Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường trung đôngq1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.89 KB, 106 trang )

i

MỤC LỤC
TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ……………………………………………………vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TMXK SẢN
PHẨM CHÈ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐƠNG............................................1
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu về chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè
sang thị trường Trung Đơng........................................................................................1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu CS TMXK nơng sản nói chung và sản phẩm chè
nói riêng...................................................................................................................... 3
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................................3
1.2.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................3
1.2.3. Những vấn đề rút ra...........................................................................................5
1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu.............................................6
1.4. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:.....................................................6
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................6
1.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................6
1.5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu...........................................................................7
1.5.1. Phạm vi thời gian: ............................................................................................7
1.5.2. Phạm vi không gian: ........................................................................................7
1.6. Đóng góp mới kỳ vọng của đề tài........................................................................7
1.7. Kết cấu luận văn thạc sỹ.......................................................................................7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CS TMXK HÀNG NƠNG SẢN
NĨI CHUNG VÀ SẢN PHẨM CHÈ NÓI RIÊNG CỦA CÁC DN VIỆT NAM. .9
2.1. Một số khái niệm cốt lõi.......................................................................................9
2.1.1. Khái niệm, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về thương mại....................9


2.1.2. Khái niệm về chính sách thương mại và chính sách thương mại xuất khẩu....10


i
i

2.2. Một số nguyên lý về chính sách QLNN về thương mại nói chung và chính sách
TMXK hàng hóa nói riêng........................................................................................12
2.2.1. Cấu trúc của chính sách QLNN về thương mại nói chung ở nước ta...............12
2.2.2. Một số cơ sở kinh tế học của xuất khẩu sản phẩm chè....................................14
2.3. Phân định nội dung của chính sách TMXK sản phẩm chè.................................18
2.3.1. Chính sách cặp sản phẩm/ (đoạn) thị trường mục tiêu xuất khẩu và thương hiệu
sản phẩm chè.............................................................................................................18
2.3.2. Chính sách giá xuất khẩu và vượt rào cản chống bán phá giá và thuế nhập khẩu
.................................................................................................................................. 20
2.3.3. Chính sách vượt rào cản kỹ thuật với sản phẩm chè xuất khẩu.......................21
2.3.4. Chính sách mơi trường và chỉ dẫn xuất xứ sản phẩm chè xuất khẩu...............22
2.3.5. Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp chè XK....25
2.4. Nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của Chính sách
thương mại xuất khẩu sản phẩm chè.........................................................................25
2.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng...............................................................................25
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả của Chính sách TMXK sản phẩm chè
.................................................................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QLNN VỀ TMXK SẢN PHẨM
CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG TT TRUNG ĐÔNG THỜI GIAN QUA.............32
3.1. Phương pháp nghiên cứu thực trạng về Chính sách QLNN về TMXK chè của
Việt Nam................................................................................................................... 32
3.1.1. Nghiên cứu tài liệu và kế thừa nghiên cứu......................................................32
3.1.2. Nghiên cứu tác động Chính sách từ phía các DNXK chè qua bảng hỏi...........33
3.1.3. Nghiên cứu phỏng vấn chuyên gia – các nhà hoạch định và quản lý chính sách.

.................................................................................................................................. 33
3.2. Khái qt tình hình, quá trình và vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất và xuất
khẩu chè Việt Nam thời gian qua..............................................................................33
3.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè của Việt Nam thời
gian qua..................................................................................................................... 33
3.2.2. Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường Trung Đông..............38


i
i
i

3.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu sản phẩm chè nói chung và xuất khẩu
chè sang thị trường Trung Đơng nói riêng của ngành chè Việt Nam.........................44
3.3. Phân tích thực trạng cấu trúc, hiệu lực của chính sách QLNN về thương mại xuất
khẩu chè Việt Nam qua nghiên cứu mơ tả và điều tra hiện trường............................48
3.3.1. Chính sách cặp sản phẩm/ (đoạn) thị trường mục tiêu xuất khẩu và thương hiệu
sản phẩm chè.............................................................................................................48
3.3.2. Chính sách giá xuất khẩu và vượt rào cản chống bán phá giá và thuế nhập khẩu
.................................................................................................................................. 54
3.3.3. Chính sách vượt rào cản kỹ thuật với sản phẩm chè xuất khẩu.......................58
3.3.4. Chính sách mơi trường và chỉ dẫn xuất xứ sản phẩm chè xuất khẩu...............63
3.3.5. Chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp chè xuất
khẩu........................................................................................................................... 66
3.4. Đánh giá chung về chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè sang thị
trường Trung Đông...................................................................................................67
3.4.1. Những thành công, ưu điểm............................................................................68
3.4.2. Những hạn chế cịn tồn tại trong q trình thực thi chính sách........................69
CHƯƠNG IV: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CS QLNN VỀ
TMXK SẢN PHẨM CHÈ NÓI CHUNG VÀ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG

ĐƠNG NĨI RIÊNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2030.........................76
4.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành chè và quan điểm hồn thiện CS QLNN
về TMXK nơng sản nói chung và sản phẩm chè nói riêng đến 2020 - 2030.............76
4.1.1. Định hướng chiến lược phát triển ngành chè đến năm 2020 - 2030................76
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện CS QLNN về TMXK nơng sản nói chung và sản phẩm
chè nói riêng đến 2020 – 2030..................................................................................78
4.2. Nhóm giải pháp hồn thiện nội dung và công cụ CS QLNN về TMXK chè Việt
Nam sang thị trường Trung Đông.............................................................................80
4.2.1. Các giải pháp hồn thiện chính sách thị trường, chính sách mặt hàng chè xuất
khẩu........................................................................................................................... 80
4.2.2. Giải pháp hồn thiện chính sách cặp sản phẩm/ đoạn thị trường mục tiêu và
thương hiệu sản phẩm chè xuất khẩu sang Trung Đông............................................82


i
v

4.2.3. Giải pháp hồn thiện chính sách giá xuất khẩu, chính sách vượt các rào cản kỹ
thuật, tiêu chuẩn mơi trường đối với sản phẩm chè xuất khẩu...................................85
4.2.4. Giải pháp hồn thiện chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và
doanh nghiệp chè xuất khẩu......................................................................................88
4.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức quản lý nhà nước về CSTMXK nói chung và
chè nói riêng.............................................................................................................. 90
4.4. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực thực thi Chính sách QLNN về TMXK của
các DNXK chè VN....................................................................................................91
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................95
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng chè từ năm 2005 - 2010............................................34
Bảng 3.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè giai đoạn 2005 - 2010.................36
Bảng 3.3: Xuất khẩu chè của Việt Nam sang 1 số nước khu vực Trung Đông..........40
Bảng 3.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chè của Việt Nam trong tổng cơ
cấu kim ngạch chè nhập khẩu của một số quốc gia Trung Đơng...............................42
Bảng 3.5: Giá chè XK bình qn của Việt Nam sang 1 số nước ở Trung Đông........43
Bảng 3.6: Một số cặp sản phẩm – thị trường sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu trên thế
giới năm 2009...........................................................................................................51
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 và 2030...............................................77


v
i

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 3.1: Sản lượng chè chế biến khơ giai đoạn 2005-2010.....................................35
Hình 3.2: Giá chè xuất khẩu Việt Nam so với giá xuất khẩu trung bình của các sàn
đấu giá chè thế giới 1998-2009.................................................................................37
Hình 3.3: Kim ngạch XK chè của Việt Nam sang một số QG Trung Đông 41


v
i
i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CS


Chính sách

TMXK

Thương mại xuất khẩu

CSTM

Chính sách thương mại

WTO (World Trade Organization)

Tổ chức thương mại thế giới

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

QLNN

Quản lý Nhà nước

FAO (Food and Agriculture

Tổ chức lương nông Liên hợp quốc

Organization)
DNXK


Doanh nghiệp xuất khẩu

DN

Doanh nghiệp

TBT (Technical Barriers to Trade)

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại

SPS (Sanitary and Phytosanitary

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh

Measures)
UAE (United Arab Emirates)

và kiểm dịch động thực vật
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

QG


Quốc gia

NN&PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH TMXK SẢN
PHẨM CHÈ SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐƠNG
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu về chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm
chè sang thị trường Trung Đông
Trong thời gian gần đây hoạt động xuất khẩu của nước ta có nhiều biến động bất
lợi. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ở một số thị trường truyền thống ngày
càng trở nên khắt khe hơn. Mặt khác, tình hình kinh tế thế giới cũng có nhiều biến
động bất thường do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cuối năm 2008
- đầu năm 2009, cộng với tác động của cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn ra ở
khu vực Châu Âu và có nguy cơ lan rộng ra nhiều quốc gia lớn khác trên thế giới…
Những điều này đặt ra yêu cầu cho cấp Quản lý Nhà nước về thương mại và các
doanh nghiệp xuất khẩu cần có các chính sách phù hợp để đa dạng hóa hơn nữa các
thị trường xuất khẩu, chủ động tìm kiếm các thị trường mới, cũng như là cần đa dạng
hóa sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
Trung Đông là khu vực thị trường mới nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam, đặc biệt là hàng nơng sản. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các
doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận khu vực thị trường này là thiếu thông tin, cụ thể
đó là các thơng tin về dung lượng thị trường của từng mặt hàng, tập quán kinh doanh,
hệ thống pháp luật, các quy định đối với hàng hóa nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật…
Bên cạnh đó là những bất ổn chính trị thường xuyên ở một số khu vực cũng là những
khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận.
Chè là một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu lớn, đồng

thời cũng là mặt hàng được ưa thích và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa
sang khu vực thị trường Trung Đông. Hiện Việt nam đã trở thành quốc gia đứng thứ
5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Sản phẩm chè của
Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu
vực như Mỹ, EU, Nga và Trung Đông. Trong tình hình kinh tế khó khăn, ngành chè
vẫn có cơ hội phát triển hơn trong thời gian sắp tới là do xu hướng của người tiêu


dùng chuyển từ những đồ uống như cà phê, nước trái cây sang các loại đồ uống phổ
thông hơn như chè.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp
hiện nay, ngành chè Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức mang tính
cạnh tranh về sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chè, được thể hiện như: giá
trị sản phẩm chè xuất khẩu vẫn ở mức thấp, chỉ bằng ½ so với giá chè bình quân trên
thế giới. Mặt khác, hiện nay ngành chè vẫn đứng trước thực trạng là thiếu quy hoạch
mang tính tổng thể trong phát triển các vùng ngun liệu, quy trình sản xuất và chế
biến cịn lạc hậu, số lượng lao động chế biến chè đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, vấn
đề xúc tiến thương hiệu cho sản phẩm chè xuất khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng
mức… dẫn đến chất lượng sản phẩm chè chưa ổn định, và khả năng nâng cao giá trị
cho sản phẩm chè xuất khẩu vẫn chưa cao.
Những thách thức này lại càng trở nên nghiêm trọng khi môi trường thương
mại quốc tế ngày càng trở nên khắt khe hơn và có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt
là thị trường chè Trung Đông – vốn là một thị trường truyền thống và có nhiều tiềm
năng phát triển cho sản phẩm chè xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là khu
vực thị trường có những đặc thù riêng, đòi hỏi cấp quản lý nhà nước, nhà sản xuất và
doanh nghiệp xuất khẩu chè cần phải có chính sách thương mại phù hợp mới có thể
thâm nhập và tăng cường khả năng xuất khẩu.
Tất cả những điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà nghiên cứu, các cấp
quản lý nhà nước về thương mại và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh

sản phẩm chè cần nhanh chóng giải quyết. Đó là cần nghiên cứu một cách hệ thống
các chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè nói chung và chính sách thương
mại xuất khẩu sản phẩm chè sang Trung Đơng nói riêng ở nước ta hiện nay. Các
chính sách này đã đem lại những thành tựu như thế nào đối với hoạt động xuất khẩu
chè của Việt Nam trong thời gian qua, những hạn chế trong việc thực thi chính sách
là gì… là những vấn đề mà chúng ta cần làm rõ một cách hệ thống nhằm tìm ra các
giải pháp hồn thiện chính sách, thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu sản phẩm chè cả về số
lượng và giá trị sang khu vực thị trường Trung Đông trong thời gian tới.


Với cách tiếp cận trên, CHV xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Chính sách
thương mại xuất khẩu sản phẩm chè sang thị trường Trung Đông” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu CS TMXK nơng sản nói chung và sản
phẩm chè nói riêng
1.2.1. Trên thế giới
Chính sách thương mại quốc tế là một thuật ngữ khơng cịn
mới trên thếgiới. Ở khía cạnh này hay khía cạnh khác cịn có những
nội dung và tên gọi khác nhau như chính sách xuất nhập khẩu,
chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, chương trình
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp xuất khẩu,
biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo CEPT, ... Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) cung cấp thông tin cập nhật về các nội dung của chính
sách thương mại quốc tế trên trang web của tổ chức này. Đây là
một nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho việc nghiên cứu chính
sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với từng quốc gia trên thế giới, chính sách thương mại xuất khẩu đã được
nghiên cứu một cách khá chi tiết (thông qua một số sách chuyên khảo), được vận
dụng một cách có hệ thống với cơng nghệ tiến bộ và mang lại nhiều thành công
không chỉ ở nhiều quốc gia phát triển (Pháp, Anh, Hà Lan), mà còn ở nhiều quốc gia

công nghiệp mới (NIEs) như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…
Cụ thể như:
Cuốn “The Law and Policy of the World Trade Organization”, của tác giả
Bossche, NXB Cambridge – 2008;
Cuốn “China's Foreign Trade Policy: The New Constituencies”, của tác giả
Zeng do NXB Routledge xuất bản năm 2009;
Cuốn “Essentials of Exporting and Importing: U.S. Trade Policies, Procedures
and Practices”, của tác giả Harvey R. Shoemack, NXB Fairchild Pubns – 2009.
1.2.2. Ở Việt Nam


Nghiên cứu về chính sách thương mại là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm
của các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách;
khơng những thế, các nội dung liên quan đến chính sách thương mại đã được đưa
vào giảng dạy ở các trường Đại học khối kinh tế. Việc nghiên cứu này không những
giúp cho các nhà kinh tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, và người dân hiểu rõ những
tác động của các chính sách đến phát triển thương mại xuất khẩu và thương mại nội
địa, mặt khác nó cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách ban hành và thực thi
các chính sách một cách có hiệu quả nhất. Một số cơng trình và sách có tính giáo
trình hoặc chun khảo về chính sách thương mại nói chung và chính sách thương
mại xuất khẩu nơng sản nói riêng như:
20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam Những thành tựu và
bài học kinh nghiệm, sách chuyên khảo do Bộ Công thương biên soạn năm 2006,
Chính sách thương mại và marketing quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt
Nam, sách chuyên khảo do GS.TS Nguyễn Bách Khoa làm chủ biên- 2004,
Thị trường EU – các quy định pháp lý liên quan đến chính sách sản phẩm
trong marketing xuất khẩu, sách chuyên khảo - TS. Nguyễn Thanh Bình - 2005,
Chính sách xuất khẩu nơng sản Việt Nam Lý luận và thực tiễn, do TS Trịnh
Thị Ái Hoa là chủ biên- 2007;
Về luận án, đề tài nghiên cứu các loại, đã có một số tác giả đi sâu vào nghiên

cứu những vấn đề có liên quan như:
Tiếp tục đổi mới chính sách xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế đến năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ - 2005,
Hồn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế, luận án tiến sỹ kinh tế - Mai Thế Cường – 2006,
Hồn thiện chính sách thương mại và marketing xuất khẩu hàng thủy sản của
Việt Nam vào thị trường Mỹ, luận án tiến sỹ kinh tế - Cao Tuấn Khanh – 2010,
Việc nghiên cứu sâu hơn về khu vực thị trường Trung Đông và Nam Á được
tiến hành trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2008 – được Chính phủ Việt Nam
chọn là năm trọng điểm trong quan hệ với Trung Đơng. Các nghiên cứu có liên quan
như:


Trung Đông – Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh
quốc tế mới, sách của Viện Khoa học xã hội Việt Nam, viện nghiên cứu Châu Phi và
Trung Đông do PGS.TS Đỗ Đức Định làm chủ biên, xuất bản năm 2008,
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ - do Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á là cơ quan chủ trì,
Nguyễn Công Hiến là chủ nhiệm đề tài – 2009,
Các nghiên cứu về hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè ở Việt Nam
trong những năm gần đây có thể được kể đến như:
Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, luận văn tốt nghiệp Đại học - Trịnh Thị Thu Hương, 2003.
Xuất khẩu chè – hướng phát triển quan trọng của ngành chè Việt Nam, đề tài
nghiên cứu khoa học – Nguyễn Thu Thủy, 2003.
Nghiên cứu thị trường – Marketing trong xuất khẩu chè của Việt Nam, đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006;
Phát triển xuất khẩu chè của các tỉnh và thành phố thực trạng và giải pháp,
chuyên đề tốt nghiệp đại học – 2008.
Về bài báo khoa học các loại:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên, Đỗ Thị
Thúy Phương, Trần Đình Đằng, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 3-2011.
Xuất khẩu chè: Tín hiệu khả quan, Nguyễn Thanh Tâm, Bản tin xuất khẩu, số
209-2011, tr 16-17,Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Cơng thương.
1.2.3. Những vấn đề rút ra
Các cơng trình, tài liệu nghiên cứu trên đã đưa ra một số vấn đề mang tính cơ
sở lý luận về chính sách thương mại xuất khẩu nói chung và chính sách xuất khẩu
nơng sản nói riêng. Ở các đề tài luận án, đề tài nghiên cứu nêu trên đã đưa ra những
phân tích về mặt chính sách đối với một số nhóm hàng cụ thể như nhóm hàng nơng
sản, thủy sản. Mặt khác, trong đó đã có những tài liệu nghiên cứu cung cấp một số
thông tin thực tiễn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông,
cũng như đưa ra được một số phân tích, đánh giá về thực trạng tình hình xuất khẩu
chè của Việt Nam trong những năm vừa qua.


Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực diện và có hệ thống về các
chính sách thương mại thâm nhập và khai thác thị trường Trung Đông cho các ngành
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm chè nước ta.
1.3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài nghiên cứu
Thơng qua đề tài: “Chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè sang thị
trường Trung Đông”, tác giả nhằm hướng tới giải quyết một số vấn đề như sau:


Nghiên cứu thực trạng việc thực thi các chính sách thương mại xuất

khẩu sản phẩm chè nói chung và chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè
sang khu vực thị trường Trung Đơng nói riêng.


Đưa ra các đánh giá về thành tựu cũng như là các hạn chế trong q


trình thực thi chính sách.


Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện hơn các chính sách thương mại xuất

khẩu chè trong thời gian tới
1.4. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài có đối tượng nghiên cứu là hệ thống các chính
sách thương mại xuất khẩu đối với sản phẩm chè.
1.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu chung nghiên cứu của đề tài là xác lập những luận cứ khoa học và
thực tiễn của việc thực thi các chính sách thương mại xuất khẩu, để từ đó đưa ra
được các phân tích, đánh giá về kết quả thực hiện chính sách thương mại xuất khẩu
sản phẩm chè của Việt Nam sang khu vực thị trường Trung Đông trong giai đoạn
hiện nay; và đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu lực tác động
thúc đẩy và tăng cường xuất khẩu sản phẩm chè của Việt Nam vào khu vực thị
trường trên trong bối cảnh kinh tế mới của thế giới và Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách thương mại xuất
khẩu nói chung và chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm chè nói riêng.
 Xác định được hiện nay Việt Nam đang thực hiện những chính sách thương
mại xuất khẩu nào đối với sản phẩm chè khi xuất khẩu sang thị trường Trung
Đông.


 Phân tích, đánh giá các kết quả mà các chính sách này đem lại đối với hoạt
động xuất khẩu chè sang khu vực thị trường Trung Đông: bao gồm các thành
tựu và hạn chế tồn tại trong quá trình thực thi chính sách.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách thương mại xuất khẩu

đối với sản phẩm chè sang khu vực thị trường Trung Đông trong thời gian tới.
1.5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
1.5.1. Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm chè trong giai
đoạn hiện nay (2005 – 2010) và tầm nhìn hướng tới năm 2020.
1.5.2. Phạm vi khơng gian: khu vực thị trường Trung Đơng trong đó đề tài tập trung
vào một số quốc gia Trung Đông được đánh giá là những thị trường lớn và nhiều
tiềm năng đối với Việt Nam, cụ thể là: UAE, I-rắc, I-xra-en, Ả rập xê út, Iran.
1.6. Đóng góp mới kỳ vọng của đề tài
Thông qua việc giải quyết một cách hệ thống đề tài này, tác giả hy vọng sẽ
làm rõ được một số vấn đề cơ bản sau:
 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản của chính sách thương mại xuất
khẩu, việc xây dựng và thực hiện chính sách thương mại xuất khẩu trong thực
tế của các quốc gia xuất khẩu nói chung và của Việt Nam nói riêng;

 Rút ra một số vấn đề đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm chè của Việt Nam
sang thị trường Trung Đơng;
 Phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu sản phẩm chè của Việt Nam sang
khu vực thị trường Trung Đông trong những năm gần đây, kết quả và vấn đề
đặt ra,
 Đề xuất một số giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách thương mại xuất khẩu
sản phẩm chè sang khu vực thị trường Trung Đông tới năm 2015 và hướng tới
năm 2020.
 Thông qua việc hồn thành đề tài này, tơi kỳ vọng rằng, đề tài có thể được
nhìn nhận như một tài liệu tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách
thương mại xuất khẩu, đồng thời là một tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên
cứu có quan tâm đến vấn đề này.
1.7. Kết cấu luận văn thạc sỹ


Với các mục tiêu, giới hạn nghiên cứu và đóng góp mới kỳ vọng của đề tài đã

nêu trên đây; ngồi phần tóm lược, mục lục, các loại danh mục bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phần kết luận, phụ lục và các phần liệt kê tài liệu tham
khảo; nội dung chủ yếu của đề tài được kết cấu bao gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về chính sách thương mại xuất khẩu sản phẩm
chè sang thị trường Trung Đông
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về chính sách thương mại xuất khẩu hàng nơng
sản nói chung và sản phẩm chè nói riêng của các DNVN
Chương 3: Thực trạng chính sách Quản lý Nhà nước về thương mại xuất khẩu
sản phẩm chè của Việt Nam sang thị trường Trung Đông thời gian qua
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện CS QLNN về TMXK sản phẩm
chè nói chung và sang thị trường Trung Đơng nói riêng đến năm 2020.


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CS TMXK HÀNG NƠNG SẢN
NĨI CHUNG VÀ SẢN PHẨM CHÈ NĨI RIÊNG CỦA CÁC DN VIỆT NAM
2.1. Một số khái niệm cốt lõi
2.1.1. Khái niệm, nội dung và công cụ quản lý nhà nước về thương mại
QLNN về thương mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh
tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm
vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các
công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi
trường xác định. (Theo tập bài giảng: Quản lý Nhà nước về các lĩnh vực thương mại
– TS Thân Danh Phúc – ĐHTM)
Theo điều 244 – Luật thương mại 1997 thì Quản lý Nhà nước về thương mại
được hiểu là:
 Nhà nước thống nhất quản lý về thương mại bằng pháp luật, chính sách,
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại.
 Nhà nước điều tiết hoạt động thương mại chủ yếu bằng biện pháp kinh tế
và các công cụ giá cả, tài chính, tín dụng.
Theo điều 245 - luật thương mại 1997, nội dung cơ bản của công tác quản lý

nhà nước về thương mại bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại,
2. Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại,
3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng
phát triển thị trường,
4. Hướng dẫn tiêu dùng xã hội hợp lý và tiết kiệm,
5. Điều tiết lưu thơng hàng hóa và cung cầu thị trường.
6. Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thơng.
7. Tổ chức và hướng dẫn các hoạt động xúc tiến thương mại
8. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học thương mại
9. Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động thương mại


10. Đại diện và quản lý hoạt động thương mại Việt Nam ở nước ngoài
11. Tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết
12. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật pháp về thương mại, xử lý
vi phạm, tổ chức đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, đầu
cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép…
Các công cụ quản lý nhà nước về thương mại bao gồm:
 Kế hoạch hóa thương mại
 Chính sách kinh tế và thương mại
 Công cụ luật pháp
 Sử dụng bộ máy tổ chức và thanh tra thương mại
2.1.2. Khái niệm về chính sách thương mại và chính sách thương mại xuất khẩu
2.1.2.1. Khái niệm về chính sách thương mại
Đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về Chính sách thương mại, như:
Chính sách thương mại: Là một hệ thống chính sách hồn chỉnh bao gồm các
luật lệ, quy định, hiệp ước quốc tế và các quan điểm đàm phán được Chính phủ
thơng qua để đạt được sự mở cửa thị trường hợp pháp cho các doanh nghiệp trong

nước (Thông tin thương mại – Bộ Thương Mại)
 Theo khái niệm này thì thành phần chính của chính sách thương mại là
đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, tính cơng khai và trao đổi mậu dịch ưu đãi,
 Cách tiếp cận này phù hợp với chiến lược phát triển thương mại của các
quốc gia theo xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ hoặc các nước đang phát triển
tìm kiếm các hiệp định thương mại tự do với các nước phát triển để được hưởng các
ưu đãi và tiếp cận thị trường thuận lợi.
Chính sách thương mại là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các mục tiêu,
những phương thức hành động cơ bản để tạo lập môi trường thương mại phù hợp
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng chiến lược đã
xác lập trong từng thời kỳ.
Theo khái niệm này, những vấn đề cơ bản được đề cập là:
 Các quan điểm, tư tưởng phát triển kinh tế của đất nước phải được thể
hiện trong chính sách thương mại của chính phủ,


 Mục tiêu bao trùm của chính sách thương mại, suy cho cùng là tạo môi
trường kinh tế và thương mại phát triển, bảo vệ được thị trường nội địa và lợi ích của
quốc gia, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc của hội nhập và các cam kết quốc tế,
 Chính sách thương mại bao gồm hàng loạt các quy định được thể chế
hóa, những phương thức sử dụng nhằm khuyến khích mở rộng trao đổi bn bán,
duy trì mức độ mở cửa thị trường phù hợp với các tính tốn chiến lược đã lựa chọn.
Từ những khái niệm trên, có thể suy ra rằng, thực chất của chính sách thương
mại về quản lý là thái độ, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ ứng xử, chỉ đạo
đa ngành, đồng bộ của Chính phủ về định hướng, hỗ trợ hay tiết chế về mức độ tự do
hóa, mở cửa và tích hợp thị trường và thương mại quốc gia.
2.1.2.2. Khái niệm về chính sách thương mại xuất khẩu và chính sách xuất khẩu
hàng nơng sản
Chính sách thương mại xuất khẩu quốc gia là thái độ, quan điểm, mục tiêu,
ngun tắc, cơng cụ mà Chính phủ và các Bộ, Ngành, địa phương định hướng, hỗ trợ

và kiểm soát những hướng mở sản xuất và thị trường quốc gia vào các thị trường
nước ngoài, thị trường quốc tế và tiến tới thị trường thế giới (PGS.TS Hoàng Thọ
Xuân).
Về nguyên lý, tính chất của chính sách thương mại xuất khẩu là chính sách
định hướng các cặp sản phẩm – thị trường và mức độ mở cửa, tự do hóa thương mại
của thị trường ngành kinh doanh theo hướng tăng cường chất lượng và hiệu quả xuất
khẩu cho các thành viên kênh xuất khẩu xác định.
Các chính sách thương mại xuất khẩu bao gồm tất cả những cơng cụ chính
sách tạo điều kiện cho sự dịch chuyền (vận động) của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa
biên giới các quốc gia (FAO,1996a). Những chính sách thương mại chính là: rào cản
phi thuế quan, chế độ thuế quan, cách chính sách chống bán phá giá, thuế và trợ cấp
xuất khẩu và khu chế biến xuất khẩu (khu chế xuất)…
Chính sách xuất khẩu hàng nơng sản là một bộ phận của chính sách thương
mại xuất khẩu nói chung. Ở đây, đối tượng chính sách chính là xuất khẩu sản phẩm
nơng sản.


Vì vậy, có thể hiểu: Chính sách xuất khẩu hàng nông sản là tổng thể các quan
điểm, chủ trương, chiến lược, quy hoạch, nguyên tắc, công cụ, biện pháp mà nhà
nước lựa chọn để tác động vào lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm nông sản của quốc gia
trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã định.
2.2. Một số nguyên lý về chính sách QLNN về thương mại nói chung và chính
sách TMXK hàng hóa nói riêng
2.2.1. Cấu trúc của chính sách QLNN về thương mại nói chung ở nước ta
Mặc dù có nhiều khái niệm cũng như các loại chính sách thương mại cụ thể
khác nhau, nhưng bất kỳ chính sách thương mại nào cũng đều được cấu trúc bởi các
bộ phận cơ bản sau đây:
1. Mục tiêu của chính sách thương mại
Mục tiêu của chính sách thương mại là cái đích, là kết quả kỳ vọng cần phải đạt
được trong một thời kỳ nhất định nhờ vào việc giải quyết vấn đề bằng chính sách

trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Mỗi chính sách thương mại cụ thể được xây dựng đều hướng vào việc thực
hiện những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu được hình thành theo chuỗi hay
cây mục tiêu và phụ thuộc vào mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước trong từng thời kỳ.
2. Nguyên tắc của chính sách thương mại
Đây là các quan điểm chỉ đạo hành vi của các cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại hay các quy tắc bắt buộc trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện
chính sách. Những nguyên tắc này được xác định dựa trên cơ sở nhận thức yêu cầu
các quy luật khách quan. Chúng chi phối mục tiêu và tồn bộ chu trình chính sách
thương mại.
Một số ngun tắc chủ yếu:
 Chính sách thương mại phải phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng
và chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, về cơng nghiệp hóa đất nước và
hội nhập quốc tế.
 Chính sách thương mại phải phù hợp với luật pháp quốc gia, thông lệ và tập
quán thương mại quốc tế.


 Chính sách thương mại phải mang tính khoa học, hệ thống và đồng bộ.
 Chính sách thương mại phải minh bạch, nhất quán, ổn định, chuẩn mực và
khả thi.
3. Các nội dung cơ bản của Chính sách QLNN về thương mại ở nước ta:
Các chính sách thương mại khác nhau sẽ có những nội dung cụ thể khác nhau,
song các chính sách thương mại đều có nội dung điều chỉnh hoạt động của thương
nhân, điều chỉnh thị trường, mặt hàng hoặc các quy định về đầu tư phát triển thương
mại. Dưới đây là nội dung chủ yếu của các quy định này:
Chính sách thương nhân: chính sách thương nhân ở nước ta hiện nay quy định
việc đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân; quy

định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại
Việt Nam, theo đó các thương nhân nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp
luật Việt Nam và đồng thời cũng được hưởng một số ưu đãi và được tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Chính sách thị trường: đối với thị trường trong nước, chính sách của Nhà
nước ta hiện nay là đảm bảo tập trung nguồn lực để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, quy
hoạch và cơ cấu lại để có những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn, đảm bảo
hệ thống lưu thơng hàng hóa thông suốt giữa các vùng, các địa phương; đảm bảo cho
sản xuất, lưu thơng và tiêu dùng hàng hóa cân đối, tránh những biến động bất ổn trên
thị trường; thúc đẩy việc hình thành đồng bộ các loại thị trường, đảm bảo nhất quán,
ổn định của chính sách để các chủ thể kinh doanh chủ động với các tình thế trên thị
trường, hình thành thị trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc với nhiều cấp độ thị
trường và chú trọng phát triển các thị trường trọng điểm quốc gia. Đối với thị trường
ngồi nước, chính sách thị trường hiện hành của Nhà nước Việt Nam hướng vào mục
tiêu thúc đẩy xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tích cực mở rộng, tìm
kiếm và tiếp cận thêm các thị trường mới.
Chính sách mặt hàng: gồm các quy định cụ thể đối với các loại mặt hàng như
các mặt hàng cấm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng thuộc
diện hạn chế kinh doanh, mặt hàng khuyến khích và tự do kinh doanh, mặt hàng



×