Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tập lớn HP: Đại cương báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.97 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: ĐẠI CƯƠNG VỀ BÁO CHÍ
TÊN CHỦ ĐỀ
ĐỀ BÀI: Anh/ chị hãy trình bày quy trình hình thành một
tác phẩm báo chí. Theo anh/chị, bước nào trong quy trình là
quan trọng nhất? Hãy áp dụng quy trình hình thành một tác
phẩm báo chí để hãy tạo lập một tác phẩm báo chí theo loại
hình báo viết đề cập đến một vấn đề thời sự hiện nay.

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Huyền
Mã sinh viên: 715611047
Lớp: PHIL 203-K71 Văn học.1_LT

Điểm

Lời phê của giảng viên

1


Hà Nội, tháng 12 năm 2022

2


1. MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, báo chí trở thành người
cung cấp tin tức chính và đưa đến các ý kiến phản hồi của người


dân. Tác phẩm báo chí là sản phẩm của tri thức người nhà báo,
được viết ra và đăng tải công khai, được truyền tới tay người đọc
bằng các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: internet, điện
thoại di động, blog, podcast và nguồn cấp dữ liệu RSS. Để có một
bài báo đảm bảo chất lượng, mang lại được những già trị thiết
thực, người viết cần phải trình bày tác phẩm báo chí của mình
theo một quy tắc nhất định của quy trình làm báo. Quy trình viết
báo được quy định rõ ràng, viết báo không nhất định phải rập
khuôn theo công thức, một bài báo hay là một bài báo vừa đảm
bảo các quy trình lại vừa phát huy năng lực sáng tạo của nhà báo,
viết sao để cho công chúng thấy hợp lý, dễ hiểu và hấp dẫn người
đọc. Quy trình sản xuất một bài báo, cũng giống như quy trình
sản xuất của cải vật chất, theo các bước làm cụ thể, nhưng vẫn
linh hoạt theo đặc điểm của báo chí.
2. NỘI DUNG
2.1 Quy trình hình thành một tác phẩm báo chí
Q trình thực hiện một tác phẩm báo chí được trải qua các
giai đoạn giống như một quy trình sản xuất của cải vật chất,
nhưng có được tính linh hoạt và sáng tạo riêng của từng loại báo.
Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình nghĩa là "trình tự phải tuân theo
để tiến hành một cơng việc nào đó". Vậy, quy trình sáng tạo một
tác phẩm báo chí là trình tự các bước tiến hành để hình thành nên
một tác phẩm báo chí, bao gồm các bước làm nhà báo cần phải
tuân thủ và sáng tạo theo khn của quy trình ấy. Đây là quy
trình tác nghiệp. Nhà báo cần phải phát huy năng lực sáng tạo
của bản thân ở một mức cao, nhưng đều phải tuân thủ và hướng
mình tới quy trình này. Trước khi được cấp thẻ hành nghề, mỗi
một nhà báo đều phải được đào tạo qua trường lớp, nắm chặt và
ghi nhớ các bước quy trình này.
Quy trình hình thành nên tác phẩm báo chí có thể chia thành

5 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm có 2 bước như sau:
2.1.1 Giai đoạn 1: Xác định chủ đề và ý đồ cụ thể của
tác giả
1


Bước 1: Chọn tin/ chọn chủ đề của bài báo
Lựa chọn chủ tin/ chủ đề tức là lựa chọn phạm vi nghiên cứu
để phản ánh trong tác phẩm, việc này giúp nhà báo lựa chọn được
một mâu thuẫn có tính thời sự trong đời sống rộng lớn cần phải
giải quyết. Muốn có chủ đề hay, nhà báo cần phải có bước tìm tịi,
nghiên cứu và xác định được giới hạn tác phẩm của mình, từ đó
mong muốn truyền đạt ý nghĩa thời sự gì đối với cơng chúng.
Trong cuốn Giáo trình lý luận báo chí truyền thơng, tác giả Dương
Xn Sơn khẳng định: "chủ đề bài báo chính là phần kiến thức
của tác giả về sự kiện hay mâu thuẫn cụ thể trong thực tế được
ghi lại bằng ngôn ngữ hoặc hình ảnh" 1. Cơng việc lựa chọn chủ đề
của bài báo là khâu việc làm quan trọng, mang tính sáng tạo cao
và tinh thần trách nhiệm cao của người nhà báo. Chọn lựa được
một chủ đề tốt sẽ định hướng cho những bước làm tiếp theo đúng
đắn và hiệu quả. Để lựa chọn được chủ đề tốt, cần có nền tảng lý
thuyết làm cơ sở, hiểu đúng đắn và phân biệt được đề tài và chủ
đề bài báo.
"Đề tài là các lĩnh vực thuộc phạm vi nhất định của cuộc
sống, nó có tính ổn định tương đối (cịn gọi là chủ đề theo nghĩa
rộng) như kinh tế, chính trị, thể thao, quốc phịng…" 2. Đề tài có
thể lặp lại nhiều lần, có một số nhà báo lấy một đề tài là lĩnh vực
chun mơn của mình. Đề tài mang nghĩa rộng hơn chủ đề. Chủ
đề là một phương diện của thực tế khách quan, được ghi lại trong
một thời điểm cụ thể, thể hiện tư tưởng của người viết báo. Ngược

lại với đề tài, chủ đề khơng có tính lặp lại, thậm chí khơng được
phép lặp lại. Nó mang tính mới mẻ, phổ qt những gì đang xảy
ra trong cuộc sống vận động không ngừng. Đây là công đoạn đòi
hỏi người viết báo phải đến tận nơi, quan sát kỹ sự việc và tiếp
xúc với nhiều người để thu thập dữ liệu cho tác phẩm báo chí của
mình.
Bước 2: Xác định nội dung cụ thể bài báo
Mỗi tác phẩm báo chí được xuất bản, ln mang ý đồ của
người viết, ý đồ là mục đích, dự kiến của nhà báo. Người viết báo
cần căn cứ vào nhiệm vụ của báo chí nói chung và nhiệm vụ của
Dương Xn Sơn (tái bản lần 1), Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, Nxb Giáo dục Việt
Nam, tr. 206
2
Dương Xuân Sơn (tái bản lần 1), Giáo trình lý luận báo chí truyền thông, Nxb Giáo dục Việt
Nam, tr. 206
1

2


từng tờ báo nói riêng để xác định được mục đích của tác phẩm
báo chí. Sau khi xác định được các nhiệm vụ cần phải hoàn thành,
người viết cần chú ý đến khả năng tác động của bài báo mình sắp
trình bày, đây cũng là bước giúp nhà báo viết đúng được đối
tượng và đích đến của tư tưởng bài báo truyền đạt.
Sau khi xác định được ý đồ, nhà báo lựa chọn thể loại mình
muốn viết. Cơng đoạn này địi hỏi nhà báo có hiểu biết sâu sắc về
đối tượng tiếp nhận để lựa chọn được văn phong và cách thể hiện
phù hợp, nhằm đưa hiệu quả đạt được đến mức cao nhất. Tuy
nhiên, cũng cần phân biệt 2 bước trên, chủ đề là bước thức nhất,

cần là trước khi muốn xác định ý đồ. Ý đồ luôn luôn rõ ràng và tỉ
mỉ hơn bước xác định chủ đề.
2.1.2 Giai đoạn 2: Lập kế hoạch nội dung và kế hoạch
thu thập tư liệu cho tác phẩm
Bước 3: Xây dựng đề cương bài báo
Đây là bước xây dựng kế hoạch lập luận thể hiện chủ đề bài
báo trong tác phẩm. Công việc này là tiền đề cho bước tiếp theo
xây dựng đề cương để thu thập dữ liệu viết báo. Lập luận là thao
tác cơ bản của quy trình sáng tạo. Một bài báo hay là một bài báo
đưa ra các lập luận chặt chẽ chinh phục công chúng bằng lý lẽ,
hướng họ tới những quyết định hợp lý. Các lập luận cần phải thể
hiện được ý đồ và chủ đề bài báo một các khái quát, có thể lập
luận theo các vấn đề chủ yếu như: nguyên nhân của sự kiện, hiện
tượng, ý nghĩa của chúng, quá trình xuất hiện và phát triển sự
kiện, … Đồng thời, người viết cũng cần phải chỉ ra mâu thuẫn của
vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết kèm theo. Lập luận
đảm bảo tính khoa học, người viết cần chú ý rõ ràng đến ý đồ,
quan trọng cần hiểu trình độ người đọc muốn hướng tới để viết
bài phù hợp với khả năng tiếp nhận của độc giả.
Để thực hiện kế hoạch lập luận, nhà báo tiến hành qua cơng
việc tìm kiếm bằng chứng, luận cứ phục vụ cho bài viết thông qua
sách vở. Vì vậy, tư liệu cho một tác phẩm báo chí có hai mặt, một
mặt rút ra từ các tư liệu lưu trữ, mặt khác là những tư liệu nóng,
thu thập từ hiện trường.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu, ngữ liệu

3


Tài liệu là thứ khơng thể thiếu, đóng vai trị quyết định đối

với chất lượng và sức thuyết phục của tác phẩm. Để có tài liệu
vừa đầy đủ, chính xác cần phải có kế hoạch thu thập và sắp xếp
các tài liệu liên quan. Cơng việc này địi hỏi thời gian và công sức
của nhà báo bỏ ra. Nội dung của tư liệu cho bài viết thường được
ghi lại bằng chữ viết, hình ảnh hoặc âm thanh. Các sự kiện, hiện
tượng, vấn đề trong đời sống đa dạng, phong phú lại vừa phức
tạp, vì vậy cần phải lập một kế hoạch thật cụ thể, chi tiết để
không rơi vào thế bị động khi tình hình thực tế khơng phù hợp với
ý định ban đầu của nhà báo.
Quá trình thu thập tư liệu thường được bắt đầu bằng việc đọc
tài liệu lưu trữ liên quan trực tiếp đến vấn đề, tức là rút ra từ các
sách, báo, … Ngồi việc tìm kiếm tư liệu cho lập luận bài báo,
công việc này giúp nhà báo kiểm tra sự lặp lại trong chủ đề của
mình. Bước tiếp theo, nhà báo thu thập tư liệu từ hiện trường,
thông thường, các nhà báo sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn
qua hệ thống câu hỏi để tìm kiếm thơng tin từ đối tượng và những
nhân vật liên quan hoặc nhân vật nắm giữ thông tin. Nhà báo cần
biết lựa chọn đối tượng, lấy nhiệm vụ và mục đích làm cơ sở
chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn, các phương tiện kỹ thuật thích hợp
để thu thập thơng tin phục vụ cho chủ đề của tác phẩm. Về nội
dung của câu hỏi có thể chia thành các loại như: câu hỏi về sự
việc, câu hỏi về vấn đề, câu hỏi về ý kiến. Về hình thức của câu
hỏi, có thể chia hệ thống câu hỏi thành câu hỏi mở (cho phép
trình bày nhiều) và câu hỏi đóng (chỉ trả lời có hoặc khơng).
2.1.3 Giai đoạn 3: Xây dựng hồ sơ tư liệu
Bước 5: Xử lí tư liệu tại kho lưu trữ
Khái niệm "kho lưu trữ" ở đây dùng để chỉ tất cả những tư
liệu có trong sách, báo, thư viện, … Nói cách khác đây chính là
một q trình tự học, tự tìm kiếm tư liệu. Những vấn đề lý luận và
kiến thức thường được lưu trữ lại qua sách vở, vì vậy để chuẩn bị

tài liệu và kiến thức về vấn đề mình viết, nhà báo nhất định phải
nghiên cứu các tư liệu có sẵn. Có 2 cách ghi chép sau: ghi chép
tóm tắt ý chính, ghi chép nguyên văn (thường dùng cho trích
dẫn).
Bước 6: Thu thập ngữ liệu tại hiện trường

4


Công việc lý thú nhất và cũng vất vả nhất là giai đoạn đi
thực tế tìm tư liệu. Quan sát hiện trường và quan sát đối tượng có
thể coi là những thao tác đầu tiên khi nhà báo bắt tay vào công
việc thu thập ngữ liệu. Khi quan sát, nhà báo có sự phân tích,
thẩm định, nhận xét. Quan sát kèm theo sự cảm nhận của người
quan sát sẽ quyết định việc thu thập thông tin và thẩm định
thông tin chính xác hơn. Mỗi nhà báo cần ý thức rèn luyện kĩ năng
quan sát tinh tường và tỉ mỉ để thuận lợi hơn trong những lần lấy
tin.
Cùng với phương pháp quan sát, hỏi chuyện những người có
liên quan đến vấn đề mình định phản ánh là phương pháp bắt
buộc trong khi thu thập dữ liệu tại hiện trường. Nhà báo nên hỏi
chuyện càng nhiều người càng tốt, tốc kí ghi lại, sau đó chọn lọc
lại đưa vào bài viết của mình.
2.1.4 Giai đoạn 4: Lựa chọn thể loại và lập dàn bài chi
tiết
Bước 7: Lựa chọn thể loại báo chí
Sau khi có đầy đủ hệ thống lập luận, tư liệu phục vụ cho tác
phẩm, người viết cần xác định thể loại cho tác phẩm báo chí.
Muốn xác định được thể loại thích hợp, cần phải hiểu rõ được bản
chất của mỗi thể loại, thể loại báo chí được xác định bởi 4 tiêu chí

sau: (1) Đặc thù của đối tượng mô tả, (2) Chức năng và nhiệm vụ
của tác phẩm, (3) Phạm vi phản ánh hiện thực và giá trị của các
tổng kết, kết luận, (4) Các phương tiện tái hiện hình ảnh và mức
độ truyền cảm.
Một số thể loại thường được sử dụng trên báo chí, gồm:
1. Tin: là một thông báo khách quan về một sự kiện thời sự, có ý
nghĩa.
2. Tường thuật: Đưa tin chi tiết và hệ thống về một sự kiện, diễn
biến sự kiện.
3. Phỏng vấn: bài viết ghi lại sự tìm kiếm thơng tin thơng qua câu
hỏi phỏng vấn.
4. Bài phản ánh: cịn được gọi là tin mở rộng, tin sâu, bài thông
tấn. Bài viết đề cập đến một số sự kiện cùng dạng và có phân

5


tích, lý giải để tìm ra ngun nhân và kết quả của các sự kiện đó.
Trong bài phản ánh, tác giả nêu ra góc nhìn chủ quan của mình.
5. Bình luận: Là thể loại báo chí dùng để trình bày, chứng minh và
giải thích cho bản chất sự kiện nhằm làm cho người đọc hiểu đúng
và có thái độ tích cực, hành động thích hợp.
6. Tiểu luận: Thể loại báo chí dùng để nghiên cứu về một hiện
tượng, vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội.
7. Phê bình và giới thiệu tác phẩm: là bài báo dùng cho việc giới
thiệu, đánh giá những thành cộng, hạn chế của một tác phẩm.
8. Thư của ban biên tập: Là cuộc trao đổi, bàn luận về những vấn
đề thuộc mọi lĩnh vực trong đời sống, thư là hình thức trao đổi trực
tiếp giữa tác giả và công chúng.
9. Điều tra: là một thể loại chính luận báo chí phản ánh tương đối

đầy đủ q trình liên kết sự kiện có quan hệ nhân quả, trong đó
dữ kiện được sắp xếp logic nhằm làm rõ sự thật của vấn đề.
10. Ký: là thể loại chính luận – nghệ thuật, phản ánh người thật,
việc thật sinh động.
11. Ghi nhanh: bài báo phản ánh một cách nhanh chóng và nghệ
thuật một sự kiện. Tư liệu trong bài báo chỉ là phần nổi của sự
việc.
12. Phóng sự: là dạng bài linh hoạt và có tính độc lập, được thể
hiện như phương thức tường thuật có chứa đựng những yếu tố
nghệ thuật trong phương pháp thể hiện.
13. Trào phúng: ngắn gọn, mang tính văn học thơng qua ngơn
ngữ châm biếm.
Ngồi ra có thể kể đến một số thể loại khác như: xã luận,
điểm báo, tư liệu báo chí, …
Bước 8: Lập dàn ý chi tiết cho bài báo
Lập dàn bài giúp cho tác giả có một kết cấu thích hợp cho
tác phẩm. Dàn bài đưa ra sự cụ thể hóa ý đồ của tác giả về cấu
trúc tác phẩm, sắp xếp các tư liệu một cách có chủ đích, định
hướng cách viết hiệu quả nhất. Sắp xếp dữ liệu là công việc quan
trọng nhất của công đoạn lập dàn bài, khi sắp xếp chú ý bám sát

6


ý đồ ban đầu, bên cạnh đó phải chú ý đến giá trị của thể loại đã
chọn cho bài báo.
Dàn ý cần tuân thủ những nguyên tắc như hệ thống hóa các
sự kiện, phát triển vấn đề logic, … thường được chia ra làm 3
phần: Mở đầu, phần chính và kết luận. Tuy nhiên nhà báo có thể
lựa chọn cách hệ thống khác phù hợp với chủ đề mình lựa chọn.

- Phần mở đầu sử dụng một đoạn văn ngắn, chứa đựng thông
tin quan trọng nhất gây hứng thú, tạo cho người đọc sự tò mò và
đọc tiếp bài báo.
- Phần chính trình bày tỉ mỉ về diễn biến của sự kiện, như
tính chất xung đột và q trình phát triển của sự việc.
- Kết luận: Tổng kết nội dung đã trình bày, nhấn mạnh ý
nghĩa bài viết
2.1.5 Hồn thành tác phẩm
Bước 9: Hồn thành bài báo
Ngơn ngữ là phương tiện chủ yếu trong phát thanh của báo
viết. Tùy thuộc vào thể loại để sử dụng ngơn ngữ thích hợp, loại
ngơn ngữ phải cơ đọng và súc tích. Đoạn mở đầu rất quan trọng,
cần viết ngắn gọn, hấp dẫn và đảm bảo tính trung thực của những
thơng tin viết trong bài. Phần chính nêu đầy đủ tư liệu, ngơn ngữ
lập luận sắc sảo, chắc chắn, đảm bảo bằng chứng rõ ràng khơng
thể chối cãi. Trong q trình lập luận cần chú ý đến các yếu tối
như hoàn cảnh của vấn đề, tính phổ quát của vấn đề. Đồng thời
chú ý sử dụng các phương pháp như kích thích sự tị mò của người
đọc.
Bước 10: Biên tập, chỉnh sửa lại bài báo.
Biên tập có nghĩa là kiểm tra lại những điều mình đã viết,
chữa lại câu từ, luận điểm. Biên tập cũng là rút gọn bài viết, sửa
chữa văn phong. Sau khi hồn chỉnh bài báo, cơng việc cuối cùng
là đặt tiêu đề. Muốn có tiêu đề tốt cần thấu hiểu quan niệm: "Đầu
đề bài báo hay khi nó thâu tóm được cái "thần" của nội dung, diễn
đạt bằng ngôn ngữ đẹp, thích hợp và gây ấn tượng mạnh." Cuối
cùng tồn bài là xem lại lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.
2.1.6 Lựa chọn tin/chủ đề là bước quan trọng nhất
trong quy trình
7



Các bước trong quy trình sáng tạo sản phẩm báo chí đều có
vị trí, chức năng và vai trị khác nhau, thiếu một bước nào cũng
đều mang đến sự khó khăn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên,
giai đoạn 1: lựa chọn chủ đề và xác định ý đồ tác giả được xem là
công đoạn quan trọng nhất, cụ thể: bước 1 lựa chọn tin/chủ đề có
vai trị định hướng, chi phối những cơng đoạn cịn lại.
Trước tiên, lựa chọn chủ đề bài báo giúp nhà báo thu hẹp
phạm vi nghiên cứu, xác định được một sự kiện cụ thể để viết
trong bài báo và ý nghĩa thời sự của bài báo đối với công chúng.
Nhà báo khi viết báo, cần phải biết mình viết về vấn đề gì, bài báo
mình viết sẽ có giá trị gì, tác động gì đến đời sống cộng đồng. Một
bài báo khơng có chủ đề cụ thể, lan man sẽ khiến người đọc dễ
nhàm chán, khơng nắm được thơng tin, và thậm chí là bài báo
không thể xuất bản, bởi lẽ nhà báo không biết viết điều gì.
Chủ đề bài báo là cơ sở ý đồ, nhiệm vụ của nhà báo. Chủ đề
định hướng mục đích, ý đồ của nhà báo. Từ đó, nhà báo mới xây
dựng được hệ thống luận điểm, biện luận cho các quan điểm và
góc nhìn của bản thân. Khơng chỉ vậy, nhà báo cần được rõ ràng
về chủ đề mới có thể tìm kiếm tài liệu trong kho lưu trữ và thu
thập những ngữ liệu có trên thị trường.
Tiếp đến, lựa chọn tin/chủ đề là việc làm mang tính sáng tạo
cao, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm của nhà báo đối với
công chúng. Chủ đề khác ở đề tài là ở chỗ khơng có tính lặp lại, vì
vậy mỗi một bài báo được xuất bản là kết quả của quá trình lao
động sáng tạo của nhà báo. Tin tức, sự kiện cần phải "nóng hổi"
để kịp thời đưa thơng tin đến cơng chúng, giúp định hướng góc
nhìn đại chúng đúng đắn ngay từ khi hiện tượng mới xuất hiện, vì
vậy nhà báo ln phải sáng tạo trong quá trình tìm chủ đề viết

báo. Đồng thời, chủ đề cũng nêu cao tinh thần tránh nhiệm của
nhà báo. Nếu thiếu tinh thần trách nhiệm, các vấn đề và sự kiện
được lựa chọn có thể khơng chính xác, ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả của tác phẩm báo chí.
2.2 Vận dụng quy trình sáng tạo sản phẩm báo chí
Ứng dụng quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí vào bài viết
về vấn đề
Bước 1: Chọn tin/ chủ đề bài báo
8


Hiện nay, cuộc sống của con người được Internet phủ sóng
rộng rãi khắp mọi miền tổ quốc. Internet mang lại rất nhiều các
tính năng tiện lợi, giúp con người giải trí, thư giãn. Trong số các
trang mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam ngày nay, không thể
không kể tới mạng xã hội TikTok, biên độ tiếp cận của trang mạng
xã hội này là không giới hạn. Chúng ta phải cơng nhận những lợi
ích mà trang mạng này mang lại, có rất nhiều người đã kiếm được
miếng cơm nhờ nó, tuy nhiên cũng có khơng ít trường hợp sử
dụng TikTok đạp đổ đi miếng cơm của người khác vì tư thù. Bằng
lượt thích, bình luật của vài video nổi trội, họ cho rằng bản thân
mình có quyền sinh sát đối với một đối tượng, tập thể nào đó.
Ngồi ra, danh xưng "nhà sáng tạo nội dung" cũng được thêm vào
lý lịch của họ như một điểm nhấn để thét giá quảng cáo trên trời
với các cơng ty.
Vì hiện tượng thực tế trên, tôi lựa chọn chủ đề: Vấn nạn
người dùng mạng xã hội TikTok chưa nhận thức đúng
quyền hạn và trách nhiệm của bản thân trong khoảng thời
gian cuối năm 2022.
Giới hạn của chủ đề: chỉ trong phạm vi các vấn đề trên trang

mạng TikTok và hệ lụy trực tiếp từ hành động của người dùng
TikTok tại thời điểm gần đây.
Bước 2: Xác định nội dung bài báo
Bài báo viết về đề tài cơng nghệ số, có chủ đề cụ thể là "Vấn
nạn người dùng mạng xã hội TikTok chưa nhận thức đúng quyền
hạn và trách nhiệm của bản thân trong khoảng thời gian cuối năm
2022".
Mục đích của bài báo là lên án, phê phán những người dùng
mạng xã hội TikTok tự huyễn, sử dụng phương tiện truyền thông
với các ý đồ bất chính. Đồng thời nhắc nhở người xem video thật
tỉnh táo để không bị dắt mũi theo.
Kết quả thu được của bài báo là góp phần nâng cao nhận
thức của người dân về tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội khơng
có sự kiểm duyệt chặt chẽ như TikTok. Bên cạnh đó, bài báo góp
phần đẩy lùi được vấn nạn sử dụng mạng xã hội để trả thù cá
nhân.

9


Sức tác động của bài báo nằm ở chỗ nêu lên những hiện
tượng có thật trên mạng xã hội TikTok, cung cấp góc nhìn lý luận
đúng đắn về các thuật ngữ liên quan từ đó người đọc hiểu bản
chất của hiện tượng, qua đây rút ra kinh nghiệm thực tiễn và điều
chỉnh hành vi, lối sống, quan niệm sống của chính họ.
Bước 3: Xây dựng đề cương tác phẩm
Luận điểm 1: Thực trạng của các hiện tượng tự huyễn của
người làm nội dung trên nền tảng TikTok.
Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng người dùng
TikTok tự ngộ nhận quyền hạn của mình.

Luận điểm 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn và
xóa bỏ hiện tượng này trên nền tảng TikTok nói riêng và các
mạng xã hội nói chung.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thu thập tài liệu, ngữ liệu.
- Thu thập tài liệu: Sử dụng công cụ tìm kiếm Google tìm các
bài báo có chủ đề liên quan. Tìm hiểu thuật ngữ hiệu ứng tâm lý
Dunning & Kruger. Thu thập tài liệu trước tiên để lấy đó làm tiền
đề cho việc thu thập ngữ liệu. Cụ thể, thu thập chỉ trong ngày
1/12/2022, kiểm tra độ chính xác của tài liệu trong 2 ngày 2 và
3/12/2022.
- Thu thập ngữ liệu:
+ Tìm kiếm các video trên nền tảng TikTok làm bằng chứng.
+ Sử dụng bảng khảo sát (câu hỏi đóng) điều tra về các vấn
đề. Bảng khảo sát được điều tra bằng hình thức online, phát đi
thơng qua các trang xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, …
Bảng khảo sát
Câu 1: Tần xuất thấy các video có hiện tượng cố ý
review đồ ăn sai sự thật, đánh giá, miệt thị ngoại hình
người khác, các bác sĩ, chun gia đưa thơng tin phản
khoa học trên nền tảng mạng TikTok?





Hiếm khi
Ít
Bình
Nhiều
Rất nhiều

thường
Câu 2: Các bạn có ý định tiếp tục trải nghiệm các sản
phẩm, dịch vụ được đề cập và đánh giá kém trên video
10


đó khơng?



Khơng
Câu 3: Khi bắt gặp các video có nội dung như vậy trên
TikTok, các bạn có báo cáo nội dung để TikTok biết hay
khơng?



Khơng
Câu 4: Theo bạn, họ có quyền đánh giá như vậy hay
khơng?



Khơng
+ Sử dụng thao tác phỏng vấn sâu (câu hỏi mở) điều tra về
thái độ, quan điểm của người dân khi xem các video đó, hành
động của họ sau khi xem nội dung:
Câu 1: Cảm nhận cá nhân của bạn khi xem những video
cố ý review đồ ăn sai sự thật, đánh giá, miệt thị ngoại hình
người khác, các bác sĩ, chun gia đưa thơng tin phản khoa

học trên nền tảng mạng TikTok?
Câu 2: Quan điểm cá nhân của bạn khi xem các video
trên là gì?
Câu 3: Bạn nghĩ chúng ta cần làm gì để ngăn chặn các
hiện tượng này tràn lan trên mạng xã hội TikTok?
+ Thu thập ngữ liệu trong vòng 2 tuần, bao gồm cả việc đi
thực tế phỏng vấn. Bảng khảo sát được phát đi vào ngày
5/12/2022, nghiệm thu ngày 19/12/2022.
Bước 5: Xử lý tài liệu tại kho lưu trữ
- Thuật ngữ "Hiệu ứng tâm lý Dunning & Kruger":
+ Khái niệm: Hiệu ứng được định nghĩa như sau: “Là
một loại thiên kiến nhận thức khi mỗi người tự đánh giá khả
năng của bản thân cao hơn trình độ thực tế của chính họ”.
bởi hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger vào
năm 1999.
+ Các giai đoạn của hiệu ứng:

11


* Giai đoạn 1: "Khơng biết gì", Con người nhận thức
được sự yếu kém của bản thân, họ trăn trở phương thức
để cải thiện tình trạng.
* Giai đoạn 2: "Đỉnh cao của sự ngu ngốc" , Lúc tự tin
tăng dần, con người tự phụ với thông tin mới sở hữu.
* Giai đoạn 3: "Thung lũng tuyệt vọng", Sau khi nhận ra
được khả năng, con người buồn bã và rơi vào chuỗi
ngày chán chường.
* Giai đoạn 4: "Sườn dốc giác ngộ", Con người tự học
hỏi, ham muốn học hỏi, không tự cao như khi trước.

* Giai đoạn 5: "Cao nguyên của sự bền vững" , họ trở
thành chuyên gia trong lĩnh vực đó, thấu hiểu những
vấn đề cốt lõi.
Bước 6: Thu thập ngữ liệu tại hiện trường
- Các tư liệu thu thập trên nền tảng TikTok: các video cố ý
review tiêu cực về quán ăn (Các tài khoản như: Cô Gái Có Râu, Nờ
Ơ Nơ,…), video cố ý phân biệt vùng miền, miệt thị người miền
trung (Các tài khoản như: Hoàng Minh,…) và các video về rối loạn
ăn uống, quảng bá phương pháp chữa trị đồng tính, bói tốn
online.
- Thu thập ngữ liệu qua bảng khảo sát:
35
Câu 1:
30
25

10

Câu 2
20.00%

80.00%



12

Khơng

Rất hiếm

Ít
Bình thường
Nhiều
Rất nhiều


Câu 3
45.00%

55.00%



Khơng

Câu 4
40.00%
60.00%



Khơng

- Thu thập dữ liệu qua phỏng vấn: bạn Phạm Đặng Nhật Anh
và Hồ Hoàng Anh sinh viên năm 2 khoa Ngữ Văn trường DH Sư
phạm Hà Nội.
P.D.N.A
H.H.A
Câu
"Mình cảm thấy đồ "Sao họ lại có thể phát ngơn

1
ăn nhìn đẹp mắt, ra những điều khơng hay vậy
khá
ngon.
Các nhỉ. Q mình ở miền Trung,
tiktoker

màu khi xem các video phân biệt
video rất đẹp, xem vùng miền, mình cảm thấy rất
khá là cuốn"
phẫn nộ. Mọi người đều cùng
là người dân Việt Nam cả, mỗi
vùng miền lại có văn hóa khác
nhau. Mong rằng mọi người sẽ
tẩy chay những video thế
này."
Câu
"Mình nghĩ là các "Mỗi người đều có quyền tự
2
tiktoker chỉ review do ngơn luận của mình mà, đó
theo quan điểm cá là cảm nhận của họ. Mình thì
nhân, nên có phần khơng đồng tình với cách mà
phiến diện. Đơi khi họ làm, dù gì cũng là miếng
họ cũng đánh giá cơm manh áo, đừng mang lên
đúng đó chứ, mình mạng xã hội để đạp đổ bát
đã đi một quãng cơm của nhau"
đường rất xa để
thưởng thức món
chè của một nhãn
13



Câu
3:

hàng có tiếng, tuy
nhiên chất lượng
theo
mình
cũng
khơng được như
nhà hàng quảng
cáo"
"Chúng ta cần lên
án những đánh giá
sai sự thật, mỗi
người dân nên có ý
thức tẩy chay các
loại video thế này"

"Trước tiên là bắt đầu từ bản
thân người xem chúng ta, mỗi
người nên tẩy chay các video
thế này, tỉnh táo trong tiếp
nhận thông tin từ mạng xã
hội, đừng vội tin các loại
thông tin chưa được kiểm
chứng. Mỗi người tự ý thức
rằng những đánh giá đó là
quan điểm cá nhân và phiến

diện.
Bước 7: Lựa chọn thể loại báo chí
Nhận thấy được tính chất và căn cứ vào ý đồ ban đầu, người
viết chọn thể loại Bài phản ánh. Bài viết cung cấp cho mọi người
góc nhìn tồn diện, cụ thể. Qua đây, tác giả nêu lên góc nhìn chủ
quan của mình về vấn đề của tác phẩm.
Bước 8: Lập dàn ý chi tiết cho bài báo
Phần mở đầu: TikTok – nền tảng mạng xã hội hàng đầu của
những video ngắn, hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng vì
tính hấp dẫn, giải trí mà nền tảng đem lại. Tuy nhiên, xuất hiện
rất nhiều các TikToker ảo tưởng về lượt xem, theo dõi trên trang
cá nhân, tự cho mình cái "quyền sinh sát", "quyền phán xét" cá
nhân hay tập thể. Hiện tượng này khiến nhiều người lao đao, điêu
đứng vì sợ họ đạp đổ bát cơm kiếm ăn của mình.
Phần nội dung chính:
Luận điểm 1: Thực trạng của các hiện tượng tự huyễn của
người làm nội dung trên nền tảng TikTok.
- Hiện tượng trải nghiệm và đánh giá đồ ăn, dịch vụ không
công tâm, vùi dập thương hiệu và có những thái độ khơng hay
phản ứng lại với nhân viên. Ngữ liệu sử dụng: các video của tài
khoản TikToker Cơ Gái Có Râu, Nờ Ô Nô và phần khảo sát, phỏng
vấn.
14


- Hiện tượng một số người dùng đề cao bản thân mình, miệt
thị và phân biệt vùng miền. Ngữ liệu sử dụng: các video của tài
khoản TikToker Hoàng Minh và phần khảo sát, phỏng vấn.
Luận điểm 2: Nguyên nhân của hiện tượng người dùng
TikTok tự ngộ nhận quyền hạn của mình.

- Đa số do hiệu ứng tâm lý Dunning & Kruger khiến con
người ta ảo tưởng về bản thân. Minh chứng bằng nguồn tư liệu.
Luận điểm 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn và
xóa bỏ hiện tượng này trên nền tảng TikTok nói riêng và các
mạng xã hội nói chung. Ngữ liệu sử dụng: Phần phỏng vấn, câu số
3.
Bước 9: Hoàn thành bài báo
Bước 10: Biên tập và chỉnh sửa lại bài báo
2.3 Sản phẩm hoàn chỉnh
"NGÁO QUYỀN" BỞI … FOLLOW TIKTOK
TikTok – nền tảng mạng xã hội hàng đầu của những video ngắn, hiện
nay được rất nhiều người ưa chuộng vì tính hấp dẫn, giải trí mà nền tảng
đem lại. Tuy nhiên, xuất hiện rất nhiều các TikToker ảo tưởng về lượt xem,
theo dõi trên trang cá nhân, tự cho mình cái "quyền sinh sát", "quyền phán
xét" cá nhân hay tập thể. Hiện tượng này khiến nhiều người lao đao, điêu
đứng vì sợ họ đạp đổ bát cơm kiếm ăn của mình.

Thực trạng "ngáo quyền" của những người sáng tạo
nội dung
Trong suốt quá trình phát triển của lồi người, nhiều lần xã
hội phải gồng mình lên để vất vả chống lại các tệ nạn nghiện
ngập, như là: nghiên ma túy, nghiện cờ bạc, nghiện rượu bia,…
Tuy nhiên, trong xã hội phát triển ngày nay, khi công nghệ số san
bằng thế giới, thời đại của truyền thông media lên ngơi thì lồi
người lại đối mặt với một loại nghiện ngập mới: nghiện video
TikTok. TikTok là nền tảng mạng xã hội với những video ngắn dưới
3 phút, đa dạng nhiều thể loại, chủ đề video. Các video có tính
giải trí cao, thời lượng ngắn, âm nhạc bắt tai nên thu hút được
nhiều người xem, leo lên vị trí nhiều người truy cập hơn cả
Facebook, Youtube. Khi tham gia vào đội ngũ sáng tạo nội dung

trên nền tảng, ai cũng mong muốn đạt được nhiều lượt xem, bình
luận và lượt theo dõi cao.
15


Chính bởi số lượt xem và lượt theo dõi cao, hiện nay xuất
hiện hiện tượng các TikToker bị ảo tưởng quyền lực, sử dụng
phương tiện truyền thơng với mục đích trả tư thù cá nhân. Người
xem TikTok khơng chỉ cịn để cho vui, giải trí, bây giờ họ cịn dựa
vào nó để đưa ra những quyết định. Thay vì trước kia mọi người
lên Google để tìm kiếm nhà hàng, quán ăn, hay vào bất cứ đâu đó
mà mình ưng ý thì họ lại lên TikTok để xem đánh giá đồ ăn. Từ
đây, họ giúp cho những TikToker lĩnh vực trải nghiệm và đánh giá
đồ ăn trở nên có tên tuổi.
Họ bắt đầu bị ngáo quyền lực, tự cho mình cái "quyền sinh
sát" đối với một cá nhân hay tập thể nào đó. Thay vì đánh giá
cơng tâm, đứng trên cái nhìn khách quan để đưa ra lời nhận xét,
thì họ dùng những lời lẽ tiêu cực, đánh giá dựa trên góc nhìn chủ
quan để định hướng dư luận. Có thể, điều họ nói là đúng, nhưng
đơi khi những lời lẽ tiêu cực ấy đến từ việc họ ghét một đối tượng
nào đó, khơng làm cho họ hài lịng, họ sẵn sàng đạp đi bát cơm
của người khác.
Điển hình, chúng ta có thể thấy lùm xùm gần đây của một
TikToker có nickname là Cơ Gái Có Râu với một hãng chè có tiếng
ở Hà Nội tên là Chang Hi. Cụ thể TikToker này đã có những lời lẽ
chê bai thậm tệ đối với chè của qn, góc nhìn đánh giá hồn
tồn phiến diện và chủ quan. Sau sự kiện đó, đơi bên xảy ra mâu
thuẫn qua lại, làm xôn xao dư luận một thời gian sau. Ngồi Cơ
Gái Có Râu, chúng ta cũng thường được xem video của tài khoản
TikToker có nickname là Nờ Ơ Nơ. Thay vì ngồi ở nhà đánh giá

như Cơ Gái Có Râu, chàng thanh niên này đến hẳn quán ăn và có
nhiều hành động, thái độ hách dịch, thái quá với các nhân viên
quán ăn. Đi lên từ hiềm khích, họ tạo drama để câu lượt xem và
bình luận, chàng thanh niên Nờ Ơ Nơ bất chấp tất cả để có được
những đoạn video khiến cho người xem chối mắt. Cụ thể, trong
một video gần đây, cậu ta đã đứng lên đập gẫy ghế, quát mắng
om sịm phản ánh thái độ nhân viên phục vụ khơng tốt. Và, về
chàng thanh niên này cũng còn rất nhiều các video khác.
Để làm rõ hơn vấn đề, tôi đã thực hiện một
khảo sát nho nhỏ trên nền tảng mạng xã hội, từ
kết quả cho thấy rằng tần xuất các video có
những nội dung như vậy xuất hiện khá thường
xuyên trong danh mục dành cho bạn của

20.00%

80.00%

16


Khơng


TikTok. Và người xem sau khi tiếp xúc những video này đa số trả
lời rằng họ sẽ không trả nghiệm các dịch vụ, nhà hàng đã được
các TikToker review là kém chất lượng. Con số thật bất ngờ, đến
80% số người khảo sát trả lời "không".
Khi được hỏi về cảm nhận khi xem các loại video trên, bạn
P.D.N.A sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết :

"Mình cảm thấy đồ ăn nhìn đẹp mắt, khá ngon. Các tiktoker có
màu video rất đẹp, xem khá là cuốn". Qua đây thấy được rằng
một số bộ phận người xem bị ảnh hưởng rất lớn từ các video trên,
tuy nhiên họ vẫn tiếp nhận và xem nó như một phương thức giải
trí trong cuộc sống.
Bên cạnh lĩnh vực bình phẩm, đánh giá đồ ăn và dịch vụ, có
một số người dùng tự đề cao giá trị bản thân mình mà miệt thị,
đánh giá và phân biệt vùng miền. Đối với loại video này, họ tự cho
mình "quyền đánh giá", ảo tưởng rằng mình là một chuyên gia,
ban giám khảo của cuộc thi sắc đẹp, từ đó có những phát ngơn
miệt thị người vùng miền khác, nổi bật là người miền Trung.
Cái tên được nhắc đến trong lĩnh vực này là TikToker Hoàng
Minh, sau lùm xùm phân biệt vùng miền, chịu áp lực của dư luận
thì TikToker này đã xóa tài khoản. Cụ thể, trong các video này,
Hồng Minh ln chỉ ra những thói hư, tật xấu của người miền
Trung. Anh cho rằng người miền Trung khôn lỏi, lúc nào cũng chỉ
nghĩ cho bản thân, khơng có tinh thần xã hội, dân tộc. Đặc biệt,
anh chàng này liên tục nhấn mạnh người miền Trung keo kiệt,
bủn xỉn. Hồng Minh cịn phỏng vấn một số bạn nữ khác đồng tình
với quan điểm của mình, cho rằng người miền Trung cực kì keo
kiệt. Những video này khiến cho cộng động mạng bức xúc tột độ,
gây sức ép khiến chàng thanh niên này phải khóa tài khoản.
Bạn H.H.A sinh viên năm 2 trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng
đã bộc bạch cảm xúc phẫn nộ của mình khi được tơi hỏi cảm nhận
của bản thân sau khi xem video của TikToker Hoàng Minh: "Sao
họ lại có thể phát ngơn ra những điều khơng hay vậy nhỉ. Quê
mình ở miền Trung, khi xem các video phân biệt vùng miền, mình
cảm thấy rất phẫn nộ. Mọi người đều cùng là người dân Việt Nam
cả, mỗi vùng miền lại có văn hóa khác nhau. Mong rằng mọi
người sẽ tẩy chay những video thế này."


17


Người dùng tự hỏi: "Tại sao TikToker lại có thể ảo tưởng
quyền lực như vậy?"
Để trả lời câu hỏi này, tơi cho rằng nó bắt nguồn từ tâm lý
con người, vì vậy đã dành nhiều thời gian tìm hiểu các loại lý
thuyết về tâm lý con người, có thể kết luận như sau: đa số do hiệu
ứng tâm lý Dunning & Kruger khiến con người ta ảo tưởng về bản
thân.
Hiệu ứng Dunning & Kruger “Là một loại thiên kiến nhận
thức khi mỗi người tự đánh giá khả năng của bản thân cao hơn
trình độ thực tế của chính họ”. bởi hai nhà tâm lý học David
Dunning và Justin Kruger vào năm 1999.
Các giai đoạn của hiệu ứng:
Giai đoạn 1: "Không biết
gì", Con người nhận thức được
sự yếu kém của bản thân, họ
trăn trở phương thức để cải
thiện tình trạng.
Giai đoạn 2: "Đỉnh cao của
sự ngu ngốc" , Lúc tự tin tăng
dần, con người tự phụ với thông
tin mới sở hữu.
Giai đoạn 3: "Thung lũng tuyệt vọng", Sau khi nhận ra được
khả năng, con người buồn bã và rơi vào chuỗi ngày chán chường.
Giai đoạn 4: "Sườn dốc giác ngộ", Con người tự học hỏi, ham
muốn học hỏi, không tự cao như khi trước.
Giai đoạn 5: "Cao nguyên của sự bền vững" , họ trở thành

chuyên gia trong lĩnh vực đó, thấu hiểu những vấn đề cốt lõi.
Để hiểu kĩ hơn, mời bạn đọc tìm kiếm các tư liệu về hiệu ứng
này để hiểu sâu hơn về hoạt động tâm lý con người.
Khi người dùng tham gia sáng tạo nội dung trên nền tảng
TikTok, ai cũng mong sẽ đạt được nhiều view cao và lượt follow
18



×