Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thương vợ của trần tế xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.19 KB, 4 trang )

Đề: Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế
Xương
Bài làm:
Ơng bà xưa thường có câu “Trai khơn dựng vợ, gái lớn gả chồng” như một
lẽ hiển nhiên trong cuộc sống, ai cũng mong có cho mình một mái ấm, một nơi
để trở về, có người bầu bạn, kề bên đến suốt cuộc đời. Từ cổ chí kim, tình
nghĩa vợ chồng là một thứ tình cảm thiêng liêng, mãnh liệt. Ấy vậy mà, thứ
đạo nghĩa này lại không thường xuất hiện trong thơ văn xưa do bị gị bó bởi
những quy luật khắt khe, nghiêm ngặt của thơ Đường. Thế nhưng, đến với áng
văn chương của Trần Tế Xương, hình ảnh Bà Tú, một người vợ tảo tần lại đi
vào thơ ca của ơng bằng tất cả tình u thương và trân trọng. những tình
cảm ấy đã được bày tỏ qua những lời bộc bạch của ông trong bài thơ
“Thương vợ”
Trong thơ văn xưa, viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi đang
còn sống lại càng hiếm hơn. Nhiều người coi đề tài này không đủ tinh tế, trang
nhã, phá đi những khn khổ vốn có của thể thơ Đường luật. Nhưng với Tú
Xương, ông đã có một chùm thơ viết về người vợ: Văn tế sống vợ, Tết dán câu
đối và bài thơ Thương vợ được coi là đặc sắc và ấn tượng nhất khi đã cho ta
thấy tấm lòng của nhà thơ dành cho vợ mình. Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn,
là một người vợ hiền thảo, cùng ông dựng nên ngôi nhà với 8 đứa con thơ. Vốn
xuất thân trong một gia đình giàu có, vì tình u, bà Tú đã bỏ lại sau lưng tất
cả, chịu cuộc sống nghèo khó, lo bữa nay bữa mai.
Mở đầu bài thơ, bức tranh chân dung bà Tú hiện lên trong cuộc sống
mưu sinh thường nhật:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Bà Tú làm nghề buôn bán gạo của ở “mom sông”. Công việc nghe tưởng
chừng rất đơn giản, nhưng lại chất chứa bao vất vả lặng thầm. Bà Tú vừa phải
đi bn, tìm kiếm nguồn hàng, rồi lại phải gánh từng thúng gạo, rong ruổi
khắp nơi để bán. Thật quá khó khăn đối với những người phụ nữ chân yếu tay
mềm như bà .Không những thế , ngay cả “mom sông” nơi bà mưu sinh cũng


thật nguy hiểm. Chữ “mom” mang nhiều liên tưởng về vùng đồi đất nhỏ nhơ ra
phía lịng sống, khơng vững chãi, rất chênh vênh, có thể ngã bất cứ lúc nào.
Vậy mà quanh năm bà đều làm việc, từ ngày ngày qua ngày nọ, từ tháng này
đến năm khác, như một vòng tuần hoàn cứ thế lập lặp đi lặp lại. Dù nắng,
dù mưa, dù mệt mỏi, dù nguy hiểm, bà vẫn kiên trì, , tần tảo, chắt chiu từng
chút để “ni đủ năm con với một chồng”. Hai chữ “ nuôi đủ” nghe thật giản
đơn nhưng đã ơm trọn những khó nhọc của bà (hàm chứa bao công sức của
bà).Mấy con số khô khốc thế vậy mà tê tái lắm! “Nuôi đủ năm con” là vì con,
phải ni, nên đếm ra để mà nuôi. Cớ sao lại cũng phải đếm ra “một chồng”?
Là vì chồng cũng phải ni. Bà Tú với cái gánh trên vai nuôi năm đứa con đã
là vất vả, lại thêm một ơng Tú trong nhà nữa thì gánh nặng gấp đôi. Chữ “ với”
như tạo nên cái thế cân bằng giữa 5 con với một chồng. Qua đó,thể hiện sự áy
náy, hổ thẹn của ơng Tú với chính vợ mình: đáng ra, lúc này mình phải biết


gồng gánh, san sẻ "5 con" với vợ, bao năm đèn sáng khơng đem lại thành tựu
lại cịn khiến người mình thương thêm cực nhọc.
Nhưng bà Tú được an ủi là vì đằng sau những bước chân trĩu nặng của
bà là bóng dáng ơng Tú lặng lẽ dõi theo:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Với thủ pháp đảo ngữ, Tú Xương đã nhấn mạnh hai chữ “ lặn lội” và “eo
sèo”., Hai từ láy một tượng hình, một tượng thanh đã mang đến cho ta một cái
nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống mưu sinh của Bà Tú. Chúng đã làm bật lên sự
tần tảo, kiên trì của bà lúc “ qng vắng” khơng người hay giữa những xơ bồ,
ồn ã của “buổi đị đông”. Không màng sáng sớm, hay tối trời, khi nhà nhà nghỉ
ngơi thì bà Tú vẫn chăm chăm làm việc, với hi vọng có thêm được mấy đồng
cho gia đình những bữa no đủ hơn. Không gian vắng vẻ gợi cho người ta
những nỗi sợ khơng tên, nếu có chuyện bất trắc thì cũng chỉ có nước tự mình
chống chọi. Nơi vắng vẻ thì ln có mỗi an nguy rình rập nhưng ai nào dám

khẳng định ở chốn đông đúc lại lại khá khẩm hơn. Người ta có câu
Con ơi mẹ dặn câu này
Sơng sâu chớ lội đị đầy chớ đi
Biết là vậy, nhưng Bà Tú khơng có quyền từ chối, bà cịn phải ni gia
đình. Bà bất chấp gị đông, chen chúc, tranh lấn với người khác để lên cho kịp
cuộc việc. Đồng thời, nổi bật trong cả 2 câu thơ là hình ảnh ẩn dụ “ thân cị “.
Cái dáng cò thanh cao mượt mà với sải cánh rộng ôm trọn lấy những bao la
của vùng trời và cánh đồng quê xanh mượt, hình ảnh tao nhã ấy hiện lên
trong những tấc thơ Việt, nhịp nhàng và da diết. . Nhưng tấm thân cị trong
thơ của ơng Tú lại khắc lên những yếu ớt và gầy gò của người vợ thân yêu.
Một người vợ, người mẹ, người phụ nữ bé nhỏ đang ngày ngày bị công việc
tần tảo, bị gánh nặng gia đình, bị thời gian bào mịn Cịn đâu có dáng dấp
của người con gái kh cát năm xưa, giờ chỉ còn người phụ nữ lam lũ, vất vả.
Một mình đối mặt với cuộc đời đầy gian nan và khó nhọc. Khơng những thế,
hình ảnh " cị " cịn mang một ý nghĩa to lớn. Khơng cịn những hình ảnh êm ải,
dập dìu của " cị " với đồng ruộng, hình ảnh " cị " ở đây đã cịn tượng trưng
của thân phận nhỏ bé, bất cơng của người lao động xã hội xưa mà cụ thể là
người phụ nữ:
Cái cị đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về
Nếu 4 câu đầu của bài thơ gợi cho ta dáng vẻ cũng như phẩm chất của
Bà Tú, thì đến 2 câu sau, tác giả đã cho ta hiểu thêm về nội tâm của bà qua 2
câu luận do Tú Xương đóng vai:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Tiếp nối “ năm con với một chồng “, lần lượt những số đếm “một- hainăm- mười” lại một lần nữa xuất hiện ở 2 câu luận. Trần Tế Xương đã gợi lại
cho người đọc thuyết giác giá của nhà Phật về “ duyên phận “: con người gặp
được nhau là cái duyên nhưng để đến được với nhau, chung sống với nhau thì
phải có cái nợ từ kiếp trước. Thế nhưng, tại sao bà Tú chỉ có một duyên
nhưng lại phải trả tận hai nợ. Đó khơng chỉ là nợ con cái, mà cịn nợ cả một

ơng chồng. Một cái cười tự giễu và cái lắc đầu ngao ngán của nhà thơ được
ẩn hiện qua 2 chữ đơn giản đó. Ơng ân hận, xót xa khi đã làm cho Bà Tú trở


thành một “cột nhà” bất đắc dĩ, ông hổ thẹn khi bao năm đèn sáng giờ lại trở
thành một gánh nặng đặc biệt của vợ. Thành ngữ “ năm nắng mười mưa” càng
nhấn mạnh thêm những vất vả cứ ngày ngày chồng chất. Nghệ thuật đối cuối
câu “ âu đành phận”, “dám quản công” biến câu thơ trở thành một lời thở dài
cay đắng. Vì yêu, vì thương mà bà Tú chấp nhận tất cả, chấp nhận cuộc hôn
nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa
khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám
quản công”. Qua đó, hình ảnh bà Tú hiện lên với bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp
của người phụ nữ truyền thống Việt Nam: Tần tảo, chịu thương chịu khó, và
nổi bật sáng ngời đức hi sinh cao đẹp. Ông Tú đã đứng ở vị trí của bà Tú đã
suy nghĩ, để cảm nhận, để thấu hiểu và rồi ông lại càng yêu hơn, càng trọng
hơn người vợ bên cạnh mình.
Trải qua 6 câu đề, thực, luận, giờ đây Trần Tế Xương lại kết lại “Thương vợ” một
một câu chửi đầy cay nghiệt:
Cha mẹ thói thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như khơng
“ Cha mẹ thói đời “, câu chửi thốt ra từ bản năng, không chút trau chuốt,
câu nệ, đem tất cả bao uất nghẹn của mình trút ra hết. Ơng chửi “ thói đời “ tự
lập ra những quy chuẩn, định kiến bất công khiến ông không thể cùng san sẻ,
gánh vác cùng vợ bằng những công việc buôn bán, nên bà Tú phải đơn độc,
vất vả trong cuộc việc mưu sinh. Vì ơng là “Tú Xương”, một cái danh phận “có
tiếng nhưng khơng có miếng”, muốn làm quan thì hồn tồn vơ vọng cịn
bn bán thì sẽ bị cười chê. Không những thế, câu sau ông ông đã tự chửi
mình “bạc bẽo”, “hờ hững”, khơng thể vượt qua những định kiến của xã hội,
không dám đảm đương trách nhiệm và vai trò của một người chồng, người
cha. Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề.

“Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Đấy chính là những ngậm ngùi,
xót xa của ơng Tú dành cho vợ mình. Hai câu kết là lời rủa mát mình của Tú
Xương nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Tác giả Trần Tế Xương hiện lên
vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương.
Xuyên suốt bài thơ, tác giả Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự
nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của
Trần Tế Xương,Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cị cùng các thành ngữ và
cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú. Đồng
thời,tài năng nghệ thuật của Tú Xương đã được thể hiện rõ ràng khi Xây dựng
thành cơng hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh,
đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy.
Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ ấy là ơng Tú với bao tình yêu thương dạt
dào cùng đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả
bao nhiêu thì ơng Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhịa, vơ dụng bấy nhiêu. Đây
chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dịng đời nổi trôi và xã hội
quan liêu thối nát.
Thương vợ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, chia sẻ, cảm thông
trước cuộc đời vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự thán, tự lên án
chính mình của ơng Tú. Phải là người u vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà
thơ mới viết nên những dòng thơ giàu cảm xúc và chân thực đến như vậy.
Chất trữ tình và trào phúng quyện hịa trong nhau đưa người đọc đến những
cung bậc tình cảm rất sâu sắc, bình dị, đáng trân trọng. Ẩn chứa trong lòng
nhà thơ là niềm thương cảm thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
vốn chứa đựng đầy rẫy bất công.

The end.





×