung tâm phân phối của cảng, vừa góp
phần làm giảm bớt gánh nặng về giao thông cho cảng, các ICD cịn hỗ trợ hoạt động
gom hàng đờng thời tạo điều kiện mở rộng miền hậu phương của cảng.
Thứ tư, ICD thực hiện các hoạt động hỗ trợ cảng biển và cung cấp dịch vụ giá
trị gia tăng đối với hàng hóa. Hoạt động hỗ trợ cảng gờm: Lưu kho bãi, kho CFS
(container freight station - Trạm làm hàng lẻ), kho ngoại quan, bãi chứa container,
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Hoạt động giá trị gia tăng: khai thuế hải quan,
tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu
hay áp mã số thuế, gom hàng lẻ, vận chuyển hàng nội địa, lắp đặt thiểt bị, làm bao
bì, đóng gói chân khơng, kẻ và kí mã hiệu hàng hóa,...
1.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ICD
1.3.1. Về vị trí, địa lý của ICD
Vị trí cảng cạn để đảm bảo sự phát triển cần phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Phải nằm gần các hành lang vận tải container chính tới cảng biển, gần với
ng̀n hàng hố xuất nhập khẩu lớn có mức độ tăng trưởng ởn định và khả năng


-6khai thác hàng cả 2 chiều xuất và nhập.
- Kết nối thuận lợi với hệ thống giao thông quốc gia, đảm bảo sử dụng hợp lý
các phương thức vận tải để có hiệu quả kinh tế, giảm thời gian và đảm bảo an tồn
trong q trình vận tải.
- Phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh khi so sánh với phương án không sử dụng
cảng cạn, đặc biệt là thời gian và chi phí vận tải.
1.3.2. Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị
Cảng cạn hoạt động giống như cảng biển trừ tác nghiệp xếp dỡ từ tàu biển, vì
vậy kết cấu hạ tầng phục vụ khai thác cảng cạn tương tự như cảng biển.
Cảng cạn bao gồm các công trình chính sau:

- Diện tích và thiết bị của cảng cạn: Diện tích của cảng cạn phải đảm bảo khai
thác khối lượng hàng hoá XNK hiện tại và dự trữ nhu cầu trong tương lai; có đủ
diện tích kho hàng kín để bảo quản hàng trước khi đóng/rút hàng vào/ra container;
- Thiết bị bốc xếp: Phải có cần trục dàn, xe nâng (reach stacker) và đầu kéo
container và các thiết bị phụ trợ khác...;
- Có kết nối mạng điện tử để quản lý điều hành hoạt động trong cảng cạn.
- Kết nối với mạng giao thông quốc gia: Cảng cạn phải đảm bảo kết nối thuận
lợi với hệ thống giao thơng quốc gia, trong đó chú trọng tới vận tải có chi phí thấp
như vận tải đường sắt và đường sơng. Các cơng trình phục vụ kết nối cảng cạn với
mạng giao thông quốc gia bao gồm: đường dẫn, hệ thống đường nội bộ và bãi đỗ
xe; khu ga đường sắt (trường hợp cảng cạn có sử dụng đường sắt); bến cảng sơng
(trường hợp cảng nội có sử dụng đường sông).
- Bãi container (Container Yard - CY): Là nơi tiếp nhận và lưu chứa container.
Bãi container được chia làm các khu vực tiếp nhận hàng container xuất khẩu, khu
vực hàng container nhập khẩu được chuyển từ cảng biển đến, khu vực dành riêng
cho các loại container cần bảo quản (container bảo ôn, hàng đặc biệt...) và khu vực
container rỗng;
- Khu vực làm hàng lẻ (Container Freight Stations - CFS): Là khu vực tiếp
nhận các lô hàng lẻ của chủ hàng, lưu kho, phân loại, đóng hàng vào container,


-7hoàn thành các thủ tục gửi và giao hàng; tiếp nhận hàng container lẻ, rút hàng ra
khỏi container, phân loại và giao trả hàng cho các chủ hàng lẻ;
- Khu vực kiểm soát: Là khu vực kiểm soát sự ra/vào của các phương tiện
đường bộ chở hàng lẻ và container, là nơi trực tiếp kiểm tra chứng từ, an ninh và
các thủ tục khác đối với container và hàng hoá:
+ Địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung với diện tích từ 6000
m2 đến 8000 m2 để lắp đặt máy soi container thực hiện kiểm tra hàng hóa.
+ Kho chứa hàng vi phạm hoặc kho chuyên dùng để chứa hàng khi cơ quan hải
quan phát hiện sai phạm.

+ Khu vực chứa hàng phải phân chia thành 2 khu riêng biệt là khu chứa hàng
nhập khẩu, khu chứa hàng xuất khẩu. Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng
container Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK bằng container
cảng cạn đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container vận chuyển hàng container từ
cảng cạn đến cảng biển sửa chữa và bảo dưỡng container Kho tạm chứa hàng XNK
và container gom và chia hàng lẻ đối với hàng chung chủ (LCL) trong cùng
container giao nhận các hàng hóa khác (hàng rời, hàng bách hóa,…);
- Bãi đỗ xe tải và tập kết thiết bị: Là khu vực đỗ xe chờ giao/nhận hàng và tập
kết thiết bị bốc xếp hàng;
- Khu vực văn phòng: Là nơi tập trung điều hành mọi hoạt động của cảng nội
địa, bao gờm Văn phịng cơng ty quản lý khai thác, Văn phòng Hải quan, Đại lý
hãng tàu, Đại lý giao nhận, Cơ quan kiểm dịch...
1.4. Về chức năng hoạt động
-Nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container.
-Đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container.
-Vận chuyển hàng container từ cảng cạn đến cảng biển.
-Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
container.
- Gom và chia hàng lẻ đối với hàng chung chủ (LCL) trong cùng container.
- Kho tạm chứa hàng xuất nhập khẩu và container.


-8- Sửa chữa và bảo dưỡng container.
- Giao nhận các hàng hóa khác (hàng rời, hàng bách hóa).
1.5 Các chỉ tiêu và hiệu quả quản lý, khai thác ICD
1.5.1 Nhóm chỉ tiêu khai thác
- Sản lượng thông qua Kho, bãi: Qtq (teu, tấn)
+ Khái niệm: Sản lượng thông qua kho, bãi của cơng ty là khối lượng hàng hóa
thơng qua kho bãi của công ty hàng năm.
+ Ý nghĩa: Dựa vào chỉ tiêu sản lượng thông qua kho, bãi cho chúng ta biết

được quy mô sản xuất của một cảng cạn và phản ánh trình độ quản lý cảng cạn của
công ty.
+ Công thức tính: Qtq = Qn – Q1; Trong đó:
Qn: Tởng khối lượng hàng thơng qua trong năm (Teus/năm)
Q1: Tổng khối lượng hàng được chuyển thẳng ra khỏi ICD trong năm
(Teus/năm)
- Hệ số lưu Kho, bãi: Là tỷ số giữa khối lượng hàng qua kho so với tổng khối
lượng hàng thông qua.
+ Được xác định theo công thức:  

Q
Q

k

; Trong đó:

tq

∑ Qk : Tởng lượng hàng thơng qua kho, bãi (Teu, tấn/ năm)
∑ Qtq : Tổng khối lượng hàng thông qua cảng (Teu, tấn/ năm).
 Lượng hàng tờn kho, bãi trung bình (dung lượng hàng):
+ Khái niệm: Dung lượng tờn kho, bãi bình qn là khối lượng hàng hóa (số
Teus, tấn) tờn bình qn tại bãi trong một ngày bất kỳ.
+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sức chứa (sử dụng) trung bình và sức chứa
thiết kế của bãi chứa hàng hóa.
+ Cơng thức tính: Eh 

Qk  tbq
Tkt


; Trong đó:

Qk : Tởng khối lượng hàng hóa thơng qua kho, bãi trong năm (Teu, tấn)
Tkt: thời gian hoạt động khai thác của kho, bãi trong năm (ngày)


-9tbq: thời gian bảo quản hàng hóa trong kho, bãi (ngày).
 Hệ số quay vòng của bãi:
+ Khái niệm: Chỉ tiêu số vòng quay của bãi chứa container ở cảng là số lần lặp
lại của container được lưu tại bãi của cảng.
+ Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá hiệu suất khai thác bãi container của cảng.
n

Q
E

hoặc n 

k

h

Tkt
; Trong đó:
Tbq

∑ Eh : Dung lượng hàng của kho, bãi (tấn)
Tkt: thời gian hoạt động khai thác của kho trong năm (ngày)
tbq: thời gian bảo quản hàng hóa trong kho (ngày).

- Hệ số quay vòng của kho: Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng hóa của kho, bãi
trong năm khai thác. Hệ số này càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng hóa càng
nhanh. Được xác định theo cơng thức sau:
nk 

Qk Tkt

; Trong đó:
Eh tbq

Qk : Tởng lượng hàng thơng qua kho, bãi (Teu, tấn/ năm)
Eh : Dung lượng chứa hàng của kho, bãi (tấn)
Tkt: thời gian khai thác trong năm (ngày/năm).
Tbq: thời gian bảo quản bình quân (ngày).
 Thời gian bảo quản bình quân của kho, bãi:
+ Khái niệm: Thời gian lưu bãi bình quân là một chỉ tiêu phản ánh thời gian
hàng hóa lưu lại bình qn tại bãi của cảng, đây là một chỉ tiêu thống kê.
+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian một container lưu bình quân tại bãi
của cảng. Chỉ tiêu này cũng phản ánh mức độ thông quan về thủ tục của hàng hóa
khi qua cảng.
n

Q t
+ Cơng thức tính: Tbq =

i 1
n

i i


Q
i 1

; Trong đó:

i

∑ Qi : Khối lượng hàng hóa i bảo quản trong kho, bãi (tấn, teu)


-10ti: thời gian bảo quản loại hàng đó (ngày)
Tbq: thời gian bảo quản bình quân (ngày).
- Dung lượng của kho, bãi(sức chứa thiết kế của kho, bãi ) :
∑ Ek =

[P]. Fh (tấn)  ∑ Ek(T); Trong đó:

[P]: áp lực cho phép xuống 1m2 nền kho (T/m2 )
Fh : Diện tích hữu ích của kho (m2)
- Hệ số sử dụng dung lượng của kho:
+ Khái niệm: Chỉ tiêu hệ số sử dụng dung lượng kho là chỉ số phản ánh khối
lượng hàng hóa (tấn) tờn thực tế tại kho so với dung lượng thiết kế của kho.
+ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mật độ hàng hoá (số tấn) lưu tại kho.
Hệ số sử dụng dung lượng của kho cho ta thấy khả năng khai thác sử dụng kho
ra sao. Hệ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh khai thác tốt, được
nhiều chủ hàng quan tâm sử dụng dịch vụ.


Eh


E

; Trong đó:

k

∑ Eh : Lượng hàng tờn kho trung bình (dung lượng hàng)
∑ Ek : Dung lượng của kho (Sức chứa thiết kế của kho)
- Khả năng thông qua của kho:
+ Khái niệm: Chỉ tiêu khả năng thơng qua của kho là tởng khối lượng hàng
hóa (tấn) mà kho có thể thơng qua trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm)
+ Ý nghĩa: phản ánh được khả năng lưu giữ hàng hóa trong kho trong 1 năm.
+ Công thức tính: Πk = ∑ Ek.n (tấn); Trong đó:
∑ Ek : Dung lượng hàng của kho (tấn)
n: Hệ số quay vòng của kho (lần)
- Các chỉ tiêu năng suất: Năng suất thông qua của 1 đơn vị diện tích Kho, bãi.
Được xác định theo công thức sau:
Po 

Qk
(Teu, tấn/m2); Trong đó:
Fk

Qk là khối lượng hàng hóa thông qua Kho, bãi trong năm (Teu,tấn)


-11Fk là tổng diện tích Kho, bãi (m2)
- Các chỉ tiêu khai thác kho bãi:
+ Sức chứa của bãi: E = Gs . h .  (Teus); Trong đó:
Gs : số ô nền (ground slot -ô nền, theo bản vẽ qui hoạch thực tế)

h : chiều cao xếp chồng (số tier)
: hệ số khai thác tiện tích (~ 0,75)
+ Hệ số sử dụng dung lượng bãi: Chỉ tiêu hệ số sử dụng dung lượng bãi chứa
container ở cảng là chỉ số phản ánh khối lượng hàng hóa (số Teus) tờn thực tế tại
bãi so với dung lượng thiết kế của bãi. Chỉ tiêu này đánh giá mật độ hàng hoá (số
Teus) lưu tại bãi container của cảng.
+ Công thức: Kb = ( ∑E/∑Emax )  100 (%)
Trong đó: E là dung lượng khai thác thiết kế của bãi (Teu)
Emax là dung lượng khai thác lớn nhất của bãi
- Khả năng thông qua của bãi (  b ): Chỉ tiêu khả năng thông qua của bãi
container là tổng khối lượng container mà bãi có thể thơng qua trong một đơn vị
thời gian (thường là 1 năm), có ý nghĩa phản ánh được khả năng lưu giữ container
trong 1 năm.
+ Công thức tính:  b = ∑Emax  nb (Teus/năm)
Năng suất thông qua của 1 đơn vị diện tích bãi:
P0 

QC
(Teu/ha-năm), với:
FC

P0 - năng suất thông qua của 1 đơn vị diện tích bãi trong năm (Teu/ha-năm).
QC - Sản lượng thông qua bãi trong năm (Teu/năm)
FC - Tổng diện tích bãi container (ha).
1.5.2 Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh khai thác cảng cạn
- Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh bằng tiền khối lượng sản
phẩm, dịch vụ, hàng hóa,.. mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ
Doanh thu =

 Qi


 Pi ; Trong đó:

Qi : sản lượng sản phẩm thứ i


-12Pi : giá bán sản phẩm thứ i
- Chỉ tiêu chi phí: Chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ hao phí lao động sống
và lao động vật hóa mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khai
thác trong một thời kỳ nhất định.
Trong đó, hao phí lao động sống là các khoản chi có liên quan đến việc bù đắp
hao phí lao động của CBCNV trong kỳ kinh doanh khai thác như lương, thưởng,
BHYT, BHXH. Cịn hao phí lao động vật hóa là các khoản chi có liên quan đến kết
quả của một trong những quá trình hoạt động trước như chi mua nguyên vật liệu,
nhiên liệu, khấu hao TSCĐ...
- Chỉ tiêu lợi nhuận khai thác kinh doanh kho bãi:Lợi nhuận (LN) về tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa và dịch vụ: Lợi nhuận được hiểu là khoản chênh lệch giữa
doanh thu thực hiện và chi phí bỏ ra trong kỳ và đã loại trừ những nhân tố ảnh
hưởng
LN = Doanh thu – Chi phí
Nếu xét đơn thuần về mặt kinh tế thì hiệu quả kinh doanh khai thác của doanh
nghiệp đạt được cao nhất khi lợi nhuận đạt được lớn nhất. Nói đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp là nói đến mục tiêu lợi nhuận.
Kinh doanh khai thác càng tốt thì lợi nhuận càng cao, khả năng nâng cao hoạt
động kinh doanh càng lớn, sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng mạnh.
Do vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp nhất trong hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời lợi nhuận cũng là kết quả tài chính cuối
cùng của hoạt động kinh doanh khai thác.
Nếu sử dụng các chỉ tiêu tởng hợp thì hiệu quả của quá trình hoạt động kinh
doanh khai thác đạt được cao nhất khi:

- Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tối đa của thị trường về hàng hóa và sản phẩm
dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
- Đảm bảo thu nhập cao nhất trên cơ sở thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường.
- Đảm bảo với chi phí thấp nhất để đạt được kết quả cao nhất.
- Đảm bảo thu được lợi nhuận lớn nhất trong thời gian ngắn nhất.


×