I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô cực
kì quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó có tác động trực tiếp
vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ, từ đó tác động vào tổng cầu và sản lượng
của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các hoạt động của nền kinh tế. Vì
thế việc làm rõ nội dung cũng như tác động của chính sách tiền tệ trong
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay là rất
cần thiết.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các khái niệm
1.1. Tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ là gì?
Tiền tệ là tất cả những thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương
tiện thanh toán chung trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô được đề ra và
thực hiện bởi ngân hàng trung ương nhằm mục tiêu ổn định giá cả, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho xã hội.
1.2. Các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô
1
Mục tiêu trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô đã được hình thành
chủ yếu là do nỗi lo sợ cuộc đại suy thoái mới, một sự kiện đã để lại ấn
tượng không thể nào quên đối với tất cả những ai đã sống qua thời kỳ
đó.
Nền kinh tế vĩ mô bao gồm 5 mục tiêu lớn là: tăng sản lượng thực tế
cao; tạo nhiều việc làm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp; hạ thấp và kiểm soát
được lạm phát; định tỉ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán;
phân bố công bằng nhằm giảm bớt chênh lệch về thu nhập và mức sống
giữa các tầng lớp dân cư và giữ ổn định về xã hội.
2. Nội dung của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện các mục tiêu
kinh tế vĩ mô ở Việt Nam hiện nay
Chính sách tiền tệ có hai loại: chính sách tiền tệ mở rộng và chính
sách tiền tệ thắt chặt. Tùy theo tình hình hoạt động của nền kinh tế và
các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đặt ra trong mỗi thời kì phát triển của nền
kinh tế xã hội mà ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong hai
chính sách tiền tệ này.
2.1. Chính sách tiền tệ mở rộng
2
Là việc ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền trong nền
kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy
mà quy mô nền kinh tế được mở rộng thu nhập tăng và tỉ lệ thất nghiệp
giảm. Để mở rộng được mức cung tiền, thực hiện chính sách kinh tế mở
rộng, ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong ba cách sau đây:
mua và trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ
thấp mức lãi suất chiết khấu, hay thực hiện đồng thời hai hoặc ba cách
trên
Thực chất của chính sách mở rộng tiền tệ là: việc cung ứng thêm
tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, tạo
công ăn việc làm.
2.2. Chính sách tiền tệ thắt chặt
Ngân hàng trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong
nền kinh tế, làm cho lãi suất trong nền kinh tế tăng lên. Thông qua đó
nó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống. Thực thi
chính sách này, ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp nhằm
giảm mức cung bằng cách: bán ra trên thị trường chứng khoán, tăng
3
mức dự trữ bắt buộc, hoặc tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe
đối với lãi suất tín dụng…
Thực chất của chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng
tiền cho nền kinh tến nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá
đà của nền kinh tế là kiềm chế lạm phát.
3. Tác động của chính sách tiền tệ trong việc thực hiện nền kinh tế vĩ
mô ở Việt Nam hiện nay
3.1. Tác động đến hoạt động của doanh nghiệp
Trong nửa cuối năm 2012, chính sách thắt chặt tiền tệ bước đầu đã
có kết quả tích cực. Kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc như chỉ
số giá tiêu dùng (CPI) được kiềm chế, CPI cả năm 2012 chỉ tăng 6,81%
so với tháng 12/2011 và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm
2011; cán cân thanh toán thặng dư cao… Tuy nhiên, mặt trái của chính
sách thắt chặt tiền tệ đã đưa nền kinh tế vào tình trạng khát vốn, đẩy hầu
hết các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn. Cụ thể:
Một là, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn tín
dụng ngân hàng: Theo điều tra của Tổng cục Thống kê, đến đầu tháng
5/2012 có hơn 42% sốdoanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động
4
kinh doanh. Trong số 58% doanh nghiệp có vay vốn, thì hơn 50% trong
số họ vay vốn từ ngân hàng thương mại nhà nước, gần 30% có vay vốn
từ ngân hàng thương mại cổ phần, số còn lại phải vay vốn từ bạn bè,
người thân
Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay
ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số doanh
nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5% DN),
không có thế chấp (gần 19% DN), phải trả thêm phụ phí (gần 10% DN)
và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7% DN).
Về lãi suất tín dụng, kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê cho
thấy, phần lớn doanh nghiệp đã vay vốn với lãi suất rất cao trong nửa
đầu năm 2012, cụ thể: 78,5% số doanh nghiệp đã phải trả mức lãi suất
từ 16% trở lên; hơn một nửa số doanh nghiệp phải trả mức lãi suất từ
18% trở lên. Ngoài ra, việc khống chế dư nợ phi sản xuất khoảng 16%
theo chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm hướng
dòng vốn vào khu vực trực tiếp làm ra của cải vật chất… là điều cần
thiết, song do tính chất cào bằng nên những dự án cần ưu tiên đầu tư
5
như phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho tái định cư, nhà ở cho người thu
nhập thấp theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về đảm
bảo an sinh xã hội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong nửa đầu năm
2012.
Hai là, lãi vay phải trả đã đẩy chi phí vốn của doanh nghiệp tăng
cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh suy giảm: Cuối năm 2012,
đầu năm 2013, lãi suất tăng góp phần làm cho chi phí đầu vào của DN
tăng theo. Trong khi đó, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lại
hết sức khó khăn, thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh,
hiệu quả sử dụng vốn của hầu hết các doanh nghiệp ở mức rất thấp.
6
Không những kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải
ngừng hoạt động. Chưa khi nào con số các doanh nghiệp đóng cửa cao
như hai năm qua. Số doanh nghiệp phá sản và đóng cửa tăng vọt. Năm
2011, có khoảng 53.000 doanh nghiệp, năm 2012 có khoảng 58.000
doanh nghiệp.
Ba là, tình trạng không trả được nợ của các doanh nghiệp đã dẫn
đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau ngày càng trầm trọng, nợ xấu ngân
hàng tăng nhanh: Có thể nói, cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Việt
Nam hai năm qua rất rủi ro. Theo báo cáo tại hội nghị đầu tư 2012 do
báo Nhịp cầu Đầu tư tổ chức ngày 16/8/2012, tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ
lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân quý II/2012 của 647 công
ty phi tài chính niêm yết, lên tới 1,53 lần, ngành xây dựng và bất động
sản tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu (207%) và thấp nhất
là ngành hàng tiêu dùng với 80%.
Cũng theo báo cáo khảo sát của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam cho thấy 16% trong số 70 doanh nghiệp khảo sát đang nằm trong
7
trong tình trạng phải ra hạn nợ gốc và lãi vay. Điều này dẫn đến nợ xấu
của các Ngân hàng thương mại gia tăng.
Sang đến nửa cuối năm 2012, các Ngân hàng thương mại đã cải
thiện mạnh về thanh khoản, thậm chí huy động nhiều hơn cho vay, ngân
hàng có sẵn tiền để cho vay song do lo sợ tình hình kinh doanh khó
khăn nên không dám cho vay các khoản vay mới. Hơn thế, lo sợ các
khoản nợ cũ khó thu hồi nên nhiều ngân hàng còn tìm các thu hồi các
khoản nợ cũ, mặc dù nhiều doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh khá tốt.
Điều này làm các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn lại càng
khó khăn hơn.
8
3.2. Tác động đối tới việc thực hiện mục tiêu kinh tế
a) Dự trữ bắt buộc
Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỉ lệ dự trữ bắt buộc,
khả năng cho vay khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp,
khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư
giảm do đó tổng câu giảm và làm cho giá giảm. Ngược lại, nếu ngân
hàng trung ương hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo
tiền thì cung của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên, khối lượng
tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu
hướng mở rộng tiền. Bởi vậy, việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá tức
là tỉ lệ lạm phát tăng.
Như vậy, công cụ dự trữ bắt buộc mang tính hành chính áp đặt trực
tiếp, đầy quyền lực và cực kì quan trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi
phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triên chưa ổn
định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để
có thể đảm trách điều hòa nền kinh tế cho nền kinh tế
b)Tái chiết khấu
9
Là việc ngân hàng trung ương đưa tiền vào lưu thông, thực hiện vai
trò người cho vay cuối cùng. Thông qua việc tái chiết khấu ngân hàng
trung ương tạo cơ sở đầu tiên thúc đẩy hệ thông ngân hàng thương mại
thực hiện việc tạo tiền, đồng thời khai thông thanh toán. Tái chiết khấu
là đầu mối tăng tiền trung ương, tăng khối lượng tiền tệ vào lưu thông.
Do đó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều khiển khối lượng tiền và
điều hành chính sách tiền tệ. Tùy theo tình hình từng giai đoạn và yêu
cầu của việc thực hiện chính sách tiền tệ mà thực hiện chính sách nới
lỏng hay thắt chặt tín dụng mà ngân hàng trung ương quy định lãi suất
thấp hay cao. Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái chiết khấu
buộc các ngân hàng thương mại cũng phải nâng lãi suất tín dụng của
mình lên để không bị lỗ vốn. do lãi suất tin dụng tăng lên, giảm cầu về
tín dụng và kéo theo giảm cầu về tiền tệ.
c) Hoạt động thị trường mở
Thị trường mở là công cụ chủ động của ngân hàng trung ương để
điều khiển khối lượng tiền, qua đó kiểm soát lạm phát.
10
Qua nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương chủ động phát
hành tiền trung ương vào lưu thông hoặc rút bớt tiề khỏi lưu thông bằng
cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động
trước hết đến khối lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của ngân hàng
thương mại và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng và
thanh toán của các ngân hàng nay, qua đó điều khiển khối lượng tiền
trong thị trường tiền tệ chúng ta (khối lượng tiền ảnh hưởng tới tỉ lệ lạm
phát, việc thay đổi cung tiền sẽ làm thay đổi tỉ lệ lạm phát).
3.3. Tác động đến hoạt động khác trong đời sống
Hiện nay, trong thời kì kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh
nghiệp hàng đầu thì đang trong tình trạng chết sặc đã ảnh hưởng rất lớn
tới nền kinh tế của nước ta. Đây là khoảng thời gian xuất hiện nhiều các
mánh khóe lừa đảo của những công ty cơ hội không chỉ làm tổn hại đến
vật chất của mọi người mà còn gây cái nhìn không thiện cảm và phiến
diện về nền kinh tế nước ta nói chung trong thời điểm hiện nay.
Hiện tượng các “chim én” của các công ty đa cấp “biến tướng” đang
xâm nhập dần dần vào bộ phận lớn sinh viên trong nước đặc biệt là các
11
thành phố lớn tại các điểm bus, sân trường các trường đại học mở, các
chợ, những nơi đông sinh viên…
III. KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu rõ hơn về nội dung và tác động của
chính sách tiền tệ đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô ở
nước ta hiện nay đóng vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt
trong nền kinh tế bởi chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết nền kinh tế
vĩ mô của Nhà nước. Nên vị trí của chính sách tiền tệ hết sức quan
trọng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình kinh tế học đại cương”,
NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội – 2002
2. />huc_hien_muc_tieu_on_dinh_kinh_te_o_Viet_Nam.html
3. />nhung-tac-dong-den-doanh-nghiep-trong-thoi-gian-
qua/23904.tctc
12
4. />tien-te-den-su-phat-trien-kinh-te-cua-viet-nam-sau-thoi-ki-khung-
hoang/12647.html
5. />chinh-sach-tien-te-o-viet-nam-hien-nay-4421/
6. />te-vi-mo htm
13