Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Công ty điện toán và truyền số liệu (CNTT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.97 KB, 20 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
Phần 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU…………………………………………...…………..…2
1.1 Giới thiệu……………………………………………………...………2
1.2 Lịch sử phát triển……………………………………………...…...….3
1.3 Các phòng ban……………………………………………...…...…….8
1.4 Định hướng phát triển……………………………………...…...……12
1.5 Trụ sở chính của công ty - HEAD OFFICE…………………...….....15
Phần 2- Đề tài: TÌM HIỂU VỀ CÔNG NGHỆ AGENT – NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG MOBILE AGENT TRONG WORKFLOW……...….……17
2.1 Giới thiệu chung và mục đích của đề tài……………………...……...17
2.1.1 Giới thiệu………………………………………………………..17
2.1.2 Mục đích của đề tài……………………………...……………...18
2.2 Nội dung đề tài…………………………………………...…………..19
Kết luận…………………………………………………………………..…19
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần 1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU
1.1 Giới thiệu
Được thành lập từ năm 1989, trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) là công ty hàng
đầu trong lĩnh vực Internet, Truyền số liệu và Công nghệ thông tin tại Việt
Nam.
Với phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế, VDC tự hào đã đưa
Internet, các dịch vụ và sản phẩm công nghệ thông tin ngày một trở nên gần
gũi, thân thuộc với cộng đồng.
Luôn luôn đón đầu công nghệ mới cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ
cao, mạng Internet, truyền số liệu do VDC quản lý và khai thác đang thực sự


trở thành một cơ sở hạ tầng quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
Với những khả năng và kinh nghiệm của hơn mười năm không ngừng
phát triển, với tính phù hợp và hiệu quả cao trong các sản phẩm - dịch vụ của
mình, VDC luôn dành được sự tin cậy của khách hàng. Đây chính là yếu tố
tạo nên vị trí chủ đạo của VDC trên thị trường với tốc độ tăng trưởng cao của
Công ty qua các năm.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu hoạt động trên các lĩnh vực tin
học, Internet và truyền số liệu với các sản phẩm và dịch vụ chính:
• Cung cấp các dịch vụ Truyền số liệu VIETPAC, Frame Relay trên
phạm vi toàn quốc và tới hơn 150 nước trên thế giới.
• VNN/Internet – dịch vụ Internet tốt nhất tại Việt Nam và các dịch vụ
trên cơ sở giao thức IP với mạng trục quốc gia bao phủ trên tất cả các
tỉnh thành phố.
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Dịch vụ điện thoại Gọi171, Fax giá rẻ qua giao thức Internet (VOIP,
FOIP).
• Các dịch vụ trên Web và thương mại điện tử (E-Commerce).
• Các dịch vụ thông tin, dịch vụ trực tuyến, danh bạ và danh bạ điện tử.
• Các dịch vụ Multimedia : phát thanh, truyền hình trên mạng.
• Dịch vụ truyền báo-viễn ấn và chế bản-xuất bản điện tử, E-Publishing.
• Các sản phẩm và dịch vụ tin học, giải pháp tích hợp.
• Đào tạo, tư vấn, khảo sát thiết kế, xây lắp, bảo trì chuyên ngành tin học
truyền số liệu.
• Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh các phần mềm tin học, vật
tư, thiết bị công nghệ thông tin.
• Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, quảng cáo trực tuyến – Online
Advertising.
1.2 Lịch sử phát triển

- Nǎm 1974
Trạm máy tính của Ngành Bưu điện ra đời ở miền Bắc.
Trạm máy tính thuộc vụ Kế toán và Thống kê được thành lập theo
quyết định số 539/QĐ, ngày 02 tháng 07 nǎm 1974, do quyền Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu điện Vũ Vǎn Quí đã ký, có nhiệm vụ tính toán các số
liệu theo nhiệm vụ của Vụ Kế toán và Thống kê, giúp các cơ quan, xí nghiệp
thuộc Tổng cục trong công tác tính toán. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh,
những ngày đầu chỉ có 07 cán bộ công nhân làm việc với các máy điện cơ cá
nhân của Cộng Hoà Dân Chủ Đức để thống kê số liệu cho Ngành.
- Nǎm 1976
Thành lập Trung tâm máy tính Ngành Bưu điện
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Một trong những Trung tâm máy tính đầu tiên của cả nước
Sau một nǎm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng cục
Bưu điện có quyết định số 277/QĐ, ngày 31 tháng 05 nǎm 1976, thành lập
"Trung tâm máy tính Bưu điện" Hội sở chính đặt tại 125 Hai Bà Trưng QuậnI
TP.Hồ Chí Minh, trực thuộc Tổng cục Bưu điện
Trung tâm máy tính Bưu điện được tiếp nhận dàn máy tính IBM
360/30, IBM 360/40 đây là các dàn máy khá hiện đại, do Mỹ lắp đặt cho các
ngành nghiệp vụ của chính quyền Sài gòn cũ. Nhiệm vụ của Trung tâm máy
tính Bưu điện là tiếp thu các dàn máy 360/20 để tiếp tục triển khai ứng dụng
vào các nghiệp vụ của ngành Bưu điện. Tổ chức gồm các bộ phận: Thảo
chương; Số liệu; Xuyên phiếu và Vận hành
- Thống nhất tổ chức máy tính toàn Ngành Bưu điện
Quyết định số 2737-QĐ, ngày 31 tháng 12 nǎm 1979 của Tổng cục
Bưu điện, chuyển trạm máy tính thuộc vụ Kế toán Thống kê giao cho Trung
tâm máy tính Bưu điện quản lý. Trung tâm máy tính Bưu điện đặt trụ sở tại
125 Hai Bà Trưng thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 2 đặt tại 75 Đinh Tiên

Hoàng Hà Nội với dàn máy DARO của Cộng hoà Dân chủ Đức, trang bị thô
sơ và thiếu thốn. Giai đoạn 1979 đến 1983 Trung tâm máy tính Bưu điện đã
phục vụ và tham gia có hiệu quả nhiều chương trình và các đề tài của Ngành
giao. Nǎm 1995, Trung tâm máy tính Bưu điện đã nghiên cứu thành công đề
tài: thiết kế lắp bộ giao tiếp giữa máy vi tính mới và máy in IBM 360/20 được
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh khen thưởng và đánh
giá cao.
- Thay đổi tổ chức của Trung tâm Máy tính.
Để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, đồng thời để phát huy tốt kết
quả khoa học và công nghệ; Ngày 24 tháng 07 nǎm 1986, Tổng cục Bưu điện
có quyết định số 69/QĐ-TCCB về việc tổ chức lại Trung tâm máy tính Bưu
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
điện: Giải thể Trung tâm máy tính Bưu điện trực thuộc Tổng cục Bưu điện, cơ
sở 1 của Trung tâm Máy tính ( đầu thành phố Hồ Chí Minh) thành công ty
Điện toán đặt trực thuộc Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 của
Trung tâm Máy tính (đầu Hà nội) thành công ty Điện toán đặt trực thuộc Bưu
điện Hà nội.
- Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện ra đời
Ngày 06 tháng 05 nǎm 1988, quyết định số 522/QĐ-TCCB về việc
thành lập Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện, trên cơ sở hợp nhất
công ty Điện toán thuộc Bưu điện thành phố Hà nội với bộ phận kế toán
nghiệp vụ Bưu chính Viễn thông quốc tế thuộc vụ Tài chính kế toán Thống
kê.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu chính thức được thành lập Ngày
06 tháng 12 nǎm 1989, quyết định số 1216-TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu
điện, chuyển Trung tâm Thống kê và Tính toán Bưu điện thành Công ty Điện
toán và Truyền số liệu.
Ngày 26 tháng 11 nǎm 1990, thành lập Trung tâm Điện toán - Truyền

số liệu khu vực II (VDC2) có trụ sở đặt tại 125 Hai Bà Trưng, Quận 1, TP.Hồ
Chí Minh.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu là đơn vị hạch toán kinh tế trong
khối Thông tin Bưu điện, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo các qui
định của Tổng cục Trưởng. Có tư cách pháp nhân được mở tài khoản ở Ngân
hàng, có con dấu theo tên gọi để giao dịch.
Tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí minh, hai cơ sở máy tính của Ngành
bước đầu đã được trang bị một số máy vi tính XT và AT 286. Một ứng dung
đầu tiên và quan trọng nhất là mạng kết nối máy tính của hai cơ sở này qua
kênh viễn thông; Tốc độ truyền lúc đó: 1.200bps, 2.400 bps qua kênh thoại
dùng Modem.
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hệ thống truyền số liệu đầu tiên, bước đầu sử dụng phương thức đơn
giản, điểm nối điểm (point to point). DATEC là chương trình phần mềm
truyền tin (Communication software) do CBCNV của công ty Điện toán Bưu
điện TP-Hồ Chí Minh tự nghiên cứu, thực hiện ở các tỉnh phía Nam và bộ
phận kỹ thuật tin học của Trung tâm Thống kê và Tính toán ở Hà nội tự
nghiên cứu và thực hiện ở các tỉnh phía Bắc. Chương trình DATEC của Công
ty Điẹn toán TP-Hồ Chí Minh được Hội đồng khoa học kỹ thuật Bưu điện
thành phố và Uỷ ban khoa họckỹ thuật TP-Hồ Chí Minh đánh giá xuất sắc và
khen thưởng.
Ngày 28 tháng 11 nǎm 1995, thành lập Trung tâm Điện toán và Truyền
số liệu khu vực I (VDC1) có trụ sở đặt tại 75 Đinh Tiên Hoàng (HN) và
Trung tâm Điện toán và Truyền số liệu khu vực III (VDC3) có trụ sở đặt tại
12 Lê Thánh Tông (Đà Nẵng).
Ngày 25 tháng 11 nǎm 1997, thành lập Trung tâm Dịch vụ Gia tǎng Giá
trị (VASC) trụ sở tại 258 Bà Triệu.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu mở rộng phạm vi hoạt động trên

địa bàn cả nước.
• Ngày 02 tháng 07 nǎm 1990, quyết định số 265/QĐ-TCCB-LĐ, Tổng
công ty BCVT VN giao thêm cho Công ty Điện toán và Truyền số
liệu nhiệm vụ truyền báo bằng phương thức viễn ấn trên phạm vi cả
nước
• Ngày 11 tháng 12 nǎm 1990, quyết định số 968 QĐ/TCCB-LĐ, Tổng
Giám đốc Tổng công ty giao cho công ty Điện toán và Truyền số liệu
nhiệm vụ truyền báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân kể từ ngày 01
tháng 01 nǎm 1991.
• Ngày 01 tháng 03 nǎm 1991 hai tờ báo Nhân dân và Quân đội Nhân
dân lần đầu tiên sắp chữ bằng điện tử, truyền báo bằng phương thức
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
viễn ấn trên mạng truyền số liệu, được phát hành đồng thời tại ba
thành phố lớn: TP-Hà nội, TP-Hồ Chí Minh và TP-Đà nẵng. Ngày 20
tháng 06 nǎm 1991 hai tờ báo NHân dân và Quân đội Nhân dân cũng
được truyền bǎng phương thức viễn ấn trên mạng truyền số liệu và in
tại TP-Cần thơ.
• Quyết định số 39/QĐ, nǎm 1992, Giám đốc công ty Điện toán và
Truyền số liệu ra quyết định thành lập đài truyền báo Cần thơ.
• Mạng truyền số liệu chuyển mạch gói VIETPAC được xây dựng và
cung cấp dịch vụ
• Nǎm 1992 Tổng công ty BCVTVN giao cho công ty Điện toán và
Truyền số liệu làm chủ đầu tư xây lắp công trình tổng đài truyền số
liệu chuyển mạch gói VIETPAC
• Mạng VIETPAC là mạng truyền số liệu chuyển mạch gói công cộng
với mã số của mạng là 4520 (DNIC-Data Network Identìication
Code) do công ty Điện toán và Truyền số liệu quản lý và điều hành
khai thác.

• Ngày 12 tháng 03 nǎm 1993, quyết định số 182/ QĐ-VT, Tổng cục
trưởng Tổng cục Bưu điện giao cho công ty Điện toán và Truyền số
liệu làm danh bạ Viễn thông Việt nam kể cả Yellow pages (những
trang vàng).
• Hiện nay Công ty VDC đang quản lý và khai thác mạng trục Internet
Việt Nam kết nối trực tiếp với xa lộ Internet quốc tế qua 3 cổng quốc
gia đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
VDC - Nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet hàng đầu tại Việt Nam
(IXP)
VDC - Nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên và uy tín nhất tại Việt
Nam(ISP)
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
VDC - Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet (ICP)
1.3 Các phòng ban
• Phòng Hành Chính
• Phòng Kế hoạch
• Phòng Kinh doanh
• Phòng Kỹ thuật điều hành
• Phòng Kế toán tài chính
• Phòng Đầu tư phát triển
• Phòng Tổ chức lao động
• Ban Biên tập báo điện tử
• Phòng Tính cước
• Phòng Nghiên cứu ứng dụng phần mềm
• VDC A
• Phòng Tích hợp và phát triển hệ thống
• Phòng Danh bạ
SV: Phạm Ngọc Kiên – CNTT_K7A

8

×