Tóc bạc sớm ở trẻ em
– Làm sao để ngăn
ngừa và chữa trị?
Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học mới
nhất đã chỉ ra rằng: chứng tóc bạc sớm ở trẻ em
chủ yếu do 2 nguyên nhân chính: Một là do di
truyền, hai là do thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết
nuôi dưỡng tóc. Vậy làm sao để ngăn ngừa và
chữa trị chứng tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi,
mời các bạn tham khảo tư vấn của các bác sĩ da
liễu và bác sĩ y học cổ truyền nhé.
“Hàm răng, mái tóc một góc con người” câu ví mang hàm
nghĩa chỉ sự quan trọng của hàm răng, mái tóc. Một người có
mái tóc đen, mượt mà và một hàm răng trắng, đều khiến ai
cũng phải ngưỡng mộ. Ngược lại một mái tóc khô, gãy, bạc
sớm khiến ta cảm thấy tự ti, ngại tiếp xúc với người lạ.
Hiện nay, hiện tượng tóc bạc sớm có xu hướng ngày càng
gia tăng và tập trung chủ yếu ở thành thị. Mọi người vẫn
quan niệm tóc bạc sớm là do ” máu xấu “, nhưng thực tế
không phải như vậy. Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa
học, tóc bạc sớm do nhiều nguyên nhân như: chế độ ăn uống,
mất ngủ…
Vậy, nguyên nhân tóc bạc sớm và phương pháp khắc phục
tình trạng tóc bạc sớm ra sao?
Cấu tạo của tóc
Tóc là một thành phần của thượng bì, chứa nhiều chất sừng
và các hắc tố melanin. Chúng có dạng sợi và hoạt động ở thể
melanin bào. Màu sắc của tóc được quyết định bởi loại sắc tố
melanin. Ngoài ra, các anbumin có trong thành phần của tóc
sẽ nuôi dưỡng và duy trì độ sáng bóng và chắc khoẻ cho tóc.
Khi hoạt động của các sắc tố melanin và anbumin bị rối loạn
hay ngừng trệ sẽ làm tóc mất đi màu sắc ban đầu, khiến tóc
bị bạc. Màu đen của tóc là biểu hiện của sức khoẻ ổn định,
tinh thần thoải mái.
Thời gian nào được gọi là tóc bạc sớm
Thông thường, người ở độ tuổi 45 tóc mới bắt đầu bị bạc.
Quá trình bạc tóc diễn ra trong thời gian dài.
Nếu có hiện tượng tóc bạc trước tuổi 45 thì bị coi là tóc bạc
sớm. Tóc bạc đôi khi còn kèm theo cả các hiện tượng khác
như: khô tóc, rụng tóc…
Nguyên nhân gây tóc bạc sớm
- Sử dụng quá nhiều thuốc nhuộm và các mỹ phẩm gây hại
cho tóc.
- Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá thường dễ bị bạc
tóc sớm gấp bốn lần so với những người không hút thuốc.
- Chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều thịt và đồ
ngọt, ít ăn rau xanh và hoa quả, uống nhiều rượu, bia, cà
phê…
- Thường xuyên làm việc quá sức làm cơ thể mệt mỏi, suy
nhược.
- Để tóc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Cơ thể thiếu đi các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc
biệt là 2 loại vitamin B và E.
- Do mắc một số bệnh như bệnh thiếu máu ác tính hay hội
chứng Werner (một bệnh bao gồm các triệu chứng lão hóa
sớm vào độ tuổi 30).
- Căng thẳng, mệt mỏi hay các rối loạn trong hoạt động của
hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.
- Yếu tố di truyền
- Cơ thể mắc các bệnh do vi rút gây nên hay các bệnh về
thận.
- Rối loạn các hocmôn, nhất là hocmôn sinh sản và tuyến
giáp.
- Lạm dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh.
Tâm sự của những người bị bạc tóc
Tóc bạc tự nhiên
Em Nguyễn Thu Hiền học sinh lớp 1, Hà Nội
Là con thứ hai sinh ra trong một gia đình bình thường, không
ai bị “tóc bạc sớm”, tuy nhiên lên 8 tuổi tự nhiên tóc cháu có
hiện tượng bạc Lúc đầu, bố mẹ la mắng tưởng cháu đi chơi
đầu bị dính bẩn… Sau đó tóc có hiện tượng bạc nhiều hơn.
Bị bạn bè trêu chọc, cháu xấu hổ và sợ đến lớp.
Tóc bạc do sang trấn tinh thần
Chị Nguyễn Mai Thanh, Hà Nội
Lấy chồng và sinh được 3 người con, 2 gái, một trai, ai cũng
bảo anh chị hạnh phúc vì các cháu rất ngoan và học hành đến
nơi đến chốn. Niềm vui nhân lên gấp đôi khi 2 vợ chồng cậu
cả báo tin có bầu em bé được 3 tháng…Nhưng…cuộc đời
chẳng như ta mong đợi…, chị vấp phải cú sốc quá lớn khi
cậu con trai nghiện hút, gia đình bên vợ xin ly hôn và phá bỏ
thai nhi. Quá đau đớn nên chỉ sau một đêm tóc chị bạc trắng.
Ý kiến của các nhà khoa học
Giáo sư Đái Duy Ban, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam
“Có người bạc tóc là do gen di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ ta
bị thì ta sẽ có khả năng bạc tóc nhiều hơn. Tuy nhiên điều
này phụ thuộc vào gen trội hay gen lặn. Ngoài ra, việc bạc
tóc sớm một phần do nguyên nhân trong thức ăn thiếu các
khoáng vi lượng như đồng, sắt, kẽm… các loại vitamin B6,
PP…hoặc do sang trấn tinh thần”
Điều trị tóc
bạc sớm
Chế độ dinh dưỡng
- Tăng cường bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ
thể. Đặc biệt chú ý tới các vitamin A, C, E, vitamin B5,
riboflavin và axit folic.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, hoa
quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê,
mâm xôi, mơ…
- Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có chất kích thích.
Chế độ bảo vệ tóc
- Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm và các mỹ phẩm có hại cho
tóc. Bảo vệ tóc bằng nón mũ và kem chống nắng khi ra ra
đường.
- Sống khoẻ mạnh, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần luôn thoải mái
- Tránh nhổ tóc khi có hiện tượng tóc bạc vì khi nhổ tóc, các
nang ở chân tóc bị phá vỡ, tạo điều khiện cho huyết thanh
tràn ra ngoài và “lây nhiễm” cho các sợi tóc khác.
- Sử dụng các chế phẩm từ hà thủ ô để uống cũng như chăm
sóc cho mái tóc.
Tóc bạc sớm ở trẻ em và thanh niên: Lý giải ở góc độ y
khoa
Bạn có thể không lạ với hình ảnh người mới 20 tuổi đã tóc
bạc đầy đầu. Phải chăng họ già sớm, máu xấu hay đó là dấu
hiệu bệnh tật? Cùng giải đáp các thắc mắc với các bác sĩ đầu
ngành của chuyên khoa da liễu.
Bác sỹ có cho rằng, sớm bạc tóc là một loại bệnh?
Bác sỹ da liễu: Sớm bạc tóc không thể cho là một loại bệnh,
phải tuỳ trường hợp mà nhận xét, nếu do gene di truyền thì
không thể coi như bệnh, còn nếu do thiếu hụt dinh dưỡng
dẫn đến tóc bạc sớm thì thuộc về dấu hiệu bệnh, cần trị liệu.
Tóc từ đen chuyển màu trắng, thông thường do chức năng tế
bào sắc tố của sợi tóc suy yếu không thể sản sinh được hạt
sắc tố. Người bình thường từ 35 tuổi, tế bào sắc tố tóc bắt
đầu suy yếu, tóc bị bạc. Còn người 20 tuổi mà tóc đã bạc, thì
mới xem xét như bệnh lý.
Sớm bạc tóc có phải là dấu hiệu lão hoá?
- Nếu tóc bạn bạc sớm do di truyền thì không phải là tiêu chí
để đánh giá sự lão hoá, còn nếu vì chức năng dinh dưỡng cơ
thể rối loạn mà trong đông y cho rằng can thận suy yếu, tinh
huyết thiếu hụt, thì đó là biểu hiệu các cơ quan trong cơ thể
bạn bắt đầu “già” đi.
Tây y cho rằng, tóc bạc sớm liên quan đến nhân tố như tinh
thần quá căng thẳng, não làm việc quá độ?
- Thực tế, có nhiều điểm tương đồng trong việc lý giải tóc
bạc sớm của đông y và tây y. Chẳng hạn, căng thẳng tinh
thần thuộc về tình trạng tâm trí không được điều hoà, dẫn
đến u uất mà phát hoả, và xuất hiện hiện tượng bệnh “huyết
nhiệt” (máu nóng) trong đông y. Còn dùng não quá độ trong
đông y chính là hiện tượng suy nghĩ lao lực, dễ hại tâm tỳ
(hại tâm huyết, hại tỳ khí); từ đó dẫn đến khí huyết thiếu hụt,
tóc bị mất đi sự nuôi dưỡng. Những lý giải trên bất luận là
của đông y hay tây y đều là nguyên nhân bệnh bạc tóc sớm
thường gặp.
Có người từ mười mấy tuổi đã có tóc bạc, có người lại từ
khoảng 20-30 tuổi, và bạc nhiều ít khác nhau, nguyên nhân
gì gây nên?
- Với mỗi người biểu hiện bạc tóc không giống nhau, người
bình thường dù ở lứa tuổi nào cũng có thể có vài sợi tóc bạc,
nếu không có hiện tượng bạc tóc nhiều hoặc có xu hướng
tăng lên thì không gọi là mắc chứng sớm bạc tóc. Hơn nữa,
những vấn đề như dinh dưỡng bất hợp lý, bệnh bạch tạng,
bệnh bạch biến rối loạn miễn dịch, bệnh về tuyến yên cũng
có thể khiến tóc đổi màu trắng. Ngoài dựa vào tuổi tác còn
cần kết hợp với triệu chứng riêng biệt hoặc tiền sử bệnh từ
trước của bệnh nhân để chẩn đoán.
Ăn nhiều thực phẩm màu đen giúp tóc lâu bạc hơn, điều này
có đúng không?
- Trên góc độ của đông y, thực phẩm màu đen có công dụng
bổ thận ích tinh, mà những người bạc tóc sớm thường là
người can thận tinh huyết suy nhược. Tuy nhiên, lý luận nào
cũng có tính điều kiện nhất định, không thể bao quát mọi
trường hợp mắc chứng tóc sớm bạc.
Đối với thực phẩm, những vi lượng nguyên tố, vitamin,
tyrosine có quan hệ mật thiết với sắc tố của tóc. Vì thế, để có
mái tóc đen và khoẻ, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa
sắt và đồng như gan, nấm, rong biển, vừng, các loại thực
phẩm hạt; bổ sung vitamin nhóm B như các loại đậu, rau
xanh; bổ sung tyrosine bằng các thực phẩm như cá, thịt. Đặc
biệt, nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, không cần
“chạy theo” các thực phẩm có màu đen.
Chữa tóc bạc sớm ở trẻ em, thanh niên
Đang ở lứa tuổi thanh niên bị tóc bạc sớm muốn hết bạc có
mấy bài thuốc dân gian hiệu nghiệm sau:
Bài 1:
Hái hoa cúc đen vì nén độ một đêm thấy nước chảy ra đen là
được (nén càng nặng càng tốt). Sau đó đem phơi 3-4 nắng
cho thật khô để vào chum bịt kín dùng dần.
Liều dùng: Hoa cúc 10-16g thêm 4g cam thảo dây sắc với
300ml nước còn 100ml chia làm 3 lần uống trong ngày, uống
liền khoảng 3 tháng tóc đang bạc trở lại đen.
Bài 2:
Củ súng lấy về rửa sạch, sao vàng thơm, khoảng 200g
Cỏ nhọ nồi phơi khô để nơi dâm mát 500g
Cả hai thứ trên tán nhỏ, trộn đều, ngày uống 2 lần với nước
cơm lúc đói hoặc với 300 ml rượu ngon. Có thể trộn mật ong
làm viên (khoảng 100 viên). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
với nước nóng, uống nhiều tháng tóc sẽ đen trở lại.
Bài 3:
Quả dâu chín đen 1kg. Cho vào vải mềm vắt lấy nước đen cô
nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống hai lần, mỗi lần từ 5-
10g. Cũng có thể đem quả dâu chín rửa sạch, để ráo dội qua
nước sôi cho vào lọ sạch thêm đường, ngâm thành xi rô, pha
nước uống 1-2 lần trong ngày. Uống liên tục cho đến lúc tóc
đen trở lại.
Bài 4:
Hoa cúc 20g
Hạt muồng 50 g
Cam thảo dây 100 g
Hạt muồng, cam thảo dây băm nhỏ, sao vàng thơm trộn với
hoa cúc hãm với nước sôi thay nước chè uống hàng ngày.
Tóc bạc sớm ở người
trẻ thì làm thế nào
cho nó đen?
Em năm nay mới có 21 tuổi thôi nhưng tóc em đã hoa râm
như là người 50 tuổi rồi ấy. Việc này làm em mất tự tin lắm
mà nếu nhuộm mãi thì cũng không ổn. Em đã đi nhuộm rồi
nhưng tóc rụng khiếp quá nên em không dám nhuộm nữa.
Cho em hỏi là có cách nào làm nó đen trơ lại không? Và em
có bệnh gì không ạ?
Trả lời của bác sĩ Y học cổ truyền:
Em trai thân mến!
Bản thân sợi tóc không có màu, sở dĩ tóc có màu đen, nâu,
vàng… là những tế bào sắc tố melanin. Các tế bào sắc tố tập
trung nhiều ở các nang lông của sợi tóc, màu đen của tóc là
biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân
bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như
đồng, kẽm… là biểu hiện của tình trạng sức khỏe sinh sản và
năng lực của mỗi người. Ngoài 40 tuổi tóc mới bắt đầu xuất
hiện các dấu hiệu lão hóa như bạc màu, sợi tóc thô hoặc
mảnh.
Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây
tóc bạc sớm ở người trẻ tuổi. Các nhà khoa học cho rằng, có
thể các yếu tố dẫn đến bạc tóc ở trẻ em là: di truyền, rối loạn
nội tiết, khi lượng melanin được sản xuất ở nang tóc giảm,
dinh dưỡng kém, hút nhiều thuốc lá, làm việc suy nghĩ
nhiều, hay bị căng thẳng thần kinh… Ngoài ra các bệnh lý
thiếu máu ác tính do thiếu vitamin B12, suy dinh dưỡng thể
Kwashiokor (do thiếu chất đạm làm cơ thể không tổng hợp
được sắc tố) cũng là nguyên nhân khiến tóc bạc sớm. Bạc tóc
sớm là bệnh lành tính, không gây rối loạn cảm giác, không
đau đớn, không gây biến chứng, chỉ đơn thuần ảnh hưởng
đến thẩm mỹ.
Hiện nay, do chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên cũng
chưa có thuốc đặc trị chứng tóc bạc sớm đâu em ạ. Và các
thuốc nếu dùng chủ yếu vẫn là thuốc bổ, các vitamin nhóm
B, E hay một số vị thuốc bắc như hà thủ ô đỏ cần được chế
biến với đậu đen theo phương pháp “cửu chưng cửu sái”
(chín lần chưng, chín lần phơi). Thì em thử sử dụng theo
hướng dẫn của bác sĩ xem là tình hình có tiến triển hơn
không nhé?
Nếu như tóc của em vẫn như vậy thì em hãy coi như đây là
cái đặc biệt của mình đi, em hãy làm cho điều này trở thành
điểm lợi thế của em chứ đừng làm nó như là một sự mặc cảm
tự ti em nhé.
Món ăn, bài thuốc
phòng chống bạc tóc
Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư
của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho
nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài
của thận.
Theo năm tháng và tuổi tác, mái tóc bạc dần là một quy luật
khó tránh khỏi. Thông thường, ở vào tầm tuổi trên dưới 50,
hiện tượng này bắt đầu xuất hiện và tiệm tiến dần cho đến
khi mái đầu trở nên bạc trắng hoàn toàn.
Thế nhưng, vì nhiều lí do khác nhau, có người tóc bạc xuất
hiện quá sớm hoặc quá nhanh khiến cho, dù muốn hay
không, người ta cũng khó tránh khỏi tâm trạng buồn phiền.
Đó là chưa nói đến hiện tượng bạc tóc có thể còn kèm theo
các chứng trạng bệnh lí hoặc lão suy khác đang diễn ra âm
thầm trong nhân thể…
Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng
tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra
bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc,
khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện tượng bạc tóc, y
học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm
mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó
có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn, bài thuốc.
Bài 1: Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm
canh ăn. Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả
30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn,
đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g. Hoặc dùng
đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng
dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kĩ rồi chiêu với
nước muối nhạt.
Bài 2: Hà thủ ô chế 300g, thỏ ti tử 400g, phá cố chỉ 250g.
Các vị sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước
sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống
thay trà trong ngày. Công dụng: Tư bổ can thận, cường thân
kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các
triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tinh thần
mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng loãng.
Bài 3: Hà thủ ô chế 12g, nữ trinh tử 12g, tang tầm (quả dâu
chín) 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán
vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì
dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng
âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm
theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt, thị lực
giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém…
Bài 4: Hà thủ ô 20g, gan lợn 250g, mộc nhĩ 30g, cải bắp
50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kĩ hà thủ ô lấy nước
bỏ bã; gan lợn rửa thật sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi dùng
lửa to rán qua; cải bắp và mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho gan
lợn vào đun với nước sắc hà thủ ô một lát, kế đó cho cải bắp
và mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia
vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.
Bài 5: Mạch môn (bỏ lõi) 120g, thiên môn 30g, nhân sâm
15g, sinh địa 60g, thục địa 30g, kỉ tử 30g, hà thủ ô 60g, ngưu
tất 15g, đương quy 30g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm
với 5000 ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, uống
mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.
Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho
người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều kèm theo các triệu
chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay
hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục…
Bài 6: Kỉ tử 120g, đương quy 60g, hà thủ ô 120g, đẳng sâm
20g, ngưu tất 90g, sinh địa 60g, thỏ ti tử 20g, thiên môn 60g,
phá cố chỉ 20g, sơn thù 20g, mật ong 120g, rượu trắng 3000
ml. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn, đem ngâm với rượu, sau
7 -10 ngày thì dùng được, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, mỗi
lần 20 ml.
Công dụng : bổ can thận, dưỡng tinh huyết, dùng cho người
bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng lưng đau gối
mỏi, đầu choáng mắt hoa, ăn kém, tinh thần mỏi mệt, dương
sự suy yếu, răng rụng, tai ù tai điếc.
Bài 7: Hà thủ ô 180g, ngưu tất 240g, kỉ tử 120g, thục địa
60g, sinh địa 60g, thiên môn 60g, mạch môn 60g, đương quy
60g, nhân sâm 60g, nhục quế 30g, bạch khúc (men rượu)
500g, gạo nếp 7000g. Các vị thuốc sấy khô, thái vụn; bạch
khúc tán mịn; gạo nếp đồ thành xôi rồi trộn đều với bột
thuốc và bạch khúc, cho vào hũ, bịt kín miệng, ủ ở nơi ấm
áp, sau 14 ngày thì bỏ bã lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi
lần 10 -30 ml.
Công dụng: Bổ can thận, dưỡng khí huyết, tăng tinh, dùng
cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng phiền
táo mất ngủ, lưng đau gối mỏi, ăn kem, hay hoa mắt chóng
mặt…
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn.
Bác sĩ tư vấn về
tóc bạc sớm?!
Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống cũng ảnh
hưởng tới sức khỏe của tóc. Nếu các thực phẩm
dùng hàng ngày thiếu hụt vitamin nhóm B thì
sẽ bị chứng tóc bạc sớm. Vậy thực phẩm, dinh
dưỡng như thế nào tốt cho tóc, giúp tóc đen lâu
không bạc, mời các bạn tham khảo tư vấn từ
các bác sĩ lão khoa nhé.
Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các
nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết
với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp
hạn chế tình trạng này.
Bạc tóc sớm vì thiếu vi chất
Thực tế đã chứng minh việc thiếu hụt protein và chế độ ăn
dinh dưõng không cân bằng trong thời gian dài là một trong
những nguyên nhân dễ khiến tóc bạc sớm. Việc thiếu hụt các
nguyên tố vi lượng như đồng, sắt…cũng khiến tóc nhanh
bạc.
Những thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, trứng,
mộc nhĩ, rong biển, đậu tương, vừng… Các thực phẩm giàu
hàm lượng đồng như gan, thận động vật, đầu tôm, các loại
quả cứng, các loại đậu khô… sẽ giúp bổ sung các vi chất cơ
thể đang thiếu.
Một nghiên cứu y học cũng chỉ ra, chế độ ăn thiếu hụt các
vitamin nhóm B như B1, B6, B2… trong thời gian dài cũng
là nguyên nhân quan trọng khiến tóc dễ bạc sớm. Nên tăng
cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B phong
phú như ngũ cốc, các loại đậu, các loại quả khô, tim, gan,
thận động vật, sữa, trứng, và và các loại rau có lá… cho bữa
ăn hàng ngày
Thực phẩm màu sẫm “có lợi” cho tóc
Theo quan niệm Đông y, tóc bạc sớm do gan thận và khí
huyết có vấn đề, chủ trương ăn nhiều thức dưỡng huyết bổ
thận để làm đen tóc, nhuận tóc:
- Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, hồ đào, gạo
cẩm, đậu đỏ, đậu cove…
- Các loại rau như: rau chân vịt, cà rốt, cải bắp tím, nấm
hương, mộc nhĩ đen…
- Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…
- Các loại hoa quả như: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo
tây…
Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây,
đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật dưới tác dụng
của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung
các sắc tố cho cơ thể, có lợi cho việc giữ màu “xanh” cho
mái tóc.
Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm
1. Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp
bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa
một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.
2. Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị
thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1
lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.