Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.2 KB, 50 trang )

Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
MỤC LỤC
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 38
Trang 1
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
LỜI NÓI ĐẦU
Thế giới đang giàu lên và theo đó cuộc sống của mọi người cũng đầy đủ hơn.
Người dân được hưởng nhiều quyền lợi hơn nhưng đồng thời cũng có nhiều nghĩa vụ
hơn. Các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp ngày nay phải đóng thuế và các
khoản bảo hiểm xã hội không chỉ nhiều hơn mà còn phức tạp hơn vô số lần. Đà gia
tăng này sẽ còn tiếp tục, song song với đó, họ có nhu cầu thuê cho mình những chuyên
gia tư vấn tài chính cũng như tư vấn thuế riêng để đảm bảo sự ổn định tài chính. Sự gia
tăng nhu cầu đó đã làm tăng lên số lượng người lựa chọn theo học, muốn được đào tạo
chuyên sâu về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ thuế trong các trường đại học ở Việt Nam.
Điều này hứa hẹn sẽ mở rộng thị trường nhân sự làm tư vấn thuế, cũng như đưa nghề
tư vấn thuế dần trở thành một ngành phát triển mạnh trong tương lai.
Mặc dù, đại lý thuế ở Việt Nam mới được manh nha và hình thành trong vài
năm trở lại đây, song có thể thấy, dịch vụ này đang mang lại nhiều lợi ích cho khách
hàng, cho doanh nghiệp, cũng như cho xã hội. Bởi nhiệm vụ của nghề tư vấn thuế là
nhịp cầu nối giúp doang nghiệp và Nhà nước, tạo điều kiện để người nộp thuế thực
hiện tốt các nghĩa vụ với Nhà nước, giúp Nhà nước nhanh chóng thu đúng, thu đủ các
khoản thuế. Chính vì những lý do trên mà nghề tư vấn thuế dang dần trở thành một
nghề có chỗ đứng trong tương lai, một nghề sẽ được mở rộng và phát triển theo đà phát
triển của xã hội.
Đứng trước một thị trường mới mẻ, một lĩnh vực đầy tiềm năng như thế thì sinh
viên Ngoại Thương những sinh viên được coi là đứng top đầu cả nước cần phải trang
bị cho mình những kiến thức và hiểu biết nhất định của mình về cơ hội rộng mở này.
Với mục tiêu trên nhóm tôi chọn đề tài “Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên
Ngoại Thương” để làm đề tài nghiên cứu chuyên sâu.


Trang 2
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
I. Tổng quan về tư vấn thuế ở Việt Nam
1. Tổng quan về nghề tư vấn thuế
a. Khái niệm
Thuế là một khoản chi phí không nhỏ của doanh nghiệp, do vậy nó trở thành
một vấn đề hết sức quan trọng và là mối quan tâm lớn trong quá trình hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các vấn đề tài chính là rào cản lớn
đối với các hoạt động kinh doanh. Do đó doanh nghiệp cần hiểu rõ về luật thuế và tính
toán để vừa tiết kiệm được chi phí thuế vừa đảm bảo thực hiện được các quy định của
Nhà nước.
"Tư vấn thuế" hay nói đúng hơn là "đại lý thuế" là việc nghiên cứu những
trường hợp cụ thể của người cần tư vấn, từ đó đưa ra những lời khuyên, chia sẻ kinh
nghiệm để họ hiểu rõ và thực hiện tốt nhất nghĩa vụ nộp thuế của mình. Mục đích của
tư vấn thuế là nhằm đề ra các chính sách, chiến lược sao cho vừa tuân thủ luật về thuế
mà vẫn đảm bảo có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện
do vậy để trở thành một nhân viên tư vấn thuế, họ không phải chỉ cần có kinh nghiệm
về nghiệp vụ kế toán, hiểu biết về pháp luật thuế, có chứng chỉ hành nghề mà hơn thế
họ còn phải như một "tuyên truyền viên" đích thực.
b. Đặc điểm
Tư vấn thuế bao gồm rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau, có thể kể đến các
nghiệp vụ cơ bản sau:
− Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và lập quyết toán thuế năm
− Kê khai, lập kế toán và nộp thuế thu nhập cá nhân cho đối tượng nộp thuế
− Lập kế hoạch thuế
− Tư vấn về hoàn thuế và các quy định về thuế
− Tư vấn xác định và đăng ký chuyển lỗ
− Tư vấn và trợ giúp doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế
− Soát xét việc tuân thủ các chính sách thuế hiện hành
Trang 3

Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
Bên cạnh đó còn có các loại dịch vụ tư vấn thuế khác tùy theo yêu cầu cụ thể
của khách hàng.
Tư vấn thuế (đại lý thuế) là một nghề đòi hỏi việc phải nắm vững pháp luật về
thuế, kiến thức tài chính, kế toán, ngoài ra còn yêu cầu cao về đạo đức nghề nghiệp để
đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước, người nộp thuế cũng như lợi ích của đại lý thuế, góp
phần xây dựng một môi trường thuế minh bạch, rõ ràng. Cụ thể, để trở thành một
chuyên viên tư vấn thuế, ngoài điều kiện tiên quyết là nắm vững những kiến thức sâu
rộng về luật thuế, còn cần có các kỹ năng sau:
− Kỹ năng giao tiếp tốt trên tất cả các lĩnh vực, bình tĩnh đàm phán trong các
tình huống nhất định.
− Tôn trọng khách hàng, sự tin cẩn và văn hóa
− Cộng tác với khách hàng hoặc thân chủ cả trong lẫn ngoài
− Khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đa dạng
− Khả năng phân tích và tổng hợp dữ liệu và thông tin bằng văn bản để khách
hàng có thể hiểu rõ
− Linh động trong những thay đổi cần thiết hoặc biết thích nghi với các yêu
cầu thay đổi
− Khả năng làm việc với thời hạn nghiêm ngặt
− Thường xuyên cập nhật kiến thức về một số lĩnh vực (như kế toán, tài chính,
kinh tế, pháp luật về thuế, kinh doanh và đầu tư, v.v…), quan sát thực tiễn kinh doanh,
có hiểu biết rộng về ngành hoạt động của khách hàng, thông lệ quốc tế,…
− Khả năng nhìn ra những tiềm năng từ những gì hiển nhiên
− Sáng tạo trong việc tìm ra các giải pháp và các lựa chọn mới lạ
c. Lợi ích của nghề tư vấn thuế
Mỗi nghề nghiệp đều đem lại những lợi ích nhất định cho xã hội nói chung cũng
như cá nhân nói riêng. Có 3 chủ thể chính được hưởng lợi ích từ sự ra đời và phát triển
Trang 4
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
của nghề tư vấn thuế, đó là : các nhân viên tư vấn thuế, các đối tượng nộp thuế và Nhà

nước.
Đối với nhân viên tư vấn thuế, đó là tác phong làm việc chuyên nghiệp, khả
năng giải quyết vấn đề hiệu quả, kiến thức và kinh nghiệm thực tế về kinh doanh, kỹ
năng giao tiếp v.v….Ngoài ra, khi làm công việc về tư vấn thuế - một lĩnh vực có liên
quan tới kinh tế, xã hội, nhân viên tư vấn thuế có cơ hội và động cơ thu lượm kiến
thức, kinh nghiệm đa dạng và phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó,
được làm việc với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau khiến cho
những người làm công việc này luôn có được cơ hội để nâng cao tầm hiểu biết, hoàn
thiện kỹ năng và phong cách làm việc.
Đối với doanh nghiệp, những nhân viên tư vấn thuế là nhịp cầu nối giữa doanh
nghiệp và Nhà nước. Công việc của họ là tạo điều kiện để người nộp thuế thực hiện tốt
các nghĩa vụ với Nhà nước, giúp Nhà nước nhanh chóng thu đúng, thu đủ các khoản
thuế. Như vậy, nếu được tư vấn trước, doanh nghiệp sẽ được rất nhiều cái lợi, đó là
đảm bảo về tính pháp lý. Nếu cơ quan thuế có kiểm tra thì doanh nghiệp cũng không bị
xử phạt. Đó chính là những cái lợi mà đại lý thuế làm được cho doanh nghiệp.
Còn đối với Nhà nước, thông qua các địa lý thuế cũng sẽ giúp "thu đúng, thu đủ,
thu kịp thời" các khoản thuế. Đại lý thuế, nhân viên tư vấn thuế - sẽ là “cánh tay nối
dài” của cơ quan thuế để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thuế; giúp cho
người nộp thuế hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình góp phần nâng cao ý thức tự giác
chấp hành Pháp luật thuế; thay mặt người nộp thuế kê khai nộp thuế, quyết toán thuế,
miễn, giảm thuế theo hợp đồng thoả thuận với người nộp thuế. Đồng thời tham gia
đóng góp trong xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính
thuế; tạo điều kiện cho ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao.
Trên đây là lợi ích chung của nghề tư vấn thuế đối với ba chủ thể chính trong
ngành nghề này là bản thân nhân viên tư vấn thuế, doanh nghiệp được tư vấn thuế và
Nhà nước. Để có thể hiểu rõ hơn xem bằng cách nào nghề tư vấn thuế lại có thể mang
lại những lợi ích như vậy thì ta sẽ đi nghiên cứu nhiệm vụ của tư vấn thuế đối với
doanh nghiệp gồm có những nhiệm vụ như sau:
Trang 5
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

− Thực hiện các phương án thuế hiệu quả để điều chỉnh mọi vấn đề liên quan
đến các hoạt động thương mại, bao gồm các vấn đề về quyền sở hữu doanh nghiệp, các
hoạt động kinh doanh, mua bán doanh nghiệp.
− Xây dựng các chiến lược hoạch định thuế “xuyên quốc gia” hiệu quả;
− Hướng dẫn các đối tượng miễn thuế như các tổ chức từ thiện, các kế hoạch
trợ cấp (hưu trí), và các tổ chức phi lợi nhuận về những vấn đề liên quan gây quỹ hoặc
sáng kiến đầu tư.
− Đại diện cho khách hàng tiếp tục theo dõi và thực hiện việc kháng cáo tại cả
các tòa án địa phương lẫn tòa án tối cao
− Ngoài ra, còn hỗ trợ khách hàng tránh trường hợp bị đánh thuế hai lần hoặc
tranh chấp về thuế thông qua các buổi tọa đàm hoặc tham vấn với các cơ quan thuế
nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc lập phương án thuế toàn diện hơn.
2. Quá trình hình thành và phát triển nghề tư vấn thuế ở Việt Nam
a. Nguyên nhân hình thành
Kể từ năm 1990, hệ thống thuế Việt Nam đã được cải cách một cách toàn diện.
Qua 17 năm thực hiện, hệ thống chính sách thuế đã có những sự sửa đổi bổ sung cho
phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cùng hệ thống thuế trong khu vực và trên thế
giới. Từ ngày 01/07/2007, thuế Việt Nam được quản lý theo luật theo đó trao chọn
quyền cho người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về kê
khai nộp thuế của mình. Biện pháp quản lý thuế mới đòi hỏi đối tượng nộp thuế hiểu rõ
chế độ chính sách thuế và tinh thần tự giác cao.
Ngoài ra, xu hướng cải cách thuế của chính phủ là tiến tới mục tiêu công bằng,
minh bạch về nghĩa vụ thuế, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng nộp thế dẫn
đến các Luật thuế được quy định ngày càng chi tiết. Mặc dù cơ quan thuế đã có nhiều
biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền chính sách thuế, nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu
cầu cập nhật chính sách thuế cũng như giải đáp các khó khăn vướng mắc của các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các
cá nhân kinh doanh hành nghề độc lập hay các đối tượng nộp thuế mới do họ không
Trang 6
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

cần bộ máy kế toán hoàn chỉnh, số lượng chứng từ phát sinh không nhiều mà hàng
tháng phải kê khai thuế giá trị gia tăng, kết thúc năm phải lập các báo cáo thuế để nộp
cho cơ quan thuế.
Về phía đối tượng nộp thuế, do tập trung cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên
không thể dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu để hiểu rõ luật thuế. Do vậy, để đảm
bảo phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời vẫn thực hiện được nghiêm chỉnh các
chính sách, pháp luật về thuế thì cần có các hoạt động tư vấn, trợ giúp về thuế. Việc
thuê các tổ chức tư vấn thuế sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc kê
khai, đồng thời đảm bảo tuân thủ luật pháp về thuế. Nhu cầu này ngày càng trở nên cấp
thiết đối với các đối tượng nộp thuế.
Đáp ứng đòi hỏi từ nhu cầu thực tế, hoạt động tư vấn và hỗ trợ người nộp thuế
(hay gọi chung là đại lý thuế) hình thành và phát triển như một điều tất yếu.
b. Tình hình chung hiện nay
Ngày nay, tư vấn thuế là một bộ phận không thể tách rời trong cơ chế tự khai, tự
tính và nộp thuế đối với người nộp thuế.
Trong Luật quản lý Thuế được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ
1/7/2007, điều 20 qui định: Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo qui định của
Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thỏa thuận với người nộp thuế.
Luật cũng qui định các tổ chức kinh doanh này phải có ngành nghề dịch vụ làm thủ tục
về thuế ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có ít nhất hai nhân viên
được cấp chứng chỉ hành nghề theo qui định của Bộ Tài chính. 1 năm từ sau khi thay
đổi cơ chế nộp thuế, tuy đã có hàng trăm công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, văn
phòng luật sư có hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế, tuy nhiên tính đến hết
tháng 3 (năm 2008), nước ta vẫn chưa có một chuẩn mực hành nghề hay văn bản pháp
quy nào điều chỉnh lĩnh vực hoạt động này. Do vậy, các cơ sở này làm dịch vụ khai hộ
thuế nhưng lại không đứng tên trên tờ khai thuế của doanh nghiệp nên không chịu trách
Trang 7
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
nhiệm pháp lý về tính chính xác của tờ khai. Ngoài ra có một số cá nhân tự làm dịch vụ

về thuế nhưng không đăng ký kinh doanh, trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Ngày 3/4/2008, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 28/2008/TT-BTC hướng
dẫn việc “đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về
thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế”.
Bên cạnh đó, Luật quản lý thuế đã cho phép các tổ chức kinh doanh dịch vụ, tư vấn
làm thủ tục về thuế thay cho người nộp thuế, được thực hiện các quyền của người nộp
thuế theo qui định của Luật và theo hợp đồng với người nộp thuế. Do vậy, Bộ Tài
Chính đã có quyết định công nhận Ban vận động thành lập Hội tư vấn thuế Việt Nam.
Mặt khác trước đó, ngày 13/3/2008, Bộ Nội vụ đã ký quyết định số 242/2008/QĐ-BNV
cho phép thành lập Hội tư vấn thuế Việt Nam.
Ngày 17/4/2008, tại Hà Nội, Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA) đã chính thức
ra mắt và tiến hành Đại hội lần thứ nhất nhiệm kỳ 2008-2013. Là một tổ chức xã hội
nghề nghiệp được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của các pháp nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế của việt Nam trong phạm vi cả nước, VTCA hoạt động độc lập
với Tổng cục Thuế và có chức năng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của cá nhân, doanh
nghiệp liên quan đến vấn đề thủ tục, trách nhiệm và quyền lợi trong việc nộp thuế.
Ngoài ra, VTCA cũng tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp
luật về thuế; đồng thời tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến chính sách,
chế độ thuế. VTCA ra đời là cầu nối giữa người nộp thuế với cơ quan thuế và là đại
diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của những cá nhân, hội viên hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ về thuế, đại lý thuế.
13/12/2009, tại 2 khu vực phía Nam (TP.Hồ Chí Minh) và phía Bắc (TP.Hà
Nội) đã diễn ra kỳ thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ thuế đầu tiên. Tổng số người
tham dự kỳ thi là 1854 (trong đó có 10 người là người nước ngoài). Kết quả kỳ thi đã
có 467 thí sinh dự thi đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 25,2% tổng số người dự thi). Đối tượng
đủ điều kiện miễn thi được cấp chứng chỉ là 91 người, đây là những người có thời gian
hoạt động trong ngành thuế từ 10 năm trở lên.
Trang 8
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

8/4/2010 được coi là dấu mốc chính thức công nhận nghề tư vấn thuế (đại lý
thuế) tại Việt Nam với sự kiện Lễ cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
cho 568 cá nhân do Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tổ chức.
Theo báo cáo của Hội tư vấn thuế Việt Nam, tính đến thời điểm chính thức
thành lập, Hội đã có 50 công ty, trong đó có 43 công ty kiếm toán, dịch vụ kế toán, tài
chính và thuế cùng 7 văn phòng luật và 250 cá nhân đăng ký là thành viên của hội. Chỉ
sau 1 năm kể từ ngày thành lập, Hội đã nhận được đơn của gần 70 tổ chức và trên 600
cá nhân xin gia nhập Hội và đã chứng minh được sự ra đời của một hội tổ chức nghề
nghiệp về tư vấn thuế là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung, đảm bảo lợi ích của
người nộp thuế đồng thời tuân thủ đúng pháp luật về thuế.
Qua 4 năm hoạt động đến nay, VTCA đã có 560 hội viên, trong đó 53 hội viên
tập thể gồm các công ty kiểm toán tư vấn tài chính, thuế hàng đầu ở Việt Nam như
VnTax, IGLA, TMF group, A&C VTCA đã thiết lập mối quan hệ với các hội nghề
nghiệp trong nước và quốc tế như AOTCA (Hiệp hội tư vấn thuế Châu Á-Châu Đại
Dương), ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc), Hiệp hội kế toán thuế công
Nhật Bản, tham gia đào tạo, tập huấn chính sách chế độ thuế, bồi dưỡng thi cấp chứng
chỉ hành nghề cho hàng chục nghìn lượt người, tham gia xây dựng chính sách chế độ
thuế,…
Theo thống kê của Hội tư vấn thuế Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2011, cả
nước có khoảng 250 công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế nhưng chỉ có 58
công ty được Tổng cục Thuế xác nhận đăng ký hành nghề. Số người được cấp chứng
chỉ là 874 người tuy nhiên chỉ có 127 người làm việc tại các đại lý thuế đã đăng ký, số
còn lại đang làm việc tại các công ty chưa có đăng ký hành nghề. Tính đến đầu tháng
3/2012, cả nước có khoảng 250 công ty kiếm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế và
con số đại lý thuế được Tổng cục Thuế xác nhận đăng ký hành nghề đã tăng lên là 83
đại lý. Số người được cấp chính chỉ đã tăng lên thành 935 người trong đó có 239 người
được miễn thi là Công chức thuế làm việc trong ngành thuế trên 10 năm, chỉ 195 người
trong số họ làm việc tại các đại lý có đăng ký. Nếu dự tính cả kết quả kỳ thi năm 2012
Trang 9
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

thì có khoảng 1400 người, đây vẫn là một con số rất khiêm tốn nếu so với các nước
trong khu vực.
Doanh thu từ dịch vụ thủ tục về thuế của các Đại lý thuế chưa đáng kể: Theo số
liệu báo cáo của 40 đại lý thuế, có 8 đại lý không có doanh thu từ dịch vụ tư vấn kê
khai thuế, thậm chí có 6 đại lý thuế chưa có doanh thu từ mọi hoạt động. Từ đó, có thể
phần nào thấy được một thực trạng là dịch vụ tư vấn thuế ở Việt Nam còn phát triển
chậm, chưa được đánh giá đúng tầm. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho
thực trạng trên.
Về phía các đại lý tư vấn thuế:
- Hoạt động Đại lý thuế ở Việt Nam còn mới, ngay cả các công ty kiếm toán
tư vấn thuế lớn cũng chưa mạnh dạn làm thủ tục để trở thành đại lý thuế, chỉ có
Deloitte vừa đăng ký thành đại lý thuế.
- Công tác tuyên truyền quảng bá về dịch vụ khai thuế của các đại lý thuế
chưa tốt, nên chưa tìm kiếm được nhiều khách hàng. Các đại lý thuế chưa chứng tỏ
được trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng: nhiều
công ty tư vấn chào dịch vụ nhưng thậm chí không thể nói rõ họ có thể tư vấn giúp
doanh nghiệp cái gì và kinh nghiệm cụ thể của họ ra sao.
Về phía người nộp thuế:
- Người nộp thuế chưa hiểu biết về dịch vụ tư vấn thuế cũng như các đại lý
thuế, chưa hiểu biết quyền lợi của mình khi thuê các dịch vụ tư vấn thuế.
- Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ không có
thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn. Họ thường tự làm mọi thứ mà lẽ ra đi thuê tư vấn thì
sẽ tốt hơn.
- Các doanh nghiệp thường gây ra khó khăn đối với nhà tư vấn: trước khi tư
vấn lẽ ra phải có một quá trình đánh giá lại doanh nghiệp, đó là quá trình hết sức cần
thiết để “khám” và tìm ra “bệnh” tuy nhiên hầu hết các khách hàng đều từ chối mà chỉ
yêu cầu cụ thể nào đó. Họ sợ tốn tiền bởi việc đánh giá lại rất tốn thời gian và tiền bạc,
tốn hơn nhiều so với việc đưa ra một giải pháp cụ thể.
Trang 10
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

- Khách hàng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên qui mô nhỏ và ít nhân
viên. Họ chưa phân biệt được giữa công việc của người tư vấn và những vấn đề phải
làm.
Về phía Nhà nước:
- Các cơ quan, quản lý nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế có nhiều biện
pháp tuyên truyền, hỗ trợ đại lý thuế và dịch vụ tư vấn thuế, nhưng các cục thuế địa
phương, cán bộ thuế chưa quan tâm nhiều đến việc động viên tuyên truyền cho người
nộp thuế về khai thuế qua đại lý thuế và thuê tư vấn thuế.
- Hệ thống chính sách làm hành lang pháp lý cho hoạt động tư vấn thuế còn
chậm ban hành, chưa rõ ràng trách nhiệm giữa các bên, nhiều qui định không còn phù
hợp.
II. Cơ hội của sinh viên Ngoại Thương với nghề tư vấn thuế
1. Các nhân tố chủ quan
a. Điều kiện pháp luật ở Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam ngày càng minh bạch, Nhà nước có chủ
trươg cải cách cơ chế quản lý, thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ. Chính sách quản
lý nghề nghiệp cũng được sửa đổi bổ xung kịp thời tạo điều kiện cho mọi công dân có
nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hơn.
Tổng cục Thuế luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho đại lý thuế, nhà tư
vấn thuế hoạt động có hiệu quả, như ban hành đầy đủ các quy định tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động của đại lý thuế. Định kỳ tổ chức phổ biến, cập nhật các nội dung của
chính sách thuế, thủ tục thuế mới được ban hành, sửa đổi bổ sung Vậy nên những văn
bản pháp luật về nghề tư vấn thuế ngày càng được hoàn thiện để trở nên chặt chẽ và bắt
kịp xu hướng của thời đại.
Cuối năm 2009, Tổng cục thuế tổ chức kỳ thi cấp chứng chỉ tư vấn thuế (đại lý
thuế) lần đầu tiên- mốc quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam, nghề tư vấn thuế được
cấp chứng chỉ hành nghề. Và hàng năm, hai lần thông thường vào tháng 5 và tháng 11
đơn vị tổ chức chính là “hội tư vấn thuế Việt Nam” 123 Hỏa Lò lại đứng ra tổ chức các
Trang 11
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

cuộ thi để cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn thuế. Thông tư 28/2008 TT-BTC ngày
03/04/2008, đã đưa ra đầy đủ các thông tin cần thiết về nghề tư vấn thuế như: điều kiện
để trở thành nhân viên tư vấn thuế, các trường hợp không được đăng ký nhân viên tư
vấn thuế, điều kiện được phép dự thi lấy chứng chỉ hành nghề, trường hợp miễn thi,
Sau bốn năm thực hiện Thông tư bộc lộ một số vướng mắc, hiện nay, Bộ Tài
chính kết hợp với Tổng cục thuế đang tiến hành sửa đổi bổ sung. Ngoài ra, còn có các
tài liệu tham khảo liên quan như: Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005; Luật Quản lý
thuế ngày 29/11/2006; Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định
số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Ngoài ra còn có sự ra đời của Hội tư vấn thuế (VTCA) ngày 17 tháng 4 năm
2008, đã giúp cho các cá nhân hoạt động, làm việc trong lĩnh vực thuế, có thể thông
qua Hội để nắm được các thông tin về nghề tư vấn thuế cũng như thông tin về các cá
nhân, doanh nghiệp đang có nhu cầu được tư vấn. VTCA bao gồm bốn ban, ban hội
viên, ban nghiệp vụ và kiểm tra, ban đào tạo, và ban quan hệ đối ngoại. Và từ khi được
thành lập cho đến nay, Hội đã trở thành cầu nối giữa người nộp thuế với cơ quan thuế,
Hội là tổ chức nghề nghiệp của những người làm dịch vụ tư vấn, kê khai thuế; là đại
diện, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên trong hoạt động
nghề nghiệp. Hội cũng sẽ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ, giúp hội viên, người nộp thuế cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ hiểu
biết về thuế. Nhờ có một tổ chức được thành lập cụ thể như vậy, các cá nhân cũng như
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể tìm kiếm được những thông tin
chính xác, được hướng dẫn cụ thể và chi tiết về các nghiệp vụ kê khai cũng như nộp
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,… Sự phát
triển của Hội tư vấn thuế Việt Nam gắn với sự phát triển của hệ thống đại lý thuế cả về
số lượng và chất lượng, do đó, nghề tư vấn thuế trở thành một nghề có đầy triển vọng
phát triển.
Trang 12
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương

b. Điều kiện môi trường ở Việt Nam
Hiện nay tư vấn thuế là mảng dịch vụ rất lớn mà các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán quan tâm. Các công ty kiểm toán lớn
thường có mảng tư vấn thuế mạnh và hàng năm tuyển dụng một số lớn sinh viên mới ra
trường từ các ngành tài chính, kế toán và thuế. Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao
về nghề tư vấn thuế, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Đại Học
như:
 Cơ hội l àm việc tại Big 4: bốn hãng kiểm toán lớn nhất thế giới về quy mô
và doanh thu, bao gồm:
PriceWaterhouseCoopers (PWC) : là một trong bốn hãng kiểm toán lớn nhất
thế giới về quy mô và doanh thu (Big4), cung cấp các dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế,
tư vấn quản trị và tư vấn pháp lý chất lượng cao. Sở hữu một môi trường làm việc cực
kì tốt, sự đãi ngộ dành cho nhân viên thuộc hàng top, mức lương khá cao cộng thêm
với lượng kinh nghiệm hết sức phong phú và hữu ích mà mỗi người sẽ tích lũy được
chỉ sau một thời gian ở PwC. Các tân cử nhân tham gia PwC được khuyến khích phát
triển nghề nghiệp qua các chương trình đào tạo bài bản và định hướng nghề nghiệp rõ
ràng. Nhân viên PwC Việt Nam được hỗ trợ chi phí đào tạo, được nghỉ phép để học thi,
đồng thời được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và người hướng dẫn nghề nghiệp
cũng như được tiếp cận nguồn tri thức phong phú tích lũy lâu dài của công ty. Không
có gì quá khó hiểu khi hàng năm, lượng người đăng kí thi tuyển vào PwC lại chạm mốc
con số khổng lồ đến như vậy.
Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte) : Cái tên Deloitte đã trở nên quen thuộc
với thế giới đã hơn 150 năm kể từ ngày William Welch Deloitte, một trong những cha
đẻ của ngành công nghiệp kiểm toán, thành lập hàng kiểm toán chuyên nghiệp trên
đường Basinghall Street tại London. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam chính thức là
thành viên của Deloitte Đông Nam Á từ tháng 5/2007. Kế thừa những thành tựu của
công ty tiền thân là Công ty Kiểm toán Việt Nam, Deloitte Việt Nam là công ty kiểm
toán đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyên ngành kế toán, kiểm
toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính cho nhiều khách hàng lớn thuộc mọi thành phần kinh
Trang 13

Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
tế như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế và khu vực sở hữu nhà
nước. Hàng năm Deloitte Việt Nam thường tổ chức ngày hội tuyển dụng đã thu hút
khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành tài chính - ngân hàng trên cả nước. Đây là cơ hội
để Deloitte Việt Nam gặp gỡ và tuyển dụng những ứng viên xuất sắc cho các bộ phận
Kiểm toán, Tư vấn Tài chính, Tư vấn Thuế. Sinh viên đến tham dự ngày hội tuyển
dụng cũng có cơ hội được các chuyên gia của Deloitte tư vấn để có thể đưa ra những
lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Với môi trường làm việc chuyên nghiệp mang tầm
cỡ quốc tế, khi trở thành nhân viên tư vấn thuế tại Deloitte sinh viên không chỉ có cơ
hội nhận được mức lương cao, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp mà còn được
tiếp cận với những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ,
tiếp cận với nền tri thức phong phú của thế giới về lĩnh vực tài chính.
Ernst and Young (E&Y) : Ernst & Young là một công ty hàng đầu thế giới
cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế, giao dịch tài chính và tư vấn. Trên toàn thế giới,
công ty có hơn 152.000 nhân viên cùng đoàn kết chia sẻ các giá trị chung và cam kết
không lay chuyển về chất lượng. Công ty tạo sự khác biệt thông qua việc hỗ trợ nhân
viên, khách hàng và cả cộng đồng phát huy tối đa tiềm năng của mình. Đến nay, Ernst
& Young Việt Nam đã có hơn 800 nhân viên làm việc tại 2 văn phòng ở Việt Nam là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời mở rộng hoạt động sang văn phòng ở
Lào và Campuchia, có kiến thức chuyên môn sâu sắc và kinh nghiệm quốc tế rộng
khắp, kết nối với hơn 140 văn phòng của Ernst & Young trên toàn cầu.
KPMG: KPMG Quốc tế là một mạng lưới toàn cầu bao gồm các công ty thành
viên chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn với hơn 140 000
nhân viên chuyên nghiệp phối hợp làm việc trên toàn thế giới. KPMG Việt Nam được
thành lập năm 1994. Đến nay với 800 chuyên viên và trở thành một trong những công
ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất tại Việt Nam với số lượng khách hàng
quốc tế cũng như trong nước. Được làm việc tại KPMG, sinh viên sẽ có cơ hội được
làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội để phát triển sự nghiệp trong tương
lai , tạo sự thay đổi xứng đáng cho con đường nghề nghiệp.
Trang 14

Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
Nhìn chung, danh tiếng của 4 đại gia này được nâng dần lên cùng thời gian và
năm tháng, và cùng với danh tiếng đó là lợi nhuận khổng lồ mà không phải công ty nào
cũng có thể có được. Một thực tế là hàng trăm công ty kiểm toán lớn nhỏ trên thế giới
có thể lập các báo cáo tài chính xuất sắc với các ý kiến tư vấn không kém gì Big4, vậy
nhưng các khách hàng lại sẵn sàng móc hầu bao “chi đẹp” cho các dịch vụ của Big4 để
mua thêm danh tiếng của họ về cho mình. Có thể nhận định rằng, danh tiếng của mỗi
một công ty kiểm toán thuộc Big4 đáng giá hàng tỷ dollar. Với nhu cầu tuyển dụng lớn
của Big 4 hàng năm, các sinh viên có cơ hội trở thành nhân viên tư vấn thuế - thành
viên của Big 4 trong tương lai. Đặc biết đối với sinh viên Ngoại Thương cơ hội đó càng
lớn vì so với sinh viên các trường Đại Học khác trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung, sinh viên Ngoại Thương luôn dẫn đầu về tiêu chí tuyển dụng mà Big 4
đưa ra hàng năm.
 Làm việc tại các công ty kiểm toán- tư vấn thuế khác tại Việt Nam:
Ngoài cơ hội làm việc tại Big 4 – bốn hãng kiểm toán hàng đầu Thế Giới, khi
muốn trở thành một chuyên viên tư vấn thuế, sinh viên còn có rất nhiều cơ hội được
làm việc trong hơn 300 công ty kiểm toán – tư vấn thuế tại Việt Nam như:
(nhóm tự tổng kết và thống kê được một số công ty kiểm toán sau đây)
Tên Công ty Tên viết tắt
Công ty TNHH Tư vấn Luật & Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT HOANG GIA-SCCT
Công ty Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán Hạ Long HAACO
Công ty TNHH Kiểm toán Thuỷ Chung Thủy Chung
Công ty TNHH Kiểm toán AS AS
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán HP HP
Công ty TNHH Kiểm toán M&H - Thanh Đức M&H-THANHDUC
Công ty TNHH Kế Toán Kiểm toán Tư Vấn Việt Nam AACC
Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn Kế toán Bắc Đẩu PACO
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Á Châu AIA
Công ty TNHH Quản trị Tiên Phong P
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn An Việt An Việt

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TCKT Hồng Đức HĐ
Công ty TNHH Kiểm toán và Tin học Sài Gòn S.A
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Việt Nam VIA
Công ty TNHH Kế toán Kiểm toán và Tin học Kiến Hưng Kiến Hưng
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Độc lập IAC
Công ty TNHH MeKong MeKong
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Việt Nam ATIC Việt nam
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt Vietland
Trang 15
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn TCKT Thanh Đức TD
Công ty TNHH Hoàng và Thắng HT
Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Thương mại Sơn Hà SON HA STC
Công ty TNHH Kiểm toán Đông Á AEA AUDIT
Công ty TNHH Quản lý - Kiểm toán - Tư vấn M.A.A.C M.A.A.C
Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thăng Long - T.D.K TL – TDK
Công ty TNHH Kiểm toán KSI Việt Nam KSI
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế ATC ATC
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Tài chính D.N.P DNP
Công ty TNHH kiểm toán U&I U&I
Công ty TNHH Kiểm toán A.B.B Việt Nam ABB
2. Các nhân tố chủ quan
Tuy cùng được đạt trong những điều kiện như nhau về pháp luật cũng như thị
trườgn đối với nghề tư vấn thuế nhưng sinh viên Ngoại Thương lại có những yếu tô
hơn hẳn so với sinh viên các trường khác do có những điều kiện học tập được ưu ái,
phù hợp và tạo cơ hội cho sinh viên được rèn luyện bản thân bên cạnh những tố chất
sẵn có của mình nhờ đó nâng cao cơ hội trở thành một nhân viên tư vấn thuế giỏi.
a. Điều kiện học tập của sinh viên Ngoại Thương
Trong các chuyên ngành đào tạo của trường đại học Ngoại Thương, Thuế và
Hải quan là chuyên ngành chuyên sâu nhất về thuế. Chuyên ngành này bắt đầu được

giảng dạy tại trường từ năm 2008. Chương trình đào tạo dựa trên khung của chương
trình kinh tế đối ngoại, trong đó hướng vào hai lĩnh vực chính là Thuế và Nghiệp vụ
Hải quan, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với việc phát triển nguồn
nhân lực có kiến thức và hiểu biết vững vàng về lĩnh vực Thuế và Hải quan. Sinh viên
của chuyên ngành này được học rất nhiều môn về thuế như: Nghiệp vụ thuế, Quản lí
nhà nước về thuế, Lý luận chung về thuế, Kế toán thuế, Thuế và hệ thống thuế tại Việt
Nam, Thuế quan và các cam kết quốc tế….Chương trình học về thuế bao gồm những
nội dung sau:
1.Tổng quan về hệ thống thuế: đặc điểm, chức năng và vai trò của thuế, phân
loại thuế, các yếu tố cấu thành sắc thuế, hệ thống thuế ở Việt Nam, hệ thống văn bản
pháp quy liên quan đến thuế và cách đọc văn bản.
Trang 16
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
2.Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đặc điểm vai trò của thuế TNDN,
đối tượng nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế (thu nhập chịu thuế, thu nhập tính
thuế, chi phí hợp lý hợp lệ, chuyển lỗ, chuyển giá, thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài/
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, quỹ khoa học công nghệ), thuế TNDN trong hoạt
động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, thuế TNDN trong chuyển
nhượng Bất động sản, ưu đãi thuế, tính thuế trong các tình huống, đăng ký thuế, kê
khai tính thuế,nộp thuế & quyết toán, tối ưu thuế TNDN
3.Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): Đặc điểm, vai trò của thuế GTGT, đối tượng
nộp thuế, người nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế, xác định giá tính thuế
trong các trường hợp, thời điểm xác định thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, phương
pháp khấu trừ thuế, phương pháp trực tiếp, hóa đơn chứng từ, tính thuế trong các tình
huống, hoàn thuế, đăng ký thuế, kê khai tính thuế,nộp thuế & quyết toán, tối ưu thuế
GTGT
4.Thuế Thu nhập cá nhân TNCN: Đặc điểm vai trò của thuế TNDN, đối
tượng nộp thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế ( các loại thu nhập chịu thuế, xác
định Thu nhập tính thuế, xác định các loại thu nhập miễn thuế, các loại giảm trừ, thu
nhập từ nước ngoài và hiệp định tránh đánh thuế hai lần, phương pháp tính thuế theo

biểu thuế lũy tiến từng phần , phương pháp tính thuế theo biểu thuế toàn phần, tính
thuế trong các tình huống, đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán theo từng phương
pháp, tối ưu thuế TNCN
5.Thuế nhà thầu: Đối tượng áp dụng và không áp dụng, đối tượng nộp thuế,
phương pháp VAS, phương pháp Non-VAS, phương pháp lưỡng, tính thuế trong các
tình huống , đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán theo từng phương pháp, tối ưu
thuế Nhà thầu
6. Phí, Lệ phí & Các loại thuế khác: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập
khẩu thuế tài nguyên, thuế môn bài, lệ phí trước bạ, các vấn đề về quản lý thuế, hóa
đơn chứng từ, các vấn đề chung liên quan đến đăng ký, kê khai, nộp thuế & quyết toán
thuế, miễn giảm & hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, phạt thuế
Trang 17
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
Có thể nói với những môn học về thuế như trên thì sinh viên Ngoại Thương theo học
chuyên ngành này đã được trang bị đủ kiến thức để trở thành một nhà tư vấn thuế.
Ngoài chuyên ngành Thuế và Hải quan, các sinh viên của chuyên ngành Kế
toán-kiểm toán cũng có cơ hội thành công trong ngành tư vấn thuế. Nghề tư vấn thuế
liên quan chặt chẽ đến pháp luật và kế toán vì vậy muốn trở thành một nhà tư vấn thuế
thì sinh viên không thể thiếu kiến thức về kế toán - kiểm toán. Chuyên ngành Kế toán -
kiểm toán thuộc khoa Quản trị kinh doanh bắt đầu được giảng dạy tại trường từ năm
2007. Chương trình cung cấp những kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán và tài
chính doanh nghiệp. Trong chương trình học có riêng một môn là kế toán thuế giúp
sinh viên nắm được các phương pháp kế toán thuế, trình tự kế toán thuế, phương pháp
kê khai thuế…
Với những sinh viên thuộc những chuyên ngành khác của trường như: Kinh tế
đối ngoại, Tài chính – Ngân hàng…muốn làm nghề tư vấn thuế thì sẽ gặp phải một khó
khăn là các chuyên ngành này không đào tạo chuyên sâu về thuế nhưng các bạn sinh
viên vẫn biết được những kiến thức cơ bản về thuế thông qua môn học tự chọn: Thuế
và hệ thống thuế tại Việt Nam. Qua môn học này, sinh viên được tìm hiểu về các loại
thuế hiện hành của nước ta như: Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất

nhập khẩu, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân Đối với từng loại
thuế như trên, sinh viên đều được học cụ thể về những quy định của luật Việt Nam liên
quan đến phạm vi điều chỉnh, đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, đối tượng không
chịu thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, mức thuế suất, các trường hợp khấu
trừ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế Sau khi học lí thuyết về các loại thuế, sinh viên
được rèn luyện các bài tập để hiểu sâu vấn đề và được thực hành những gì đã được học.
Tuy rằng đại học Ngoại Thương đã mở thêm các chuyên ngành Thuế và Hải
Quan và chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán khá phù hợp với những sinh viên muốn
theo đuổi ngành tư vấn thuế nhưng số lượng sinh viên theo học hai ngành này chưa
nhiều. Thật vậy, do hai chuyên ngành này mới được mở ra nên chưa thu hút nhiều bạn
sinh viên như những chuyên ngành truyền thống và có tiếng của trường như Kinh tế
đối ngoại. Bất lợi lớn nhất đối với sinh viên Ngoại Thương học ngành kinh tế đối ngoại
Trang 18
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
là họ không được học chuyên sâu về kế toán, tài chính, thuế nên có thể gặp khó khăn
khi thi tuyển. Tuy vậy, thực tế đã chứng minh rằng có rất nhiều bạn sinh viên Ngoại
Thương không theo học những chuyên ngành như Thuế và Hải Quan hay Kế toán -
Kiểm toán nhưng vấn rất thành công trong nghề tư vấn thuế. Anh Hoàng Dương-K34
FTU là một ví dụ điển hình. Anh hiện đang làm trưởng phòng Tư vấn Thuế của công
ty KPMG tại Việt Nam. Anh đã từng chia sẻ rằng: Sinh viên tốt nghiệp Ngoại Thương
có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp, không còn bó hẹp ở công việc về Xuất nhập khẩu.
Hiện nay nghề tư vấn thuế đang là một lựa chọn vô cùng hấp dẫn cho sinh viên Ngoại
Thương.
Anh cũng chia sẻ thêm rằng : Công việc tư vấn thuế đòi hỏi người làm công việc
tư vấn phải thường xuyên cập nhật kiến thức về một số lĩnh vực (như kế toán, tài chính,
kinh tế, pháp luật về thuế, kinh doanh và đầu tư, v.v…), quan sát thực tiễn kinh doanh,
có hiểu biết rộng về ngành hoạt động của khách hàng, thông lệ quốc tế, v.v… Đối với
các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, không chỉ khi làm trong lĩnh vực tư vấn thuế mà với
bất kỳ công việc nào đều gặp phải khó khăn chính là gặp khoảng cách lớn giữa lý
thuyết học được và thực tế công việc. Có lẽ phải quen với tư duy làm việc trong một

lĩnh vực mà mình chưa được học và cần tiếp tục học một lĩnh vực mới là thử thách lớn
nhất đối với sinh viên Ngoại Thương bắt đầu làm công việc tư vấn thuế. Tuy nhiên,
vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua việc tự học thêm, đọc thêm tài
liệu. Sinh viên Ngoại Thương lại có lợi thế về khả năng nắm bắt vấn đề, tiếp thu kiến
thức mới và kỹ năng tiếng Anh nên hầu hết các bạn đều làm tốt công việc của mình.
Các bạn đam mê kế toán kiểm toán - tư vấn thuế cũng có thể tham gia vào các
khóa học ngắn hạn do trường đại học Ngoại Thương tổ chức như khóa “Kế toán tổng
hợp” Khóa học được tổ chức với mục tiêu: đào tạo bài bản cho học viên kỹ năng thực
hành tốt các công việc của một kế toán tổng hợp, bồi dưỡng kiến thức về lý thuyết và
thực hành nhằm nâng cao năng lực, trình độ, nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán, các
sinh viên đam mê kế toán - thuế. Trong tất cả các buổi học, giảng viên sẽ thường xuyên
đưa ra các tình huống xảy ra tại các doanh nghiệp và cách xử lý. Ngoài ra, học viên có
Trang 19
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
thể đưa ra các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực kế toán để giảng viên hướng dẫn cách
giải quyết một cách hiệu quả nhất.
Các hình thức học tập của sinh viên Ngoại Thương khá đa dạng. Sau những
buổi được thầy cô giảng dạy nhiệt tình, các bạn sinh viên cũng được thử sức trong
những buổi thuyết trình về các vấn đề liên quan đến thuế tại Việt Nam cũng như kinh
nghiệm áp dụng thuế tại các quốc gia trên thế giới. Đó là dịp để các bạn nâng cao khả
năng thuyết trình đồng thời được tìm hiểu kĩ hơn về bộ môn thuế. Ngoài những buổi lí
thuyết khô khan, giảng viên còn tổ chức cho sinh viên các buổi ngoại khóa như chơi trò
chơi về thuế. Đó không chỉ là dịp giúp các bạn sinh viên ôn tập các kiến thức về thuế,
nâng cao hiểu biết về môn học mà còn là dịp để các bạn giao lưu học hỏi giữa các lớp.
Đây là những buổi ngoại khóa rất bổ ích vì sinh viên sẽ được tiếp xúc với những tình
huống thường gặp về thuế xảy ra đối với cá nhân mình hay doanh nghiệp mình trong
cuộc sống và có điều kiện thảo luận, tìm ra giải pháp cho các tình huống thực đó.
Các môn học về kế toán và thuế tại trường đại học Ngoại Thương còn được
giảng dạy bởi những giảng viên có kiến thức chuyên môn cao, có kinh nghiệm nghề
nghiệp, có phương pháp sư phạm tốt giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức. Các

thầy cô đều là các chuyên gia tư vấn và giảng viên cao cấp trong lĩnh vực Quản trị Tài
chính & Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Ngoại Thương. Có lẽ các bạn sinh
viên Ngoại Thương không còn xa lạ với những giảng viên xuất sắc của trường như:
1. TS. Trần Thị Kim Anh: Phó Trưởng Khoa Quản trị Kinh doanh, Trưởng bộ
môn Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Ngoại Thương. 15 năm kinh nghiệm giảng
dạy về kế toán, phân tích tài chính cho các doanh nghiệp (VNPT, Trafaco,…)
2. ThS. Phạm Thu Hương: Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Giảng viên Bộ
môn Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Ngoại Thương.
3. ThS. Trần Tú Uyên: Nguyên Kế toán trưởng doanh nghiệp – Giảng viên Bộ
môn Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Ngoại Thương. Chuyên gia tư vấn doanh
nghiệp.
4. ThS. Nguyễn Thu Hằng: Giảng viên Bộ môn Kế toán - Kiểm toán, Thuế và
hệ thống thuế tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại Thương.
Trang 20
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
5. ThS. Lê Thị Hiên: Nguyên Kế toán trưởng doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn
về kế toán doanh nghiệp, Giảng viên Bộ môn Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học
Ngoại Thương.
6. ThS. Lê Thành Công: 10 năm kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế, Giảng
viên Bộ môn Kế toán – Kiểm toán, Kế toán thuế, Trường Đại học Ngoại Thương.
7. ThS. Nguyễn Thị Phương Mai: Giảng viên Bộ môn Kế toán - Kiểm toán,
Trường Đại học Ngoại Thương
8.ThS. Nguyễn Xuân Nữ: Giảng viên bộ môn Thuế và hệ thống thuế tại Việt
Nam, Trường đại học Ngoại Thương
Không chỉ có kiến thức chuyên môn cao, các giảng viên còn có lòng yêu nghề
sâu sắc. Các bạn sinh viên gặp khó khăn trong học tập đều được các giảng viên hướng
dẫn, giúp đỡ tận tình.
Tài liệu về kế toán, thuế tại trường đại học Ngoại Thương có thể tìm khá dễ
dàng. Các giáo trình môn học như Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam, Nguyên lí kế
toán… được bày bán rộng rãi. Ngoài ra về sách tham khảo cho môn học cũng có khá

nhiều, các bạn sinh viên có thể tìm đọc và mượn các cuốn sách như: Kế toán Tài chính-
Financial accounting của tác giả Trần Xuân Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp của bộ
Tài Chính, Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa của tác giả Võ Văn
Nhị-đại học kinh tế HCM, Nguyên lí kế toán Mỹ của tác giả Đặng Kim Cương, Chế độ
kế toán doanh nghiệp Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Dung-Nguyễn Hoàng Giang
Thanh… tại thư viện của trường.
Trường đại học Ngoại Thương còn nổi tiếng với những câu lạc bộ hoạt động hết
sức sôi nổi và hiệu quả. Các sinh viên của trường đa số đều tham gia từ 1 đến 2 câu lạc
bộ. Việc tham gia câu lạc bộ thực sự là một công việc vô cùng bổ ích và lí thú đối với
sinh viên vì các bạn được rèn luyện nhiều các kĩ năng mềm như thuyết trình, làm việc
nhóm, tổ chức sự kiện… Đó là những kĩ năng hết sức cần thiết đối với công việc sau
này. Tuy trường chưa có một câu lạc bộ nào về thuế nhưng các bạn yêu mến môn học
thuế hay có ước mơ trở thành một nhà tư vấn thuế có thể tham gia câu lạc bộ Kế toán -
Kiểm toán (CFAA). Tại CFAA các bạn sinh viên sẽ có dịp cùng nhau trao đổi, học tập,
Trang 21
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
nâng cao kiến thức về kế toán, kiểm toán cũng như về thuế. Đặc biệt các bạn sinh viên
còn được tham gia các chương trình như “Kiểm toán viên tài năng”-chương trình lớn
nhất trong năm của câu lạc bộ, cuộc thi tìm kiếm kiểm toán viên tài năng dành cho sinh
viên tất cả các trường đại học trên toàn địa bàn Hà Nội. Đây là một chương trình vô
cùng lí thú vì tham gia chương trinh sinh viên không chỉ được nhận những giải thưởng
lớn mà còn học hỏi được rất nhiều kiến thức vê kế toán-kiểm toán-tài chính-thuế mà
còn được chứng tỏ bản thân trong những phần thử thách của cuộc thi. Ngoài ra sinh
viên còn có thể tham gia các chương trình như: “Tuyển dụng thử” – Nơi kết nối sinh
viên và các nhà tuyển dụng. Tại đó sinh viên cơ hội gặp gỡ và được chia sẻ những kinh
nghiệm tuyệt vời từ phía các nhà tuyển dụng, thử sức cùng vòng phỏng vấn cá nhân,
nhóm đầy hấp dẫn.
Ngoài ra, sinh viên còn có thể tham gia câu lạc bộ Nguồn Nhân Lực (HRC) nếu
muốn tăng cơ hội được làm việc tại các công ty lớn như KPMG, Deloitte, E&Y hay
Big 4 …vì HRC chính là cầu nối giữa sinh viên và các nhà tuyển dụng. Trải qua một

quá trình hoạt động tương đối dài, HRC là một trong những câu lạc bộ hoạt động hiệu
quả nhất trong gần 30 câu lạc bộ của trường. Chuỗi chương trình “Công sở tương lai”,
“Festival tuyển dụng dành cho sinh viên khối ngành kinh tế”, cuộc thi “Ứng viên tài
năng”… và những sự kiện tuyển dụng do câu lạc bộ phối hợp tổ chức với các doanh
nghiệp đã giúp đỡ sinh viên rất nhiều trong việc tiến gần hơn với các công ty, doanh
nghiệp và các nhà tuyển dụng.
b. Điều kiện về các tố chất sẵn có của sinh viên Ngoại Thương
Bên cạnh việc được tiếp cận chương trình học tập phù hợp thì các tố chất và
điều kiện sẵn có của các sinh viên Ngoại Thương đã mang họ đến gần hơn với nghề tư
vấn thuế.
Thứ nhất đó là khả năng phân tích và tổng hợp.
Đây có thể được coi là tố chất cần có đầu tiên ở mỗi cá nhân khi theo đuổi nghề
tư vấn thuế nói riêng và tất cả mọi ngành nghề nói chung. Với việc đổi mới cách thức
học trên lớp, lấy sinh viên làm trung tâm, các thầy cô làm nhiệm vụ bám sát và định
Trang 22
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
hướng nghiên cứu cho sinh viên, hầu hết sinh viên ngoại thương đều được rèn luyện kỹ
năng đọc, phân tích và tổng hợp thông tin một cách thường xuyên.
Phần lớn thời gian học trên lớp được dùng để thảo luận, đặt câu hỏi và trao đổi
giữa các nhóm với nhau và với giảng viên, do đó, các bạn phải tự nghiên cứu, tìm tòi,
tự đọc và tự học ở nhà rất nhiều. Nguồn tài liệu phong phú nhưng không phải tài liệu
nào cũng nằm trong phạm vi cần sử dụng, sinh viên phải đọc, phải phân tích và phải
lựa chọn được những thông tin cần thiết phù hợp với nhu cầu bài học cũng như bài
nghiên cứu của mình. Sau mỗi phần phân tích điều cần thiết nhất là các bạn phải rút ra
được những ý lớn từ quá trình nghiên cứu của mình, và tổng hợp lại thành một chuỗi
thông tin theo logic và hiệu quả nhất cho bản thân cũng như cho những người khác khi
đọc và nghe bài của mình. Nhờ có sự rèn luyện thường xuyên, mà các sinh viên ngoại
thương khi ra trường luôn có thể tự tin với khả năng phân tích cũng như tổng hợp vấn
đề của mình. Và đối với một tư vấn viên về thuế, có được những tố chất này là một
điều cần thiết khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tư vấn cho các cá nhân

cũng như doanh nghiệp.
Thứ hai là khả năng xử lý tình huống linh hoạt, sáng tạo.
Trong quá trình làm việc, những vấn đề phát sinh là không thể tránh khỏi và với
nghề tư vấn thuế cũng vậy. Mỗi ngày, các tư vấn viên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
nảy sinh của khách hàng, từ những thắc mắc về luật đến những sai sót mới phát hiện,…
điều này yêu cầu các tư vấn viên cần có khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy và khôn
khéo. Trong số các trường đào tạo về kinh tế, trường đại học ngoại thương có thể tự
hào là một trong số những trường hiện đang đẩy mạnh phát triển kỹ năng mềm cho
sinh viên rất tốt. Theo đó, trong các buổi học, sinh viên được giáo viên hướng dẫn đưa
cho những tình huống rất thực tế, những vấn đề rất đời thường và yêu cầu trao đổi tìm
ra biện pháp giải quyết hợp lý nhất. Những bài học thực tế đó, không chỉ cho sinh viên
thấy lý thuyết được áp dụng ra sao mà còn cung cấp cho sinh viên những hướng đi,
hướng giải quyết phù hợp. Đồng thời, cũng có thể học tập thêm những cách xử lý rất
thú vị và khá logic của các bạn sinh viên tuy còn rất ít kinh nghiệm làm việc trong tay
nhưng đã chăm chỉ nghiên cứu và tìm tòi. Những buổi học thực tế là những buổi học
Trang 23
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
sôi nổi nhất, hào hứng nhất, để sau đó, sinh viên không chỉ nắm được ngay lý thuyết
mà còn biết cách áp dụng lý thuyết đó cho những vấn đề thực tế ra sao. Song song với
việc đào tạo chuyên ngành là những môn cơ sở được dạy ở ngay năm đầu, khi mới vào
trường, như các môn phương pháp học tập nghiên cứu khoa học, logic,… những môn
học này trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu sẽ
được tiến hành rất nhiều ở các năm học tiếp theo. Đưa cho sinh viên một bộ khung lý
thuyết hướng tới lối suy nghĩ đơn giản, tránh phức tạp hóa vấn đề khiến cho mọi
chuyện trở nên rối ren và khó giải quyết (lỗi mà sinh viên rất hay mắc) chính vì thế mà
chất lượng của những bài nghiên cứu về sau được cải thiện dần. Cho đến nay, sinh viên
ngoại thương vẫn luôn được xếp vào top sinh viên có khả năng xử lý tình huống linh
hoạt và sáng tạo nhất, một phần lớn nhờ vào việc đã có một nền tảng phân tích và tổng
hợp chắc chắn.
Thứ ba là khả năng làm việc nhóm.

Các bài nghiên cứu, các bài tiểu luận, các bài tập lớn là thử thách mà các thầy cô
đặt ra để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Việc này ở trường đại học
ngoại thương lại càng là một mối quan tâm lớn đối với ban quản lý khi đào tạo sinh
viên trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh quốc tế,… Không những tham gia vào các
nhóm ở lớp học, sinh viên ngoại thương còn có thể tham gia vào rất nhiều các câu lạc
bộ hiện đang được duy trì trong trường. Tham gia vào một nhóm làm việc, không chỉ là
học tập mà kể cả trong câu lạc bộ, là các bạn đã đặt mình vào một môi trường chung
mà tại đó các bạn cùng làm việc và cùng trao đổi thông tin. Khi đó các bạn cần phải
phối hợp với rất nhiều người khác để đảm bảo công việc được tiến hành một cách
nhanh chóng và hiệu quả. Với khối lượng công việc trong nghề tư vấn thuế là khá lớn,
lại thường xuyên có những vấn đề phát sinh, việc một cá nhân gánh vác là rất nặng nề,
do đó, làm việc nhóm là một tiêu chí cần thiết đối với các tư vấn viên. Các bộ phận,
các cá nhân, và ngay bản thân khách hàng cũng cần phải phối hợp với nhau trong quá
trình tư vấn thuế để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ở trường ngoại thương, với phạm vi là một bài tiểu luận, một cá nhân hoàn toàn
có thể làm được, tuy nhiên mục đích khi chia nhóm là việc các sinh viên sẽ phân bổ
Trang 24
Nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên Ngoại Thương
công việc ra sao, sẽ hoàn thành bài tập thế nào và sự đoàn kết nhóm có được đảm bảo.
Trong một nhóm, khi đã thống nhất được ai sẽ là leader, thì người đó chính là người
dẫn dắt các thành viên của mình trong suốt quá trình làm việc. Kết quả của một lần làm
việc nhóm không chỉ là phần bài tập mà chúng ta nhận được, mà đó còn là kỹ năng
lãnh đạo dành cho các leader. Đồng thời, rèn luyện cho các thành viên kỹ năng làm
việc nghiêm túc, tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo nghiêm ngặt về mặt thời gian công
việc. Như vậy, việc sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt, giúp cho sinh viên ngoại
thương tô thêm điểm cho con đường tham gia vào đội ngũ nhân viên tư vấn thuế lớn
mạnh.
Và cuối cùng thứ tư là khả năng giao tiếp và đàm phán.
Theo đuổi lĩnh vực đào tạo mang tính quốc tế, vấn đề về ngoại ngữ, giao tiếp và
kỹ năng đàm phán là điều không thể thiếu đối với mỗi sinh viên ngoại thương. Phần

lớn đầu vào của trường đều là những sinh viên sở hữu vốn ngoại ngữ tốt, phong phú và
đa dạng. Sau khi vào trường, sinh viên được quan tâm chăm sóc phát triển những kỹ
năng mềm cần thiết cho công việc như giao tiếp, đàm phán quốc tế. Cũng như phương
pháp dậy đối với các môn học khác, ở môn kỹ năng mềm, các sinh viên phải đối diện
với những tình huống đời thường. Một cuộc gặp gỡ, trao đổi và ký kết hợp đồng diễn
ra theo bao nhiêu bước? Tiến trình cụ thể ra sao? Cần phải đàm phán thế nào để mọi
việc diễn ra suôn sẻ và có lợi nhất cho phía chúng ta? Sinh viên học được rất nhiều từ
những tình huống được đưa ra mà đôi khi các bạn sẽ không thể ngờ được là mình sẽ
gặp phải trong cuộc sống. Trải qua quá trình đào tạo ở trường học, vốn kiến thức sinh
viên nhận được sẽ là một tài sản hữu ích giúp các bạn đối mặt với bất cứ tình huống
công việc nào trong tương lai. Xét về kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong công việc,
sinh viên ngoại thương luôn được đánh giá rất cao trên thị trường việc làm. Đối với
nghề tư vấn thuế đang ngày càng phát triển, tăng cường mở rộng quan hệ với nước
ngoài, việc sở hữu kỹ năng ngoại ngữ, giao tiếp và đàm phán là những lợi thế vô cùng
lớn của sinh viên ngoại thương. Công việc yêu cầu các bạn phải tiếp xúc và làm việc
với rất nhiều khách hàng khác nhau và khả năng này sẽ giúp công việc của các bạn
Trang 25

×