Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2005 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.37 KB, 76 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Tên viết tắt Diễn giải
1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
2 CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức
3 CNXH Chủ nghĩa Xã hội
4 CNQSD Chứng nhận quyền sử dụng
5 ĐKTN Điều kiên tự nhiên
6 ĐTNN Đầu tư nước ngoài
7 GDP Tổng thu nhập quốc nội
8 GPR Tổng hệ số sử dụng đất
9 GPMB Giải phóng mặt bằng
10 HDI Chỉ số phát triển con người
11 HĐND Hội đồng nhân dân
12 HTX Hợp tác xã
13 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
14 KCN Khu công nghiệp
15 KTXH Kinh tế xã hội
16 OAD Viện trợ phát triển chính thức
17 QSDĐ Quyền sử dụng đất
18 SDĐ Sử dụng đất
19 TDTT Thể dục thể thao
20 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
21 UBND Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
iii
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc


biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân
bố khu dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Việc sử
dụng hợp lý đất đai để đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và đảm bảo sự
phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và
Nhà nước ta.
Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn
trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nền kinh tế tăng trưởng
với tốc độ cao và tương đối ổn định.
Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, sự phát triển các
khu công nghiệp trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên việc ưu
tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công nghiệp đã tạo nên sự mất cân
đối trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Từ đó một lượng lớn đất nông
nghiệp đã phải chuyển sang sử dụng làm mặt bằng sản xuất công nghiệp. Mặt
khác người nông dân có đất bị thu hồi chưa được giúp đỡ trong việc sử dụng
tiền bồi thường, hỗ trợ vào việc đầu tư phát triển sản xuất nên đời sống gặp
khó khăn và không ổn định. Bên cạnh đó, hoạt động của nhiều khu công
nghiệp chưa chấp hành nghiêm Luật Môi trường, vi phạm các cam kết thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, dẫn đến tài nguyên đất bị suy thoái,
môi trường bị ô nhiễm, đời sống người nông dân trong vùng phát triển công
nghiệp còn bấp bênh, ngay cả trong vùng nông nghiệp thì việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, vật nuôi cũng mang tính tự phát không theo quy hoạch. Nhiều
văn bản pháp luật quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và
1
bảo vệ môi trường đã không được đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, đang trên con đường chuyển
dịch kinh tế mạnh mẽ, là một trong những tỉnh có nền kinh tế năng động của
cả nước. Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận tiện bao gồm cả đường
bộ, đường sắt, và đường thuỷ. Đây là những yếu tố thuận lợi để phát triển

kinh tế - xã hội của Thái Nguyên, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng
bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI năm 2005 về việc triển khai các chương
trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại trên địa bàn
tỉnh. Tỉnh đã đầu tư nhiều khu công nghiệp với nhiều công nghệ tiên tiến, kỹ
thuật hiện đại, tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng cao, tạo việc làm, tăng thu
nhập nâng cao đời sống của người dân.
Cùng với xu hướng chung của tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên đang bước
vào thời kỳ hội nhập kinh tế mạnh mẽ, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đang được tập trung đầu tư, đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất
nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các khu công
nghiệp, phát triển dịch vụ - du lịch, xây dựng các công trình phúc lợi và thực hiện
đô thị hoá, phấn đấu đưa huyện Phổ Yên thành thị xã Công nghiệp vào năm 2015.
Song bên cạnh sự phát triển đó thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Các quá trình này đã và đang
gây áp lực mạnh mẽ đến việc quản lý và sử dụng đất bền vững của huyện.
Vì vậy, một vấn đề đặt ra là: việc nghiên cứu thực trạng quá trình
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá
trình này đã và đang tác động như thế nào tới quá trình phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường
2
trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý
đem lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự hướng dẫn của PGS - TS.
Nguyễn Thế Hùng, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu sử
dụng đất phi nông nghiệp của huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2005 - 2010”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất

phi nông nghiệp của huyện Phổ Yên giai đoạn 2005 - 2010.
- Xác định mối quan hệ giữa quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phi
nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phổ Yên.
- Đề xuất định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp và
các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2011 - 2020.
1.2.2. Yêu cầu
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra thực tế, chính xác và phản
ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong
việc sử dụng đất bền vững trên cơ sở Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường và
một số Luật có liên quan.
3
Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về đất đai và hiệu quả kinh tế sử dụng đất
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai trong đánh giá đất theo FAO được hiểu theo nghĩa rộng. Nó là
một khoanh đất được xác định về mặt địa lý (có diện tích, có toạ độ) với
những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ
có thể dự đoán được của môi trường ở bên trên, bên trong và bên dưới nó
như: Không khí, điều kiện khí hậu thời tiết, điạ chất, thuỷ văn, loại đất, động
thực vật, những tác động của con người vào đất đai ở mức độ mà các thuộc
tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng khoanh đất đó ở hiện tại và
tương lai.[17]
Như vậy đất đai trong đánh giá đất theo FAO được nhìn nhận là một
nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề
mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất
1.1.2. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả kinh tế sử dụng đất
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng mức sống ngày càng

tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã
hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi
hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, đến nay có nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Tuy nhiên, chúng tôi đề cập một
số quan điểm sau:
* Quan điểm 1: tính hiệu quả theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên
trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một
cách có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau.
4
Trên cơ sở thực hiện vấn đề “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời
gian lao động (vật hoá và lao động sống) giữa các ngành” theo quan điểm của
Mác đó là quy luật “tiết kiệm”, là “tăng năng suất lao động xã hội” hay đó là
tăng hiệu quả. Ông cho rằng: “Nâng cao năng suất lao động, vượt qua nhu cầu
cá nhân của người lao động là cơ sở của hết thảy mọi xã hội”
* Quan điểm 2: các nhà kinh tế XHCN, đại diện là Liên Xô cũ đã dựa
vào lý luận chung của Các Mác để phát triển CNXH. Ở đây, hiểu hiệu quả
kinh tế cao được biểu hiện bằng sự đáp ứng được yêu cầu quy luật kinh tế cơ
bản của CNXH và hiệu quả kinh tế cao khi được xác định bằng nhịp độ tăng
tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân cao. Do vậy quan điểm này mới
chỉ đề cập đến nhu cầu tiêu dùng, quỹ tiêu dùng là mục đích cuối cùng cần đạt
được của nền sản xuất xã hội, nhưng chưa đề cập đến quỹ tích luỹ để làm điều
kiện phương tiện đạt được mục đích đó
* Quan điểm 3: các nhà khoa học kinh tế Samuelson - Nordhuas cho
rằng: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất
phải xét đến chi phí cơ hội, “hiệu quả sản xuất phải diễn ra khi xã hội không
thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một
số loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả phải nằm trên đường giới
hạn và sản lượng tiềm năng khả năng sản xuất của nó”
* Quan điểm 4: hiệu quả trên quan điểm kinh tế thị trường:

Xã hội chịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, thực tế các
nguồn lực như đất đai, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Trong khi đó nhu cầu xã hội tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng. Do vậy,
vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực, từng bước nâng cao hiệu quả sử
dụng các nguồn lực nói chung, trước hết mỗi quá trình sản xuất phải lựa chọn
đầu vào tối ưu.[17]
5
* Quan điểm 5: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích
hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kì, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Ưu điểm của quan điểm này là gắn chi phí với kết quả, coi hiệu quả là sự
phản ánh của trình độ sử dụng chi phí. Nhược điểm là chưa rõ ràng, thiếu tính
khả thi ở phương diện xác định và tính toán.
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên,
việc xác định bản chất và khái niệm kết quả cần phải xuất phát từ những luận
điểm triết học Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau đây:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy
luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặt biệt tồn tại trong
nhiều phương thức sản xuất.
- Thứ hai: theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội
là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất.
- Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế
hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa
đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc
một kết quả thu được với một chi phí nhỏ hơn.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là:

+ Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.
+ Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
6
1.2. Nguyên tắc phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững
Theo Smith và Dumanski sử dụng đất bền vững được xác định theo 5
nguyên tắc:[17]
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất).
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự
thoái hoá đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ).
- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi).
- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận).
5 nguyên tắc nêu trên được coi là những trụ cột của sử dụng đất đai bền
vững và là những mục tiêu cần phải đạt được. Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so
với các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được. Nếu chỉ đạt một hay
một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính
bộ phận.
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững
Vận dụng nguyên tắc trên ở Việt Nam đã đề ra 3 yêu cầu đối với việc
xác định và lựa chọn loại sử dụng đất:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về môi trường: Bảo vệ được đất và môi trường tự nhiên.
- Bền vững về xã hội : Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xã hội.
Tóm lại phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những
yêu cầu của hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng cho việc đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt:
kinh tế, xã hội, môi trường. Sự gia tăng dân số, nhu cầu của quá trình phát triển
các ngành kinh tế đã gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Mục tiêu của con người
trong quá trình sử dụng đất là sử dụng khoa học và hợp lý. Trong thực tế, do

7
quá trình sử dụng lâu dài, nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều
vùng đất đai đang bị thoái hoá, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người.
1.2.2. Sử dụng đất đai bền vững với các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
* Sử dụng đất đai bền vững với mục tiêu kinh tế
Sử dụng đất đai bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu
kinh tế trong sử dụng đất đai phải đảm bảo sự hài hoà lợi ích giữa chủ sử
dụng đất với Nhà nước và ngược lại.[6]
Được thể hiện ở mức độ đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Khi xác định hiệu quả kinh tế phải xem xét
đầy đủ mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và đại lượng
tuyệt đối. Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào, đầu ra.
Trong khi đó xã hội luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài trong sử
dụng đất đai. Trước hết, đó là đảm bảo các mục tiêu kinh tế lâu dài và cần
thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an ninh lương thực, vấn đề về môi
trường, đất giãn dân, dự báo nhu cầu đất ở trong tương lai, các mô hình kinh
tế và các công trình xã hội, khu công nghiệp.
* Sử dụng đất đai bền vững với mục tiêu xã hội
Sử dụng đất đai trước hết cần quan tâm tới hiệu quả xã hội là mối tương
quan so sánh giữa kinh tế xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có mối
liên hệ mật thiết với các loại hiệu quả khác và thể hiện bằng mục tiêu hoạt
động kinh tế của con người. Xác định nhu cầu, yêu cầu cụ thể đối với mảnh
đất đó nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi mảnh đất hay nói cách
khác là mỗi khu vực khác nhau có tiềm năng sử dụng khác nhau. Để đạt được
mục tiêu xã hội cần nắm rõ mối liên hệ qua lại giữa 3 mục tiêu : Kinh tế, xã
hội và môi trường, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội và sử dụng đất
đai có hiệu quả, bền vững.
8
* Sử dụng đất đai bền vững với mục tiêu môi trường

Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính chất lâu dài, vừa đảm bảo lợi
ích trước mắt vừa đảm bảo lợi ích lâu dài, nó gắn chặt với quá trình khai thác,
sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Sử dụng đất đai bền
vững với mục tiêu môi trường điều cần căn cứ vào các tiêu chuẩn về môi
trường, các chiến lược phát triển lâu dài, kế hoạch sử dụng đất, nhằm phối
hợp giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội để đảm bảo phát triển bền vững.[5]
Trong các loại hiệu quả được đề cập trên thì hiệu quả kinh tế là trọng
tâm và quyết định nhất. Hiệu quả kinh tế được nhìn nhận đánh giá một cách
toàn diện nhất, đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu
quả giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái và hiệu quả phát triển.
1.3. Những nghiên cứu về quản lý sử dụng đất bền vững trên thế giới và
Việt Nam
Theo tài liệu của FAO/UNESCO: Trên thế giới hàng năm có khoảng
15% diện tích đất bị suy thoái vì lý do tác động con người, trong đó suy thoái
vì xói mòn do nước chiếm khoảng 55,7% diện tích, do gió 28% diện tích, mất
chất dinh dưỡng do rửa trôi 12,2% diện tích. Ở Trung Quốc, diện tích đất bị
suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất
đồi bị xói mòn nặng; 6,67 triệu ha đất bị chua mặn; 4 triệu ha đất bị úng, lầy.
Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương có khoảng 860 ha đất đã bị hoang mạc
hoá làm ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. Theo kết quả điều tra
của FAO, 1992, do chế độ canh tác không tốt đã gây xói mòn đất nghiêm
trọng dẫn đến suy thoái đất, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và vùng đất dốc. Mỗi
năm lượng đất bị xói mòn tại các châu lục là: châu Âu, châu Úc, châu Phi: 5
-10 tấn/ha, châu Mỹ: 10 - 20 tấn/ha; châu Á: 30 tấn/ha. Đất đai đang cảnh báo
nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do tác động của thiên nhiên và hoạt động của
con người, ngay từ lúc này chúng ta cần có kế hoạch dài hạn để đạt sử dụng
9
bền vững đất đai. Thế giới ngày càng phát triển, công nghệ và công nghiệp
đang dần chiếm ưu thế, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp
đang là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội.[17]

Đô thị hóa luôn là một nhân tố chuyển đổi đất nông nghiệp có tầm quan
trọng được ghi nhận bởi nhiều học giả khác nhau. Hai học giả Trung Quốc là
Shun Sheng Han và Chun Xing He (2000) làm nghiên cứu định tính đối với
179 thành phố ven biển và sâu trong nội địa Trung Quốc để tìm câu trả lời
cho các yếu tố gây mất đất nông nghiệp trong giai đoạn 1993-1996. Họ dùng
phương pháp tìm mối tương quan thống kê giữa mức gia tăng dân số đô thị và
mức độ mất đất nông nghiệp.[7] Kết quả cho thấy khi chia các thành phố theo
nhóm ven biển hay nội địa thì hai yếu tố trên có quan hệ với nhau trong
trường hợp thành phố ven biển. Còn nếu gộp cả hai loại thành phố thì kết quả
cho thấy có sự tương quan giữa tình trạng mất đất nông nghiệp và sự gia tăng
dân số đô thị. Khi các tác giả chia thành phố theo quy mô dân số thì không có
mối quan hệ bất kỳ nào giữa mức độ mất đất nông nghiệp và gia tăng dân đô
thị trong từng loại quy mô “nhỏ” và “lớn”.
Trong nghiên cứu mới đây được thực hiện ở quy mô toàn cầu, Azadi, Ho
và Hasfiati (2010) đã chia 94 quốc gia thành 3 nhóm - phát triển, đang phát
triển, và kém phát triển hơn và thực hiện nghiên cứu riêng các nhân tố thúc
đẩy chuyển đổi đất nông nghiệp ở cấp độ quốc gia cho từng nước trong mỗi
nhóm. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính từng bước loại trừ
các yếu tố không quan trọng (về mặt thống kê), các tác giả cuối cùng còn lại
một yếu tố là dân số đô thị trong cả 3 nhóm quốc gia. Nói cách khác, một đặc
điểm của đô thị hóa là mức độ gia tăng dân số đô thị cũng là yếu tố chủ yếu
gây ra mất đất nông nghiệp, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Mặc dù
phương pháp sử dụng còn nhiều điều gây tranh cãi như liệu mối quan hệ giữa
10
mất đất nông nghiệp và gia tăng dân số đô thị thì đâu là nguyên nhân đâu là
kết quả, đây là một trong các nghiên cứu định lượng hiếm hoi so sánh nhiều
quốc gia trong vấn đề chuyển đổi đất.
1.3.1. Trung Quốc
Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Trung
Quốc đang diễn ra rất mạnh, điều đã dẫn đến sự đô thị hoá nhanh chóng và sự

chuyển đổi một lượng đất nông nghiệp khổng lồ sang mục đích nhà ở, công
nghiệp, thương mại, hạ tầng và công vụ là kết quả trực tiếp từ sự thành công
ấn tượng của Trung Quốc trong phát triển kinh tế. Trải qua hơn 30 năm xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo lý luận kinh tế “chủ nghĩa xã hội hiện thực”,
chính sách cải cách thành công của Trung Quốc đã đem lại những thành tựu
to lớn, trong 20 năm cải cách kinh tế, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc
đạt 9,7%/năm được xếp vào nước có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới,
khoảng 200 triệu người dân đã được đưa lên khỏi mức đói nghèo, năm 1998,
Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản, thu nhập của nông dân
Trung Quốc đã tăng lên 16 lần. Nông nghiệp Trung Quốc đã làm nên kỳ tích
góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu ăn, mặc cho 1,3 tỷ dân có mức sống
ngày càng tăng, tạo cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hoá. Bên cạnh
những thành công to lớn về kinh tế, xã hội của công cuộc đổi mới, quá trình
phát triển kinh tế của Trung Quốc đã và đang chứa đựng nhiều nguy cơ và
thách thức lớn. Trong đó, chính sách sử dụng đất nông nghiệp, chính sách đô
thị hoá và công nghiệp hoá đã có những tác động không nhỏ đến kinh tế, xã
hội Trung Quốc.[17]
Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang các loại đất khác (chủ yếu là
đất công nghiệp và đất ở) của Trung Quốc tăng đã làm cho diện tích đất canh
tác ngày càng giảm, diện tích canh tác bình quân đầu người của Trung Quốc
chỉ bằng 1/3 mức trung bình trên thế giới. Cạnh tranh giữa sản xuất nông
11
nghiệp và sản xuất công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài
nguyên tự nhiên làm cho giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng
nhanh, theo Z.Tang tốc độ tăng thu nhập của nông thôn giảm dần (từ 3,09%
năm 1980 xuống 2,47 % năm 1997), ngày càng tụt hậu so với mức tăng ngày
càng nhanh của thu nhập cư dân thành phố. Khoảng cách chênh lệch về thu
nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa nhau năm 1978 cư dân thành
phố chiếm 18% dân số cả nước và có thu nhập chiếm 34% tổng thu nhập cả
nước, năm 1996 tỷ lệ dân số thành phố tăng lên 28% nhưng chiếm tới 50%

tổng thu nhập cả nước”. Thu nhập bình quân đầu người ở 10 thành phố lớn
của Trung Quốc từ năm 1997 đến 1999 tăng từ 2.490 USD lên 2670
USD/năm, trong khi thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn cùng giai
đoạn giảm từ 966 xuống 870 USD/năm.
Đối với đất nông nghiệp, Luật đất đai hiện nay của Trung Quốc
(Điều 31) quy định “Nhà nước bảo hộ đất canh tác, khống chế nghiêm ngặt
chuyển đất canh tác thành phi canh tác”
Mỗi một giai đoạn thăng trầm của lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Trung
Quốc đều ẩn chứa sự thành bại bởi tác động của một cơ chế, chính sách về
nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Song, những
hậu quả tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công
nghiệp và đất ở đến đời sống xã hội Trung Quốc là rất lớn. Chính sách “…
khống chế nghiêm ngặt chuyển đất canh tác thành phi canh tác” tại Trung
Quốc ra đời chậm hơn một số nước trong khu vực; song đã thu được nhiều
thắng lợi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
1.3.2. Singapore
Với chỉ 680 km
2
tổng diện tích đất tự nhiên, các nhà hoạch định và phát
triển trong Singapore đã gặp phải rất nhiều thách thức đưa ra các biện pháp để
tối ưu hóa sử dụng đất. Đây là một bài tập toàn diện và có hệ thống hơn trong
12
việc lập kế hoạch và nắm bắt ý định sử dụng đất ở 55 khu vực quy hoạch
trong Singapore. Trong một đánh giá các nguyên tắc về âm mưu kiểm soát tỷ
lệ phân loại tiêu chuẩn chiều cao, kết luận rằng việc tăng chiều cao tầng trong
phạm vi quy định tổng hệ số sử dụng đất (GPR) lên đến một giới hạn chấp
nhận dựa về quy hoạch cân nhắc sẽ mang lại lợi thế đa dạng, nó sẽ khuyến
khích tính linh hoạt và sự đổi mới trong thiết kế và sử dụng hiệu quả hơn
không gian trong phát triển dân cư.
Trong 680 km

2
, Singapore có rất ít đất để đáp ứng các nhu cầu của người
dân và một nền kinh tế đang phát triển. Sau khi thiết lập dành quỹ đất cho cơ
sở hạ tầng cần thiết như sân bay, bến cảng, các nhà máy xử lý nước thải và
lưu vực nước, các nhà hoạch định còn ít hơn 50% diện tích đất để sử dụng
cho nhà, văn phòng, nhà máy, đường xá, công viên và trường học.
Phần lớn chính sách pháp luật liên quan đến bất động sản ở Singapore đã
được ban hành như là kết quả của sự cần thiết để tối ưu hóa việc sử dụng các
nguồn tài nguyên khan hiếm này. Để kết thúc vấn đề này, nhà nước Singapore
ban hành luật thông qua các hình thức Đạo luật Nhà nước Lands, Cư Luật Sở
hữu, Đạo luật Thu hồi đất, Đạo luật Kế hoạch và quyền sử dụng đất (Strata)
Đạo luật được áp dụng trong một loạt các vấn đề khác nhau, từ quyền sở hữu
đất và thu hồi đất, sử dụng đất và phát triển. Tuy nhiên, các chính sách này
chưa xem xét hết được các vấn đề về phân bổ, quy hoạch quỹ đất của Nguồn
tài nguyên khan hiếm này ở Singapore. Singapore có một vấn đề đất đai khan
hiếm dường như nan giải. Trong khi đối mặt với điều này, chính sách đất đai
(mặc dù phần nào cực đoan) đã thay đổi được khung pháp lý quy định sử
dụng đất. Singapore với 25% dân số sống ở 1% diện tích đất của mình. Giờ
đây họ đã có thể xây dựng các căn hộ 10-15 tầng. Với thời gian, họ đạt hơn hai
mươi và ba mươi tầng, và hiện nay, khu chung cư 50 tầng đang được xây dựng.
Đây là một trông những quốc gia có môi trường và cách bố trí dân cư, khu đô
thị kiểu mẫu, thu hút rất nhiều nước trong khu vực tới học hỏi và tham quan.
13
Các chính sách hiện tại của các nhà quy hoạch đô thị của Singapore đang
từng bước cho thấy sự đầu tư sử dụng bền vững đất đai đáng để học tập. Mỗi
quận, huyện sở hữu một loạt các tiện nghi và tiện nghi cấp chiến lược để phục
vụ càng nhiều càng tốt trên một quy mô ít nhất là khu vực và trên quy mô
khu vực. Ban Phát triển nhà làm việc với Ban Tái phát triển đô thị để phát
triển nhà ở công cộng theo chính sách quy hoạch đô thị quốc gia.
Quỹ đất khan hiếm ở đất nước đông dân nhất là mục tiêu của quy hoạch

đô thị là để tối đa hóa việc sử dụng đất đạt hiệu quả và phục vụ nhân dân
càng nhiều càng tốt cho một chức năng cụ thể, chẳng hạn như nhà ở hoặc các
mục đích thương mại cao tầng và tòa nhà mật độ cao. Cơ sở hạ tầng, bảo vệ
môi trường, đủ không gian cho lưu vực nước và đất để sử dụng quân sự là tất
cả những cân nhắc cho các nhà quy hoạch đô thị quốc gia. Đất khai hoang đã
tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong quy hoạch đô thị, và Singapore đã phát
triển ít nhất 100 km
2
với kích thước ban đầu của nó trước khi 1819 khi nó
được thànhlập. Điều này cho phép sử dụng đất hiệu quả mà không ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống.[5]
Dân số của Singapore ngày càng đông đúc, tiện nghi công cộng có được
vị trí chiến lược để mang lại lợi ích cho số lượng lớn nhất của người dân tránh
lãng phí tối thiểu. Một tính năng chính của quy hoạch đô thị tại Singapore là
để tránh những tình huống như vậy về lãng phí đất đai. Sử dụng đất triệt để
nhưng cân đối hài hòa giữa lợi ích và bền vững đất đai.
1.3.3. Thái Lan
Thái Lan chủ yếu là một nước nông nghiệp với diện tích đất 513 km vuông
và một dân số khoảng 62 triệu người. Ngành nông nghiệp bao gồm chủ yếu là
các nông trang nhỏ, 5,1 triệu là nông dân tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp
chiếm 9,66% tổng dân số. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ
nông nghiệp được cải thiện từ -4,6% năm 1990 lên 5,5% vào năm 1994. GDP
14
bình quân người lao động từ khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp
vào năm 1994 đã được báo cáo là US $ 494 và US $ 6 230 tương ứng.
Diện tích đất tổng số của đất nước 51,08 triệu ha, khoảng 20,8 triệu ha
(41%) được phân loại là đất canh tác, 0,8 triệu có như đồng cỏ vĩnh viễn, 13,5
triệu ha (26%) là rừng và đất rừng, và ha 15,989 triệu (31 %) là chưa phân
loại đất vào năm 1994. Đã có một sự giảm ổn định trong các kích thước của
các nông trại với một sự gia tăng tương ứng về số lượng của các trang trại và

tổng dân số. Công trình thủy lợi có 21% tổng diện tích canh tác. Các cơ sở
nông nghiệp, bao gồm 5,1 triệu gia đình nông dân được tham gia trong sản
xuất thực phẩm cho tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Trồng trọt vẫn
là hoạt động nông nghiệp lớn, nhưng tỷ trọng GDP của đất nước đã được liên
tục giảm trong những năm gần đây và hiện nay chỉ đóng góp một nửa của
những gì đạt được trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Cho đến khi sự ra đời của cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây, ngành
nông nghiệp đã có thể để giữ cho phù hợp với sự gia tăng dân số. Nhìn
chung, mức sản xuất thực phẩm vượt quá tiêu dùng, và các sản phẩm dư thừa
một số hàng hóa được xuất khẩu. Đó là, tuy nhiên, một vấn đề quan tâm rằng
có thể có tình trạng thiếu thức ăn cho các lớp nghèo hơn dân số nông thôn,
đặc biệt là những người không có sức mua để nuôi sống bản thân. Suy dinh
dưỡng giữa các nhóm dinh dưỡng dễ bị tổn thương cũng nhận được sự chú ý
lớn hơn từ các nhà hoạch định quốc gia. Thái Lan có nguồn tài nguyên thiên
nhiên rộng lớn và tiềm năng con người thích hợp để tăng năng suất của khu
vực cây lương thực. Với những chính sách đúng đắn và công nghệ mới nhất,
nông nghiệp bền vững và thực phẩm an toàn có thể đạt được để làm sống lại
GDP nông nghiệp và nuôi sống số dân.
Khoảng hai phần năm của Thái Lan được bao phủ bởi các dãy núi và đồi
núi, độ dốc mà thường ngăn cản trồng trọt. Tuy nhiên 1/10 diện tích của khu
15
vực này cũng có thể được chuyển đổi mục đích nông nghiệp thông tin chi tiết
đã thu được thông qua các cuộc điều tra. Ước tính trong năm 1970 phù hợp sử
dụng đất tổng thể phân loại khoảng 58% các khu vực miền núi và đồi núi
canh tác (so với 24% 2 thập kỷ trước đó), trong đó khoảng 19% là có thể sử
dụng cho lúa, 28% cho các loại cây trồng cạn, và 11 phần trăm cho cả lúa và
nông nghiệp miền núi. Nắm giữ thực tế của đất nông nghiệp - không phải tất
cả trong số đó là canh tác tại bất kỳ một thời gian - ước tính vào giữa những
năm 1970 chiếm khoảng 43% tổng diện tích đất. Cơ cấu sử dụng đất phi nông
nghiệp của Thái Lan đang có sự thay đổi đáng kể, với sự gia tăng dân số và sự

xuất hiện của các đô thị mới, đã ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu sử dụng đất
hiện nay ở Thái Lan, tuy nhiên do có những chính sách để sử dụng đất hợp lý
nên mức cân bằng của đất đai còn khá ổn định.
Với chính sách tiết kiệm đất triệt để, chính sách của nhà nước Thái Lan
nhằm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hiện có, đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa
chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp và đất ở, các cơ chế chính
sách uyển chuyển phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội,
nông nghiệpThái Lan đã tác động một cách tích cực đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của Thái Lan.
1.4. Nghiên cứu trong nước về sử dụng đất bền vững
1.4.1. Chiến lược sử dụng đất bền vững ở Việt Nam
Tại Việt Nam, nông nghiệp đã được nhà nước khẳng định vai trò quan
trọng khi nó tiếp tục cung cấp việc làm cho 40% lao động. Bên cạnh đó, mặc
dù nó chỉ đóng góp dưới 20% tổng giá trị sản phẩm quốc nội trong năm 2010
và trên 14% giá trị xuất khẩu năm 2009, tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp
xuất khẩu không ngừng tăng. Đó là lý do tại sao việc xây dựng sân golf ở Việt
Nam đã gặp phải phản ứng tiêu cực từ xã hội cũng như từ chính quyền. Quy
hoạch đất trồng lúa nhẳm đảm bảo an ninh lương thực do Bộ Nông nghiệp và
16
phát triển nông thôn thực hiện là một kết quả có được mang tính chiến lược
nhằm bảo vệ đất nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh việc xác lập một hàng rào
chính sách bảo vệ đất trồng lúa, việc bảo vệ đất nông nghiệp nói chung là cần
thiết vì đất nông nghiệp là tài nguyên hữu hạn và không có khả năng tự tái tạo
mà chúng ta không nên phí phạm. Bảo vệ ở đây không đồng nghĩa với không
sử dụng. Bảo vệ đất nông nghiệp là sử dụng một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm
nhất thông qua việc quy hoạch và tính toán bài bản và chiến lược. Theo quyết
định số 432/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011 -2020 tại điểm c điều 1 ghi rõ: Chống thoái
hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.[13]
Tăng cường hiệu quả sử dụng các loại đất. Đảm bảo cân đối hài hòa nhu

cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và bảo đảm an ninh lương thực. Phát
triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đổi mới công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo quy hoạch sử dụng đất phải
đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng
chồng chéo giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy
hoạch khu công nghiệp với quy hoạch sử dụng đất, tránh chồng lấn quy hoạch
các công trình kiên cố trên diện tích đất có chứa tài nguyên khoáng sản. Xây
dựng hệ thống chính sách tài chính đất đai và giá cả minh bạch và hiệu quả.
[6]
Gia tăng năng suất các hệ sinh thái đất đai và đặt sản xuất nông nghiệp
bền vững lên làm vấn đề ưu tiên, thông qua các chính sách hỗ trợ giảm nghèo
dựa trên quan điểm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh
học, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng phân
bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Tăng cường
nghiên cứu khoa học và công nghệ kết hợp với bảo tồn kiến thức bản địa
17
trong việc chống thoái hóa đất và cải tạo đất bị suy thoái. Xây dựng cơ cấu
cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng địa bàn ưu tiên, bảo đảm sử dụng bền
vững tài nguyên đất, bảo vệ và phát triển rừng.
1.4.2. Những chính sách về đất đai liên quan đến quản lý sử dụng đất bền
vững ở Việt Nam
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
việc này góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đất nông
nghiệp đang ngày càng thu hẹp khi các khu công nghiệp và tiến trình đô thị
hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Vấn đề nhà ở, vấn đề gia tăng dân số là gánh nặng
của đất đai. Theo các nhà sinh thái phát triển đô thị bền vững cần đảm bảo các
tiêu chí: (1) Phát triển nhà ở theo chiều cao để tiết kiệm nguyên, nhiên vật
liệu và mặt bằng; (2) Bảo tồn địa hình địa mạo tự nhiên; (3) Tránh xây dựng
thành phố trong thung lũng vì đất ở đấy phì nhiêu và dễ lở; (4) Bảo vệ và phát
triển cây xanh đô thị; (5) Khuyến khích tiết kiệm nước; (6) Hạn chế sử dụng

phương tiện di chuyển có động cơ; (7) Tái sinh vật liệu phế thải. Các nhà
nghiên cứu và quản lý lại có quan điểm: (1) Lấy chỉ tiêu HDI để đánh giá đô
thị chứ không dựa vào quy mô dân số, kinh tế hay xây dựng như trước đây;
(2) Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị; (3) Sự phối
hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và quản lý. Quan điểm đô
thị bền vững gắn liền với sử dụng đất đai bền vững. Chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam được phê duyệt ngày 12/04/2012. Chiến lược phát triển bền
vững ở Việt nam là một chiến lược chung đưa ra các nội dung phát triển bền
vững, kết hợp chặt chẽ và hài hoà cả 3 mặt giữa phát triển kinh tế, phát triển
xã hội và bảo vệ môi trường. Theo thống kê, từ 24/7/1993 đến 15/6/2004,
Quốc hội đã ban hành 9 văn bản, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban
hành 42 văn bản liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai. Chính sách đất đai
nhằm điều tiết nguồn lực đặc biệt nhất đối với sản xuất nông nghiệp, chính
18
sách đất đai khẳng định quyền sở hữu cao nhất thuộc về toàn dân, Nhà nước
làm đại diện chủ sở hữu [9] Chính sách đất đai đã góp phần thúc đẩy mở rộng
diện tích đất nông nghiệp nhờ khai hoang phục hoá, chuyển một số diện tích
có khả năng sang đất sản xuất nông nghiệp, hạn chế tối đa việc chuyển đất
nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại, dịch vụ)
nhờ đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và
thuỷ sản) đã tăng từ 6,9 triệu ha lên 9,4 triệu ha (tăng 2,41 triệu ha), đất lâm
nghiệp từ 9,3 triệu ha lên 12,1 triệu ha trong thời gian 1990 - 2002 góp phần
tăng thêm nguồn lực và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp.
Trong việc quản lý sử dụng đất đai đã có những thay đổi đáng kể, kể cả
phương thức sử dụng và cơ chế ràng buộc đối với người sử dụng. Ruộng đất
đã được quản lý chặt chẽ hơn so với khi còn quản lý theo hình thức tập thể
kiểu cũ. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tính bình quân trên 1 ha canh tác đã
tăng từ 5,94 triệu đồng (năm 1994) lên 7,8 triệu đồng (năm 2003). Trước năm
1988, Việt Nam luôn ở trong tình trạng mất an ninh lương thực. Nhờ những
chính sách đúng đắn về giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phát triển kinh

tế hộ, nền nông nghiệp Việt Nam đã không những đáp ứng được lương thực
trong nước mà còn dư để xuất khẩu. Trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển
theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá dần tính độc canh để tăng hiệu quả sử
dụng đất đai.[12]
Chính sách đất đai cùng với nhiều chính sách nông nghiệp đã góp phần
bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, từng bước thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn. Trước đổi mới, giải quyết
lương thực còn nhiều khó khăn. Hàng năm, nước ta phải nhập khẩu hàng triệu
tấn lương thực. Nhờ thay đổi chính sách (như chính sách giao khoán đất nông
nghiệp cho người dân) nên từ năm 1989 đến nay, nước ta liên tục xuất khẩu
gạo với số lượng lớn và ổn định thu ngoại tệ về cho đất nước. Năm 1990, sản
19
lượng lương thực cả nước đạt 21,5 triệu tấn, lương thực bình quân theo đầu
người đạt 327,5 kg. Đến năm 2003 sản lượng lương thực đã đạt 37,5 triệu tấn,
đưa lương thực bình quân đầu người lên 464,8 kg. Nhờ đảm bảo vững chắc
lương thực, sản xuất nông nghiệp có điều kiện chuyển sang chuyên môn hoá
sản xuất hàng hoá có giá trị cao nhằm xuất khẩu.
Vào những năm 1990, trước tình trạng nhiều địa phương tuỳ tiện chuyển
đất trồng luá sang sử dụng vào mục đích khác (như làm nhà ở, sản xuất gạch
ngói, trồng cây ăn quả ), Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 247 ngày
28/4/1995 để kiểm soát việc sử dụng đất trồng lúa. Khi an ninh lương thực
quốc gia được đảm bảo, chính sách đất đai cho phép chuyển một phần đất
trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích khác có hiệu quả hơn như nuôi trồng
thuỷ sản và cây trồng khác tránh sự lãng phí nguồn lực (thể hiện ở Nghị quyết
09/NĐ - CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương và chính
sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp).
Chính sách đất đai nhằm vào khuyến khích nông dân tăng cường sử
dụng có hiệu quả đất đai, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
và cơ cấu kinh tế nói chung. Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP ngày
27/9/1993 về giao đất nông nghiệp cho hộ nông dân. Nông dân không những

được giao quyền sử dụng đất đai lâu dài mà kèm theo các quyền được xác
định như quyền sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp.
Ngoài ra, do nhu cầu của phát triển KTXH, một phần đất nông nghiệp được
chuyển sang mục đích phi nông nghiệp (như làm đường giao thông, khu công
nghiệp, nhà ở ), Nhà nước đã ban hành những chính sách về cấp đất, cho
thuê đất cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, chính sách về giá thuế
đất, giá đền bù, giải toả Nhờ đó, trên địa bàn nông thôn, hệ thống kết cấu hạ
tầng được nâng cấp nhanh chóng, nhiều khu công nghiệp và đô thị mới được
20
hình thành đóng góp tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội
nông thôn.
Chính sách đất đai góp phần điều chỉnh đất nông nghiệp, vừa tạo điều
kiện cho người làm nông nghiệp có đất vừa hướng tới tập trung đất đai để sản
xuất chuyên môn hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp, đặc biệt là
nâng cao tỷ trọng hàng hoá nông sản. Việc Nhà nước ban hành các chính sách
liên quan đến đất đai gần đây nhằm tạo điều kiện để các hộ nông dân tiếp cận
và quản lý tốt quỹ đất, giữ được đất và có đất để kinh doanh nông nghiệp có
tác dụng rất lớn trong việc bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị xã hội nông
thôn - nhất là ở miền núi, vùng dân tộc ít người.[13]
Chính sách đất đai cho phép tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất
hàng hoá lớn thông qua cho phép người sử dụng đất thực hiện các quyền về
chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn kinh doanh.[11]
Bên cạnh đó, qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã đạt được những
thành tựu to lớn. Sau 15 năm phát triển (1991 - 2006), mô hình Khu công
nghiệp đã gặt hái được những thành tựu to lớn. Việc xây dựng các khu công
nghiệp không những tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp
mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho
sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp và hình thành mạng lưới dịch vụ
phục vụ cho nhu cầu của người lao động. Việc phát triển các khu công nghiệp
sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.
Sự ra đời của các khu công nghiệp là những mảnh đất màu mỡ cho ra đời
trên 4400 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
và dịch vụ công nghiệp, với giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 31,9%
(cao gấp đôi so với mức tăng giá trị công nghiệp cả nước), các khu công nghiệp
Việt Nam đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa Việt Nam.
21
Đến hết năm 2005, các KCN là nơi đào tạo thực tế 750.000 người nông
dân, người lao động phổ thông ở những nơi thị tứ trở thành công nhân, và với
tốc độ tăng trưởng này, đến 2010 các KCN Việt nam sẽ thu hút 2,5 triệu
người. Đây là nguồn tài lực để đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp phát
triển ở trình độ thấp trở thành một nước công nghiệp mới ở thập niên thứ 2
của thế kỷ 21.
Nhiều ngành công nghiệp như sản xuất xe hơi, sản xuất máy móc trang
thiết bị, nguyên vật liệu cao cấp tại các KCN, đặc biệt khi công nghiệp hoá
dầu tại khu Dung Quất đi vào hoạt động, sẽ góp phần nâng cao chất lượng
phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam.[16]
Tuy nhiên, sự phát triển của các khu công nghiệp làm thu hẹp diện tích
đất canh tác đất nông nghiệp, gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia,
nhiều khu công nghiệp mang tính tự phát, thiếu các quy hoạch chiến lược,
nhiều KCN nằm liền kề với các đô thị lớn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường đô thị trong tương lai gần . Các khu công nghiệp góp phần giải quyết
việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao
động. Các khu công nghiệp đã tạo ra một số lượng lớn việc làm, nâng cao
trình độ tay nghề và tương ứng với nó là tăng thu nhập của người lao động,
góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế và xã hội.Tính đến hết năm 2005, các KCN
đã tạo việc làm cho trên 0,74 triệu lao động trực tiếp tăng gấp 3 lần so với
năm 2001, 14 lần so với năm 1995 và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp.
Tuy nhiên sự tập trung cao của lao động xung quanh các khu công
nghiệp cũng nảy sinh không ít các vấn đề xã hội cần phải giải quyết tình trạng

thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, sự phát sinh của các tệ nạn xã hội.
Ngoài ra sự xuống cấp về môi trường của khu vực dân cư xung quanh các khu
công nghiệp cũng đang nổi lên là một trong những vấn đề cấp bách cần có sự
quan tâm nghiên cứu.[13]
22

×