Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tại xã hoa thám, huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
TẠI XÃ HOA THÁM,HUYỆN NGUYÊN BÌNH,TỈNH CAO BẰNG

NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 7760101

Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Diệu Linh
Sinh viên thực hiện

: Bàn Văn Đại

Mã số sinh viên

: 1754060036

Lớp

: K62_CTXH

Khóa học

: 2017 – 2021

Hà Nội, 2021



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam và quý thầy, cơ giáo trong và ngồi Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập. Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới giáo viên Nguyễn Thu Trang, giảng viên Trường Đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học cũng
như phương pháp làm việc trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, HĐND, Lãnh đạo UBND và các đồng chí
cán bộ LĐTBXH, cán bộ văn phịng thống kê, văn phòng Đảng ủy xã Hoa Thám đã
giúp đỡ tơi cung cấp các số liệu và nhiệt tình giúp đỡ để tơi hồn thành tốt các hoạt
động nghiên cứu của mình. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới q cơ quan đã giúp
tơi hồn thành luận văn này.
Để thực hiện luận văn, bản thân tôi luôn cố gắng nghiên cứu, học hỏi với tinh thần
tận tâm và nỗ lực cao. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo và kinh
nghiệm trong nghiên cứu khoa học, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tơi rất mong muốn nhận được sự góp ý xây dựng từ q thầy cơ, các nhà khoa
học, các chuyên gia và những người quan tâm để đề tài được hồn thiện hơn và có thể
thực thi tốt trong thực tiễn.

Tác giả

Bàn Văn Đại

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT ............................................ iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO....................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vững ....................................................................................................................... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững bền vững....................................... 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vững ..................................................................................................................... 15
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vũng...................................................................................................................... 21
1.1.3.1. Các yếu tố khách quan ........................................................................... 21
1.1.3.2. Các yếu tố chủ quan ............................................................................... 22
1.2. Cơ sơ thực tiễn về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 23
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Hoa Thám ........................................................ 23
1.2.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hoa Thám ...................................... 26
1.2.3. Đánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của xã Hoa Thám
............................................................................................................................. 32
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TẠI XÃ HOA THÁM,HUYỆN NGUYÊN BÌNH,TỈNH CAO
BẰNG .................................................................................................................. 34
2.1. Thực trạng hộ nghèo tại xã Hoa Thám......................................................... 34
2.1.1. Khái quát chung về tình hình hộ nghèo tại xã Hoa Thám ........................ 34
2.1.2. Thực trạng nghèo của các hộ điều tra ....................................................... 36

ii


2.2. Thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vững ..................................................................................................................... 42

2.2.1. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức............................................. 43
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ các điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình ............. 46
2.2.3. Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội............................................ 55
2.2.4. Hoạt động trợ giúp phòng ngừa tái nghèo ................................................ 63
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo bền vững ................................................................................................... 66
2.3.1. Yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ chính sách (nhân viên CTXH) về
nghành nghề của họ. ............................................................................................ 66
2.3.2. Yếu tố thuộc về trình độ nhận thức của hộ nghèo .................................... 67
2.2.3. Nhận thức của cộng đồng ảnh hưởng đến các hoạt động cơng tác xã hội
trong việc thực hiện các chính sách giảm nghèo tại xã Hoa Thám. .................... 69
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI TRONG HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO TẠI XÃ HOA
THÁM HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG ..................................... 72
3.1. Đánh giá chung về thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong trong hỗ
trợ giảm nghèo bền vững..................................................................................... 72
3.1.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 72
3.1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân............................................................... 73
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.............. 74
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ


BHYT

Bảo hiểm y tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

CTXH

Công tác xã hội

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

TLSX

Tư liệu sản xuất

TT-BLĐTBXH

Thông tư –Bộ Lao động –Thương binh xã hội

UBND


Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

TĐPTBQ

Tốc độ phát triển bình quân

BTXH

Bảo trợ xã hội

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ...... 13
Bảng 1.2: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội xã Hoa Thám ............................................... 26
Bảng 1.3. Thực trạng giáo dục – đào tạo xã Hoa Thám ..................................... 28
Bảng 1.4. Thực trạng dân số, lao động, việc làm của xã Hoa Thám .................. 30
Bảng 1.5: Thống kê tình hình y tế của xã Hoa Thám ......................................... 31
Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chung của xã Hoa Thám ...... 34
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng, cơ cấu hộ nghèo theo thôn của xã Hoa Thám .... 35
Bảng: 2.3. Đặc điểm giới tính, trình độ học vấn của hộ nghèo xã Hoa Thám .... 36
Bảng: 2.4 Nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn xã Hoa
Thám. ................................................................................................................... 41
Bảng:2.5 Các hoạt động tuyên truyền về chính sách giảm nghèo trên địa bàn xã

Hoa Thám ............................................................................................................ 43
Bảng 2.6. Hộ nghèo được vay vốn từ NHCSXH ................................................ 47
Bảng 2.7 Mục đích dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ
nghèo ................................................................................................................... 49
Bảng 2.8: Nhu cầu vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo trên
địa bàn xã Hoa Thám .......................................................................................... 50
Bảng: 2.9 : Nguồn thơng tin vay vốn tín dụng hộ nghèo trên địa bàn xã Hoa
Thám .................................................................................................................... 51
Bảng 2.10. Hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất, việc làm ......................................... 53
Bảng 2.11: Tỷ lệ hộ nghèo có nhu cầu hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm . 54
Bảng 2.12: Nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở của hộ nghèo theo trên địa bàn
xã Hoa Thám ....................................................................................................... 56
Bảng 2.13: Tổng hợp nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở năm
2020 trên địa bàn xã Hoa Thám .......................................................................... 58
Bảng:2.14. Hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất, việc làm giai đoạn 2018-2020 trên
địa bàn xã Hoa Thám. ......................................................................................... 60

v


Bảng 2.15. Thống kê hộ nghèo được hỗ trợ Giáo dục – Đào tạo dạy nghề giai
đoạn 2018-2020 ................................................................................................... 61
Bảng 2.16: Hộ nghèo được hỗ trợ về y tế ........................................................... 62
Bảng 2.17. Kết quả thực hiện các hoạt động phòng ngừa tái nghèo trên địa bàn
xã Hoa Thám năm 2020 ...................................................................................... 64
Bảng 3.1. Kết quả sau khi thực hiện chính sách giảm nghèo giai đoạn 2018-2020
trên địa bàn xã Hoa Thám. .................................................................................. 72

vi



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình từ một quốc gia nơng nghiệp
trở thành một quốc gia công nghiệp, gắn liền với hội nhập sâu rộng, toàn diện
điều này đã mang lại rất nhiều thành quả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Đi song
song với những thành quả mà công cuộc đổi mới, hội nhập mang lại thì nước ta
cũng đang phải đối mặt với các vấn đề như thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo,
khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm mơi trường... Trong đó, vấn đề về
khoảng cách giàu nghèo diễn ra rất nhanh, nếu khơng tích cực xóa đói giảm
nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây
dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng. Trong chính sách kinh tế xã
hội giai đoạn 2016 - 2020 nhà nước đã xây dựng chương trình mục tiêu quốc
gia, trong đó chương trình xóa đói giảm nghèo được xác định là vấn đề kinh tế
xã hội quan trọng. Do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế
và chính sách xã hội.
Hoa Thám là một xã có địa bàn rộng, nằm ở phía Nam của huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện 17 km, có tổng diện tích đất tự nhiên
là 6312,58 ha, tổng số dân trên địa bàn là 1636 nhân khẩu với 334 hộ. Là một xã
nghèo của huyện, giao thông đi lại khó khăn cho việc di chuyển, đi lại phục vụ
sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân địa phương. Diện tích chủ yếu là đồi núi phù
hợp cho việc trồng trọt,chăn ni,trồng các loại cây cơng nghiệp. Có 5 dân tộc
anh em cùng chung sống. Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm
2017 cho thấy, tổng số hộ nghèo của toàn xã là 183 hộ (chiếm 55,2%), hộ cận
nghèo 70 hộ (chiếm 21,1%), trong khi đó tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước là 6,7%.
Từ số liệu trên ta có thể thấy, số hộ nghèo trên địa bàn xã Hoa Thám cao gấp 9
lần so với tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước. Vì vậy việc thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn xã Hoa Thám là vô cùng cấp thiết, giúp người dân có cuộc
sống ấm no và hạnh phúc.


1


Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Công tác xã hội trong
giảm nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng”
để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ
giảm nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng, từ
đó đề xuất một giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác
hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội trong hỗ
trợ giảm nghèo bền vững.
- Đánh giá được thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong
hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung: Công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
+ Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Hoa
Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
+ Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu được thu

thập trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.
Số liệu sơ cấp: được thu thập trong giai đoạn từ tháng 02/2021 - 4/2021
2


4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo.
- Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững
tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác hội trong
hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao
Bằng
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
5.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin, tài liệu, số
liệu thứ cấp đã được công bố ở các cơ quan lưu trữ, trên sách báo, tạp chí, các
tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và
Quyết định của Chính phủ và Bộ ngành liên quan; các nghiên cứu có liên quan
đến đề tài; các báo cáo, bài báo liên quan đến các chính sách giảm nghèo.
Kế thừa các số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu, các báo cáo về thực hiện các
chính sách phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo của người dân tại xã Hoa
Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng
5.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát 2 đối tượng là
các hộ nghèo và cán bộ cơng chức chun mơn có liên quan đến giảm nghèo
trên địa bàn xã Hoa Thám, huyện Ngun Bình, tỉnh Cao Bằng. Mục đích chính
của điều tra khảo thực địa là thu thập thông tin sơ cấp cần thiết để phân tích,
đánh giá thực trạng cơng tác giảm nghèo trên địa bàn xã. Về dung lượng mẫu
khảo sát được thể hiện trong bảng 1. dưới đây:


TT
1

Bảng 1: Dung lượng mẫu điều tra
Số lượng hộ
Đơn vị thôn, xóm
nghèo của xã
năm 2020
Cảm Tẹm
18

3

Dung lượng mẫu
điều tra
5


2
Đông bao
19
7
3
Khuổi Hoa
21
9
4
Khuổi Phay
22

6
5
Nà Chẵn
19
5
6
Nà Ngần
16
6
Tổng số:
115
38
Theo số liệu thống kế của UBND xã Hoa Thám năm 2020, hiện nay tồn
xã có 115 hộ nghèo. Vì vậy, để đảm bảo tính tin cậy và tính đại diện từ các phân
tích trong nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với 38 hộ nghèo
(chiếm 33,04% số hộ nghèo toàn xã). Cụ thể trong bảng 1.
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Dựa vào các số liệu đã được công bố, tổng
hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề
tài. Toàn bộ số liệu điều tra được xử lý theo chương chình Microsoft Excel.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số
tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian. Sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để nêu lên mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của
các hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau. Phương pháp này
được sử dụng để mô tả đặc điểm kinh tế, xã hội, địa lý của xã; Mô tả thực tế số
hộ nghèo hộ cận nghèo của người dân.
+ Phương pháp thống kê so sánh: Dùng phương pháp này để so sánh các
kết quả trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của người dân qua các năm 2018 2020.
6. Kết cấu của khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh sách bảng biểu, phụ lục, nội dung
chính của khóa luận được thể hiện trong 03 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung chính, gồm 3 chương:

4


- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác xã hội trong
hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác
hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại xã Hoa Thám,huyện Nguyên Bình,tỉnh
Cao Bằng
Phần 3: Kết luận, khuyến nghị.
6.1. Kết cấu chung
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm
nghèo
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6.2. Chi tiết nội dung
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền

vững
1.1.1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm nghèo
Nghèo là khái niệm được biết đến từ khá lâu, được sử dụng rộng rãi trong
cuộc sống nhưng đến nay vẫn chưa có một khái niệm hay định nghĩa nào hoàn

5


chỉnh, thống nhất. Khái niệm nghèo được hiểu và thay đổi theo thời gia, từng
khu vực. Một số khái niệm nghèo được biết đến như sau:
- Một số quan điểm của Thế giới:
Quan niệm về nghèo đói ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: “Nghèo
đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng thụ và thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con người mà nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương”
[11]

Quan niệm nghèo đói tại Hội nghị Copenhagen, Đan Mạch: “Nghèo đói là
tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đôla (USD) mỗi ngày cho một
người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Quan niệm Ngân hàng thế giới(WB): “Nghèo là một khái niệm đa chiều
vượt khỏi phạm vi thiếu về vật chất; nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên
thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực như là: dinh dưỡng,
sức khỏe, giáo dục khả năng dễ bị tổn thương khơng có quyền phát ngơn và
khơng có quyền lực”. [13]
- Một số quan điểm của Việt Nam:
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm
nghèo đói, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn tập trung

nhất vào khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội ban hành. Theo đó, “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng thụ nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu giành cho con người và
có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng dân cư xét trên mọi phương
diện. Thiếu cơ hội lựa chọn, quyết định và tham gia vào quá trình phát triển
cộng đồng”. Nghèo bao gồm các loại sau:
+ Nghèo tuyệt đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư khơng có khả năng
thảo mãn nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những
đảm bảo ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc ở và sinh hoạt
hàng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo dục, giao tiếp.[5]
6


+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống
dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì
cuộc sống. Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1-2 tháng, thường
vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả .[5]
+ Nghèo đa chiều: Được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng một
hoặc một số nhu cầu trong cuộc sống.[5]
b. Khái niệm hộ nghèo
Hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TTBLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, hộ nghèo là hộ gia
đình qua điều tra, rà sốt hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ
nghèo, được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên
địa bàn, cụ thể:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

-+Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.[5]
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.[5]
- Hộ nghèo là những hộ gia đình đáp ứng các tiêu chí trong xác định hộ
nghèo,được điều tra và rà soát mỗi năm,được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận
nằm trong danh sách hộ nghèo trên địa bàn
7


c. Khái niệm người nghèo
Hiện nay, chưa có khái niệm cụ thê về người nghèo. Vì vậy, trong nghiên cứu
này, người nghèo được hiểu là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/sổ
theo dõi quản lý hộ nghèo của UBND cấp xã.
d. Khái niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội của một quốc gia hay của một địa phương nào đó. Trong đó, bên cạnh
việc xóa bỏ dạng nghèo cùng cực, thì giảm nghèo là yêu cầu có tính then chốt ...
Giảm nghèo khơng chỉ đơn thuần là việc tăng thu nhập cho các hộ nghèo mà còn
phải tăng mức độ thụ hưởng trong các dịch vụ xã hội khác thì mới đúng là thực
hiện mục tiêu giảm nghèo. Chính sách giảm nghèo phải làm sao để hộ cận nghèo
và hộ mới thốt nghèo khơng rơi xuống dưới ngưỡng nghèo đói. Bên cạnh sự hỗ
trợ của nhà nước và cộng đồng thì từng đối tượng nghèo cũng phải nỗ lực vươn
lên, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ và “khơng muốn thốt nghèo” để
hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.
Như vậy, giảm nghèo được hiểu là cách thức vận dụng các nguồn lực, vật

lực của Nhà nước, của xã hội để triển khai thực hiện các chương trình, dự án
nhằm tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo nâng cao mức sống, từng bước thốt
khỏi tình trạng nghèo đói, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện
khó khăn, tạo cơ hội cho họ về thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, đảm bảo
các nhu cầu cơ bản của con người. [14]
Trên góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người
nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh
nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn giúp họ từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo đói. [14]
e. Khái niệm về giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững được sử dụng khá lâu nhưng đến hiện nay giảm
nghèo bền vững vẫn chưa có khái niệm rõ ràng. Căn cứ vào các văn bản hành
chính thì 9 năm 2008 từ “giảm nghèo bền vững” đã được đưa vào sử dụng cho
8


đến nay, cụ thể như sau:Theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với
61 huyện nghèo; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ về
Định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020; Quyết định số
1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của TTCP phê duyệt chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2012-2015 Nghị quyết số 15 -NQ/TW ngày 1/6/2012, Hội
nghị BCH trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn
2012-2020. Căn cứ trên các cách hiểu về “giảm nghèo” và “bền vững” thì cụm
từ “giảm nghèo bền vững” được hiểu là quá trình giảm nghèo đảm bảo được sự
cải thiện đồng thời của sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của một đất
nước, một địa phương, một cộng đồng dân cư hay của một hộ gia đình. Nói cách
khác là hộ đạt được mức thỏa mãn các dịch vụ xã hội, mức thu nhập cao hơn
mức nghèo và khơng có nguy cơ tái nghèo trong thời gian dài.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nghèo và nguyên nhân của nghèo đói

a) Đặc điểm của hộ nghèo
Dựa trên các tiêu chí xác định hộ, người nghèo có một số đặc điểm cơ bản
của người nghèo như sau:
Thứ nhất, về thu nhập người nghèo có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn với
mức thu nhập thấp do đặc điểm công việc đem lại. Họ thường làm những công
việc đơn giản, lao động chân tay, công việc vất vả nhưng thu nhập không được
bao nhiêu. Hơn nữa, những công việc này lại không ổn định, bấp bênh, mang
tính thời vụ và rủi ro cao do phụ thuộc đến thời tiết (nắng, mưa, lũ lụt, hạn
hán...). Đặc biệt các nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Hệ quả của việc thu nhập thấp trong khi mức chi tiêu cho cuộc sống của những
người nghèo ngày một tăng, các nhu cầu cơ bản, tối thiểu của con người như ăn,
mặc, ở chỉ được đáp ứng với mức độ rất thấp [9].
Thứ hai, về y tế - giáo dục: Đây là vấn đề được nhiều người nghèo quan tâm,
họ cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của các yếu tố này tới bản thân họ cũng như
9


tương lai của họ và gia đình nhưng do thu nhập thấp, khơng đủ trang trải học
phí, viện phí, họ đành phải để con cái thôi học, người bệnh không được khám và
chữa chạy đúng mức, kịp thời, hầu hết các người nghèo không được tiếp cận với
các dịch vụ y tế. Điều này đã làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ, giảm sức
khoẻ cũng như hạn chế cơ hội phát triển của các thế hệ sau [9].
Thứ ba, về nguy cơ bị tổn thương: Ở những người nghèo, nguy cơ dễ bị tổn
thương là nhân tố luôn đi kèm với sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn con người.
Nguy cơ này chính là việc người nghèo phải đối mặt với nhiều loại rủi ro như bị
ngược đãi, đánh đập, thiên tai, bị thôi việc, phải nghỉ học... Nói cách khác, tình
thiếu thốn của người nghèo khiến họ rất dễ bị tổn thương [9].
Thứ tư khơng có tiếng nói và quyền lực: Những người nghèo thường bị đối
xử khơng cơng bằng, bị gạt ra ngồi lề xã hội do vậy họ thường khơng có tiếng
nói quyết định trong các công việc chung của cộng đồng cũng như các cơng việc

liên quan đến chính bản thân họ. Trong cuộc sống những người nghèo chịu
nhiều bất công do sự phân biệt đối xử, chịu sự thô bạo, nhục mạ, họ bị tước đi
những quyền mà những người bình thường khác nghiễm nhiên được hưởng.
Người nghèo luôn cảm thấy bị sống phụ thuộc, luôn nơm nớp lo sợ mọi thứ, trở
nên tự ti, khơng kiểm sốt được cuộc sống của mình. Đó chính là kết quả mà
ngun nhân khơng có tiếng nói và quyền lực đem lại [9].
b) Nguyên nhân của nghèo đói
Hậu quả của nghèo đói thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
những có thể chia nghèo đói ra thành 03 nhóm nguyên nhân như sau:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão
lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thơng khó khăn đã
và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu
vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn,
thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, khơng có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội,
lười lao động, ốm đau và được cụ thể như sau:
10


+ Thiếu vốn sản xuất: là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng nghèo đói của một bộ phân dân cư nghèo. Khoảng 91,53% hộ nghèo là
thiếu vốn, nông dân nghèo vốn thấp làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm
thuê hoặc phải đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên
không có vốn để sản xuất, khơng được vây ngân hàng vì khơng có tài sản thế
chấp.
+ Khơng có hoặc ít kinh nghiệm làm ăn: Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật
sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,7% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn do thiếu kiến
thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng,
vật ni, khơng có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm làm ăn.
+ Thiếu việc việc làm: đây là tình trạng chung của tất cả các vùng trong cả

nước. Trồng trọt thì khơng thâm canh, lao động dư thừa chỉ trơng chờ vào việc
làm th. Thiếu tay nghề, trình độ học vấn thấp rất ít có cơ hội tìm việc làm phi
nơng nghiệp, số giờ làm việc ít, dẫn đến hiệu suất cơng việc thấp.
+ Đất nơng nghiệp ít: xã hội ngày càng phát triển, q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa diễn ra với tốc độ ngày càng mạnh mẽ, tỷ lệ số hộ dân bị thu hồi đất
chiếm tỷ lệ tương đối lớn,
+ Đơng nhân khẩu: Bình quân số nhân khẩu trong gia đình hộ nghèo từ 5-7
người trên một hộ gia đình. Trong đó chỉ có 2-3 người là trong độ tuổi lao động,
nên thực trạng dẫn đế tình trạng nghèo đói là ít người làm đông người ăn nên thu
nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
+ Trình độ học vấn thấp: Theo kết quả điều tra khảo sát của Bộ LĐTBXH cho
thấy có tới 75% số hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, trình độ học vấn thấp là
một trong những rào cản lớn đến việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
+ Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế: Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đói nghèo trên tấc cả các quốc gia là cơ sở hạ tầng cịn kém phát triển
mà người nghèo thường khơng có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ xã hội phát
triển, cơ sở giao thông hạ tầng kém pháp triển sẽ gây cản trở lớn trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội.
11


- Nhóm các ngun nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc khơng
đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn,
chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến
nơng, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định
canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư cịn hạn chế.
1.1.1.3. Tiêu chí xác định hộ nghèo và chuẩn hộ nghèo
Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói của Việt Nam
Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ
yếu thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp

ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền. Nếu người có thu nhập thấp
dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo. Đây chính là
chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định. Vì vậy, từ năm 2015, Chính
phủ đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí về chuẩn nghèo mới. Cụ thể, theo
Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, thì các tiêu chí tiếp cận đo lường
nghèo đa chiều gồm tiêu chí về thu nhập, và mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ
xã hội cơ bản, cụ thể:
(1) Các tiêu chí xác định:
Thứ nhất, các tiêu chí về thu nhập:
- Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
- Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Thứ hai, các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10
chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu
12


người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin. Cụ thể các tiêu chí mức độ cụ thể xem
bảng 1.1
Bảng 1.1. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Chỉ tiêu
1)


Chỉ số đo lường

Giáo 1.1 Trình độ giáo
dục của người lớn

dục

Ngưỡng thiếu hụt
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi
sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp
trung học cơ sở và hiện không đi học

1.2. Tình trạng đi

Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi

học của trẻ em

học (5-dưới 15 tuổi) hiện khơng đi học
Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không

2)Y tế

đi khám chữa bệnh(ốm đau được xác định là bị
2.1. Tiếp cận các

bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một

dịch vụ y tế


chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc
nghỉ việc/học khơng tham gia được các hoạt
động bình thường)

2.2. Bảo hiểm y tế

Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi
trở lên hiện tại khơng có bảo hiểm y tế

3) Nhà ở

3.1. Chất lượng

Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố

nhà ở

hoặc nhà đơn sơ
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán
kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

3.2. Diện tích nhà ở Diện tích nhà ở bình qn đầu người của hộ
bình quân đầu người gia đình nhỏ hơn 8m2
4)

Điều 4.1 Nguồn nước

kiện sống

Hộ gia đình khơng được tiếp cận nguồn nước


sinh hoạt

hợp vệ sinh

4.2. Hố xí/nhà tiêu

Hộ gia đình khơng sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp
vệ sinh

13


5)Tiếp cận 5.1 Sử dụng dịch
thơng tin

Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử dụng

vụ viễn thơng

th bao điện thoại và internet

5.2 Tài sản phục

Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong số các

vụ tiếp cận thông

tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và khơng nghe


tin

được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

(Nguồn: Theo Đề án Nghèo đa chiều của Bộ LĐTB và XH, 2015)
(2) Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020:
Theo Điều 2, Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về
Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, chuẩn nghèo
được xác định như sau:
a. Đối với hộ nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b. Đối với hộ cận nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

14



c. Đối với hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Theo tiêu chí mới, một gia đình được coi là hộ nghèo nghiêm trọng nếu hộ đó
thiếu từ 1/2 tổng số nhu cầu cơ bản trở lên; thiếu từ 1/3 - 1/2 tổng số nhu cầu
sống cơ bản; thiếu từ 1/5 - 1/3 tổng số nhu cầu cơ bản.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ giảm nghèo bền
vững
1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
a.Khái niệm về công tác xã hội
Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên công tác xã hội Mỹ (NASW –
1970):“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm, hoặc
cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ
vàtạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”
Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000
tại Montreal, Canada (IFSW): “Nghề công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải
phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mãi, dễ
chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống, công tác xã hội
tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền
và công bằng xã hội là các nguyên tắc cơ bản của nghề” Từ thực tế tại Việt
Nam, tác giả Nguyễn Thị Oanh định nghĩa công tác xã hội như sau: Công tác xã
hội là một hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao được thực hiện theo
những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm người
trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ. Qua đó cơng tác xã hội theo
đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. Như vậy,

chúng ta có thể tóm lược nội dung định nghĩa CTXH như sau:
15


Thứ nhất, CTXH là một nghề, một khoa học ứng dụng, một dịch vụ xã hội cung
ứng cho các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng kho họ gặp khó khăn mà
bản thân họ chưa tìm được hướng giải quyết.
Thứ hai, CTXH với quan điểm và trọng tâm là làm giảm bớt các vấn đề
khó khăn trong quan hệ giữa con người với nhau, làm phong phú thêm cho cuộc
sống của họ thông qua mối quan hệ tương tác tích cực, giúp các cá nhân thực
hiện các chức năng của bản thân, chức năng xã hội và giúp cá nhân, nhóm, cộng
đồng có vấn đề có thể tự đứng vững được trên chính đơi chân của họ.
Thứ ba, nhân viên CTXH là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có
đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, kinh nghiệm để trợ giúp cho các cá nhân,
nhóm người, cộng đồng. Họ trợ giúp các đối tượng khó khăn ln tn theo
những nguyên tắc nghề nghiệp và vận dụng các phương pháp, kỹ năng cơ bản
của CTXH một cách linh hoạt trong hoạt động hỗ trợ đối tượng tự giải quyết vấn
đề của chính họ.
Thứ tư, nó là một dịch vụ cung ứng các kiến thức, thông tin, kỹ năng,
hỗ trợ về tinh thần cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua sự quan tâm
giữa người với người và giúp họ tăng thêm khả năng cải thiện điều kiện, hoàn
cảnh để tự vươn lên cải thiện cuộc sống của mình.
b. Khái niệm về hoạt động công tác xã hội giảm nghèo bền vững
Hiện nay, chưa có khái niệm chuẩn về CTXH trong giảm nghèo bền vững.
Từ các khái niệm trên, tác giả đưa ra nhận định hoạt động công tác xã hội trong
giảm nghèo bền vững là một hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp nhằm nâng cao
năng lực, chức năng xã hội của người nghèo, nhằm giúp cá nhân người nghèo,
gia đình, cộng đồng giải quyết vấn đề nghèo đói, hướng tới đảm bảo an sinh xã
hội một cách bền vững. Khác với các chính sách giảm nghèo thơng thường, việc
lồng ghép cơng tác xã hội nói chung và thực hiện các vai trị của cơng tác xã hội

vào cơng tác giảm nghèo nói riêng khơng chỉ giúp người nghèo được tiếp cận
với các nguồn lực bền vững, học được các kỹ năng sử dụng nguồn lực, mở mang
về đời sống xã hội, nâng cao đời sống tinh thần.
16


1.1.2.2. Các hoạt động công tác xã hội trong trong hỗ trợ giảm nghèo bền vững
a. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
Hỗ trợ triển khai các nội dung có liên quan đến xây dựng, tổ chức thực
hiện các chương trình thơng tin và truyền thơng về cơng tác giảm nghèo; xây
dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm
nghèo từ Trung ương tới cơ sở; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về
giảm nghèo định kỳ ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; tổ chức các hoạt động
truyền thơng giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia
sẻ kinh nghiệm thực hiện chương trình; phát triển, tăng cường hoạt động trang
thơng tin điện tử về giảm nghèo.
- Hỗ trợ nội dung có liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; ưu
tiên cho cán bộ cấp xã và cấp thôn, bản; hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng,
phát hành, truyền tải, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo
chí, sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh,
chương trình truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác để phổ
biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ
biến các kinh nghiệm, gương điển hình và các thơng tin thiết yếu khác; hỗ trợ
phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo sống tại các đảo xa bờ; hộ nghèo thuộc
các dân tộc ít người; hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn; trang bị phương tiện
tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; xây dựng các điểm tuyên
truyền, cổ động cố định ngoài trời; xây dựng nội dung chương trình cổ động cho
các đội thông tin cơ sở; hỗ trợ thiết lập cụm thông tin cơ sở.
b. Hoạt động hỗ trợ các điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình

Các hoạt động hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực và điều kiện để phát triển
kinh tế hộ gia đình cho hộ nghèo bao gồm các việc như thực hiện các chính sách
tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các
nguồn vốn vay ưu đãi, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông,
khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; người nghèo tiếp
17


cận với các nguồn lực sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị sản xuất... Chính
sách hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và
chuyển giao kỹ thuật, cơng nghệ vào sản xuất. Chính sách tạo việc làm cho
người nghèo, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng
diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo.
Các hoạt động hỗ trợ tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo: Khi
đánh giá vấn đề nghèo, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa
chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và
mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghèo đều được xác
định dựa trên chuẩn thu nhập. Vì vậy cần tập trung tăng thu nhập thì mới giảm
được số người nghèo. Và đây cũng là nội dung được quan tâm hàng đầu đối trong
công tác giảm nghèo. Thu nhập của người nghèo thường thấp do thiếu việc làm,
năng suất lao động thấp…Vì vậy các chính sách quản lý Nhà nước luôn tập trung
tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất, các mơ hình giảm nghèo để chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo.
c. Hoạt động hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội
Đây là một trong những hoạt động cơ bản của CTXH trong việc giảm nghèo
bền vững. Các hoạt động hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội như:
- Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ về y tế: CTXH cần thực hiện
việc tham vấn, tư vấn cho người nghèo trong việc thực hiện chính sách cấp thẻ
bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người
thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng,

bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho
phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo; Tăng cường chính sách ưu đãi, thu hút
đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn
cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.Hỗ trợ người nghèo tiếp cận
các dịch vụ trợ giúp pháp lý, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý
miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa

18


×