Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

phương pháp dạy học rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.65 KB, 29 trang )

Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể chuyện là một dạng hoạt động lời nói, là quá trình nhằm phát triển kĩ
năng nói và nghe cho học sinh. Quá trình này diễn ra chậm khi học sinh mới bắt
đầu làm quen, nhưng khi lên lớp quá trình này lại diễn ra rất nhanh. Quá trình kể
chuyện bao gồm: Độc thoại, đối thoại và nghe. Như vậy nếu trong giờ kể chuyện
mà các em chỉ chú ý đến một kĩ năng thì chưa đạt được yêu cầu của bài.
Mặc dù hiện nay chất lượng giáo dục Tiểu học nói chung cũng như chất
lượng giáo dục Trường Tiểu học nói riêng đã được nâng lên rõ rệt, song trong
thực tế vẫn còn một số học sinh trung bình ở các trường tiểu học, đặc biệt là đối
với phân môn Kể chuyện lớp Hai. Nguyên nhân cơ bản đầu tiên dẫn đến tình
trạng này là ở lớp Hai các em mới bắt đầu làm quen với các kỹ năng kể chuyện
nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong bước đầu. Mà kỹ năng kể
chuyện của giáo viên đạt chưa cao, dẫn đến kỹ năng kể chuyện của học sinh
chưa đạt yêu cầu. Hơn nữa, kể chuyện ở lớp Hai còn yêu cầu các em kể một
cách sáng tạo như : kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với
từng nhân vật trong câu chuyện Ngoài ra, còn yêu cầu học sinh biết đưa vào
câu chuyện một số câu từ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp
dẫn (tức là yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bằng lời kể của mình).
Như vậy, ta có thể hiểu được kể chuyện là một quá trình nhằm giúp học sinh
phát triển kỹ năng nói và nghe.
Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài:
“phương pháp dạy học rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm tìm hiểu về những phương pháp dạy học tích cực để rèn kĩ
năng kể chuyện cho học sinh lớp Hai. Từ đó, thấy được những băn khoăn,
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 1 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
vướng mắc của giáo viên và học sinh qua các giờ dạy khi áp dụng những


phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh phát triển kĩ năng nói và nghe,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1- Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy phân môn Kể chuyện của
giáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và học
sinh.
- Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc rèn kĩ năng nói và nghe của
học sinh tiểu học xung quanh phân môn Kể chuyện.
3.2 - Khảo sát thực trạng việc dạy và học phân môn Kể chuyện của giáo
viên và học sinh để thu thập số liệu, phân tích đối chiếu và so sánh
- Tìm ra những phương pháp, kĩ năng phù hợp với giáo viên và học sinh
và dễ áp dụng trong quá trình dạy học để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá
trình giảng dạy.
- Đề xuất ý kiến với những cơ quan chức năng để có những biện pháp cải
tiến việc dạy và học phân môn Kể chuyện. Phát huy khả năng tư duy và tưởng
tượng của học sinh tiểu học thông qua các dạng bài khác nhau của môn học này.
Từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và
học phân môn Kể chuyện, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
- Điều tra thực trạng.
- Tham gia trực tiếp lập kế hoạch và giảng dạy.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý tìm hiểu về tình hình của lớp 2 và thấy
rằng trong môn Tiếng Việt, đặc biệt ở phân môn Kể chuyện chất lượng học của
học sinh còn chưa cao.Trên thực tế học sinh còn có mặt hạn chế và thiếu sót
nhất định so với yêu cầu chung đưa ra.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 2 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

Hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng nói và nghe và so
sánh với thực trạng tình hình học tập của học sinh, tôi rất băn khoăn và lo lắng,
tìm ra một biện pháp giải quyết kịp thời trước mắt và rèn luyện lâu dài để hướng
dẫn giáo viên và các em học sinh những biện pháp có hiệu quả.
Tôi đã áp dụng những phương pháp dạy học để giúp học sinh phát triển
kĩ năng nói và nghe ngay từ đầu năm. Qua việc áp dụng phương pháp dạy kể
chuyện mới tôi thấy học sinh rất tự nhiên, tự tin vào bản thân mình, các em
không ngần ngại khi phát biểu, hoạt động nhóm và nói ra suy nghĩ của mình.
Chính điều đó giúp các em mở rộng vốn từ, vốn diễn đạt, có những hiểu biết về
thiên nhiên, xã hội, con người, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần
rèn luyện nhân cách cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Xã hội ngày nay phát triển thì giáo dục có sự đổi mới để phù hợp với sự
phát triển đó. Bậc tiểu học là bậc nền tảng, việc học tập của học sinh cần phải
chú trọng, trong đó có việc rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Song, việc rèn
kỹ năng kể chuyện cho học sinh chưa được các giáo viên thực sự quan tâm.
Nhiều học sinh chưa có thói quen kể chuyện mà chỉ mới dừng lại ở đọc truyện .
Qua thực tế khảo sát đầu năm học 2011 - 2012 của lớp 2 thu được kết quả
như sau :
Tổng số học sinh 32 em, trong đó :
Chưa thuộc
truyện
Kể bằng hình thức
đọc
Chưa thể hiện
được vai diễn
Kể và nhập vai tốt
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 3 -

Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
8 15 5 4

Qua thực tế hiện nay và qua khảo sát đầu năm cho thấy việc rèn kỹ năng
kể chuyện cho học sinh là hết sức cần thiết. Tôi đã đi sâu vào tìm tòi những
phương pháp kể chuyện nào đạt hiệu quả nhất để dạy cho học sinh. Do đó, bài
viết này tôi muốn đề cập đến việc “Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn
kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2” để nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu
của nhiệm vụ năm học cũng như nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của Đảng và
Nhà nước là giáo dục những con người phát triển toàn diện.
2. Thực trạng
2.1. Nội dung chủ yếu của chương trình phân môn Kể chuyện lớp Hai:
Phân môn Kể chuyện lớp Hai cả năm có 35 truyện tương ứng với 35 tiết
và dạy trong thời gian 1 tiết/ 1 tuần:
+ Kì I: gồm 18 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 16 bài mới.
+ Kì II: gồm 17 bài, trong đó có 2 bài ôn tập và 15 bài mới.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 được chia thành hai tập (tập một và tập
hai), mỗi tập dùng trong một kì. Phân môn Kể chuyện được dạy theo từng chủ
điểm, như: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ,
Với lớp Hai thì có 3 dạng bài kể chuyện trong tiết Kể chuyện là:
+ Kể chuyện theo tranh
+ Kể chuyện theo dàn ý cho sẵn.
+ Phân vai diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện.
2.2. Rèn luyện về kĩ năng kể chuyện ở lớp Hai:
Kể chuyện ở lớp Hai là yêu cầu các em kể một cách sáng tạo như : kể một
cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong câu
chuyện
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 4 -

Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Ngoài ra, còn yêu cầu học sinh biết đưa vào câu chuyện một số câu từ của
bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể và hấp dẫn (tức là yêu cầu học sinh kể
lại câu chuyện bằng lời kể của mình).
3. Phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện lớp Hai:
Tương ứng với 3 dạng bài kể chuyện thì có 3 hình thức rèn kĩ năng kể
chuyện trong tiết Kể chuyện là: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo dàn ý cho
sẵn, phân vai diễn lại một đoạn hay cả câu chuyện.
3.1- Kể chuyện theo tranh:
Các tranh minh hoạ nhằm giúp cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc
đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi các tranh này được đảo lộn
thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học :
Ví dụ:
Truyện: Chiếc rễ đa tròn


Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 5 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2




Truyện: Chiếc bút mực


Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 6 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
3.2- Kể theo dàn ý cho sẵn : Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, sách

giáo khoa có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng câu hỏi hay những tên
đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học.
Ví dụ: Truyện : Kho báu
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu:
a) Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ.
- Thức khuya dậy sớm.
- Không lúc nào ngơi tay.
- Kết quả tốt đẹp.
b) Đoạn 2: Dặn con:
- Tuổi già
- Hai người con lười biếng.
- Lời dặn của người cha.
c) Đoạn 3: Tìm kho báu:
- Đào ruộng tìm kho báu.
- Không tìm thấy kho báu.
- Hiểu lời dặn của cha.
Truyện: Những quả đào
Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện “Những quả đào” bằng một
cụm từ hoặc một câu:
M: - Đoạn 1: Chia đào
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân
3.3- Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện:
Học sinh rất thích đóng kịch ( đặc biệt là học sinh lớp Hai ) dù đó không
phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Sách giáo khoa sử
dụng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp
các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 7 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
4. Những việc đã làm nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh:

Chất lượng học môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng kể chuyện của học
sinh nói riêng phụ thuộc nhiều yếu tố như kiến thức, mức độ thuộc chuyện của
từng học sinh. Song có một yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng là kỹ năng kể
chuyện của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh kể chuyện thì giáo viên phải có
phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh thì lớp học sẽ có
nhiều em học tốt. Để tổ chức rèn kỹ năng cho các em kể chuyện tốt thì bản thân
tôi đã thực hiện những việc làm sau :
4.1.Chuẩn bị kỹ cho việc dạy tiết Kể chuyện:
Để rèn cho học sinh có kỹ năng kể chuyện được tốt thì ngay từ lúc dạy Tập
đọc giáo viên đã chuẩn bị kỹ (vì tiết Kể chuyện ở lớp Hai kể lại câu chuyện đã
được học trong tiết Tập đọc trước). Giáo viên phải đọc và tìm hiểu kỹ câu
chuyện. Trong quá trình đọc ấy, phải tìm xem câu chuyện đó có những nhân vật
nào, lời của nhân vật đó thể hiện ra sao, câu chuyện đó cần kể với kỹ năng độc
thoại hay đối thoại hay là phải kết hợp cả hai kỹ năng trên để hướng dẫn học
sinh kể chuyện cho hấp dẫn, làm sao để lôi cuốn được sự chú ý của người nghe.
Giáo viên luyện giọng nhân vật sao cho thật chuẩn, tìm những động tác,
điệu bộ cử chỉ phù hợp nhất, hay nhất để gắn cho từng nhân vật. Bởi vì chỉ có
nhớ truyện, các nhân vật và tính cách của từng nhân vật trong truyện thì mình
mới có thể kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động được.
Sau đó, giáo viên nghiên cứu nội dung tiết Kể chuyện trong sách giáo
khoa.
Với lớp Hai thì có 3 hình thức rèn kĩ năng kể chuyện trong tiết Kể chuyện
là: Kể chuyện theo tranh, kể chuyện theo dàn ý cho sẵn, phân vai diễn lại một
đoạn hay cả câu chuyện. Mỗi hình thức có một đặc trưng riêng nên giáo viên
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 8 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
phải lựa chọn một phương pháp tổ chức dạy học khác sao cho phù hợp nội dung
và đối tượng học sinh trong lớp.
4.1.1.Kể chuyện theo tranh:

Các tranh minh hoạ nhằm giúp cho học sinh nhớ lại nội dung bài tập đọc
đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi các tranh này được đảo lộn
thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học

Trong trường hợp này giáo viên luôn hướng dẫn học
sinh trước hết cần phải sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng rồi mới kể (Để làm
được điều này yêu cầu học sinh phải thuộc truyện). Đây cũng là một biện pháp
nhằm giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể.
Đối với hình thức kể theo tranh thì giáo viên luôn phóng to tranh để học
sinh dễ thực hiện khi kể ở trên lớp.
Tranh sử dụng trong giờ kể chuyện cũng có hai loại :
+ Tranh kèm theo lời gợi ý
+ Tranh không kèm theo lời gợi ý :
Tranh kèm theo lời gợi ý chỉ sử dụng trong 4 tuần đầu của năm học, nhằm
giúp học sinh bước đầu làm quen với phân môn Kể chuyện, như:



Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 9 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

Đối với tranh không kèm lời gợi ý thì trong giờ kể chuyện giáo viên luôn
hướng dẫn học sinh nêu và nắm nội dung của từng tranh rồi mới kể.
Ví dụ: Câu chuyện “Chiếc bút mực”. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
như sau :
+ Cho từng nhóm quan sát tranh ở sách giáo khoa, phân biệt các nhân vật
Mai, Lan, cô giáo, người dẫn truyện.
+ Nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh vẽ gì.



Mai đưa bút của mình cho Lan Cô giáo cho Mai viết bút mực.
mượn. Cô đưa bút của mình cho Mai
mượn.
+ Sau đó học sinh tập kể từng đoạn, cả truyện.
4.1.2. Kể theo dàn ý cho sẵn:
Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, sách giáo khoa có thể cung cấp cho
học sinh dàn ý dưới dạng câu hỏi hay những tên đoạn để làm chỗ dựa cho học
sinh kể lại câu chuyện đã học.
Ví dụ:
* Truyện : Sáng kiến của bé Hà
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện “Sáng kiến của bé
Hà”:
a) Chọn ngày lễ.
b) Bí mật của hai bố con.
c) Niềm vui của ông bà.
* Truyện : Kho báu
Dựa vào các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu:
a)Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 10 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
- Thức khuya dậy sớm.
- Không lúc nào ngơi tay.
- Kết quả tốt đẹp.
b) Đoạn 2: Dặn con:
- Tuổi già
- Hai người con lười biếng.
- Lời dặn của người cha.
c) Đoạn 3: Tìm kho báu:

- Đào ruộng tìm kho báu.
- Không tìm thấy kho báu.
- Hiểu lời dặn của cha.
* Truyện: Những quả đào
Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện “Những quả đào” bằng một
cụm từ hoặc một câu:
M: - Đoạn 1: Chia đào
- Đoạn 2: Chuyện của Xuân
Đây là một hình thức rèn luyện trí nhớ cho học sinh, có yêu cầu cao hơn
hình thức giúp học sinh kể bằng tranh minh hoạ.
Với hình thức này giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ phần gợi ý để nhớ
lại từng đoạn của truyện rồi mới tập kể theo gợi ý của từng đoạn. Sau đó, dựa
vào những gợi ý kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bên cạnh đó giáo viên luôn sử dụng câu hỏi gợi ý tưởng tượng, gợi nhận
xét, cảm nghĩ của học sinh về nhân vật hoặc về câu chuyện.
4.1.3. Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện:
Học sinh rất thích đóng kịch (đặc biệt là học sinh lớp Hai) dù đó không
phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Sách giáo khoa sử
dụng hình thức này để rèn kỹ năng nói, kỹ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp
các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 11 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Với hình thức này thì chủ yếu là dựng lại câu chuyện theo đối thoại là
chính. Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh phải làm thêm các yếu tố phụ
trợ như nét mặt cử chỉ, điệu bộ cho thích hợp với từng nhân vật, phải hoà mình
vào nhân vật đó, tưởng tượng mình là nhân vật đó thì câu chuyện mới sinh động.
Ví dụ: Trong truyện “Quả tim khỉ” thì
* Giọng của người dẫn chuyện phải thể hiện được là :
- Đoạn 1: vui vẻ

- Đoạn 2: hồi hộp
- Đoạn 3,4: hả hê.
* Nhân vật Khỉ:
+ Giọng chân thật, hồn nhiên ở đoạn kết bạn với Cá Sấu.
+ Giọng đanh, khinh bỉ ở đoạn cuối khi Khỉ mắng Cá Sấu.
+ Điệu bộ, cử chỉ: Chỉ tay, động tác như ném vỏ dừa vào Cá Sấu
*Nhân vật Cá Sấu:
+ Giọng giả dối, nói như khóc.
+ Điệu bộ, cử chỉ: Cúi mặt, quay đi
Ngoài ra, nếu bài đó có điều kiện thì giáo viên có thể chuẩn bị đồ sắm vai
cho học sinh.
Ở hình thức này những hoạt động chính của giáo viên là :
+ Hướng dẫn các em lập nhóm, dựng lại câu chuyện theo vai yêu cầu trong
sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập nhóm theo ký hiệu của giáo
viên, học sinh tự nhận vai (phân vai), dựng lại câu chuyện theo nhóm. Nhóm
nhận xét, bổ sung, sau đó giáo viên cho các nhóm thi kể chuyện với nhau.
+ Hướng dẫn, nhắc nhở các nhóm theo dõi để góp ý cho các vai diễn.
+ Theo dõi học sinh dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa
tốt của các em để góp ý kịp thời.
+ Lập tổ trọng tài để chấm điểm thi đua giữa các tổ. Với hình thức này đã
tạo cho các em được sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu hơn trong giờ kể chuyện.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 12 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Ở lớp Hai, nội dung tiết kể chuyện là kể lại câu chuyện mà đã được học ở
tiết tập đọc trước đó, đây là điều kiện thuận lợi. Nhưng không phải vì thế mà
giáo viên làm sơ sài trong tiết kể chuyện. Khi lên lớp giáo viên cũng phải thực
hiện linh hoạt các hình thức, biện pháp lên lớp để đạt được đích cuối cùng là học
sinh kể chuyện tốt và nắm được ý nghĩa của truyện.
4.2. Thiết kế bài giảng:

Tuỳ từng nội dung trong tiết kể chuyện yêu cầu mà giáo viên sử dụng
phương pháp và đồ dùng học tập cho phù hợp. Cuối cùng là giáo viên đi thiết kế
bài giảng.
4.2.1- Mục đích, yêu cầu:
Trong Mục đích, yêu cầu của tiết Kể chuyện nào cũng cần xác định rõ:
- Rèn kĩ năng nói
- Rèn kĩ năng nghe
4.2.2 - Đồ dùng dạy học:
Tuỳ từng bài mà sử dụng đồ dùng cho phù hợp: Tranh ảnh, bảng nhóm, đồ
đóng vai
4.2.3 - Các hoạt động dạy học:
4.2.3.1- Kiểm tra bài cũ:
Tuỳ vào nội dung của tiết kể chuyện trước để kiểm tra.
- Giáo viên có thể yêu cầu đơn giản như nêu tên câu chuyện của giờ học
trước, tên nhân vật, tính cách của nhân vật
Cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
- Hoặc có thể có câu chuyện phải gọi một nhóm học sinh lên đóng vai, có câu
chuyện thì các em nối tiếp nhau kể mỗi em một đoạn truyện và yêu cầu các em
phải nêu được nội dung ý nghĩa của đoạn truyện hoặc cả truyện.
Những học sinh lúng túng, lời kể chưa thể hiện được thái độ, cử chỉ của
nhân vật thì giáo viên nhắc nhở, sửa chữa kịp thời.
4.2.3.2- Dạy bài mới
a) Giới thiệu bài:
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 13 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Giáo viên có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ ý, tuỳ bài sao cho
có sức hấp dẫn đối với học sinh.
Ví dụ: Truyện "Ai ngoan sẽ được thưởng" có thể giới thiệu từ bài hát:
“Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”.

Trước khi vào bài học hôm nay, cô trò ta cùng hát vang bài hát: “Ai yêu
các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” nhé!
Bài hát này nói lên điều gì?
Các con ạ ! Lúc sinh thời, Bác Hồ rất yêu các cháu thiếu niên, nhi đồng
đấy. Mặc dù bận rất nhiều công việc nhưng Bác vẫn dành thời gian đến thăm các
trại nhi đồng. Vậy được gặp Bác, các em nhỏ đã trò chuyện vui vẻ với Bác như
thế nào, chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ có tên là Tộ ? Cô trò mình cùng tìm
hiểu qua câu chuyện : "Ai ngoan sẽ được thưởng" nhé !
b) Hướng dẫn kể chuyện:
Với hình thức kể chuyện nào: Kể theo tranh; kể theo dàn ý cho sẵn hay
phân vai diễn lại câu chuyện cũng cần phải làm từng bước:
- Kể từng đoạn: + Cá nhân
+ Nhóm
- Kể toàn bộ câu chuyện: : + Cá nhân
+ Nhóm
Qua giảng dạy, tôi thấy, dù nội dung tiết kể chuyện yêu cầu kể theo tranh
hay kể theo dàn ý cho sẵn cuối tiết học giáo viên vẫn yêu cầu học sinh phân vai
diễn lại câu chuyện hoặc một đoạn của câu chuyện. Học sinh rất hào hứng, sôi
nổi hưởng ứng phần này. Các em kể chuyện rất tự nhiên kết hợp động tác, cử
chỉ, nét mặt với giọng điệu rất hài hoà.
Ví dụ: Khi học sinh phân vai dựng lại câu chuyện: "Chuyện bốn mùa"
bằng 5 nhân vật: người dẫn chuyện, bà Đất, nàng tiên Mùa Xuân, nàng tiên Mùa
Hạ, nàng tiên Mùa Thu, nàng tiên Mùa Đông.
- Người dẫn chuyện: giọng kể rõ ràng, thong thả
- Giọng bà Đất:
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 14 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
+ Giọng: ôn tồn, hiền hậu, vui vẻ
+ Điệu bộ: lưng còng, chống gậy, chỉ vào từng nàng tiên khi nói đến mỗi

mùa…
- Nàng tiên Mùa Xuân:
+ Giọng: vui vẻ
+ Điệu bộ: chỉ vào nàng tiên Mùa Hạ, chỉ vào các bạn học sinh dưới
lớp…
- Nàng tiên Mùa Hạ:
+ Giọng: nhí nhảnh, tinh nghịch
+ Điệu bộ: chỉ vào nàng tiên Mùa Thu, chỉ vào các bạn học sinh dưới lớp,
múa sư tử, múa rước đèn…
- Nàng tiên Mùa Thu:
+ Giọng: động viên, an ủi
+ Điệu bộ: đặt tay lên vai nàng tiên Mùa Đông…
- Nàng tiên Mùa Đông:
+ Giọng: vui vẻ khi nói chuyện với nàng tiên Mùa Xuân; giọng: trầm,
buồn buồn khi nói chuyện với tất cả các nàng tiên.
+ Điệu bộ: chỉ vào nàng tiên Mùa Xuân, cúi mặt, ánh mắt nhìn xuống
hoặc nhìn ra xa xăm…
Sau khi học sinh kể chuyện xong cả lớp bình chọn xem cá nhân nào,
nhóm nào kể chuyện hấp dẫn nhất. Phần này, mục đích rèn cho học sinh kĩ năng
theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá, nhận xét lời kể của bạn, nếu giáo viên có
yêu cầu thì học sinh có thể kể tiếp được lời của bạn.
Giáo viên là người nhận xét cuối cùng, kết luận cá nhân, nhóm kể chuyện
hay nhất.
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hay không? Có
biết sử dụng lời văn của mình không?
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Có điệu bộ không? Điệu bộ
có hợp lí không? Giọng kể thế nào?
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 15 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

+ Về nội dung: Đúng hay chưa đúng? Đủ hay còn thiếu? Đúng trình tự
hay chưa đúng trình tự?
Tuy nhiên, giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Nếu có học sinh đang kể bỗng lúng túng vì quên một vài chi tiết trong
câu chuyện, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu
chuyện.
- Nếu có em kể thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời. Chỉ nhận xét khi
các em đã kể xong.
- Nên động viên, khuyến khích các em kể tự nhiên, hồn nhiên, như là
đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè ở nhà nghe.
b3- Củng cố, dặn dò:
Sau khi tập kể bất cứ câu chuyện nào cũng nên rút ra ý nghĩa câu chuyện,
bài học cho bản thân và suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện "Bím tóc đuôi sam"
+ Ý nghĩa: Đối với bạn bè, các em không nên nghịch ác mà phải đối xử
tốt, đặc biệt là với các bạn gái.
+ Bài học cho bản thân: Không được đùa ác với các bạn trong lớp, trong
trường Phải đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và vui chơi.
+ Suy nghĩ của mình:
~ Về thầy giáo: Thầy rất tốt, yêu học sinh, xử sự hợp lí.
~ Về bạn Tuấn: Có việc làm chưa tốt nhưng đã biết nhận lỗi và sửa
lỗi.
Và tôi thấy, sau khi học xong các tiết kể chuyện tương tự như thế này thì
học sinh trong lớp như đoàn kết hơn, thương yêu và biết giúp đỡ lẫn nhau hơn.
Trong phần này, giáo viên còn phải dặn dò kĩ học sinh về nhà tập kể lại
câu chuyện cho người thân trong gia đình nghe và nêu được nội dung, ý nghĩa,
bài học rút ra qua câu chuyện để mọi người cùng hành động như mình.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 16 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2

Sau bài kể chuyện đầu tiên, giáo viên được nghe học sinh kể chuyện, giáo
viên cần quan niệm một cách đúng mực về kể sáng tạo. Đối với học sinh lớp Hai
yêu cầu kể sáng tạo là:
+ Kể một cách tự nhiên, kết hợp giọng kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù
hợp làm cho câu chuyện trở lên sống động.
+ Học sinh biết đưa vào câu chuyện, trong chừng mực vừa phải, học sinh
có thể thêm một số câu chữ của bản thân làm cho câu chuyện thêm cụ thể.
Ví dụ: Trong truyện: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đoạn 1, học
sinh có thể kể:
“Ngày xưa, có một cậu bé làm gì cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển
sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục đầu xuống
ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu,
rồi viết nguệch viết ngoạc cho xong chuyện.”
+ Chúng ta không yêu cầu học sinh phải thêm thắt các tình tiết, các nhân
vật không có trong truyện. Cũng không khuyến khích học sinh thay những từ
ngữ đã được tác giả chọn lựa rất chính xác bằng những từ ngữ khác. Không coi
việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện là thiếu sáng tạo. Vấn đề đặt ra không
phải là học sinh cần kể sao cho khác nguyên văn, mà là học sinh biết kể chuyện,
kể một cách sinh động như sống với câu chuyện, chứ không phải nhìn tranh rồi
kể máy móc, khô khốc như đọc văn bản truyện.
4.3. Thiết kế một giáo án chi tiết dạy phân môn Kể chuyện:
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Xác định được ba nhân vật trong câu chuyện: Chú bộ đội, thầy giáo và Dũng.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện đủ ý, đúng trình tự, diễn biến.
- Biết tham gia dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo các vai: người
dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
2. Rèn luyện kĩ năng nghe:
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 17 -

Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Tập trung nghe bạn kể chuyện, đánh giá được đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tranh ảnh, giáo án
- Học sinh: Một số đồ dùng: Mũ, kính, caravat để dựng lại câu chuyện theo vai.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời
gian
Nội dung kiến thức
và kĩ năng cơ bản
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3’
2’
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Kể chuyện: Người
thầy cũ
-Giờ kể chuyện trước chúng
ta học bài gì?
- Gọi 4 học sinh lên bảng
dựng lại câu chuyện “ Mẩu
giấy vụn” theo vai.
- Nhận xét, cho điểm.
- Bật băng bài hát: “Lời thầy
chưa kể” cho học sinh nghe.
- Bài hát nói lên điều gì?
- Đúng rồi đấy các con ạ!
Thầy cô giáo là những người

đã dạy dỗ cho chúng ta lên
người. Dù lớn lên, làm gì và
ở đâu thì trong tim mỗi
người đều in đậm hình ảnh
của những thầy cô giáo đã
vất vả dạy dỗ chúng ta lúc
-Mẩu giấy vụn
- 4 học sinh lên bảng đóng
vai.
- Cả lớp lắng nghe, theo
dõi, nhận xét bạn đóng
vai.
- Lắng nghe
- Bài hát nói về những
việc làm đầy ý nghĩa và
trách nhiệm của thầy giáo
đối với học sinh nhưng rất
thầm lặng.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 18 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
29’
2.Hướng dẫn kể
chuyện:
2.1. Kể tên các
nhân vật có trong
câu chuyện.
thơ ấu. Câu chuyện “Người
thầy cũ” là một câu chuyện
cảm động nói về tình cảm

của người học trò có tên là
Khánh đối với người thầy
của mình. Hôm nay chúng
mình cùng thi đua kể thật
đúng, thật hay câu chuyện
này
nhé!
- Ghi bài lên bảng:
Kể chuyện
Người thầy cũ
-Treo tranh lên bảng:
- Quan sát tranh và cho cô
biết tranh vẽ gì?
- Câu chuyện có mấy nhân
vật? Đó là những nhân vật
nào?
- Trong các nhân vật đó, ai
là nhân vật chính?
- Chú bộ đội xuất hiện trong
hoàn cảnh nào?
- Chú bộ đội là ai? Chú đến
- Nhắc lại tên bài.

- Tranh vẽ 3 người đang
nói chuyện trước cửa lớp.
Đó là Dũng, chú bộ đội
( bố Dũng) và thầy giáo.
-Chú bộ đội.
-Giữa cảnh nhộn nhịp của
sân trường trong giờ ra

Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 19 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
2.2. Hướng dẫn kể
đoạn 1:
lớp để làm gì?
- Gọi 2-3 học sinh kể lại
đoạn 1 của câu chuyện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Khi gặp thầy giáo, chú đã
làm gì để thể hiện sự kính
trọng của mình đối với thầy
giáo?
- Chú đã giới thiệu mình với
thầy giáo như thế nào?
- Thái độ của thầy giáo ra
sao khi gặp lại cậu học trò
năm xưa?
- Thầy đã nói gì với bố của
Dũng?
- Nghe thầy nói vậy, chú bộ
đội đã trả lời thầy ra sao?
- Đoạn 2 có nhiều lời đối
thoại của thầy giáo và chú
chơi.
-Chú đến để chào thầy
giáo cũ.
- 2-3 học sinh kể
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét bạn kể.

- Bỏ mũ, lễ phép chào
thầy.
-Thưa thầy, em là Khánh –
đứa học trò năm nào trèo
cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy
ạ!
- Ban đầu thầy chớp mắt
ngạc nhiên, sau thì cười
vui vẻ.
- À, Khánh. Thầy nhớ ra
rồi. Nhưng… hình như
hôm ấy thầy có phạt em
đâu !
- Vâng, thầy không phạt,
nhưng thầy buồn. Lúc ấy
thầy bảo : « Trước khi
làm việc gì cần phải nghĩ
chứ ! Thôi em về đi, thầy
không phạt em đâu. »
+ Giọng thầy giáo : Vui
vẻ, ân cần, hài lòng.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 20 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
2.3. Hướng dẫn kể
đoạn 2:
2.4. Hướng dẫn kể
đoạn 3:
2.5. Hướng dẫn kể
từng đoạn trong

nhóm:
bộ đội, vậy khi kể chúng ta
cần kể với
giọng như thế nào ?
- Gọi 3-4 học sinh kể lại
đoạn 2 của câu chuyện, chú
ý nhắc học sinh đổi giọng
cho phù hợp với từng nhân
vật.
- Giáo viên nhận xét, cho
điểm, động viên học sinh.
- Câu chuyện kết thúc như
thế nào, chúng ta cùng
chuyển sang đoạn 3 nhé !
- Tình cảm của Dũng như
thế nào khi bố ra về ?
- Em Dũng đã nghĩ gì ?
- Gọi 2-3 học sinh kể lại
đoạn 3 của câu chuyện.
- Lưu ý : Lời người dẫn
chuyện ở đoạn 3 : xúc động
- Giáo viên nhận xét, cho
điểm, động viên.
- Giáo viên chia nhóm 3,
hướng dẫn học sinh nối tiếp
nhau kể từng đoạn của câu
chuyện.
- Gọi 2-3 nhóm thi kể trước
+ Giọng của chú bộ đội :
Lễ phép, xúc động.

+ Giọng người dẫn
chuyện : Chậm rãi.
- 3-4 học sinh kể đoạn 2
- Cả lớp lắng nghe, nhận
xét bạn kể.
- Dũng rất xúc động.
- Dũng nghĩ : Bố cũng có
lần mắc lỗi, thầy không
phạt nhưng bố nhận đó là
hình phạt và nhớ mãi. Nhớ
để không bao giờ mắc lại
nữa.
- 2-3 học sinh kể lại đoạn
3 của câu chuyện.
- Cả lớp lắng nghe, nhận
xét bạn kể chuyện.
- Kể trong nhóm 3.
- 2-3 nhóm kể trước lớp
- Nhận xét bạn kể chuyện
- 1-2 học sinh kể lại cả câu
chuyện.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 21 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
2.6. Hướng dẫn kể
lại toàn bộ câu
chuyện:
2.7. Hướng dẫn
phân vai dựng lại
đoạn 2 của câu

chuyện:
2.8. Rút ra bài học:
lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh
giá.
- Gọi 1-2 học sinh kể lại cả
câu chuyện.
- Vừa rồi chúng ta vừa được
nghe các bạn kể lại toàn bộ
câu chuyện, các con về nhà
luyện tập để mình đều có thể
kể hay như thế nhé !
- Bây giờ chúng ta sẽ phân
vai, dựng lại đoạn 2 của câu
chuyện này.
- Câu chuyện này có mấy
nhân vật ?Đó là những nhân
vật nào ?
- Các con hãy thảo luận
nhóm, phân vai và dựng lại
đoạn 2 của câu chuyện này
nhé !
- Gọi 2-3 nhóm lên thể hiện
trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, đánh
giá, tuyên dương.
- Kết luận : Qua câu chuyện
này, chúng ta thấy thầy giáo
không phạt khi chú bộ đội
mắc lỗi nhưng chú luôn luôn

- Có 3 nhân vật : Chú bộ
đội, thầy giáo, người dẫn
chuyện.
- Thảo luận nhóm
-2-3 nhóm lên thể hiện
trước lớp
- Nhận xét các nhóm đóng
vai.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 22 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
1’ 3.Củng cố, dặn dò:
ghi nhớ để không bao giờ
mắc lại nữa. Câu chuyện còn
cho ta thấy lòng biết ơn và
kính trọng của chú bộ đội
đối với thầy giáo cũ. Qua
đó, câu chuyện cũng khuyên
các con phải biết ơn và kính
trọng các thầy cô giáo. Cô
mong rằng sau tiết học ngày
hôm nay các con sẽ thi đua
chăm ngoan, học giỏi hơn
nữa để không phụ lòng các
thầy cô giáo.
- Dặn dò học sinh về nhà tập
kể lại câu chuyện này cho
người thân nghe.
- Nhận xét tiết học : Tuyên
dương những học sinh hăng

hái, tích cực, có lối kể
chuyện sáng tạo…
-Lắng nghe.
5. Kết quả đạt được:
Trong năm học 2011 - 2012, tôi đã chỉ đạo giáo viên áp dụng những biện
pháp trên để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh. Cuối năm, khảo sát kết quả kể
chuyện của học sinh lớp 2 trung tâm cho thấy kết quả như sau
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 23 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
Chưa thuộc
truyện
Kể bằng hình thức
đọc
Chưa thể hiện
được vai diễn
Kể và nhập vai tốt
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
3 10 4 15 40
Như vậy, kỹ năng kể chuyện của học sinh lớp 2 đã nâng cao rõ rệt. Bên
cạnh đó phát huy được hết khả năng của các em, tạo cho các em được tính mạnh
dạn, ham học hỏi để các em học tập tốt không chỉ phân môn kể chuyện mà cả
những môn học khác nữa. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho các em được những tình
cảm tốt đẹp trong cuộc sống.
Qua việc áp dụng phương pháp dạy kể chuyện mới tôi thấy học sinh của
rất tự nhiên, tự tin vào bản thân mình, các em không ngần ngại khi phát biểu,
hoạt động nhóm và nói ra suy nghĩ của mình. Chính điều đó giúp các em mở
rộng vốn từ, vốn diễn đạt, có những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người,
những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học
sinh.

6. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn nêu trên, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm sau đây :
* Để góp phần rèn luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh được tốt thì trước
hết người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng kể chuyện
cho bản thân, từ đó tạo tiền đề cho việc kỹ năng kể chuyện cho học sinh.
* Công tác rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh phải được tổ chức thường
xuyên, không chỉ rèn ở phân môn Kể chuyện mà còn rèn ở phân môn Tập đọc,
Tập làm văn
* Luyện kỹ năng kể chuyện có nhiều hình thức trong một câu chuyện, nhưng
không nhất thiết bắt buộc em nào cũng phải diễn xuất tốt được với tất cả các hình
thức.
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 24 -
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2
* Luyện kỹ năng kể chuyện được thực hiện tốt khi các em đã được học tập
tốt trong giờ Tập đọc.
* Khi luyện kỹ năng kể chuyện cho học sinh, giáo viên cần nắm được mục
tiêu của bài để hướng dẫn học sinh thể hiện được đúng mục tiêu và diễn xuất câu
chuyện hấp dẫn hơn.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng phương pháp dạy học rèn kĩ
năng kể chuyện cho học sinh lớp Hai. Khi áp dụng những phương pháp này vào
dạy học, tuy lúc đầu có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng sau khi đã tạo được
thói quen và hứng thú cho học sinh thì hiệu quả bài học rất cao. Những tiết Kể
chuyện như thế này giúp cho học sinh có cảm giác “học mà chơi, chơi mà học”
làm bớt căng thẳng cho cả thầy và trò. Tuy nhiên để có được những phần kể
chuyện sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước
kết hợp với sự chuẩn bị từ phía học sinh. Do đó đòi hỏi người giáo viên luôn cần
nhiều thời gian, tâm huyết cho việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

Để nâng cao chất lượng dạy học, tôi xin đề nghị ban giám hiệu thường
xuyên mở các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề phân môn Kể
chuyện về áp dụng những phương pháp dạy học tích cực để giáo viên có điều
kiện học hỏi, nâng cao trình độ. Đồng thời đề nghị các cấp trong ngành giáo dục,
cung cấp thêm cơ sở vật chất về trang phục, đạo cụ trong phần đóng vai dựng lại
câu chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học, giảm bớt
thời gian và công sức chuẩn bị cho giáo viên giúp giáo viên có nhiều thời gian
nghiên cứu, xây dựng giáo án chất lượng cao.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi đã áp dụng phương pháp dạy học
vào rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp Hai nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học. Tuy nhiên sẽ còn nhiều hạn chế, tôi kính mong Ban giám hiệu
nhà trường, các đồng nghiệp góp ý bổ sung cho bản kinh nghiệm của tôi được
hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao kỹ năng kể chuyện cho học sinh nói
Giáo viên: Lê Thị Đặng Trường Tiểu học số 1 Mường Mươn
- 25 -

×