Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

cách hệ thống lại kiến thức trước đợt thi cử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.33 KB, 2 trang )

Cách hệ thống lại kiến thức trước đợt thi cử
Kiến thức chưa được hệ thống, đề thi chưa hoàn thành, cùng vô số đáp án trắc nghiệm,
chắc hẳn đang làm các bạn vô cùng hoang mang.
Đây là thời điểm nhạy cảm đối với các bạn học sinh lớp 12 khi sắp phải đối đầu với những kỳ thi
căng thẳng. Kiến thức chưa được hệ thống, đề thi chưa hoàn thành, cùng vô số đáp án trắc
nghiệm, chắc hẳn đang làm các bạn vô cùng hoang mang. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này
thì cũng đừng quá lo lắng, hãy thử tham khảo một số bí quyết ôn thi dưới đây để hệ thống kiến
thức một cách hiệu quả nhất.
1. Học xen kẽ
Chúng ta thường có thói quen học một số môn dễ hoặc những môn ưa thích trước, sau đó mới đến
các môn khó hoặc ngược lại. Tuy nhiên, đây là cách học kém hiệu quả và không hề khoa học, bởi
vì bạn thường mất rất nhiều thời gian đối với những môn khó, sau đó phải tăng tốc đối với những
môn dễ, nếu không biết cách bố trí thời gian thì môn nào cũng chỉ được học một cách qua loa.
Thay vì làm đầu óc căng thẳng trong một thời gian dài, với hàng loạt những môn học khó “nhằn”,
bạn hãy học xen kẽ các môn khó và môn dễ với nhau. Hoàn tất tốt môn học trước bạn sẽ có động
lực để tiếp tục với những môn học tiếp theo.
2. Bố trí thời gian học hợp lý
Việc ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn nước rút này đương nhiên là ôn luyện kiến thức, tuy nhiên
bạn cần biết cách bố trí thời gian học hợp lý.
Một sai lầm dễ mắc phải nhất, đó là thức thật khuya để ôn bài và thức dậy với tình trạng uể oải.
Bạn nên đi ngủ sớm và thức dậy sớm để học bài. Sáng sớm là khoảng thời gian bạn tiếp thu kiến
thức một cách hiệu quả nhất, điều này đã được khoa học chứng minh. Phá vỡ quy luật hoạt động
của cơ thể bạn sẽ không có được kết quả tốt. Ngoài giấc ngủ vào ban đêm, cơ thể bạn cũng cần
được nghỉ ngơi vào buổi trưa, dành khoảng 30 phút đến 1 tiếng để chợp mắt hoặc thư giãn nhẹ
nhàng, sẽ giúp bạn tiếp thu tốt trong khoảng thời gian còn lại.
3. Hệ thống kiến thức hoàn chỉnh thành một khối
Bạn đừng để kiến thức vung vãi mà hãy hệ thống chúng thành một khối hoàn chỉnh. Nếu không
biết bắt đầu từ đâu, hãy nhìn vào phần mục lục ở cuối sách giáo khoa, đó là toàn bộ khối kiến thức
bạn cần nắm vững.
Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu vào những phần quan trọng, sau đó hãy đi vào chi tiết. Gom những
kiến thức lẻ của từng phần lại, sắp xếp theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn có thể sử dụng hình ảnh, sơ đồ để hệ thống kiến thức. Sử dụng sơ đồ cột, sơ đồ cây, sơ đồ tư
duy, là một cách học logic giúp kiến thức được hệ thống hoàn chỉnh và giúp bạn ghi nhớ tốt.
Đọc to tài liệu cũng là cách ghi nhớ khá tốt với những bạn nhạy cảm về thính giác. Bạn cũng có
thể tự giảng bài cho mình bằng cách nói to những nghi vấn và tự giải đáp.
Lựa chọn phương pháp phù hợp với mình hoặc phối hợp những cách trên để ôn luyện kiến thức
một cách hiệu quả nhất.
4. Học nhóm
Bạn nên học ôn với một nhóm bạn tin cậy để có điều kiện cùng ôn bài và giải đáp những thắc mắc
cho nhau. Nhóm của bạn không nhất thiết là những người học giỏi nhất, chỉ cần có sức học vừa
đủ, chăm chỉ và có ý thức.
Học cùng người khác bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và có thêm động lực.
5. Xem lại bài kiểm tra, đề thi cũ
Đây chính là cách phát hiện ra lỗ hổng kiến thức để bạn ôn luyện và hệ thống lại. Hãy xem lại tất
cả các lỗi sai trong các bài kiểm tra, đề thi cũ và làm lại nhiều lần dạng bài tương tự. Bạn hãy
quyết tâm không để sai hai lần với cùng một lỗi, làm được điều này chắc chắn bạn sẽ có một kết
quả tốt trong kỳ thi sắp tới.
6. Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là cách giúp bạn xua tan căng thẳng, mệt mỏi và giúp não phục hồi năng lượng. Bạn
đừng nên áy náy khi thi thoảng nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, đi dạo ngoài trời hay nhắn tin trả lời
một người bạn.
Nếu bạn quá buồn ngủ thì hãy gấp sách vở lại và nghỉ ngơi, sau khi thức giấc bạn hãy rửa mặt, hít
thở thật sâu để cung cấp thêm oxy cho cơ thể để xua tan mệt mỏi và tiếp tục học.
Sưu tầm

×