Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề phân tích chí khí anh hùng của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.11 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích Chí khí anh hùng của Nguyễn Du
Bài làm:
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một nhà tri thức lớn của dân tộc ta
vào thế kỉ XVIII- XIX. Ông đã để lại rất nhiều áng văn hay, mang giá trị nghệ thuật và
nhân văn to lớn. Các tác phẩm của ông thường mang một màu sắc đượm buồn, thương
xót cho những số phận tài hoa nhưng bạc mệnh, đặc biệt là về đồng cảm cho phận của
người con gái bị xã hội vùi dập không thương tiếc. Làm nên tên tuổi của ông, không thể
không nhắc đến Truyện Kiều hay còn được biết đến là “Đoạn trường tân thanh”. Trải
qua mấy trăm năm với bao thử thách giông tố của thời gian Truyện Kiều của Nguyễn Du
vẫn giữ vị trí hàng đầu trong nền văn học dân tộc. Truyện Kiều trở nên “bất tử” trong
lòng người đọc vì các nhân vật đã trở thành “bất tử”. Tất cả là nhờ tài năng xây dựng
nhân vật và miêu tả nội tâm bậc thầy của Nguyễn Du. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” sẽ
cho ta hiểu rõ điều đó.
Truyện Kiều được sáng tác dựa trên những xúc cảm và sự liên tưởng của tác giả
trong một lần đọc tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, thế nhưng
sự sáng tạo của Nguyễn Du vẫn rất lớn. Truyện Kiều kể lại cuộc đời của một người con
gái tài hoa bạc mệnh- Thúy Kiều. Vốn đang sống trong những ngày tháng hạnh phúc,
êm đềm bên gia đình, trong tim đang ấp ủ một tình vừa mới chớm nở, thì tai ương ập
đến, khởi đầu cho những người tháng đen tối của Thúy Kiều. Vì chữ hiếu, Kiều hi sinh
tình yêu và bán mình, rơi vào lầu xanh mụ Tú Bà. Sau đó, Kiều được Thúc Sinh cưới về
làm thiếp. Nhưng vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ln ghen ghét và tìm cách hành hạ
nàng, khiến Kiều phải trốn ra khỏi nhà và bị bắt vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều
gặp được Từ Hải, đưa Kiều thốt khỏi cảnh ơ nhục. Đoạn trích “Chí khí anh hùng” nằm
trong phần Gia biến và lưu lạc, qua đó ta có thể thấy được tinh cách phi thường của Từ
Hải:
Nửa năm hương lửa đương nồng
…………………..
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
Đây chính là nhân vật cho tự Nguyễn Du sáng tạo nên, hoàn toàn khơng có
trong ngun tác, giúp Nguyễn Du truyền tải những thơng điệp của mình về “chí làm trai
trong trời đất”. Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả với hình ảnh mạnh mẽ, cương trực:


Râu hùng, hàm én, mày ngài
Vai năm thước rộng, thân mười thước cao
Có thể nói Từ Hài là nhân vật Nguyễn Du u thích nhất. Ơng đã xây dựng hình
tượng Từ Hải lên một tầm cao mới, khác hẳn với nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân,
một vị anh hùng trong tưởng tượng, nhằm gửi gắm những nguyện vọng thầm kín của
ơng. Nguyễn Du mong rằng sẽ có một Từ Hải ngồi đời thật, sẵn sàng thay đổi và cải
chính cái xã hội ơng được sống.
Từ khi được Từ Hải chuộc về làm vợ, Kiều được sống những ngày tháng hạnh
phúc, đầm ấm. Nàng tưởng những ngày tháng này có thể kéo dài mãi mãi , thì chưa
được nửa năm thì:
Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống ngắn ngủi của Từ Hải và Kiều, thời
gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng, gái thuyền quyên/
Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Sự nồng nàn của tình yêu có thể coi lại
một chất xúc tác, cũng có thể bào mịn đi chí khí của kẻ anh hùng. Vậy nhưng, Từ Hải
vẫn quyết dứt áo ra đi, chàng vẫn khơng qn nghiệp lớn “động lịng bốn phương”.
Động từ “thoắt” mang nhiều hình ảnh, càng nhấn mạnh cho hành động của chàng Hảidứt khốt, mau lẹ, kiên quyết, khơng chút do dự, là một dấu ngắt cho bản tình ca êm
đềm, mở đầu khúc hùng ca bi tráng. Tiếp nối là biện pháp ước lệ tượng trưng “ động
lòng bốn phương” thể hiện khát khao được chàng ấp ủ từ lâu, muốn được tung hoành
thiên hạ, mưu cầu nghiệp lớn. Từ Hải muốn được lập công danh, sự nghiệp, lên đường
đi thực hiện chí nam nhi như Nguyễn Cơng Trứ: Chí làm trai nam bắc đơng tây/ Cho phỉ


sức vùng vẫy trong bốn bể. Từ Hải là một người đầu đội trời chân đạp đất, mang trong
mình tầm vóc lớn lao, tầm vóc của một người anh hùng. Có thể nói, Hai chữ “ trượng
phu” như được sinh ra để đặc tả cho Từ Hải, có chí khí, có quyết tâm.
Quyết tâm ra đi lập nghiệp của Từ Hải càng được thể hiện rõ nét qua 2 câu kế:
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Đó là hình tượng của người anh hùng, khiến người đọc khơng khỏi liên tưởng đến
hình ảnh một nhân vật khác trong Chinh phụ ngâm:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in\
Cả hai đều toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt đầy chất lí tưởng của những trang hào
kiệt. Nhưng nếu chàng chinh phu được tô điểm bằng sắc màu lãng mạn trọng cái nhìn
trìu mến của thê tử, thì Từ Hải lại được tạo hình bằng những đường nét ngạo nghễ của
thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn, “trời bể mênh mang”, làm bật lên tầm vóc của người
anh hùng. Từ Hải lên đường với “thanh gươm, yên ngựa”, một người, một gươm, một
ngựa. Chàng đi để trừ gian diệt bạo, đem lại an bình cho chúng sinh. Chàng lên đường
“thẳng rong”, tư thế dứt khốt, khơng lưu luyến, bịn rịn, khơng mềm yếu trước tình nữ
nhi.
Như một lẽ thường tình, cuộc chia tay nào cũng đong đầy nước mắt, sự tiếc nuối
giữa những con người sắp phải xa nhau. Cuộc chia ly của Từ Hải và Kiều cũng không
ngoại lệ. Nàng khơng muốn một thân một mình, giường đơn gối chiếc trong căn nhà
lạnh lẽo, nàng một mực muốn được sẻ chia, được gánh vác sự nghiệp với Từ Hải. Lời lẽ
nghe sao mà tha thiết thế:
Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi
Nho giáo từ lâu đã có quan niệm người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng”: tại gia
tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Thúy Kiều đã khéo léo nhắc đến luật lệ của
đạo Nho để xin đi theo chồng. Trong lúc "hương lửa đương nồng", nàng không muốn
phải chịu cảnh xa cách, chia lìa với Từ Hải - một người chồng nhưng đồng thời cũng là
một người ân nhân cứu mạng Kiều thoát khỏi chốn lầu xanh. Thúy Kiều là một người vợ
mẫu mực,vô cùng yêu thương chồng, khơng ngại khó, ngại khổ, là một người rất hiểu
chuyện. Nàng muốn được theo chồng, muốn nâng khăn sửa túi và cùng chồng sẻ chia
những khó khăn trong cuộc đời. Mong muốn ấy vơ cùng chính đáng bởi lẽ nữ nhi lấy
chồng thì phải theo chồng. Dù phải chịu những vất vả, gian nan thì Kiều cũng nguyện
một lịng ở bên Từ Hải.
Trước những mong muốn của thê tử, Từ Hải đã khéo léo khước từ:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thốt khỏi nữ nhi thường tình
Đây là lời từ chối nhẹ nhàng của Từ Hải dành cho Kiều, đồng thời cũng là một lời
trách móc yêu thương của chàng. Ngay từ đầu, Từ Hải đã coi Thúy Kiều là tri kỷ một đời
“ Nghe lời vừa ý gật đầu? Cười rằng :”Tri kỉ trước sau mấy người!”. Kiều phải nhận ra
được tấm chân tình mà chàng dành cho nàng từ lâu. Thế nhưng, sao Kiều cho chưa
thoát khỏi những lối suy nghĩ tầm thường của bao người con gái ngoài kia, sao chưa rời
bỏ được những quy định của đạo Nho. Từ Hải làm sao chấp nhận những cái bình
thường? Những Từ cũng khơng nỡ gạt đi một cái lạnh lùng mà viện ra những ý lẽ khác,
đó là đạo lí tri kỉ. Một khi đã là tri kỉ thì khơng nên câu nệ phu thê những thói người
thường. Từ Hải có niềm tin vào những sự lựa chọn và quyết định của mình, chàng mong
Thúy Kiều có thể ủng hộ chàng, tin tưởng chàng.
Để cho nàng thêm vững tâm, chàng tiếp tục giải bày:
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Từ Hải dành cho Kiều những lời hứa hẹn, sự động viên, khuyên nhủ bằng một trái
tim chân thành, ấm áp. Bằng cách nói thậm xưng “ Mười vạn tinh binh”, “Tiếng chiêng


dậy sóng”, “Bóng tinh rợp đường”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được một Từ Hải
với một ý chí, nhiệt huyết cháy bỏng, chàng lập nghiệp lớn, sẵn sàng đối đầu với bất kỳ
khó khăn, thử thách nào. Từ Hải hiểu rõ bản thân muốn gì và chắc chắn rằng mình sẽ
làm được. Đồng thời, biện pháp tu từ hoán dụ “ mặt phi thường” cũng mang lại sức biểu
đạt to lớn. Từ Hải không bao giờ muốn làm một người tầm thường suốt một đời, chàng
muốn là một người anh hùng, được mọi người biết đến, được cống hiến sức lực của
mình cho nhân sinh, thực hiện chí nam nhi như Nguyễn Cơng Trứ: Chí làm trai nam bắc
đông tây/ Cho phỉ sức vùng vẫy trong bốn bể.. Kết thúc những ước mơ của chàng, Từ
Hải muốn cùng Kiều xây dựng một mái ấm. Chàng sẽ cho Kiều một danh phận, một gia

đình, chàng muốn cùng nàng trải qua những ngày tháng hạnh phúc đến cuối đời.
Để từ chối khéo léo mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã sử dụng những lời lẽ
đầy sức thuyết phục:
Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lịng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!
Tuy là một lời từ chối nhưng lại chứa đựng một tình u thương, sự quan tâm,
chăm sóc, sự dịu dàng chỉ dành riêng cho nàng. Chàng không muốn nàng đi theo là vì
lo cho sự an nguy của nàng. Đối với một bậc đại quân tử, lấy “ bốn bể là nhà”, “màn trời
chiếu đất” như một lẽ thường, nhưng với một nữ nhi mỏng manh như Thúy Kiều thì thật
khó khăn, vất vả. Làm sao chàng nỡ để nàng phải chịu những điều đó? Người phụ nữ
chàng yêu phải được hưởng những điều tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Có lẽ đây chính là lí do
mà Từ Hải muốn Kiều ở nhà chờ tin thành công của chàng, đây là sự lo lắng cho an
nguy của một người chồng dành của người vợ thương yêu. Một năm chờ đợi khơng phải
thời gian q dài nhưng nó lại thể hiện chí khí,lịng quyết tâm cao độ của người anh
hùng Từ Hải. Việc gây dựng sự nghiệp, công danh khơng phải là chuyện ngày một ngày
hai mà đó cịn là chuyện của cả đời người nhưng Từ Hải lại hứa với Thúy Kiều sẽ đạt
được công danh sau một năm nữa. Phải là người có quyết tâm cao độ, tin vào khả năng
của bản thân thì mới có lời hứa như vậy.
Nếu như cuộc chia tay trong Chinh phục ngâm được tác giả Đặng Trần Côn miêu
tả:
Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng"
Thì đến với Từ Hải và Thúy Kiều, Nguyễn Du lại có những câu mang nét nghĩa
hồn tồn khác biệt:
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Người xưa có câu anh hùng khó qua ải mỹ nhân nhưng với khát vọng lớn lao của
con người đầu đội trời chân đạp đất thì Từ Hải lại có những hành động hoàn toàn trái

ngược. Suốt cảnh phân li, khơng có chút lưu luyến, bịn rịn nào, chàng “ dứt áo ra đi”,
khơng do dự, khơng tham lam tình nữ nhi, khơng quay đầu nhìn lại. Khơng phải là tình
u của Từ Hải dành cho Kiều khơng sâu đậm mà là chàng quan niệm rằng ra đi sớm
một khắc là có thể đến gần với điểm ước hẹn nhanh hơn một chút, nơi mà Kiều và Hải
ngày ngày hạnh phúc, hoan hoan hỉ hỉ. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng điển cố điển tích
“Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” có trong sách Trang Tự. Câu thơ nói về một giống
chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên đến chín
ngàn dặm. Từ Hải cũng giống như lồi chim này vậy, mạnh mẽ, quyết đốn, mang trong
mình một khát khao ngao du thiên hạ, một lòng hướng về giang sơn, đại hãi với một tư
thế hiên ngang, vững chãi và sức mạnh phi thường. Đó là cái nhìn thể hiện tâm hồn lãng
mạn của một nhà thơ trung đại.
Với việc sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng - bút pháp đặc trưng của văn học
trung đại, hình ảnh “bốn bể”, chim bằng… nhà thơ lấy cái bao la, rộng lớn của vũ trụ để
hình dung, nhấn mạnh về khao khát làm nên sự nghiệp lớn của Từ Hải. Đồng thời, Cách
đối thoại trực tiếp bộc lộ tính cách tự tin, đầy bản lĩnh, ý chí, cùng hành động dứt khốt,
mạnh mẽ hình ảnh một trang nam tử, một đại hảo hán xưa nay hiếm gặp của Từ Hải
hiện ra trước mắt người đọc thật chân thực, khơng cịn là một nhân vật trong truyện mà
những một con người thật. Đoạn trích đã ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ
quân tử”, bậc “đại trượng phu”. Bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí
lớn, khao khát lập được cơng danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách, đồng thời cho
ta hiểu được tấm chân tình của Từ Hải và Thúy Kiều dành trọn cho nhau bằng niềm tin


tưởng vào tương lai, khơng chỉ là tình u đơi lứa, mà nó đã trở thành “tâm phúc tương
tri”, hiểu nhau sâu sắc, nàng hiểu ta cũng như ta hiểu nàng.
Khép lại tác phẩm, để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Chí khí
anh hùng" đã miêu tả cuộc chia ly giữa "trai anh hùng" và "gái thuyền quyên" đầy dứt
khoát nhưng nổi bật lên trong đoạn trích là chí khí của người anh hùng Từ Hải. Đó là
tính cách hiên ngang, ngay thẳng của bậc "trượng phu" trong thiên hạ. Qua đó, người
đọc khơng khỏi thán phục trước tài năng khắc họa nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.

Ông đã đem những nhân vật trong truyện sống dậy, bước ra đời thật, để lại cho người
đọc những ấn tượng không thể phai mờ. Từ Hải xứng đáng là bậc nam nhi "vẫy vùng
trong bốn bể", không vì "hương lửa đương nồng" mà chùn chân, nhụt chí.
The end.



×