Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường cao tốc hòa lạc hòa bình trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Trung Thực

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC HÒA LẠC - HÒA BÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Trung Thực
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC HÒA LẠC - HÒA BÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH, TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nhữ Thị Xuân

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học



Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
thạc sỹ khoa học

PGS.TS. Nhữ Thị Xuân

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai của
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Nhữ Thị Xuân, tôi thực hiện luận vặn thạc sĩ khoa học với đề tài “Đánh giá
công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, cùng với sự cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của khoa Địa lý, các thầy cô giáo trong khoa cũng
nhƣ những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể. Đặc biệt là PGS.TS.
Nhữ Thị Xuân đã hƣớng dẫn và chỉ bảo rất tận tình cho tôi trong quá trình làm luận
văn.
Nhân dịp này, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nhữ Thị Xuân, xin
đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hòa
Bình và Hội đồng Bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ huyện Kỳ Sơn đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp, bổ sung cho bản luận văn đƣợc
hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Nguyễn Trung Thực


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................3
6. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC THU
HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ....................................5
1.1. Cơ sở lý luận của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng .......5
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ .....................5
1.1.2. Tính đa dạng và phức tạp của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất .....................................................................................6
1.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất .....................................................................................7
1.2. Khái quát những đổi mới về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo
Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003 ...........................................................9
1.3. Nội dung các quy định pháp lý của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 .................................................11

i



1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.................................................................................................12
1.3.2. Những nội dung pháp lý về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất ...................................................................................13
1.4. Tổng quan về công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ở thành
phố Hòa Bình ........................................................................................................42
1.4.1. Các văn bản pháp lý thành phố sử dụng để thực hiện công tác thu hồi
đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng ...............................................................42
1.4.2. Thực trạng chính sách thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng của
thành phố ...........................................................................................................43
1.4.3. Kết quả đạt đƣợc trong công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt
bằng trên địa bàn thành phố ..............................................................................45
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG VÀ
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC HÒA
LẠC - HÒA BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH ..........................47
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thành phố Hòa Bình ...........47
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên ...................................................................47
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực thành phố Hòa Bình ..................53
2.2. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hòa Bình ...........................................57
2.3. Khái quát về dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình ................60
2.3.1. Khái quát dự án .......................................................................................60
2.3.2. Phạm vi, giới hạn của dự án ....................................................................61
2.3.3. Mục tiêu của dự án ..................................................................................61
2.3.4. Tiến độ thực hiện dự án...........................................................................62

ii


2.4. Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng

của dự án đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình .62
2.4.1. Căn cứ pháp lý để thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng
mặt bằng của dự án ...........................................................................................62
2.4.2. Kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và giải phóng mặt
bằng của dự án...................................................................................................63
2.5. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án
đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.......................................................................85
2.5.1. Những thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án ............85
2.5.2. Những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng của dự án............86
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA DỰ
ÁN XÂY DỰNG ĐƢỜNG CAO TỐC HÒA LẠC - HÒA BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÒA BÌNH .......................................................................................90
3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ...........................................................90
3.1.1. Giải pháp về cơ chế .................................................................................90
3.1.2. Giải pháp về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ .....................91
3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức triển khai thực hiện ............................................92
3.3. Nhóm giải pháp khác .....................................................................................93
3.3.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân thực
hiện các chính sách về giải phóng mặt bằng .....................................................93
3.3.2. Giải pháp thực hiện công khai hóa, dân chủ hóa trong công tác giải
phóng mặt bằng .................................................................................................93
3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ và hiệu quả làm việc của tổ
chức chuyên trách về công tác giải phóng mặt bằng ........................................94

iii


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................96
1. Kết luận .............................................................................................................96

2. Kiến nghị ...........................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................98
PHỤ LỤC ................................................................................................................101

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Đặc trƣng nhiệt độ khu vực nghiên cứu ..................................................50
Bảng 2. 2: Đặc trƣng độ ẩm khu vực nghiên cứu .....................................................50
Bảng 2. 3: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hòa Bình năm 2015 ....................58
Bảng 2. 4: Tổng hợp diện tích thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn xã Dân Hạ và
xã Trung Minh...........................................................................................................64
Bảng 2. 5: Tổng hợp tiền bồi thƣờng, hỗ trợ của dự án trên địa bàn xã Trung Minh
và xã Dân Hạ .............................................................................................................65
Bảng 2. 6: Đơn giá bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất của dự án đoạn qua
xã Trung Minh và xã Dân Hạ ....................................................................................67
Bảng 2. 7: Tổng hợp tiền bồi thƣờng về đất của dự án trên địa bàn xã Dân Hạ và xã
Trung Minh ...............................................................................................................71
Bảng 2. 8: Mức độ chênh lệch giữa đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ về đất ở và giá đất ở
thị trƣờng tại khu vực dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trong
năm 2014 và năm 2016 .............................................................................................73
Bảng 2. 9: Tổng hợp tiền bồi thƣờng về tài sản trên đất của dự án trên địa bàn xã
Dân Hạ và xã Trung Minh ........................................................................................77
Bảng 2. 10: Tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình của dự án xây dựng
đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình...........................................................................79
Bảng 2. 11: Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức giá bồi thƣờng, hỗ trợ đất và tài sản
trên đất .......................................................................................................................81
Bảng 2. 12: Tổng hợp ý kiến đánh giá về chính sách hỗ trợ.....................................83


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu các loại đất của thành phố Hòa Bình năm 2015......................57
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi để thực hiện dự án tại xã Trung
Minh và xã Dân Hạ ...................................................................................................65
Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu về nhu cầu điều chỉnh giá bồi thƣờng của các hộ trong diện di
dời GPMB tại dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình .........................75
Biểu đồ 2. 4: Biểu đồ khảo sát ý kiến đánh giá về mức giá bồi thƣờng, hỗ trợ đất và
tài sản trên đất tại khu vực dự án xây dựng đƣờng cao tốc HL - HB .......................82
Biểu đồ 2. 5: Biểu đồ khảo sát ý kiến đánh giá về chính sách hỗ trợ tại khu vực dự
án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình ......................................................85

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ .....33
Hình 2. 1: Sơ đồ mô phỏng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình…………..............61

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

STT

Ý nghĩa

1


BTHT&TĐC

Bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ

2

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

3

CP

Chính phủ

4

GPMB

Giải phóng mặt bằng

5



Nghị định

6




Quyết định

7

TĐC

Tái định cƣ

8

TT

Thông tƣ

9

TTPTQĐ

Trung tâm phát triển quỹ đất

10

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và xu hƣớng toàn cầu hóa, cùng quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc hiện nay, việc xây dựng các chính sách,
chiến lƣợc phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có một vai trò vô
cùng quan trọng bảo đảm sự phát triển toàn diện và ổn định cho xã hội. Để thực
hiện các quy hoạch, kế hoạch đề ra trong các chiến lƣợc phát triển đòi hỏi phải quan
tâm và giải quyết tốt vấn đề đặt ra hàng đầu là mặt bằng đất đai. Việc GPMB quyết
định rất nhiều đến chất lƣợng và tiến độ thực hiện xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là công trình đƣờng giao thông hiện đại.
Với quá trình đổi mới ở nƣớc ta, đặc biệt những năm gần đây, việc xây dựng
hệ thống giao thông đƣờng bộ, cơ sở hạ tầng… đã phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, với mục tiêu đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành
một nƣớc công nghiệp vào năm 2020.
Thu hồi đất, bồi thƣờng thiệt hại để GPMB là khâu then chốt, quan trọng. Bồi
thƣờng, GPMB là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai dự án.
Bồi thƣờng, GPMB là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nó tác động tới
mọi vấn đề đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của cộng đồng dân
cƣ. Ảnh hƣởng trực tiếp đến Nhà nƣớc, chủ đầu tƣ, đặc biệt là với ngƣời dân có đất
bị thu hồi.
Tuyến đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình có tổng chiều dài 25,69 km đi qua
địa phận tỉnh Hòa Bình gồm thành phố Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Trong 2 năm
triển khai dự án, đƣợc khởi công vào tháng 5 năm 2014, dự kiến hoàn thành và đƣa
vào khai thác toàn tuyến trƣớc ngày 31/12/2016, sau đó đƣợc cho phép lùi tiến độ
đến 31/12/2017. Tính đến thời điểm bắt đầu nghiên cứu đề tài, mặt bằng đoạn qua
tỉnh Hòa Bình đã bàn giao đƣợc 18,9 km/19,32 km (đạt 97%), phần mặt bằng chƣa
giải phóng còn lại 400m: địa phận huyện Kỳ Sơn là 250 m và thành phố Hòa Bình
là 150 m, điều này đã phần nào làm hạn chế tiến độ thực hiện dự án. Để góp phần
đánh giá một cách khách quan nguyên nhân chậm tiến độ của dự án đƣờng cao tốc


1


Hòa Lạc - Hòa Bình thì rất cần những nghiên cứu đánh giá nguyên nhân của thực
trạng, cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và GPMB ở thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa
Bình.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công
tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc
- Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng việc thực hiện thu hồi đất, bồi thƣờng và GPMB của dự án
đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và
GPMB trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi
thƣờng và GPMB.
- Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về công tác thu hồi
đất, bồi thƣờng và GPMB của Nhà nƣớc từ sau khi có Luật Đất đai 2013 đến nay.
- Thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thƣờng và GPMB của dự án xây
dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình.
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn các hộ thuộc diện bị
thu hồi đất về giá đất bồi thƣờng của dự án cũng nhƣ công tác hỗ trợ, tái định cƣ.
- Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và GPMB
của dự án đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình, từ
đó làm rõ những nguyên nhân, khó khăn, vƣớng mắc của dự án.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi
đất, bồi thƣờng và GPMB tại khu vực thành phố Hòa Bình.


2


4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và GPMB đối với các
hộ dân trong diện bị thu hồi đất tại xã Trung Minh, thành phố Hòa Bình và xã Dân
Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, nơi có dự án đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình
chạy qua.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, số
liệu có sẵn tại các cơ quan chức năng của Trung ƣơng, của địa phƣơng và trên các
trang website để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cụ thể là các văn bản pháp lý
có liên quan; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố và của huyện; báo cáo
về kết quả thực hiện công tác BTHT&TĐC tại dự án nghiên cứu;…
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Tiến hành thực hiện cuộc điều tra xã hội
học (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2017) với tổng số hộ điều tra, phỏng vấn tại 02 xã
là 120 hộ (xã Trung Minh là 50 hộ, xã Dân Hạ là 70 hộ) kết hợp với phỏng vấn cán
bộ địa phƣơng thuộc địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phiếu điều tra đã đƣợc thiết kế
sẵn để phỏng vấn, nhằm đánh giá về giá bồi thƣờng, mức hỗ trợ; tìm hiểu về tình
hình đời sống, lao động, việc làm, thu nhập của ngƣời dân trƣớc và sau khi bị thu
hồi đất trên địa bàn nghiên cứu; cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc và nguyên
nhân trong quá trình thực hiện công tác GPMB. Các số liệu thu thập đƣợc là dữ liệu
cần thiết để có thể thực hiện đánh giá hiệu quả thực tế của công tác thu hồi đất, bồi
thƣờng và hỗ trợ đối với ngƣời dân.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Sử dụng ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, các nhà
quản lý về lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất để đƣa ra đƣợc các kết luận
một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; từ đó làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp có tính thực tiễn.
- Phƣơng pháp thống kê, so sánh và phân tích: Đƣợc thực hiện trên cơ sở

nguồn số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra, phỏng vấn, sử dụng các thuật toán và
sự hỗ trợ của phần mềm Excel để thống kê, tính toán bình quân mức thu nhập của
từng hộ, số tiền bồi thƣờng trung bình mà từng hộ gia đình đƣợc nhận, những sự

3


thay đổi trong công việc, nơi ở… Những số liệu thống kê, tính toán đƣợc sau đó sử
dụng để phân tích, minh chứng vấn đề hoặc để so sánh giữa thời điểm trƣớc khi
thực hiện thu hồi đất và sau khi thực hiện thu hồi đất của dự án.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về công tác thu hồi đất, bồi
thƣờng và giải phóng mặt bằng;
- Chƣơng 2: Thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thƣờng và giải phóng mặt
bằng của dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình trên địa bàn thành phố
Hòa Bình;
- Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất,
bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đƣờng cao tốc Hòa Lạc Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG
TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Cơ sở lý luận của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
Luật Đất đai năm 2013 ra đời đã tạo đƣợc sự đổi mới khá toàn diện cho hệ
thống pháp luật đất đai Việt Nam. Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi

đất, bồi thƣờng và hỗ trợ GPMB đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền
lợi của ngƣời có đất thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những trƣờng hợp thu hồi đất
làm ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích của ngƣời sử dụng đất đồng thời khắc phục một
cách có hiệu quả những trƣờng hợp thu hồi đất mà không đƣa vào sử dụng, gây lãng
phí, tạo nên các dƣ luận xấu trong xã hội.
Một số khái niệm cơ bản liên quan tới công tác thu hồi, bồi thƣờng và hỗ trợ
thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất:
- Thu hồi đất là việc Nhà nƣớc ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử
dụng đất đã giao cho hộ gia đình cá nhân hoặc đất đã giao cho các tổ chức; UBND
xã, phƣờng, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai.
- Bồi thƣờng thiệt hại có nghĩa là trả lại tƣơng xứng với giá trị, công lao cho
một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hành vi của chủ thể khác. Bồi thƣờng khi Nhà
nƣớc thu hồi đất là việc nhà nƣớc trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích
đất bị thu hồi cho ngƣời bị thu hồi đất.
- Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan
đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình khác xây dựng trên phần đất nhất định
đƣợc quy định cho việc cải tạo mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó.
Công tác bồi thƣờng, GPMB đƣợc bắt đầu từ khi thành lập hội đồng GPMB cho tới
khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tƣ.
- Hỗ trợ khi Nhà nƣớc thu hồi đất là việc nhà nƣớc giúp đỡ ngƣời bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí làm việc mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới.

5


- Tái định cƣ là việc di chuyển đến nơi ở mới, khác với nơi ở trƣớc đây để sinh
sống và làm ăn. TĐC là sự di chuyển bắt buộc không thể tránh khỏi khi Nhà nƣớc
thu hồi đất hoặc trƣng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. TĐC đƣợc hiểu
là một quá trình bồi thƣờng thiệt hại về đất, tài sản di chuyển đến nơi ở mới và các

hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại
đó. Nhƣ vậy TĐC là nhằm giảm nhẹ các hoạt động xấu về kinh tế - xã hội đối với
một bộ phận dân cƣ đã gánh chịu vì sự phát triển chung. Ở nƣớc ta hiện nay khi
Nhà nƣớc thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì ngƣời sử dụng đất đƣợc bố trí
TĐC bằng một số hình thức sau: Bồi thƣờng bằng giao đất ở mới, bồi thƣờng bằng
nhà ở, bồi thƣờng bằng tiền để ngƣời mất đất tự lo chỗ ở. TĐC giữ vai trò quan
trọng trong chính sách bồi thƣờng GPMB. Các dự án TĐC cũng đƣợc xem là dự án
phát triển và phải đƣợc thực hiện và phát triển nhƣ các dự án khác.
1.1.2. Tính đa dạng và phức tạp của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất
Để thực hiện đƣợc dự án theo đúng tiến độ, thì trƣớc hết các chủ đầu tƣ cần
phải giải phóng đƣợc mặt bằng. Đó là công việc trọng tâm và hết sức quan trọng.
Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kém nhiều thời gian, công sức và tiền
của. Ngày nay, công việc này ngày càng trở nên khó khăn hơn do đất đai ngày càng
có giá trị và khan hiếm. Bên cạnh đó công tác GPMB liên quan đến lợi ích của
nhiều cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Ở các địa phƣơng khác nhau thì công tác
GPMB cũng có nhiều đặc điểm khác nhau. Vì vậy cần phải có những phƣơng pháp
hợp lý để thực hiện công tác này.
Bên cạnh đó, BTHT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất là một quá trình đa dạng
và phức tạp, nó không đơn thuần là bồi thƣờng về vật chất mà còn phải đảm bảo
đƣợc lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.
1. Tính đa dạng
Mỗi dự án đƣợc tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên
kinh tế, xã hội dân cƣ khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cƣ cao, ngành
nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung

6


dân cƣ khá cao, ngành nghề dân cƣ phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt
động sản xuất chủ yếu của dân cƣ là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi
thƣờng GPMB có những đặc trƣng riêng và đƣợc tiến hành với những giải pháp
riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể.
2. Tính phức tạp
Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trọng đời sống kinh tế xã hội đối với mọi ngƣời dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cƣ chủ yếu sống nhờ
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tƣ liệu sản xuất quan trọng
trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp
khó khăn do đó tâm lý dân cƣ vùng này là giữ đƣợc đất để sản xuất, thậm chí họ cho
thuê đất còn đƣợc lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhƣng họ vẫn không cho thuê. Mặt
khác, cây trồng, vật nuôi trong khu vực cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên
truyền, vận động dân cƣ tham gia di chuyển, định giá bồi thƣờng rất khó khăn và
việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cƣ sau
này.
Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: Đất ở là tài
sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của ngƣời dân mà tâm
lý, tập quán của ngƣời dân là ngại di chuyển chỗ ở; nguồn gốc sử dụng đất khác
nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách không
đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thƣờng
xuyên; thiếu quỹ đất do xây dựng khu TĐC cũng nhƣ chất lƣợng khu TĐC thấp
chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu; dân cƣ một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán
nhỏ và sống bám vào các trục đƣờng giao thông của khu dân cƣ làm kế sinh nhai
nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không
muốn di chuyển.
1.1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
khi Nhà nƣớc thu hồi đất

7



BTHT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất là một quá trình phức tạp chịu nhiều
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
1. Yếu tố khách quan
Công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai; giá đất, giá tài sản để tính
BTHT&TĐC.
- Công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai, cụ thể:
+ Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đƣợc thực hiện một
cách đúng nguyên tắc, chính xác để khi tiến hành xét duyệt đối tƣợng đƣợc
BTHT&TĐC đƣợc dễ dàng và khách quan.
+ Công tác chỉnh lý biến động, công tác này rất quan trọng vì chỉ có chỉnh lý
biến động kịp thời thì việc kiểm kê diện tích sử dụng đất mới chính xác, không xảy
ra hiện tƣợng bồi thƣờng, hỗ trợ chồng chéo giữa các các quyết định thu hồi đất của
nhiều dự án khác nhau trên cùng một thời điểm và cùng một chủ sử dụng đất.
+ Công tác thống kê, kiểm kê: Công tác này cần phải đƣợc thực hiện một các
nghiêm túc có trách nhiệm để không gây thiệt hại cho cả ngƣời bị thu hồi đất và chủ
đầu tƣ. Việc kiểm kê sai dẫn tới khiếu nại kéo dài, thời gian thực hiên công tác
BTHT&TĐC bị đình trệ dẫn tới chậm bàn giao mặt bằng, gây thiệt hại về kinh tế
cũng nhƣ an ninh trật tự.
+ Các quy định về BTHT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi đất: Việc xác định
nguồn gốc đất ở, đối tƣợng và điều kiện đƣợc bồi thƣờng; đối tƣợng và điều kiện
đƣợc hỗ trợ; đối tƣợng và điều kiện để đƣợc hƣởng TĐC;
- Giá đất để tính bồi thƣờng đây là nguyên nhân chính ảnh hƣởng rất lớn đến
công tác BTHT&TĐC, trên thực tế giá đất do UBND tỉnh ban hành chƣa sát với giá
thị trƣờng, do vậy sẽ xảy ra hiện tƣợng ngƣời bị thu hồi đất không đồng ý và phải
xác định lại giá đất dẫn đến việc kéo giài thời gian thực hiện công tác và tốn kém
kinh phí.
- Giá tài sản và cách xác định giá đất và giá tài sản để tính BTHT&TĐC khi
Nhà nƣớc thu hồi đất.

8



2. Yếu tố chủ quan
Năng lực tài chính của chủ đầu tƣ; phƣơng thức quản lý lƣu trữ hồ sơ; phong
tục tập quán sinh hoạt, sản xuất của ngƣời có đất bị thu hồi.
- Năng lực tài chính của chủ đầu tƣ: Yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp tới công
tác BTHT&TĐC, chủ đầu tƣ có năng lực tài chính mạnh việc giải ngân diễn ra
nhanh chóng, kịp thời đẩy nhanh đƣợc tiến độ BTHT&TĐC.
- Phƣơng thức quản lý lƣu trữ hồ sơ; khả năng tổ chức và thực hiện công tác
BTHT&TĐC; trình độ hiểu biết pháp luật của ngƣời dân; công tác tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về công tác BTHT&TĐC.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của ngƣời dân vùng bị thu
hồi đất. Khi tìm hiểu rõ đƣợc phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của
ngƣời dân vùng bị thu hồi đất thì việc BTHT&TĐC sẽ đƣợc thực hiện theo nhu cầu
thực tế của ngƣời dân, giảm bớt đƣợc tình trạng các hộ gia đình cá nhân chuyển đến
khu TĐC nhƣng không thực hiện đƣợc sản xuất và phong tục sống bị đảo lộn.
- Trình độ, năng lực và trách nhiệm của ngƣời trực tiếp thực hiện công tác
BTHT&TĐC: Cán bộ trực tiếp làm công tác BTHT&TĐC rất quan trọng, các cán
bộ làm việc có trách nhiệm sẽ đẩy nhanh đƣợc tiến độ thực hiện, thông qua cán bộ
có thể tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật.
1.2. Khái quát những đổi mới về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
theo Luật Đất đai 2013 so với Luật Đất đai 2003
Về thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất: Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể
thẩm quyền của UBND cấp huyện cũng nhƣ của UBND cấp tỉnh, những trƣờng hợp
trong khu vực thu hồi đất có cả đối tƣợng thuộc thẩm quyền quyết định thu hồi đất
của hai cấp thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND
cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Về trình tự, thủ tục: Trƣớc khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày
đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan có thẩm
quyền phải thông báo thu hồi đất cho ngƣời có đất bị thu hồi biết. Nội dung thông

báo bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Nhƣ vậy,

9


Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hóa hơn và có sự tham gia của ngƣời dân vào kế hoạch
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, tránh các trƣờng hợp không đồng ý về phƣơng án bồi
thƣờng khi thu hồi đất.
Về các trƣờng hợp thu hồi đất: Luật Đất đai 2003 quy định 12 trƣờng hợp thu
hồi đất nhƣng Luật Đất đai 2013 chỉ phân chia ra thành 4 trƣờng hợp thu hồi đất
đƣợc quy định từ điều 61 đến điều 65 nhƣng lại phù hợp hơn với tình hình thu hồi
đất trên thực tế. Và trong các quy định thu hồi đất này, có những điểm rất mới nhƣ
thu hồi do sử dụng đất không đúng mục đích đã đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê,
công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử
dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm; đất không đƣợc chuyển
nhƣợng, tặng cho theo quy định của pháp luật mà nhận chuyển nhƣợng, nhận tặng
cho; ngƣời sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc và đã bị xử phạt
vi phạm hành chính mà không chấp hành….
Về quy trình thu hồi đất: Quy trình thu hồi đất đƣợc quy định rõ ràng và chú ý
hơn đến sự thông báo, phổ biến đến từng ngƣời dân cũng nhƣ thông báo trên
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất trong khu vực có
đất bị thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thƣờng, GPMB thì
đƣợc vận động, thuyết phục để cùng phối hợp thực hiện. Việc vận động, thuyết
phục ngƣời dân trong trình tự thu hồi đất đƣợc quy định trong luật là một điểm mới.
Phƣơng pháp thuyết phục đƣợc quy định trƣớc khi áp dụng cƣỡng chế sẽ giảm thiểu
đƣợc thủ tục và chi phí cho việc cƣỡng chế khi thu hồi đất và cũng là sự phổ biến
pháp luật đất đai đến ngƣời dân khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Về nguyên tắc bồi thƣờng: Luật Đất đai 2013 đã tách nguyên tắc bồi thƣờng
về đất và nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi
Nhà nƣớc thu hồi đất thành 2 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy

định cụ thể các nguyên tắc bồi thƣờng về đất và các nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại
về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phƣơng và
ngƣời thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện.

10


Về các điều kiện để đƣợc bồi thƣờng về đất: Luật Đất đai 2013 quy định cụ
thể và làm rõ các điều kiện để đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì
mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng đối với từng loại đối tƣợng mà Nhà nƣớc thu hồi đất. Và đặc biệt, Luật Đất đai
2013 còn bổ sung thêm 2 trƣờng hợp đƣợc bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi
đất quy định tại Điều 75.
Về giá đất cụ thể: Luật Đất đai 2003 chƣa quy định việc xác định giá đất cụ
thể, trong quá trình vận hành không những gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc mà
còn là nguyên nhân phát sinh khiếu nại của ngƣời bị thu hồi đất do giá đất để tính
thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, giá đất tính bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi
đất đều áp dụng theo bảng giá đất mà mức giá đất trong bảng giá luôn luôn thấp do
không theo kịp với giá thị trƣờng. Luật Đất đai 2013 đã bổ sung quy định về việc
xác định và áp dụng giá đất cụ thể trong 4 trƣờng hợp, trong đó có tính tiền bồi
thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất quy định tại Khoản 4 Điều 114.
Nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho ngƣời bị thu hồi đất,
khắc phục bất cập và điều tiết một cách hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời sử
dụng đất và nhà đầu tƣ, đồng thời nhằm giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thƣờng,
GPMB, Luật Đất đai 2013 đã tiếp tục kế thừa và đồng thời sửa đổi, bổ sung một số
quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai 2003 nhằm
đƣa chính sách về BTHT&TĐC của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Và với các quy
định mới về bồi thƣờng, thu hồi đất, cơ chế thu hồi rõ ràng nhƣ trên, Nhà nƣớc đã
nâng cao quyền của ngƣời dân trong quá trình tham gia vào việc bồi thƣờng, thu hồi
đất. Luật Đất đai 2013 đƣợc đƣa vào thực hiện sẽ giảm số lƣợng khiếu nại, khiếu

kiện do đã có quy định rõ ràng và nâng cao hơn nữa quyền của ngƣời dân đối với
quyền sử dụng đất khi đƣợc Nhà nƣớc bồi thƣờng, hỗ trợ khi thu hồi đất. Và ngƣời
dân cũng nên nắm bắt những điểm mới này về bồi thƣờng, thu hồi đất để tự bảo vệ
đƣợc quyền lợi của mình, tránh đƣợc các tranh chấp không đáng có về sau.
1.3. Nội dung các quy định pháp lý của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định
cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013

11


1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất
Sau khi Nhà nƣớc ban hành Luật Đất đai 2013, các chính sách về đất đai cũng
thay đổi theo. Nhƣ vậy, để phù hợp với sự ra đời của Luật Đất đai và tình hình thực
tế trong công tác thu hồi đất, GPMB, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp lý
sau:
- Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về phƣơng
pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
- Thông tƣ số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
về một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
quy định về thu tiền sử dụng đất;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền thuê đất, thuê đất mặt nƣớc;
- Thông tƣ số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn
về một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ

quy định về thu tiền thuê đất, thuê đất mặt nƣớc;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
- Thông tƣ 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;

12


- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ về việc sửa
đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai.
Trên đây là những văn bản hƣớng dẫn việc BTHT&TĐC khi Nhà nƣớc thu hồi
đất đƣợc áp dụng chung trên phạm vi cả nƣớc. Ngoài ra do điều kiện, hoàn cảnh,
tình hình cụ thể của mỗi tỉnh, mỗi dự án mà có những văn bản kèm theo để cụ thể
hóa hoặc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phƣơng và từng dự
án đó.
1.3.2. Những nội dung pháp lý về công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi
Nhà nƣớc thu hồi đất
1. Nội dung pháp lý công tác bồi thƣờng về đất
a) Nguyên tắc bồi thường
Nguyên tắc bồi thƣờng đƣợc quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 có nội
dung [10]:
- Thứ nhất, ngƣời sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình đang
sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó. Nếu không đảm bảo các điều kiện
theo pháp luật quy định thì ngƣời sử dụng đất không đƣợc bồi thƣờng. Theo đó chỉ
bồi thƣờng về đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát
triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Còn thu hồi đất trong những
trƣờng hợp còn lại sẽ không đƣợc bồi thƣờng. Điều kiện để ngƣời sử dụng đất đƣợc
bồi thƣờng quy định cụ thể trong Điều 75 Luật Đất đai 2013.
- Thứ hai, việc bồi thƣờng đƣợc thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục

đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thƣờng thì đƣợc bồi
thƣờng bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Thứ ba, việc thu hồi đất phải đƣợc tiến hành dân chủ, minh bạch, công khai,
kịp thời và đúng pháp luật.
Việc bồi thƣờng về đất phải đƣợc thực hiện dựa trên ba nguyên tắc nêu trên,
nếu vi phạm các nguyên tắc đó, việc bồi thƣờng trái với quy định của pháp luật.
Nếu việc bồi thƣờng trái pháp luật gây ảnh hƣởng đến lợi ích của mình, ngƣời sử

13


dụng đất có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để bảo vệ quyền
lợi.
b) Điều kiện được bồi thường
Điều kiện đƣợc bồi thƣờng quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 có nội
dung nhƣ sau [10]:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất
hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc
có đủ điều kiện để đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp, trừ
trƣờng hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này; ngƣời Việt Nam định cƣ ở
nƣớc ngoài thuộc đối tƣợng đƣợc sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại
Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
- Cộng đồng dân cƣ, cơ sở tôn giáo, tín ngƣỡng đang sử dụng đất mà không
phải là đất do Nhà nƣớc giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện

để đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
- Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
- Tổ chức đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận
chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển

14


nhƣợng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nƣớc, có Giấy chứng nhận
hoặc có đủ điều kiện đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc
cấp.
- Tổ chức nƣớc ngoài có chức năng ngoại giao đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
- Tổ chức kinh tế, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc Nhà nƣớc giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự
án đầu tƣ xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật này mà chƣa đƣợc cấp.
c) Những trường hợp không được bồi thường

Nhà nƣớc thu hồi đất không bồi thƣờng về đất trong các trƣờng hợp sau đây
[10]:
- Các trƣờng hợp quy định tại Khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai 2013;
- Đất đƣợc Nhà nƣớc giao để quản lý;
- Đất thu hồi trong các trƣờng hợp quy định tại Điều 64 và các Điểm a, b, c và
d Khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai 2013;
- Trƣờng hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ
trƣờng hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013.
d) Giá đất để tính bồi thường
Giá đất để tính bồi thƣờng đƣợc quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 114 Luật
Đất đai 2013 [10]; Điều 16 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định về giá đất [2]; Điều 28 Thông tƣ số 36/2014/TT-BTNMT ngày
30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết phƣơng pháp định giá

15


×