Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 33 trang )

Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Mục lục
CHƯƠNG I: MIÊU TẢ TÓM TẮT 1
1.01. Tên và vị trí tiểu dự án 1
1.02. Mục tiêu tiểu dự án 2
1.03. Chủ sở hữu/ chủ đầu tư/ đơn vị quản lý chức năng 2
1.04. Quản lý dự án 2
1.05. Tổng chi phí đầu tư 2
1.06. Thời gian thực hiện 3
1.07. Cơ quan vận hành bảo trì 3
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG 3
2.01. Điều kiện kinh tế - địa lý 3
2.02. Hiện trạng công trình 5
2.03. Kết nối với cơ sở hạ tầng hiện có 5
2.04. Người hưởng lợi 9
2.05. Thông tin kinh tế - xã hội và tỷ lệ nghèo 9
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT 11
3.01. Qui mô tiểu dự án 11
3.03. Phương án chọn: 13
3.04. Dự toán chi phí 14
3.05. Kế hoạch cấp vốn 14
3.06. Kế hoạch thực hiện dự án 14
3.07. Kế hoạch đấu thầu 15
3.08. Yêu cầu về tư vấn 15
CHƯƠNG V: CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN 20
CHƯƠNG VI: KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH 26
6.01. Giới thiệu 26
6.02. Mô hình đánh giá 26
6.03. Các giả định 26
6.04. Các số liệu đầu vào chính 27


6.05. Các chi phí và lợi ích kinh tế 27
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 29
7.01. Kết luận 30
7.02. Kiến nghị 30
CHƯƠNG I: MIÊU TẢ TÓM TẮT
1.01. Tên và vị trí tiểu dự án
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên.
Địa điểm xây dựng: Xã Tràng Xá, xã Liên Minh - huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
1
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
1.02. Mục tiêu tiểu dự án
Tiểu dự án sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 12.802 người sống trong khu vực
nông nghiệp tại các xã vùng dự án, bằng cách cải thiện điều kiện vận chuyển sản phẩm đầu
vào và hàng nông sản đến các chợ. Chi phí vận chuyển hàng nông sản cho người nông dân sẽ
giảm cơ bản, góp phần cải thiện thu nhập thực tế cho họ. Nâng cấp, xây dựng tuyến đường sẽ
tạo ra sự giao lưu hàng hoá không những giữa nhân dân trong xã mở rộng ra còn là sự giao
lưu hàng hoá giữa người dân nơi đây với các vùng lân cận, giữa thành thị và nông thôn. Tiểu
dự án cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận đến các trung tâm giáo dục và y tế cho người được
hưởng lợi cũng như con cái họ, giúp cải thiện kinh kế cho người dân.
1.03. Chủ sở hữu/ chủ đầu tư/ đơn vị quản lý chức năng
- Chủ sở hữu: Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
- Đơn vị quản lý chức năng:
+ Sở GTVT tỉnh Thái Nguyên là chủ sở hữu theo chức năng
+ UBND huyện Võ Nhai là đơn vị quản lý chức năng và giao cho Phòng Công thương
huyện Võ Nhai quản lý công tác vận hành bảo trì (phòng công thương sẽ tuyển chọn một đơn
vị đủ năng lực để thực hiện O&M).

1.04. Quản lý dự án
Về phía cấp tỉnh có Ban Chỉ đạo dự án do UBND tỉnh quyết định thành lập, gồm 01
Trưởng ban, 01 Phó ban và 04 uỷ viên. Ban chỉ đạo dự án tỉnh sẽ họp định kỳ 06 tháng 01 lần
và có thể họp bất thường nếu tình hình thực hiện dự án trên địa bàn đòi hỏi.
Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên là Chủ đầu tư, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo
tỉnh sẽ chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các tiểu dự án trên địa bàn tỉnh.
Ban Quản lý dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía
Bắc - tỉnh Thái Nguyên (thuộc Sở NN&PTNT): Là đơn vị trực tiếp quản lý dự án dưới sự
điều hành tổng thể của Giám đốc Ban QLDA tỉnh. Điều phối viên Ban Quản lý dự án tỉnh có
trách nhiệm giám sát và quản lý hàng ngày toàn bộ hoạt động dự án. Ban quản lý dự án tỉnh
chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Ban chỉ đạo dự án, Sở Nông nghiệp & PTNT và Ban
quản lý dự án Trung ương.
Tư vấn trong nước sẽ được tuyển chọn để thết kế lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công và
giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng.
Sở GTVT là đơn vị chức năng trong việc quản lý chuyên ngành, có trách nhiệm tham gia
thẩm định trong quá trình thiết kế cơ sở, tham gia đánh giá chất lượng, hướng dẫn công tác
vận hành bảo trì công trình trước khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
Uỷ ban nhân huyện và các xã có dự án có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Nông
nghiệp và PTNT (Ban quản lý Dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi
phía Bắc - tỉnh Thái Nguyên) thông qua Nhóm hỗ trợ do huyện thành lập. Người dân hưởng
lợi tham gia vào quá trình thực hiện thông qua các buổi tiếp xúc cộng đồng, giám sát trực tiếp
trong quá trình xây dựng, hoặc có thể phản ảnh trực tiếp với Ban Quản lý dự án tỉnh hoặc
chính quyền địa phương.
Sơ đồ tổ chức quản lý dự án - Phụ lục I.1
1.05. Tổng chi phí đầu tư
Tổng chi phí đầu tư của tiểu dự án (PA chọn): 66.658.000.000 VNĐ (tương đương
3.197.050 USD, giá quy đổi 1USD = 20.850 VNĐ), ( Bao gồm 1.674.769.000 VNĐ chi phí
vận hành, bảo trì 20 tháng, đến hết năm 2014 ).
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
2

Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
1.06. Thời gian thực hiện
Tiểu dự án thực hiện bắt đầu từ tháng 9/2011 đến tháng 12/2014, trong đó thời gian thi
công xây lắp là 12 tháng, dự kiến bắt đầu từ tháng 8/2012, kết thúc vào tháng 4/2013 và thời
gian vận hành bảo trì bằng vốn dự án từ tháng 5/2013 đến tháng 12/1014.
Tiến độ tổng thể tiểu dự án - Phụ lục I.2
1.07. Cơ quan vận hành bảo trì
Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chức năng vận hành, bảo trì là là Phòng Công thương
huyện. UBND xã Tràng Xá và Liên Minh có trách nhiệm tổ chức và huy động nhân dân địa
phương tham gia một số công việc đơn giản như nạo vét cống, hệ thống thoát nước dọc, phát
quang vào các đợt trước và sau lũ hoặc những ngày lễ, tết truyền thống của địa phương.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG
2.01. Điều kiện kinh tế - địa lý
2.01.1. Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng miền núi và trung du phía Bắc, phía
Bắc giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, phía Đông
giáp với tỉnh Lạng Sơn và phía Nam giáp với Hà Nội. Diện tích tự nhiên khoảng 3434,6 km2,
chiếm 1,13% diện tích tự nhiên cả nước. Thái Nguyên là vị trí trung tâm văn hóa xã hội của
Việt Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng giữa Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
3
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
4
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
2.01.2. Khu vực tiểu dự án
Võ Nhai là một huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, diện tích tự nhiên là

845,10 km2, số đơn vị hành chính là 14 xã và 01 thị trấn. Dân số trên 62 ngàn người, gồm 07
dân tộc anh em cùng chung sống. Nằm giáp ranh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với
tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang, có hệ thống đường giao thông thuận lợi
Tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu là một tuyến đường nối giữa trung tâm xã Tràng Xá
đến đỉnh đèo Nhâu của xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, đoạn đầu tuyến đường cắt qua sông
Rong, tại ĐT 265 Km8 (cách thị trấn Đình Cả 8km), cuối tuyến là đỉnh đèo Nhâu, đi sang xã
Linh Nham huyện Võ Nhai. Đây là tuyến đường liên xã quan trọng, đảm bảo sự giao thông đi
lại trao đổi văn hóa, sản xuất của nhân dân hai xã Tràng Xá và xã Liên Minh của huyện Võ
Nhai. Tổng chiều dài tuyến đường là 9,0 km.
2.02. Hiện trạng công trình
Tuyến đường hiện có là tuyến đường đất đắp pha lẫn cấp phối đá dăm, sỏi, đá tảng
nhưng hiện nay đường liên xã cũ không đủ điều kiện để đáp ứng được các nhu cầu dân sinh
kinh tế. Đường đã xuống cấp nhiều, nhiều đoạn đi qua khu vực suối rất thấp nên thường
xuyên ngập khiến cho việc giao thông trở nên khó khăn và nguy hiểm, chiều dài tổng cộng 9
km. Bề rộng nền đường từ 5- 6,5m, tuyến đường thường bị lầy lội, trơn trượt trong mùa mưa
khiến hầu hết các phương tiện giao thông không thể đi lại được, bề mặt đường đã xuống cấp
70%. Chưa có hệ thống thoát nước ngang đủ tốt.
Tuyến đường có một sông lớn là sông Rong chảy cắt ngang tại đầu tuyến và 08 điểm do
suối Nhâu phân cắt hiện vẫn chưa có công trình kiên cố. Nguy hiểm nhất là tại đầu tuyến nơi
sông Rong chảy qua, địa hình lòng sông tương đối hẹp (rộng trung bình 20 - 35m), chỉ cần
một trận mưa trung bình cũng làm cho nước sông nâng lên 0,5 - 1m và các phương tiện vận
tải lớn cũng không thể lưu thông. Xe đạp, xe máy và người đi bộ có thể đi trên cầu treo cách
50m về phía hạ lưu của khu vực.
Cuối tuyến đường là đoạn đi qua đèo Nhâu với một bên là dãy núi cao, một bên là vực
sâu rất nguy hiểm. Từ chân đèo Nhâu (cao độ +97.80) lên đến đỉnh (cao độ +142.95) có chiều
dài 460m, độ dốc trung bình là 16%, đường quanh co, với hai khúc cua tay áo, khiến các
phương tiện đi lại rất khó khăn.
Các công trình trên tuyến đã có gồm 04 tràn, 13 cống tròn các loại, và 12 cống bản hầu hết
trong tình trạng hư hỏng cần được nâng cấp. Tuyến đường đi qua ven khu vực dân cư các xã
Tràng Xá, Liên Minh. Khoảng 80% tổng số chiều dài đường chạy qua khu vực đất nông, lâm

nghiệp.
2.03. Kết nối với cơ sở hạ tầng hiện có
Tuyến đường có điểm đầu kết nối với đường liên xã từ trung tâm xã Tràng Xá đi Đình
Cả và Bình Long, cách trung tâm huyện khoảng 8 km, cắt ngang đường Tỉnh lộ 265 tại
Km8+00. Điểm cuối tuyến tại đỉnh đèo Nhâu, đi xã Linh Nham huyện Đồng Hỷ.
Tiểu dự án được thực hiện sẽ có 01 trường PTTH, 01 trường THCS, 02 trường tiểu học,
01 trung tâm xã, 01 trạm y tế xã, 01 chợ địa phương kết nối với trung tâm hành chính huyện
bằng tuyến đường tỉnh lộ 265, tạo điều kiện cho người dân vùng dự án tiếp cận các dịch vụ tại
trung tâm huyện gồm: 01 chợ lớn (chợ Đình Cả), 01 bến xe khách, trung tâm văn hóa huyện,
01 bệnh viện đa khoa.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
5
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Một số hình ảnh hiện trạng công trình
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
6
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
7
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Vị trí của tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
8
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
2.04. Người hưởng lợi
Tiểu dự án sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho khoảng 12.802 người sống trong khu vực

nông nghiệp tại các xã vùng dự án, bằng cách cải thiện điều kiện vận chuyển sản phẩm đầu
vào và hàng nông sản đến các chợ. Chi phí vận chuyển hàng nông sản cho người nông dân
sẽ giảm cơ bản, góp phần cải thiện thu nhập thực tế cho họ. Nâng cấp, xây dựng tuyến
đường sẽ tạo ra sự giao lưu hàng hoá không những giữa nhân dân trong xã mở rộng ra còn
là sự giao lưu hàng hoá giữa người dân nơi đây với các vùng lân cận, giữa thành thị và
nông thôn. Tiểu dự án cũng sẽ tăng khả năng tiếp cận đến các trung tâm giáo dục và y tế
cho người được hưởng lợi cũng như con cái họ, giúp cải thiện kinh kế cho người dân.
2.05. Thông tin kinh tế - xã hội và tỷ lệ nghèo
Xã Tràng Xá có diện tích đất tự nhiên 47,53 km
2
, diện tích canh tác nông nghiệp
chiếm 50%; xã Liên Minh 73,73km
2
, trong đó diện tích canh tác nông nghiệp chiếm 12% .
Tuy nhiên nghề nghiệp chủ yếu của các xã là sản xuất nông nghiệp ngoài ra còn có thu
nhập từ buôn bán nông sản đến các trung tâm huyện và thị trấn Đình Cả.
Bảng 2.05.1: Tình hình kinh tế - xã hội các xã vùng Dự án
TT Danh mục Đơn vị Tổng
1 Diện tích- Dân số - Mật độ
+ Diện tích km2 121,26
- Tràng Xá km2 47,53
- Liên Minh km2 73,73
+ Đất nông nghiệp ha 2.887,96
- Tràng Xá ha 1.922,27
- Liên Minh ha 965,69
+ Đất lâm nghiệp ha 7.849,37
- Tràng Xá ha 1.802,42
- Liên Minh ha 6.046,95
+ Đất chưa sử dụng ha 1.068,55
- Tràng Xá ha 861,06

- Liên Minh ha 207,49
+ Dân số người 12.802
- Tràng Xá người 8571
- Liên Minh người 4231
+ Mật độ dân số
- Tràng Xá người/km2 180
- Liên Minh người/km2 57,4
Số hộ hộ 3.060
- Tràng Xá hộ 2.031
- Liên Minh hộ 1.029
2 Số hộ nghèo hộ 1.588
- Tràng Xá hộ 1.106
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
9
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
- Liên Minh hộ 562
3 Tỷ lệ hộ nghèo
- Tràng Xá
%
54,46
- Liên Minh
%
54,62
4
Số hộ dễ tổn thương (nữ chủ hộ, người già cô đơn, người tàn
tật)
+ Số hộ nữ chủ hộ hộ 363
- Tràng Xá hộ 284
- Liên Minh hộ 79

+ Số hộ chính sách hộ 225
- Tràng Xá hộ 119
- Liên Minh hộ 106
5 Tỷ lệ làm nghề nông nghiệp
- Tràng Xá % 80
- Liên Minh % 98
6 Số hộ làm nghề nông nghiệp 2.633
- Tràng Xá hộ 1.625
- Liên Minh hộ 1.008
7 Số người sống bằng nghề nông nghiệp người 11.451
- Tràng Xá người 7.305
- Liên Minh người 4.146
8 Thu nhập bình quân đầu người
- Tràng Xá tr.đ/năm 7,0
- Liên Minh tr.đ/năm 5,2
Nguồn: UBND xã cung cấp
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
10
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT
3.01. Qui mô tiểu dự án
Tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu là một tuyến đường liên xã nối giữa hai xã
Tràng Xá, Liên Minh đi qua đỉnh Đèo Nhâu thuộc địa phận huyện Võ Nhai từ Km-0 đến
Km-9. Đây là tuyến đường giao thông chính cho nhân dân của hai xã nói riêng và huyện
Võ Nhai nói chung. Kết cấu áo đường hiện tại chủ yếu là đất và đất lẫn dăm sỏi. Qua thời
gian sử dụng tuyến đường đã xuống cấp khiến cho việc giao thông đi lại khó khăn và trở
nên nguy hiểm, có nhiều đoạn cắt qua sông suối do cao trình mặt đường thấp nên thường
xuyên có nước trên mặt đường, về mùa lũ nước dâng rất cao gây ảnh hưởng tắc nghẽn giao
thông hoặc không thể đi lại được.

Khu vực dự án có đường tốt, sẽ tạo điều kiện phát huy tiềm năng của diện tích nông
nghiệp, đất rừng, cộng với chính sách mở cửa nhà nước về đất đai khuyến khích sản xuất
nông lâm nghiệp sẽ tạo nên nhiều sản phẩm hàng hóa như lương thực, chế biến hoa quả.
Mặt khác còn giảm được các chi phí trong sản xuất như: Chi phí đầu vào cây con giống,
phân bố thuốc trừ sâu, chi phí vận chuyển trong thu hoạch và trao đổi hàng hóa phát triển
ngày càng lớn mạnh.
Từ trước tới nay do có khó khăn về giao thông, nhất là vào mùa mưa, mà sản phẩm
hàng hóa làm ra chỉ được sử dụng tại chỗ, số bán ra các huyện, tỉnh khác rất ít nên không
khuyến khích được sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển. Có đường giao thông đi lại thuận
tiện, nông dân có thể bán sản phẩm lấy tiền mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất,
sinh hoạt, sẽ phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế, văn hóa xã hội. Qua đó mới có điều kiện
nâng cao dân trí tiếp xúc với văn minh đô thị.
3.02. Các phương án thiết kế
Hiện nay đường chưa được xếp vào cấp vì tiêu chuẩn chưa đạt: Mặt đường bằng đất,
đá dăm đã lâu không được đầu tư sửa chữa chỉ vá vứu tạm bợ bằng đá thải, cấp phối sông
nay đã xuống cấp trầm trọng tạo thành ổ gà, rãnh xói….các công trình cống thoát nước
ngang đã làm, một số đã bị hư hỏng, một số đoạn qua sông lớn không có công trình qua
đường, không đảm bảo thoát nước. Nền đường hiện tại rộng 5 ÷ 6 m, mặt đường từ 2,5 ÷ 3
m bằng đá dăm, đá hộc và cấp phối đã bị bong bật nặng, hư hỏng nhiều, một số đoạn
không còn lớp mặt đường và gập ghềnh.
Mục đích của việc nâng cấp đường lần này là giải quyết các vấn đề tồn tại nhằm thông
qua đường cả năm và đưa vào cấp để sử dụng lâu dài. Căn cứ vào cơ sở vật chất kỹ thuật
của tuyến đường, nguồn vốn đầu tư cũng như quy mô đầu tư xây dựng của UBND tỉnh
Thái Nguyên, căn cứ vào chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường thuộc dự án nâng
cấp đường tỉnh lộ vốn vay ADB của Ban quản lý dự án phát triển CSHT nông thôn bền
vững các tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên - Thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT tỉnh
Thái Nguyên, với yêu cầu đó đường sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi
theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN - 4054 - 05. Bao gồm các phần việc chính sau đây:
Nền mặt đường: Tập trung chủ yếu vào các đoạn đường cần thiết, nơi có nền yếu xe cộ
không thể vượt qua mùa mưa.

Bình diện: Chủ yếu là bám theo tim đường cũ để nâng cấp cải tạo. Tuyến đường được
thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi có châm trước.
Công trình thoát nước qua đường được thiết kế theo tiêu chuẩn tải trọng H13 - XB60,
công trình chủ yếu ở đây là cống tròn đường kình D = 100cm dày 10cm, mỗi đoạn dài 1m
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
11
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
và cống bản bề rộng cống là 1m. Nắp cống đổ BTCT, thân mố là kết cấu đá xây vữa M100.
Các cống còn tốt sẽ được nâng cấp cải tạo lại.
Công trình đường tràn qua suối (tràn và cống kết hợp) được thiết kế với tiêu chuẩn tải
trọng H13 - XB60. Đường đầu ngầm thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
Móng, thân mố và tường cánh đổ bê tông. 08 công trình đường tràn qua suối Nhâu có cống
xả đáy có đường kính D = 100m dày 10cm, mỗi đoạn dài 1m.
Công trình qua sông Rong có thể làm đường tràn hoặc cầu.
Hạ đỉnh đèo Nhâu xuống vì độ dốc hiện tại (16%) là quá lớn và nguy hiểm để đảm bảo
an toàn giao thông.
Trên cơ sở này ta có các phương án sau:
a. Phương án I:
+ Nền đường: Theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi - Tiêu chuẩn thiết kế TCVN
4054 - 05; Tải trọng thiết kế công trình: H13- X60:
- Nền đường rộng Bn = 6,50 m (Có châm trước tại những vị trí đặc biệt khó khăn về
mặt bằng xây dựng).
- Rãnh thoát nước mặt cắt hình thang có kích thước (120x40x40)cm (Rộng x cao x
đáy).
- Độ dốc ngang mặt đường: 3%, lề đường: 4%.
- Độ dốc mái ta luy đường đắp: 1:1,5.
- Độ dốc mái ta luy nền đào: Phụ thuộc vào địa chất tại vị trí xây dựng công trình.
- Độ dốc dọc tối đa: 11%, có châm trước tại đoạn đèo Nhâu.
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu R= 30 m (có châm trước các vị trí đặc biệt khó

khăn do địa hình).
+ Mặt đường
Mặt đường rộng Bm = 3,50 m (chưa kể mở rộng).
+ Kết cấu áo đường tính từ trên xuống như sau:
- Láng nhựa 2 lớp tiêu chuẩn nhựa 3 kg/ m2
- Tưới lớp dính bám mặt đường bằng nhũ tương gốc Axít lượng nhũ tương 1 kg/ m2.
- Móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 14 cm.
- Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 16 cm.
- Đất nền thiên nhiên hoặc đất đắp K95.
- Lề đường mỗi bên rộng 1,5 m, gia cố rộng 1,0 m.
- Kết cấu lề đường gia cố (L =1,0 m) như sau:
+ Tưới nhựa dính bám bằng nhũ tương, tiêu chuẩn 1 kg/m2.
+ Lớp móng trên bằng cấp phối đá dăm loại I dày 14 cm.
+ Lớp móng dưới bằng cấp phối đá dăm loại II dày 16 cm.
Các hạng mục công trình trên tuyến khác:
Làm mới 9 tràn, trong đó có 1 đường tràn liên hợp cống qua sông Rong, 8 tràn còn lại
qua suối Nhâu; Thân tràn và tường cánh đổ Bêtông, cống thoát nước D100 tại các vị trí qua
suối Nhâu và D200 cm tại vị trí qua sông Rong. Mặt tràn đổ BTCT M250 dày 25 cm.
- Xây dựng mới và cải tạo 30 cống thoát nước
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống an toàn giao thông.
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình của phương án I:
Tổng mức đầu tư:
66.658.481.012
VNĐ
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
12
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
* Trong đó:
1 Chi phí xây dựng:

53.597.770.103
VNĐ
2 Chi phí quản lý dự án:
921.881.645
VNĐ
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
3.321.272.176
VNĐ
4 Chi phí khác:
638.876.812
VNĐ
5 Chi phí hỗ trợ GPMB: 1000.000.000 VNĐ
6 Chi phí vận hành và bảo trì ( O&M )
1.674.769.000
VNĐ
7 Chi phí dự phòng 9%:
5.503.911.276
VNĐ
b. Phương án II:
- Phương án hai có các hạng mục như phương án một, nhưng riêng đoạn qua sông
Rong làm mới 01 cầu BTCT vĩnh cửu qua sông Rong.
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình của phương án II:
Tổng mức đầu tư: 109.030.714.433 VNĐ
* Trong đó:
1 Chi phí xây dựng: 88.371.593.729 VNĐ
2 Chi phí quản lý dự án: 1.329.108.770 VNĐ
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 3.875.382.773 VNĐ
4 Chi phí khác: 908.590.990 VNĐ
5 Chi phí hỗ trợ GPMB: 3.004.056.041 VNĐ
6 Chi phí vận hành và bảo trì ( O&M ) 1.630.099.000 VNĐ

7 Chi phí dự phòng 10%: 9.911.883.130 VNĐ
3.03. Phương án chọn:
Thông qua nghiên cứu so sánh hai phương án cho thấy phương án I là phương án có
nhiều ưu điểm hơn phương án II ở những điểm sau:
+ Công nghệ thi công đơn giản.
+ Có thể tận dụng đông đảo nguồn nhân lực dư thừa của địa phương, từ đó giúp họ có
thêm thu nhập, đó cũng là mục tiêu của dự án.
+ Quá trình duy tu bảo dưỡng đơn giản.
+ Tận dụng tối đa vật liệu xây dựng địa phương.
- Đối với phương án xây cầu cứng qua sông Rong thì quy mô đầu tư xây dựng lớn, kỹ
thuật phức tạp. Cụ thể như sau:
+ Về mặt kỹ thuật: Theo kết quả tính toán thuỷ văn, điều tra mực nước lũ lịch sử thì tại
vị trí xây dựng công trình là +48.63m, cao trình mặt cầu là +49.83m để đảm bảo an toàn.
Đồng nghĩa với quy mô xây dựng cầu cứng thì bắt buộc phải tôn cao đường hai đầu cầu
(Cao trình đường phía tả suối hiện tại là +48.23m, phải tôn cao trung bình là 1,60m; Cao
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
13
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
trình đường phía hữu suối hiện tại là +47.93m, phải tôn cao trung bình là 1,90m), tổng
chiều dài phải tôn cao đường hai đầu cầu khoảng 520m.
+ Xét về điều kiện kinh tế, chi phí đầu tư xây dựng lớn hơn so với PA1 khoảng 1,6 lần
( khoảng 40 tỷ ).
Tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu nằm trong quy hoạch giao thông của tỉnh Thái
Nguyên mang nhiều mục đích kinh tế, chính trị, quốc phòng. Dự án sẽ góp phần trực tiếp
vào tăng thu nhập cho người dân địa phương, giảm tình trạng tai nạn giao thông và ô nhiễm
môi trường… Qua nghiên cứu cho thấy xây lắp công trình theo phương án I sẽ mang lại lợi
ích nêu trên và vẫn đảm bảo về mặt kinh tế kỹ thuật, vì vậy kiến nghị chọn phương án I
làm phương án thiết kế.
3.04. Dự toán chi phí

3.04.1. Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình phương án chọn:
Tổng mức đầu tư:
66.658.481.012
VNĐ
Làm tròn:
66.658.000.000
VND
* Trong đó:
1 Chi phí xây dựng:
53.597.770.103
VNĐ
2 Chi phí quản lý dự án:
921.881.645
VNĐ
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
3.321.272.176
VNĐ
4 Chi phí khác:
638.876.812
VNĐ
5 Chi phí hỗ trợ GPMB: 1000.000.000 VNĐ
6 Chi phí vận hành và bảo trì ( O&M )
1.674.769.000
VNĐ
7 Chi phí dự phòng 9%:
5.503.911.276
VNĐ

Ghi chú:

- Các chi phí GPMB và vận hành bảo trì trong thời gian thực hiện dự án bằng
nguồn vốn ngân sách
- Tỷ giá 1 USD = 20.850 VND tại thời điểm tháng 2 năm 2012
Dự toán chi tiết - Phụ lục III.3
3.04.2. Phần kinh phí vận hành bảo trì: 1.674.769.000 đồng tương đương 80.235 USD
sử dụng nguồn vốn đối ứng của Tỉnh.
3.04.3. Phần kinh phí hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng: 1.000.000.000 đồng
3.05. Kế hoạch cấp vốn
Kế hoạch cấp vốn - Phụ lục III.4
3.06. Kế hoạch thực hiện dự án
Ban quản lý dự án Trung ương là mối liên kết chính giữa BQLDA tỉnh và cơ quan
các cấp quốc gia và quốc tế chịu trách nhiệm cấp vốn và giám sát dự án cùng toàn bộ tiểu
dự án hợp phần.
Dưới sự hướng dẫn của Ban quản lý dự án Trung ương, Ban quản lý dự án tỉnh sẽ
chịu trách nhiệm tổng thể về việc thực hiện các tiểu dự án từ bước xây dựng kế hoạch công
việc, lập dự án đầu tư, lập hồ sơ thiết kế BVTC, lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu,
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
14
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
chấm thầu, đàm phán hợp đồng, trao thầu, kiểm tra, giám sát và kiểm soát chất lượng công
trình.
Ban quản lý dự án tỉnh sẽ phối hợp với nhóm hỗ trợ huyện và ban giám sát xã trong
quá trình thực hiện dự án tại thực địa.
Ban quản lý dự án tỉnh có trách nhiệm tuyển chọn Tư vấn giám sát cũng như giám sát
công tác thiết kế chi tiết. BQLDA tỉnh sẽ thông báo cho địa phương về kế hoạch, tiến độ và
quy trình thi công; phối hợp với các ban ngành/các công ty quản lý/chính quyền huyện, xã
cùng tổ chức người sử dụng chịu trách nhiệm quản lý sau khi bàn giao công trình - về thiết
kế dự án, giám sát xây lắp, xây lắp trước khi bàn giao và lập kế hoạch vận hành bảo trì.
Nhóm hỗ trợ tiểu dự án tại huyện gồm các phòng ban: Văn phòng UBND và HĐND

huyện, Phòng công thương, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kế hoạch - Tài chính,
Phòng Tài nguyên và Môi trường và Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ phối hợp với
Ban Quản lý dự án, các Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công để tham mưu cho UBND huyện
và hướng dẫn người dân tham gia trong quá trình triển khai dự án tại địa phương.
Ban giám sát được thành lập ở mỗi xã có dự án đi qua nhằm mục đích theo dõi và
giám sát cộng đồng.
3.07. Kế hoạch đấu thầu
Ban quản lý dự án tỉnh sẽ tuyển chọn các nhà thầu của các gói thầu của dự án theo
quy định của nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.
Chi tiết phân chia và kế hoạch đấu thầu - Phụ lục III.6
3.08. Yêu cầu về tư vấn
3.08.1. Các lĩnh vực yêu cầu tư vấn
Ban QLDA tỉnh sẽ có trách nhiệm tuyển chọn tư vấn cho công tác lập Báo cáo dự án
đầu tư (SIR), lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, khảo sát TKBVTC và lập Tổng dự toán; giám
sát công trình; kiểm toán công trình hoàn thành. và các loại hình tư vấn khác cần thiết.
3.08.2. Hình thức tuyển chọn tư vấn
Ban Quản lý dự án tỉnh sẽ tuyển chọn các tư vấn nêu trên theo hình thức CQS.
Chi tiết kế hoạch tuyển chọn tư vấn - Phụ lục III.6
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
15
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
CHƯƠNG IV: VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ (O&M)
4.01. Cơ quan chịu trách nhiệm:
Sơ đồ các cơ quan chịu trách nhiệm thể hiện ở hình 1.

UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư sẽ phê duyệt kế hoạch tổng thể vận hành bảo
trì, bố trí nguồn vốn hàng năm, phê duyệt quyết toán vốn hoàn thành.
UBND huyện: là cơ quan chủ đầu tư hạng mục vận hành bảo trì, chịu trách nhiệm:
trình kế hoạch tổng thể và kế hoạch vốn hàng năm lê cấp thẩm quyền, phê duyệt kế hoạch

chi tiết và dự toán vận hành và bảo trì hàng năm.
Phòng công thương huyện: là đơn vị quản lý công tác vận hành, bảo trì. Chịu trách
nhiệm: Xây dựng/điều chỉnh kế hoạch, dự toán vận hành, bảo trì thường xuyên và bảo trì
định kỳ trình cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt. Lựa chọn và thuê đơn vị thực hiện
công tác vận hành, bảo trì được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức giám sát, nghiệm thu,
thanh/quyết toán với các cơ quan chức năng Nhà nước về việc sử dụng vốn ngân sách; Phối
hợp với các đơn vị liên quan khác trong việc quản lý vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống
mạng đường trong khu vực để công trình phát huy hiệu quả cao.
Phòng kế hoạch, Tài chính, kho bạc Nhà nước huyện hỗ trợ đơn vị vận hành - bảo
trì trong quá trình lập kế hoạch vốn hàng năm, giải ngân thanh toán theo quy định của luật
pháp hiện hành.
UBND Xã Tràng Xá và Liên Minh tham gia vận hành và bảo trì công trình, có trách
nhiệm: tuyên truyền, phổ biến và huy động người hưởng lợi tham gia bảo vệ và bảo trì công
trình, thu thập ý kiến của người dân về tình trạng của công trình để phản ảnh cho cơ quan quản
lý vận hành - bảo trì.
Ban quản lý dự án tỉnh và Nhà thầu có trách nhiệm: cung cấp đầy đủ hồ sơ hoàn
công công trình và hồ sơ liên quan cho Phòng công thương huyện; Tổ chức đào tạo về vận
hành - bảo trì cho những người thực hiện nhiệm vụ vận hành - bảo trì và các đơn vị, cá
nhân liên quan khác trong quá trình thực hiện.
Hình 1- Mô hình tổ chức và trách nhiệm vận hành - bảo trì
Ghi chú: Mối quan hệ chỉ đạo
Mối quan hệ phối hợp
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
Phòng Công Thương
(Chịu trách nhiệm quản lý về O&M
đường giao thông )
Phòng kế hoạch tài chính -Kho bạc.
(hỗ trợ lập kế hoạch O&M và quản lý
giải ngân vốn)
Đơn vị thực hiện O&M

(thực hiện O&M đường giao thông)
Ủy Ban Nhân Dân Huyện
(Chịu trách nhiệm tổng thể công trình hạ tầng cơ sơ bao gồm các tuyến
đường giao thông liên xã/ICRs)
Các xã hưởng lợi
(Tham gia bảo vệ, bảo trì thường xuyên)
Ủy Ban Nhân Dân tỉnh
(Phê duyệt kế hoạch tổng thể công tác vận hành – bảo trì, giao kế hoạch vốn)
16
D ỏn: Phỏt trin C s h tng Nụng thụn bn vng cỏc tnh min nỳi phớa Bc
Tiu d ỏn: Nõng cp tuyn ngTrng Xỏ - ốo Nhõu, huyn Vừ Nhai
Trong s thc hin, Phũng Cụng thng l c qun chớnh m bo thc hin tt
k hoch vn hnh bo trỡ. Cn t chc o to cho cỏn b thuc Phũng cụng thng v
UBND xó lp k hoch v thc hin cụng tỏc vn hnh bo trỡ. Ngoi ra cn to iu
kin cho cỏn b xó tham gia cụng tỏc vn hnh, bo trỡ nõng cao nng lc qun lý, thc
hin nhm tng bc a cụng tỏc qun lý vn hnh - bo trỡ v cho cỏc xó hng li thc
hin.
T chc trc tip c tuyn chn thc hin vn hnh bo trỡ cụng trỡnh phi l
mt n v cú t cỏch phỏp nhõn theo quy nh, c t chc gm giỏm c iu hnh,
cỏc phũng ti v, phũng vt t1 - xe mỏy, cỏc phũng chc nng khỏc v cỏc T qun lý vn
hnh, bo trỡ cụng trỡnh. Mi t gm mt t trng, 1 cỏn b k thut, 1 cỏn b tun ng
v 6 - 8 cụng nhõn. S t chc trc tip thc hin vn hnh bo trỡ nh hỡnh 2. T qun
lý vn hnh s c trang b mỏy ct c cm tay, mỏy ca g cm tay, m cúc v cỏc
dng c lao ng gin n. Khi thc hin bo trỡ cụng trỡnh cỏc t s c iu ng thờm
nhõn lc v thit b nh mỏy lu, xe ti, mỏy ti nha, ni nu nha.
Hỡnh 2 - T chc trc tip thc hin vn hnh bo trỡ.

4.01.2. Phõn tớch s thc hin vn hnh - bo trỡ:
Mụ hỡnh t chc thc hin vn hnh - bo trỡ th hin hỡnh 1:
Mụ hỡnh ny hin ang ỏp dng cho hu ht cỏc cụng trỡnh cú quy mụ cp xó. u im ca

mụ hỡnh qun lý ny l c n v qun lý v n v thc hin cú chuyờn mụn nghip v
v nhõn vt lc thc hin m bo thc hin tt nhim v, vic cp phỏt v thanh toỏn
vn thun li do ó cú quy nh. Nhc im l ngi hng li cha trc tip qun lý
thc hin vn hnh - bo trỡ cho cụng trỡnh phc v chớnh cng ng ca h, chi phớ cao.
Quỏ trỡnh thc hin qun lý cn to iu kin xó v ngi hng li tip cn cụng vic
qun lý, vn hnh v bo trỡ dn dn tng bc chuyn sang mụ hỡnh xó qun lý, vn
hnh - bo trỡ vi s tham gia tớch cc ca ngi hng li.
4.01.3. Nhu cu o to v vn hnh - bo trỡ:
- Trong quỏ trỡnh thc hin d ỏn, Ban QLDA TW s phi hp vi Ban QLDA tnh, cỏc t
vn liờn quan s t chc o to cho c quan qun lý nh nc trc tip, n v chu trỏch
nhim v qun lý - vn hnh- bo trỡ v ngi hng li trc tip cỏc ni dung liờn quan
n cụng tỏc bo trỡ 01 khúa o to;
- Ban QLDA v nh thu thit k, xõy lp s hng dn c th v vn hnh - bo trỡ trc
khi bn giao cụng trỡnh cho s dng.
4.02. Cỏc hot ng vn hnh v bo trỡ
4.02.1. Vn hnh
Vn hnh h thng bao gm nhng cụng vic chớnh sau õy: Tun ng, kim tra
thng xuyờn; Phỏt tuyn, phỏt cõy c; Vột, khi rónh dc; Nn sa cc tiờu, bin bỏo; V
Cụng ty c phn T vn xõy dng Thỏi Phng
Cán bộ kỹ
thuật
Cán bộ tuần đ
ờng
6 8 công
nhân
Giám đốc
điều hành
Tổ trởng
Phòng vật t
xe máy

Phòng Tài vụ
17
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
sinh mặt đường; Kiểm tra hàng tháng; Kiểm tra định kỳ năm; Trực lũ bão; Cập nhật số liệu
cầu đường và thu thập tình hình lũ bão.
4.02.2. Sửa chữa thường xuyên
Sửa chữa thường xuyên đối với kết cấu mặt đường bao gồm những công việc chính
sau: Láng nhựa mặt đường rạn chân chim; Bạt lề; Xử lý cao su, sình lún; Đắp phụ nền, lề
đường; Sửa chữa nhỏ (ổ gà, bong bật, lún cục bộ, ); Hót đất sụt; Bổ sung biển báo; Sửa
chữa hư hỏng mặt, khe co dãn mặt đường BTXM.
Sửa chữa thường xuyên đối với cống các loại bao gồm những công việc chính sau:
Thông cống các loại; Sửa chữa nhỏ công trình cầu và cống các loại.
4.02.3. Bảo trì định kỳ
Theo báo cáo đầu tư Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh
miền núi phía Bắc thì thời gian cho thực hiện bảo trì định kỳ là 5 năm một lần với công
trình đường; Giá trị tạm tính 30% vốn đầu tư, bao gồm sửa chữa một số bộ phận công trình
bị hư hỏng: Mặt, nền , được liệt kê tại thời điểm xác định. Nội dung công việc chi tiết
được căn cứ vào báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước
hiện hành tại thời điểm thực hiện bảo trì.
4.02.4. Bố trí thực hiện
Công tác vận hành & bảo trì thường xuyên hệ thống công trình sau khi cải tạo, nâng
cấp do phòng công thương huyện lựa chọn đơn vị có năng lực để thực hiện theo quy định
của Nhà nước/ Dự án hiện hành.
Bảo trì định kỳ được thực hiện căn cứ vào báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
4.03. Dự toán chi phí cho vận hành và bảo trì
Cơ sở tính toán:
- Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ QĐ 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày
19/10/2001, và các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ GTVT.

- Các căn cứ áp dụng lập dự toán kèm theo hồ sơ dự án.
- Các văn bản quy định hiện hành.
4.03.1. Vận hành
Chi phí cho vận hành hàng năm - Theo phần tính chí phí vận hành bảo trì
4.03.2. Bảo trì thường xuyên
Chi phí bảo trì hàng năm - Theo phần tính chí phí vận hành bảo trì
4.03.3. Bảo trì định kỳ
Giá trị dự toán cho mỗi lần bảo trì định kỳ được tính toán bằng tỷ lệ % chi phí đầu
tư, giá trị cụ thể cho trong bảng dự toán chi phí cho vận hành - bảo trì.
Tổng hợp chi phí cho vận hành - bảo trì như bảng sau:
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
18
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Bảng 4.1: Chi phí vận hành + bảo trì
Năm
Chi phí thường xuyên

Bảo trì định kỳ
Dự phòng
10%
Tổng năm
Vận hành Bảo trì
2012 0 0
2013
(8tháng)
184.651.770 424.355.238

60.900.701 669.908.000
2014

276.977.656 636.532.856

91.351.051
1.004.862.00
0
Cộng
461.629.42
6
1.060.888.09
4

152.251.7
52
1.674.769.0
00
2015
276.977.656 636.532.856

91.351.051
1.004.862.00
0
2016
276.977.656 636.532.856

91.351.051
1.004.862.00
0
2017
276.977.656


18.000.000.
000
1.827.697.7
66
20.104.675.0
00
2018
276.977.656 636.532.856

91.351.051
1.004.862.00
0
2019
276.977.656 636.532.856

91.351.051
1.004.862.00
0
,,,, ,,,, ,,,, ,,,, ,,,, ,,,,
4.04 Kế hoạch cấp vốn cho vận hành và bảo trì
Chi tiết nguồn vốn cho vận hành - bảo trì cho trong bảng sau:
Bảng 2: Kế hoạch cấp vốn cho vận hành và bảo trì
Năm Kế hoạch Đối ứng dự án Ngân sách tỉnh Ngân sách huyện Nguồn khác
2012
2013
669.908.000 669.908.000


2014
1.004.862.0

00
1.004.862.0
00


Cộng
1.674.769.
000
1.674.769.
000


2015
1.004.862.0
00

1.004.862.0
00

2016
1.004.862.0
00

1.004.862.0
00

2017
20.104.675.
000


20.104.675.
000

2018
1.004.862.0
00

1.004.862.0
00

2019
1.004.862.0
00

1.004.862.0
00

,,,
Ghi chú: Đã bao gồm 10% dự phòng
UBND tỉnh Thái Nguyên đã có văn bản cam kết sẽ chịu trách nhiệm về vận hành -
bảo trì cũng như số tiền vốn cho công tác này.
Chi tiết danh mục các vấn đề kỹ thuật - tài chính - tổ chức cho vận hành và bảo trì -
ở phần tính chi phí vận hành bảo trì
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
19
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
CHƯƠNG V: CÁC VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN
5.01. Tham vấn cộng đồng
Các buổi tham vấn đã được tổ chức tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Tràng Xá và

Liên Minh. Các người dân (cả người hưởng lợi và người bị ảnh hưởng) đến tham dự trong
đó có đại điện của UBND xã và sự tham gia của đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội
của các xã như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân,
Hội Cựu chiến binh, địa chính xã và trưởng thôn. Tham gia vào cuộc họp tham vấn còn có
đại diện hỗ trợ kỹ thuật huyện Võ Nhai, cán bộ ban QLDATW và các cán bộ tư vấn chính
sách an toàn.
Mục đích của các buổi tham vấn: nhằm thảo luận về tiểu dự án Nâng cấp tuyến đường
Tràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, thu thập ý kiến của cộng đồng về
phương án thiết kế đã được chọn, những vấn đề về các tác động môi trường của dự án, vấn
đề đền bù, thu hồi đất và tái định cư, vấn đề về giới, vấn đề tham gia của cộng đồng trong
việc bảo dưỡng, vận hành hoạt động của đường.
Tuyên truyền về dự án: Cộng đồng được phổ biến về mục tiêu, mục đích và kết quả của Dự
án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và
tiểu dự án Nâng cấp tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu nói riêng.
Những nguyên vọng, mong muốn, ý kiến đề xuất và nhận thức của cộng đồng sẽ được cân
nhắc, giải đáp, đề đạt trong suốt giai đoạn thiết kế và thực hiện dự án; cụ thể là các đề xuất
và khuyến nghị nhằm nâng cao tác động tích cực của tiểu dự án đến người hưởng lợi với
sự chú ý đặc biệt đến phụ nữ và nhóm người dễ bị tổn thương như hộ nghèo, trẻ em, người
tàn tật, gia đình chính sách Người dân tham gia các cuộc họp đề xuất và thống nhất với
các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường (xem cụ thể ở báo cáo Môi trường)
Tiểu dự án không phải di dời nhà cửa, không phải thực hiện công tác tái định cư.
5.02. Nhận thức của cộng đồng
Thông tin về dự án sẽ được phổ biến đến toàn bộ người được hưởng lợi và bị ảnh
hưởng thông qua các cuộc họp thôn/xã, hệ thống truyền thanh thôn/xã, tờ rơi, hoặc có thể
trên báo chí và Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên trong các giai đoạn xây dựng,
vận hành và bảo trì.
UBND xã Tràng Xá và Liên Minh có trách nhiệm đảm bảo rằng người dân trong vùng dự
án, đặc biệt là các hộ bị ảnh hưởng được phổ biến đầy đủ về tiến độ, các hoạt động dự án
cũng như về những thay đổi đối với thiết kế ban đầu có thể gây nên tác động đáng kể như
các vấn đề về tái định cư, thu hồi đất, và môi trường. Ban Quản lý dự án tỉnh Thái Nguyên

phối hợp cùng UBND xã cũng xây dựng một chương trình chi tiết cho chiến dịch nâng cao
nhận thức, và báo cáo định kỳ lên BQLDA tỉnh Thái Nguyên về tình hình thực hiện chương
trình này cũng như về những phản hồi thu được từ người dân.
5.03. Sự tham gia của cộng đồng
Theo chính sách của ADB và của chính phủ Việt Nam, cộng đồng được tham gia trực
tiếp vào dự án và tham gia gián tiếp qua tổ chức đại diện của mình, bao gồm:
(i) Cộng đồng đã được tham gia trực tiếp vào các cuộc họp thôn của các công ty tư vấn, họ có
cơ hội bày tỏ ý kiến của mình về việc lựa chọn tiểu dự án sao cho đáp ứng được các tiêu chí
của dự án; Góp ý hoàn thiện thiết kế chi tiết của tư vấn thiết kế; Đề xuất các giải pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực đến vấn đề môi trường; Hỏi và chất vấn những vấn đề liên quan đến
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
20
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
đền bù tái định cư nhằm nâng cao nhận thức cũng như đảm bảo quyền lợi của những người bị
ảnh hưởng.
(ii) Ngoài ra, người dân còn được tham gia gián tiếp qua đại diện tổ chức đoàn thể của mình, cụ
thể:
Ban Giám sát các xã (BGS) trong đó có đại diện của Hội Liên hiệp phụ nữ xã và các thành
viên của Ban ngành khác được thành lập tại xã Tràng Xá và Liên Minh (có quyết định của
UBND xã) sẽ tham gia giám sát việc bồi thường thu hồi đất, hoạt động xây dựng của nhà
thầu, cũng như chiến dịch nâng cao nhận thức, đồng thời đảm bảo quyền lợi của phụ nữ
trong tất cả các hoạt động. Người dân sẽ được phổ biến về tiến độ thực hiện tiểu dự án; đại
diện Ban Giám sát xã sẽ tham gia vào Ban bồi thường huyện và nhóm kiểm kê; đảm bảo
các chính sách bồi thường, danh sách hộ dân bị ảnh hưởng, kết quả kiểm kê và khung giá
bồi thường vv theo đúng quy định hiện hành; và giám sát tiến độ thực hiện tiểu dự án.
Nhóm người hưởng lợi tham gia vận hành và bảo trì sẽ được thành lập trong giai đoạn thiết
kế/FS của dự án, và được đào tạo để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. BGS xã sẽ phối
hợp với UBND các xã nhằm đảm bảo đủ tài chính cho trang thiết bị cùng các chi phí hàng
ngày liên quan đến công việc được thực hiện.

BGS xã sẽ báo cáo thường xuyên và định kỳ lên BQLDA tỉnh về tiến độ thực hiện tiểu dự
án nâng cấp tuyến đường Tràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cũng
như quá trình tham vấn và tham gia của cộng động.
Trong quá trình thi công, sẽ khuyến khích nhà thầu sử dụng lao động địa phương để thực
hiện các hoạt động xây lắp nhằm tạo thu nhập cũng như nâng cao tính trách nhiệm cho
người dân trong khu vực dự án.
5.04. Tái định cư, thu hồi đất và đền bù
Kinh tế trong vùng dự án bao gồm các ngành nông nghiệp (80- 98%), các ngành khác
chiếm tỉ trọng rất nhỏ không đáng, chủ yếu là nông nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình
quân đầu người là rất thấp 5,2 -7,0 triệu/người.năm. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo
trong vùng dự án khoảng 25%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30%.
Tuyến đường đi qua nhiều khu dân cư và khu vực trồng lúa, trồng rừng của người
dân xã Tràng Xá và Liên Minh, tuyến đường được thiết kế theo tuyến cũ có độ rộng mặt
đường 6,5 m và tuyến đường khi xây dựng sẽ phải mở rộng ra hai bên và các phần taluy
đào đắp; nên sẽ phải thu hồi thêm đất và ảnh hưởng đến cây cối của dân bên đường; vị trí
các cống đều được nâng cấp mở rộng ra vì vậy trong dự án phải có hỗ trợ đền bù.
5.05. Tác động môi trường
5.05.1.Hiện trạng chất lượng môi trường vùng tiểu dự án nâng cấp đường Tràng Xá -
Đèo Nhâu.
a. Chất lượng không khí, tiếng ồn và dao động.
Chất lượng không khí và tiếng ồn chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho
phép như Mức độ bụi đo được khoảng 0,21 mg/m
3
(không vượt ngưỡng cho phép 0,3
mg/m
3
), tiếng ồn đo được trong vùng là 63 Leq (ngưỡng cho phép tiếng ồn trong khu dân
cư là 75 Leq), do lượng xe cơ giới qua lại không cao Nguồn gây bụi và tiếng ồn chủ yếu
là các phương tiện giao thông.
b. Chất lượng nước

Chất lượng nước ngầm: Hiện tại nước ngầm chủ yếu dùng cho sinh hoạt ở quy mô hộ gia
đình và kinh doanh quy mô nhỏ, chưa sử dụng vào mục đích phục vụ sản xuất. Nước ngầm
có chất lượng tốt, đảm bảo phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
21
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Chất lượng nước mặt: Nguồn nước mặt trong khu vực tiểu dự án có suối Nhâu, sông Rong
cung cấp nước phục vụ cho thuỷ lợi về mùa khô. Nhu cầu ôxy hoá học ở một số vị trí các
sông, kênh thuộc vùng dự án không vượt quá QCVN 08:2008/ BTNMT (cột A2) áp dụng
đối với nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử
lý theo quy định).
Nói chung, chất lượng nước tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nông
nghiệp.
c. Chất lượng đất
Dọc theo tuyến đường là khu canh tác nông nghiệp và khu dân cư. Tầng đất canh tác trong
vùng chủ yếu là đất màu mỡ phù hợp cây trông nông nghiệp, chiều dày của lớp đất này
cũng giảm dần từ vùng thấp đến vùng cao (từ 0,3 - 0,4 m đến 0,1 - 0,2 m) và độ màu mỡ
của đất cũng giảm dần theo quy luật này. Đối với các vùng ruộng trũng với điều kiện canh
tác như hiện nay, nếu tưới tiêu chủ động, năng suất lúa có thể đạt trên 5,0 - 5,5 tấn/ha/vụ.
d. Tài nguyên sinh thái
Nhìn chung, khu vực DA không nằm trong các khu vực sinh thái nhạy cảm, không có các
thành phần loài quý hiếm nằm trong sách đỏ cần phải được bảo vệ.
Thực vật:
- Thực vật trên cạn trong vùng DA chủ yếu là lấy gỗ: Mỡ, keo, bạch đàn, cây lúa nước
đươc trồng nhiều trong vùng, ngoài ra còn trồng thêm các loại hoa màu như: khoai lang,
khoai môn, bầu, bí, ngô, đu đủ, cà chua và một vài cây làm thuốc như: ngải cứu, kinh giới,
cỏ mực
- Thảm thực vật hoang dại chủ yếu là cây gỗ lá rộng với các loại gỗ từ nhóm II đến nhóm
VIII, nhưng hiện tại trữ lượng không còn nhiều. Rừng giàu và rừng trung bình chiếm tỷ lệ

thấp. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu, rừng hỗn giao, núi đá.
- Thực vật dưới nước bao gồm các nhóm sinh vật nổi như tảo lam, tảo silic, tảo lục. Thực
vật đáy tương đối nghèo, các loài nghi nhận được phần lớn là các loài thực vật thuỷ sinh
sống chìm một phần hoặc chìm hoàn toàn trong nước như các loài ô rô gai, năng, cỏ chát,
rong khét, rong bột
Động vật:
- Động vật trên cạn: Các loài động vật trong vùng gồm 109 loài thú, 179 loài chim, 178
loài bò sát và lưỡng cư,…cùng với các loài động vật đã được con người thuần dưỡng và
gần gũi với cuộc sống của nhà nông như các loại gia súc, gia cầm. Trong khu vực có một
số loài thú hoang như: hưu xạ (Moschus caobanghensil), voọc (Trachypithecus delacouria,
Trachypithecus avunculus), vượn (Hylobates concolor), thỏ trắng Trung Quốc (Lepus
sinenis),… Tuy nhiên, hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, bắn
bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
- Động vật dưới nước: không phong phú nhiều chủ yếu ốc biêu vàng, tôm, tép, cua….
5.05.2. Các tác động môi trường
a. Ảnh hưởng không đáng kể hoặc ảnh hưởng tích cực:
Vì đường được xây dựng theo tuyến đường cũ nên dự án không ảnh hưởng đáng kể đến môi
trường. Tuyến đường không nằm trong vùng nhạy cảm về môi trường cũng như khu di tích,
không làm thay đổi chế độ dòng chảy của sông, các kênh, ao, hồ nhỏ. Trong quá trình xây
dựng, sẽ chú ý giảm thiểu tác động đến môi trường tới khu dân cư, các ao, hô, sông. Vật liệu
sẽ được lấy từ các bãi mượn đã được phê duyệt (Cát, sạn - trên sông Rong, đá dăm: Mỏ Trúc
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
22
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Mai, Quang Sơn), vật liệu thải sẽ được xử lý theo các phương pháp an toàn với môi trường,
được đổ hoặc chôn lấp tại các bãi đổ thải đã được phê duyệt.
b. Ảnh hưởng tiêu cực không đáng kể
Giai đoạn thi công: Trong quá trình xây dựng, nhất thời sẽ có một số tác động nhỏ có ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường như

- Tiếng ồn và khói bụi tăng từ các hoạt động san lấp, đào sới mặt bằng, và từ việc vận
chuyển vật liệu.
- Chất lượng nước tại sông, các kênh, suối, ao, hồ nhỏ nằm ven đường xây dựng có
thể bị ảnh hưởng, ô nhiễm do các hoạt động đào sới; do nước thải và/hoặc nhựa
đường nếu quản lý nước thải và rác thải, vật liệu thải không tốt.
- Rủi ro tai nạn lao động có thể xảy ra nếu nội quy an toàn lao đông không được tuân
thủ nghiêm ngặt.
Nhà thầu cần áp dụng đầy đủ các biện pháp giảm thiểu môi trường và thực hiện chương
trình giám sát môi trường như đã mô tả chi tiết trong “Cam kết Bảo vệ Môi trường”/Báo
cáo Kiểm tra môi trường Ban đầu IEE”
Giai đoạn Vận hành dự án:
- Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn, bụi do lưu lượng xe cộ tăng
- Tác động đến môi trường nước do nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm từ nước chảy qua
mặt đường bị nhiễm bẩn hoặc do các chất thải xử lý không đúng quy định.
Biện pháp giảm thiểu cần thực hiện là phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng cần được
che phủ đúng quy cách, Thực hiện giám sát khí thải, khói bụi và tiếng ồn thông qua hệ
thống mạng lưới giám sát chất lượng không khí do Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện.
UBND huyện cũng chịu trách nhiệm quản lý và bảo dưỡng đường trong giai đoạn vận
hành.
5.05.3. Kế hoạch quản lý môi trường
Có các kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn trước khi thi công,
giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành; kế hoạch giám sát môi trường bao gồm giám sát
ảnh hưởng môi trường và giám sát tuân thủ quy định về môi trường; kế hoạch thực hiện Kế
hoạch quản lý môi trường; xây dựng Hệ thống Báo cáo và giám sát trong các giai đoạn;
trách nhiệm, vai trò cụ thể của các đơn vị thực hiện; tính toán, dự trù ngân sách thực hiện
Kế hoạch quản lý môi trường (nêu ở Báo cáo Kiểm tra môi trường ban đầu).
5.06. Giới và nhóm người dễ bị tổn thương
5.06.1 Một số vấn đề giới tại khu vực dự án:
Qua đợt khảo sát thực địa, thông tin thu được cho thấy, vẫn còn có sự khác biệt giữa nam và
nữ:

- Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền cấp xã còn thấp hơn nam giới, dao
động từ 10 - 15%, các vị trí quan trọng trong bộ máy đều do nam giới đảm nhiệm
như chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Bí thư đảng uỷ
xã, phụ nữ chỉ giữ những vị trí kém quan trọng hơn và liên quan đến các vấn đề xã
hội như gia đình, trẻ em, dân số
- Phụ nữ có trình độ học vấn ở cấp học từ trung học phổ thông trở lên thấp hơn nam
giới, nhưng không đáng kể (3-5%). Điều này chứng tỏ trẻ em nữ càng được bình
đẳng hơn trong vấn đề học tập.
- Tỷ lệ lao động phụ nữ được qua đào tạo chuyên môn cũng thấp hơn lao động nam.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
23
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc
Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
- Sự tham gia của phụ nữ vào các Ban giám sát cộng đồng của các dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng còn rất hạn chế, hầu hết thành viên trong Ban giám sát là nam giới. Hội
Liên hiệp phụ nữ huyện chưa được tham gia vào Ban giải phóng mặt bằng của
huyện (Ban đền bù tái định cư).
- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động vận hành duy tu bão dưỡng các công
trình cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế, chủ yếu các công trình này do cấp huyện, cấp
tỉnh quản lý. Một số công trình giao cho cấp xã quản lý, thì sự huy động sự tham gia
của phụ nữ còn hạn chế, và phụ nữ chỉ mới được tham gia vào các hoạt động làm vệ
sinh và không được trả công.
- Tại các xã trong vùng dự án vẫn còn tình trạng bạo lực gia đình (tỷ lệ thấp), mà phụ
nữ là nạn nhân.
- Công việc nội trợ trong gia đình phần lớn do phụ nữ đảm nhiệm (80-85%) chiếm rất
nhiều thời gian của phụ nữ và không được trả công, chính vì vậy phụ nữ ít có thời
gian cho việc nghỉ ngơi giải trí và tham gia công tác xã hội
5.06.2. Nhóm dễ bị tổn thương
Tổng số dân của hai xã Tràng Xá và Liên Minh là 12.802 người. Dựa vào số liệu do xã
cung cấp, có hơn 50% sống ở mức nghèo, 363 hộ có phụ nữ đơn thân làm chủ hộ, 225 hộ

thuộc gia đình chính sách.
Tiểu dự án nâng cấp đường Tràng Xá - Đèo Nhâu sẽ mang lại những tác động đến phụ nữ và
nhóm người dễ bị tổn thương.
5.06.3. Tác động tích cực
Tiểu dự án nâng cấp đường Tràng Xá - Đèo Nhâu chủ yếu sẽ mang lại những tác
động tích cực đến nhóm người dễ bị tổn thương:
Tiểu dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện các điều kiện cho phụ nữ, trẻ em và nhóm người dễ
bị tổn thương thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận đến trường học (Nhà trẻ, mẫu
giáo, Tiểu học, THCS và PTTH ), trạm y tế, bệnh viện, chợ và trung tâm hành chính là
UBND xã Tràng Xá và Liên Minh. Khi tiểu dự án hoàn thành, có thể dẫn đến một số thay
đổi về điều kiện kinh tế xã hội của các hộ gia đình, trong đó có các nhóm dễ bị tổn thương
qua việc lưu thông hàng hoá, giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, kích thích phát triển kinh
tế thị trường và từ đó tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, đặc biệt phát triển sản xuất theo
nhu cầu thị trường và làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hóa
ngành nghề; Phát triển sản xuất, tăng thu nhập có khả năng cải thiện đời sống và văn hoá
xã hội của phụ nữ và nhóm người dễ bị tổn thương.
Tiểu dự án không có thu hồi đất và các sản phẩm trên đất, không có đền bù tái định cư nên
không ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
5.06.4. Tác động tiêu cực
Trong giai đoạn xây dựng, tạm thời tiểu dự án cũng có một vài tác động tiêu cực đến
môi trường như tạo ra lượng bụi và tiếng ồn nhiều hơn trước khi có dự án, có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe đặc biệt là của phụ nữ, trẻ em, người mắc bệnh kinh niên là, những
người dễ bị tổn thương, nhất là với các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và
không khí.
Ngoài ra, trong giai đoạn vận hành, do đường tốt, các phương tiện giao thông sẽ tăng lên,
do hạn chế về nhận thức có thể dẫn đến gia tăng tai nạn giao thông, đặc biệt trong khu vực
dân cư, các địa điểm chợ, trường học, các điểm nút giao thông
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
24
Dự án: Phát triển Cơ sở hạ tầng Nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc

Tiểu dự án: Nâng cấp tuyến đườngTràng Xá - Đèo Nhâu, huyện Võ Nhai
Để khắc phục những vấn đề này, PPMU và nhà thầu sẽ có những biện pháp giảm thiểu tác
động môi trường.
Ở khu vực nông thôn Việt Nam, phụ nữ thường có ít tiếng nói tham gia vào công tác
đề xuất, thực hiện và vận hành tiểu dự án. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước
những tác động bất lợi của các hoạt động phát triển. Tiểu dự án thông qua Hội Phụ nữ xã
sẽ khuyến khích phụ nữ:
i) chủ động hơn trong việc tham gia vào tiểu dự án thông qua các hoạt động nâng cao nhận
thức và tham gia của cộng đồng và tham gia cả vào ban giám sát xã (trong thành phần của
Ban giám sát xã phải có đại điện là phụ nữ).
ii) nâng cao vai trò của họ trong quá trình tham vấn cộng đồng cũng như các hoạt động vận
hành và bảo trì.
Trong quá trình lập và thiết kế tiểu dự án, sẽ tiến hành nghiên cứu xác định các biện
pháp khả thi nhằm giảm thiểu tác động bất lợi và thúc đẩy các tác động có lợi đến phụ nữ
và nhóm người dễ bị tổn thương.
5.07. Nhóm dân tộc thiểu số
Trong vùng tiểu dự án ngoài người dân tộc Kinh, còn có các dân tộc thiểu số khác là:
Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, Hoa. Người dân Võ Nhai có truyền thống yêu nước từ
lâu đời, dù sự khác biệt về phong tục, tập quán song người dân ở đây luôn gắn bó đoàn kết,
gắn bó trong một cộng đồng thống nhất.
Dự án chủ yếu mang lại tác động tích cực đối với vấn đề dân tộc thiểu số thông qua
việc tiếp cận thông tin, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi hơn, nhờ đó mà người dân sẽ duy
trì được truyền thống tốt đẹp, loại bỏ dần các phong tục lạc hậu, cổ hủ.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Thái Phương
25

×