Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Khuynh hướng và loại hình nhà nho tài tử của Đại thi hào Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.54 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

Đề tài
TÌM HIỂU KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG VÀ NHẬN DIỆN LOẠI
HÌNH TÁC GIẢ CỦA NGUYỄN DU QUA CÁC BÀI THƠ TƯƠNG ĐÀM
ĐIẾU TAM LƯ ĐẠI PHU (KỲ 1 VÀ KỲ 2), LỖI DƯƠNG ĐỖ THIẾU LĂNG
MỘ (KỲ 1 VÀ KỲ 2), ĐÀO HOA ĐÀM LÝ THANH LIÊN CỰU TÍCH.
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 9
Phạm Thị Huyền - 715611047 (Nhóm trưởng)
Đặng Nguyễn Diễm Quỳnh - 715601347
Nguyễn Thị Thương - 715601397
Nguyễn Thị Thúy Hằng - 715601126
Hà Thị Na - 715601274

Hà Nội, 2023


MỤC LỤC BÀI VIẾT
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

A.

B.

1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2.


Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi khảo sát .................................................................. 3

4.

Nhiệm vụ khảo sát ...................................................................................... 3

5.

Phương pháp khảo sát ................................................................................ 3

6.

Đóng góp của bài viết ................................................................................ 4

7.

Cấu trúc bài viết ......................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: NGUYỄN DU VÀ “BẮC HÀNH TẠP LỤC” ........................... 1
1.1 Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du .................................. 1
1.1.1 Tiểu sử và cuộc đời ........................................................................... 1
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn chương ........................................................ 2
1.2 Tập thơ “Bắc hành tạp lục” - một trong những tập thơ đi sứ tiêu biểu ... 3
TIỂU KẾT.......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM THƯƠNG VÀ TRĂN TRỞ CỦA NGUYỄN DU

VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI, TRONG MỐI TƯƠNG QUAN XÃ HỘI VÀ
NHỮNG HIỆN TƯỢNG LỊCH SỬ VĂN HĨA ........................................................ 1
2.1 Ngược dịng lịch sử, Nguyễn Du cảm thương cho muôn kiếp người tài
hoa bạc mệnh .......................................................................................................... 1
2.2 Từ việc thể hiện nỗi niềm bi phẫn trước số phận con người, Nguyễn Du
đã phản ánh bức tranh xã hội đương thời lẫn bày tỏ triết lí về nhân tình thế thái .. 4
TIỂU KẾT.......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3: NGUYỄN DU - NHÀ NHO TÀI TỬ CỦA NỀN VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM .......................................................................................... 1
TIỂU KẾT.......................................................................................................... 4
KẾT LUẬN........................................................................................................ 1


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong lịch sử dân tộc, vì nhiều lý do khác nhau, giữa Việt Nam đã hình thành
nhiều mối quan hệ bang giao với các nước trong khu vực, nhất là với Trung Quốc, rồi
với Nhật Bản, Triều Tiên; đến thế kỷ thế kỷ XIX, mối quan hệ này được mở rộng với
các nước ở khu vực Đông Nam Á biển (Malaysia, Singapore, Indonesia), rồi phương
Tây (Pháp), từ đó hình thành dịng văn học bang giao, chủ yếu là thơ đi sứ (thơ sứ trình),
mà tác giả của nó là các sứ thần Việt Nam. Do vậy, đường đi sứ trở thành đường thơ.
Thơ đi sứ (Thơ sứ trình) là những tác phẩm thơ được các sứ thần Đại Việt sáng tác trên
hành trình đi sứ để thực hiện cơng việc bang giao giữa Việt Nam và Trung Hoa. Có thể
nói thơ sứ trình trong văn học nước nhà thật phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài,
cảm hứng và bút pháp nghệ thuật, góp phần là cho nền văn học nước nhà thêm nhiều
sắc màu, và do vậy thơ đi sứ có vị trí và vai trị quan trọng đối với văn học dân tộc.
1.2 Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, những tác phẩm ông để lại đã
trở thành tài sản quý giá, mẫu mực cho nền văn học cổ điển nước nhà. Nguyễn Du để
lại cho nền văn học Việt Nam ba tập thơ chữ Hán, bao gồm “Thanh Hiên thi tập” và
“Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”. “Bắc hành tạp lục” – tập thơ chữ Hán thứ

ba của Nguyễn Du được sáng tác trong thời gian ông đi sứ nhà Thanh (1813-1814). Tập
thơ khơng chỉ in đậm bóng dáng một sứ thần với công việc bang giao sự vụ, mà là tâm
sự một thi nhân với cảm quan nhạy bén và nỗi niềm nhân thế sâu nặng. Tập thơ “Bắc
hành tạp lục” với nội dung phong phú, ôm trùm cả không gian thời gian lịch sử Trung
Quốc mấy nghìn năm. Tập thơ có nhiều nét đặc sắc, chiếm vị trí độc đáo trong dòng thơ
đi sứ. Đa phần là những trang thơ thế sự, về con người và cuộc sống phương Bắc. Qua
đó, chúng ta xót thương cho số phận những con người miền đất này, đặc biệt là người
tài giỏi với đường đời khổ cực.
Vì vậy, chúng tơi quyết định khảo sát các khuynh hướng cảm hứng nhân đạo và
khuynh hướng cảm hứng thế sự trong tập thơ “Bắc hành tạp lục” của nhà thơ Nguyễn
Du, cụ thể ba bài: “Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu (Kỳ 1 và kỳ 2), Lỗi Dương Đỗ
Thiếu Lăng Mộ (Kỳ 1 và kỳ 2), Đào hoa đàm Lý Thanh Liên Cựu Tích”. Qua đó làm rõ
diện mạo thơ đi sứ và loại hình tác giả của nhà thơ Nguyễn Du.


2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Du là một cây bút xuất sắc trong nền thơ ca văn học trung đại Việt Nam,
bởi vậy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, khảo sát về cuộc đời, sự nghiệp, các tác
phẩm của ông. Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
1. Nguyễn Du - Đời và tình / Tiến sĩ Đinh Cơng Vĩ (2012)
“Nguyễn Du- đời và tình” là cuốn sách khảo luận về con người, dòng dõi, gia
thế, sự nghiệp văn chương, của Nguyễn Du do tiến sĩ Đinh Công Vĩ chắp bút. Cuốn
sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức thông tin mới mẻ, hữu ích và cũng thật lý
thú, những câu chuyện về cuộc đời của người “Đại thi hào” mà chúng ta chưa từng được
biết đến, giúp ta thưởng thức những cái đẹp, cái tốt, cái lớn lao, cái lạ, cái bi kịch. Cuốn
sách gồm các phần nội dung chính sau: Truyện ký, Trường Ca Nguyễn Du.
2. Từ Truyện Kiều đến Thơ chữ Hán Nguyễn Du
Trong bài viết Từ Truyện Kiều đến Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Đỗ Đức Dục - Tạp
chí Văn học tháng 6/1987). Tác giả đặc biệt quan tâm đến những biến đổi về tư tưởng
xã hội và triết học được Nguyễn Du thể hiện qua ba tập thơ. Nó phản chiếu những biến

động dữ dội của cuộc đời và thời đại ông. Song, vượt lên sự ngao ngán, bế tắc - vẫn là
cái nhìn thấu suốt của đại thi hào trước số phận và quyền sống của con người. Cái nhìn
ấy mang lại sức khái quát xã hội rất cao cho thơ chữ Hán Nguyễn Du.
3. Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Năm 1990, Đặng Thanh Lê trong cơng trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (Nxb. Giáo dục, H. 1990) đã khái quát nhiều vấn đề lớn
được phản ánh trong thơ chữ Hán Nguyễn Du: đó là thân thế long đong đau khổ; là cảm
quan lịch sử, cảm quan thế sự và cảm quan tôn giáo. Song bao trùm tất cả vẫn là “một
tâm hồn luôn luôn rung động trước mọi giá trị đẹp đẽ của cuộc sống cũng như luôn luôn
xúc động mãnh liệt trước một hiện thực đầy rẫy bi thương, trong đó cái đẹp, cái tốt luôn
bị chà đạp bởi cái xấu cái ác”. Với những phát hiện này, Đặng Thanh Lê đã hướng người
đọc đến sự cảm nhận sâu sắc hơn về nỗi đau của một tâm hồn nghệ sĩ.
4. Nguyễn Du và “Bắc hành tạp lục”
Bài nghiên cứu của Trần Đắc Trung tại Hội văn học nghệ thuật Nam Định, tác
phẩm đã được đăng trên tạp chí Văn nhân số 127. Qua bài nghiên cứu ta khái qt được
nội dung chính của tồn tập thơ. Cơng trình phát hiện những suy nghĩ của Nguyễn Du


về thân phận con người tương quan với xã hội và văn hóa. Ơng đau xót cho thân phận
người mại hay khơng cầm lịng đậu trước cảnh bốn mẹ con người đàn bà bỏ làng phiêu
bạt kiếm ăn. Cơng trình nghiên cứu trở thành cơ sở để chúng tôi tiến hành bài viết, cung
cấp và định hướng đường tìm hiểu đúng đắn từ những người đi trước.
Từ các cơng trình của người đi trước đã trở thành cơ sở để chúng tơi nghiên cứu
và khảo sát các khuynh hướng có trong ba bài thơ thuộc tập “Bắc hành tạp lục” của đại
thi hào Nguyễn Du.

3. Đối tượng và phạm vi khảo sát
-

Đối tượng khảo sát: Loại hình tác giả và khuynh hướng cảm hứng nhân đạo,

khuynh hướng cảm hứng thế sự trong thơ đi sứ Nguyễn Du.

-

Phạm vi khảo sát: Do thời gian và dung lượng bài viết có giới hạn, chúng tôi thực
hiện khảo sát trên ba tác phẩm trích trong tập thơ “Bắc hành tạp lục” (1813 1814)
+ Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu (Kỳ 1 và kỳ 2)
+ Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng Mộ (Kỳ 1 và kỳ 2)
+ Đào hoa đàm Lý Thanh Liên Cựu Tích

4. Nhiệm vụ khảo sát
-

Kế thừa và phát triển để làm rõ nội dung cảm hứng thế sự và cảm hứng nhân đạo
trong ba tác phẩm phạm vi khảo sát, chỉ ra sự giao thoa giữa hai khuynh hướng.
Từ đó làm rõ diện mạo các khuynh hướng cảm hứng trong thơ Nguyễn Du.

-

Từ các nội dung khảo sát, bước đầu nhận diện loại hình tác giả của đại thi hào
Nguyễn Du.

5. Phương pháp khảo sát
Phương pháp tiểu sử: Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi dùng những yếu tố
tiểu sử của tác giả đã được xác thực để chứng minh, lý giải những ảnh hưởng của chúng
đối với sáng tác của chính tác giả đó.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiến
hành phân tích, khảo sát các nội dung trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để làm nổi bật
cảm hứng thế sự
Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đưa



vào khảo sát cụ thể để làm dữ liệu, cơ sở chứng minh cho nhận định, đánh giá. Ngoài
ra, phương pháp này sẽ giúp chúng tơi có thể lựa chọn những nét tiêu biểu trong tác
phẩm tương ứng với từng luận điểm.

6. Đóng góp của bài viết
Bài viết thừa kế lại các kết quả từ những người đi trước, tổng hợp lại theo chủ đề
giúp nhận diện rõ vấn đề và diện mạo thông qua các trường hợp cụ thể. Bài viết là tài
liệu phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên với bộ môn Khuynh hướng cảm hứng
và loại hình tác giả Văn học Trung đại Việt Nam tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.

7. Cấu trúc bài viết
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia làm ba chương để làm rõ vấn
đề đã được nêu ra:
Chương 1: Nguyễn Du và “Bắc hành tạp lục”
Chương 2: Những cảm thương và trăn trở của Nguyễn Du về thân phận con người,
trong mối tương quan xã hội và những hiện tượng lịch sử văn hóa
Chương 3: Nguyễn Du - Nhà nho tài tử của nền văn học Trung đại Việt Nam


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGUYỄN DU VÀ “BẮC HÀNH TẠP LỤC”
1.1 Tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du
1.1.1 Tiểu sử và cuộc đời
Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu 1765 (ngày 3/1/1766 Dương lịch),
mất ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn 1820, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt
hiệu là Hồng Sơn hiệp lộ và Nam Hải điếu đồ. Nguyễn Du quê gốc ở Tiên Điền và được
phong tước Hầu nên còn được gọi là Nguyễn Tiên Điền hoặc Nguyễn Hầu.

Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nổi tiếng về đường khoa bảng,
nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to ở vùng Hồng Lĩnh (quê Nguyễn Du) dân gian
thường truyền tụng câu ca dao:
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông Rum hết nước họ này hết quan”
Cha là ông là Nguyễn Nghiễm làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức
Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 – 1778), con gái một người
làm chức Câu kế, quê xứ Kinh Bắc. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài
hát xướng. Do mồ cơi cha mẹ sớm nên ông phải đến ở cùng người anh khác mẹ là
Nguyễn Khản. Nguyễn Khản nổi tiếng phong lưu một thời, rất mê hát xứng, chính
những điều đó đã ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng văn học của ông. Nguyễn Du
may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau. Đó là
tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của ông. Từ những điều trên cho thấy các
sáng tác của Nguyễn Du đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ gia đình và truyền thống văn
chương. Qua đó ta cảm một tấm lòng thiết tha yêu đời, một tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
Cuộc đời 55 năm của Nguyễn Du gắn với một thời đại lịch sử đầy biến động dữ
dội: Trịnh - Nguyễn phân tranh, các cuộc khởi nghĩa nông dân triền miên, cuộc chiến
giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh,... Những cơn binh lửa đã khiến non sơng chìm trong
cảnh tang thương. Chỉ trong khoảng 30 năm, giang sơn nhiều lần đổi chủ - nhà Lê đổ,
nhà Tây Sơn lên rồi nhà Nguyễn thay thế. Mỗi cuộc bể dâu kéo theo sự phân hóa, sự
thay đổi lớn trong cuộc sống xã hội, sự thăng trầm của các danh gia vọng tộc như họ


Nguyễn Tiên Điền. Bối cảnh lịch sử đó đã tác động rất lớn đến cuộc đời Nguyễn Du.
Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia làm 4 chặng:
Từ 1765 đến 1780: thời thơ ấu sống trong nhung lụa. Ấn tượng một quá khứ vàng
son đã để lại trong tâm hồn nhà thơ nhiều ngậm ngùi, xót xa, tiếc nuối,...
Từ 1780 đến 1786: cuộc sống yên ổn của Nguyễn Du trong gia đình người anh cả
bị xáo trộn bởi vì những biến cố lớn. Từ đây, Nguyễn Du lâm vào cảnh: “Bách niên
thân thế ủy phong trần/ Lữ thực giang tân hựu hải tân” (Thân thế trăm năm mặc cho

gió bụi/ Ăn nhờ hết miền sông đến miền biển).
Từ 1786 đến 1802: chỗ dựa của Nguyễn Tiên Điền mất. Nguyễn Du bàng hồng,
đau đớn và cũng từng tìm cách khơi phục nhà Lê nhưng đều thất bại.
Từ 1802 đến 1820: Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn và được trọng dụng.
Năm 1813, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Nhưng Nguyễn Du không
mặn mà với con đường công danh và tâm tư luôn chất chứa nhiều day dứt, mâu thuẫn.
Năm 1820 ơng qua đời vì bệnh nặng, Nguyễn Du ra đi trong thanh thản, không lời trăn
trối.
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác văn chương
1.1.2.1 Khái quát
Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du nét nổi bật chính là sự đề cao
xúc cảm. Điều quan trọng hàng đầu là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc
sống và con người đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh. Qua đây, tố cáo hiện
thực xã hội đương thời, tình cảnh lầm than của nhân dân, đặc biệt là sự chi phối của
đồng tiền.
Về mặt nghệ thuật Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều
thể thơ của Trung Quốc như ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn ngữ luận, thất ngôn luật, ca,
hành.. nên ở thể thơ nào ơng cũng có những tác phẩm xuất sắc.
1.1.2.2 Sáng tác chữ Hán
Sau khi Nguyễn Du qua đời, thơ chữ Hán của ông bị thất lạc. Gia phả họ Nguyễn
Tiên Điền có nhắc đến Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp
lục nhưng hậu duệ của ông không lưu giữ được tập thơ nào. Do đó, nhờ cơng phu sưu


tầm của nhiều nhà nghiên cứu trong một thời gian khá dài, những thi tập quý giá của
Nguyễn Du mới đến được với người đọc,... Hiện thời, đã tìm được cả ba tập thơ chữ
Hán của Nguyễn Du, gồm 250 bài thơ. Đây là bộ phận sáng tác có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện trực tiếp chân dung tâm hồn tác giả, đồng thời phản ánh quá
trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Du.
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài thơ, viết trước khi ra làm quan. Ơng gửi vào tập

thơ nỗi cơ đơn bế tắc của một con người bơ vơ, lạc hướng giữa dâu bể thời đại. Thanh
Hiên thi tập chứa đựng tình cảm quê hương trong những năm tháng lưu lạc của Nguyễn
Du.
Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài, viết trong thời gian làm quan ở Phú Xuân và
Quảng Bình, từ năm 1804 cho đến năm ông qua đời (1820) là 16 năm. Trong thơ viết
phần phần nhiều về nỗi thất vọng nơi quan trường.
Bắc hành tạp lục: 132 bài viết trong thời gian đi sứ (1813-1814). khi đó Nguyễn
Du được nhà Nguyễn cử làm chánh sứ sang Trung Quốc tuế cống. Người ghi lại những
địa danh, hình ảnh, nhân vật hoàn cảnh cùng những hoài niệm riêng tư trong hành trình
đi sang xứ người.
1.1.2.3 Sáng tác chữ Nơm
Sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Du gồm các tác phẩm: Văn tế sống hai cô gái
Trường Lưu, Thác lời trai phường nón, Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn Chiêu hồn ca) và Đoạn trường tân thanh.
Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) gồm 3254 câu thơ dựa trên cốt truyện Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của
Nguyễn Du là vô cùng lớn. Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của con
người tài hoa nhưng bạc phận, là một truyện Nơm có giá trị nhân văn sâu sắc.
Văn chiêu hồn: Viết theo thể song thất lục bát. Ông viết để chiêu hồn cho những
sinh linh thuộc nhiều tầng lớp khác nhau nhưng tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn luôn
hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy.
1.2 Tập thơ “Bắc hành tạp lục” - một trong những tập thơ đi sứ tiêu biểu
Bắc hành tạp lục gồm 132 bài, được Nguyễn Du sáng tác trong thời gian đi sứ


Trung Quốc. Tập thơ cho ta thấy sự biến đổi lớn trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Du. Nếu hai tập thơ đầu nghiêng về việc thể hiện những bi kịch trong tâm hồn tác giả
thì Bắc hành tạp lục lại nghiên hẳn về con người, cuộc sống bên ngoài tài hiện và bình
luận vạn sự cổ kim. Hành trình đi sứ đã mang đến cho Nguyễn Du một cơ hội mở rộng
tầm nhìn. Bao nhiêu kiến văn thu nhận từ sách vở và những số phận con người từng ám
ảnh tâm hồn nhà thơ giờ đây đang hiện lên trước mắt. Cả một thế giới được tiếp xúc từ

thủa ấu thơ, khơng gian của một nền văn hóa với nhiều thành tựu rực rỡ:
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần như thất vọng gian
(Dấu cũ từ nghìn năm trước xa xôi
Điều sách chép rành rành nay hiện rõ trước mắt)
(Thương Ngô tức sự)
Cũng trên con đường đi sứ, Nguyễn Du đã phát hiện nhiều điều mới mẻ về thiên
nhiên, con người và cuộc sống trên đất nước Trung Hoa. Có lúc ơng khơng khỏi bàng
hồng trước cảnh thác hùng vĩ, có khi thảng thốt từ những điều trơng thấy hồn tồn
tương phản với những gì mình hằng nghe nói, đọc văn chương.
Nguyễn Du tìm thấy trên những nẻo đường đầy cổ cành, cựu tích của Trung Hoa
lời giải đáp về cuộc đời, về thân phận con người từng khiến ông day dứt… Nguyễn Du
không ngợp mắt trước cảnh phồn hoa nơi xứ lạ mà thường kiếm tìm dấu cũ của những
con người có phẩm cách phi thường, có số phận oan trái, bất hạnh. Những trung thần
nghĩa sĩ phải chịu oan khuất (Khuất Nguyên, Nhạc Phi, Giả Nghị,...) những tài tử, văn
nhân bị vùi dập (Đỗ Phủ, Liễu Tơng Ngun,...). Từ đó, người nghệ sĩ trong ơng cất
lên tiếng nói cảm thương, đau đớn, phẫn uất cho bao nhiêu kiếp người bất hạnh trên
suốt dòng thời gian kim cổ.
Cho nên, có thể nói Bắc hành tạp lục với khả năng khái quát hiện thực, thế sự rối
ren đương thời, vượt xa tất cả các tập thơ đi xứ của Văn học Việt Nam trung đại. Đồng
thời, tập thơ này còn thể hiện cảm hứng nhân đạo cao cả, độc đáo của Nguyễn Du.
Nguyễn Du đã đi từ cõi lòng ngổn ngang thất vọng, khổ đau của riêng mình để đến với
bao nhiêu khắc khoải của nhân sinh, của cõi người.


TIỂU KẾT
Cuộc đời Nguyễn Du với bao thăng trầm lận đận, chịu ảnh hưởng bởi thời cuộc
đổi thay, phức tạp ảnh hưởng rất lớn tới những sáng tác văn chương của ơng. Nguyễn
Du than số phận của mình, tiếc nuối về những ngày vàng son khi trước. Bên cạnh đó,
Tố Như cịn khóc thương cho những số phận con người bé nhỏ chịu sự áp bức bóc lột

của chế độ phong kiến thối nát cùng sự chi phối của đồng tiền. Đọc thơ Tố Như, ta
được khóc cùng số phận con người, phẫn uất với thực trạng xã hội đương thời qua tài
hoa xuất chúng của ơng.
Thơ chữ Hán nói chung và tập thơ Bắc hành tạp lục nói riêng đã thể hiện rõ nét
thế giới tâm hồn phong phú và phức tạp của nghệ sĩ lớn vừa có khả năng phản ánh và
khái quát hiện thực sâu sắc. Bởi vì, tác giả khơng tách rời cuộc đời mình khỏi số phận
của những kiếp người, đặc biệt là những “đấng tài hoa”. Dù cảnh có đẹp đến mấy, trong
thơ đi sứ của Nguyễn Du, chúng ta được ngược dòng lịch sử, cùng khóc thương cho
mn kiếp người tài hoa.


CHƯƠNG 2: NHỮNG CẢM THƯƠNG VÀ TRĂN TRỞ CỦA
NGUYỄN DU VỀ THÂN PHẬN CON NGƯỜI, TRONG MỐI TƯƠNG
QUAN XÃ HỘI VÀ NHỮNG HIỆN TƯỢNG LỊCH SỬ VĂN HĨA
2.1 Ngược dịng lịch sử, Nguyễn Du cảm thương cho muôn kiếp người
tài hoa bạc mệnh
Theo lẽ thường, thiên nhiên là một đề tài chiếm phần lớn trong thơ đi sứ của các
nhà thơ trung đại; thế nhưng trong 5 bài thơ trích từ tập Bắc hành tạp lục, người đọc
chỉ thấy sự xuất hiện của những đền đài, miếu mộ, những địa danh lưu giữ dấu tích của
văn nhân tài tử, trung thần nghĩa sĩ,... Nguyễn Du đã bỏ qua bức tranh thiên nhiên kì
thú để thâm nhập vào một hành trình khác - ngược dịng q khứ, tìm về cuộc đời của
những “đấng tài hoa” trong dòng thời gian kim cổ. Ấy chính là Khuất Nguyên, Đỗ Phủ
và Lý Bạch. Suy cho cùng, ở bất kì chặng đường đời nào, mối quan tâm lớn nhất của
đại thi hào Nguyễn Du luôn là số phận con người và câu hỏi nhức nhối nhất trong tâm
can ông là thân phận của muôn kiếp tài hoa.
Cũng chính bởi mối quan tâm lớn lao ấy, Nguyễn Du trở thành một trong những
gương mặt tiêu biểu nhất trong khuynh hướng cảm hứng nhân đạo. Nhân đạo chính là
đạo đức con người, được thể hiện ở sự thương yêu, quý trọng, bảo vệ con người. Cảm
hứng nhân đạo hướng tới con người nghèo khổ, bé nhỏ, nạn nhân của tầng lớp thống
trị suy đồi hoặc tệ nạn xã hội, sự đồng cảm với những đau khổ tinh thần, cảm thương

cho những số phận tài hoa bạc mệnh của loài người.
Nguyễn Du đã dành cho những “đấng tài hoa” tất cả tấm lịng trân trọng và cái
nhìn “biệt nhỡn liên tài” hiếm có. Qua ngịi bút Nguyễn Du, những Khuất Nguyên, Đỗ
Phủ, Lý Bạch đã trở thành hình mẫu cho vẻ đẹp lí tưởng của tài hoa, khí phách. Ngợi
ca Khuất Nguyên, Nguyễn Du viết: “Sở từ vạn cổ thiện văn chương” (Muôn đời Sở từ
vẫn là áng văn chương hay nhất - Tương đàm điếu Tam lư đại phu I). Hình ảnh Khuất
Nguyên hiện lên sống động như thể người đeo hoa lan, hoa chỉ đang còn ở đâu đây:
“Thử địa do văn lan chỉ hương” (Đất này còn thoảng mùi thơm hoa chỉ, hoa lan), “Đỗ
nhược châu biên hữu chúng phương” (Bên bờ Đỗ nhược có thêm những giống cỏ thơm
- Tương đàm điếu Tam lư đại phu I). “Sở bội tiêu lan” của ông - tức các thứ hoa Khuất
Nguyên thường đeo để tỏ lòng cao khiết - là thứ độc nhất, hậu thế khó lòng sánh bằng.


Viết về Đỗ Phủ, Nguyễn Du dành những mỹ từ cao quý: “Thiên cổ văn chương thiên
cổ si/ Bình sinh bội phục vị thường li” (Văn chương để lại muôn đời, là bậc thầy của
muôn đời/ Suốt đời ta khâm phục không lúc nào xa rời - Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ
I); “Văn chương quang diệm” (Thơ văn ngời sáng); “Cộng tiển thi danh sư bách thế”
(Ai cũng khen thơ thầy ngàn đời - Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ II). Lý Bạch hiện lên
trong thơ Nguyễn Du với khí phách hiên ngang xứng danh “tiên tửu”: “Thập niên tửu
tứ nhân gian thế/ Thiên tử hô lai do lạn tuý” (Mười năm lăn lóc rượu một quán/ Vua
gọi vào cung vẫn khướt say - Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích). Lý Bạch cũng là
con người liêm khiết, được ngàn đời kính nể: “Bạc thị vinh danh đồng tệ lý/ Thiên niên
thắng tích dĩ nhân truyền” (Danh vọng coi thường như giẻ rách/ Bởi người cảnh nghìn
năm nổi tiếng - Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích).
Đặc biệt, khi viết về những con người có tài văn chương, Nguyễn Du đã thể hiện
mối đồng cảm sâu xa của “người trong cuộc”. Bởi lẽ, Nguyễn Du cũng từng ôm ấp
hùng tâm, tráng chí song những biến động dữ dội của thời đại khiến ông rơi vào bi kịch
kẻ sĩ lỡ thời, thất thế. Ý thức sâu sắc về giá trị của tài năng, Nguyễn Du đã phải khóc
thương cho sự lụi tàn của những ước mơ, hoài bão; cho kiếp sống thừa mỏi mịn, vơ
nghĩa. Qua ngịi bút Nguyễn Du, những văn nhân, tài tử như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,

Lý Bạch đã trở thành hiện thân cho bi kịch của muôn kiếp tài hoa. Sống ở những thời
đại khác nhau, cách biệt cả trăm, ngàn năm nhưng họ đều phải gánh chịu “bản án”
chung khi tài năng không được trọng dụng: “Văn chương quang diệm thành hà dụng”
(Văn chương ngời sáng có ích gì - Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ II); khi thế giới xung
quanh đều say trong mộng mị, khơng ai hiểu được lịng thi nhân - người duy nhất tỉnh
thức: “Thiên cổ thùy nhân lân độc tỉnh/ Tứ phương hà xứ thác cơ trung?” (Nghìn xưa
có ai thương người một mình tỉnh táo/ Bốn phương có chốn nào gửi được mối cơ trung?
- Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu II). Không chỉ vậy, tài năng và nhân cách nhiều khi
còn trở thành “nguyên cớ” khiến họ bị vùi dập, hãm hại: “Nhất cùng chí thử khởi công
thi?” (Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay? - Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ I).
Đối diện với số phận đau thương, oan khuất của bao kiếp tài hoa, Nguyễn Du
không khỏi cay đắng, cảm thương. Ơng đã cất lên những câu hỏi xót xa: “Trực giao
hiến lệnh hành thiên hạ/ Hà hữu Ly Tao kế Quốc phong” (Ví như hiến lệnh được ban
hành trong thiên hạ/ Thì làm gì có được Ly tao nối tiếp Quốc phong? - Tương Đàm điếu


Tam Lư đại phu II). Dù đã chìm vào dĩ vãng, số phận bi kịch của họ vẫn khơi dậy trong
trái tim nhà thơ những buồn thương, đau đớn tột cùng: Cực mục thương tâm hà xứ thị”
(Nhướng mắt đau lịng khơng biết là đâu - Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu I); “Sở
quốc oan hồn táng thử trung/ Yên ba nhất vọng diểu hà cùng” (Oan hồn của nước Sở
chơn tại nơi này/ Khói sóng mênh mơng cứ ngóng theo khơn cùng - Tương Đàm điếu
Tam Lư đại phu II). Mỗi thân phận tài hoa bị đày đọa, dẫu cách biệt cả ngàn năm vẫn
khiến Nguyễn Du rơi lệ: “Dị đại tương liên không sái lệ” (Ở hai thời đại khác nhau,
thương nhau, luống lơi lệ - Lỗi Dương Đỗ Thiếu lăng mộ I). Ông gửi vào những bài thơ
sự thấu hiểu, niềm tiếc thương, đau xót: “Trù trướng tư nhân bất phục kiến/ Viễn lai sử
ngã tâm mang nhiên” (Buồn vì khơng thấy lại được người ấy/ Khiến ta từ xa đến thấy
lòng bùi ngùi - Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích); và cả sự bất bình trong nỗi
thương cảm: “Ðộc bi dị vực ký cơ phần” (Riêng ta thương phần mộ đìu hiu - Lỗi Dương
Đỗ Thiếu lăng mộ II)
Có thể nói, niềm cảm thương, đau đớn đã trở thành chủ âm trong cả 5 tác phẩm.

Tác phẩm nào cũng có sự xuất hiện của trường từ vựng chỉ nỗi buồn: bi, cô, trướng,
thương tâm, lệ…, thể hiện giọng điệu cảm thương đặc trưng trong thơ đi sứ của Nguyễn
Du. Dẫu biết rằng điều duy nhất có thể dành cho những con người ấy chỉ là giọt lệ xót
xa, đau đớn nhưng nhà thơ vẫn băng qua mọi khoảng cách để đón nhận, sẻ chia; để tiếc
tài, thương tài. Hình tượng chủ thể và khách thể trong các bài thơ đã hoà nhập trọn vẹn
trong sự thấu hiểu, đồng cảm sâu xa.
Đặc điểm chung về đề tài vịnh sử trong nhiều tập thơ đi sứ là tính khn mẫu, sự
chuẩn mực trong cách miêu tả, nhận xét, đánh giá. Các tác giả thường thuật lại những
chi tiết, sự kiện tiêu biểu: đưa ra những lời “cẩn án” kiểu sử gia. Nguyễn Du không
dừng lại ở đó, mà thường thể hiện cách nhìn riêng, nhiều khi trái ngược với “dư luận”
chính thống. Khi viết về Đỗ Phủ, người đời sau ai cũng ca tụng tài thơ “làm kinh động
quỷ thần”, riêng Nguyễn Du lại đồng cảm, chia sẻ đến tận cùng những cay đắng, bất
hạnh mà số phận dội xuống một kiếp tài khoa. Ông nhìn thấy sau ánh hào quang của
một “thi thánh” bao niềm đau vượt sức chịu đựng của con người. Hay những gì nghe
nói và đang xảy ra được nhấn mạnh nhiều lần, sự tương phản nổi bật sâu sắc. Đó là cảm
thương cho bi kịch trung thần nghĩa sĩ “tỉnh khi đời say”: “Thiên hạ thuỳ nhân lân độc
tỉnh/ Tứ phương hà xứ thác cô trung” (Ngàn năm trước ai hiểu người tỉnh một


mình/Bốn phương lịng trung biết gửi nơi nào? - Tương đàm điếu Tam lư đại phu II).
Nguyễn Du đã mở ra một lối đi riêng, một hướng tiếp cận mới trong đề tài vịnh
sử. Đối với ông, những con người, những sự kiện của quá khứ đã trở thành đối tượng
để kí thác tư tưởng, tình cảm. Hình như, nhờ vào quãng cách “an toàn” của thời gian
lịch sử và không gian rộng mở trên con đường đi sứ, Nguyễn Du “cho phép” mình được
tự do cất lên những câu hỏi nhức nhối, những tiếng khóc đau thương và tiếng thét căm
phẫn đã tích tụ, chồng chất bấy lâu! Để rồi từ đó, nhà thơ gửi vào Bắc hành tạp lục
những thơng điệp đậm tính thời sự và có ý nghĩa muôn đời
2.2 Từ việc thể hiện nỗi niềm bi phẫn trước số phận con người, Nguyễn
Du đã phản ánh bức tranh xã hội đương thời lẫn bày tỏ triết lí về nhân tình
thế thái

Cảm hứng thế sự bắt đầu hình thành từ thế kỉ XVI và phát triển mạnh trong hai
thế kỉ XVIII, XIX. Nói đến cảm hứng thế sự là nói đến cảm hứng về cuộc sống đời
thường, về con người ở thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự thường hướng
đến sinh hoạt hàng ngày của con người, khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường,
khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quý trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh
phúc con người.
Trong văn học trung đại, cảm hứng thế sự phản ánh hiện thực xã hội, các vấn đề
về xã hội, nhân sinh có tính chất thế tục. Bên cạnh đó, cảm hứng thế sự trong văn học
trung đại còn phản ánh bức tranh xã hội đương thời với các mặt kinh tế, chính trị, văn
hóa, tập tục; tình trạng xã hội bất cơng, đạo đức suy đồi; bộ mặt đen tối của giai cấp
thống trị và số phận đau khổ của nhân dân,...Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại
đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong thời kỳ sau.
Cảm hứng thế sự trong các tác phẩm của Nguyễn Du được thể hiện vô cùng rõ
nét. Bởi vì, ơng là một con người tài hoa ln nặng gánh ưu tư với nhân dân, với đất
nước, với xã hội, đặc biệt là với những ngang trái trong đời, khơng hề tách rời cuộc đời
mình khỏi số phận của một lớp người, một thời đại. Mỗi câu thơ đều bao hàm tâm sự
của nhà thơ, bộc lộ thái độ sống của nhà thơ một cách hết sức rõ rệt, những suy tư, triết
lý về nhân tình thế thái; sự phức tạp của các mối quan hệ nhân sinh; sự tha hóa đạo đức
của con người; các giá trị bị đảo lộn. Thậm chí, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du


bộc lộ đều phản ánh bức tranh đời sống xã hội, chính trị đương thời: giai cấp thống trị
suy đồi; chiến tranh loạn lạc; cuộc sống của người dân đói khổ, bế tắc,…
Trong Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu II, ông viết:
“Sở quốc oan hồn táng thử trung
Yên ba nhất vọng diểu hà cùng”
(Oan hồn của nước Sở chôn vùi tại chốn này đây
Vời trơng khói sóng mênh mơng chẳng biết đến đâu là tận cùng.)
Nguyễn Du đã khẳng định một sự thực lịch sử bi thảm vào bậc nhất của lịch sử
Trung Quốc: Khuất Nguyên vì tài năng, trung nghĩa, yêu nước nên bị ghen ghét, vùi

dập, xua đuổi, và khi bất lực tuyệt vọng trước vua u mê, trước những kẻ tiểu nhân xâu
xé hoành hành tổ quốc mình, ơng đã phải đau đớn tự trầm mình xuống sơng. Như vậy
khơng chỉ khóc thương cho số phận của của Khuất Nguyên, Nguyễn Du còn bày tỏ thái
độ phê phán ngầm song cũng khá gay gắt của ông đối với triều đình nước Sở.
Đối diện với số phận đau thương, oan khuất của bao kiếp tài hoa, Nguyễn Du đã
cất lên những câu hỏi xót xa, bi phẫn:
“Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ
Hà hữu Ly Tao kế Quốc phong”
(Ví như hiến lệnh được ban hành trong thiên hạ
Thì làm gì có được Ly tao nối tiếp Quốc phong?)
(Tương Đàm điếu Tam Lư đại phu II)
Nguyễn Du đưa ra một giả thiết lịch sử não lịng mà nó đã không hề xảy ra: nếu
Khuất Nguyên được thiên tử nước Sở trọng dụng và những tư tưởng trị quốc bình thiên
hạ của ơng được Sở Hồi vương ủng hộ, được thực hiện tốt đẹp, thì sẽ khơng có một
kiệt tác của Sở từ xuất hiện! Chính Nguyễn Du đã cảm nhận sâu sắc một trong những
bi kịch của lịch sử mà bản thân ông cùng gia tộc từng nếm trải, đó là tình trạng đối chọi
giữa tầng lớp viên chức trí thức với “trạng thái khơng an tồn của cuộc đời, sự không
ổn định trong số phận của những phần tử của nó xét với tư cách cá nhân” mà trong đó,
“Chịu chi phối của chính quyền độc tài tuyệt đối và chuyên chế, những quan chức cao
cấp nhất cũng có thể biến mất đi từng ngày một, ngày hơm nay cịn là thượng thư, nhưng


ngày mai đã chết trong xó ngục…” (Êchiên Balat)
Nhất cùng chí thử khởi cơng thi
(Một thân nghèo đến thế, há phải vì hay thơ?)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ II)
Từ việc thương cho Đỗ Phủ, thương cho chính mình, Nguyễn Du bày tỏ nỗi niềm
trước thực tại đáng buồn của xã hội lúc bấy giờ. Ý thơ rõ như ban ngày: Ý thơ rõ như
ban ngày: “ Ông khổ cùng đến thế phải chăng là tại vì ơng làm thơ hay?”. Vậy đời càng
khốn thì thơ càng hay. Khơng phải thơ làm cho người ta khốn cùng, chính vì có khốn

cùng rồi thơ mới hay.
Với Nguyễn Du, đề tài vịnh sử còn là phương tiện để bày tỏ những suy ngẫm về
cuộc đời hiện tại. Nếu hầu hết các tác giả khác kết thúc bài thơ vịnh sử bằng lời bàn về
đối tượng được miêu tả thì Nguyễn Du thường chốt lại bằng mối liên hệ, so sánh với
thực tại - hầu hết là nhấn mạnh sự đối lập, tương phản gay gắt. Cái đẹp, cái cao cả của
một thời quá khứ càng phơi trần những phàm tục, xấu xa đang nhan nhản ở ngay trước
mắt! Nguyễn Du cịn tìm thấy ở quá khứ đó lời giải đáp cho nhiều nỗi trăn trở, day dứt
khi đối diện với con người và thời đại mình. Đây đó, vẫn có dấu ấn của tư tưởng “tạo
vật đố tài”, nghiệp chướng văn chương… nhưng khi tái hiện các số phận bi kịch, khi
miêu tả các nhân vật phản diện, Nguyễn Du đã chỉ ra nguồn gốc gây nên mọi nỗi bất
hạnh, khổ đau. Đó là sự lộng hành của cái ác, sự bất cơng, bất chấp đạo lí đang hiện
hình trong những hơn quân, bạo chúa, gian thần… Cái nhìn của nhà thơ thấu suốt bản
chất của một thể chế xã hội đang suy vong, một cõi đời nhơ đục và hỗn tạp, đầy rẫy sự
tha hố, suy đồi.
Nhà thơ Vương Trí Nhàn đã rất tinh tế khi so sánh những thông điệp mà Nguyễn
Du gửi gắm trong Truyện Kiều và trong thơ chữ Hán: “Nếu Kiều khai thác mối cảm
thông giữa người với người, thì thơ chữ Hán chọn cách tác động của sự thức tỉnh. Kiều
an ủi ta, còn thơ chữ Hán làm phiền ta, buộc ta phải đặt lại nhiều vấn đề của đời sống.
Kiều là du xuân, là tiếng khóc nhớ nhà, là những cảnh đầy ải khơng rõ nguyên nhân tại
sao. Thơ chữ Hán là chuyến đi xa đơn độc, là con người đối diện với sách vở, với thời
gian và lịch sử...” [4]


TIỂU KẾT
Nhân đạo chính là cảm hứng nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du, đó là sự cảm
thương và thái độ trân trọng, nâng niu tài năng của những kiếp người “tài hoa bạc
mệnh”. Khi viết về những con người có tài văn chương, Nguyễn Du đã thể hiện mối
đồng cảm sâu xa của “người trong cuộc”. Bởi lẽ, Nguyễn Du cũng từng ơm ấp hùng
tâm, tráng chí song những biến động dữ dội của thời đại khiến ông rơi vào bi kịch kẻ sĩ
lỡ thời, thất thế. Ý thức sâu sắc về giá trị của tài năng, Nguyễn Du đã phải khóc thương

cho sự lụi tàn của những ước mơ, hồi bão; cho kiếp sống thừa mỏi mịn, vơ nghĩa.
Trong thơ Nguyễn Du thường có sự giao thoa giữa cảm hứng nhân đạo và cảm
hứng thế sự. Bày tỏ nỗi lịng xót xa, đồng cảm khi viết về những kiếp người “tài hoa
bạc mệnh” nhưng đằng sau những câu thơ ấy còn bao hàm tâm sự của nhà thơ, bộc lộ
thái độ sống của nhà thơ một cách hết sức rõ rệt, những suy tư, triết lý về nhân tình thế
thái; sự phức tạp của các mối quan hệ nhân sinh; sự tha hóa đạo đức của con người; các
giá trị bị đảo lộn. Thậm chí, mọi đau buồn, phẫn uất mà Nguyễn Du bộc lộ đều phản
ánh bức tranh đời sống xã hội, chính trị đương thời: giai cấp thống trị suy đồi; chiến
tranh loạn lạc; cuộc sống của người dân đói khổ, bế tắc,…


CHƯƠNG 3: NGUYỄN DU - NHÀ NHO TÀI TỬ CỦA NỀN VĂN
HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Trong văn học Việt Nam trung cận đại hình thành mẫu hình nhà nho tài tử, xuất
sinh từ đô thị kiểu thị tứ, kẻ chợ, không mấy phát triển, mang yếu tố cá nhân phi Nho,
phi Trang. Tên đầy đủ “nhà nho tài tử” được ghi bằng tiếng Việt có lẽ đầu tiên từ
Trương Tửu trong cơng trình về Nguyễn Cơng Trứ. Trần Đình Hượu trong Nho giáo
và văn học Việt Nam trung cận đại nói rằng ơng quan niệm nhà nho tài tử của ông khác
“khái niệm “tài tử” thường dùng mà cũng không đồng nghĩa với khái niệm “tài tử” Kim
Thánh Thán dùng để đánh giá một số tác phẩm văn học Trung Quốc”. Ông xác định
nhà nho tài tử trong ba mẫu nhà nho: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử,
và để khi giải thích hiện tượng ba thể loại hát nói, ngâm khúc, truyện nơm thì mẫu nhà
nho tài tử là một giả thuyết khoa học có thể cắt nghĩa thích hợp. Nhà nghiên cứu Phạm
Văn Hưng đề xuất sự kết hợp của ba loại nhà nho trong bài viết Trần Đình Hượu với
việc phân loại mẫu nhà nho trong văn học Việt Nam trung cận đại. Bằng sự cẩn trọng,
nghiêm túc trong tư liệu và trong những nhận định, anh cho rằng “có ba dạng kết hợp
của những mẫu nhà nho là: hành đạo - ẩn dật như trường hợp của Nguyễn Trãi, ẩn dật
và tài tử như trường hợp Phạm Thái và hành đạo - tài tử như trường hợp Nguyễn Công
Trứ”. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang
chia nhà nho thành hai loại đối lập: nhà nho chính thống (hành đạo và ẩn dật) và nhà

nho phi chính thống “được thể hiện trong văn học thành người tài tử/ nhà nho tài tử”.
Theo nhà nghiên cứu, “Người quân tử đề cao Tâm, Chí, Đạo, Nghĩa, Khí” và “Người
tài tử khác với người quân tử, đề cao Tài, Tình, Du, Mỹ”. Trong khn khổ bài viết,
chúng tôi sử dụng dạng kết hợp “hành đạo - tài tử” và dựa trên những phẩm chất của
người tài tử để tìm hiểu sự biểu hiện loại hình này trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, cụ
thể khảo sát qua 5 bài thơ đi sứ trích trong tập Bắc hành tạp lục.
Tài - Theo nhận định của các nhà nghiên cứu là yếu tố đầu tiên làm nên phẩm
chất nhà nho tài tử. Tài ở đây có thể hiểu là tài hoa, là năng khiếu nghệ thuật vượt bậc
của các nhà thơ. Nguyễn Du xem việc sáng tác thơ là lẽ sống của mình “Bách niên cùng
tử văn chương lý”(Cuộc đời trăm năm chết xác trong chốn văn chương- Mạn hứng).
Chính vì lẽ sống đó, Nguyễn Du đã trở thành đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn


hố thế giới, ơng là một trong năm người hay chữ nhất nước Nam ta lúc bấy giờ. Thơ
chữ Hán của Nguyễn Du xứng đáng là “những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt ẩn
chứa những tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ trong một nghìn năm thơ văn chữ
Hán của ông cha ta đã đành mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa”
Người tài tử xem tài năng là cốt tủy của sự khẳng định bản ngã nên việc thể hiện
tài năng văn chương ln là một u cầu có tính tiên quyết. Do vậy, sáng tác văn chương
có một sức hút mãnh liệt đối với các nhà nho tài tử. Tuy nhiên, trong thơ Nguyễn Du
ta không thấy ông nhắc nhiều đến cái tài của chính ơng. Ngược lại, ta thấy Nguyễn Du
ca ngợi cái tài của con người thế gian. Nguyễn Du ngược dòng lịch sử để ca ngợi lên
cái tài của những “đấng tài hoa”, đối với ông cảnh đẹp khi đi sứ không thể hấp dẫn bằng
những trang sử của con người tài năng, cả đời hiến mình vì văn chương. Từ cái tài của
Nguyễn Du, đến mối quan tâm đến cái tài có thể khẳng định một phần Nguyễn Du là
nhà nho tài tử khi nhìn từ phương diện thứ nhất.
Từ số phận của những con người tinh hoa và khổ đau, tác giả Bắc hành tạp lục đã
phát hiện, khái quát những quy luật phản ánh bản chất của xã hội đương thời; đã nêu
lên, đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa lâu bền về chữ “Tài” trong thâm tâm con người tài
tử.

“Dị đại tương liên khơng sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi cơng thi?”
(Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống lơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 1)
Tình - yếu tố quan trọng thứ hai, góp phần hồn thiện phẩm chất người tài
tử. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thì Tình thường song hành cùng với Tài trong
suốt cuộc đời của một nhà nho tài tử. Tình có hữu tình và ái tình. Hữu tình được hiểu
là nhiều tình cảm (đa cảm), nhạy cảm,... Ái tình khơng hẳn chỉ là “sự hơn nhân mà có
khi cịn vượt ra khỏi “ngũ luân nho giáo”. Thơ chữ Hán Nguyễn Du thiên về hữu tình
hơn là ái tình.
Sự nhạy cảm của tâm hồn, khiến tình bàng bạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn


Du. Lịng ln “sẵn mối thương tâm”, nên những năm tháng rong ruổi trên con đường
đi sứ, con người ấy đã ghi lại biết bao câu chuyện về con người, những số phận bi ai
của con người tài hoa. Nhà thơ đồng cảm, thương xót cho những con người tài giỏi
nhưng cuộc đời lại lắm bi kịch. Bên cạnh tiếng khóc thương, nhà thơ tái hiện lại vạn cổ
sầu trong khoảnh khắc hoang tàn của thời hiện tại, để rồi nhắc nhở người đời ý thức về
thực tại.
Chỉ 3 nhân vật tài hoa qua 5 tác phẩm, trung nghĩa bị dập vùi, đày đọa, Nguyễn
Du đã nêu lên, đã nhấn mạnh một “tiêu chí” khơng bao giờ cũ để đánh giá nhân cách
của người “cầm cân nảy mực”, bản chất của một xã hội, chất lượng văn minh của một
thời đại - thái độ ứng xử đối với tài hoa! Đọc tác phẩm, người đọc cảm nhận rõ ràng
cái tình xuyên suốt cả bài. Đây cũng là một nội dung quan trọng góp phần làm nên tư
tưởng nhân văn đặc sắc, đó cũng là cái Tình đặc biệt trong thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Tính - được nhấn mạnh ở nghĩa Tâm chân thực, là tính người. Tuy đề cập đến
nhiều vấn đề từ chính sự, lý tưởng, bổn phận cho đến những chân trời lưu lạc, hoài niệm
cố hương… nhưng cảm hứng chủ đạo làm nên tấm lòng nghĩ đến ngàn đời vẫn là hiện
thực đau đớn lòng phơi bày trước mắt.

“Dị đại tương liên khơng sái lệ,
Nhất cùng chí thử khởi công thi?”
(Ở hai thời đại khác nhau, thương nhau, luống lơi lệ
Cùng khổ đến thế há phải bởi tại thơ hay?)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ 1)
Tất cả đều gợi nên niềm thống khổ bi thương. Những năm tháng đi sứ là những
năm tháng nhà thơ ghi lại những nỗi buồn, những tâm sự khó giải bày trước mảnh đời
đen trắng. Đối lập với sự thừa thãi, tàn ác, ngu si của tầng lớp trên. Chỉ có cái tâm thực
sự mới giúp Nguyễn Du nhìn nhận, khai thác cuộc sống bằng những chiều kích mới.
Thực hơn trong những lời lẽ văn chương. Và cũng chỉ có cái tâm chân thực mới giúp
người đọc, người đời sau hiểu được, tại sao Nguyễn Du lại ngược dòng quá khứ, suy
tư về những “đấng tài hoa đã qua”.
Du - chơi, người tài tử hay nói đến chơi như một phong cách để thỏa mãn


nhu cầu cá nhân. Có hai cách chơi: chơi ngao du thích chí và hành lạc, tùy người mà
có sự lựa chọn cách chơi khác nhau. Tuy nhiên trong thơ Nguyễn Du khơng có cái chơi
của người tài tử hành lạc. Thơ Nguyễn Du là những trang thơ với nỗi buồn chất ngất.
Các bài thơ nghiêng hẳn về mục đích biểu lộ tâm trạng. Số lượng câu, chữ tả cảnh
trong mỗi bài thường ít hơn phần tả tình. Cảnh chỉ là cái cớ để tình được thổ lộ.
“Đào Hoa đàm thuỷ thiên xích thanh,
Đàm thượng tùng bách đơng do thanh”
(Đầm Đào Hoa nghìn thước nước trong
Bên bờ tùng bách thắm tươi xanh)
(Đào Hoa đàm Lý Thanh Liên cựu tích)
Hầu hết, các bài thơ đều kết thúc bằng những nỗi buồn, buồn cho thân phận nhọc
nhằn, buồn cho kiếp “dị hương nhân” cô đơn, lạc lọc, buồn cho giấc hương quan chỉ là
ảo mộng,.... nỗi buồn ấy đã bao trùm thời gian và không gian; nhuộm mọi khung cảnh
thiên nhiên trong sắc màu ảm đạm..
“Biên chu giang thượng đa thu tứ,

Trướng vọng Lỗi Dương nhật mộ vân”
(Thuyền sông thu nhớ thêm nhiều,
Buồn trông theo đám mây chiều Lỗi Dương)
(Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ kỳ II)
Mỹ - cái đẹp. Cái đẹp xưa nay vẫn xuất hiện với tần số lớn trong văn chương,
nhưng đối với người tài tử thì thích cả mỹ cảnh và mỹ nhân. Người tài tử luôn thể hiện
sự yêu quý mỹ nhân, thương xót cho giai nhân. Nhưng khác với những nhà nho tài tử
cùng thời, Nguyễn Du khơng háo hức như Nguyễn Cơng Trứ. Vì vậy, tính mỹ trong
thơ chữ Hán đi sứ Nguyễn Du thể hiện không thực sự rõ nét. Nếu điều kiện cho phép,
có thể mở rộng phạm vi khảo sát, có lẽ có thể khẳng định chắc chắn phương diện Mỹ
trong thơ Nguyễn Du và con người Nguyễn Du.

TIỂU KẾT
Từ hững phân tích, nhận định trên cho thấy loại hình nhà nho tài tử trong thơ chữ


Hán Nguyễn Du có những biểu hiện khác so với các nhà nho tài tử cùng thời như
Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Qt... Các phẩm chất Tài, Tình, Tính, Du, của người tài tử
ít nhiều đều được thể hiện trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhưng góp phần làm nên
thành cơng, vẫn là phẩm chất Tình và Tính. Chỉ với Tình và Tính con người cơ đơn
ln sầu, ln mộng mới bày tỏ được những nỗi niềm sâu kín khó có thể hỏi trời; mới
thể hiện được sự đồng cảm với Miền gái đẹp (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và sẻ chia với
những số phận khốn khổ trong cuộc đời.


KẾT LUẬN
Nguyễn Du được coi là một trong những nhà văn và nhà thơ vĩ đại nhất của nền
văn học Trung đại Việt Nam. Ông là một nhà nho và tài tử, với nhiều đóng góp quan
trọng cho văn học, lịch sử và văn hoá của Việt Nam. Tác phẩm của ơng khơng chỉ có
giá trị văn học cao, mà còn mang lại những giá trị về lịch sử, triết học và đạo đức.

Nguyễn Du đã phản ánh sâu sắc những nỗi niềm bi phẫn, lo âu và tuyệt vọng trong
cuộc sống của mình, đặc biệt là trước bối cảnh xã hội đương thời. Tác phẩm của ông
thường bày tỏ những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống, nhân sinh, tình u và đạo đức, qua
đó gửi gắm những thơng điệp tinh tế và ý nghĩa đến người đọc.
Qua các tác phẩm, ta có thể thấy rõ nhân đạo là khuynh hướng cảm hứng chính và
ơng cũng là một nhà nho tài tử tiêu biểu. Các tác phẩm của ông đầy tình cảm, sử dụng
các thủ pháp văn học đa dạng để tạo ra những tác phẩm độc đáo và đầy tính nghệ thuật,
và ln là những cảm hứng cho những người yêu thơ và văn học. Vì vậy, việc tìm hiểu
khuynh hướng cảm hứng và nhận diện loại hình tác giả của Nguyễn Du qua các tác
phẩm TƯƠNG ĐÀM ĐIẾU TAM LƯ ĐẠI PHU (KỲ 1 VÀ KỲ 2), LỖI DƯƠNG ĐỖ
THIẾU LĂNG MỘ (KỲ 1 VÀ KỲ 2), ĐÀO HOA ĐÀM LÝ THANH LIÊN CỰU TÍCH là
những tác phẩm rất quan trọng trong việc hiểu thêm về văn học Việt Nam và giúp các
độc giả yêu thơ và văn học có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa và nghệ thuật
của đất nước ta.
Các tác phẩm của Nguyễn Du còn được đánh giá cao về giá trị nghệ thuật và văn
hóa, đã được dịch và xuất bản trên nhiều nước trên thế giới. Các tác phẩm của ơng cũng
được đưa vào giáo trình học tập và được coi là một phần không thể thiếu của văn học
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lã Nhâm Thìn - Vũ Thanh (chủ biên) (2015), Giáo trình Văn học Trung đại Việt
Nam (Tập 2), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr 159 - tr 168.
2. Trần Đắc Trung (2019), Nguyễn Du và “Bắc hành tạp lục”, Hội văn học Nghệ
thuật Nam Định, Tạp chí Văn nhân số 127.
3. Nguyễn Du, Bắc hành tạp lục, thivien.net, Ngày truy cập: 9/4/2023, Link truy


cập:

/>
h%C3%A0nh-t%E1%BA%A1p-l%E1%BB%A5c/group-54FqVRLsFMDQXLFLKHe2Q

4. Nguyễn Thị Nương (2021), Nguyễn Du và cảm hứng liên tài trong Bắc hành tạp
lục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguvan.hnue.edu, Ngày truy cập:
9/4/2023, Link truy cập
/>5. Hà Ngọc Hòa (2016) , Thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhìn từ loại hình nhà nho
tài tử, Nghiên cứu Văn học số 3 - 2016, Tr 15 - tr 24.
6. Nguyễn Thị Nương (2020), Bắc Hành tạp lục trong dòng thơ đi sứ, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, nguvan.hnue.edu, Ngày truy cập: 9/4/2023, Link truy cập:
/>7. Trần Thị Hoa Lê, Văn chương Nguyễn Du- hành trình nhập thế và giải thoát,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nguvan.hnue.edu, Ngày truy cập: 11/4/2023,
Link truy cập:
/>8. Nguyễn Anh Tuấn (2019), Khuất Nguyên trong trái tim Nguyễn Du. Bài 1:
Hương hoa lan của hồn oan nước Sở, Vanchuongviet.org, Ngày truy cập:
11/4/2023, Link truy cập:


×