Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề xuất dự án Cụm công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 37 trang )

NỘI DUNG
Phần 1 – Đặt vấn đề
Phần 2 – Báo cáo dự án
Phần 3 – Hình ảnh minh họa
Phần 4 – Quy hoạch Tổng mặt bằng

1


PHẦN 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ

Vai trị cụm cơng nghiệp?
Có thể nói, các chính sách lớn của nhà nước từ tam nơng,
nơng thơn mới, hiện đại hóa cơng nghiệp hóa đều xoay quanh
vấn đề “Cụm công nghiệp”. Theo sự vận động phát triển của Xã
hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
là điều tất yếu. Trong sự tất yếu đó có hai hướng cơng nghiệp hóa
bao gồm phát triển các khu cơng nghiệp và phát triển các cụm
cơng nghiệp.
Vì sao Cụm cơng nghiệp «của dân, do dân và vì dân hơn» Khu
cơng nghiệp?
Khu cơng nghiệp và Cụm công nghiệp khác nhau cơ bản ở
quy mô của doanh nghiệp mà nó phục vụ. Theo định nghĩa tại
Quyết định 105/2009/QĐ-TTg, “Cụm công nghiệp là khu vực tập
trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp
xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các
cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh
doanh”. Sự khác biệt tương phản về quy mô dẫn tới sự khác biệt
về mặt bản chất ở các yếu tố khác như lực lượng lao động, trình


độ sản xuất lẫn mơi trường kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp ở
cụm công nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là hộ
gia đình, là xương sống của nền kinh tế. Trong khi doanh nghiệp
trong các khu công nghiệp là các doanh nghiệp lớn trong đó có
cả các doanh nghiệp FDI.
Vì sao cụm cơng nghiệp tạo ra phát triển bền vững?
Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế muốn bền vững cần phải
được diễn ra một cách từ từ và sâu rộng. Cụm công nghiệp là yếu
2


tố xúc tác then chốt để quá trình này diễn ra. Khi các cụm công
nghiệp được xây lên, các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và
vừa sẽ dễ dàng tiếp cận đất đai, họ dễ dàng thiết lập được q
trình sản xuất, từ đó tuyển dụng lao động địa phương và q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được diễn ra một cách thực chất
nhất. Ngược lại, nếu mong chờ tiến lên cơng nghiệp hóa và hiện
đại hóa thơng qua các khu công nghiệp và các doanh nghiệp FDI,
quá trình này khơng bền vững do các tri thức về sản xuất vẫn
nằm trong các doanh nghiệp FDI, lao động địa phương chỉ đơn
thuần đóng góp sức lao động, khả năng học hỏi tri thức về công
nghiệp gần như bằng khơng.
Vì sao Cụm cơng nghiệp nâng cao năng lực sản xuất của địa
phương tốt hơn?
Trong khu công nghiệp thường là doanh nghiệp có quy mơ
lớn, ít có cơ hội nâng cao trình độ quản lý của lực lượng sản xuất,
trái trong cụm công nghiệp là doanh nghiệp nhỏ dễ dàng nâng
cao năng lực của đội ngũ lao động do khả năng truyền nghề, học
nghề của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ tốt hơn. Bên
cạnh đó, chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ học hỏi kinh nghiệm từ

doanh nghiệp nhỏ khác dễ dàng. Theo thời gian cụm công nghiệp
cùng với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ sẽ thúc đẩy năng lực
sản xuất của doanh nghiệp địa phương lên một cấp độ mới. Khi
các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các cụm công nghiệp gia tăng
về số lượng và về cấp độ, công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển theo.
Tạo ra mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong các cụm công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong cụm cơng nghiệp có sự đa dạng
hóa về ngành nghề cao, trong cùng một diện tích mặt bằng thì
ngành nghề của cụm công nghiệp đa dạng gấp nhiều lần khu
công nghiệp. Giúp năng lực của lực lượng sản xuất cân bằng hơn,
tránh các hệ quả không mong muốn về phát triển thiên lệch lực
lượng lao động, điều sẽ khiến cho một lượng lớn lực lượng lao
động sau khi nghỉ việc tại các doanh nghiệp lớn khơng biết làm
gì do có tay nghề giống nhau trong cùng một lĩnh vực hẹp, khơng
thể hợp tác với nhau để hình thành các doanh nghiệp mới được.
Các doanh nghiệp trong cụm cơng nghiệp có thể cho phép
người lao động làm việc bán thời gian. Trong lúc nơng nhàn của
nghề nơng thì nơng dân có thể làm việc bán thời gian cho các nhà
máy công nghiệp trong các cụm công nghiệp. Việc này giúp
nông dân tăng thu nhập một cách ổn định, xóa đói giảm nghèo và
giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp hoặc nhàn rỗi. Ngồi ra, nâng
cao trình độ của người lao động và hình thành tác phong chun
nghiệp. Qua đó, cụm cơng nghiệp có vai trị lớn trong chuyển
dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Thu hút nhiều lao động tại chỗ làm
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi tại chỗ nông
3


dân thành công nhân mà không chuyển dịch cơ cấu dân số. Tạo

ra sự phát triển cơng nghiệp hóa bền vững. Cũng vì có tỷ lệ nhân
lực địa phương chiếm tỷ trọng lớn, đảm bảo cân bằng giữa công
ăn việc làm và áp lực về môi trường và hạ tầng kỹ thuật do không
bị áp lực tăng dân số cơ học từ vùng khác đến.
Vì sao Cụm cơng nghiệp tạo động lực phát triển kinh tế xã hội
tốt hơn?
Bởi vì các cụm cơng nghiệp có diện tích nhỏ nên có thể
nằm xen kẽ vào các khu vực dân cư, người dân nơng thơn ở lại
nơng thơn, góp phần xây dựng nông thôn mới tốt hơn.
Khi các cụm công nghiệp đi vào hoạt động, nhu cầu phục
vụ người lao động sẽ gia tăng dần, từ ngân hàng, siêu thị, trường
học phục vụ người lao động cho đến nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất, sẽ làm thay đổi diện mạo địa phương một cách cân bằng và
bền vững. Trái ngược với hai thái cực, một là sự vắng lặng của
nông thôn do người dân thốt ly đi làm ở các khu cơng nghiệp và
thái cực kia là sự tập trung mật độ quá cao dân số xung quanh
các khu công nghiệp do người lao động từ nơi khác dồn về, gây
ra nhiều áp lực xấu về xã hội và môi trường.
Ở Nghệ An, tỷ lệ lấp đầy trong các cụm công nghiệp nhiều
hơn hẳn so với khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thu hút
các tập đồn lớn, khơng ưu tiên thu hút các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong sự phát
triển kinh tế của Tỉnh.
Thời gian đầu tư xây dựng cụm công nghiệp ngắn hơn
nhiều so với khu cơng nghiệp, do đó sẽ nhanh chóng đưa đất đai
vào sử dụng, nhanh chóng đưa doanh nghiệp vào tham gia thị
trường. Dự án cụm công nghiệp với hạ tầng đồng bộ, kết nối từ
giao thông, điện, nước cấp, nước thải không trở thành gánh nặng
cho cộng đồng như các nhà máy xây dựng tự phát.
Khi đầu tư khu công nghiệp, các nhà đầu tư thường kèm

theo khu đơ thị nên, họ có cả lợi ích từ khu đô thị dẫn đến đầu cơ
đất khu công nghiệp, giá cả khu công nghiệp cao, dẫn đến tỷ lệ
lấp đầy kém, gián tiếp gây ra tình trạng lãng phí đất đai. Ngược
lại, tỷ lệ lấp đầy cụm cơng nghiệp thường cao vì cụm cơng
nghiệp đánh vào phân khúc giá rẻ, về mặt xã hội sẽ tốt hơn do
hiệu suất sử dụng đất của các cụm công nghiệp cao hơn khu cơng
nghiệp.
Khi các cụm cơng nghiệp hình thành, các doanh nghiệp địa
phương sẽ dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp lớn để cung cấp
công nghiệp phụ trợ các nhà máy công nghiệp lớn, dần tham gia
vào các chuỗi giá trị toàn cầu do các doanh nghiệp FDI dẫn đầu.
Khi nền công nghiệp phụ trợ đã vững mạnh, việc phát triển công
nghiệp tại địa phương sẽ tất yếu diễn ra.
4


Vì sao Cụm cơng nghiệp ít được phát triển hơn Khu công
nghiệp?
Tuy nhu cầu xã hội về Cụm công nghiệp rất lớn, nhưng ít
nhà đầu tư muốn làm cụm cơng nghiệp vì lợi nhuận ít, thủ tục
đầu tư khơng đơn giản.
Nhu cầu về mặt bằng xây dựng nhà xưởng để mở rộng sản
xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất bức thiết. Họ
không đủ khả năng và không phù hợp với các khu công nghiệp
tập trung, và cũng không phù hợp để xây dựng nhà xưởng trong
các diện tích đất nơng nghiệp. Và với nhu cầu bức thiết về sản
xuất, thực trạng diễn ra là họ sẽ phá vỡ quy hoạch để xây dựng
cơng trình. Khi khơng phát triển được cụm công nghiệp, nhưng
nhu cầu của xã hội vẫn có, các nhà xưởng cơng nghiệp, tiểu thủ
cơng nghiệp vẫn tự phát mọc lên. Khi nhiều nhà máy tự phát xen

kẽ vào trong khu vực nông thôn, gây ra hệ lụy ô nhiễm môi
trường và phá vỡ quy hoạch về đất đai lẫn xây dựng. Đầu tư cụm
công nghiệp sẽ hiện thực hóa các chiến lược phát triển, giải quyết
sự thích ứng với tổng thể sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Việc hình thành các Cụm cơng nghiệp sẽ giải tỏa cơn khát
về mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
làm nền tảng cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong Tỉnh, qua đó gián tiếp tạo ra nhiều cơng ăn việc làm cho
địa phương.
Vì sao Cụm cơng nghiệp Entiz Hưng Đơng nên được hình thành?
Có vị trí là vùng biên thành phố Vinh, giao thoa giữa đô thị và
nông thơn, có giao thơng thuận lợi, dân cư đáp ứng được nguồn lao
động cho Cụm cơng nghiệp.
Có vị trí nằm trong quy hoạch có chức năng đất cơng nghiệp, phù
hợp với chức năng của dự án Cụm công nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu thực tế của diện tích đất dành cho công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp lớn, thể hiện qua việc khu vực lân cận các nhà
máy, các xưởng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tự phát mọc lên
do khơng có các Cụm cơng nghiệp tập trung có hạ tầng.
Vì vậy, Cụm cơng nghiệp Entiz Hưng Đơng là nhu cầu bức thiết, nhằm
thỏa mãn xu thế phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hướng sự phát
triển kinh tế xã hội đi theo con đường nhanh chóng và bền vững.

5


6



PHẦN 2 - BÁO CÁO DỰ ÁN

Đầu tư thành lập cụm công nghiệp
I – NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án: Cụm công nghiệp ven sông Kẻ Gai xã Hưng Đông, thành
phố Vinh.
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: xã Hưng Đông, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An.
2. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết đầu tư
2.1. Các căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
Luật Đầu tư công số 39/QH14 ngày 13/6/2019;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý,
phát triển cụm công nghiệp và Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định;
Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017;
Quyết định số 5441/QĐ-UBND.CN ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh
Nghệ an về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến
năm 2025, có tính đến năm 2030;
7


2.2. Sự cần thiết phải đầu tư:
Có thể nói, các chính sách lớn của nhà nước từ tam nơng, nơng thơn mới,

hiện đại hóa cơng nghiệp hóa đều xoay quanh vấn đề “Cụm công nghiệp”.
Theo sự vận động phát triển của Xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
nông nghiệp sang công nghiệp là điều tất yếu. Trong sự tất yếu đó có hai hướng
cơng nghiệp hóa bao gồm phát triển các khu công nghiệp và phát triển các cụm
công nghiệp.
Khu công nghiệp và cụm công nghiệp khác nhau cơ bản ở quy mơ của
doanh nghiệp mà nó phục vụ. Theo định nghĩa tại Quyết định 105/2009/QĐTTg, “Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu
hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở
địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh”. Sự khác biệt tương phản về quy
mô dẫn tới sự khác biệt về mặt bản chất ở các yếu tố khác như lực lượng lao
động, trình độ sản xuất lẫn môi trường kinh tế xã hội. Các doanh nghiệp ở cụm
công nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là hộ gia đình, là xương
sống của nền kinh tế. Trong khi doanh nghiệp trong các khu cơng nghiệp là các
doanh nghiệp lớn trong đó có cả các doanh nghiệp FDI.
Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế muốn bền vững cần phải được diễn ra một
cách từ từ và sâu rộng. Cụm công nghiệp là yếu tố xúc tác then chốt để quá trình
này diễn ra. Khi các cụm công nghiệp được xây lên, các doanh nghiệp quy mô
siêu nhỏ, nhỏ và vừa sẽ dễ dàng tiếp cận đất đai, họ dễ dàng thiết lập được quá
trình sản xuất, từ đó tuyển dụng lao động địa phương và q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa được diễn ra một cách thực chất nhất. Ngược lại, nếu mong
chờ tiến lên cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa thơng qua các khu công nghiệp và
các doanh nghiệp FDI, quá trình này khơng bền vững do các tri thức về sản xuất
vẫn nằm trong các doanh nghiệp FDI, lao động địa phương chỉ đơn thuần đóng
góp sức lao động, khả năng học hỏi tri thức về công nghiệp gần như bằng
khơng.
Trong khu cơng nghiệp thường là doanh nghiệp có quy mơ lớn, ít có cơ
hội nâng cao trình độ quản lý của lực lượng sản xuất, trái trong cụm công nghiệp
là doanh nghiệp nhỏ dễ dàng nâng cao năng lực của đội ngũ lao động do khả

năng truyền nghề, học nghề của người lao động trong doanh nghiệp nhỏ tốt hơn.
Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp nhỏ sẽ dễ học hỏi kinh nghiệm từ doanh nghiệp
nhỏ khác dễ dàng. Theo thời gian cụm cơng nghiệp cùng với các doanh nghiệp
có quy mô nhỏ sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất của doanh nghiệp địa phương lên
một cấp độ mới. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các cụm công nghiệp
gia tăng về số lượng và về cấp độ, công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển theo. Tạo ra
mạng lưới liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các cụm
công nghiệp.
Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp có sự đa dạng hóa về ngành
nghề cao, trong cùng một diện tích mặt bằng thì ngành nghề của cụm công
nghiệp đa dạng gấp nhiều lần khu công nghiệp. Giúp năng lực của lực lượng sản
xuất cân bằng hơn, tránh các hệ quả không mong muốn về phát triển thiên lệch
lực lượng lao động, điều sẽ khiến cho một lượng lớn lực lượng lao động sau khi
8


nghỉ việc tại các doanh nghiệp lớn không biết làm gì do có tay nghề giống nhau
trong cùng một lĩnh vực hẹp, khơng thể hợp tác với nhau để hình thành các
doanh nghiệp mới được.
Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp có thể cho phép người lao động
làm việc bán thời gian. Trong lúc nơng nhàn của nghề nơng thì nơng dân có thể
làm việc bán thời gian cho các nhà máy công nghiệp trong các cụm công nghiệp.
Việc này giúp nông dân tăng thu nhập một cách ổn định, xóa đói giảm nghèo và
giảm tệ nạn xã hội do thất nghiệp hoặc nhàn rỗi. Ngồi ra, nâng cao trình độ của
người lao động và hình thành tác phong chuyên nghiệp. Qua đó, cụm cơng
nghiệp có vai trị lớn trong chuyển dịch cơ cấu lao động tại chỗ. Thu hút nhiều
lao động tại chỗ làm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chuyển đổi tại chỗ
nông dân thành công nhân mà không chuyển dịch cơ cấu dân số. Tạo ra sự phát
triển cơng nghiệp hóa bền vững. Cũng vì có tỷ lệ nhân lực địa phương chiếm tỷ
trọng lớn, đảm bảo cân bằng giữa công ăn việc làm và áp lực về môi trường và

hạ tầng kỹ thuật do không bị áp lực tăng dân số cơ học từ vùng khác đến.
Bởi vì các cụm cơng nghiệp có diện tích nhỏ nên có thể nằm xen kẽ vào
các khu vực dân cư, người dân nông thôn ở lại nông thôn, góp phần xây dựng
nơng thơn mới tốt hơn.
Khi các cụm công nghiệp đi vào hoạt động, nhu cầu phục vụ người lao
động sẽ gia tăng dần, từ ngân hàng, siêu thị, trường học phục vụ người lao động
cho đến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, sẽ làm thay đổi diện mạo địa phương
một cách cân bằng và bền vững. Trái ngược với hai thái cực, một là sự vắng
lặng của nơng thơn do người dân thốt ly đi làm ở các khu công nghiệp và thái
cực kia là sự tập trung mật độ quá cao dân số xung quanh các khu công nghiệp
do người lao động từ nơi khác dồn về, gây ra nhiều áp lực xấu về xã hội và môi
trường.
Ở Nghệ An, tỷ lệ lấp đầy trong các cụm công nghiệp nhiều hơn hẳn so với
khu công nghiệp. Các khu cơng nghiệp thu hút các tập đồn lớn, không ưu tiên
thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh.
Thời gian đầu tư xây dựng cụm công nghiệp ngắn hơn nhiều so với khu
cơng nghiệp, do đó sẽ nhanh chóng đưa đất đai vào sử dụng, nhanh chóng đưa
doanh nghiệp vào tham gia thị trường. Dự án cụm công nghiệp với hạ tầng đồng
bộ, kết nối từ giao thông, điện, nước cấp, nước thải không trở thành gánh nặng
cho cộng đồng như các nhà máy xây dựng tự phát.
Khi đầu tư khu công nghiệp, các nhà đầu tư thường kèm theo khu đô thị
nên, họ có cả lợi ích từ khu đơ thị dẫn đến đầu cơ đất khu công nghiệp, giá cả
khu công nghiệp cao, dẫn đến tỷ lệ lấp đầy kém, gián tiếp gây ra tình trạng lãng
phí đất đai. Ngược lại, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp thường cao vì cụm cơng
nghiệp đánh vào phân khúc giá rẻ, về mặt xã hội sẽ tốt hơn do hiệu suất sử dụng
đất của các cụm công nghiệp cao hơn khu công nghiệp.
Khi các cụm cơng nghiệp hình thành, các doanh nghiệp địa phương sẽ dễ
dàng tiếp cận với các doanh nghiệp lớn để cung cấp công nghiệp phụ trợ các nhà
máy công nghiệp lớn, dần tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu do các doanh

nghiệp FDI dẫn đầu. Khi nền công nghiệp phụ trợ đã vững mạnh, việc phát triển
công nghiệp tại địa phương sẽ tất yếu diễn ra.
9


Tuy nhu cầu xã hội về Cụm công nghiệp rất lớn, nhưng ít nhà đầu tư
muốn làm cụm cơng nghiệp vì lợi nhuận ít, thủ tục đầu tư khơng đơn giản.
Nhu cầu về mặt bằng xây dựng nhà xưởng để mở rộng sản xuất cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất bức thiết. Họ không đủ khả năng và không
phù hợp với các khu công nghiệp tập trung, và cũng không phù hợp để xây dựng
nhà xưởng trong các diện tích đất nơng nghiệp. Và với nhu cầu bức thiết về sản
xuất, thực trạng diễn ra là họ sẽ phá vỡ quy hoạch để xây dựng cơng trình. Khi
khơng phát triển được cụm công nghiệp, nhưng nhu cầu của xã hội vẫn có, các
nhà xưởng cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn tự phát mọc lên. Khi nhiều
nhà máy tự phát xen kẽ vào trong khu vực nông thôn, gây ra hệ lụy ô nhiễm môi
trường và phá vỡ quy hoạch về đất đai lẫn xây dựng. Đầu tư cụm cơng nghiệp sẽ
hiện thực hóa các chiến lược phát triển, giải quyết sự thích ứng với tổng thể sự
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Việc hình thành các Cụm công nghiệp sẽ giải tỏa cơn khát về mặt bằng
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng cho sự phát triển
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Tỉnh, qua đó gián tiếp tạo ra nhiều công
ăn việc làm cho địa phương.
3. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập/mở rộng
cụm công nghiệp; tác động của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp:
3.1. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập cụm công
nghiệp
- Khu vực thực hiện dự án đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy
hoạch cụm công nghiệp phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 điều 10 Nghị
định số 68/2017/NĐ-CP;

- Về diện tích cụm cơng nghiệp ven sông Kẻ Gai đáp ứng quy định tại
khoản 1, điều 2 và khoản 2, điều 10 nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày
25/5/2017 của Chính phủ.
- Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có 3 cụm cơng nghiệp đã đi vào hoạt
động là Nghi phú, Hưng Lộc và Đông Vĩnh; hiện trạng các cụm công nghiệp
này đã được lấp đầy. Điều kiện này phù hợp với quy định tại điểm c khoản 1
điều 10 Nghị định số 68/2017/NĐ-CP.
Như vậy dự án do Nhà đầu tư đề xuất thỏa mãn các điều kiện về thành lập
cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
3.2. Tác động của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến
hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp
Trên địa bàn thành phố Vinh hiện có 3 cụm cơng nghiệp là Nghi Phú,
Hưng Lộc và Đông Vĩnh hiện đã được lấp đầy. Cụm công nghiệp ven sông Kẻ
Gai nằm gần với hai khu công nghiệp lớn là Bắc Vinh và VSIP đang được đầu
tư phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là điều
kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tư đối với công nghiệp hỗ trợ, sản
xuất các sản phẩm tiêu dùng, đồng thời để di dời các cơ sở sản xuất khác có
nguy cơ gây ơ nhiễm trong thành phố.
Bên cạnh đó do có vị trí cạnh các khu cơng nghiệp lớn dẫn tới việc thu hút
lao động sẽ có sự cạnh tranh gay gắt.
10


4. Hiện trạng sử dụng đất, định hướng bố trí các ngành, nghề có tính
liên kết, hỗ trợ trong sản xuất; cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu
tư vào cụm công nghiệp; đánh giá khả năng đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên
trong và ngoài cụm công nghiệp.
4.1. Hiện trạng sử dụng khu đất
Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất nơng nghiệp, có một số cơ sở sản xuất
đang thuê đất tại cụm công nghiệp và một phần đất sản xuất của một số lò gạch.

Hiện trạng có một số cơ sở hạ tầng đường giao thông, kênh mương,...
Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất nơng nghiệp

30,12

67,02

Đất sản xuất của các đơn vị đầu
tư vào cụm công nghiệp

10,68

23,77

Đất giao thông, kênh mương bờ
thửa và hạ tầng khác

4,14

9,21


Tổng cộng

44,94

100

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

11


4.2. Định hướng bố trí các ngành nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản
xuất
Đinh hướng bố trí các ngành nghề theo quy định tại điều 3 Nghị định
68/2017/NĐ-CP
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ơ
nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời
vào cụm công nghiệp;
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục
vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành;
- Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động
ở địa phương;
- Các ngành, nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các
lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp của địa phương;
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
4.3 Cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư

4.3.1. Cơ cấu sử dụng đất
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất sản xuất phi nông nghiệp
hiện trạng

10,68

23,77

Đất sản xuất phi nông nghiệp
mới

26,66

59,32

7,6

16,91

44,94


100

Đất giao thông, hạ tầng
Tổng cộng
Thời hạn giao đất: theo thời hạn dự án.

Chu kỳ đầu của dự án là 50 năm kể từ ngày giao đất cho Nhà đầu tư thực
hiện dự án.
Dự kiến tiến độ giao đất: năm 2021
4.3.2. Dự kiến thu hút đầu tư
- Chủ đầu tư tăng cường quảng bá thu hút đầu tư trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp đến đầu tư
tại cụm công nghiệp các thủ tục liên quan đến dự án trong phạm vi trách nhiệm
của nhà đầu tư.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình xúc tiến đầu tư.
4.4. Đánh giá khả năng đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và
ngoài cụm công nghiệp
12


a) Hiện trạng giao thơng: Hiện trạng khu vực có lợi thế lớn về giao thông
khi tiếp giáp với đường Đặng Thai Mai – QL 46 trục Vinh – Cửa Lị, trong khu
đất có một số tuyến đường bê tơng và đường đất.
b) Hiện trạng cấp điện:
Khu vực thực hiện dự án có một số tuyến đường điện cao thế đi qua.
Dọc theo tuyến đường Đặng Thai Mai – QL46 chạy qua dự án hiện đã có
đường dây trung thế nên thuận tiện về việc đấu nối với hệ thống điện chung của
thành phố phục vụ cho dự án.

Hiện tại khu vực đã có điện, nên có thể được cấp điện kịp thời ngay từ khi
triển khai dự án xây dựng cơng trình.
c) Hiện trạng thốt nước: Khu đất thực hiện dự án có một số kênh mương
phục vụ tưới tiêu, phía Tây tiếp giáp với kênh Kẻ gai thuận lợi cho việc thoát
nước.
d) Hiện trạng cấp nước: Trên các tuyến đường đã có hệ thống cấp nước đơ
thị. Nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu là nước máy và được đấu
nối với hệ thống chung.
5. Xác định mục tiêu, diện tích, địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hệ thống các
công trình hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái
định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng
huy động các nguồn lực; kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời và tỷ lệ lấp
đầy của cụm công nghiệp.
5.1. Mục tiêu dự án:
- Xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp ven sông Kẻ Gai tại xã Hưng Đông,
thành phố Vinh đồng bộ, hiện đại đảm bảo các u cầu tiêu chuẩn về vệ sinh
mơi trường, phịng cháy chữa cháy, an tồn giao thơng.
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đồng bộ hoàn chỉnh,
khớp nối với các dự án khác trong khu vực, hài hòa giữa khu vực phát triển mới
và khu vực hiện hữu đảm bảo thu hút đầu tư, phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường.
- Phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong thành phố Vinh
và khu vực lân cận. Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngồi nước.
5.2 Diện tích, địa điểm
5.2.1 Diện tích và vị trí
Khu đất thuộc xã Hưng Đơng, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; có tổng
diện tích khoảng 44,94 ha với các giáp giới như sau:
- Phía Bắc: giáp với đường Đặng Thai Mai – QL46;

- Phía Nam: giáp với đất sản xuất nơng nghiệp;
- Phía Đơng: giáp với đất sản xuất nơng nghiệp;
- Phía Tây: giáp với kênh Kẻ Gai.
13


5.2.1 Đặc điểm các điều kiện tự nhiên xã hội
a) Điều kiện địa hình
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù
sa sơng Lam và phù sa của biển Đông. TP Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven
biển, phía Nam là dịng sơng Lam và dãy núi Hồng Lĩnh với đỉnh cao nhất có
cao độ 600m. Địa hình bằng phẳng, cao độ bình quân 3-5,5m. Mặt bằng thành
phố dốc đều về hai hướng Nam và Đơng-Nam. Trong phạm vi thành phố có
ngọn núi Quyết cao 100m.
Khu vực nghiên cứu xây dựng dự án Khu cơng nghiệp nhỏ tại xã Hưng
Đơng có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền dao động từ +2.8m đến
+4.3m. Một số vị trí cục bộ là ao mương có cao độ khoảng +2.4m.
Hiện trạng có một số nhà máy, nhà xưởng của các doanh nghiệp ngoài ra
chủ yếu là đất trồng lúa, rau màu.
Khu đất khơng có các cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng hay các cơ quan nhà
nước hoặc các cơ quan liên quan đến an ninh, quốc phịng hoặc các cơng trình
đặc biệt khác.
b) Đặc điểm khí hậu
Thành phố Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.
14


Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam - gió khơ xuất hiện từ tháng 5
đến tháng 9 và gió Đơng Bắc - mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ

tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Gió Tây Nam - gió khơ xuất hiện từ tháng 05 đến tháng 09 và gió Đơng
Bắc mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 04 năm
sau.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ cao trung bình hàng năm

:

300 – 340 C

- Cao nhất tuyệt đối

:

42,10 C

- Nhiệt độ thấp trung bình hàng năm :

150 – 180 C

- Nhiệt độ thấp nhất

:

40 C

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm

:


85%

- Độ ẩm khơng khí thấp nhất

:

15%

- Độ ẩm khơng khí cao nhất

:

100%

- Lượng mưa trung bình năm

:

1.944,3mm

- Lượng mưa năm lớn nhất(1989)

:

3.520,0mm

- Lượng mưa ngày lớn nhất (1931)

:


484,0mm

- Tháng mưa nhiều nhất (10/1989)

:

1.592,8mm

Độ ẩm:

Lượng mưa:

Mưa phân bố không đều, tập trung vào các tháng 8, 9, 10 gây nên lụt lội.
Hàng năm thường có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8-10
và có khi đến cấp 12 gây thiệt hại cho khu vực. Trong hơn 15 năm lại đây bão,
lụt không xuất hiện ở thành phố, hiện tượng khí hậu thời tiết có những thay đổi
bất thường.
Lượng bốc hơi cao nhất vào các tháng 6 và tháng 7, tổng lượng bốc hơi cả
năm trung bình: 954,3mm.
c) Đặc điểm địa chất
Nằm vào vùng trầm tích đồng bằng hạ lưu sơng Cả, thành phố Vinh có
cấu tạo địa tầng gồm nhiều lớp cát màu vàng, nâu, xám, đen. Cát pha sét các
dạng nhảo, chặt và vừa. Sức chịu tải trung bình của nền đất từ 1-1,5 kg/cm2.
Nước ngầm phụ thuộc vào nước mặt. Nước ngầm có hai lớp:
- Lớp trên nằm trong tầng cát, ở độ sâu từ 0,5-1,9m. Khơng có áp lực.
- Lớp thứ hai nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha
và thường có độ mặn cao.
Mực nước ngầm nông gây nên hiện tượng cát chảy.
d). Hiện trạng diện tích, dân số

15


- Diện tích thành phố Vinh:

104,5 km²

- Dân số thành phố Vinh:

545.180 người

- Diện tích xã Hưng Đơng:

6,43 km²

- Dân số xã Hưng Đông khoảng:

20.000 người

5.3. Phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn
phương án đầu tư xây dựng hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
5.3.1. Quy mô đầu tư
Cụm công nghiệp ven sông Kẻ Gai xã Hưng Đông, thành phố Vinh dự
kiến có quy mơ 44,94ha bao gồm các hạng mục đầu tư như sau:
- Bồi thường GPMB diện tích khoảng 44,94ha.
- Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông trong cụm công nghiệp
với quy mô chiều rộng 27m dài khoảng 0,83km và chiều rộng 18m dài khoảng
2,21km.
- Hệ thống đường giao thông nội bộ trong cụm công nghiệp.
- Hệ thống cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ:

+ San nền;
+ Hệ thống cấp nước;
+ Hệ thống thoát nước mưa;
+ Hệ thống thoát nước thải;
+ Hệ thống xử lý nước thải;
+ Hệ thống điện;
+ Hệ thống thông tin liên lạc;
+ Hệ thống PCCC;
+ Hệ thống chiếu sáng.
+ Cây xanh trên các tuyến đường và vườn hoa cây xanh cách ly;
5.3.2. Sơ bộ giải pháp kỹ thuật
5.3.2.1. Phần đường giao thông
a) Trắc dọc tuyến: - Căn cứ cao độ hiện trạng các tuyến đường, cao độ
khu dân cư, cao độ các tuyến đường quy hoạch trong khu vực cũng như hệ thống
HTKT đã có.
b) Trắc ngang tuyến: Các tuyến có dốc ngang mặt đường 1=2% về hai
phía. Dốc ngang hè đưịng 1=1% về phía tim đưịng.
c) Kết cấu nền đưòng: Nền đường đắp bằng đất đồi cấp III đầm chặt
K>0,95, CBR>4; riêng lớp tiếp giáo áo đường dày 50cm đắp bằng đất đồi cấp
III đầm chặt K>0,98, CBR>6.
d) Kết cấu áo đường: Các tuyến đường nội bộ trong khu quy hoạch:
Moduyn đàn hồi thiết kế Etk=146Mpa có các lớp kết cấu theo thứ tự từ trên
xuống gồm:
- Mặt đường bê tông nhựa hạt trung dày 7cm;
- Tưới nhựa thấm bảm 1 kg/m2;
- Câp phối đá dăm loại 1 dày 15cm;
- Cấp phối đá dăm loại 2 dày 25cm;
e) Thiết kế bó vỉa, đan rãnh, vỉa hè, cây xanh, chỉ dẫn giao thông:
16



- Bó vỉa gồm: Kết cấu viên bó vỉa: Bằng BTXM đúc sẵn lắp ghép, móng
viên bó vỉa bằng đá dăm đệm, trên láng vữa xi măng.
- Đan rãnh: Cấu tạo đan rãnh bằng bê tơng đúc sẵn; Móng bằng đá dăm
đệm, trên láng vữa xi măng cát, độ dốc phù hợp theo tiêu chuẩn; bố trí mép
ngồi của lịng đường xe chạy.
- Lát hè: vỉa hè lát gạch Terrazzo trên nền móng bê tơng đá dăm láng vữa
xi măng cát.
- Bó hè: bó hè hình chữ L bằng gạch chỉ xây vữa xi măng cát trên lớp đá
dăm đệm.
- Xây bồn và trồng cây xanh: xây bằng gạch chỉ xây xữa xi măng cát, trên
lớp móng đá dăm đệm; trong bồn đổ đất hữu cơ; trát phía trên, trong bồn bằng
vữa xi măng cát. Trồng cây xanh theo tiêu chuẩn cây xanh đô thị.
- Hệ thống vạch sơn biển báo: Sơn vạch kẻ đường, lắp đặt biển báo các
loại bố trí đầy đủ theo QCVN 41-2016.
5.3.2.2. Giải pháp san nền
- Bóc lớp phong hóa trên tồn bộ mặt bằng, chiều dày lớp bóc hữu cơ
trung bình 0,3m.
- Đất phong hóa được tái sử dụng để đắp phủ vào các khu vực trồng cây
xanh và đắp đê bao xung quanh mặt bằng.
- Sử dụng phương pháp san nền theo đường đồng mức với khoảng chênh
cao giữa các đường đồng mức là 5cm.
- Cao độ san nền xác định dựa vào cao độ của đường hiện trạng đảm bảo
không bị đọng nước trong lô đất.
- Nền được đắp đạt độ chặt K90.
- Độ dốc tối thiểu đảm bảo thoát nước là 0.4%.
5.3.2.3. Hệ thống thoát nước mưa
Trên cơ sở quy hoạch san nền, thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm
các tuyến cống thoát nước tự chảy, sử dụng cống trịn bê tơng cốt thép chịu lực
đúc sẵn kết hợp với đan rãnh và bó vỉa đứng thu nước. Hệ thống thoát nước mưa

được xây dựng đồng thời với việc xây dựng các tuyến đường giao thơng.
- Hệ thống thốt nước mưa được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng
hồn tồn giữa thốt nước mưa và thốt nước bẩn.
- Trên mạng lưới thốt nước mưa bố trí các ga thu thăm kết hợp, khoảng
cách các ga theo tiêu chuẩn đảm bảo tiêu thốt nước nhanh chóng và quản lý
vận hành về sau. Đối với các tuyến đường có độ dốc đường thiết kế i < 0,4%
nước mưa được thu theo các rãnh biên răng cưa có dộ dốc i = 0,4%. Độ dốc dọc
cống lấy theo độ dốc đường hoặc theo độ dốc tối thiểu i = 1/D.
- Các ga thăm được bố trí tại các vị trí giao cắt của mạng lưới thốt nước,
các vị trí thay đổi đường kính, độ dốc và các vị trí chuyển hướng của mạng lưới
đường cống thoát nước... v..v... theo quy định hiện hành
- Hệ thống các ga thu thăm kết hợp được xây dựng bằng kết cấu gạch xây,
nền móng BTCT.
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế đến từng ơ đất xây dựng cơng
trình.
5.3.2.4. Hệ thống thốt nước thải
17


Hệ thống thoát nước thải được thiết kế độc lập với hệ thống thoát nước
mưa, sử dụng hệ thống ống HDPE D150 chạy dọc trên vỉa hè các tuyến đường
để đảm bảo kết nối với từng ô đất.
- Trên mạng lưới thốt nước mưa bố trí các ga thu thăm kết hợp, khoảng
cách các ga theo tiêu chuẩn.
- Các ga thăm được bố trí tại các vị trí giao cắt của mạng lưới thốt nước,
các vị trí thay đổi đường kính, độ dốc và các vị trí chuyển hướng của mạng lưới
đường ống thoát nước... v..v... theo quy định hiện hành.
- Nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
5.3.2.5. Hệ thống cấp điện và chiếu sáng
a) Hệ thống cấp điện

- Xây dựng trạm biến áp cơng suất phù hợp theo tính tốn phụ tải.
- Hệ thống cáp trung thế cấp điện từ nguồn điện về trạm biến áp của dự
án;
- Lưới điện trung thế 35KV thiết kế cấp đến từng lô đất xây dựng cơng
trình trong dự án dựa trên tính tốn phụ tải cho từng cơng trình.
b) Hệ thống chiếu sáng
- Mạng lưới điện chiếu sáng sử dụng lưới điện đi ngầm, cột chiếu sáng
độc lập. Đèn chiếu sáng dùng đèn bóng LED, với bóng đèn có cơng suất từ 100
đến 150W đặt trên cột cao 8 m, cơng suất bóng phụ thuộc vào tính tốn cụ thể.
Hình thức đèn kết hợp đồng bộ với hình thức khơng gian kiến trúc từng địa
điểm. Thiết kế chi tiết tuân thủ tiêu chuẩn xây dựng 259-2001 và 333-2005
TCVN của Bộ Xây dựng. Choá đèn dùng loại ngoại nhập hoặc do các hãng sản
xuất trong nước có tên tuổi, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Riêng cột
đèn hoàn toàn dùng sản phẩm trong nước. Đối với tuyến đường trên khoảng cột
tính tốn là 25-35m và được đặt một bên đường và so le, hai bên tùy theo độ
rộng lòng đường.
- Cột đèn sẽ dùng các loại cột thép mạ kẽm nhúng nóng sản xuất trong
nước để tăng mỹ quan. Sử dụng cột đèn cột thép liền cần, cần đèn có độ vươn
1,5m.
- Sử dụng mạng điện 3 pha 4 dây, có nối đất lặp lại tại vị trí các cột
(R10), cấp điện áp 380/220V.
- Dây dẫn, dùng cáp lõi đồng 3 pha 4 dây đi trong ống HDPE-D63 đặt
ngầm đất, ở độ sâu 0,8m. chiều dài tuyến tối đa Lmax  1,000km
- Để đảm bảo điều kiện trên, cáp cấp điện chiếu sáng đã được tính tốn,
lựa chọn tiết diện theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép (2,5%), nhiệt độ
phát nóng cho phép, theo phụ tải và kiểm tra chế độ ngắn mạch, q tải ngắn
hạn và có tính dự trù cho việc cấp nguồn của hệ thống chiếu sáng đến các đường
nhánh từ các trục dẫn điện chính.
- Cáp điện chiếu sáng được chôn ngầm trực tiếp trong đất ở độ sâu cách
mặt đất 0,8m trong phạm vi vỉa hè.

5.3.2.6. Hệ thống cấp nước
Mạng lưới đường ống cấp nước được thiết kế theo mạng dịch vụ dạng
nhánh cành cây đảm bảo cấp đến từng cơng trình trong dự án.

18


Xây dựng mạng lưới đường ống cấp nước dịch vụ D90 đấu nối với hệ
thống mạng lưới cấp nước phân phối của khu vực, bố trí dọc theo mạng đường
quy hoạch đảm bảo cấp nước đến từng đối tượng sử dụng nước trong dự án.
5.3.2.7. Hệ thống cấp nước PCCC
Bao gồm hệ thống đường ống cấp nước, trạm bơm nước PCCC, các bể
chứa theo yêu cầu và tiêu chuẩn về PCCC.
5.3.2.8. Hệ thống xử lý nước thải
Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn bộ cụm cơng
nghiệp.
5.4. phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư
5.4.1 Kế hoạch giải phóng mặt bằng:
a) Phạm vi giải phóng mặt bằng
Khu vực giải phóng mặt bằng theo ranh giới thực hiện dự án bao gồm:
- Đất trồng lúa 30,12 ha;
- Đường giao thông, kênh mương, bờ thửa 4,14 ha;
- Di dời các cơng trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu (điện, cấp thoát nước,
mương thủy lợi).
b) Chính sách đền bù
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về giá đất;

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Thông tư số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định
về việc lập dự tốn, sử dụng và quyết tốn kinh phí tổ chức thực hiện Bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất;
Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 13/10/2015 của UBND tỉnh
Nghệ An ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 của UBND tỉnh
Nghệ An ban hành bảng đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản và di
chuyển mồ mả trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 19/12/2019 của UBND tỉnh
Nghệ An ban hành giá xây dựng nhà, cơng trình làm cơ sở xác định giá trị Bồi
19


thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất năm 2020 trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;
Bảng giá đất trên địa thành phố Vinh ban hành theo Quyết định của
UBND tỉnh Nghệ An;
Các quy định khác của pháp luật và UBND tỉnh Nghệ An có liên quan.
c) Tổ chức thực hiện
UBND thành phố Vinh giao Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Vinh
tổ chức lập phương án bồi thường GPMB tái định cư trình UBND tỉnh Nghệ An
thẩm định và phê duyệt.
Thực hiện bồi thường theo quyết định được phê duyệt và các quy định
pháp luật liên quan.

d) Tiến độ, nguồn vốn thực hiện
Nguồn vốn: Vốn tự có của Nhà đầu tư, các nguồn vốn huy động hợp pháp
khác.
Tiến độ thực hiện: theo quy định của pháp luật.
5.4.2. Phương án tổng thể bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
a) Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù:
- Đối với đất và đầu tư vào đất:
Diện tích tính tốn đền bù được tính theo quy hoạch được duyệt và bị ảnh
hưởng thực tế khi thu hồi đất thực hiện dự án.
Các chi phí đầu tư vào đất được xác định bằng hồ sơ chứng từ hợp lệ và
áp dụng tính tốn theo quy định nhà nước.
Đơn giá áp dụng đền bù áp theo đơn giá ban hành của UBND tỉnh Nghệ
An.
- Đối với tài sản, vật kiến trúc:
Tài sản, vật kiến trúc trên đất tính theo khối lượng thực tế kiểm kê được
và áp giá theo đơn giá ban hành của UBND tỉnh Nghệ An.
- Đối với cây cối, hoa màu:
Cây cối, hoa màu trên đất tính theo khối lượng thực tế kiểm kê được áp
giá theo đơn giá ban hành của UBND tỉnh Nghệ An.
- Đối với di dời mồ mả:
Hỗ trợ chi phí di dời các cho các gia đình có mộ nằm trong diện cần giải
phóng mặt bằng theo các quy định của pháp luật và của địa phương tại thời điểm
GPMB.
b) Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư: Dự án không
phải thực hiện công tác tái định cư.

20




×