Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỊA BÌNH
***********

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

CHỦ NHIỆM ĐỀN TÀI: Th.s Nguyễn Thị Lý

THÀNH VIÊN THAM GIA:

1. ThS Lưu Công Thường

Hà Nội -2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

HST

Hệ sinh thái

VQG

Vườn quốc gia


VHTT-DL

Văn hóa thể thao du lịch

NN &PTNT

Nơng nghiệp phát triển nông thôn

DL

Du lịch

UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới

TIES

Hiệp hội DLST quốc tế

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

ĐDSH

Đa dạng sinh học

KTXH


Kinh tế xã hội

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

NGOs

Tổ chức phi chính phủ

VH - XH

Văn hóa xã hội

HDV

Hướng dẫn viên

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDDL

Kinh doanh du lịch

IUCN

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế


ĐNB

Đông nam bộ

PTBV

Phát triển bền vững


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mơ hình du lịch sinh thái phía bắc ..........................................................88


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ..............................................................................................................11
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ...................11
1.1. Khái quát về sự ra đời của du lịch sinh thái. ......................................................11
1.1.1 Vài nét về sự phát triển của du lịch ..................................................................11
1.1.2. Xu hướng mới của du lịch có trách nhiệm (responsible tourism) ...................12
1.2. Các khái niệm cơ bản về Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái ........15
1.2.1. Khái niệm về sinh thái.....................................................................................15
1.2.2. Các khái niệm về du lịch sinh thái ..................................................................17
1.2.3. Phát triển du lịch sinh thái ...............................................................................21
1.3.Vai trò, nội dung của du lịch sinh thái và hoạt động phát triển du lịch sinh thái
đối với các mục tiêu phát triển bền vững ..................................................................22
1.3.1.Vai trò của của du lịch sinh thái và hoạt động phát triển du lịch sinh thái đối
với các mục tiêu phát triển bền vững ........................................................................22
1.3.2. Nội dung của du lịch sinh thái và hoạt động phát triển du lịch sinh thái đối với
các mục tiêu phát triển bền vững ..............................................................................30

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước và bài học phát triển du lịch
sinh thái Việt Nam ....................................................................................................50
1.4.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch một số nước ....................................................50
1.4.2.Bài học phát triển du lịch sinh thái ..................................................................56
CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................60
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM ..................60
2.1.Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ..............................60
2.1.1 .Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................60
2.1.2.Tiềm năng hệ sinh thái .....................................................................................62
2.1.3.Xu thế phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam ...........................71
2.1.4.Nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái .........................................................75
2.2. Thực trạng về sản phẩm và các mơ hình kinh doanh du lịch thái Việt Nam .....79
2.2.1. Thực trạng về sản phẩm ..................................................................................79
2.2.2. Các mơ hình kinh doanh du lịch thái Việt Nam .............................................85


2.2.3.Tiêu chí đo lường sự phát triển của du lịch sinh thái .......................................93
2.2.4. Đánh giá chung ...............................................................................................94
Kết luận chương 2 .....................................................................................................99
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................100
GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ..................100
3. 1. Cơ chế chính sách ưu tiên cho phát triển DLST .............................................100
3.2. Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển du lịch sinh
thái góp phần thúc đầy phát triển kinh tế xã hội .....................................................103
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tạo môi trường cho
du lịch sinh thái phát triển .......................................................................................107
3.4. Phát triển bền vững du lịch sinh thái ở các địa phương ...................................110
3.5. Phát huy vai trò của du lịch sinh thái đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội
.................................................................................................................................112
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................115

ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY MƠN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI CỦA ĐẠI HỌC HỊA BÌNH ........................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................126


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng trên phạm
vi toàn cầu. Đặc biệt, trong những năm gần đây DLST như một hiện tượng và xu
thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới. Bởi vì
đây khơng chỉ là một loại hình du lịch thiên nhiên hấp dẫn mà cịn là du lịch có
trách nhiệm, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn mơi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa
bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du kinh tế xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng có tính chất tồn cầu của DLST đối với bảo tồn môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội
nên ngày du lịch thế giới 27/9/2002 được Tổ chức Du lịch thế giới chọn chủ đề “Du
lịch sinh thái- bí quyết để phát triển bền vững” và Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy
năm 2002 làm năm quốc tế về DLST. Tiếp theo tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg
ngày 22/7/2002 của thủ tướng chính phủ xác định “DLST là một trong hai định
hướng ưu tiên phát triển góp phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững, đưa du lịch
thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Điều đó đã được khẳng
định bằng kết quả du lịch sinh thái ở nước ta trong những năm gần đây. Tiềm năng
du lịch sinh thái đặc biệt là biển, đảo, rừng, cảnh quan thiên nhiên đã từng bước
khai thác có hiệu quả. Tuy nhiên, du lịch sinh thái vẫn còn những hạn chế như
lượng khách du lịch sinh thái cịn ít, chỉ mang tính tự phát, các trung tâm lữ hành
chưa quan tâm đúng mức. Các địa phương đối phó với nhiều vấn đề nan giải, tồn tại
mâu thuẩn ngày càng gay gắt là “Một bên cần phải bảo vệ môi trường sinh thái, đặc
biệt là môi trường sinh thái vùng khô hạn ven biển, một bên là phát triển kinh tế du
lịch để mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương”. Mặt khác, các nghiên cứu trên
phương diện lý luận lẫn thực tiễn về du lịch sinh thái ở nước ta nói chung chỉ mới

bước đầu, dưới dạng những nghiên cứu nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống, chủ yếu ở tầm
quốc gia. Bên cạnh đó, hiện tại trường Đại học Hịa Bình chưa có giáo trình giảng
dạy mang tính chất hệ thống, chưa có bộ sách tham khảo chuyên sâu về lĩnh vực
này; các nội dung giảng dạy mang tính chất chắp nối, thiếu tính khoa học nên q
trình tiếp cận vấn đề cịn chưa khoa học. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” là hết sức cần thiết.

1


2.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan
Một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi mang tính khoa học cao đang
được các nhà quản lý, chuyên gia quan tâm và chú ý như: Tourism Enviroment của
UNWTO (2010), Tourism development in Aficas của Tourism Associantion (2011),
Tourism development in Japan của KunioTamura – Hiệp hội các vườn quốc gia
2014),

The

report

of

a

guide

for


planning

and

Managus

edided

Kreglindbeng&Donald E.Hawkins- chuyên gia nghiên cứu về du lịch sinh thái của
Anh, Phát triển bền vững đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa của Shi Bin XiangXuJide-ZengXiang Wei- Trường Đại học Bắc Kinh (2015)…Bên cạnh đó, có các
tài liệu khác như Du lịch sinh thái những nguyên tắc- thực hành và chính sách để
phát triển bền vững” của tác giả M.Epler Wood, “ Phát triển DLST tại Malaysia –
Có thật sự bền vững ?” của M. Badaruddin; “ DLST ở Australia-Sự kết nối của
năng suất xanh” của Tsung –Weilai; “DLST ở Indonesia” của Ricardo Manurung; “
DLST ở Philippines” của A.M. Alejandriino.
- Yi-fong, Chen (2012) trong “Du lịch sinh thái bản địa và phát triển xã
hội ở vườn quốc gia Taroko và cộng đồng người San-Chan, Đài Loan”, đề tài
nghiên cứu khoa học. Đề tài đã tìm hiểu tác động về mặt văn hóa xã hội của hoạt
động du lịch mới được xây dựng tới bảo tồn văn hóa, xã hội và sinh thái. Tác giả
đã kết luận rằng các nhóm khác nhau sẽ hưởng lợi hoặc chịu tác động khác nhau
từ việc phát triển DLST. Phát triển du lịch ở VQG có thể sẽ làm trầm trọng hóa
tính bất bình đẳng và khác biệt giữa các nhóm trong cộng đồng.
- Yacob và đồng sự (2011) khi tìm hiểu về “Nhận thức và quan niệm của
khách du lịch về phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Redang Island Marine,
Malaysia”, đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài đã phỏng vấn các đối tượng, phân
tích thơng tin cơ bản của khách du lịch tới VQG, nhận thức và quan niệm của
khách du lịch về quản lý tài nguyên du lịch, bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái
và quan niệm của khách du lịch về tăng doanh thu cho VQG từ hoạt động du
lịch. Nghiên cứu kết luận rằng quan điểm và nhận thức của khách du lịch về các
vấn đề mơi trường có thể được giải quyết trên cơ sở công tác lập kế hoạch và quản

lý, do đó cách tiếp cận quản lý có thể sẽ thành cơng nếu như có cơ hội đối thoại và
trao đổi giữa nhà quản lý và các bên liên quan.

2


- Bhuiyan và đồng sự (2011), trong nghiên cứu “Vai trị của chính phủ
trong phát triển du lịch sinh thái: Nghiên cứu điểm ở khu vực kinh tế duyên hải”,
đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài đã khẳng định sự can thiệp của Chính phủ là
rất cần thiết đối với các quốc gia đang phát triển trong việc lập kế hoạch và xúc
tiến hoạt động du lịch sinh thái. Cụ thể, ở alaysia, sự can thiệp chủ yếu của Chính
phủ trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái là phát triển các sản phẩm du lịch
sinh thái, thúc đẩy khả năng tiếp cận du lịch. Chính phủ nên xây dựng một kế
hoạch hành động du lịch sinh thái, xây dựng năng lực thể chế, đầu tư cho các dự
án du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng, phát triển nguồn nhân lực.
- Hill (2011), trong nghiên cứu “Du lịch sinh thái ở khu vực Amazon Peru: sự
kết hợp giữa du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng” ”, đề tài nghiên cứu khoa
học. Đề tài đã đề xuất một số nguyên tắc chủ yếu nhằm đạt được thành cơng trong
q trình phát triển du lịch sinh thái ở khu vực rừng nhiệt đới. Cụ thể, những
nguyên tắc đó là nâng cao năng lực cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện cho
họ tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, trao đổi nhận thức giữa cộng đồng và
người điều hành tour du lịch, đồng quản lý tài nguyên rừng, kết hợp đào tạo và du
lịch, giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và hệ sinh thái.
- Apostu & Gheres, (2009) nghiên cứu về “Một số đề xuất về tổ chức và
phát triển du lịch sinh thái đối với rừng đặc dụng ở Romania” ”, đề tài nghiên
cứu khoa học. Đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động DLST ở Romania và cho
thấy những thiếu sót có thể chia thành hai nhóm, thiếu sót trong nội bộ ngành du
lịch và thiếu sót trong việc quản lý các khu rừng đặc dụng. Đối với nội bộ ngành,
vấn đề nảy sinh từ sự thất bại trong chương trình quảng bá cho môi trường sinh
thái ở tất cả các cấp quản lý, đặc biệt là khơng có chương trình phổ biến thơng tin

cho cộng đồng ở những khu vực có tiềm năng lớn về DLST.
- Samdin (2013) và đồng sự trong nghiên cứu “Sự bền vững của tài
nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman Negara: Phương pháp định giá
ngẫu nhiên (Contingent valuation)” ”,đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài đã đánh
giá được giá trị kinh tế của tài nguyên du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Taman
Negara. Nghiên cứu cũng đã đưa ra được khung mức bằng lòng chi trả cho dịch
vụ du lịch sinh thái ở vườn quốc gia và kết luận rằng du khách bằng lịng chi trả
mức phí vào cửa cao hơn so với mức phí hiện hành.

3


2.2. Nghiên cứu trong nước
Hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên góc độ
khác nhau như: Đất nước Việt Nam- Sách hướng dẫn du lịch -1989 (Tổng cục Du
lịch); Bảo vệ và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam-Hội thảo quốc tế về đa dạng
sinh học do Hội Khoa học Lâm nghiệp tổ chức 19/12/1997; Nguyễn Văn
Mạnh(2006), Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ở – Đề tài khoa học cấp Bộ. Giải
pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam – Đề tài khoa học cấp Bộ- Viện phát triển
du lịch 2013; Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia - Viện
Nghiên cứu phát triển du lịch (đề tài NCKH cấp bộ-2015); Sách phát triển du lịch
sinh thái của Phạm Trung Lương-2014. Hầu hết cơng trình đã đưa ra những vấn đề
cơ bản về lý luận phát triển du lịch và nội hàm của du lịch sinh thái. Đồng thời có
các tài liệu khác liên quan đến đề tài như: “ Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt
Nam” do Viện Nghiên cứu và PT Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn
đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do PGS.TS.Phạm Trung Lương chủ biên;
“Du lịch sinh thái – Ecotourism” do GS-TSKH. Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền
vững” do Nguyễn Đình Hịe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn.
- Hội nghị quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam do Tổng cục du lịch

Việt Nam kết hợp với tổ chức Hanns Seidel tổ chức tại Huế năm 1997; Hội thảo
“ Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” diễn ra tháng
9/1999 được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, UICN,
ESCAP và sự tài trợ của tổ chức SIDA, tại hội thảo này đã có rất nhiều tham luận
được đưa ra về những kinh nghiệm và thực tế phát triển DLST ở nhiều nơi như:
Một số kết quả về đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học phát triển DLST ở Việt Nam,
kết quả bước đầu nghiên cứu DLST ở Việt Nam…, các kết quả nghiên cứu tại hội
thảo đã là những cơ sở bổ ích cho phát triển DLST ở Việt Nam.
2.3 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài.
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu
sắc có liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Các loại hình sản phẩm du lịch ra
đời phụ thuộc chính vào hành vi lựa chọn của du khách. Qua tổng quan các cơng
trình cho thấy các học giả đã tập trung làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về

4


du lịch sinh thái dựa trên quan điểm, góc nhìn và phục vụ cho mục đích chính
của ngành hay cá nhân. Như vậy, nền tảng về cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
cơ bản đã được dày công và nghiêm túc nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và
học thuật. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm du lịch sinh thái, điều kiện đặc
trưng để phát triển du lịch sinh thái, khách du lịch sinh thái, du lịch sinh thái
khác với loại hình du lịch xanh, phát triển du lịch bền vững, nhân lực kinh
doanh sản phẩm du lịch sinh thái cần được nghiên cứu bổ sung để làm rõ những
vấn đề này khi áp dụng vào thực tiễn.
Ngày 16/01/2017, Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Theo đó, quan điểm “Phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để
phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực
khác. Phát triển du lịch gắn liền và khai thác tài nguyên tự nhiên có hiệu quả, đặc

biệt là tài nguyên sinh thái rừng, biển, đảo..” đã và đang được ngành du lịch cụ thể
hóa và triển khai thực hiện một cách hiệu quả. Trong mấy năm qua, du lịch sinh thái
là một loại hình thu hút được nhiều khách du lịch, trong đó khách đến tham quan du
lịch sinh thái và đa dạng sinh học rừng, núi, biển đảo chiếm tỷ lệ cao nhất. Nhờ sự
gia tăng về số lượng khách du lịch đến các khu vực có tiềm năng sinh thái dẫn đến
cung cấp dịch vụ du lịch cho khách cũng đạt được hiệu quả cao.
Từ góc độ đào tạo nguồn nhân lực để quản lý nhà nước về du lịch và kinh
doanh sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt Nam đã có một số tác giả ở một số cơ sở
đào tạo bậc đại học về du lịch đã biên soạn chương trình và giáo trình của học phần
này trong chương trình đào tạo ngành du lịch và ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành. Giáo trình du lịch sinh thái của Trường Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội,
nội dung hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và các vùng du lịch theo
hướng quy hoạch du lịch; Đại học Thương mại có cuốn giáo trình Phát triển du lịch
sinh thái nhưng lại thiên về cung cấp dịch vụ cho khách du lịch tại các khu vực có
tiềm năng du lịch; Đại học Huế biên soạn sách du lịch sinh thái gắn liền với phát
triển văn hóa du lịch; Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh biên soạn sách về Quy
hoạch du lịch sinh thái.

5


Tại trường Đại học Hịa Bình ngành quản trị dịch vụ du lịch lữ hành mã
ngành 7810103 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tuyển sinh từ năm 2018.
Trong chương trình đào tạo học phần này được xác định thời lương là 3TC và là
học phần bắt buộc. Nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của học phần Du lịch sinh thái
và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cần thiết phải có đề cương chi tiết học
phần mang tính đặc thù, khác biệt so với với đê cương học phần này của các cơ sở
đào tạo khác. Vì vậy, việc biên soạn giáo trình Du lịch sinh thái phù hợp với đề
cương chi tiêt của học phần mang bản sắc như tên gọi của Đại hoc Hòa Bình là việc
cần thiết và quan trọng.

3.Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1.Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận cơ bản về phát triển du lịch sinh thái, tác giả tiến hành
phân tích thực trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam, thông qua kinh nghiệm phát triển
du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới. Tác giả đề xuất chương trình giảng dạy
du lịch sinh thái ở Đại học Hịa Bình.
3.1.2.Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và làm rõ hơn cơ sở lý luận cơ bản về phát triển du lịch sinh
thái bao gồm xu hướng phát triển mới trong du lịch; vai trò phát triển du lịch sinh
thái; khái niệm về sinh thái đối với phát triển du lịch; Các khái niệm về du lịch sinh
thái; Nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái; Điều kiện phát triển sản phẩm DLST;
Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước và bài học phát triển du lịch sinh
thái Việt Nam.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam với việc đưa ra
tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinth thái ở Việt Nam như vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên; Tiềm năng hệ sinh thái; Xu thế phát triển các loại hình du lịch sinh
thái ở Việt Nam; Nguồn lực để phát triển du lịch sinh thái; Nguồn lực về kinh tế, xã
hội. Đồng thời tiến hành phân tích thực trạng phát triển du lịch thái Việt Nam như
thực trạng về sản phẩm; Thực trạng về chỉ tiêu du lịch ( khách, thị trường, hiệu quả
kinh tế, xã hội…); Thực trạng về quản lý du lịch sinh thái; Thực trạng về bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch; Thực trạng khác có liên quan đến phát triển du lịch
sinh thái và một số mơ hình du lịch sinh thái ở Việt Nam.

6


- Đề xuất chương trình giảng dạy mơn du lịch sinh thái của Đại học Hịa
Bình bằng việc đưa ra yêu cầu cấp thiết phải học môn Du dịch sinh thái của chuyên
ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kết cấu và thời lượng mơn học; Mục
đích của môn học du lịch sinh thái; Kết quả sinh viên đạt được sau khi học xong

môn học du lịch sinh thái; Đề cương chi tiết môn học.
4.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Du lịch sinh thái ở Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2017 đến nay.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận trong nghiên cứu: Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn
về phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam”. Tác giả làm rõ các nội dung lý luận về
DSLT, về các nguyên tắc, điều kiện để hoạch định sự phát triển DLST bền vững.
Tác giả đã sử dụng các phương pháp định tính và định lượng trong phân tích đánh
giá thực trạng về tổ chức hoạt động DLST trong các năm qua, thống kê phân tích
nguồn tài nguyên DLST của các địa phương, cùng với dự báo khả năng phát triển.
Qua đó ở chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về DLST bền vững, các nguyên
tắc và điều kiện để phát triển DLST. Tuy nhiên, sẽ đi sâu hơn trong lý luận về xu
hướng phát triển mới trong du lịch; Vai trò phát triển du lịch sinh thái; Một số lý
luận cơ bản và vai trò của Du lịch sinh thái. Thêm vào đó, những kinh nghiệm phát
triển du lịch của một số nước và bài học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam.
Trong nội dung chương 2, tác giả đã phân tích một cách tồn diện thực trạng phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam; đúc kết rút ra một số mơ hình du lịch sinh thái ở
Việt Nam. Trong chương 3, để xây dựng chương trình giảng dạy mơn du lịch sinh
thái ở đại học Hịa Bình, tác giả đã dựa trên việc thiết lập các yêu cầu cấp thiết phải
học môn Du dịch sinh thái của chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,
trình bày kết cấu và thời lượng mơn học; Mục đích của mơn học du lịch sinh thái;
Kết quả sinh viên đạt được sau khi học xong môn học du lịch sinh thái; Đề cương
chi tiết môn học.

7



- Phương pháp thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được cơng bố chính thức
ở các cấp, các ngành. Thơng tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có
liên quan đến đề tài. Các số liệu thứ cấp này, tác giả luận văn lấy chủ yếu từ các
nguồn, các cơng trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến du lịch sinh
thái. Tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; UBND tỉnh, các Sở, ban,
ngành của Tỉnh, Tài liệu trên các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên
cứu chuyên đề, các tài liệu khác.
* Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được cơng bố, tính
tốn chính thức. Nó phản ánh kết quả phát triển du lịch sinh thái, các nhân tố ảnh
hưởng có liên quan.
- Một số phương pháp khác
Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm điều
tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm bổ xung, chỉnh sửa, cập nhật
số liệu, thông tin đã thu thập. Đồng thời, việc trực tiếp tham quan, khảo sát tại địa
phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn về thực trạng hoạt động du lịch sinh
thái tại Việt Nam. Mặt khác, đề xuất một số giải pháp sát với thực tế phát triển của
Việt Nam. Khảo sát thực địa được chia làm 2 đợt: Đợt 1 tiến hành từ cuối tháng 11
đến đầu tháng 12 năm 2018, đợt hai được tiến hành vào tháng 06/2019.
Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên
gia, tham khảo ý kiến của một số người có chun mơn ở địa phương về thực trạng
hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm căn cứ cho những nhận xét, đánh giá của
mình; Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh và điều tra bảng hỏi, cụ thể
tác giả đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 100 người dân địa phương có
tham gia kiếm sống bằng hoạt động du lịch. Đồng thời có gặp gỡ, tiếp xúc và phỏng
vấn bằng bảng hỏi với 100 du khách đến tham quan tại khu du lịch, kết hợp với
phỏng vấn trực tiếp quan điểm của người dân địa phương tham gia làm du lịch tại
các khách sạn, khu resort. Qua đó đã giúp tác giả hiểu và có cái nhìn chia sẻ hơn về
cuộc sống, con người khu du lịch, hiểu hơn về mong muốn, nguyện vọng của người


8


dân địa phương tham gia làm du lịch cũng như mong muốn của du khách khi đến nơi
này. Từ đó đề xuất một số giải pháp với hy vọng đóng góp nhỏ cho sự phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam.
Phương pháp phân tích thống kê: Tác giả sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp
đáng tin cậy được thu thập từ các Sở VHTT-DL, Sở NN &PTNT, Sở Kế hoạch &
Đầu tư, Cục Thống kê, từ Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch, Tổng Cục DL.
Bên cạnh đó cịn sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức của các tổ chức Du lịch thế
giới (UNWTO), Hiệp hội DLST quốc tế (TIES), Hội đồng Du lịch Lữ hành quốc tế,
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN),.. Với các nguồn dữ liệu này tác giả đã
sử dụng phương pháp phân tích thống kê để phân tích đánh giá thực trạng của hoạt
động DLST tại Việt Nam.
Phương pháp suy diễn quy nạp: Qua các tài liệu của UNWTO, TIES, PATA,
của Tổng cục Du lịch VN (Viện Nghiên cứu và Phát triển DL), các cơng trình khoa
học đã được công bố nghiên cứu về phát triển DLST, về các mơ hình DLST bền
vững, các kết quả thành cơng từ thực nghiệm các nước, từ đó tác giả rút ra những
mô thức chung vận dụng để suy diễn, hệ thống lại các nội dung từ thực tiễn cũng
như lý luận của các nước làm cơ sở cho việc phân tích, suy đoán, diễn giải, xây
dựng các giải pháp và lập kế hoạch hành động với các bước đi thích hợp.
6.Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa về mặt khoa học
Đề tài đã hệ thống hóa một cách cơ bản lý luận về phát triển du lịch sinh thái
thông qua việc đưa ra khái niệm về sinh thái đối với phát triển du lịch; Các khái
niệm về du lịch sinh thái; Nguyên tắc phát triển Du lịch sinh thái; Điều kiện phát
triển sản phẩm DLST.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Đề tài đã vận dụng khung lý thuyết để làm rõ thực trạng phát triển du lịch

sinh thái ở Việt Nam. Trên cơ sở đưa ra tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh
thái ở Việt Nam, từ đó phân tích thực trạng phát triển du lịch thái Việt Nam qua các
nội dung cụ thể như thực trạng về sản phẩm; Thực trạng về chỉ tiêu du lịch ( khách,
thị trường, hiệu quả kinh tế, xã hội…); Thực trạng về quản lý du lịch sinh thái;
Thực trạng khác có liên quan. Trên cơ sở thực trạng và một số mơ hình du lịch sinh

9


thái ở Việt Nam, đề tài đề xuất chương trình giảng dạy mơn du lịch sinh thái của
Đại học Hịa Bình.
7.Kết cấu của đề tài

Ngồi lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài cụ
thể như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản phát triển du lịch sinh thái.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao sự phát triển du lịch sinh thái.
Chương 4: Đề xuất chương trình giảng dạy mơn phát triển du lịch sinh thái
của Đại học Hịa Bình.

10


CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái quát về sự ra đời của du lịch sinh thái.
1.1.1 Vài nét về sự phát triển của du lịch
Hoạt động du lịch như “con gà đẻ trứng vàng” góp phần vào cơng cuộc xóa
đói giảm nghèo, một định dạng xuất khẩu vơ hình ngày càng chiếm vị trí quan trọng

trong việc thu hút ngoại tệ ở mỗi quốc gia. Ngành du lịch có vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Dựa trên số liệu báo cáo của các
điểm đến trên toàn cầu, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) ước tính lượng khách
du lịch quốc tế (inbound) năm 2018 đạt 1,403 tỷ lượt, tăng khoảng 75 triệu lượt so
với năm 2017 (tăng trưởng 5,6%). Năm 2018, khu vực dẫn đầu về tăng trưởng
khách du lịch quốc tế đến là châu Phi (+7,0%). Châu Á và Thái Bình Dương tiếp
tục duy trì sự tăng trưởng ổn định ở mức 6,5%. Tiếp đến là châu Âu (+6,1%), Trung
Đông (+3,8%), châu Mỹ (+3,1%). Châu Á và Thái Bình Dương đón hơn 345 triệu
lượt khách quốc tế đến trong năm 2018. Năm 2018, châu Á và Thái Bình Dương
đón 345,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,5% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng
lượng khách quốc tế tồn cầu. Đơng Nam Á dẫn đầu khu vực về tăng trưởng khách
quốc tế đến với 7,9%. Theo báo cáo của UNWTO, năm 2018 phần lớn các điểm đến
ở Đơng Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là Việt Nam thu
hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến trong những năm gần đây, năm 2018 đón
gần 15,5 triệu lượt khách (tăng gần 20% so với năm 2017). In-đô-nê-xi-a và Campu-chia cũng đạt tăng trưởng khách quốc tế đến ở mức hai con số nhờ nhu cầu tăng
trở lại của thị trường khách Trung Quốc và Ấn Độ. Thái lan, Phi-líp-pin và Xin-gapo cũng đạt kết quả khả quan. Tiếp đến là Đông Bắc Á (+6,1%), Nam Á (+5,2%)
và châu Đại Dương (+2,8%). Thái Lan đứng đầu, vượt trội so với các nước khác,
duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 - 2,9 triệu lượt khách/năm trong 3 năm
qua; Ma-lai-xi-a ở vị trí thứ 2 nhưng chững lại, khơng tăng trưởng trong 3 năm gần
đây; Việt Nam rút dần khoảng cách, bám sát In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.Thái Lan
dẫn đầu về lượng khách đến từ các thị trường nguồn lớn, có chất lượng như Trung
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức. Ma-lai-xi-a đón lượng khách lớn từ các
nước láng giềng Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a và Thái lan (tổng số 15,8 triệu lượt, chiếm

11


61% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến năm 2018). Việt Nam dẫn đầu ASEAN
về lượng khách quốc tế đến từ các thị trường Hàn Quốc và Đài Loan; In-đô-nê-xi-a,
Xin-ga-po dẫn đầu đối với thị trường Úc.

Hàng năm, ngành du lịch đóng góp khoảng 6,5% vào GDP của cả nước và
phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho các
đối tượng lao động khác nhau ở khắp các vùng miền. Du lịch ngày càng là nhu cầu
quan trọng khi chất lượng cuộc sống được cải thiện. Người ta có nhiều thời gian và
tiền bạc hơn để hưởng thụ cuộc sống. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển để
rút ngắn các khoảng cách trên trái đất (bằng máy bay phản lực), giữa trái đất và các
hành tinh khác (bằng tàu vũ trụ), giữa bề mặt trái đất và lòng đại dương (tàu
ngầm)... Thẻ plastic từ tính và các phương pháp điện tử đã giúp thanh tốn trong du
lịch nhanh và an tồn. Ngành du lịch tạo ra khoảng 6% - 7% việc làm trên toàn cầu.
Tại nhiều quốc gia ngành du lịch đang đóng góp khoảng 5% GDP của cả nước. Con
số này thực tế còn cao hơn nhiều ở các nước châu Á như Thái Lan, Singapore. Số
liệu thống kê cho thấy cứ 2,4 giây, ngành du lịch lại tạo ra một việc làm mới. Cũng
theo dự báo, trong thế kỷ XXI số việc làm mà ngành du lịch tạo ra sẽ còn lớn hơn
do nhu cầu về du lịch của người dân trên thế giới ngày càng tăng. Vào năm 2030,
dự đốn doanh thu của ngành du lịch tồn cầu sẽ cao gấp đôi so với hiện nay.
1.1.2. Xu hướng mới của du lịch có trách nhiệm (responsible tourism)
Ngày nay, du lịch đại trà (mass tourism) khơng cịn chiếm được vị trí hồng
kim như những năm 80 của thế kỉ XX. Thay vào đó là những loại hình du lịch mới
(alternative tourism) như du lịch văn hóa, du lịch mang tính giáo dục, du lịch khoa
học nghiên cứu, du lịch mạo hiểm, du lịch nông thôn trang trại với nhiều ưu điểm
hơn. Những loại hình này vừa đảm bảo sự thỏa mãn khách du lịch (khám phá,
hưởng thụ, học hỏi), vừa mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương (nâng
cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất), vừa khuyến khích các nhà kinh doanh du
lịch (KDDL) đầu tư dài hạn (đảm bảo quyền lợi nhà kinh doanh bằng việc sự dụng
lao động địa phương) và vừa bảo vệ môi trường (thông qua giáo dục, lập quỹ bảo
tồn). Con người ngày càng được trang bị kiến thức tốt hơn về môi trường sống xung
quanh, về bản thân con người để dự đoán tốt hơn về viễn cảnh của môi trường, môi
sinh trong tương lai dựa trên những kinh nghiệm đúc kết trong quá khứ với những

12



nghiên cứu ở hiện tại. Nếu như trước đây, người ta (những khách du lịch trong quá
khứ) coi du lịch như là đi trong tiểu thuyết (với số lần đi hạn chế), khi mà chất
lượng dịch vụ chưa được coi là yếu tố quan trọng và việc đi du lịch đơn giản là để
thoát khỏi cuộc sống vốn lặp đi lặp lại tại nhà và cơng sở thì giờ đây người ta
(những khách du lịch thời hiện tại và tương lai) đã biết coi đi du lịch là một hình
thức để kéo dài và tận hưởng cuộc sống đúng cách. Các khách du lịch trước đây
thường chưa chú trọng tới bảo vệ các yếu tố mơi trường và văn hố bản địa thì nay
đã có xu hướng với các du khách mới, đó là: “xem, hưởng thụ, nhưng đừng gây
hại”. Họ muốn nhìn thấy những nơi có phong cảnh đẹp chưa bị hủy hoại như bãi
biển cát trắng tuyệt đẹp, các làng mạc nơng thơn cịn ngun sơ, con người và văn
hóa bản địa hấp dẫn và quan trọng hơn là muốn bảo tồn nó cho mn đời sau.
Chính những cạn kiệt về tài nguyên môi trường như hiện tượng tuyệt chủng các lồi
thú q, ấm lên tồn cầu, xói mòn đất đã thức tỉnh nhận thức của nhân loại, nâng
cao ủng hộ của nhân loại với công tác bảo tồn. Các loại hình du lịch có trách nhiệm
được tổng kết là có chung quan điểm là tơn trọng các giá trị tự nhiên, văn hóa - xã
hội (VH - XH), cộng đồng. Chúng cho phép cả khách du lịch và người dân địa
phương cùng được trải nghiệm và trao đổi tích cực. Những loại hình du lịch này có
những đặc điểm chung sau: Công tác bảo tồn, tăng cường chất lượng của tài nguyên
du lịch là nền tảng cho sự tồn tại của hoạt động du lịch; Khuyến khích sự phát triển
theo hướng bổ sung cho các đặc trưng của địa phương nơi đến; Xây dựng cơ sở hạ
tầng (CSHT) ở những nơi phù hợp với điều kiện địa phương, tránh xâm hại hoặc
vượt khả năng sức chứa của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại điểm đến
vì nếu khơng, chất lượng sống của cộng đồng địa phương sẽ bị ảnh hưởng ngược;
Tối thiểu hóa tác động tiêu cực đối với môi trường, chú trọng sinh thái môi trường
và tránh các tác động tiêu cực của phát triển du lịch quy mô lớn tại những điểm đến
mà trước đây chưa được phát triển; Nhấn mạnh tới sự bền vững sinh thái, nhưng
cũng chú ý tới bền vững văn hóa thơng qua giáo dục.
Du lịch sinh thái được bắt đầu từ hơn 30 năm trước, khi những người tham

gia lĩnh vực bảo tồn, du lịch và các cộng đồng địa phương sống trong hoặc xung
quanh các khu vực được bảo tồn nhận thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với du
lịch thiên nhiên, và thấy được cơ hội định hướng một cách bền vững hơn. Ngày nay,

13


du lịch sinh thái đã trở thành một trong những hình thái du lịch phát triển nhanh
trong ngành du lịch nói chung do: sự quan tâm ngày càng tăng đối với các vấn đề
môi trường, bảo tồn cũng như phát triển; người ta muốn được học hỏi và trải
nghiệm thực tế những gì họ nghe thấy và đọc được qua báo chí hay các phương
tiện thơng tin khác; mọi người muốn đóng góp vào cơng việc bảo tồn và phát
triển cộng đồng; du khách mong được đến những điểm du lịch hẻo lánh hơn và
tránh đi theo lối mòn; và người ta thường tìm đến những nơi gần gũi với thiên
nhiên hơn để thư giãn.
Từ những năm 2000 trở lại đây, nhờ có hệ thống giao thơng vận tải xun
lục địa ngày càng hoàn thiện và hiện đại, hoạt động kinh tế đang trong q trình và
xu thế tồn cầu hố, sự xuất hiện nước giàu, người có thu nhập cao, thời gian nghỉ
ngơi dài hơn ngày càng nhiều... sẽ tạo ra một cơ hội phát triển du lịch rất mạnh ở
mỗi nước và trên phạm vi quy mơ tồn thế giới. Số lượng khách du lịch trong nước
và quốc tế sẽ tăng đáng kể. Trong xu thế phát triển du lịch và số khách du lịch ngày
càng tăng đáng kể, thì đối tượng và loại hình du lịch sinh thái sẽ có triển vọng lớn
hơn cả bởi các lý do sau đây: Loại hình du lịch sinh thái là một loại hình du lịch
mới mà nhiều người gọi là “mốt” du lịch của thời đại hiện nay; Ngày nay trước sức
ép của sự huỷ hoại môi trường thiên nhiên đang ảnh hưởng trực tiếp và đe doạ sự
sống của con người, thì loại hình du lịch này khơng chỉ thoả mãn đến thị hiếu nhu
cầu du lịch mà còn trực tiếp hay gián tiếp tham gia bằng ý thức trách nhiệm trong
việc bảo tồn, phát triển môi trường thiên nhiên mái nhà chung của cả loài người; Du
lịch sinh thái sẽ thoả mãn được những thị hiếu, nhu cấu mới về du lịch muốn tận
hưởng, khám phá những cái mới, cái lạ trong lành và hoang dã của các vùng thiên

nhiên với sự đa dạng sinh thái của nó.
Du lịch sinh thái ngày càng trở nên phổ biến và được cơng nhận rộng rãi trên
tồn thế giới, nhiều nhà kinh doanh và cơ quan quản ly du lịch hiện nay vẫn sử dụng
nhẵn hiệu du lịch sinh thái để khuếch trương sản phẩm của họ mà không thật sự
tuân theo các nguyên tắc của loại hình du lịch này. Vấn đề thường được coi là “tô
xanh” này dường như là khó khăn lớn nhất mà ngành du lịch sinh thái đang gặp
phải hiện nay. Có hai ngun nhân chính dẫn đến “tơ xanh”: một là để theo đuổi lợi
ích kinh tế, hai là thiếu hiểu biết thực sự về du lịch sinh thái. Những người “tô

14


xanh” sản phẩm vì lợi ích của mình và tin rằng họ sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn,
thu hút được lượng du khách nhiều hơn nữa bằng cách rao bán sản phẩm với nhãn
hiệu “sinh thái” đã nhận ra rằng ngày càng nhiều du khách tìm kiếm những gì khác
với du lịch sinh thái. Ngành du lịch sinh thái đã nhận thức được vấn đề này và sử
dụng một vài chiến lược để chống lại hiện tượng tô xanh như xây dựng các hiệp hội
du lịch sinh thái nhằm chia rẽ kinh nghiệm và ý tưởng, nâng cao nhận thức về du
lịch sinh thái cũng như quảng cáo và tiếp thị; Xây dựng hướng dẫn và cách thức
thực hiện cho ngành và du khách, cho các ngành và hoạt động cụ thể; Xây dựng
chương trình cấp chứng nhận và nhã hiệu sinh thái nhằm đảm bảo các sản phẩm và
dịch vụ du lịch sinh thái đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu của du lịch
sinh thái.
Tại Việt Nam, du lịch sinh thái là một phân đoạn thị trường du lịch mới.
Hiện nay, hầu hết các chương trình du lịch đến các vùng thiên nhiên và văn hóa của
Việt Nam mới chỉ ở tình trạng đại trà hoặc du lịch thiên nhiên, ít mang tính bền
vững, gây thiệt hại đối với môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương. Ví dụ,
trong khi người ta vội chạy theo nhu cầu ngày càng tăng của du khách đến thăm đảo
thì đa dạng sinh học và vẻ đẹp của Vườn quốc gia Cát Bà, đặc biệt là các nguồn lực
biển và loài khỉ đầu vàng lại bị đe dọa bởi quy hoạch nghèo nàn về phát triển hạ

tầng cơ sở và các hoạt động liên quan tới du lịch mà khơng tính đến các chi phí về
mơi trường và xã hội. Các vấn đề này phát sinh không chỉ trong thị trường du lịch
dành cho du khách quốc tế, mà còn nhiều hơn nữa đối với thị trường trong nước là
thị trường lớn hơn nhiều và có tác động mạnh hơn so với thị trường quốc tế. Để du
lịch sinh thái có thể thành cơng tại Việt Nam, ngành Du lịch trong nước cần có sự
chuyển biến căn bản về cách thức phát triển và vận hành. [46]
1.2. Các khái niệm cơ bản về Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái
1.2.1. Khái niệm về sinh thái
1.2.1.1.Sinh thái tự nhiên
Có nhiều khái niệm về sinh thái tự nhiên, cụ thể như sau:
Theo từ điển tiếng Việt thuộc Viện ngôn ngữ học: “Sinh thái là quan hệ giữa
sinh vật, kể cả người và mơi trường (nói tổng quát). Ví dụ: điều kiện sinh thái tự
nhiên, vùng khí hậu phù hợp với đặc tính sinh thái của cây lúa”.

15


Theo tác giả Phạm Trung Lương trong cuốn “DLST những vấn đề lý luận và
thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của
các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật, bao gồm sinh thái tự nhiên
(natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant
ecology), sinh thái nông nghiệp (agricultural ecology), sinh thái khí hậu (climate
ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology). Đồng thời, Sinh thái tự nhiên cũng
được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực
vật bao gồm sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal
ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricultural
ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology) (từ
điển Việt - Anh nhà xuất bản Thế giới).
1.2.1.2.Đa dạng sinh thái
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh

học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện
bằng sự khác nhau của các kiểu cộng đồng tạo nên do các cơ thể sống và mối liên
hệ giữa chúng với nhau và với các nhân tố vơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gian
tiếp lên sự sống như: đất, nước, khí hậu, địa hình... đó là các hệ sinh thái (ecosystems) và các nơi ở (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học đã thông qua tại
Hội nghị thượng đỉnh Rio De Yaneiro về môi trường và phát triển và báo cáo khoa
học bảo vệ, phát triển đa dạng sinh học ở Việt Nam của Giáo sự Võ Quý - Trung
tâm Nghiên cứu Tài nguyên môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia tại hội
thảo quốc gia 19/12/2017 tại thành phố Hồ Chí Minh).
Theo cơng ước ĐDSH được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Riô đê
Gianêrô về môi trường: Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu
cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu
tố vơ sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình,
khí hậu... đó là các HST (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc
nhiều loài sinh vật (habitas). Trong thời gian đầu, xuất hiện nhiều quan điểm cho
rằng DLST là du lịch thiên nhiên. Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên
quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu là DLST. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào mang tính tồn cầu được chấp nhận vì

16


DLST là một vấn đề mới và còn nhiều tranh cãi về mặt lý thuyết. Công ước Quốc tế
về ĐDSH định nghĩa: “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi
nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh
thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng
trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di
truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh
học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho lồi
người”. Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ
tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba

mức độ chính đa dạng di truyền; đa dạng loài; đa dạng sinh thái.
1.2.2. Các khái niệm về du lịch sinh thái
Cho đến nay có rất nhiều các đinh nghĩa về du lịch sinh thái. Hầu hết các
định nghĩa này không thống nhất vê nội hàm và cách diễn đạt. Do tạo được sự quan
tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu về loại hình du lịch
này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra những định nghĩa của riêng
mình. Có thể nêu ra một số định nghĩa sau đây:
Thứ nhất, một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái
mà đến nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái
Quốc tế đưa ra năm 2017: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối
với các vùng tự nhiên, bảo vệ mơi trường và duy trì cuộc sống n bình của người
dân địa phương”. Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực
mà họ đến thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tơn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương. Cho đến
nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế
giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc
biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngồi ý
nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự
phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo
cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng
dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên,
văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST cịn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức

17


khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải
trí. Là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới, ngày
càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia bởi đây là loại hình
du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hố” ngành du lịch thơng

qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi
cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Thứ hai, Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF - World Wild Fund):
"Du lịch sinh thái đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên
hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài
động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa
phương và những người bản địa phục vụ tại đó". Ở định nghĩa này cũng đề cập đến
địa điểm có thể tổ chức các tuor du lịch sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang
dã, và điều quan trọng là giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường tự
nhiên và đặc biệt là mang lại những lợi ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương và
những người bản địa làm việc trực tiếp trong ngành du lịch.
Thứ ba, Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation),
“ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên
cịn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các
lồi động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác
động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm”. Ngoài ra, DLST phải đóng góp
vào cơng tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng
đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức
về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm.
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc điểm
của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tuor du lịch, mục đích chuyến đi của
du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng với nó
là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn mơi
trường tự nhiên và mơi trường văn hố để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ở
những nơi mà du khách tới thăm quan.
Thứ tư, theo tổ chức DLST của Hoa Kỳ:“DLST là loại hình du lịch có
trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên. Nó được sử dụng để bảo vệ môi trường,

18



cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương”. Đồng thời, theo cơ
quan quản lý du Lịch của chính phủ Thái Lan: “DLST là loại hình có trách nhiệm
diễn ra ở những nơi có những nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa
phương cũng như những nguồn tài nguyên mang tính lịch sử và văn hoá gắn với
hệ sinh thái ở địa phương đó, với mục đích chính là hình thành nhận thức của các
bên liên quan về sự cần thiết và các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái, hướng vào
việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như cung cấp những
kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững”.
Thứ sáu, tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng
9/1999 tại Hà Nội đưa ra định nghĩa: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho
nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương". Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh
thái, nó mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Đồng
thời, Luật Du lịch Việt Nam 2005, định nghĩa về DLST: “DLST là hình thức du lịch
dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng
đồng nhằm phát triển bền vững”. Mặt khác, tổng cục Du lịch Việt Nam đưa ra một
định nghĩa tương tự về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. DLST có
thể coi là một hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và
mơi trường, có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường và văn hóa, đảm bảo
mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn”.
Thứ bảy, DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên
làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn,
thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình
thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những
cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi

trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Nhìn chung các khái niệm về
DLST đang sử dụng tại Việt Nam đều có sự thống nhất trên quan điểm về nội dung

19


đề cập là thiên nhiên, bản sắc văn hóa, trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng, và
phát triển bền vững, tuy nhiên còn đề cập chung chung và chưa tồn diện. Mặc dù
có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa về DLST
đều có sự thống nhất cao về nội dung các điểm là phải được thực hiện trong môi
trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hố bản địa; có
khả năng hỗ trợ tích cực cho cơng tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hố và xã
hội; có tính giáo dục mơi trường cao và có trách nhiệm với mơi trường; phải mang lại
lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương.
Từ những định nghĩa gốc về sinh thái, đa dạng sinh thái, từ những tiếp cận
nghiên cứu của các nhà chuyên môn về du lịch và những thực tế của việc tổ chức du
lịch sinh thái trong nước và quốc tế trong nhiều năm qua, ta có thể rút ra định nghĩa
khái quát về du lịch sinh thái sau đây: Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch đặc
biệt, tổng hợp các mối quan tâm, cảm giác nhiều đến môi trường thiên nhiên và tìm
đến các vùng thiên nhiên giàu tiềm năng sinh thái, môi trường để cải thiện kinh tế,
phúc lợi xã hội, sức khoẻ và hưởng thụ, khám phá những cái mới, cái đẹp, cái lạ của
thế giới tự nhiên, tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa con người với thiên nhiên, con
người hoà với thiên nhiên đồng thời hành động có ý thức, trách nhiệm đầy đủ cho
môi trường, thiên nhiên phong phú phục vụ trở lại lợi ích của con người.
Mặc dù các khái niệm DLST có khác nhau về cách diễn đạt và ngơn từ
thể hiện. Nhưng trong các khái niệm về DLST đều có sự thống nhất cao về nội
dung của du lịch sinh thái ở ba điểm: Du lịch sinh thái phải được thực hiện trong
mơi trường tự nhiên cịn hoang sơ hay tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa;
Du lịch sinh thái có tính giáo dục mơi trường cao và phải có trách nhiệm với mơi
trường; Du lịch sinh thái phải mang lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa

phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
Từ định nghĩa trên cùng với bản chất của một ngành kinh tế du lịch, cho
phép ta một nhận định: Du lịch sinh thái có phát triển hay phát triển bền vững được
hay khơng hoàn toàn phụ thuộc vào sự bảo tồn phát triển các vùng thiên nhiên có
tiềm năng sinh thái và đa dạng sinh thái và không phải bất cứ vùng sinh thái tự
nhiên nào cũng đều có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái mà nó hồn tồn phụ
thuộc vào thị hiếu hưởng thụ của cộng đồng. Đó là một kết luận để định hướng cho

20


×