Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi trên đại bàn xã thụy hùng, huyện thạch an, tinh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒI TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỤY HÙNG, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
NGÀNH

: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ

: 7620155

Giáo viên hướng dẫn

: Chu Thị Hồng Phượng

Sinh viên thực hiện

: Lý Thị Cúc

Mã sinh viên

: 1754060391

Lớp

: K62 – KTNN


Khóa học

: 2017 - 2021

Hà Nội, 2021


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên,
nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm
nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được
rút ra qua thực tiễn để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra
trường trở thành một cử nhân nắm chắc về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận
dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Khoa kinh tế và
quản trị kinh doanh của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành thực
tập tốt nghiệp với đề tài:"Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi trên địa bàn xã
Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”
Đến nay bản khố luận đã hồn thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Lâm Nghiệp Việt Nam và đặc biệt là cô giáo Chu Thị Hồng Phượng đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tơi cũng
xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Thụy Hùng,
cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời
gian qua.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập khơng
nhiều vì vậy bản khố luận này khơng tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong
được sự chỉ bảo của các thầy cơ giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên
để bản khố luận được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên

Lý Thị Cúc

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
CÁC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
6. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
NÔNG NGHIỆP .................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất .............................................................................. 7
1.1.1 Khái niệm về sản xuất .................................................................................. 7
1.1.2 Đặc điểm sản xuất của cây hồi ..................................................................... 8
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồi ....................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm nông sản .............................................. 11
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ nông sản ........................................... 11

1.2.2. Đặc điểm của thị trường nông sản ............................................................ 12
1.2.3. Kênh phân phối hàng nông sản ................................................................. 13
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hồi ................................................... 18
1.3. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong báo cáo ........................................... 18
1.4. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi ở Việt Nam ......................................... 19
1.4.1 Giới thiệu chung về cây hồi ....................................................................... 19
ii


1.4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi tại Việt Nam ..................................... 21
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA XÃ THỤY HÙNG, HUYỆN THẠCH AN,
TỈNH CAO BẰNG.............................................................................................. 24
2.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Thụy Hùng ......................................................... 24
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ................................................................................. 24
2.1.2. Khí hậu, thủy văn ...................................................................................... 24
2.1.3. Hiện trạng sử dụng đất xã Thụy Hùng ...................................................... 25
2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Thụy Hùng .............................. 27
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của xã Thụy Hùng ........................................ 27
2.2.2. Đặc điểm dân số, lao động của xã Thụy Hùng ......................................... 30
2.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục của xã Thụy Hùng ............................................... 31
2.2.4. Cơ sở hạ tầng của xã ................................................................................. 32
2.2.5. Quốc phòng ............................................................................................... 33
2.2.6. An ninh ...................................................................................................... 33
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn xã Thụy
Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. ............................................................. 34
2.3.1. Thuận lợi ................................................................................................... 34
2.3.2. Khó khăn ................................................................................................... 34
Chương 3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒI TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ THỤY HÙNG, THẠCH AN, CAO BẰNG ................................................. 36
3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi của xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh

Cao Bằng ............................................................................................................. 36
3.1.1. Về diện tích ............................................................................................... 36
3.1.2. Về sản xuất ................................................................................................ 37
3.1.3. Tình hình tiêu thụ hồi tại xã Thụy Hùng ................................................... 38
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi của các hộ điều tra ............................... 40
3.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra ......................................................... 40
3.2.2. Tình hình sản xuất hồi của các hộ điều tra................................................ 43
3.2.3. Tình hình tiêu thụ hoa hồi của các hộ điều tra .......................................... 49
iii


3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hồi của
các hộ điều tra...................................................................................................... 51
3.2.5. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ hồi của xã Thụy
Hùng....................................................................................................................54
3.3. Một số giải pháp phát triển hồi tại xã Thụy Hùng trong những năm tới ..... 54
3.3.1. Giải pháp thị trường .................................................................................. 55
3.3.2. Giải pháp cơ sở hạ tầng ............................................................................. 55
3.3.3. Quy hoạch sử dụng đất .............................................................................. 55
3.3.4. Vốn sản xuất .............................................................................................. 56
3.3.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ................................................................. 56
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


CÁC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Giải thích

CN - XD

Cơng nghiệp – xây dựng

ĐVDT

Đơn vị diện tích

GTSX

Giá trị sản xuất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TĐPT

Tốc độ phát triển

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

TM - DV

Thương mại – dịch vụ


TNBQ

Thu nhập bình quân

KTCB

Kiến thiết cơ bản

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Dung lượng mẫu điều tra thu thập số liệu sơ cấp .................................... 3
Bảng 2: Số liệu thứ cấp cần thu thập..................................................................... 3
Bảng 1.1. Thị trường xuất khẩu hồi chủ yếu của Việt Nam ............................... 23
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Thụy Hùng giai đoạn 2018- 2020...... 25
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Thụy Hùng giai đoạn 20182020 ..................................................................................................................... 28
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động xã Thụy Hùng giai đoạn 2018-2020 ... 30
Bảng 3.1. Tình hình diện tích hồi xã Thụy Hùng (2018-2020) .......................... 36
Bảng 3.2. Tình hình năng suất sản lượng hồi xã Thụy Hùng ............................. 37
Bảng 3.3. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra xã Thụy Hùng .......................... 40
Bảng 3.4. Diện tích đất sản xuất bình qn của hộ điều tra................................ 41
Bảng 3.5. Ý kiến của người dân về thay đổi quy mô trồng hồi trong tương lai . 42
Bảng 3.6. Diện tích, năng suất và sản lượng hồi tươi của các hộ điều tra .......... 43

Bảng 3.7. Chi phí sản xuất bình qn tính cho 1ha hồi giai đoạn trồng mới và
KTCB xã Thụy Hùng .......................................................................................... 45
Bảng 3.8. Chi phí sản xuất bình qn tính cho 1ha hồi của các hộ điều tra năm
2020 ..................................................................................................................... 47
Bảng 3.9. Hiệu quả sản xuất hồi của các hộ điều tra năm 2020 ......................... 48
Bảng 3.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồi của hộ điều tra ................. 512
Bảng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ hồi của các hộ điều tra………..52

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi........................................ 14
Sơ đồ 1.2. Kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng............................ 17
Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm hồi của xã Thụy Hùng .............................. 501

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diễn biến giá trung bình của hoa hồi tươi tại xã Thụy Hùng ......... 39

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc
trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những mặt hàng đặc trưng không thể
thiếu là các sản phẩm từ cây Hồi. Đây là một loài cây đặc sản thuộc nhóm cây lâm
sản ngồi gỗ. Nhiều nghiên cứu trên quan điểm phát triển nông – lâm – môi trường
– bảo tồn và đa dạng sinh học cho thấy phát triển hồi cùng lúc đạt được nhiều mục
tiêu kinh tế - xã hội – mơi trường. Chính vì điều đó trong những năm qua các dự án

về phát triển kinh tế nông hộ, dự án phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm tỉ lệ nghèo
của các hộ nông dân xã Thụy Hùng đã chọn cây Hồi như một giải pháp đầu tư thực
hiện. Phát triển cây Hồi là định hướng chiến lược trước mắt cũng như lâu dài của
xã Thụy Hùng. Cây hồi có phân bố nhiều ở các tỉnh biên giới Việt – Trung như Cao
Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, Cao Bằng tập trung trồng Hồi chủ
yếu ở huyện Thạch An. Hằng năm từ các chương trình dự án hỗ trợ, nơng dân chủ
động mở rộng diện tích trồng hồi. Từ năm 2016 đến nay, huyện trồng mới được
300ha hồi nâng tổng diện tích lên 2.500ha. Tập trung chủ yếu tại xã Thụy Hùng,
Lê Lợi, Đức Xn,…Với diện tích nói trên, trong vài năm tới đây cây Hồi sẽ là
tiềm năng rất lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con dân tộc.
Cây Hồi đóng vai trị quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp, giữ một tỷ
trọng cơ bản về thu nhập và vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thụy
Hùng, huyện Thạch an, tỉnh Cao Bằng. Mặc dù Thụy Hùng là xã có tiềm năng
phát triển sản xuất cây Hồi, tuy nhiên thu nhập và hiệu quả kinh tế chưa cao do
còn lạc hậu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăm sóc cây
khiến năng suất thu được còn thấp. Do vậy cần phải xem lại những gì đã làm được
và chưa làm được, từ đó đề ra những giải pháp để phát huy các thế mạnh và những
mặt yếu, làm cho phát triển cây Hồi phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, tơi lựa
chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng,
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài khóa luận.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi tại xã Thuỵ Hùng, huyện Thạch
An, tỉnh Cao Bằng từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu
thụ Hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp
- Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, Cao Bằng.
- Tìm hiểu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã
Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ
Hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Do hạn chế về mặt số liệu thu thập nên đề tài tập
trung nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ cây Hồi thông qua
các chỉ số như chi phí sản xuất, giá bán, doanh thu và hiệu quả, kết quả thu được
trong năm 2020. Từ đó, đưa ra giải các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ
Hồi tại địa bàn nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Trên địa bàn xã Thụy Hùng, huyện Thạch An,
tỉnh Cao Bằng.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần nhất (từ
2018 – 2020), số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2021.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- Đặc điểm cơ bản của xã Thụy Hùng, Thạch An, Cao Bằng
2


- Thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng
- Một số giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ hồi trên địa bàn xã Thụy
Hùng
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Chọn địa điểm khảo sát và xác định mẫu
- Tồn xã có 4 thơn: Bản Néng, Bản Sliển, Khuổi Cáp và Ka Liệng, trong
đó có 99 hộ trồng hồi trong tổng 302 hộ. Đề tài tiến hành phỏng vấn toàn bộ 99
hộ trồng hồi liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phân bố dung lượng mẫu được thể hiện tại bảng 1:
Bảng 1. Dung lượng mẫu điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Số hộ trồng hồi và

Địa điểm nghiên cứu

Tổng số hộ

Thôn Bản Néng

97

20

Thôn Bản Sliển

61

60

Thôn Khuổi Cáp

77

13


Thôn Ka Liệng

67

6

Tổng

302

99

phỏng vấn

(Nguồn: Số liệu điều tra 2020)
5.2. Phương pháp thu thập số liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Bao gồm các số liệu đã được cơng bố qua sách báo, tạp chí, Internet, và từ
UBND xã liên quan đến sản xuất và tiêu thụ Hồi. Cụ thể:
Bảng 2: Số liệu thứ cấp cần thu thập
Loại số liệu

Nguồn

Tài liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn về thực Sách, báo, internet và một
trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

số tài liệu có liên quan

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội UBND xã Thụy Hùng

tại của xã Thụy Hùng

3


Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng hoa hồi UBND xã Thụy Hùng
3 năm gần nhất (2018-2020)
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng
hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng. Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn để thu thập
các thông tin sau:
+ Đặc điểm nơng hộ (tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số lao động trong
hộ, kinh nghiệm trồng Hồi,…)
+ Nguồn lực của hộ (diện tích, lao động, vốn, trang thiết bị, công cụ sản
xuất và các tài sản khác,…)
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Hồi (diện tích, năng suất, sản lượng,
tình hình đầu tư cây giống, mức đầu tư lao động, tình hình dịch bệnh,…)
+ Những thuận lợi và khó khăn trong q trình sản xuất (điều kiện tự nhiên,
thị trường, chính sách, kỹ thuật và vốn).
5.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lí số liệu thống kê so sánh
* Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu thu thập được sẽ được xử lí bằng phần
mềm Excel.
 Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô
tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích các hộ,
nhóm hộ sản xuất hồi của xã. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo
từng thời gian và khơng gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu thế phát
triển của cây hồi tại xã Thụy Hùng
 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác

nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số
chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hố có cùng nội dung, tính
chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.
4


Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động
tăng hay giảm của tình hình phát triển hồi tại các hộ theo thời gian, dùng số tuyệt
đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.
Trong đề tài áp dụng phương pháp so sánh theo thôn để chỉ ra thực trạng
và hiệu quả mang lại từ sản xuất Hồi.
Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): phản ánh sự phát triển tăng giảm của hiện
tượng giữa hai thời gian liền nhau.
Công thức: ti =

𝒀𝒊
𝒀𝒊−1

Trong đó:
+ ti là tốc độ phát triển liên hồn, tính theo %.
+ Yi là giá trị kì nghiên cứu.
+ Yi-1 là giá trị kì trước đó.
Tốc độ phát triển bình quân: là số bình quân nhân của các tốc độ phát triển
liên hoàn, phản ánh tốc độ phát triển đại diện cho các tốc độ phát triển liên hoàn
trong một thời kì nào đó.
Cơng thức: t =

𝐧−𝟏

√𝐭1 × 𝐭2 × … … × 𝐭𝐧


Trong đó:
+ t là tốc độ phát triển bình qn, tính theo %.
+ t1, t2, tn là tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm liền nhau.
+ n là số năm.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần đặt vấn đề và kết luận khóa luận cịn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Chương 2: Đặc điểm chung của xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng
Chương 3: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Hồi trên địa bàn xã Thụy Hùng,
huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
Kết luận và kiến nghị

5


6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về sản xuất
1.1.1 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Nếu
giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào
hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra bằng một hàm sản
xuất:

Q = f(X1, X2,..., Xn)
Trong đó:
 Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định
 X1, X2,..., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng
trong q trình sản xuất.
Có 2 phương thức sản xuất là:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, q trình này thể hiện trình độ cịn
thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo
chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, khơng có sản phẩm dư thừa cung cấp cho
thị trường.
- Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa,
sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên
quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên
canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng
cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba
câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?

7


Tóm lại sản xuất là q trình tác động của con người vào các đối tượng sản
xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ
đời sống con người.
1.1.2 Đặc điểm sản xuất của cây hồi
Hồi có thể trồng ở các tỉnh biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh ở những nơi có điều kiện như sau: Lượng mưa 1.200-1.800mm, nhiệt
độ bình qn năm 20-21C. Lúc nhỏ hồi khơng chịu được nhiệt độ cao, về mùa
hè cây con dễ bị chết. Trái lại khả năng chịu rét của cây con lại tương đối cao,
khơng bị chết vì sương muối. Độ cao tuyệt đối 200-800m. Trồng hồi trên các loại

đất feralit phát triển trên riolit, phiến thạch sét, sa thạch pha sét có độ sâu tầng đất
từ 120cm trở lên, độ pH từ 4-6, tỷ lệ mùn tối thiểu 2%. Đất có thực bì che phủ có
độ cao 1,5m trở lên.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngoài các điều kiện trên cây hồi chỉ ra hoa
kết quả tốt và có chất lượng cao khi được trồng ở vùng Lạng Sơn và các vùng lân
cận như Đông Khê (Cao Bằng), Bình Liêu (Quảng Ninh), phía Nam khơng vượt
q Hữu Lũng. Ngồi các giới hạn kể trên cây hồi cũng có thể sinh trưởng nhưng
việc ra hoa kết quả sẽ hạn chế. Không trồng hồi ở đất trên nền đá vôi, các khe sâu
không đủ ánh sáng và độ ẩm quá cao, những khu vực có cỏ tranh chiếm ưu thế và
các cây bụi chỉ thị quá thoái hoá như thanh hao, sim mua ưu thế. Khả năng chịu
gió của hồi kém, vì tán lá rậm, rễ cọc ăn nơng cho nên nơi đỉnh núi lộng gió và
khe núi gió lùa mạnh khơng thích hợp cho cây hồi sinh trưởng.
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất hồi
Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
+ Kỹ thuật nhân giống, gây trồng:
Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt. Hạt được chọn từ quả chín ở vụ hồi
mùa (tháng 7-9), từ những cây mẹ khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai
đoạn 15-20 năm tuổi. Quả thu về cần trải thành một lớp mỏng ở nơi râm, thoáng
mát khoảng 4-5 ngày, để tách lấy hạt. Hạt hồi chứa dầu béo và sẽ mất sức nảy

8


mầm rất nhanh; nên cần được gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát
ẩm. Thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ hạt nảy mầm càng giảm.
Vườn ươm cần chọn đất sét nhẹ, đất đỏ, nhiều mùn, đủ ẩm. Trước khi gieo
hạt cần cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, bón lót phân hữu cơ sinh học (20-30 tấn/ha), xử
lý thuốc diệt nấm. Để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước
ấm (35-370C) trong 2-3 giờ. Hạt có thể gieo theo rạch, gieo vãi hoặc gieo vào các
bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, 1kg hạt có thể gieo trên diện tích 80-100m2. Sau

khi gieo cần phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh mỏng và tưới đủ ẩm.
Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, hạt có thể nảy mầm sau khi gieo từ 15 90 ngày. Lúc này cần bỏ dần lớp rơm rạ phủ và làm giàn che bóng cao 50-60cm.
Thời gian đầu cần che kín, sau đó giảm dần độ che theo mức độ sinh trưởng của
cây. Vườn ươm cần làm sạch cỏ, đủ ẩm, bón phân bổ sung, phòng trừ nấm gây
hại gốc và rễ cây non. Khoảng 18- 20 tháng sau khi gieo, cây con đã cao 50-70cm.
Đây là thời điểm có thể chuyển cây giống ra trồng trên diện tích sản xuất.
+ Trồng và chăm sóc:
Cây hồi địi hỏi phải trồng trên đất tốt tầng dày, pH=4,5, hàm lượng mùn
cao (>3%) đất đủ ẩm quanh năm, thốt nước tốt. Khơng nên trồng hồi trên đất đá
vơi, ít chua hoặc trung tính, đất cát pha, trên đất cát, đất tầng mỏng xói mịn mạnh.
Đất thích hợp nhất để trồng hồi là đất đỏ cũng có thể trồng dưới rừng gỗ, đất
nghèo Kali và có thể mở rộng trên đất trảng cỏ cây bụi. Có thể xử lý thực bì bằng
phương pháp cục bộ theo hố rộng khoảng 0,7 - 0,8m, có độ tán che ban đầu cho
cây mới trồng.
Ánh sáng: Giai đoạn dưới 5 năm tuổi cây hồi không chịu được ánh sáng
trực xạ mạnh. Đến 8 năm tuổi, cây hồi bắt đầu ra hoa, kết quả, nhu cầu ánh sáng
cũng tăng dần. Đến giai đoạn 20 năm tuổi trở lên, cây hồi đòi hỏi ánh sáng hoàn
toàn.
Nước: Ở giai đoạn non từ 1-3 tuổi, cây hồi cần nhiều nước, vì thuộc dạng
cây ưa ẩm. Đến giai đoạn trưởng thành (trên 10 năm tuổi), cây hồi có khả năng

9


chịu hạn ở mức trung bình, và thích ứng linh hoạt với các điều kiện cung cấp nước
khác nhau của môi trường.
Thời vụ trồng: Tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa. Nên trồng hồi ở những
sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng. Mật độ trồng hồi khoảng
từ 300-400 cây/ha. Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót 5-10kg
phân hữu cơ sinh học và làm sạch cỏ xung quanh. Sau khi trồng cần tưới nước đủ

ẩm, che bóng. Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che
bóng. Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hoa hồi.
Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng
đất và chống xói mịn.
+ Phịng trừ sâu bệnh: Hiện nay vẫn chưa có thơng tin gì về sâu bệnh hại ở
cây hồi. Một vài tài liệu có đề cập tới tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại
đối với một số cá thể ở một vài khu vực.
+ Năng suất cây trồng:
Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây.
Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây. Từ
20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30
kg/cây, năm bội thu có thể tới 35-40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50
kg/cây). Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định, có thể kéo dài
trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi. Sau đó năng suất sẽ giảm dần. Chu kỳ canh
tác có thể tới 90-100 năm.
+ Khai thác, chế biến và bảo quản:
Sau khi thu hoạch, quả sẽ được xử lí bằng cách phơi hoặc sấy khơ, vì để lâu
dễ bị mốc. Cũng có thể nhúng qua nước sơi nhanh trong vài phút để diệt men rồi
mới phơi. Với cách làm này quả có màu đỏ, đẹp, nhưng hàm lượng tinh dầu có
giảm đi chút ít. Thường cứ 100 kg quả tươi sau khi phơi sẽ cho chừng 25-30kg
khơ.
Để có hiệu suất và chất lượng tinh dầu cao, cần sử dụng các thiết bị chưng
cất liên tục bằng hơi nước có hồi lưu với nồi hơi riêng. Bã còn lại sau khi cất tinh
10


dầu có thể dùng làm nhiên liệu để đun hoặc ủ trộn với phân súc vật để bón cho
cây trồng.
Nhóm các yếu tố điều kiện tự nhiên
+ Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển của nó phụ thuộc rất nhiều

yếu tố điều kiện tự nhiên, bao gồm: khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, đất
đai, mơi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai, địa hình đóng vai trị hết sức
quan trọng trong sản xuất hồi, các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ sinh
trưởng, năng suất, sản lượng và chất lượng hồi thu được.
Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
+ Sản xuất hồi cũng như các ngành nghề sản xuất khác đều chịu tác động
rất lớn từ điều kiện kinh tế xã hội. Cụ thể là cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông,
hệ thống tưới tiêu và nhu cầu cần thiết hàng đầu hiện nay là kênh tiêu thụ sản
phẩm đồng thời với đó là xây dựng các nhà máy, cơ sở hiện đại chế biến hồi.
Các vấn đề nhân cơng lao động, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật, các
chính sách đầu tư khuyến khích phát triển, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước
cho cây hồi đều có tác động đến sự mở rộng phát triển hồi. Vấn đề kinh nghiệm
và truyền thống sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản xuất hồi.
Nếu các vấn đề trên được giải quyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất hồi
phát triển.
1.2. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm nông sản
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tiêu thụ nông sản
- Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hóa là những cách thức, những con đường kết hợp hữu cơ giữa những người sản
xuất và những trung gian khác nhau trong q trình vận chuyển và phân phối hàng
hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù
của nền kinh tế quốc dân có nhiều điểm rất khác biệt so với ngành sản xuất vật
chất khác. Do vậy, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nơng nghiệp cũng mang tính
đặc thù riêng.

11


- Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu cơ bản của con người, trong đó chủ yếu là các sản phẩm lương thực thực

phẩm. Trên thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối phần lớn các loại lương thực
thực phẩm cơ bản là ít co giãn theo giá cả.
- Sản phẩm của ngành nông nghiệp là những sản phẩm dễ bị hư hỏng. Do
vậy, cần coi trọng gắn kết sản xuất nông sản thô với chế biến, xây dựng hệ thống
kho dự trữ bảo quản phù hợp.
- Một số sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra và tiêu dùng với tư cách
là tư liệu sản xuất trong ngành nông nghiệp.
- Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp là có tính thời vụ
và tính địa phương cao. Do vậy, cần có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc
trái vụ, đồng thời thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng đối với các sản phẩm có
tính chất địa phương, các sản phẩm đặc sản.
1.2.2. Đặc điểm của thị trường nông sản
 Độ cận biên thị trường và giá cả nông sản.
Độ cận biên thị trường giữa giá lẻ và giá cả nông sản là sự chênh lệch giữa
giá bán lẻ cuối cùng cho người tiêu dùng và giá mà người nông dân nhận được
khi bán nông sản.
Trường hợp độ cận biên của thị trường không thay đổi: nếu độ cận biên
thị trường coi như cố định trong thời gian ngắn, chúng ta có thể chỉ ra hậu quả của
sự chuyển dịch đường cong cung và cầu đối với cả người sản xuất và người tiêu
dùng, do đó đánh giá được những biến động về lượng hàng, giá cả, doanh thu và
chi phí.
Trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi: Trong thời gian dài, có nhiều
nguyên nhân làm thay đổi độ cận biên thị trường và sự thay đổi đó có ảnh hưởng
đến cả người tiêu dùng và người sản xuất, nếu độ cận biên thị trường giảm đi trong
khi chất lượng sản phẩm vẫn như cũ thì hiệu quả của hệ thống dây truyền thị
trường sẽ tăng lên.
 Sự hình thành giá cả theo thời vụ.
12



Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm
riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Tính thời vụ của sản
xuất nông nghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ,
đặc biệt là tính khơng ổn định của giá cả thị trường đầu ra. Ở đây, việc phân tích
thị trường nơng nghiệp tập trung vào sự hình thành giá cả thị trường theo thời
gian.
 Tình trạng độc quyền tương đối phổ biến trên thị trường nông nghiệp.
Nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước chịu tác động của qui luật cạnh tranh thị trường. Về lý luận, có hai loại cạnh
tranh thị trường trong nơng nghiệp, đó là thị trường cạnh tranh hồn hảo và thị
trường độc quyền. Về mặt thực tiễn cho thấy, không phải mọi thị trường đều có
tính chất cạnh tranh, mà ngược lại trong nông nghiệp, độc quyền một người bán
và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng của thị trường nông nghiệp.
Cũng tương tự như trong các ngành kinh tế khác, trong nơng nghiệp ngồi
những độc quyền bắt buộc phải tồn tại, chủ yếu là các ngành dịch vụ cho nông
nghiệp nông thôn như vận tải, cung cấp điện, điện thoại…, được Nhà nước cho
phép các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ, còn trong các lĩnh vực khác, Nhà nước
thường khống chế tình trạng độc quyền bằng hai hình thức chủ yếu sau đây:
- Một là, kiểm soát đối với các doanh nghiệp độc quyền.
- Hai là, đánh thuế trọn gói đối với lợi nhuận độc quyền cao.
1.2.3. Kênh phân phối hàng nông sản
Kênh phân phối là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động
kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng.
Lưu thơng phân phối hàng hóa là khâu kết nối sản xuất với tiêu dùng, nối
kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Hoạt động lưu thông
phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông
qua các kênh phân phối. Trên kênh phân phối, nằm giữa người sản xuất với người
tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian như nhà bán bn, bán lẻ, đại lí, mơi
13



giới, nhà chế biến, nhà phân phối,…các trung gian này kết hợp với nhau theo trình
tự và chắp nối hai đầu với người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng tạo thành
kênh phân phối mà trên đó hàng hóa được vận động từ người sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng. Gắn liền với quá trình phát triển của kinh tế thị trường, mở
rộng thị trường cả chiều rộng và chiều sâu, mạng lưới kênh phân phối hàng hóa
càng ngày càng được phát triển với nhiều loại khác nhau, với nhiều hình thức tổ
chức hồn thiện hơn.
Các kênh phân phối các sản phẩm nơng nghiệp có khác trong lĩnh vực cơng
nghiệp và dịch vụ. Bởi vì sản phẩm nơng nghiệp do hàng triệu nông dân làm ra là
những là những vật chất hữu cơ, được sản xuất theo thời vụ và hầu hết là sử dụng
cho tiêu dùng cá nhân. Sự khác biệt này thể hiện qua các kênh tiêu thụ cụ thể như
sau:
- Kênh phân phối giống cây trồng và vật ni: là loại kênh phân phối hàng
hóa tư liệu sinh vật nơng nghiệp. Kênh này có các đặc trưng sau:
Cơng ty, xí
nghiệp cung cấp
giống cấp tính

Trung tâm giống
quốc gia

Người sản xuất
nơng nghiệp

Nguồn: Phân tích thị trường nơng sản, 123.text.doc
Sơ đồ 1.1. Kênh phân phối giống cây trồng, vật ni
Đó là kênh sản xuất và chuyển giao cơng nghệ về giống và sử dụng giống.
Kênh kết hợp nghiên cứu với sản xuất hoàn thiện sản phẩm trong quá trình

chuyển giao cơng nghệ giống trong đó nghiên cứu và chất xám đóng vai trị quan
trọng.
Là loại kênh phân phối sản phẩm mới vừa mang tính đặc quyền của nhà
nước vừa mang tính xã hội cao.
Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp là chủ yếu.
- Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân: So với
loại kênh tiêu thụ hàng hóa cơng nghiệp và dịch vụ tiêu dùng cá nhân thì kênh

14


phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân có số lượng kênh nhiều hơn
và có một số kênh gián tiếp nhìn chung dài hơn với các đặc trưng sau đây:
Một là, tùy vào mức độ gắn kết với thị trường sản xuất nông nghiệp mà các
kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp được chia 3 cấp độ khác nhau. Hai kênh
đầu KI và KII là hai kênh ngắn nhất, mang tính trực tiếp, hoạt động chủ yếu ở
nơng thôn.
Ba kênh giữa KIII, KIV, KV dài hơn, phải trải qua hai hay ba khâu trung
gian hoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi
chất lượng sản phẩm cao hơn. Còn lại hai kênh dài nhất KVI và KVII làm nhiệm
vụ phân phối hàng nông sản xuất khẩu, thông thường phải qua năm khâu trung
gian trong đó hai khâu ở nước ta và ba khâu ở các nước nhập khẩu.
Hai là, ngoài kênh ngắn hoạt động ở nơng thơn thì trong năm kênh còn lại
khâu trung gian đầu tiên đều là người thu gom hoặc là người chế biến có chức
năng thu mua và là chức năng đầu tiên. Đặc trưng này là phù hợp với yêu cầu thu
gom lại các sản phẩm được sản xuất trên đồng ruộng của đất nông hộ, chủ trang
trại và trải rộng trên các miền quê vì sản phẩm nông nghiệp không thể đưa ngay
vào bán buôn hoặc sang khâu sơ chế nếu chỉ qua khâu tập trung, phân loại và xử
lí ban đầu.
Ba là, về chủ kênh phân phối, người sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiên

được vai trị đó trong hai kênh đầu hoạt động ở nơng thơn, các kênh cịn lại là do
một người trung gian nào đó với vị thế của mình đứng ra làm chủ.
Bốn là, người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng
không phải là chủ kênh nên phần nhiều chỉ quan tâm đến khâu trung gian quan hệ
trực tiếp đó phải là người kinh doanh mua bán rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hàng
nhanh, đúng hẹn, giá cả cơng khai, thanh tốn sịng phẳng, khơng được dây dưa,
nhập nhằng và có sự hỗ trợ về dịch vụ cơng nghệ và tài chính.
Việc tiêu thụ sản phẩm có thể được tiến hành trên nhiều kênh, song đối với
các chủ trang trại và các doanh nghiệp sản xuất nơng nghiệp ln phải tự chọn
cho mình những kênh phân phối thuận tiện và chi phí hoạt động, vận hành hàng
15


hóa của kênh là thấp nhất. Các kênh phải đảm bảo các u cầu là kênh khơng bị
cản trở gì cả cả về pháp lí, cấu trúc và trang bị của kênh phù hợp với việc phân
phối và vận động hàng hóa, tổng chi phí phân phối của tồn kênh càng thấp càng
tối và kênh hoạt động phải linh hoạt.

16


SXNN

SXNN

SXNN

SXNN

SXNN


Thu gom

Thu gom

B.buôn.th.ph

TDNN

B.buôn.th.ph

SXNN

SXNN

Thu gom

Thu gom

Ng.XK

Ng.XK

Ng.XK

Ng.XK

B.buôn NN

B.buôn NN


Bán lẻ

Bán lẻ

Bán lẻ

Bán lẻ

Bán lẻ

Bán lẻ

TDNN

TDNN

TDNN

TDNN

TDNN

TDNN

Sơ đồ 1.2. Kênh phân phối sản phẩm nơng nghiệp tiêu dùng
Nguồn: Phân tích thị trường nơng sản, 123.text.doc

17



×