Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố hoà bình tỉnh hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 87 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

HÀ THẾ SƠN

THỰC TRẠNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN
MẠN TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ BÌNH
TỈNH HỒ BÌNH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

HÀ THẾ SƠN


THỰC TRẠNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN
MẠN TÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ BÌNH
TỈNH HỒ BÌNH
Chun ngành Y tế cơng cộng
Mã số: CK 62 72 76 01

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: BS CKII NGUYỄN THU HIỀN

THÁI NGUYÊN – 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác!

HỌC VIÊN

Hà Thế Sơn


4
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu,
Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo

đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu!
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới BS CKII Nguyễn Thu Hiền Người thầy đã dành nhiều tâm huyết của mình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn này!
Tơi xin trân trọng cảm ơn Sở Y tế tỉnh Hịa Bình, Trung tâm Y tế thành
phố và Bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình đã hỗ trợ nguồn lực và những
điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Trạm y tế Phường Đồng Tiến, xã Sủ Ngịi
thành phố Hồ Bình đã hết lịng tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình
lấy số liệu thực hiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự động viên,
giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, người thân và bạn bè.

Thái Nguyên, tháng

năm 2016

HỌC VIÊN

Hà Thế Sơn


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATS

American Thoracic Society (Hội lồng ngực Hoa kỳ)

BPTNMT


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

COPD

Chronical Obtructive Pulmonary Disease (Bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính)

DALY

Disability Adjusted Life Year/ Một tình trạng bệnh - là
tổng số năm mất đi do tử vong sớm hoặc sống chung
với tình trạng tàn phế

ĐTNC
ERS
FEVl/VC
FEV1

Đối tượng nghiên cứu
European Respiratory Society (Hội hô hấp Châu Âu)
Chỉ số Tiffeneau
Forced expiratory volume in first second (Thể tích thở
ra gắng sức trong giây đầu tiên)

GOLD

Global Initiative for Chronic Obstructive Lung DiseaseSáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

KHKT


Khoa học kỹ thuật

KPT

Khí phế thũng

NHANES III

National Health and Nutrition Examination Survey 3/
Điều tra sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia lần thứ 3

VC

Vital Capacity (Dung tích sống)

VPQM

Viêm phế quản mạn

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


6
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới và Việt Nam ......................... 3

1.2. Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ...................... 16
1.3. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Hịa Bình ........................ 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 25
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.3. Các nhóm chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ............................... 28
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ..................................................... 34
2.5. Phương pháp khống chế sai số ................................................................. 35
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 35
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 37
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 37
3.2. Thực trạng mắt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Hịa Bình
năm 2014 .................................................................................................. 39
3.3. Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .................................................................. 44
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 52
4.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 52
4.2. Thực trạng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Hịa Bình
năm 2014 .................................................................................................. 53


7
4.3. Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành
phố Hịa Bình, tỉnh Hịa Bình .................................................................. 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA KAP VỀ COPD .......................................................



8

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thơng tin về nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................ 37
Bảng 3.2. Thông tin về học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................ 39
Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) theo giới ........... 40
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc COPD theo các nhóm tuổi .............................................. 40
Bảng 3.5. Tỷ lệ mắc COPD theo nhóm nghề nghiệp ....................................... 41
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo địa dư...................... 42
Bảng 3.7. Tỷ lệ mắc COPD theo tình trạng nhà ở ........................................... 42
Bảng 3.8. Tỷ lệ xuất hiện đợt cấp COPD trong năm theo giới ........................ 43
Bảng 3.9. Số bùng phát đợt cấp COPD trong năm ......................................... 43
Bảng 3.10. Nguy cơ về kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa tốt . 44
Bảng 3.11. Nguy cơ về thái độ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa
tốt.................................................................................................... 44
Bảng 3.12. Nguy cơ do thực hành phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính chưa tốt.................................................................................... 45
Bảng 3.13. Nguy cơ do không được truyền thông đầy đủ về bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ............................................................................... 45
Bảng 3.14. Nguy cơ do hút thuốc lá chủ động (CĐ) đối với bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ............................................................................... 46
Bảng 3.15. Nguy cơ do hút thuốc lá thụ động (TĐ) đối với bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính ............................................................................... 46
Bảng 3.16. Nguy cơ do có tiền sử hút thuốc lá chủ động đối với bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ......................................................................... 47
Bảng 3.17. Nguy cơ do nhà ở ẩm thấp đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính.................................................................................................. 47
Bảng 3.18. Nguy cơ do phịng ngủ thiếu thơng thống đối với bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ......................................................................... 48



9
Bảng 3.19. Nguy cơ liên quan đến địa dư đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính.................................................................................................. 48
Bảng 3.20. Nguy cơ bùng phát đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
theo nhóm tuổi................................................................................ 49
Bảng 3.21. Nguy cơ bùng phát đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
theo thời gian mắc bệnh ................................................................. 49
Bảng 3.22. Nguy cơ bùng phát ≥ 02 đợt cấp/ năm của bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính theo nhóm tuổi. ............................................................... 50
Bảng 3.23. Nguy cơ bùng phát nhiều đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính theo tình trạng nhà ở ............................................................... 50
Bảng 3.24. Nguy cơ bùng phát đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
do thực hành dự phòng kém ........................................................... 51


10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính (n= 1071) ............. 37
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ........................ 38
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại TP. Hịa Bình ....... .39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo hai nhóm đối
tượng ............................................................................................. 41


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là danh từ dùng để chỉ một
nhóm bệnh lý đường hơ hấp có đặc tính chung là tắc nghẽn đường thở khơng
hồi phục hồn tồn, sự hạn chế luồng khí này thường tiến triển từ từ và liên

quan với phản ứng viêm bất thường của phổi với các phần tử nhỏ và khí độc
hại [23], [53].
BPTNMT đã thực sự đã trở thành gánh nặng bệnh tật trên tồn cầu về
tính chất phổ biến, tiến triển kéo dài, chi phí điều trị cao và gây hậu quả tàn
phế [21], [40]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1990 BPTNMT là
nguyên nhân tử vong đứng hàng thức 6 và là nguyên nhân tàn phế đứng hàng
thức 12 trên toàn thế giới [59]. Trong năm 2000 khoảng 2,7 triệu người chết
vì BPTNMT, một nửa trong số đó ở Tây Thái Bình Dương mà phần lớn xảy
ra ở Trung Quốc. Mỗi năm có khoảng 400.000 nghìn người chết vì BPTNMT
ở các nước cơng nghiệp, khoảng 65.000 nghìn người chết ở Đơng nam châu
Á, phần lớn ở Ấn Độ [32], dự đoán đến 2020 tỉ lệ tử vong do BPTNMT sẽ
tăng lên đứng hàng thức 3 và là nguyên nhân thứ 5 trong các bệnh gây nên tàn
phế trên toàn thế giới.
Yếu tố nguy cơ của bệnh hàng đầu BPTNMT là hút thuốc lá, ngồi ra
mơi trường khơng khí bị ơ nhiễm nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao
cũng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong của các bệnh đường hô hấp đặc
biệt là BPTNMT [2], [14], [34].
Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu cho thấy BPTNMT có xu hướng
tăng theo xu hướng chung của thế giới. Nguyễn Đình Hường (1994) ghi nhận
VPQM là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh phổi mạn tính ở người lớn với
tỉ lệ mắc từ 4-5% [18]. BPTNMT là căn nguyên hàng đầu, chiếm 25-26%
tổng số các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Hô hấp bệnh viện Bạch Mai từ
năm 1996 đến nay [5]. Theo kết quả nghiên cứu dịch tễ học ở Việt Nam năm


2
2007, tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng đồng từ 40 tuổi trở lên là 4,2%, trong
đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Tử vong do
BPTNMT cũng rất lớn, chiếm 5% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và
nằm trong số 20 ngun nhân tử vong, hàng đầu năm 2012 [26].

Hịa Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc, vấn đề quản lý
BPTNMT được triển khai từ năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có
một phịng khám, quản lý BPTNMT và HPQ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Mạng lưới quản lý BPTNMT chưa triển khai đến các huyện, thành phố vì vậy
cơng tác này chưa thật đạt hiệu quả.
Đã có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT được tiến hành tại
một số khu vực nội thành của các thành phố và các tỉnh. Tuy vậy, chưa có
nghiên cứu nào đầy đủ, đặc biệt là thực trạng và nguy cơ mắc BPTNMT tại
tỉnh Hịa Bình. Câu hỏi đặt ra cho chúng tơi là: Thực trạng bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính tại thành phố Hịa Bình tỉnh Hịa Bình hiện nay ra sao? Vai
trò của những yếu tố nguy cơ thường gặp đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính nơi đây ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi này, có một bức tranh tồn
thể về tình hình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở thành phố Hịa Bình, đặc
biệt là vai trò của các yếu tố nguy cơ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Hịa Bình tỉnh Hịa
Bình” với các mục tiêu sau:
1. Mơ tả tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Hịa
Bình tỉnh Hịa Bình năm 2014
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
tại thành phố Hịa Bình tỉnh Hịa Bình.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Một số khái niệm về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Năm 1964 thuật ngữ “ Bệnh phổi tác nghẽn mạn tính” lần đầu tiên được
sử dụng để mơ tả tình trạng tác nghẽn đường thở khơng hồi phục hồn tồn.

Thuật ngữ BPTNMT/ Chronical obstructive pulmonary disease (COPD) dần
thay thế cho cụm từ “Viêm phế quản mạn tính”.
Hội lồng ngực Hoa kỳ (ATS - 1995) và một số Hội liên quan định nghĩa
bệnh phổi tác nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh lý của VPQM hoặc khí phế
thũng (KPT) có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hơ hấp. Sự tác
nghẽn này sảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể khơng
hồi phục hoặc hồi phục một phần [25], [29], [35], [49]. Cũng vào năm 1995
này, thuật ngữ BPTNMT được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Hội
lồng ngực Hoa Kỳ (ATS), Hội hô hấp Châu Âu (ERS), các Hội lồng ngực
khác đã đồng loạt đưa ra các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT.
GOLD: Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng
bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn chế luồng khí khơng hồi phục hồn tồn sự hạn
chế luồng khi này tiến triển từ từ và không liên quan đến phản ứng viêm bất
thường của phổi - phế quản gây nên bởi các khí hay các thành phần, phân tử
độc hại [36].
1.1.2. Bệnh phổi tắc nghẽn trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong năm 1990 BPTNMT là
nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 6 với 2,2 triệu người chết. Tính đến năm
1997 trên tồn thế' giới đã có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT, bệnh
được xếp hàng thứ tư trong các nguyên nhân gây tử vong và là nguyên nhân


4
gây tàn phế đứng hàng thứ mười hai. Nhiều tác giả dự đoán, trong những thập
kỷ đầu của thế kỷ 21 này số người mắc BPTNMT sẽ tăng gấp 3 - 4 lần, gây ra
2,9 triệu người chết mỗi năm và đến năm 2020 bệnh sẽ đứng hàng thứ ba về
gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới. Tuỳ theo từng nước tỉ lệ tử vong từ 10
đến 500/100.000 dân với khoảng 6% nam và 2-4% nữ vì BPTNMT [28], [31],
[58], [60].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia, các số liệu đã

chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Tỉ lệ mắc
BPTNMT cao nhất ở những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc phổ biến, trong khi đó
tỉ lệ thấp nhất lại ở những quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lá thấp. Tỉ lệ bệnh
thấp nhất trong nam giới là 2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung Đông và tỉ lệ
bệnh thấp nhất ở nữ giới là 1,79/1000 dân các quốc gia vùng đảo ở Châu Á
[30], [37], [61].
Theo GOLD (năm 2015), BPTNMT đang ngày càng phổ biến và đã trở
thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới. Theo ước tính của Trevor Hansel và Peter Barne (2004),
trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới năm 1990, đến năm
2020, chỉ có tỷ lệ tử vong do BPTNMT, tai nạn giao thông và ung thư phổi là
tiếp tục gia tăng và tiếp tục nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
(trong đó tỷ lệ tử vong do BPTNMT từ vị trí thứ 6 năm 1990, có khả năng
tăng lên chiếm vị trí thứ 3 vào năm 2020), các nguyên nhân gây tử vong khác
đều có xu hướng ổn định hoặc giảm dần. Nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tử
vong do BPTNMT là do tỷ lệ phơi nhiễm với các nguy cơ tăng cao và sự thay
đổi về đặc điểm nhân khẩu học.
Mặc dù vậy, GOLD vẫn khuyến cáo là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có
thể dự phịng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở
ra nên khơng có khả năng hồi phục hồn tồn, sự cản trở thơng khí này
thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi


5
với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai
trị hàng đầu. Tỷ lệ bệnh được ghi nhận khác nhau giữa các nước là do có sự
khác nhau về phương pháp điều tra, tiêu chuẩn chẩn đốn và cách phân tích
kết quả.
Ở Mỹ, theo kết quả nghiên cứu NHANES III (National Health and
Nutrition Examination Survey), tỷ lệ bệnh nhân BPTNMT là 13,9% tương

đương với 23,6 triệu người, 1,4% trong số đó có tắc nghẽn đường thở mức độ
nặng và 63% chưa từng được chẩn đoán BPTNMT từ trước. Trong Hội nghị
lần thứ 10 – 1992 của Tổ chức Y tế thế giới bàn về sửa đổi phân loại bệnh tật
đã nhất trí dùng thuật ngữ BPTNMT trong chẩn đoán và thống kê bệnh tật.
Năm 1997 Viện huyết học, Tim mạch, Hô hấp Hoa Kỳ (NHLBI) phối
hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề ra chương trình khởi động tồn cầu
về BPTNMT viết tắt là GOLD [36]. Từ năm 2001 GOLD đưa bản khuyến cáo
về điều trị và quản lý BPTNMT
Theo Chapman K.P (2005) tỉ lệ mắc bệnh chung cho tất cả các lứa tuổi
là 1% tuy nhiên tỉ lệ này tăng lên đến 10% ở các đối tượng trên 40 tuổi [31].
Tại Mỹ, theo Điều tra về sức khỏe Quốc gia lần thứ ba từ năm 1988 1994 (The Third National Health and Examination Survey - NHANES III,
1988 - 1994) về tỉ lê mắc BPTNMT bằng bộ câu hỏi, khám lâm sàng và đo
chức năng thơng khí, kết quả có 23,6 triệu người mắc BPTNMT trong đó có
2,6 triệu người mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Ước tính mức độ lưu hành của
BPTNMT vào khoảng 10% dân số Hoa Kỳ. Theo Mannino.DM và cộng sự,
khảo sát có tính quốc gia trên mẫu đại diện ở những người trên 25 tuổi, dựa
vào dấu hiệu rối loạn thơng khí tắc nghẽn cho thấy tỉ lệ mắc là 8,8% [46].
Châu Âu: những nghiên cứu hiện nay cho thấy tỉ lệ mắc BPTNMT vào
khoảng 9% ở người trưởng thành, chủ yếu ở người hút thuốc lá [41], [44],
[55]. Theo WHO, BPTNMT gây nên tử vong ở 4,1% ở nam và 2,4% ở nữ ở


6
Châu Âu trong năm 1997 và tỉ lệ tử vong nữ tăng lên từ năm 1980-1990 trong
các vùng Bắc Âu.
Tại Vương quốc Anh (2000) có khoảng 15 - 20% nam trên 40 tuổi và
10% nữ trên 45 tuổi có triệu chứng ho và khạc đờm mạn tính, khoảng 3,4 triệu
người được chẩn đoán là mắc BPTNMT (6,4% dân số của Anh và xứ Wales)
trong đó có khoảng 4% nam và 3% nữ (lứa tuổi trên 45) được chẩn đoán mắc
BPTNMT. Bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên ở quốc gia này. BPTNMT là

nguyên nhân tử vong xếp thứ 5 ở Anh và xứ Wales [38], [45].
Tại Cộng hoà Czech năm 2001 có 1666 người tử vong vì BPTNMT, tỷ lệ
tử vong với nam là 21,3/ 100.000 dân và với nữ là 11,6/ 100.000 dân. Tỷ lệ
mắc bệnh là 7,7%. Chi phí cho BPTNMT tương đương chi phí do ung thư
phổi. Chi phí này tăng lên tương ứng với mức độ nặng của bệnh, số ngày nằm
điều trị tại viện, đặc biệt tại khoa điều trị tăng cường.
Tỷ lệ mắc BPTNMT tại một số quốc gia châu Á cũng cao đáng kể, tại
Nhật Bản, theo Fukuchi Y và cộng sự (2004) sử dụng tiêu chuẩn của chương
trình phịng chống BPTNMT toàn cầu 2003 (GOLD 2003) nghiên cứu trên
2343 người dân Nhật Bản ở tuổi 40, nhận thấy tỷ lệ các đối tượng có rối loạn
thơng khí tắc nghẽn là 10,9% (FEV1/FVC < 70%), trong đó nam là 16,4% và
nữ là 5,0%. Tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh này cũng tương tự [52].
Theo Ran PX và cộng sự (2005), tỷ lệ mắc BPTNMT ở Trung Quốc là
8,2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam: 12,4% và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ: 5,1% [52]. Tại
Đài Loan, theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì có tới 16% dân số
trên 40 tuổi mắc bệnh này. Năm 1994, tỷ lệ tử vong do BPTNMT là
16,16/100.000 dân và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 6.
Vào đầu thế kỷ 21 này, theo nhiều chuyên gia trên thế giới, BPTNMT
vẫn đang là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu và ln có xu
hướng tăng do bệnh tật. Nếu năm 1990, theo các nhà khoa học ước tính là có
khoảng 2.211.000 trường hợp tử vong do BPTNMT, tương ứng 4,4% các


7
nguyên nhân tử vong và đứng hàng thứ 6 trong các nguyên nhân tử vong trên
thế giới. Tuy nhiên dự đoán đến năm 2020, tử vong do BPTNMT sẽ là 4,5
triệu người và sẽ đứng hàng thứ 3 trong số nguyên nhân tử vong bệnh tật.
Nguyên nhân bắt nguồn từ tăng tỷ lệ hút thuốc lá, giảm tử vong do các
nguyên nhân thông thường khác (thiếu máu cơ tim, các bệnh nhiễm trùng) và
sự già hóa dân số. Các bệnh lý đi kèm đóng vai trị quan trọng trong ngun

nhân tử vong BPTNMT.
Cùng với gánh nặng về bệnh tật và tử vong của BPTNMT là gánh nặng
về kinh tế. Chi phí cho một bệnh nhân sẽ bao gồm chi phí cho phịng bệnh,
chẩn đốn bệnh, điều trị bệnh, phục hồi chức năng và những thiệt hại về vật
chất do mức độ tàn phế và tử vong của bệnh. Ở Châu Âu, tổng chi phí trực
tiếp cho bệnh hơ hấp khoảng 6% tổng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe,
trong đó BPTNMT chiếm 65% (38,8 tỷ EURO). Ở Mỹ ước tính chi phí trực
tiếp cho BPTNMT là 29,5 tỷ USD, trong đó chi phí trực tiếp là 20,4 tỷ USD.
Đợt cấp BPTNMT có chi phí lớn nhất trong tổng gánh nặng chung về Y tế, và
chi phí tăng theo mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên mọi ước tính đều là dưới
mức chi phí thực tế của gia đình và xã hội. Để đo lường gánh nặng của
BPTNMT đối với xã hội, người ta dùng chỉ số DALY (Disability Adjusted
Life Year). DALY là một tình trạng bệnh, là tổng số năm mất đi do tử vong
sớm hoặc sống chung với tình trạng tàn phế có điều chỉnh theo mức độ nặng
tàn phế. Vào năm 1990, BPTNMT là nguyên nhân đứng hàng thứ 12 của
DALY trên thế giới, tương ứng 2,1% của tồn bộ bệnh tật. Theo dự đốn
BPTNMT sẽ là ngun nhân đứng hàng thứ 5 của DALY trên thế giới vào
năm 2030.
Các nghiên cứu về chẩn đoán BPTNMT đã được đặt ra từ nhiều năm
nay, trên bất kỳ người nào có biểu hiện khó thở, ho khạc đàm mạn tính và có
tiền sử phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ gây BPTNMT. Nhiều tác giả cho
rằng việc khám lâm sàng tìm các triệu chứng thực thể là rất quan trọng trong


8
thăm khám tồn diện bệnh nhân, song lại khơng có giá trị cao trong chẩn đoán
xác định BPTNMT do các triệu chứng thực thể này không đủ nhạy cảm và
chuyên biệt. Những bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, có
các dấu hiệu lâm sàng lâm sàng nghi ngờ mắc BPTNMT như đã mô tả ở trên,
các nhà khoa học cho rằng cần được làm các xét nghiệm sau:

*Đo chức năng thơng khí bằng máy đo phế dung kế là rất cần thiết
- Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng
BPTNMT.
- Biểu hiện rối loạn thơng khí tắc nghẽn khơng hồi phục hồn tồn sau
nghiệm pháp giãn phế quản (400 mg salbutamol hoặc 80mg ipratropium hoặc
400 mg salbutamol và 80mg ipratropium khí dung hoặc phun hít với buồng
đệm): chỉ số Gaensler (FEV1/FVC) < 70%; FEV1 không tăng hoặc tăng dưới
12% (<200ml) sau test phục hồi phế quản...).
- Dựa vào chỉ số FEV1 để đánh giá mức độ tắc nghẽn của bệnh nhân.
* X-quang phổi cũng là quan trọng
- BPTNMT giai đoạn sớm của bệnh hoặc khơng có giãn phế nang lúc đó
có thể có hình ảnh X-quang phổi bình thường.
- Giai đoạn muộn và điển hình có hội chứng phế quản và hình ảnh khí
phế thũng. X-quang phổi có thể gợi ý chẩn đốn BPTNMT với hình ảnh
trường phổi 2 bên quá sáng, cơ hoành hạ thấp, có thể thấy cơ hồnh hình bậc
thang, khoang liên sườn giãn rộng, các bóng khí; hoặc có thể thấy nhánh động
mạch thùy dưới phổi phải có đường kính > 16mm.
- X - Quang phổi cho phép loại trừ một số bệnh phổi khác có biểu hiện
lâm sàng tương tự BPTNMT như: u phổi, giãn phế quản, lao phổi, xơ phổi...
Ngoài ra X-quang phổi có thể phát hiện các bệnh lý đồng mắc với BPTNMT
như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, suy tim, bất thường khung xương lồng
ngực, cột sống...


9
Điện tâm đồ:
Ở giai đoạn muộn có thể thấy các dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi
và suy tim phải: sóng P cao (>2,5mm) nhọn đối xứng (P phế), trục phải
(>1100), dày thất phải (R/S ở V6 <1).


Chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT được chia thành các nhóm A,
B, C, D. GOLD 2015 vẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá triệu chứng hiện tại
và tiêu chí đánh giá nguy cơ tương lai (Bảng 1.1):
Khi đánh giá nguy cơ chọn nhóm nguy cơ cao nhất theo tiêu chuẩn của
GOLD hoặc tiền sử đợt cấp.


10

Bảng 1.1: Mức độ nặng BPTNMT theo chức năng thông khí, triệu
chứng lâm sàng theo GOLD 2015
- Bệnh nhân thuộc nhóm (A) - Nguy cơ thấp, ít triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0- 1 đợt cấp
trong vịng 12 tháng và khó thở giai đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại mMRC)
hoặc điểm CAT<10.
- Bệnh nhân thuộc nhóm (B)- Nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng:
Mức độ tắc nghẽn đường thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0- 1 đợt cấp
trong vịng 12 tháng và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại
mMRC) hoặc điểm CAT ≥10.
- Bệnh nhân thuộc nhóm (C) - Nguy cơ cao, ít triệu chứng
Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp
trong vòng 12 tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội
khí quản) và mức độ khó thở từ giai đoạn 0 - 1 (theo phân loại mMRC) hoặc
điểm CAT < 10.
- Bệnh nhân thuộc nhóm (D) - Nguy cơ cao, nhiều triệu chứng:


11
Mức độ tắc nghẽn đường thở nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp
trong vịng 12 tháng (hoặc 1 đợt cấp nặng phải nhập viện hoặc phải đặt nội

khí quản) và mức độ khó thở từ giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại mMRC)
hoặc chỉ số CAT ≥ 10.
GOLD cũng lựa chọn thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai
đoạn ổn định (GOLD 2105). Các lựa chọn dựa trên cơ sở hiệu quả cao, tác
dụng phụ ít, sự sẵn có trên thị trường của mỗi quốc gia và khả năng chi trả
cho bệnh nhân của bảo hiểm y tế. Do vậy tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà
lựa chọn thuốc điều trị cho bệnh nhân BPTNMT phù hợp nhất.
- Lựa chọn 1: là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.
- Lựa chọn 2: là lựa chọn thay thế.
- Lựa chọn 3: là các lựa chọn khác có thể.
Tên viết tắt

Tác dụng

Tên thuốc có ở Việt Nam

SAMA

Kháng cholinergic tác dụng ngắn

Atrovent

LAMA

Kháng cholinergic tác dụng dài

Spiriva Respimat

SABA


Cường beta 2 adrenergic tác dụng Ventolin,
ngắn

LABA

Asthalin,

Salbutamol

Cường beta 2 adrenergic tác dụng Onbrez
kéo dài

SABA+SAMA Kháng cholinergic tác dụng ngắn Berodual
cường beta 2 adrenergic tác dụng Combivent
kéo ngắn
ICS+LABA

Corticosteroid

dạng

phun

hít Symbicort,

cường beta 2 adrenergic tác dụng Seroflo, Esiflo
kéo dài
Bảng 3. Một số thuốc điều trị BPTNMT

Seretide



12
Mức

Lựa chọn ưu Lựa chọn thay thế

độ

tiên

Lựa chọn khác có thể

nặng
A

SAMA khi cần LAMA
hoặc

SABA Hoặc

khi cần
B

C

LAMA

Theophylline
LABA


Hoặc SABA + SAMA
hoặc LAMA + LABA

SABA và/ hoặc SAMA

LABA

Theophylline

ICS + LABA LAMA + LABA

Ức chế phosphodiesterase

hoặc LAMA

4 SABA và/ hoặc SAMA
Theophylline

D

ICS + LABA ICS

+

LAMA Carbocysteine SABA và/

và/hoặc

Hoặc ICS + LABA + hoặc SAMA Theophylline


LAMA

LAMA Hoặc ICS + LABA
+

Ức

chế

phosphodiesterase 4 Hoặc
LAMA + LABA Hoặc
LAMA

+

Ức

chế

phosphodiesterase 4
1.2. Chọn thuốc điều trị BPTNMT theo GOLD 2015
Tóm tắt một số khuyến cáo của GOLD 2015
- Khuyến cáo 1. Cần thiết phải đánh giá bệnh nhân toàn diện, dựa trên nhiều
yếu tố: triệu chứng, mức độ tắc nghẽn đường thở, nguy cơ các đợt cấp và các
bệnh lý đồng mắc.
- Khuyến cáo 2: các thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LABA, LAMA)
được ưu tiên dùng hơn các thuốc tác dụng ngắn. Các thuốc giãn phế quản
dạng phun hít được khuyến cáo nhiều hơn các thuốc uống vì do có hiệu quả



13
cao hơn và ít tác dụng phụ hơn. Những tác dụng phụ này có thể có liên quan
rõ ràng khi có các bệnh đồng mắc với COPD như rối loạn nhịp tim, bệnh nhân
có bệnh mạch vành...
- Khuyến cáo 3: Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn có tác dụng cải thiện các
triệu chứng ở bệnh nhân COPD ổn định. Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn
được khuyên bệnh nhân dùng khi có triệu chứng khó thở.
- Khuyến cáo 4: Theophylline: khuyến cáo dùng theophylline phóng thích
chậm liều thấp (≤ 10mg/kg/24h) để điều trị duy trì ở những nơi nguồn lực y tế
thấp. Nên khuyến cáo bệnh nhân ngừng điều trị và đi khám ngay nếu có tác
dụng phụ.
- Khuyến cáo 5: Corticosteroids đường uống (prednisolone) không hiệu quả
trong COPD ổn định ngoại trừ trường hợp liều cao, khi đó sẽ có những tác
dụng phụ quan trọng. Trên cơ sở cân bằng giữa các lợi ích và nguy cơ,
steroids đường uống không được khuyến cáo dùng cho COPD ổn định.
- Khuyến cáo 6: Steroids dạng hít (ICS): Theo khuyến cáo của GOLD
ICS/LABA được chỉ định khi bệnh nhân có từ 2 đợt cấp/năm trở lên và hoặc
FEV1 < 50% trị số lý thuyết. ICS không được khuyến cáo ở dạng đơn trị liệu.
- Khuyến cáo 7: các thuốc kháng cholinergic: Ipratropium bromide dạng phối
hợp tác dụng ngắn được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân khi cần hoặc
trong đợt cấp. Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài (LAMA –
tiotropium) được khuyến cáo sử dụng điều trị duy trì cho bệnh nhân COPD
(Từ giai đoạn II theo phân loại của GOLD 2006 hoặc từ nhóm B theo phân
loại GOLD 2011). LAMA đã được chứng minh trong một số nghiên cứu có
thể giảm triệu chứng và cải thiện chức năng phổi. Tuy nhiên do giá thành đắt
nên thuốc được khuyến cáo ở những nơi có nguồn lực y tế tốt.
- Khuyến cáo 8: Cần kiểm tra việc sử dụng thuốc của bệnh nhân mỗi lần tái
khám đặc biệt cách sử dụng các dụng cụ cấp thuốc giãn phế quản dạng phun
xịt, hít khí dung.



14
- Khuyến cáo 9: Hút thuốc lá, thuốc lào đã được chứng minh là nguyên nhân
hàng đầu gây COPD, ngừng hút cho dù là muộn vẫn có hiệu quả giảm tốc độ
suy giảm chức năng hô hấp. Do vậy nên tư vấn cai nghiện thuốc lá cho bệnh
nhân.
- Khuyến cáo 10: Ở những nơi nguồn lực y tế tốt cần khuyến cáo bệnh nhân
tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm 1 lần và vắc xin phòng phế cầu 5 năm 1 lần.
Mục tiêu giảm đợt cấp gây ra bởi virus cúm, phế cầu.
- Khuyến cáo 11: phục hồi chức năng hô hấp là biện pháp điều trị không
thuốc rất hữu hiệu cho bệnh nhân BPTNMT. Tập phục hồi chức năng hơ hấp
giúp cải thiện khả năng gắng sức, thích nghi với hoạt động hàng ngày và cải
thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
- Khuyến cáo 12: Roflumilast được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân
BPTNMT type B mức độ nặng và rất nặng hoặc thường xuyên có đợt cấp.
Hiện nay nhiều nghiên cứu quan tâm đến các kiểu gen, kiểu hình của các bệnh
nhân BPTNMT và cá thể hóa điều trị với hy vong đạt kết quả tốt hơn. Có một
số nghiên cứu dùng tế bào gốc mơ mỡ tự thân trên bệnh nhân BPTNMT, hy
vọng sẽ có những bước đột phá trong những năm tới.
1.1.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện mới chỉ có một số nghiên cứu về dịch tễ học BPTNMT
được tiến hành trên từng khu vực nhất định. Ngô Quý Châu và cộng sự (2005)
ghi nhận tỷ lệ mắc BPTNMT cho cả hai giới trong dân cư thành phố Hà Nội
là 2% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%). Đối tượng hút thuốc lá
có tỉ lệ mắc bệnh phổi mạn tính cao hơn hẳn, tỉ lệ hút thuốc lá trong nhóm
mắc bệnh là 66,7% [6].
Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu trên 2976 đối tượng dân cư tuổi
trên 40 thuộc ngoại thành thành phố Hải Phòng nhận thấy tỉ lệ mắc chung cho
2 giới là 5,65% (tỷ lệ mắc ở nam là 7,91% và ở nữ là 3,63%). Trong số các yếu

tố nguy cơ như hút thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, bụi nghề nghiệp, tác giả nhận


15
thấy những đối tượng thường xuyên hút thuốc có tỷ lệ mắc BPTNMT cao hơn
hẳn (OR=4,28), tỉ lệ hút thuốc lá trong nhóm mắc bệnh là 72,7% [6].
Nguyễn Quỳnh Loan (2002) nghiên cứu trên 2001 dân cư phường
Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhận thấy tỉ lệ mắc
BPTNMT ở những người trên 35 tuổi là 1,57%, nam 2,37% và nữ là 0,36%, tỉ
lệ VPQM đơn thuần (không có rối loạn thơng khí tắc nghẽn) là 3,9%. Yếu tố
nguy cơ cao gây BPTNMT là thuốc lá (p<0,001) [20].
Một số thống kê ở khu vực lâm sàng tại Bệnh viện Bạch Mai từ năm
1981-1984 cho thấy VPQM chiếm tỷ lệ 12,1% tổng số bệnh nhân vào điều trị
tại khoa hô hấp. Từ năm 1996-2000 tỷ lệ các bệnh nhân mắc BPTNMT vào
điều trị là 25,1%, đứng đầu các bệnh lý về phổi [2]. Những kết quả ban đầu
trong nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT ở Việt Nam nhận thấy, tỷ lệ mắc
BPTNMT chung ở Việt Nam là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là
7,1% và nữ giới là 1,9% [5]. Nghiên cứu của Trần Hoàng Duy ở Cần Thơ,
Phan Thanh Huy tại Lạng Sơn và các cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT
thường ở mức 3 – 5% 4,2% [7], [17].
Ngày nay với tình trạng hút thuốc ngày càng gia tăng, sự già đi của dân
số thế giới cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, đặc biệt ở các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang là điều kiện thuận lợi làm cho tỉ lệ
mắc BPTNMT ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng đáng lo ngại của BPTNMT, từ năm 2011, Thủ tướng
Chính phủ đã ký quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2010
của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các Chương trình mục
tiêu Quốc gia năm 2011, trong đó có nội dung phịng chống bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen phế quản. Sau đó ngày 02 tháng 03 năm 2011, Bộ
trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 595/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch

hoạt động năm 2011 của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
hen phế quản.


×